Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

CHÍNH SÁCH CAI TRỊ của THỰC dân PHÁP ở VIỆT NAM CUỐI THẾ kỉ XIX đầu THẾ kỉ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.52 KB, 6 trang )

CHÍNH SÁCH CAI TRỊ CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở VIỆT NAM CUỐI THẾ
KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX
Thực dân Pháp chiếm nước ta với 2 bản hiệp ước Hacmang 1883 và hiệp ước
Patonot 1884 mà triều đình nhà Nguyễn đã kí với Pháp, công nhận sự thống trị lâu
dài của Pháp đối với nước ta. Sau khi đặt ách thống trị lên nước ta TDP nhanh
chóng thiết lập chế độ chính trijvoo cùng phản động và ra sức vơ vét, xuất khẩu tư
bản, bóc lột sức lao động và thị trường tiêu thụ.
1. Về kinh tế
Thực dân Pháp thực hiện chính sách kinh tế thực dân phản động và bảo thủ
nhằm biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hóa ế thừa và cung cấp
nguyên vật liệu cho chúng:
 Thực hiện chính sách độc quyền về kinh tế trên tất cả các ngành nông
nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp.
 Đặt ra nhiều thứ thuế vô lí (thuế thân, thuế chợ, thuế đò...)
 Duy trì phương thức sản xuất phong kiến lạc hậu nhằm mục đích bóc
lột tối đa, kìm hãn nền kinh tế của nước ta tròn vòng lạc hậu.
 Thực dân pháp thiết lập một cách hạnh chế phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa
1.1. Nông nghiệp: năm 1897, Pháp ép triều Nguyễn kí điều
ước “nhượng” quyền “khai khẩn đất hoang” cho chúng. Ngay
sau đó, Pháp tăng cường cướp đoạt đất đai, lập các khu đồn
điền lớn để trồng cao su, htuws cây công nghiệp mà Pháp coi
trọng khi đó
1.2. Công nghiệp: Chú trọng khai thác mỏ than và kim loại. Tuy
nhiên Pháp không xây nhà máy luyện kim ở Việt Nam, tất cả
kim loại khai thác đc trở về Pháp. Phần lớn các nhà máy xí
nghiệp khai mỏ nằm trong tay những tập đoàn tư bản Pháp.
Phương thức hoạy động là tận dụng nhân công lao động rẻ mạt,
ssao cho chi phí sản xuất thấp nhất đẻ thu lợi nhuận cao.
1.3. Giao thộng vận tải: Xây dụng hệ thống đường giao thông hiện
đại, vùa phục vụ làm ăn lâu dài vừa phục vụ mục đích quân sự.


1.4. Thương nghiệp: Việt Nam trở thành thị trường độc quền cử tư
bản Pháp độc quyền thu thuế xuất nhâp khẩu. Tất cả hàng hóa
Việt Nam mà Pháp cần đều phải ưu tiên xuất sang Pháp, không
được xuất khẩu sang nước khác, những hàng hóa mà Pháp ế
thừa hoạc kém chất lượng thì Việt Nam phải mua của Pháp.


1.5.

Tài chính: Pháp tiến hành đánh các thứ thuế mới, chồng lên các
thuế cũ đã có từ trước khi Pháp tới. Nặng nhất là thuế thân,
rượu, thuốc phiện.
 Cướp đoạt tài nguyên, bóc lột công rẻ mạc, mở rộng thị trường tiêu thụ
hàng hóa của tư bản pháp, độc quyền về kinh tế để dễ bề vơ vét, đọc
hành về thuế và phát hành giấy bạc, duy ttrif hình thức bóc lột phong
kiến, kìm hãm kinh tế Việt Nam trong vòng lạc hậu, làm cho kinh tế
nước ta phụ thuộc vào kinh tế Pháp.
 Hậu quả: tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt, nông nghiệp
dậm chân tại chỗ, cộng nghiệp phát triển nhỏ giọt thiếu hẳn công
nghiệp nặng.
 Kinh tế phụ thuộc vào Pháp, công thuonge nghieepk không phát triển
được. Nền kinh tế VN cơ bản vẫn là nền sản suất nhỏ, lạc hậu,phụ
thuộc. Đời sống nhân dân đặc biệt là công nhân và nông dân vô cùng
cực khổ và bị bần cùng hóa.
2. Về chính trị
Tiếp tục thi hành chính sách chuyên chế với bộ máy đàn áp nặng nề. Mọi
quyền hành đều thâu tóm trong tay các viên quan cai trị người Pháp.
Chúng bóp nghẹt tự do, dân chủ, thẳng tay đàn áp, khủng bố, dìm các cuộc
đấu tranh của dân ta trong biển máu,tiếp tục thi hành chính sách chia để trị
rất thâm độc. Chia nước ta ra làm ba kỳ, mỗi kỳ đặt một chế dộ cai trị riêng

và nhập ba kỳ đó với nước Lào, Campuchia để lập ra liên bang Đông
Dương thuộc Pháp, xóa tên nước ta trên bản đồ thế giới. Chúng gây chia rẽ,
thù hằn giữa Bắc, Trung, Nam, giữa các tôn giáo, các dân tộc, các địa
phương...
Thưc dân Pháp thi hành một số cải cách chính trị hành chính để đối phó
với những biến động đang diễn ra ở Đông Dương, như tăng thêm một số
người Việt trong các phòng thương mại và canh nông ở các thành phố
lớn, lập viện dân biểu trung kì(2/1926), viện dân biểu bắc kì( 4/1926),...
Chúng thông qua bộ phận cầm đầu tại hương thôn để xâm nhập, kiểm
soát xuống các làng xã.


SƠ ĐỒ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC ĐÔNG DƯƠNG

TOÀN QUYỀN ĐÔNG DƯƠNG
Bắc kỳ
(thống
sứ)

Trung
kỳ
(Khâm
sứ)

Nam kỳ
(thống
đốc

Lào
(khâm

sứ)

Cam-puchia
(khâm
sứ)

Bộ máy chính quyền cấp Kỳ( Pháp)

Bộ máy chính quyền cấp tỉnh, huyện (Pháp+ Bản xứ)
Bộ máy chính quyền cấp xã , thôn ( Bản xứ)
- Tổ chức bộ máy nhà nước chặt chẽ, với tay xuống tận nông thôn.
- Kết hợp nhà nước thực dân và quan lại phong kiến bản xứ
- Toàn bộ hệ thống tổ chứ bộ máy cai trị của TDP từ chính quyền cơ
sở đến trung ương đều do TDP điiều hành và tri phối
3. Về văn hóa, giáo dục: Có những thay đổi nhất định
 Về giáo dục
- Cho đến 1919, Pháp vẫn duy trì chế độ giáo dục thời phong kiến, song
trong một số kì thi có thêm môn tiếng Pháp
- Về sau do nhu cầu học tập của con em quan chức thực dân và cũng để
tạo một lớp người bản xứ phục vụ cho việc cai trtij chính quyền pháp ở
Đông Dương bắt đầu mở trường học mới cùng một số cơ sở văn hóa, y
tế.
- 12/1917, toàn quyền Đông Dương lập hội đồng tư vấn du học chính
Đông Dương với chức năng đề ra những quy chế cho nghành giaó dục
- Hệ thống giáo dục phổ thông được mở rộng gồm các cấp:
+ Bậc Ấu học ở xã, thôn ( dạy chữ Hán và chữ Quốc ngữ)


+Bậc Tiểu học ở phủ, huyện (dạy chữ Hán và Quốc ngữ, chữ Pháp là
môn tự nguyện)

+ Bậc Trung học ở tỉnh ( dạy chữ Hán, Quốc ngữ, chữ Pháp bắt buộc)
-Mô hình giáo dục hiện đại đang hình thành ở Đông Dương
-Cơ sở xuất bản in ấn xuất hiện ngày càng nhiều với hàng chục tờ báo,
tạp chí chữ Pháp và chữ quốc ngữ. Nhà cầm quyền Pháp sử dụng báo chí,
văn hóa,... để phục vụ công cuộc khai thác và thống trị của chúng. Ưu
tiên xuất bản các sách báo theo chủ trương '' Pháp- Việt đề huề'' .
- Hạn chế phát triển giáo dục.
- Duy trì “văn hóa làng” theo hướng “bần cùng hóa” và “ngu dân hóa”.
- Duy trì thói hư tật xấu.
 Mục tiêu: Thông qua giáo dục phong kiến,TDP muốn tạo ra một lớp
người chỉ biết phục tùng. Triệt để sử dụng phong kiến Nam triều,dùng
người Việt trị người Việt. Kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt để
dễ bề cai trị.
 Về văn hóa.
- Chịu ảnh hưởng ở cả hai chiều tiến bộ và lạc hậu, văn hóa Việt Nam
chuyển biến theo hướng hiện đại hóa, Âu hóa, Pháp hóa, đẩy lùi nền văn
hóa phong kiến Việt Nam cổ truyền.
- Các trào lưu tư tưởng, khoa học-kĩ thuật, văn hóa, nghệ thuật phương tây
có điều kiện tràn vào Việt Nam. Các nghành văn học, nghệ thuật, kiến
trúc,...đã có những chuyển biến mới về nội dung, phương pháp sáng tác.
Các yếu tố văn hóa truyền thống, văn hóa mới tiến bộ và nô dịch cùng
tồn tại, đan xen, đấu tranh với nhau.

Tác động của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đối Việt Nam
* Về kinh tế :
- Tích cực : Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa
mang yếu tố thực dân ; thành thị theo hướng hiện đại ra đời ; bước đầu làm xuất
hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.
- Tiêu cực : Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác thuộc địa là vơ vét
sức người sức của của nhân dân Đông Dương. Do vậy :

+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt;
+ Nông nghiệp dậm chân tại chỗ;
+ công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.


—> Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ,lạc hậu và phụ thuộc.
* Về xã hội : Bên cạnh các giai cấp cũ không ngừng bị phân hoá, xã hội Việt Nam
đã xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới :
- Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng, làm chỗ dựa, tay sai cho thực dân Pháp.
Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
- Giai cấp nông dân, số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, họ sẵn
sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Một bộ phận nhỏ
mất ruộng đất vào làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền.
- Tầng lớp tư sản đã xuất hiện, có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp,
xưởng thủ công, chủ hãng buôn... bị kìm hãm, chèn ép. Vì thế lực kinh tế nhỏ bé,
lệ thuộc nên họ không dám mạnh dạn đấu tranh, chỉ mong muốn có những thay đổi
nhỏ để dễ bề làm ăn sinh sống.
- Tiểu tư sản thành thị, bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ,
viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ
học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào
cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.
- Công nhân phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ,
nhà máy, xí nghiệp, lương thấp nên đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh
mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.
*Về văn hóa, tư tưởng
- Việc bãi bỏ chế độ khoa cử Hán Học và thay đổi hệ tong giáo dục làm cho chữ
hán và chữ nho mất dần địa vị trọng yếu
- Anh hưởng của văn hóa phương tây( chủ yếu là Pháp) ngày càng mạnh lên. Vai
trò chủ chốt trong đời sống văn hóa tinh thần đã chuyển dần từ các nhà nmho sang
tri thức Tây học

- Cùng với văn hóa thì tư tưởng cũng có những thay đổi đáng kể:
+ Hệ tư tưởng phong kiến mà nòng cốt là nho giáo đã mất dần địa vị thống trị
+ Hệ tư tưởng tư sản từ phương tây được du nhập vào ngày càng có ảnh hưởng
rộng rãi trong các tầng lớp tri thức, thị dân.
+Tư tưởng dân chủ và khoa học của các nhà khai sáng Pháp đã ảnh hưởng mạnh
mẽ đến các nhà nho yêu nước tiến bộ và trở thành nền tảng tư tưởng của phong
trào duy tân cứu nước hồi đầu thế kỉ XX.
+Hệ thống tư tưởng vô sản với nền tảng là chủ nghĩa Mac-Lênin đã được những
người Cộng sản truyền bá ngày càng sâu rộng trong quần chúng nhân dân lao động
và là ngọn cờ tư tưởng của phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
Sản.
* Về văn học
-Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp lên các mặt của xã hội Việt
Nam là những cơ sở, tiền đề cho sự phát triển của văn học Việt Nam theo hướng
hiện đại hóa. Hiện đại hóa là tất yếu, là quy luật phát triển, phải diễn ra và đã diễn


ra ở Việt Nam trong thời kì lịch sử đầy biến động và rất phức tạp này để đáp ứng
yêu cầu của chính lịch sử, của nhân dân và của người đọc.
-khái niệm hiện đại hóa là quá trình làm cho văn học thoát khỏi hệ thống thi pháp
văn học trung đại, đổi mới theo hình thức văn học phương tây, có thể hội nhập với
văn học hiện đại thế giới.
-Quan niệm về vai trò, nhiệm vụ của văn học: Từ văn chương trở đạo, nói chí sang
văn chương là hoạt động thẩm mỹ nghệ thuật, đi tìm và sáng tạo cái đẹp, nhận thức
và khám phá hiện thực. không còn hiện tượng ''văn sử triết bất phân'', văn chương
tách ra thành một lĩnh vực riêng.
-Từ thi pháp văn học trung đại sang thi pháp văn học hiện đại, từ sự thay đổi kiểu
nhà văn: nhà nho-nhà văn sang nghệ sĩ chuyên nghiệp, thay đổi văn học công
chúng văn học từ nho sĩ sang thị dân
-Xây dựng và phát triển văn xuôi tiêng việt( vốn trước đó rất nghèo nàn).

=>TỔNG KẾT :
- Xã hội thực dân nửa phong kiến,cơ cấu xã hội có những biến đổi sâu sắc: xuất
hiện các giai cấp, tầng lớp mới.
- Ảnh hưởng của văn hóa phương Tây (đặc biệt là văn hóa Pháp)
- Lực lượng sáng tác chủ yếu là tầng lớp trí thức Tây học ( tiếp cận nhiều với văn
học Pháp)
- Chữ quốc ngữ đã thay thế chữ Hán và chữ Nôm trong nhiều lĩnh vực.
- Nghề in, xuất bản, báo chí, phong trào dịch thuật ra đời và phát triển khá mạnh.
- Sự xuất hiện của đội ngũ phê bình văn học.
=> Những nhân tố trên đã tạo điều kiện cho nền văn học Việt Nam đổi mới theo
phương pháp hiện đại hóa.



×