Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp kích thích sinh sản và thử nghiệm ương giống lươn đồng monopterus albus (zuiew, 1973) trong bể xi măng không bùn tại hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN TRUNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH SINH SẢN
VÀ THỬ NGHIỆM ƯƠNG GIỐNG LƯƠN ĐỒNG Monopterus
albus (Zuiew, 1793) TRONG BỂ XI MĂNG KHÔNG BÙN
TẠI HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Khánh Hòa-2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN TRUNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH SINH SẢN
VÀ THỬ NGHIỆM ƯƠNG GIỐNG LƯƠN ĐỒNG Monopterus
albus (Zuiew, 1793) TRONG BỂ XI MĂNG KHÔNG BÙN
TẠI HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:
Mã số:
Quyết định giao đề tài:
Quyết định thành lập HĐ:
Ngày bảo vệ:


Người hướng dẫn khoa học:
Chủ tịch Hội đồng:

Nuôi trồng thủy sản
60620301
Số 90/QĐ – ĐHNT ngày 04/2/0216
TS. LƯƠNG CÔNG TRUNG

Khoa sau đại học:

Khánh Hòa- 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu trong luận văn:‘’Nghiên cứu một số
biện pháp kích thích sinh sản và thử nghiệm ương giống lươn đồng Monopterus
albus (Zuiew, 1793) trong bể xi măng không bùn tại Hải Phòng‘’ chưa từng công bố
ở bất kỳ công trình nào.

Tác giả

Nguyễn Trung

iii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Trường Đại học Nha Trang, Viện Nghiên cứu Hải sản
đã tạo điều kiện để tôi được tham gia khóa học này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hải sản, Trung tâm

Khuyến Nông Khuyến Ngư Hải Phòng đã tạo mọi điều kiện để cho tôi thực hiện luận
văn tốt nghiệp và hoàn thành khóa học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Lương Công Trung, người đã
định hướng, giúp đỡ, hướng dẫn và tạo điều kiện để tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô tham gia giảng dạy khóa học,
gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tác giả

Nguyễn Trung

iv


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC KÝ CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ viii
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................................ xi
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................3
1.1/ Một số đặc điểm sinh học của lươn ........................................................................3
1.1.1/ Vị trí phân loại và hình thái cấu tạo ..................................................................3
1.1.1.1/ Vị trí phân loại .............................................................................................3
1.1.1.2/ Đặc điểm hình thái .......................................................................................3
1.1.2/ Đặc điểm phân bố và tập tính sống ...................................................................4
1.1.3/ Đặc điểm dinh dưỡng ........................................................................................5

1.1.4/ Đặc điểm sinh trưởng ........................................................................................6
1.1.5/ Đặc điểm sinh sản .............................................................................................6
1.1.5.1/ Đặc điểm phát triển tuyến sinh dục lươn cái ...............................................8
1.1.5.2/ Đặc điểm phát triển tuyến sinh dục lươn đực ..............................................9
1.2/ Tình hình nghiên cứu sinh sản và nuôi lươn đồng trong và ngoài nước ..............10
1.2.1/ Tình hình nghiên cứu sinh sản lươn đồng ngoài nước ....................................10
1.2.2/ Tình hình nghiên cứu sinh sản và nuôi lươn đồng trong nước .......................11
2.1/ Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................13
v


2.2/ Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ..........................................................................13
2.3/ Bố trí thí nghiệm ..................................................................................................13
2.3.1/ Thí nghiệm kích thích lươn sinh sản ...............................................................13
2.3.1.1/ Thí nghiệm nuôi vỗ lươn bố mẹ ................................................................13
2.3.1.2/ Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của LHRHa tới khả năng sinh sản
của lươn .........................................................................................................................14
2.3.1.3/ Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của HCG đến sinh sản của lươn. ..15
2.3.2/ Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn tới tăng trưởng và tỷ lệ sống của lươn từ
3-20 ngày tuổi ................................................................................................................16
2.3.3/ Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn tới tăng trưởng và tỷ lệ sống của lươn giai
đoạn 21 đến 40 ngày tuổi...............................................................................................17
2.4/ Thu mẫu, thu thập và phân tích số liệu ................................................................17
2.4.1/ Xác định các thông số môi trường ..................................................................17
2.4.2/ Xác định các thông số sinh sản .......................................................................17
2.4.3/ Xác định các thông số tăng trưởng .................................................................18
2.5/ Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................................19
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................20
3.1/ Kết quả kích thích lươn sinh sản ..........................................................................20
3.1.1/ Kết quả nuôi vỗ lươn.......................................................................................20

3.1.1.1/ Một số yếu tố môi trường trong bể nuôi vỗ lươn ......................................20
3.1.1.2/ Kết quả nuôi vỗ lươn cái sau 60 ngày .......................................................20
3.1.2/ Tác dụng của LHRHa lên sinh sản của lươn ..................................................22
3.1.3/ Tác dụng của HCG lên sinh sản của lươn .......................................................22
3.2/ Ảnh hưởng của thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của lươn 3-20 ngày tuổi ..24
3.2.1/ Một số yếu tố môi trường trong bể ương nuôi lươn 3-20 ngày tuổi ...............24
3.2.2/ Sinh trưởng và tỷ lệ sống của lươn 20 ngày tuổi sử dụng thức ăn khác nhau 24
vi


3.3/ Ảnh hưởng của thức ăn tới tăng trưởng và tỷ lệ sống của lươn giai đoạn 21 đến
40 ngày tuổi ...............................................................................................................27
3.3.1/ Một số yếu tố môi trường trong bể ương nuôi lươn 21-40 ngày tuổi .............27
3.3.2/ Sinh trưởng và tỷ lệ sống của lươn giai đoạn 21 đến 40 ngày tuổi.................28
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ...................................................................31
4.1/ Kết luận ................................................................................................................31
4.2/ Đề xuất .................................................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................33
A. Tài liệu tham khảo tiếng Việt .................................................................................33
B. Tài liệu tham khảo tiếng nước ngoài ......................................................................34
C. Tài liệu mạng internet .............................................................................................35
PHỤ LỤC ......................................................................................................................36
Phần I/ Số liệu luận văn ...............................................................................................36
A/ Số liệu nuôi vỗ lươn .............................................................................................36
B/ Kiểm tra hiệu ứng thuốc LHRHA và HCG đến tỷ lệ sinh sản .............................42
C/ Ảnh hưởng của thức ăn tới tăng trưởng và tỷ lệ sống của lươn giai đoan 3 đến 20
ngày tuổi ........................................................................................................................43
D/ Ảnh hưởng của thức ăn tới tăng trưởng và tỷ lệ sống của lươn giai đoạn 21 đến
40 ngày tuổi ...................................................................................................................53
E/ Số liệu môi trường thí nghiệm ..............................................................................62

Phần II/ Một số ảnh thực hiện luận văn ......................................................................67

vii


DANH MỤC KÝ CHỮ VIẾT TẮT
cm

Centimét

CN

Công nghiệp

ctv

Cộng tác viên

ĐC

Đối chứng

DOM

Domperidon

g

Gram


HCG

Human Chorionic Gonadotropin

HSTT

Hệ số thành thục

L

Chiều dài

LHRHa

Luteinizing Hormone-Releasing Hormone analog

Max

Lớn nhất

Min

Nhỏ nhất

ml

Minilít

NT


Nghiệm thức

SSS

Sức sinh sản

TB

Trung bình

TLTT

Tỷ lệ thành thục

W

Khối lượng

<>

Nhỏ hơn, lớn hơn

viii


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Tóm tắt đặc điểm phát triển tuyến sinh dục lươn cái ......................................8
Bảng 3.1: Một số yếu tố môi trường trong bể nuôi vỗ lươn bố mẹ ...............................20
Bảng 3.2: Kết quả nuôi vỗ lươn cái ...............................................................................21

Bảng 3.3: Tác dụng của hàm lượng LHRHa khác nhau lên sinh sản của lươn .............22
Bảng 3.4: Tác dụng của hàm lượng HCG khác nhau lên sinh sản của lươn .................23
Bảng 3.5: Một số yếu tố môi trường trong bể ương nuôi lươn 3-20 ngày tuổi .............24
Bảng 3.6: Sinh trưởng và tỷ lệ sống của lươn giai đoạn ương 20 ngày tuổi .................24
Bảng 3.7: Một số yếu tố môi trường trong bể ương nuôi lươn 21-40 ngày tuổi ...........27
Bảng 3. . Sinh trưởng và tỷ lệ sống của lươn giai đoạn 21 đến 40 ngày tuổi...............28

ix


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Lươn đồng (Monopterus albus Zuiew, 1793) ..................................................4
Hình 1.2: Bản đồ phân bố lươn (Monopterus albus Zuiew, 1793) trên thế giới .............4
Hình 1.3: Hang lươn [13] ................................................................................................5
Hình 1.4: Tổ trứng lươn [7] .............................................................................................7
Hình 1.5: Hình thái ngoài cơ quan sinh sản lươn đồng. ..................................................7
Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu....................................................................13
Hình 3.1: Sự tăng trưởng chiều dài lươn trong giai đoạn 3- 20 ngày tuổi ....................25
Hình 3.2: Sự tăng trưởng khối lượng lươn trong giai đoạn 20 ngày tuổi ......................26
Hình 3.3: Tăng trưởng chiều dài lươn giai đoạn 21 đến 40 ngày tuổi ..........................29
Hình 3.4: Tăng trưởng khối lượng lươn giai đoạn 21 đến 40 ngày tuổi .......................30

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Luận văn thực hiện việc nghiên cứu khả năng nuôi vỗ, kích thích sinh sản và
ương nuôi lươn Monopterus albus (Zuiew, 1793) trong bể xi măng không bùn nhằm
góp phần xây dựng quy trình sản xuất giống lươn đồng trong điều kiện nhân tạo.

Nguồn số liệu được thu từ các thí nghiệm như: nuôi vỗ lươn bố mẹ; kích thích lươn
sinh sản bằng LHRHa và HCG; ảnh hưởng của thức ăn tới tỷ lệ sống và tăng trưởng
của lươn từ giai đoạn 3-20 ngày tuổi và từ 21 đến 40 ngày tuổi. Sử dụng phần mềm
Excel và SPSS để phân tích số liệu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: lươn bố mẹ đạt thành thục sau 60 ngày nuôi vỗ
trong bể xi măng có bùn dùng giá thể dây nilon có tỷ lệ thành thục và hệ số thành thục
lần lượt đạt trung bình 77,

và 1,9

trong bể nuôi vỗ không bùn; 40,7

và 1,1

trong bể nuôi vỗ có bùn. Sức sinh sản tương đối và tuyệt đối lần lượt đạt: 1.4 7
trứng/kg lươn cái và 142 trứng/cá thể đối với lươn trong bể nuôi không bùn và 645
trứng/kg lươn cái và 47trứng/cá thể đối với lươn trong bể nuôi vỗ có bùn.
Kích thích sinh sản bằng kích dục tố LHRHa ở liều lượng 100 g, 150 g, 200 g
thời gian hiệu ứng 11 - 12,7 ngày, lần lượt là và tỷ lệ đ 55,6-66,7 . Kích thích sinh
thái lươn đ sau 16,5 ngày và tỷ lệ đ là 66,7%.
Kích thích sinh sản bằng kích dục tố HCG ở liều lượng 2.500IU, 3.000IU,
3.500IU thời gian hiệu ứng 9,5-10,3 ngày và tỷ lệ đ là 55,6–

,9 . Kích thích sinh

thái lươn đ sau 1 ,2 ngày và tỷ lệ đ là 66,7%.
Giai đoạn 3-20 ngày tuổi, ương nuôi lươn cho ăn trùn chỉ hoặc trùn chỉ kết hợp
moina đạt sinh trưởng và tỷ lệ sống cao (95,8%).
Ở giai đoạn 21-40 ngày tuổi, tỷ lệ sống lớn nhất ở nghiệm thức sử dụng thức ăn
trùn chỉ kết hợp thức ăn viên và thấp nhất ở nghiệm thức chỉ dùng thức ăn viên. Ương

nuôi lươn giai đoạn 21-40 ngày tuổi, thức ăn phù hợp là trùn chỉ kết hợp thức ăn viên
công nghiệp.
5. Từ khóa
Lươn, hệ số thành thục, tỷ lệ thành thục, chiều dài, khối lượng, thức ăn.

xi


MỞ ĐẦU
Lươn đồng có tên khoa học là Monopterus albus Zuiew, 1793, thuộc họ lươn [25,
21] có giá trị trong y học và thực phẩm. Lươn sống tự nhiên ở Đông và Nam Châu Á.
Chúng phân bố chủ yếu ở các thủy vực nước ngọt như: ao, kênh, rạch, các dòng sông
lớn, trong ruộng lúa hay ở đầm lầy, lươn cũng có thể sống ở trong các thủy vực nước
lợ [34]. Lươn sống và đ trứng trong hang, có thể chịu đựng trong môi trường hàm
lượng ôxy thấp và giàu chất hữu cơ. Theo kết quả phân tích của Viện Dinh dưỡng Việt
Nam, thịt lươn chứa 20

protêin; 1,5

lipít; 35 mg % Ca; 146 mg % P; 26 mg %

Mg; 1 mg % Fe; vitamin B1 (0,15 mg %); vitamin B2 (0,3 mg %); vitamin PP (3,8 mg
%); vitamin B6 (0,23 mg

) và vitamin D (30 mcg

) [2]. Một số thị trường chính

xuất khẩu lươn của Việt Nam là: Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan.
Những năm gần đây, tại Hải Phòng nghề nuôi lươn thương phẩm quy mô hộ gia

đình đã được nhiều người nuôi thủy sản quan tâm. Một số hộ dân đã thử nghiệm nuôi
lươn bằng nguồn giống tự nhiên cho kết quả tốt, tập trung ở các huyện như: Tiên Lãng,
Vĩnh Bảo và Kiến Thụy. Nuôi lươn không cần bùn, đất; dễ quản lý số lượng, thức ăn
dư thừa và dịch bệnh; lươn phát triển nhanh, ít hao hụt… Cách nuôi mới này khắc
phục được nhược điểm diện tích hẹp. Lươn có thể nuôi trong bể, trong bồn. Thức ăn
cho lươn là cám viên, cám công nghiệp, cá, cua hay ốc biêu vàng xay nhỏ cho vào cũi
thả trực tiếp trên mặt nước, lươn sẽ tự động ngóc đầu lên tìm thức ăn. Cách này giúp
giữ nước trong bể sạch sẽ và lâu phải thay thế hơn. Tuy nhiên cho đến nay, các mô
hình nuôi lươn thương phẩm đạt năng suất và hiệu quả chưa cao do quy trình nuôi
chưa phù hợp và con giống không đảm bảo chất lượng.
Nhằm góp phần tạo ra nguồn lươn giống nhân tạo, cung cấp cho nghề nuôi
thương phẩm, đồng thời hạn chế đánh bắt quá mức nguồn lươn đồng tự nhiên, chúng
tôi thực hiện đề tài: ”Nghiên cứu một số biện pháp kích thích sinh sản và ương
giống lươn đồng Monopterus albus (Zuiew, 1793) trong bể xi măng không bùn tại
Hải Phòng”.

1


MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Tìm hiểu một số biện pháp kỹ thuật nuôi vỗ, kích thích lươn sinh sản và ương
nuôi lươn giống trong điều kiện nhân tạo, góp phần xây dựng quy trình sản xuất giống
lươn đồng trong điều kiện nhân tạo.
NỘI DUNG
- Nghiên cứu nuôi vỗ lươn bố mẹ trong bể xi măng không bùn.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của kích thích dục tố tới khả năng sinh sản của lươn.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn tới tăng trưởng và tỷ lệ sống của lươn từ 320 ngày tuổi.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn tới tăng trưởng và tỷ lệ sống của lươn giai
đoạn 21 đến 40 ngày tuổi.


2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1/ Một số đặc điểm sinh học của lươn
1.1.1/ Vị trí phân loại và hình thái cấu tạo
1.1.1.1/ Vị trí phân loại
Lươn đồng có tên tiếng Anh là: Rice eel hay Asian swanp eel, được xếp vào hệ
thống phân loại như sau:
Giới động vật:

Animalia

Ngành động vật dây sống: Chordata
Lớp cá vây tia:
Bộ cá mang liền:
Họ lươn:
Giống lươn:
Loài:

Actinopterygii
Synbranchiformes
Synbranchidae
Monopterus
Monopterus albus (Zuiew, 1793)

Tên đồng danh: Fluta alba (Bloch và Schneider 1 01) [3].
Tên tiếng Việt: lươn gạo, lươn vàng.
1.1.1.2/ Đặc điểm hình thái
Lươn đồng có thân tròn dài, cuối đuôi dẹp bên, đầu tròn tương đối lớn, cao hơn

thân. Mõm ngắn, miệng bé, rạch miệng hơi cong. Khe mang nhỏ nằm về phía mặt
bụng hình chữ V. Mỗi bên có 2 lỗ mũi nằm cách xa nhau. Lươn có thân bóng, trơn
nhẵn, nhiều chất nhờn, ruột lươn ngắn, không có bong bóng và tim cách xa đầu [5].
Lươn không có vẩy, không có bóng hơi và xương bụng. Thân lươn có màu đỏ tới
nâu kèm một số vệt tối ngang lưng, lưng đậm hơn, bụng trắng hoặc có màu nâu nhạt,
cam nhạt [10]. Màu sắc của lươn biến đổi theo môi trường sống. Lươn đồng không có
vây ngực và vây bụng; vây lưng, vây đuôi và hậu môn liền nhau, lỗ mang kết hợp
thành khe dưới đầu gọi là bọng hầu, lươn trao đổi ôxy qua cơ quan này cùng với mang
và da [3].

3


Hình 1.1: Lươn đồng (Monopterus albus Zuiew, 1793)
1.1.2/ Đặc điểm phân bố và tập tính sống
Lươn đồng phân bố rất rộng từ Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên đến Châu Phi,
Châu Úc, Trung và Bắc Mỹ, xuất hiện nhiều ở Hawaii, Florida và Georgi. Ở các nước
Đông Nam Á, lươn có rất nhiều ở Thái Lan, Myanmar, Việt Nam và Campuchia [3].
Lươn là loài nhiệt đới, phân bố rất rộng ở Việt Nam, lươn sống phổ biến trong
các ao, hồ, sông rạch, ruộng lúa nơi có nhiều mùn bã hữu cơ và sinh vật nhỏ làm thức
ăn [5].

Hình 1.2: Bản đồ phân bố lươn (Monopterus albus Zuiew, 1793) trên thế giới [33]
Lươn thích sống nơi đất thịt pha sét, đất bùn, nơi có nhiều ngách. Do có cơ quan
hô hấp phụ, lươn có thể sống 2-3 tháng ở lớp đất dưới sâu 1m khi không có nước, lươn
có khả năng chống chịu tốt với điều kiện môi trường bất lợi [13].
Lươn đồng sống chủ yếu ở vùng nước ngọt nhưng cũng có thể thấy ở vùng nước
lợ nhạt [23]. Hang lươn lớn hay nhỏ tủy theo kích thước của lươn. Hang lươn thường
có hình chữ ‘’U’’, cao hơn mặt nước khoảng 5-10 cm và chia thành 3 ngách: một
4



ngách giúp lưu thông khí, ngách chính của ổ nằm sâu dưới bùn và một ngách từ trên
bờ vòng xuống. Đối với các tổ có lươn đ , tổ có thể có thêm một số ngách phụ thông
ra bờ ruộng hay kênh mương. Ban ngày lươn ẩn nấp trong hang, thỉnh thoảng mới ngoi
đầu lên thở, đặc biệt lươn hoạt động mạnh vào ban đêm. Tùy theo chất đất, hang lươn
có thể sâu tới 1m. Nếu bùn nhão thì lươn chui rúc không đào thành hang [5], [13].

Hình 1.3: Hang lươn [13]
Lươn có thể di chuyển xuống dưới sâu 1,5m và cũng có khả năng di chuyển trên
đất khô với từng khoảng cách ngắn. Những ngày mưa có nhiều sấm sét, lươn có thể bỏ
đi hàng loạt khi có dòng nước chảy qua hang [13].
Nhiệt độ môi trường sống từ 15-32oC, thích hợp nhất là 24-28oC. Khi nhiệt độ
dưới 15oC, lươn ẩn mình ở đáy bùn hoặc đáy hang, ít hoạt động và sống dựa vào
nguồn dinh dưỡng tích trữ trong cơ thể, dưới 100C, lươn sẽ chuyển sang chế độ ngủ
đông. Khi nhiệt độ trên 32oC, sức ăn giảm đi và lươn có thể bị mất nhớt và chết nóng.
[5], [13]. Khi nhiệt độ môi trường ở 40C và trên 400C, lươn sẽ chết [35].
1.1.3/ Đặc điểm dinh dưỡng
Lươn hoạt động vào mùa hè, hay đi kiếm ăn sau những trận mưa rào, có khi đi
thành đàn. Lươn là loài ăn tạp, nhưng ăn động vật có chất tanh là chính. Tuy nhiên,
tính ăn thay đổi tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của cơ thể, và cơ sở thức ăn trong
môi trường nước [5], [7], [13].
Lươn còn nhỏ ăn sinh vật phù du, giai đoạn lớn thức ăn là động vật đáy như tôm
tép, cá con, ấu trùng hay côn trùng thủy sinh [12]. Chúng tìm thức ăn nhờ vào khứu

5


giác. Khi thiếu thức ăn, lươn có thể ăn thịt lẫn nhau. Khi đ , lươn gần như không ăn
[11].

Nhu cầu dinh dưỡng tối ưu cho lươn về protêin, lipit, chất khoáng và
carbonhydrate tương ứng là 35,7 ; 3-4 ; 3

và 24-33% [29].

1.1.4/ Đặc điểm sinh trưởng
Kích thước lươn có thể dài hơn 1m [24]. Trong năm đầu tiên, lươn lớn nhanh về
chiều dài, sang năm thứ 3, lươn chủ yếu tăng về khối lượng. Tốc độ sinh trưởng của
lươn tùy thuộc vào điều kiện môi trường, tại vùng nhiệt đới không phải trú đông, lươn
lớn rất nhanh. Lươn 3-4 tháng tuổi lớn nhanh về chiều dài có thể đạt 20-27cm, nặng
18-60g, 6 tháng tuổi có chiều dài 36-4 cm, nặng 60-100g và một năm tuổi có chiều dài
trong khoảng 40-60cm nặng 150-250g [13].
1.1.5/ Đặc điểm sinh sản
Lươn thành thục khi trên một năm tuổi. Lươn ở miền Bắc đ sớm hơn lươn ở
miền Nam. Ở miền Bắc, khoảng cuối tháng 3, đầu tháng 4, bắt đầu mùa lươn đ . Lươn
có thể đ kéo dài đến tháng -9 và có con tới tháng 11. Còn lươn ở phía Nam thì bắt
đầu đ vào tháng 4, tháng 5 [17].
Ở đồng bằng sông Cửu Long, lươn đồng đ trong suốt mùa mưa [3]. Mùa vụ sinh
sản của lươn đồng tập trung vào tháng 3-9 hàng năm. Lươn đạt hệ số thành thục
(HSTT) cao nhất vào tháng 3 (6,74%) [8].
Trước khi lươn cái đ trứng, lươn đực phun bọt đầy ổ và lươn cái đ trứng trên
đám bọt. Ban đầu đám bọt có màu trắng, khi trứng sắp nở, bọt đổi sang vàng nhạt. Bọt
vừa có tác dụng bảo vệ trứng vừa có tác dụng giữ trứng tập trung trong tổ.
Vào mùa sinh sản, sau những trận mưa và lúc trời gần sáng là thời điểm lươn đ .
Lươn đ làm nhiều lần, mỗi lần khoảng 50 trứng, cũng có con đ với số lượng lớn hơn.
Lươn đ trứng ở cửa hang [13].
Ở nhóm chiều dài từ 30-40 cm lươn có hệ số thành thục cao nhất đạt 9,12

[ ].


Sức sinh sản của lươn tỷ lệ với chiều dài cơ thể. Lươn dài khoảng 20cm có từ 200 đến
400 trứng, khoảng 30cm có 300-500 trứng và có cá thể đạt tới 1.000 trứng, với đường
kính trứng 3,5- 4mm [13]. Lươn cái có khả năng sinh sản tốt ở chiều dài 40-50cm, sức
6


sinh sản tuyệt đối 140-6 00 trứng/lươn cái và sức sinh sản tương đối 4.800-65.770
trứng kg/lươn cái [9]. Lươn thường đ từ 100 đến 600 trứng/lươn cái, trứng sẽ nở sau
7 ngày ở nhiệt độ 300C

Hình 1.4: Tổ trứng lươn [7].

Hình 1.5: Hình thái ngoài cơ quan sinh sản lươn đồng.
Lươn đồng là loài lưỡng tính, tính cái xuất hiện trước và có sự chuyển đổi tự
nhiên từ cái sang đực. Đời sống sinh sản của lươn thường trải qua 3 pha: cái, lưỡng
tính và đực [1]. Lươn có chiều dài nhỏ hơn 30 cm đa số là lươn cái, tỉ lệ giới tính đực
chiếm đa số với chiều dài lớn hơn 50 cm, trong khoảng 30-50 cm có cả con đực, cái và
lưỡng tính [16].
Lươn có chiều dài từ 35-50 cm tính cái chiếm 60 , 40

là tính đực, với chiều

dài 47-59 cm tính cái chiếm 30 , với chiều dài 66-75 cm hoàn toàn là lươn đực [5].
7


Tuyến sinh dục của lươn không đối xứng, bên trái phát triển còn bên phải thoái hóa. Ở
pha lưỡng tính, tuyến sinh dục của lươn có cả tinh và trứng ở các giai đoạn I, II, III, rất
ít trường hợp có trứng ở giai đoạn IV và V [1 ].
1.1.5.1/ Đặc điểm phát triển tuyến sinh dục lươn cái

Bảng 1.1: Tóm tắt đặc điểm phát triển tuyến sinh dục lươn cái (Lý Văn Khánh và ctv)
[9].
Giai đoạn

Đặc điểm

Hình

Noãn sào rất nhỏ, rất khó phân biệt được
tinh sào hay noãn hoàng bằng mắt
I

thường. Trong noãn sào xuất hiện nhiều
tế bào kích thước nhỏ. Tế bào chất ưa
kiềm mạnh.
Noãn sào gia tăng kích thước và có thể
phân biệt tuyến sinh dục đực, cái bằng

II

mắt thường. Tuyến sinh dục có kích cỡ
nhỏ, màu hơi hồng. tế bào chất ưa kiềm
yếu hơn giai đoạn 1, các tiểu hạch di
chuyển ra ngoài màng nhân
Noãn sào có màu vàng nhạt, các mạch
máu trên noãn sào đã hiện tương đối rõ.

III

Noãn bào lớn lên rõ nhờ sự tích lũy chất

dinh dưỡng. Noãn hoàng xuất hiện nhiều
hơn.

Noãn sào có kích thước lớn, có màu
vàng tươi, hơi đậm. Mạch máu phân bố
IV

trên noãn sào nhiều hơn, các hạt trứng to
và tương đối đồng đều. Đa số tế bào ở
thời kỳ lớn nguyên sinh noãn hoàng
8


Noãn sào có kích thước rất lớn, màu
vàng đậm. Trong noãn sào, chủ yếu là
các tế bào trứng đã kết thúc thời kỳ lớn
V

noãn hoàng và chuẩn bị cho thời kỳ đ
sắp tới. Noãn hoàng tích luỹ đầy trong tế
bào chất, số tiểu hạch trong nhân giảm
và từ từ tan biến vào dịch nhân.
Sau khi lươn đ xong, tuyến sinh dục teo
lại, mềm nhão, mạch máu phát triển đều.

VI

Trong noãn sào một số tế bào trứng
không được đ ra và một số trứng nhỏ
bám chặt vào tấm trứng, tổ.


1.1.5.2/ Đặc điểm phát triển tuyến sinh dục lươn đực
Bảng 1.2: Tóm tắt đặc điểm phát triển tuyến sinh dục lươn đực (Lý Văn Khánh
và ctv) [9].
Giai đoạn

Đặc điểm

Hình

Tinh nguyên bào chiếm đa số và
I

nằm trong các tinh nang rải rác
trong tinh bào

Quan sát được dạng tinh tử, nhưng
II

tinh sào vẫn còn phân bố nhiều tinh
nguyên bào.

9


Tinh trùng chiếm đa số ở phần trung
tâm của tinh sào và thùy chứa tinh
III

dịch được quan sát thấy ở phần ống

sẹ. Ở giai đoạn này không quan sát
được tinh nguyên bào.

Tất cả các tinh tử và tinh trùng
IV

không có gì khác với giai đoạn III,
ở giai đoạn này chỉ cần vuốt nhẹ thì
thấy có tinh dịch chảy ra.

1.2/ Tình hình nghiên cứu sinh sản và nuôi lươn đồng trong và ngoài nước
1.2.1/ Tình hình nghiên cứu sinh sản lươn đồng ngoài nước
Về mối quan hệ giữa sự chuyển đổi giới tính và khối lượng cơ thể, kết quả
nghiên cứu cho thấy các cá thể có khối lượng dưới 50g đều là lươn cái. Sự chuyển đổi
giới tính xảy ra khi khối lượng của lươn trong khoảng 50,1-75,0g; tỷ lệ lươn đực nhiều
hơn cái khi khối lượng đạt trên 100,1g và đạt 100

khi lươn có khối lượng trên 300g

[30].
Theo Amornsakun, kích thước phát dục và sinh sản của lươn từ 200-250g. Sức
sinh sản tối đa 701 trứng/cá thể và HSTT đạt 3,09

trong tháng 6. Sức sinh sản giảm

xuống 1 1 trứng/cá thể vào tháng 12, và HSTT chỉ khoảng 0,57 . Ấu trùng lươn mới
nở có kích thước trung bình 1,76±0,06cm, với thể tích túi noãn hoàng
1.279±101,50μm3. Túi noãn hoàng tiêu biến hoàn toàn sau 174h ở nhiệt độ 2 -30,5°C.
Sau 10 h, lươn bắt đầu mở miệng, có kích thước trung bình 2,50±0,17mm [19].
Lươn nuôi lồng trong ao thành thục khi một tuổi, tất cả đều là lươn cái, lươn có

hệ số thành thục trung bình: 14,33±2,07 . Ở Trung quốc, hệ số thành thục của lươn
cao nhất vào tháng 7 [28].

10


Trong điều kiện kích thích sinh thái, lươn sinh trưởng tốt, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ
nở đạt tương ứng là 5

- 9

và 2

- 93% [20]. Trong tự nhiên tỷ lệ nở thành lươn

bột trung bình 5,2 , sang giai đoạn giống tỷ lệ sống đạt 64

[31].

1.2.2/ Tình hình nghiên cứu sinh sản và nuôi lươn đồng trong nước
Lươn đồng đã và đang được tập trung nghiên cứu ở Việt Nam. Các tác giả:
Nguyễn Thị Hồng Thắm, Nhân Trung Nghĩa và Phan Thị Thanh Vân nghiên cứu về
đặc điểm sinh lý sinh sản và thử nghiệm sản xuất giống lươn đồng [15], [16], [18].
Nguyễn Thị Lệ Hoa, Đỗ Thị Thanh Hương cũng đã thử nghiệm nuôi vỗ thành thục và
sinh sản lươn đồng [6], [7].
Năm 200 , Đỗ Thị Thanh Hương và ctv cho đ thành công lươn đồng bằng cách
nuôi vỗ thành thục trong điều kiện nhân tạo và sử dụng hoocmon HCG và LH-RH với
các liều lượng khác nhau để kích thích lươn sinh sản. HSTT của lươn đạt cao nhất khi
tiêm dẫn HCG kết hợp với phun mưa trước khi cho sinh sản (3,10±1,27 ) và tỷ lệ
sinh sản từ 66,7–100 . Thời gian phát triển phôi 95giờ ở nhiệt độ nước 30 oC [7].

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Thắm, có thể dùng bể composite 500 lít
có đắp mô đất cao 40 cm, chiếm ½ diện tích bể, cho nước vào khoảng 30 cm, thả lươn
bố mẹ vào cho đ tự nhiên. Khi sử dụng kích dục tố LHRHa ở liều lượng 150 g/kg ,
lươn có tỷ lệ sinh sản cao, đạt 75 , tỷ lệ thụ tinh dao động từ 52

đến 97

[16].

Theo Nguyễn Chung, sử dụng LHRHa kích thích lươn sinh sản, lươn cái cỡ 3040cm (200-250g/con), liều lượng 30-40 g/con, sau 24 giờ, tiêm cho lươn đực với
lượng 10-20 g/con [3]. Theo Đoàn Đức Hiệp, dùng LHRH-a với lượng 10-30 g/con
cho lươn cái cỡ 20-50g và lươn đực cỡ 50-250g, tiêm kích dục tố cho lươn đực sau
lươn cái 24 giờ [5].
Trong điều kiện nhiệt độ 2 -320C, pH trung bình 7, 5 và hàm lượng ôxy trung
bình 6,3 mg/l, sau thời gian ấp khoảng 4 -72 giờ trứng bắt đầu xuất hiện tim phôi, sau
5 ngày ấp trứng bắt đầu nở và 1-2 ngày sau trứng nở hết hoàn toàn. Tỷ lệ nở cao nhất
đạt 97

[16].

Hồ Thị Bích Ngân (2009) đạt kết quả khi cho lươn sinh sản với tỷ lệ thụ tinh
7,2 , tỷ lệ nở 92,

, và thời gian nở 136,7giờ với kích thước 15,2 mm. Thời gian ấu

11


trùng lươn tiêu thụ hết noãn hoàng khoảng 191,7 giờ. Sau 7 tháng ương nuôi, lươn con
đạt 20-25g/con với tỷ lệ sống trên 60


[14].

Mô hình nuôi thương phẩm lươn đồng đã được xây dựng thành công, với năng
suất nuôi đạt trên 10kg/m2, lợi nhuận trung bình trên 1 0.000 đồng/m2 và tỷ suất lợi
nhuận đạt trên 30

[14].

Năm 2013, Trung tâm giống thủy sản An Giang đã xây dựng mô hình nuôi lươn
không bùn với giá thể cho lươn trú ẩn là vạt tre. Đến nay mô hình nuôi này đạt kết quả
rất khả quan và hứa hẹn phát triển trong tương lai. So với mô hình nuôi truyền thống,
mô hình này có nhiều ưu điểm vượt trội hơn như dễ nhân rộng, phát triển; dễ chăm
sóc, quản lý; lươn tăng trưởng nhanh, dễ xử lý bệnh, tiết kiệm được nhân công; tỉ suất
lợi nhuận đạt từ 40

-50% [36].

Năm 2014, Hải Phòng có 4 hộ thử nghiệm nuôi thương phẩm lươn trong bể
không bùn. Kết quả bước đầu cho thấy lươn phát triển tốt, tỷ suất lợi nhuận sau -9
tháng nuôi từ 35-50%. Với nguồn giống tự nhiên tỷ lệ sống dao động từ 60-75 . Kết
quả trên đã tạo tiền đề cho phong trào nuôi lươn trong bể xi măng không bùn tại địa
phương. Năm 2015, phong trào nuôi lươn tại địa phương đã được nhân rộng (1 hộ),
tuy nhiên, nguồn lươn giống không đáp ứng đủ cho nhu cầu nuôi thương phẩm do kỹ
thuật sản xuất giống lươn nhân tạo còn hạn chế.
Cho đến nay, phương pháp sinh sản nhân tạo lươn chủ yếu được thực hiện trong
điều kiện có bùn, phương pháp nuôi vỗ và cho sinh sản trong điều kiện không bùn
chưa được quan tâm nghiên cứu thỏa đáng. Luận văn được thực hiện nhằm tiềm hiểu,
cung cấp thông tin để góp phần xây dựng quy trình sản xuất giống lươn nhân tạo trong
điều kiện không bùn.


12


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1/ Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: lươn đồng.
- Địa điểm nghiên cứu: Trại cá giống Cấp Tiến, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1 đến tháng

năm 2016.

2.2/ Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu một số biện pháp kích thích sinh sản và ương giống lươn đồng
trong bể xi măng không bùn

Ảnh hưởng của thức ăn tới tăng

Ảnh hưởng của thức ăn tới tăng

Ảnh hưởng của kích thích tố

trưởng và TLS của lươn giai đoạn

trưởng và TLS của lươn giai

tới sinh sản của lươn

3-20 ngày tuổi


đoạn 21-40 ngày tuổi

Thu thập số liệu,
phân tích và đánh giá

Kết luận và kiến nghị

Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
2.3/ Bố trí thí nghiệm
2.3.1/ Thí nghiệm kích thích lươn sinh sản
2.3.1.1/ Thí nghiệm nuôi vỗ lươn bố mẹ
Thí nghiệm nuôi vỗ lươn bố mẹ được tiến hành trong 04 bể ximăng (3 bể thí
nghiệm và 1 bể đối chứng), thể tích 24m3/bể (6x4x1m). Bể được vệ sinh, khử trùng
13


bằng Vicato (Tricholoroisocyanuric acid) dạng viên, liều lượng 2-3g/m2 trước khi thả
lươn bố mẹ từ 4-6ngày. Bể nuôi được cấp nước bơm từ giếng khoan, nước được lọc
qua bể lọc thô vào bể chứa (50 m2) và cấp vào bể nuôi qua lưới lọc với mắt lưới
100 m.
Thí nghiệm nuôi vỗ lươn không bùn thực hiện trên 03 bể nuôi, trong đó có bố trí
các bó dây nilon cao 15-20 cm để làm chỗ ẩn nấp cho lươn bố mẹ, chiếm 60

diện

tích đáy. Mực nước bể nuôi vỗ cao từ 20-30 cm so với các bó nilon.
01 bể nuôi đối chứng có lớp bùn trong bể sâu 30 cm, sau đó đổ thêm 2 lớp bùn
chạy dọc theo hai bên cạnh thành bể rộng 1-1,2 m và cao 40 cm làm nơi trú cho lươn.
Tạo một con mương dọc theo giữa bể rộng từ 0, m. Nước được cấp vào bể, ngập
mương nước 20-30 cm và để phần đất hai bên nhô cao 10-15cm.

Lươn bố mẹ được lựa chọn từ các trại giống của tỉnh Vĩnh Long, lưu và thuần
dưỡng trước khi thả vào bể thí nghiệm. Lươn được chọn khỏe mạnh, không dị hình,
xây xát. Lươn cái có độ tuổi từ 1+-2+, chiều dài từ 26,8-34,4cm, trung bình 30,59 ±
1,2cm; khối lượng từ 52, 0-111,3g, trung bình 73,60± ,9g. Lươn đực độ tuổi 2+, chiều
dài từ 40,2-50,0cm, trung bình 45,5±3,5cm; khối lượng từ

9,2-214g, trung bình

140,9±35,5g. Mật độ thả lươn đực 5con/m2, lươn cái 10 con/m2.
Lươn được cho ăn thức ăn hỗn hợp gồm thức ăn công nghiệp (Lotus No.00) 40
+ cá tạp tươi 30

+ giun quế 30 ). Cho ăn đủ theo nhu cầu của lươn để tạo điều kiện

cho lươn phát triển tuyến sinh dục và thành thục, 2 lần/ngày (7h và 17h). Định kỳ thay
nước bể 1 tuần/lần hoặc thay sớm hơn nếu nước bể nuôi bị nhiễm bẩn, thời gian thí
nghiệm: 60 ngày.
Các thông số theo dõi: môi trường (nhiệt độ, ôxy, pH), sức sinh sản, hệ số thành
thục, độ béo, tỷ lệ thành thục,...
2.3.1.2/ Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của LHRHa tới khả năng sinh sản của
lươn
Chọn lươn bố mẹ đã được nuôi vỗ thành thục, lươn cái có cơ quan sinh dục ngoài
màu hồng cánh sen, lươn đực khi vuốt bụng có sẹ trắng chảy ra. Lươn đực và lươn cái
có kích thước tương đồng được ghép cho vào cùng bể đ . Thí nghiệm kích thích lươn
14


×