Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Bình luận những quy định của pháp luật và thực tiễn xác lập, thực thi chủ quyền trên các vùng biển của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.7 KB, 8 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia ven biển có bờ biển dài trên 3.200 km, với vùng
biển thuộc chủ quyền quốc gia có ý nghĩa quan trọng cả về kinh tế lẫn an ninh
quốc phòng.Từ khi tham gia Công ước Luật Biển năm 1982, Nhà nước ta đã
không ngừng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong nước, phục vụ cho việc sử
dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt
Nam, làm cho quy phạm pháp luật của ta hài hoà với quy định của Công ước
Luật Biển năm 1982, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và
tăng cường hợp tác với các nước, vì hoà bình, ổn định trong khu vực và trên thế
giới. Để có được cái nhìn toàn diện về vấn đề chủ quyền Việt Nam trên biển, em
xin chọn đề tài: “Bình luận những quy định của pháp luật và thực tiễn xác lập,
thực thi chủ quyền trên các vùng biển của Việt Nam”.

NỘI DUNG
I. Khái quát chung về lãnh thổ quốc gia và chủ quyền lãnh thổ quốc gia
Lãnh thổ quốc gia là một phần của Trái đất, bao gồm vùng đất, vùng nước,
vùng trời và vùng lòng đất thuộc chủ quyền hoàn toàn, riêng biệt hoặc tuyệt đối
của quốc gia. Mỗi quốc gia đều có lãnh thổ của riêng mình với những đặc điểm
khác nhau được xác định dựa trên đường biên giới quốc gia. Lãnh thổ quốc gia
là toàn vẹn và bất khả xâm phạm.
Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là quyền tối cao, hoàn toàn, đầy đủ và tuyệt
đối của quốc gia đối với lãnh thổ và trên lãnh thổ của mình
Xác lập chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ là nhằm xác định danh nghĩa
của quốc gia đối với lãnh thổ nói chung và các vùng lãnh thổ nói riêng. Lãnh thổ
quốc gia là toàn vẹn và bất khả xâm phạm nên việc xác lập chủ quyền quốc gia
đối với lãnh thổ phải dựa trên những cơ sở và phương thức do luật quốc tế quy
định. Luật quốc tế ghi nhận hai phương thức xác lập chủ quyền quốc gia đối với

1



lãnh thổ đó là phương thức thụ đắc lãnh thổ bằng chiếm cứ và phương thức thụ
đắc lãnh thổ thông qua sự chuyển nhượng.
II. Quy định của Công ước luật biển 1982 về các vùng biển thuộc chủ quyền
quốc gia
Điều 2 Công ước Luật biển năm 1982 quy định, các vùng biển thuộc chủ
quyền quốc gia được xác định như sau: “Chủ quyền của quốc gia ven biển được
mở rộng ra ngoài lãnh thổ và nội thủy của mình, (...) đến một vùng biển tiếp
liền, gọi là lãnh hải (...)”. Theo đó, vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia gồm:
nội thủy và lãnh hải.
1. Nội thủy
Theo quy định của Công ước Luật biển năm 1982 thì nội thủy (Internal
waters) được định nghĩa như sau: nội thủy là các vùng nước ở phía trong đường
cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
Như vậy, nội thủy của quốc gia ven biển là vùng nước biển có chiều rộng
được xác định bởi một bên là đường bờ biển còn bên kia là đường cơ sở dùng để
tính chiều rộng của lãnh hải và các vùng biển khác của quốc gia ven biển. Theo
Công ước luật biển 1982, đường cơ sở là điều kiện pháp lý không thể thiếu để
quốc gia ven biển có thể xác định các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia.
Công ước luật biển 1982 không định nghĩa cụ thể về đường cơ sở nhưng lại có
quy định nội dung liên quan đến đường cơ sở tại các điều: điều 3, điều 5, điều
7… của Công ước.Theo đó, có hai phương pháp xác định đường cơ sở dùng để
tính chiều rộng lãnh hải được công nhận, là phương pháp đường cơ sở thông
thường và phương pháp đường cơ sở thẳng. Các quốc gia có thể căn cứ vào địa
hình bờ biển của quốc mình mà kết hợp áp dụng cả hai phương pháp xác định
đường cơ sở để xây dựng nên hệ thống đường cơ sở cho quốc gia mình.
Về quy chế pháp lí vùng nước nội thủy: Tại vùng nội thủy quốc gia ven
biển có chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối như với đất liền. Tuy nhiên, với tính chất
là một vùng biển, việc thực hiện chủ quyền trong nội thủy vần có những điểm
2



khác biệt so với việc thực hiện chủ quyền trên đất liền, thể hiện thông qua quy
chế hoạt động của tàu thuyền nước ngoài trong nội thủy và vấn đề thực thi
quyền tài phán của quốc gia ven biển.
2. Lãnh hải
Theo quy định tai Điều 2, 3 của Công ước luật biển 1982 lãnh hải
(Territorial sea) là vùng biển nằm phía ngoài và tiếp liền nội thủy, có chiều rộng
không vượt quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở. Như vậy ranh giới phía trong của
lãnh hải chính là đường cơ sở và danh giới phái ngoài là đường mà mỗi điểm
trên đường đó ở cách điểm gần nhất của đường cơ sở một khoảng cách bằng
chiều rộng lãnh hải và không vượt quá 12 hải lí. Ranh giới phía ngoài của lãnh
hải cũng chính là đường biên giới quốc gia trên biển.
Về chế độ pháp lí của lãnh hải, theo quy định tại Điều 2 Công ước luật biển
1982, quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ đối với lãnh hải,
vùng trời bên trên cũng như đáy biển và lòng đất đươi đáy biển của lãnh hải.
Việc thực hiện chủ quyền quốc gia trong lãnh hải không mang tính chất tuyệt đối
như trong nội thủy và trên đất liền thể hiện thông qua việc thừa nhận quyền đi
qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài và vấn đề thực thi thẩm quyền tài
phán của quốc gia ven biển.
III. Quy định của pháp luật Việt Nam trong việc xác lập các vùng biển
thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Căn cứ theo quy định tại Công ước, vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam
gồm hai bộ phận là nội thủy và lãnh hải. Cụ thể, các bộ phận này được xác định
như sau:
1. Nội thủy
Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á phê chuẩn
Công ước luật biển 1982.Từ trước khi Công ước có hiệu lực cho đến nay, nước
ta đã có những quy định về chủ quyền của quốc gia trong vùng nội thủy tại
nhiều văn bản pháp lý, từ Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ
3



nghĩa Việt Nam ngày 12/05/1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa, Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải Việt Nam
ngày 12-11-1982, Nghị quyết ngày 23/06/1994 của Quốc hội khóa IX phê chuẩn
Công ước luật biển 1982, Luật biên giới quốc gia năm 2003 hay Nghi định
62/2003/NĐ-CP về quy chế khu vực biên giới biển.
Trên cơ sở quy định của Công ước, từ ngày 12-11-1982 Việt Nam đã tuyên
bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải Việt Nam và sau này
tiếp tục được khẳng định tại Điều 8 Luật biển Việt Nam năm 2012:“đường cơ
sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã được
Chính phủ công bố. Chính phủ xác định và công bố đường cơ sở ở những khu
vực chưa có đường cơ sở sau khi được Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn”.
Theo đó, đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam là hệ thống
đường cơ sở thẳng, đường thẳng gãy khúc nối liền các đảo, mũi nhô ra xa nhất
dọc theo bờ biển qua 11 điểm thành 10 đoạn thẳng xuất phát từ đường thẳng nối
liền đảo Thổ Chu và đảo Poulo Wai, chỉ có một điểm được xác định theo
phương pháp đường cơ sở thông thường là điểm A8 (mũi Đại Lãnh).
Luật biển Việt Nam ban hành năm 2012 đã tạo cơ sở pháp lý rõ ràng trong
việc xác định vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia và tạo điều kiện để phát triển
các vùng biển này. Theo quy định tại Điều 9 luật này, nội thủy đươc xác định
“là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận
lãnh thổ của Việt Nam” và tại Điều 10 quy định về quy chế pháp lí vùng nội
thủy như sau:“Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối
với nội thủy như trên lãnh thổ đất liền”.
2. Lãnh hải
Nhà nước Việt Nam thực hiện việc xác lập chủ quyền quốc gia trên biển
nói chung và lãnh hải nói riêng thông qua các văn bản luật. Luật biển Việt Nam
năm 2012 khẳng định tại Điều 11: “lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải

4


lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài lãnh hải là biên giới quốc
gia trên biển của Việt Nam”.
Việt Nam thừa nhận quyền “đi qua không gây hại” của tàu thuyền nước
ngoài trong lãnh hải. Điều này được quy định tại Điều 17 Công ước 1982 , hay
tại khoản 2, Điều 2 luật biển Việt Nam năm 2012 “tàu thuyền của tất cả các
quốc gia được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam…”.
Và “việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài phải được thực hiện
trên cơ sở tôn trọng hòa bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật Việt Nam và điều
ước quốc tế mà nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”
(khoản 3, điều 2).
IV. Thực tiễn xác lập, thực thi chủ quyền trên các vùng biển của Việt Nam
1. Thực tiễn xác lập chủ quyền trên các vùng biển của Việt Nam.
Việt Nam đã tiến hành đàm phán giải quyết các vấn đề về phân định biển
với các nước láng giềng và đạt được một số kết quả nhất định thông qua việc ký
kết các Hiệp định về phân định biển. Đối với phân định lãnh hải và vùng tiếp
giáp lãnh hải: phương pháp đường cách đều (trung tuyến) và biện pháp thỏa
thuận giải pháp khác giữa các quốc gia trên cơ sở tính đến các yếu tố như danh
nghĩa lịch sử hoặc hoàn cảnh đặc biệt được ghi nhận như một phương pháp để
giải quyết vấn đề phân định lãnh hải cũng như vùng tiếp giáp lãnh hải giữa các
quốc gia.
2. Thực tiễn thực thi chủ quyền trên các vùng biển của Việt Nam
- Thứ nhất, quy chế pháp lí đối với tàu thuyền nước ngoài. Pháp luật Việt
Nam quy định, các tàu thuyền của Việt Nam hoặc nước ngoài hoạt động trên các
vùng biển của Việt Nam thì phải tuân thủ pháp luật Việt Nam. Tàu thuyền nước
ngoài ra vào phải xin phép và phải đáp ứng các điều kiện về neo đậu, đi qua theo
pháp luật Việt Nam. Những hành vi vi phạm sẽ bị áp dụng các hình thức chế tài
tương xứng, ví dụ như cảnh cáo, phạt tiền, tước quyền sử dụng bằng, giấy phép,

giấy chứng nhận, hộ chiếu thuyền viên và tịch thu tang vật. Lực lượng cảnh sát
5


biển Việt Nam là lực lượng có thẩm quyền xử phạt hành chính các hành vi vi
phạm của tàu thuyền trong các lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn, bảo vệ môi
trường, bảo vệ nguồn lợi thủy sản hay tài nguyên khoáng sản hoặc đối với việc
chống các hành vi buôn lậu tại các vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh
tế và cả thềm lục địa của Việt Nam.
- Thứ hai,tổ chức lực lượng bảo vệ chủ quyền trên các vùng biển của Việt
Nam. Lực lượng bảo vệ chủ quyền trên biển của Việt Nam bao gồm: hải quân,
cảnh sát biển, dân quân tự vệ. Ngoài ra, khu vực ven biển từ đường cơ sở trở vào
còn có biên phòng, kiểm ngư...Hải quân nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng
cốt bảo vệ chủ quyền quốc gia của Việt Nam trên biển, đảo. .
- Thứ ba, phổ biến, tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân về chủ
quyền quốc gia trên biển và tạo mọi điều kiện để có thể giữ vững chủ quyền
vùng biển. Thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền cho các cấp lãnh đạo
địa phương ven biển cùng ngư dân về vị trí, tầm quan trọng biển, đảo của nước
ta, cũng như hoạt động bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Trong đó, chú
trọng tuyên truyền về Luật Biển Việt Nam, Ðiều ước Quốc tế có liên quan mà
Việt Nam đã ký kết. Ngoài ra, Đài Tiếng nói Việt Nam đã phủ sóng toàn bộ khu
vực lãnh hải Việt Nam và hầu hết những vùng đánh bắt cá xa bờ của ngư dân.
Ngoài việc giúp phòng tránh thiên tai, cứu hộ cứu nạn cho ngư dân, đây còn là
hành động khẳng định chủ quyền biển của Việt Nam.
Về tranh chấp chủ quyền trên các vùng biển, đặc biệt là tranh chấp ở biển
Đông, trên cơ sở Công ước luật Biển 1982, các quy chế pháp lý về biển của Việt
Nam luôn khẳng định chủ trương giải quyết các tranh chấp biển, đảo bằng các
biện pháp hòa bình và tăng cường hợp tác quốc tế về biển với các nước và tổ
chức quốc tế.
V. Đánh giá những quy định của pháp luật và thực tiễn xác lập, thực

thi chủ quyền trên các vùng biển của Việt Nam

6


Trong thời gian, Việt Nam đã có những nỗ lực mạnh mẽ trong việc hoàn
thiện khuôn khổ pháp lý liên quan biển, đảo của nước ta, xác định rõ chế độ
pháp lý các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam.
Phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh
tế biển của Việt Nam, làm cho quy phạm pháp luật của ta hài hoà với quy định
của Công ước Luật Biển năm 1982, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội
nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hoà bình, ổn định trong khu
vực và trên thế giới. Từ đó đồng thời khẳng định:“Việt Nam là một thành viên
có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc
tế, nhất là Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, phấn đấu vì hòa
bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới”.
Tuy nhiên, trong thời gian tới Việt Nam cần thiết phải ban hành những văn
bản pháp quy liên quan đến kinh tế biển, các luồng, tuyến giao thông hàng hải
thuộc lãnh hải nước ta… nhằm bảo vệ và phát triển kinh tế biển trên các vùng
biển chủ quyền,thực hiện toàn diện các chiến lược về biển của nước ta trong thời
gian về sau.

KẾT LUẬN
Như vậy, có thể thấy pháp luật quốc tế, cụ thể là Công ước Luật Biển năm
1982 đã có những quy định tương đối công bằng cho các hoạt động trên biển.
Việt Nam trên cơ sở quy định của Công ước Luật Biển năm 1982 cũng đã xây
dựng cho mình một khung pháp lí phù hợp liên quan đến biển, đảo của nước ta,
xác lập và thực thi hiệu quả chủ quyền quốc gia trên các vùng biển Việt Nam.
Trên đây là toàn bộ bài tập của em, do trình độ kiến thức còn hạn hẹp nên không
thể tránh khỏi những sai sót khi làm bài, kính mong thầy cô thông cảm, góp ý

cho em để em làm tốt hơn trong những lần sau.
Em xin chân thành cảm ơn!

7


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Công ước Luật biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982;
Luật Biển Việt Nam năm 2012;
Luật biên giới quốc gia năm 2003;
Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về
đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải Việt Nam ngày 12-11-1982;
Nghi định 62/2003/NĐ-CP về quy chế khu vực biên giới biển;
Giáo trình Luật quốc tế,Trường ĐH Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội
2014;
Giáo trình Luật quốc tế - Ths. Nguyễn Thị Kim Ngân, Ths. Chu Mạnh
Hùng (đồng chủ biên), Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam;
/> />
8



×