Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Đánh giá nghèo theo phương pháp nghèo đa chiều trên địa bàn tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

HỒ THỊ HOÀNG ANH

ĐÁNH GIÁ NGHÈO THEO PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG
NGHÈO ĐA CHIỀU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2017


8

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

HỒ THỊ HOÀNG ANH

ĐÁNH GIÁ NGHÈO THEO PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG
NGHÈO ĐA CHIỀU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngành:

Kinh tế phát triển

Mã số:

60310105



Quyết định giao đề tài:

674/QĐ-ĐHNT ngày 29/8/2016

Quyết định thành lập HĐ:

263/QĐ-ĐHNT ngày 02/3/2017

Ngày bảo vệ:

14/3/2017

Người hướng dẫn khoa học:
TS. PHẠM THÀNH THÁI
Chủ tịch hội đồng:
PGS.TS.NGUYỄN THỊ KIM ANH
Khoa sau đại học:

KHÁNH HÒA - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài “Đánh giá nghèo theo phương pháp đo
lường nghèo đa chiều trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” là công trình nghiên cứu của cá
nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới
thời điểm này.
Nha Trang, ngày

iii


tháng

năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Phạm Thành
Thái đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc hướng dẫn về nội dung cũng như
góp ý về hình thức để tôi hoàn thiện đề tài của mình.
Bên cạnh đó, tôi cũng xin cám ơn tất cả các thầy cô của trường Đại
học Nha Trang đã cung cấp cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá
trình học, là nền tảng để tôi thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin cám ơn quý phòng ban trường Đại học Nha Trang đã
tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành đề tài này.
Ngoài ra, tôi xin chân thành cám ơn các anh chị ở Cục Thống kê tỉnh
Khánh Hòa, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cung cấp cho tôi
những tài liệu cũng như những lời khuyên và kinh nghiệm để tôi hoàn thành
đề tài.
Và cuối cùng, những lời cám ơn của tôi xin gửi đến gia đình tôi,
những người đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Kính gửi đến toàn thể quý thầy cô trường Đại học Nha Trang lời chúc
tốt đẹp nhất.

Nha Trang, ngày

iv

tháng


năm 2017


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................. iii
Lời cám ơn ...................................................................................................................... iv
Mục lục ............................................................................................................................ v
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................vii
Danh mục bảng ............................................................................................................ viii
Danh mục hình................................................................................................................ ix
Danh mục đồ thị .............................................................................................................. x
Trích yếu luận văn .......................................................................................................... xi
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ............................................................................................. 1
1.1. Xác định vấn đề nghiên cứu ..................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................... 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................... 3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3
1.5. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu ............................................................................... 3
1.6. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................... 3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NGHÈO ĐA
CHIỀU ............................................................................................................................. 5
2.1. Các khái niệm liên quan đến nghèo, nghèo đa chiều ............................................... 5
2.1.1. Khái niệm về nghèo, nghèo đa chiều trên thế giới ................................................ 5
2.1.2. Các chỉ tiêu và chuẩn nghèo đa chiều ................................................................... 6
2.1.3. Một số lý thuyết liên quan đến cách tiếp cận nghèo đa chiều của Việt Nam ........ 8
2.2. Phương pháp đo lường nghèo ................................................................................. 11
2.2.1. Đo lường nghèo theo phương pháp đếm đầu người ............................................ 11
2.2.2. Đo lường nghèo theo phương pháp đa chiều....................................................... 12
2.3. Các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan ...................................................... 15
2.4. Khung phân tích của nghiên cứu ............................................................................ 17

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................... 20
3.1. Quy trình nghiên cứu .............................................................................................. 20
3.2. Cách tiếp cận nghiên cứu........................................................................................ 21
v


3.3. Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................................. 22
3.4. Các công cụ phân tích dữ liệu ................................................................................ 25
CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG NGHÈO THEO PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN
ĐA CHIỀU CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH Ở TỈNH KHÁNH HÒA ................................ 26
4.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa .................................. 26
4.2. Khái quát về tình hình nghèo ở tỉnh Khánh Hòa .................................................... 29
4.3. Phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................. 31
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 47
5.1. Kết luận................................................................................................................... 47
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................ 48
5.3. Gợi ý một số chính sách ......................................................................................... 49
5.3.1. Nhóm giải pháp về tiếp cận thông tin .................................................................. 49
5.3.2. Nhóm giải pháp về tình trạng việc làm ............................................................... 51
5.3.3. Nhóm giải pháp về điều kiện sống ..................................................................... 53
5.3.4. Nhóm giải pháp về giáo dục ................................................................................ 54
5.3.5. Nhóm giải pháp về y tế ........................................................................................ 55
5.3.6. Nhóm giải pháp về giàu có kinh tế ...................................................................... 56
5.3.7. Giải pháp về tổ chức, quản lý .............................................................................. 56
5.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................. 59
Tài liệu tham khảo ......................................................................................................... 61
Phụ lục

vi



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BHYT

Bảo hiểm y tế

HPI

Chỉ số nghèo của con người (Human Poverty Index)

MPI

Chỉ số nghèo đa chiều (Multidimensional Poverty Index)

VHLSS

Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (Vietnam Household Living
Standard Survey)

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

vii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Chỉ số nghèo đa chiều của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 ....................... 10

Bảng 2.2: Ví dụ về đặt đường nghèo đói ....................................................................... 14
Bảng 3.1: Chỉ số nghèo đa chiều và biến trích từ bộ dữ liệu ........................................ 23
Bảng 4.1: Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Khánh Hòa đến ngày 01/01/2015 .......................... 30
Hình 4.2: Thu nhập bình quân của người dân được khảo sát ........................................ 32
Hình 4.3: Tình trạng thất nghiệp của người dân............................................................ 33
Hình 4.4: Thống kê tình hình sử dụng nguồn nước sinh hoạt của người dân ............... 33
Hình 4.5: Số năm đi học bình quân của người dân ....................................................... 34
Hình 4.6: Thống kê tình hình bệnh tật của người dân ................................................... 34
Bảng 4.7: Tình trạng thiếu hụt các chỉ số của từng hộ gia đình .................................... 36
Bảng 4.8: Tổng hợp các tỷ lệ nghèo theo hai phương pháp .......................................... 39

viii


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Các thành phần của nghèo đa chiều theo Alkire và Foster ............................. 8
Hình 2.2: Các thành phần nghèo đa chiều của nghiên cứu ........................................... 19
Hình 4.1: Bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa .............................................................. 27
Hình 4.2 : Phân loại hộ gia đình theo nghèo đa chiều và nghèo thu nhập .................... 40

ix


DANH MỤC ĐỒ THỊ

Đồ thị 4.1: Cơ cấu kinh tế của tỉnh Khánh Hòa năm 2015 ........................................... 28
Đồ thị 4.2: Tỷ lệ dân số bị thiếu hụt ở từng chỉ số ........................................................ 41
Đồ thị 4.3: Mức độ thiếu hụt các chiều của các hộ nghèo MPI .................................... 42
Đồ thị 4.4: Mức độ thiếu hụt các chỉ số của các hộ nghèo MPI.................................... 43

Đồ thị 4.5: Mức thiếu hụt các chiều của các hộ nghèo MPI theo khu vực ................... 44
Đồ thị 4.6: Mức thiếu hụt các chỉ số của các hộ nghèo MPI theo khu vực ................... 45

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Đói nghèo là một trong những rào cản lớn làm giảm khả năng phát triển con người,
cộng đồng cũng như mỗi quốc gia. Đói nghèo và giải quyết vấn đề nghèo đói mang tính
phổ biến, có tầm quan trọng và không chỉ là công việc của riêng quốc gia nào. Về bản
chất, đói nghèo không chỉ xét trên thu nhập hay chi tiêu mà còn là các quyền và nhu cầu
cơ bản của con người. Nhiều trường hợp không nghèo về thu nhập nhưng lại khó tiếp
cận được các dịch vụ cơ bản về y tế, giáo dục, thông tin. Hơn nữa, hầu hết các nghiên
cứu gần đây cũng cho thấy rằng tỉ lệ nghèo sẽ cao hơn khi dùng phương pháp đo lường
đa chiều so với đơn chiều. Do đó, nếu chỉ dùng thước đo duy nhất dựa trên thu nhập hay
chi tiêu sẽ dẫn đến tình trạng bỏ sót đối tượng nghèo, dẫn đến sự thiếu công bằng, hiệu
quả và bền vững trong thực thi các chính sách giảm nghèo.
Tỉnh Khánh Hòa với đặc trưng là một địa phương có mật độ dân cư phân bố rải
rác ở các vùng địa hình đa dạng như: hải đảo, các vùng đồi núi…thêm nữa trong những
năm gần đây đã có những bước tiến nhanh chóng trong phát triển kinh tế, công nghiệp
và dịch vụ là một ví dụ tiêu biểu cho những thách thức trong công tác giảm nghèo. Chính
vì thế, việc chọn đề tài “Đánh giá nghèo theo phương pháp đo lường nghèo đa chiều
trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” nhằm đánh giá tình trạng nghèo của các hộ dân trên địa
bàn tỉnh Khánh Hòa một cách tổng quan hơn. Trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý chính
sách góp phần giảm nghèo hiệu quả cho các hộ dân trên địa bàn tỉnh.
Dựa trên bộ dữ liệu phân tích bao gồm 138 hộ gia đình trích từ dữ liệu điều tra
VHLSS 2014 và áp dụng các phương pháp thống kê và phân tích để giải quyết các vấn
đề nêu trên. Kết quả nghiên cho thấy thấy 5 chỉ số ảnh hưởng nhiều nhất đến người
nghèo đa chiều ở tỉnh Khánh Hòa là: không có nước máy, số năm đi học, thất nghiêp,
không có tài sản quý và thu nhập bình quân. Ngược lại, 2 chỉ số có ảnh hưởng rất thấp

đối với hộ nghèo ở các địa phương trên là bị bệnh nặng, không đủ chi trả viện phí. Các
hộ nghèo trên địa bàn tỉnh không bị ảnh hưởng bởi chỉ số không có điện.
Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở khu vực nông thôn cao hơn nhiều so với tỷ lệ hộ nghèo
đa chiều ở khu vực thành thị.
Kết quả phân tích MPI còn cho thấy người nghèo đa chiều chịu sự thiếu hụt của
các chiều và nhiều chỉ số tại cùng một thời điểm quan sát và mức độ thiếu hụt của các
chỉ số vô cùng khác nhau.
xi


Kết quả phân tích cũng chỉ ra rằng có sự khác biệt đáng kể giữa nghèo đa chiều và
nghèo về thu nhập (cũng như nghèo chi tiêu). Điều này khẳng định thu nhập hoặc chi
tiêu chỉ phản ánh một chiều trong các nhu cầu của các hộ gia đình nghèo.
Những phát hiện này cho thấy những khoảng trống của các chính sách xóa đói
giảm nghèo khi các chính sách hỗ trợ cho các điều kiện y tế, giáo dục và đời sống đã
không bao gồm tất cả các đối tượng thiếu thốn trong các chiều. Sự kết hợp của các đối
tượng thụ hưởng xác định có thể dựa vào cả thu nhập và số nghèo đói đa chiều. Các hộ
nghèo trong cả thu nhập và nghèo đa chiều là nhóm nghèo nhất, họ cần phải được hỗ trợ
bởi nhiều chính sách giảm nghèo bao gồm hỗ trợ việc làm và tiếp cận các dịch vụ xã hội
cơ bản. Các nhóm hộ gia đình được phân loại là nghèo về thu nhập nhưng không nghèo
trong nghèo đói đa chiều có thể được hỗ trợ bởi chính sách để cải thiện thu nhập như
đào tạo nghề và giúp đỡ tìm việc làm. Ngược lại, các hộ gia đình nghèo đa chiều nhưng
không nghèo về thu nhập có thể nhận được sự giúp đỡ của chính sách hỗ trợ để cải thiện
tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản.
Trên cơ sở kết quả thu được, tác giả có một số kiến nghị sau:
Trước hết, về điều kiện sống, cụ thể là không có nước máy, không có tài sản quý,
nhà vệ sinh ảnh hưởng rất lớn đối với hộ gia đình nghèo đa chiều, nhất là ở khu vực
nông thôn. Do đó, các nhà lãnh đạo nên đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác “phủ sóng”
nước sạch cho người dân, tạo điều kiện cho người dân có nhà vệ sinh hợp chuẩn.
Thứ hai, kết quả MPI cho thấy mức thiếu hụt về giáo dục ở khu vực nông thôn khá

cao, cần có những giải pháp đối với việc phổ cập giáo dục một cách hiệu quả, nâng cao
dân trí cho người dân.
Thứ ba, lãnh đạo tỉnh cần có những điều chỉnh trong chính sách đào tạo nghề và
hỗ trợ việc làm cho người dân.
Thứ tư, tỉnh Khánh Hòa cần có những chủ trương nâng cao phúc lợi và an sinh xã
hội và tiếp cận thông tin cho người dân.
Từ khóa: Nghèo đa chiều tỉnh Khánh Hòa.

xii


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. Xác định vấn đề nghiên cứu
Thế giới đã có những bước tiến quan trọng trong khoa học kỹ thuật, kinh tế cũng
như các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, đói nghèo lại vẫn còn tồn tại trên một phạm vi vô
cùng rộng lớn. Đói nghèo thường tạo ra một vòng luẩn quẩn: thu nhập thấp, không được
tiếp cận các dịch vụ xã hội như giáo dục, chăm sóc sức khỏe, thông tin, v.v…từ đó không
tìm kiếm được việc làm dẫn đến ít có cơ hội thoát nghèo. Đói nghèo là một trong những
rào cản lớn làm giảm khả năng phát triển con người, cộng đồng cũng như mỗi quốc gia.
Như thế đủ thấy đói nghèo và giải quyết vấn đề nghèo đói mang tính phổ biến, có
tầm quan trọng và không chỉ là công việc của riêng quốc gia nào. Ở nước ta cũng đã có
những bước tiến đáng kể trong công cuộc giảm nghèo. Với tỉ lệ nghèo vào năm 1993 là
58% xuống chỉ còn 20,7% vào năm 2010 (theo VHLSS 1992/93 và VHLSS 2010);
với cách xác đinh chuẩn nghèo theo thu nhập hoặc chi tiêu hay còn gọi là đơn chiều.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc áp dụng duy nhất tiêu chí thu nhập để xác định
đối tượng hộ nghèo, cận nghèo đã dẫn đến sự phân loại đối tượng chưa thực sự chính
xác. Về bản chất, đói nghèo không chỉ xét trên thu nhập hay chi tiêu mà còn là các quyền
và nhu cầu cơ bản của con người. Có nhiều nhu cầu tối thiểu không thể đáp ứng bằng
tiền. Nhiều trường hợp không nghèo về thu nhập nhưng lại khó tiếp cận được các dịch

vụ cơ bản về y tế, giáo dục, thông tin. Hơn nữa, hầu hết các nghiên cứu gần đây cũng
cho thấy rằng tỉ lệ nghèo sẽ cao hơn khi dùng phương pháp đo lường đa chiều so với
đơn chiều. Do đó, nếu chỉ dùng thước đo duy nhất dựa trên thu nhập hay chi tiêu sẽ dẫn
đến tình trạng bỏ sót đối tượng nghèo, dẫn đến sự thiếu công bằng, hiệu quả và bền vững
trong thực thi các chính sách giảm nghèo.
Ngoài ra, công cuộc xóa đói giảm nghèo của Việt Nam lại đang đối mặt với những
thách thức mới. Phần lớn những người nghèo còn lại sống ở vùng nông thôn xa xôi hay
hải đảo hạn chế về tài sản, trình độ học vấn và điều kiện sức khỏe kém. Hơn nữa, những
người nghèo ngày càng khó tiếp cận với các điều kiện giảm nghèo chung do không theo
kịp tốc độ gia tăng của các điều kiện giảm nghèo, đặc biệt là vùng biên giới, hải đảo,
dân tộc thiểu số…
1


Bên cạnh những thách thức giảm nghèo mang tính lâu dài thì công cuộc giảm
nghèo ở nước ta còn phải tính đến một số thách thức mới như: Bất ổn vĩ mô ngày càng
tăng khiến cho tốc độ giảm nghèo có xu hướng chậm lại; nghèo tại khu vực thành thị
gia tăng do tốc độ đô thị hóa nhanh khiến người dân gặp khó khăn trong giai đoạn chuyển
đổi và nguy cơ tái nghèo mới ở khu vực nông thôn, ven biển…
Tỉnh Khánh Hòa với đặc trưng là một địa phương có mật độ dân cư phân bố rải
rác ở các vùng địa hình đa dạng như: hải đảo, các vùng đồi núi…thêm nữa trong những
năm gần đây đã có những bước tiến nhanh chóng trong phát triển kinh tế, công nghiệp
và dịch vụ là một ví dụ tiêu biểu cho những thách thức giảm nghèo mà chúng ta đang
đề cập đến. Trong những năm qua tỉnh Khánh Hòa dã có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ
các hộ đói nghèo thoát đói giảm nghèo. Nhằm rút ngăn khoảng cách giàu nghèo, taọ cơ
hội cho mọi người dân đều có quyền bình đẳng tối thiểu ngang nhau. Theo đó, bên cạnh
việc hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển sản xuất tăng thu nhập, Nhà nước còn
hỗ trợ các dịch vụ xã hội cơ bản như: Giáo dục, Y tế...Các chính sách về xóa đói giảm
nghèo được chính quyền địa phương tổ chức triển khai hết sức chặt chẽ, được đông đảo
người dân hưởng ứng và đồng tình thưc hiện. Vì vậy, đời sống của người dân đã từng

bước được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, như đã nói ở trên Khánh Hòa là một tỉnh tốc độ
đô thị hóa và phát triển kinh tế nhanh nhưng không đồng đều giữa các khu vực (nông
thôn với thành thị, đồng bằng với miền núi), đời sống kinh tế nhiều nơi còn gặp khó
khăn, trình độ dân trí thấp... Do vậy, mặc dù các cơ chế chinh sách trong công tác xóa
đói giảm nghèo đã được thực thi. Xong trong thực tế các cơ chế chính sách về xóa đói
giảm nghèo không phải lúc nào cũng được thực hiện một cách nghiêm túc và có hiệu
quả. Xuất phát từ những vấn đề thực tế nêu trên, việc chọn đề tài “Đánh giá nghèo theo
phương pháp đo lường nghèo đa chiều trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” để nghiên cứu
là cần thiết và hữu ích nhằm cung cấp thêm các thông tin góp phần vào việc đánh giá và
đưa ra một số giải pháp, kiến nghị góp phần cho công tác xóa đói giảm nghèo có hiệu
quả.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu chung: Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này nhằm đánh giá tình trạng
nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều của các hộ dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý chính sách góp phần giảm nghèo hiệu quả cho các
hộ dân trên địa bàn tỉnh.
2


Mục tiêu cụ thể:
(1) Xác định tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa bằng cả hai phương pháp
đo lường thu nhập và đo lường MPI.
(2) Xác định sự thiếu hụt (không được thỏa mãn) các nhu cầu cơ bản của các hộ
nghèo trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
(3) Đề xuất một số hàm ý chính sách làm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách
của Tỉnh trong công tác giảm nghèo.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa là bao nhiêu xét theo phương
pháp đo lường thu nhập và phương pháp MPI?
(2) Những yếu tố thiếu hụt về nguồn lực nào ảnh hưởng nhiều nhất đến nghèo theo

phương pháp tiếp cận đa chiều (MPI) tại tỉnh Khánh Hòa?
(3) Những hàm ý chính sách nào nhằm hoàn thiện công tác giảm nghèo của Tỉnh?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trường hợp các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh
Khánh Hòa thông qua phân tích bộ dữ liệu VHLSS 2014 của Cục Thống kê tỉnh Khánh
Hòa.
1.5. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu giúp đánh giá được toàn diện hơn tình trạng nghèo của các hộ
dân và xác định được các yếu tố thiếu hụt về nguồn lực ảnh hưởng nhiều nhất đến nghèo
theo phương pháp tiếp cận đa chiều (MPI) trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Kết quả nghiên cứu có thể được dùng để định hướng, đưa ra một số kiến nghị và
giải pháp làm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách của Tỉnh trong công tác giảm
nghèo.
1.6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần giới thiệu và kết luận, luận văn bao gồm các chương như dưới đây:

3


Chương 1: Giới thiệu. Đây là chương giới thiệu chung về lý do chọn đề tài và xác
định mục tiêu của đề tài. Từ đó đưa ra những câu hỏi mà nghiên cứu cần làm rõ cũng
như đối tượng và phạm vi của nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết. Chương này trình bày gồm các
nội dung chính về các khái niệm liên quan đến nghèo trên thế giới và Việt Nam; các
phương pháp đo lường và đánh giá nghèo; chỉ tiêu và chuẩn nghèo; các lý thuyết liên
quan đến nghèo đa chiều; các kết quả nghiên cứu liên quan đến nghèo đa chiều trong
nước và trên thế giới.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này mô tả phương pháp và công cụ
được sử dụng để đánh giá nghèo theo phương pháp đo lường đa chiều các hộ gia đình

trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Nội dung của chương bao gồm: đưa ra quy trình, cách tiếp
cận nghiên cứu, nêu lên phương pháp chọn mẫu và thu thập, phân loại dữ liệu. Từ đó
lựa chọn các công cụ phân tích dữ liệu cho phù hợp.
Chương 4: Đánh giá tình trạng nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều của các
hộ gia đình ở tỉnh Khánh Hòa. Chương này nêu lên một số đặc điểm về tình hình kinh
tế - xã hội và khái quát về tình hình nghèo của tỉnh Khánh Hòa. Từ đó, đánh giá tình
trạng nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều của các hộ gia đình ở tỉnh Khánh Hòa
trên cơ sở phân tích theo các chiều nghèo về điều kiện sống, giáo dục, sức khỏe, giàu có
kinh tế, tình trạng việc làm.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Trên cơ sở kết quả ở chương 4, đưa ra một số
kiến nghị và giải pháp làm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách của tỉnh xây dựng
chính sách về can thiệp giảm nghèo cho địa phương trong thời gian tới.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NGHÈO ĐA CHIỀU
Chương 2 sẽ trình bày gồm các nội dung chính: Các khái niệm liên quan đến
nghèo trên thế giới và Việt Nam; các phương pháp đo lường và đánh giá nghèo; chỉ tiêu
và chuẩn nghèo; các lý thuyết liên quan đến nghèo đa chiều; các kết quả nghiên cứu liên
quan đến nghèo đa chiều trong nước và trên thế giới.
2.1. Các khái niệm liên quan đến nghèo, nghèo đa chiều
2.1.1. Khái niệm về nghèo, nghèo đa chiều trên thế giới
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nghèo của các học giả, các nhà khoa học
dưới những góc độ khác nhau Sen (1981) cho rằng để tồn tại, con người cần có những
nhu cầu vật chất và tinh thần tối thiểu; dưới mức tối thiểu này, con người sẽ bị coi là
đang sống trong nghèo nàn.
Còn theo McNamara (1978) đã có cái nhìn về nghèo dưới hai góc độ nghèo tuyệt
đối và nghèo tương đối. Ông cho rằng nghèo tuyệt đối là sống ở ranh giới ngoài cùng

của tồn tại, người nghèo tuyệt đối là người phải đang đấu tranh để sinh tồn trong các
điều kiện thiếu thốn tồi tệ vượt quá sức tưởng tượng của con người chúng ta; về phần
nghèo tương đối được xem như là việc không cung cấp những tiềm lực vật chất và phi
vật chất cho những người thuộc về một tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của
xã hội đó.
Theo Liên hợp quốc (6/2008, trang 11): “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham
gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không
được đi học, không được đi khám bệnh, không có đất đai để trồng trọt hoặc không có
nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa
là không an toàn, không có quyền, và bị loại trừ của các cá nhân, hộ gia đình và cộng
đồng. Nghèo có nghĩa là dễ bị bạo hành, phải sống ngoài lề xã hội hoặc trong các điều
kiện rủi ro, không được tiếp cận nước sạch và công trình vệ sinh an toàn”.
Ngân hàng thế giới (2000, trang 52) đã đưa ra định nghĩa về nghèo như sau:
“Nghèo là đói, thiếu nhà, bệnh không được đến bác sĩ, không được đến trường, không
biết đọc, biết chữ, không có việc làm, lo sợ cho cuộc sống tương lai, mất con do bệnh
hoạn, ít được bảo vệ quyền lợi và tự do”.
5


Tuy nhiên cho đến nay, khái niệm nghèo đói được dùng nhiều nhất là khái niệm
được đưa ra tại hội nghị bàn về xóa đói giảm nghèo do Ủy ban kinh tế và xã hội của
Châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tháng 9/1993 tại Băng Cốc – Thái Lan:
- Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một số bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa
mãn những nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa
nhận tùy theo trình độ phát triển và phong tục tập quán của từng địa phương.
- Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phân dân cư sống dưới mức trung bình của
cộng đồng.
Các khái niệm trên cho thấy sự thống nhất cao của các quốc gia, các tổ chức quốc
tế cho rằng nghèo là một hiện tượng đa chiều, tình trạng nghèo cần được nhìn nhận là
sự thiếu hụt/ không được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người. Vì vậy, nghèo đa

chiều có thể được hiểu là tình trạng con người không được đáp ứng ở mức tối thiểu một
số nhu cầu cơ bản trong cuộc sống.
2.1.2. Các chỉ tiêu và chuẩn nghèo đa chiều
Chuẩn nghèo, hay còn gọi là đường nghèo, ngưỡng nghèo hoặc tiêu chí nghèo là
công cụ để phân biệt người nghèo và người không nghèo.
Chuẩn nghèo là công cụ để đo lường và giám sát nghèo đói. Một thước đo nghèo
đói tốt sẽ cho phép đánh giá tác động các chính sách của chính phủ tới việc xóa đói giảm
nghèo.
Trong những năm trước đây nghèo đói thường được đo lường thông qua thu nhập
hoặc chi tiêu. Chuẩn nghèo được xác định dựa trên mức chi tiêu đáp ứng những nhu cầu
tối thiểu và được quy ra bằng tiền. Người nghèo hay hộ nghèo là những đối tượng có
mức thu nhập hoặc chi tiêu thấp hơn chuẩn nghèo. Cách thức đo lường này đã duy trì
trong thời gian dài và bắt đầu bộc lộ những hạn chế. Thứ nhất, một số nhu cầu cơ bản
của con người không thể quy ra tiền (như tham gia xã hội, an ninh, vị thế xã hội, v.v...)
hoặc không thể mua được bằng tiền (tiếp cận giao thông, thị trường và các loại cơ sở hạ
tầng khác, an ninh, môi trường, một số dịch vụ y tế, giáo dục công v.v...). Thứ hai, có
những trường hợp hộ gia đình có tiền nhưng không chi tiêu vào việc đáp ứng những nhu
cầu tối thiểu (do cả những lý do khách quan như không có sẵn dịch vụ hay lý do chủ
quan như do tập tục văn hóa địa phương hay do chính nhận thức của người dân). Vì
6


những hạn chế trên nếu chỉ sử dụng chuẩn nghèo thu nhập để đo lường và xác định đối
tượng nghèo đói sẽ dẫn đến bỏ sót đối tượng, nhận diện nghèo và phân loại đối tượng
chưa chính xác, từ đó chính sách hỗ trợ mang tính cào bằng và chưa phù hợp với nhu
cầu.
Alkire và Foster (2007) đã bắt đầu nghiên cứu về một cách thức đo lường mới về
nghèo đói, đơn giản nhưng vẫn đáp ứng tính đa chiều của nghèo đói. Cách thức đo lường
này đã được Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) sử dụng để tính toán chỉ
số Nghèo đa chiều (MPI) lần đầu tiên được giới thiệu trong Báo cáo Phát triển con người

năm 2010 và được đề xuất áp dụng thống nhất trên thế giới sau năm 2015 để theo dõi,
đánh giá đói nghèo. Chỉ số tổng hợp này được tính toán dựa trên 3 chiều nghèo Y tế,
Giáo dục và Điều kiện sống với 10 chỉ số về phúc lợi. Chỉ số nghèo khổ đa chiều phản
ảnh tất cả phạm vi tác động của nghèo đói. Chỉ số này được tính toán bằng việc nhân
phạm vi ảnh hưởng của nghèo (Incidence of Poverty) và cường độ trung bình tác động
lên người nghèo (Average Intensity Across the Poor). Một người được xác định là nghèo
nếu họ thiếu ít nhất 30% các chỉ báo đã được gia trọng.
Chỉ số nghèo đa chiều đánh giá được một loạt các yếu tố quyết định hay những
thiếu thốn túng quẫn ở cấp độ hộ gia đình: từ giáo dục đến tác động về sức khỏe, đến tài
sản và các dịch vụ. Theo UNDP, những chỉ số này cung cấp đầy đủ hơn bức tranh về sự
nghèo khổ sâu sắc so với các thang đo về thu nhập. Thang đo này biểu lộ cả tính tự nhiên
và quy mô của sự nghèo khổ ở các cấp độ khác nhau: từ cấp độ gia đình đến cấp độ khu
vực, cấp độ quốc gia và cấp độ quốc tế.
Alkire (2007), người sáng lập ra chỉ số nghèo khổ đa chiều này cho rằng chỉ số
MPI giống như một giải pháp hữu hiệu mới và là khởi đầu để có thể giúp khám phá
những mảng thiếu hụt một cách chân thật, sinh động hơn mà những hộ gia đình nghèo
nhất đang phải đối mặt.
Phương pháp của Alkire và Foster được coi là có tính chất mềm dẻo và có thể áp
dụng với nhiều chiều, nhiều chỉ báo và trọng số khác nhau để phù hợp với đặc điểm kinh
tế - xã hội cụ thể của địa phương.

7


Tài sản (Assets)
Chất
Chất liệu
liệu nhà
nhà ở


(Floor)
(Floor)
Điện (Electrition)
Nước (Water)

Điều kiện sống
(Living Standards)

Nhà vệ sinh (Toilet)
Nhiên liệu đun nấu
(Cooking fluel)

Trẻ em được đi học
(Children enroled)

Giáo dục
(Education)

Số năm đi học (Years
of schooling)

Nghèo đa chiều –
Multidimensionnal
Poverty Index
(MPI)

Tỷ lệ trẻ tử vong
(Children mortality)
Sức khỏe
Dinh dưỡng

(Nutrition)

(Heathl)
Nguồn: Alkire và Santos (2010)

Hình 2.1: Các thành phần của nghèo đa chiều theo Alkire và Santos
2.1.3. Một số lý thuyết liên quan đến cách tiếp cận nghèo đa chiều của Việt Nam
Trong nội dung Hiến pháp sửa đổi năm 2013, tại Điều 34 quy định “Công dân có
quyền được bảo đảm an sinh xã hội”.
Nghị quyết 15-NQ/TW, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá
XI, về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020 đã đề ra các nhiệm vụ về đảm bảo an
sinh xã hội, chú trọng đến việc làm, bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội cho những người
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đáp ứng các nhu cầu tối thiểu về y tế, giáo dục, nhà ở,
nước sạch và thông tin.

8


Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo hiệu quả, bền vững hơn, vừa qua, Quốc hội
khóa 13, kỳ họp thứ 7 đã thông qua Nghị quyết về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm
nghèo bền vững đến năm 2020, trong đó nêu rõ: xây dựng chuẩn nghèo mới theo phương
pháp tiếp cận đa chiều nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu và đáp ứng các dịch vụ xã hội
cơ bản.
Trên cơ sở đó, chính phủ cũng đã chỉ đạo, giao cho Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội phối hợp với các Bộ, ngành nghiên cứu xây dựng Đề án tổng thể về đổi mới
phương pháp tiếp cận nghèo đói ở Việt Nam từ đơn chiều sang đa chiều, trình Chính
phủ xem xét vào cuối năm 2014.
Ngày 19/11/2015, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 59/2015/QĐ-TTg về
việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020 với các
tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 như sau:

+ Các tiêu chí về thu nhập
a) Chuẩn nghèo: 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000
đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.
b) Chuẩn cận nghèo: 1.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và
1.300.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.
+ Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản
a) Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ
sinh; thông tin;
b) Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ số): tiếp
cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học
của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh
hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận
thông tin.

9


Bảng 2.1: Chỉ số nghèo đa chiều của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020
Chiều
nghèo

Chỉ số đo lường

Ngưỡng thiếu hụt

1.1.Trình độ giáo Hộ gia đình có ít nhất 01 thành
dục của người lớn viên đủ 15 tuổi sinh từ năm
1986 trở lại không tốt nghiệp
Trung học cơ sở và hiện không
đi học.


Cơ sở pháp lý
Hiến pháp năm 2013, NQ
15/NQ-TW Một số vấn đề
chính sách xã hội giai đoạn
2012 – 2020. Nghị quyết số
41/2000/QH (bổ sung bởi
Nghị định số 88/2001/NĐCP).

1)Giáo
1.2. Tình trạng đi Hộ gia đình có ít nhất 01 trẻ em Hiến pháp năm 2013; Luật
học của trẻ em
trong độ tuổi đi học (5-dưới 15 giáo dục 2005; Luật bảo vệ,
tuổi) hiện không đi học.
chăm sóc và giáo dục trẻ em;
NQ 15/NQ-TW Một số vấn
đề chính sách xã hội giai
đoạn 2012-2020.

2) Y tế

2.1. Tiếp cận các Hộ gia đình có người bị ốm đau Hiến pháp năm 2013; Luật
dịch vụ y tế
nhưng không đi khám chữa khám chữa bệnh.
bệnh (ốm đau được xác định là
bị bệnh/chấn thương nặng đến
mực phải nằm một chỗ và phải
có người chăm sóc tại giường
hoặc nghỉ việc/học không tham
gia được các hoạt động bình

thường).
2.2. Bảo hiểm y tế

3) Nhà


Hộ gia đình có ít nhất 01 thành Hiến pháp năm 2013; Luật
viên từ 06 tuổi trở lên hiện tại bảo hiểm y tế 2014; NQ
không có bảo hiểm y tế
15/NQ-TW Một số vấn đề
chính sách xã hội giai đoạn
2012-2020.

3.1. Chất lượng Hộ gia đình đang ở trong nhà Luật nhà ở; NQ 15/NQ-TW
nhà ở
thiếu kiên cố hoặc nhà đơn sơ Một số vấn đề chính sách xã
(Nhà ở chia thành 04 cấp độ: hội giai đoạn 2012-2020.
Nhà kiên cố, bán kiên cố, nhà
thiếu kiên cố, nhà đơn sơ).

10


3.2. Diện tích nhà ở Diện tích nhà ở bình quân đầu Luật nhà ở; Quyết định
bình quân đầu người của hộ gia đình nhỏ hơn 2127/QĐ-Ttg của Thủ tướng
người
8m2
Chính phủ phê duyệt Chiến
lược phát triển nhà ở quốc gia
đến năm 2020 và tầm nhìn

đến năm 2030.
4.1. Nguồn nước Hộ gia đình không được tiếp NQ 15/NQ-TW Một số vấn
sinh hoạt
cận nguồn nước hợp vệ sinh.
đề chính sách xã hội giai
đoạn 2012-2020.
4) Điều
kiện
4.2. Hố xí/nhà tiêu Hộ gia đình không sử dụng hố NQ 15/NQ-TW Một số vấn
sống
xí/nhà tiêu hợp vệ sinh.
đề chính sách xã hội giai
đoạn 2012-2020.
5.1. Sử dụng dịch Hộ gia đình không có thành Luật viễn thông; NQ 15/NQvụ viễn thông
viên nào sử dụng thuê bao điện TW Một số vấn đề chính sách
thoại và internet
xã hội giai đoạn 2012-2020.
5) Tiếp
cận
thông
tin

5.2. Tài sản phục Hộ gia đình không có tài sản
vụ tiếp cận thông nào trong số các tài sản: Tivi,
tin
radio, máy tính; và không tiếp
cận được hệ thống loa đài
truyền thanh xã/thôn

Luật Thông tin truyền thông;

NQ 15/NQ-TW Một số vấn
đề chính sách xã hội giai
đoạn 2012-2020.

Nguồn: Bộ LĐTB & XH
2.2. Phương pháp đo lường nghèo
2.2.1. Đo lường nghèo theo phương pháp đếm đầu người
Phương pháp đếm đầu người (Headcount index) là thước đo được dùng rộng rãi
và đơn giản nhất để tính phần trăm dân số có thu nhập hoặc chi tiêu thấp hơn chuẩn
nghèo. Phương pháp này có ưu điểm là được xây dựng với công thức đơn giản, dễ tính
toán và dễ hiểu.
𝑁

1
𝑁0
𝑃0 = ∑ 𝐼 (𝑦𝑖 ≤ 𝑧 ) =
𝑁
𝑁
𝑖=1

Trong đó:
P0 là chỉ số đếm đầu
11


N0 là tổng số người nghèo
N là tổng số hộ hoặc tổng số dân (khảo sát)
I (yi ≤ z) là chỉ số biểu thị có giá trị bằng 1 khi biểu thức trong ngoặc là đúng và bằng 0
nếu không đúng. Vì vậy, nếu chi tiêu (yi) nhỏ hơn chuẩn nghèo (z), thì I (yi ≤ z) bằng 1
và hộ gia đình đó được tính là nghèo.

Tuy nhiên, chỉ số đếm đầu người này lại có nhược điểm là không chỉ ra mức độ
trầm trọng của nghèo, không phản ánh được mức độ nghèo, hay sự chênh lệch giữa
đường chi tiêu so với đường chuẩn nghèo.
2.2.2. Đo lường nghèo theo phương pháp đa chiều
Nếu đo lường nghèo theo phương pháp chi tiêu/thu nhập chỉ đánh giá, phản ánh
được một phần thiếu hụt tình trạng sống của hộ gia đình thì đo lường theo phương pháp
phi tiền tệ lại tổng quát và rộng hơn để đánh giá tình trạng nghèo, chất lượng sống của
hộ gia đình. Các phương pháp đo lường phi tiền tệ phổ biến nhất bao gồm: chỉ số nghèo
con người (Human Poverty Index – HPI) do Anand và Sen đề xuất (1997), Chỉ số phát
triển con người (Human Development Index – HDI) do Liên Hiệp Quốc sử dụng và Chỉ
số nghèo đa chiều (Multidimensional Poverty Index – MPI) do Đại học Oxford và
UNDP áp dụng dựa trên phương pháp luận của Alkire và Foster (2007).
Trong các phương pháp phi tiền tệ nêu trên, phương pháp đo lường nghèo theo
MPI được Alkire và Santos (2010) cải tiến là phương pháp hiện nay được dùng chủ yếu
để thay thế cho Chỉ số nghèo của con người (HPI) và bổ sung cho phương pháp đo lường
tiền tệ truyền thống. Phương pháp này được tạo ra để tính những sự thiếu hụt của người
nghèo và sự tương tác giữa những sự thiếu hụt này. Theo Alkire và Santos (2010), trong
đo lường nghèo đa chiều MPI, trọng số của các chỉ số được tính theo 3 cách: (1) giữa
các chiều (ví dụ: trọng số tương đối của sức khỏe và giáo dục); (2) bên trong các chiều
(nếu có nhiều hơn một chỉ số được sử dụng); (3) giữa những người trong phân bổ (ví dụ
ưu tiên nhiều hơn cho những người bất lợi nhất).
Phương pháp MPI kết hợp hai phần quan trọng của thông tin để đánh giá nghèo
gồm: tỷ lệ nghèo đói hoặc tỷ lệ người dân bị thiếu thốn, và cường độ thiếu thốn của họ
- tỷ lệ thiếu thốn trung bình (trọng số) mà họ phải chịu đựng.

12


Cả hai yếu tố tỷ lệ và cường độ của những thiếu thốn là các thông tin liên quan để
đánh giá nghèo. Tỷ lệ người nghèo là một thước đo quan trọng vì nó trực quan và dễ

hiểu tuy nhiên nó là không đủ để phán ảnh nghèo. Ví dụ hai quốc gia đều có 30% dân
số là người nghèo. Đánh giá bằng thông tin duy nhất này, hai nước này đang nghèo như
nhau. Tuy nhiên nếu một trong hai quốc gia, người nghèo đang bị thiếu thốn một phần
ba chiều, trong khi ở nước kia, người nghèo bị thiếu thốn trung bình hai phần ba chiều.
Bằng cách kết hợp hai thông tin là cường độ của sự thiếu thốn và tỷ lệ người nghèo,
chúng ta biết rằng hai nước này không phải là nghèo như nhau, nhưng đúng hơn là nước
thứ hai nghèo đói hơn so với nước kia bởi vì cường độ đói nghèo cao hơn.
Khác với chỉ số HPI vốn chỉ phản ánh thiếu hụt tổng thể trong y tế, giáo dục và
mức sống mà không xác định từng cá nhân, hộ hay nhóm dân số cụ thể, chỉ số MPI đo
lường tỷ lệ người nghèo chịu các thiếu hụt chồng chéo và từng người trong đó gặp phải
trung bình bao nhiêu thiếu hụt.
Chỉ số MPI được coi là phù hợp nhất đối với các nước kém phát triển, vì chỉ số
này có thể đo lường được sự thiếu hụt phổ biến ở các nước này. Đồng thời, chỉ số này
cũng rất hiệu quả để đo lường sự thiếu hụt và mức độ nghèo đói phi tiền tệ ở các nước
thu nhập trung bình như Việt Nam.
Công thức chung của phương pháp MPI là:
MPI = H * A
Trong đó:
 H là phần trăm của những người được xác định là nghèo đa chiều
 A là số lượng thiếu hụt trung bình mà một người nghèo đa chiều đang chịu.
Các bước tiến hành tính toán như sau:
 Bước 1: Xác định các nguồn dữ liệu
Các yêu cầu cơ bản đầu tiên cho bất kỳ đo lường MPI nào (cấp độ toàn cầu, khu
vực, quốc gia hay địa phương) là tất cả thông tin cho các cá nhân hoặc hộ gia đình phải
đến từ các cuộc khảo sát tương tự. Việc quyết định chọn nguồn dữ liệu nguồn tốt nhất
cho phép đo lường nghèo đa chiều chuẩn xác hơn. Lựa chọn bước này rõ ràng có liên
quan đến Bước 2 và 3.
13



×