Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tính tích cực học tập của học viên trường trung cấp cảnh sát vũ trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

PHÙNG THỊ THU

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ
ĐẾN TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN
TRƯỜNG TRUNG CẤP CẢNH SÁT VŨ TRANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

PHÙNG THỊ THU

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ
ĐẾN TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN
TRƯỜNG TRUNG CẤP CẢNH SÁT VŨ TRANG
Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục
Mã số: 60140120

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS. Đinh Thị Kim Thoa

Hà Nội - 2015



LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Viện Đảm bảo chất lượng Giáo dục, Đại học
Quốc gia Hà Nội, các thầy, cô giáo tham gia giảng dạy khóa học đã trang bị
cho tôi những kiến thức quý báu về Đo lường và Đánh giá trong Giáo dục.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn PGS. TS Đinh
Thị Kim Thoa, đã rất nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên
cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Trung cấp Cảnh sát Vũ
trang, các thầy, cô giáo và các em học viên trong Nhà trường đã giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu còn thiếu nên luận văn
này không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được
sự góp ý, bổ sung của các thầy, cô giáo và các bạn học viên.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội ngày 30 tháng 7 năm 2015
Học viên

Phùng Thị Thu


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề Đánh giá mức độ ảnh hƣởng
của các yếu tố đến tính tích cực học tập của học viên Trƣờng Trung cấp
Cảnh sát Vũ trang hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của chính bản thân tôi và
chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người
khác. Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy
tắc đạo đức nghiên cứu; các kết quả trình bày trong luận văn là sản phẩm

nghiên cứu, khảo sát của riêng cá nhân tôi; tất cả các tài liệu tham khảo sử
dụng trong luận văn đều được trích dẫn tường minh, theo đúng quy định.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các
nội dung khác trong luận văn của mình.

Hà Nội ngày 30 tháng 7 năm 2015
Học viên

Phùng Thị Thu


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. 4
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................... 5
DANH MỤC HÌNH VẼ .................................................................................. 6
DANH MỤC CÁC HỘP ............................................................................... 6
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 7
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 8
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .......................................................... 9
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu........................................... 9
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 9
6. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 10
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VÀ CỞ SỞ LÝ LUẬN ...................................... 11
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................. 11
1.1.1. Các công trình ở nước ngoài ......................................................... 11
1.1.1.1. Nghiên cứu về TTC học tập ................................................... 11
1.1.1.2. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến TTC học tập ............. 13
1.1.2. Các công trình ở Việt Nam ........................................................... 15
1.1.2.1. Nghiên cứu về TTC học tập ................................................... 15

1.1.2.2. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến TTC học tập ............. 18
1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về TTC học tập của ngƣời học ....... 21
1.2.1. Hoạt động học ............................................................................... 21
1.2.1.1. Khái niệm hoạt động học ....................................................... 21
1.2.1.2. Đặc điểm chung của hoạt động học ....................................... 22
1.2.2. TTC học tập của người học........................................................... 22
1.2.2.1. Khái niệm TTC học tập ......................................................... 22
1


1.2.2.2. Biểu hiện của TTC học tập .................................................... 25
1.2.2.3. Vai trò của TTC học tập đối với chất lượng học tập ............. 29
1.3. Khung lý thuyết .................................................................................. 31
Chƣơng 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ....................................................... 33
2.1. Sơ lƣợc về địa bàn nghiên cứu .......................................................... 33
2.1.1. Giới thiệu về Trường Trung cấp Cảnh sát Vũ trang ..................... 33
2.1.2. Đặc điểm quá trình đào tạo của Nhà trường ................................. 33
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................... 35
2.2.1. Nghiên cứu tài liệu ........................................................................ 35
2.2.2. Khảo sát bằng bảng hỏi ................................................................. 35
2.2.3. Phỏng vấn sâu ............................................................................... 36
2.2.4. Phân tích thống kê ......................................................................... 36
2.3. Qui trình nghiên cứu.......................................................................... 37
2.4. Phƣơng pháp chọn mẫu ..................................................................... 38
2.4.1. HV ................................................................................................. 38
2.4.2. GV, HLV ....................................................................................... 38
2.4.3. GVCN ........................................................................................... 38
2.5. Thiết kế thang đo và đánh giá độ tin cậy của thang đo .................. 39
Chƣơng 3: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ
ĐẾN TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HV TRƢỜNG TRUNG CẤP

CẢNH SÁT VŨ TRANG .............................................................................. 43
3.1. Thực trạng tích cực học tập của HV ................................................ 43
3.1.1. Đánh giá chung ............................................................................. 43
3.1.2. Đánh giá cụ thể ............................................................................. 48
3.2. Xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính chung ................................. 56
3.3. Đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến TTC học tập ...... 57
3.3.1. Mô hình 1 ...................................................................................... 57
2


3.3.2. Mô hình 2 ...................................................................................... 60
3.3.3. Mô hình 3 ...................................................................................... 62
3.3.4. Kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính ........................................ 68
KẾT LUẬN .................................................................................................... 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 77
Phụ lục 1: Phiếu khảo sát HV ..................................................................... 81
Phụ lục 2: Phỏng vấn GV, HLV, GVCN .................................................... 86
Phụ lục 3: Xây dựng và đánh giá độ tin cậy của thang đo .......................... 87
Phụ lục 4: Thực trạng tích cực học tập của HV .......................................... 94
Phụ lục 5: Mô hình 1 ................................................................................... 96
Phụ lục 6: Mô hình 2 ................................................................................... 97
Phụ lục 7: Mô hình 3 ................................................................................... 99

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT


Từ viết tắt

Ý nghĩa

1

HLV

Huấn luyện viên

2

HV

Học viên

3

GV

Giáo viên

4

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

5


TTC

Tính tích cực

4


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Kết quả kiểm định thang đo ………………………………..... 40
Bảng 3.1. So sánh Chỉ số thực hành học tập tích cực giữa khóa K9 và K10

45

Bảng 3.2. So sánh Chỉ số thực hành học tập tích cực giữa các chuyên ngành 46
Bảng 3.3. So sánh Chỉ số thực hành học tập tích cực theo tính cách ……. 46
Bảng 3.4. Kiểm tra sự phù hợp của mô hình 1………………………….. 58
Bảng 3.5. Bảng phân tích phương sai ANOVA của mô hình 1 ……….. 58
Bảng 3.6. Các thông số thống kê từng biến trong mô hình 1 ……….....

59

Bảng 3.7. Kiểm tra sự phù hợp của mô hình 2 ………………………… 60
Bảng 3.8. Bảng phân tích phương sai ANOVA của mô hình 2 ……….. 61
Bảng 3.9. Các thông số thống kê từng biến trong mô hình 2 …………

61

Bảng 3.10. Kiểm tra sự phù hợp của mô hình 3 ………………………... 63
Bảng 3.11. Bảng phân tích phương sai ANOVA của mô hình 3 ………


64

Bảng 3.12. Các thông số thống kê từng biến trong mô hình 3 ………...

64

Bảng 3.13. Tổng hợp các mô hình dự đoán TTC học tập ……………... 67
Bảng 3.14. Kiểm định tính độc lập của sai số ………………………....

70

Bảng 3.15. Kiểm định đa cộng tuyến ………………………………….. 72

5


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Mô hình lý thuyết của nghiên cứu ……………………………

31

Hình 2.1. Quy trình tổ chức nghiên cứu ………………………………...

37

Hình 3.1. Biểu đồ Chỉ số thực hành học tập tích cực của HV ………….. 44
Hình 3.2. Biểu đồ phân bố Chỉ số thực hành học tập tích cực theo tuổi

47


Hình 3.3. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến TTC học tập ……….... 68
Hình 3.4. Biểu đồ sự phân tán giá trị dự đoán chuẩn hóa và phần dư
chuẩn hóa ………………………………………………………………. 69
Hình 3.5. Biểu đồ phân phối của phần dư ……………………………...

70

Hình 3.6. Đồ thị phân tán phần dư chuẩn hóa theo thứ tự quan sát ………

71

DANH MỤC CÁC HỘP

Hộp 3.1. Phỏng vấn sâu về hành vi phát biểu xây dựng bài trong giờ học …... 50
Hộp 3.2. Phỏng vấn sâu về hành vi tranh thủ mọi thời gian cho học tập ... 53

6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong tác phẩm Về vấn đề học tập, Chủ tịch Hồ Chí Minh (1977) đã căn
dặn người GV cần chú ý “Làm thế nào cho việc học tập thiết thực, vui vẻ,
không câu nệ, hình thức, tuyệt đối tránh cách nhồi sọ, lý luận và thực hành
phải đi đôi với nhau”. Người còn nói “Muốn học tập có kết quả phải có thái
độ đúng và phương pháp đúng” tức là trong học tập phải tự nguyện, tự giác,
chịu khó, cố gắng, đào sâu suy nghĩ, học bằng mọi cách “Học ở trường, học ở
sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân” [32]. Vì thế cách dạy phải làm cho
người học thấy được ý nghĩa của tri thức cần học, có nhu cầu, hứng thú học

và học tập một cách tự nguyện tự giác. Có như vậy chất lượng học tập mới
hiệu quả. Điều 5, Luật Giáo dục 2005 cũng ghi rõ “Phương pháp giáo dục
phải phát huy TTC, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi
dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học
tập và ý chí vươn lên” [8]. TTC học tập là một phẩm chất nhân cách, một
thuộc tính của quá trình nhận thức giúp cho quá trình nhận thức luôn luôn đạt
kết quả cao, giúp cho con người có khả năng học tập không ngừng. TTC học
tập có vai trò quyết định hiệu quả học tập của người học. Lòng khao khát hiểu
biết, TTC cao trong hoạt động nhận thức và khả năng tự rèn luyện bản thân là
những đức tính cần được phát triển và giáo dục cho người học ngay trên ghế
nhà trường.
Điều 33 Luật Giáo dục 2005 đã quy định rõ mục tiêu của giáo dục trung
cấp chuyên nghiệp “nhằm đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng thực
hành cơ bản của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và có tính sáng tạo,
ứng dụng công nghệ vào công việc” [8]. Đã có nhiều nhà nghiên cứu TTC học
tập của học sinh phổ thông, HV cao đẳng, đại học, cao học. Tuy nhiên đến
7


nay vẫn chưa có tác giả nào nghiên cứu trên đối tượng HV các trường trung
cấp, nhất là các trường trong lực lượng Công an nhân dân, đây là nhóm đối
tượng có tính đặc thù cao.
Cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân với vai trò nòng cốt trong công tác
bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, phải trực tiếp đấu tranh
với các thế lực thù địch và các loại tội phạm, tệ nạn xã hội. Do vậy, để hoàn
thành tốt nhiệm vụ, người cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân không chỉ có
bản lĩnh chính trị vững vàng, nắm vững pháp luật và những biện pháp nghiệp
vụ chuyên ngành mà còn phải am hiểu kiến thức nhiều mặt của đời sống xã
hội. Thực tế hiện nay, phần lớn HV của Trường Trung cấp Cảnh sát Vũ trang
còn thụ động trong việc học tập, chưa tích cực nghiên cứu, học hỏi, rèn luyện

các kỹ năng nghề nghiệp. HV thường chỉ thực hiện các yêu cầu cơ bản của
GV để thi kết thúc học phần mà chưa hiểu rõ, chưa thuần thục kỹ năng
chuyên ngành. Với đặc thù ăn ở tập trung trong doanh trại, HV ít có điều kiện
tiếp xúc xã hội bên ngoài nhưng số HV tích cực chủ động để nâng cao kiến
thức xã hội còn hạn chế. Chính vì vậy, quá trình đào tạo của Nhà trường chưa
đạt được hiệu quả như mong muốn. Nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh
hưởng đến TTC học tập của HV từ đó tìm biện pháp để nâng cao TTC học tập
có ý nghĩa rất thiết thực trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà
trường.
Xuất phát từ những lý do trên tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Đánh
giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tính tích cực học tập của học
viên Trường Trung cấp Cảnh sát Vũ trang”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến TTC học tập của HV
Trường trung cấp Cảnh sát Vũ trang nhằm tìm ra những giải pháp nâng cao
TTC học tập của HV, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.
8


3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến TTC học tập của HV.
Khách thể nghiên cứu: GV, HLV, HV khóa K9, K10.
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
a. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: TTC học tập của HV hiện nay như thế nào ?
Câu hỏi 2: Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến TTC học tập của HV ?
Câu hỏi 3: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến TTC học tập của HV
như thế nào ?
b. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: TTC học tập của HV hiện nay còn thấp.

Giả thuyết 2: TTC học tập của HV chịu ảnh hưởng của các tố chủ quan
và yếu tố khách quan. Yếu tố chủ quan bao gồm: Động cơ học tập, Mục đích
học tập, Kinh nghiệm bản thân, Dạng tính cách, Điểm trung bình học kỳ gần
nhất. Yếu tố khách quan gồm: Phương pháp giảng dạy của GV, Phương pháp
quản lý của GVCN, Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, Nơi cư trú trước khi vào
ngành Công an.
Giả thuyết 3: Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng lớn đến TTC học tập của
HV. Các yếu tố khách quan có những ảnh hưởng nhưng không nhiều.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nhóm các phương pháp sử dụng: nghiên cứu tài liệu, điều tra qua bảng
hỏi, phỏng vấn sâu, phần mềm hỗ trợ phân tích thống kê SPSS 20.
Cách thức chọn mẫu GV: Tổng số GV, HLV trong Nhà trường 181
đồng chí, phân bổ ở 3 bộ môn cơ bản, cơ sở và 5 khoa chuyên ngành. Mỗi bộ
môn, khoa chọn ngẫu nhiên 01 GV hoặc HLV tham phỏng vấn. Tổng số GV,
HLV tham gia: 08 đồng chí.

9


Cách thức chọn mẫu GVCN: Chọn ngẫu nhiên 5 đồng chí đại diện cho
các chuyên ngành đào tạo của khóa K9.
Cách thức chọn mẫu HV: Tổng số HV trong nhà trường là 2319. Chọn
mẫu ngẫu nhiên phân tầng với khoảng tin cậy là 95%, sai số chuẩn 5%, mẫu
cần có 330 HV, với 10% dự trữ. Như vậy, mẫu phải chọn để khảo sát là 363
HV (sử dụng phần mềm Sample Size Calculator).
6. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến TTC học tập
dưới dạng hành vi của HV Trường trung cấp Cảnh sát Vũ trang.
- Về đối tượng: HV khóa K9, K10.
- Về thời gian tiến hành khảo sát: tháng 03/2015.


10


Chƣơng 1: TỔNG QUAN VÀ CỞ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các công trình ở nƣớc ngoài
1.1.1.1. Nghiên cứu về TTC học tập
Các tác giả A.N.Lêonchiep, L.X.Vưgôtxki, P.Ia.Galperin, X.L.
Rubinstein và J.Piaget khi nghiên cứu về TTC học tập - nhận thức đã cho
rằng: nếu không có hoạt động thì cá nhân không tồn tại trong môi trường tự
nhiên và xã hội xung quanh mình. Chỉ có trong hoạt động thì TTC cũng như
tâm lý, ý thức của con người mới bộc lộ, nảy sinh, hình thành và phát triển.
Hoạt động học tập là một hoạt động tích cực bởi sự khác biệt cơ bản giữa các
quá trình thích nghi theo đúng nghĩa của nó và các quá trình tiếp thu, lĩnh hội
là ở chỗ quá trình thích nghi sinh vật là quá trình thay đổi các thuộc tính của
loài và năng lực của cơ thể và hành vi loài của cơ thể. Quá trình tiếp thu hay
lĩnh hội thì khác, đó là quá trình mang lại kết quả là cá thể tái tạo lại được
những năng lực và chức năng người đã hình thành trong quá trình lịch sử.
Muốn người học chuyển tri thức nhân loại thành kiến thức của bản thân thì
người thầy phải tổ chức cho người học tích cực tham gia vào hoạt động [29].
S.Franz - nhà tâm lý học người Đức nghiên cứu về những biểu hiện thái
độ học tập tích cực đã được công nhận và sử dụng rộng rãi đó là: 1. Trên lớp
chú ý nghe giảng; 2. Học bài và làm bài đầy đủ; 3. Cố gắng vươn lên học
được nhiều; 4. Không vội vàng phản ứng tiêu cực nếu có chỗ nào chưa hiểu
hoặc không nhất trí với bài giảng; 5. Đảm bảo kỷ luật để học tốt; 6. Cố gắng
đạt thành tích học tập tốt và nâng cao thành tích học tập của mình một cách
trung thực; 7. Thích độc lập thực hiện nhiệm vụ học tập; 8. Hăng hái nhiệt
tình trong giờ thảo luận và chữa bài tập; 9. Hoàn thành nhiệm vụ học tập một
cách nghiêm túc; 10. Giữ gìn tài liệu học tập cẩn thận [15].


11


Tác giả Carrol.E.Jzard (1992) trong tác phẩm Những cảm xúc của
người đã trình bày ảnh hưởng chi phối của cảm xúc với ý thức, mức độ phát
triển cao của TTC. Thành phần tâm lý quan trọng của TTC của con người
biểu hiện từ mức độ thấp là “tính tò mò” và ở mức độ cao là “khao khát
nghiên cứu”, “khao khát khám phá” [10].
V.Ôcôn trong cuốn Những cơ sở của việc dạy học nêu vấn đề cho rằng
TTC là lòng mong muốn hành động được nảy sinh một cách không chủ định
và gây nên những biểu hiện bên ngoài hoặc bên trong của sự hoạt động. Chủ
thể đã ý thức được mục đích hành động [36].
Geoffrey Petty đi sâu vào phân tích các cách học, các trường phái về
học: 1. Học là một quá trình tích cực và xây dựng ý nghĩa; 2. Trường phái
hành vi: Khen thưởng và tạo động cơ; 3. Học tập có tính xã hội: có cái học
mà không phải dạy. Dù theo trường phái nào, muốn nâng cao chất lượng dạy
và học, cần phải nghiên cứu, tìm hiểu về động cơ học tập, từ đó có những
biện pháp khen ngợi hay phê bình đúng mức và đúng lúc, tạo ra mối quan hệ
thầy trò tích cực, có các cơ hội bình đẳng giữa GV và học sinh [50].
Tư tưởng giáo dục của Comenxki nhấn mạnh vai trò tích cực chủ động
của người học, xem người học là chủ thể của quá trình học tập. Comenxki đã
viết: "Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán đúng
đắn, phát triển nhân cách… Hãy tìm ra phương pháp cho phép giáo viên dạy
ít hơn, học sinh học nhiều hơn" [34].
A.Đixtervec nhà giáo dục người Đức hết sức nhấn mạnh đến sự phát
triển TTC nhận thức của người học. Ông đã viết trong tác phẩm Hướng dẫn
việc đào tạo giáo viên Đức như sau: "Chỉ có sự truyền thụ tài liệu của GV mà
thôi dù nghệ thuật đến đâu chăng nữa cũng không thể bảo đảm được sự lĩnh
hội kiến thức của học sinh. Nắm vững kiến thức, thực sự lĩnh hội chúng, cái

đó học sinh phải tự mình làm lấy, bằng trí tuệ của bản thân” [3].
12


K.Đ.Usinxki, nhà giáo dục học người Nga đã đề cập tới TTC trong quá
trình dạy học như là cơ sở vững chắc cho mọi sự học tập có hiệu quả. Theo
ông, TTC nhận thức là biết định hướng vào môi trường xung quanh, biết
hành động một cách sáng tạo, biết tự mình nâng cao trình độ học vấn và phát
triển bản thân và có kỹ năng tự giành lấy kiến thức [33].
1.1.1.2. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến TTC học tập
Ngay từ thời cổ đại, nhà giáo dục học nổi tiếng người Trung Quốc
Khổng Tử đã rất chú ý trong việc kích thích TTC suy nghĩ của học trò trong
dạy học. Ông nói: “Không giận vì muốn biết thì không gợi mở cho, không bực
vì không rõ thì không bày vẽ cho. Vật có bốn góc, bảo cho biết một góc mà
không suy ra được ba góc kia thì không dạy nữa”. Như vậy, Khổng Tử rất
quan tâm đến nâng cao TTC học tập của người học. Cách dạy của ông là gợi
mở để trò tìm ra chân lý, thầy chỉ giúp trò nắm cái mấu chốt nhất, còn các vấn
đề khác trò phải tự tìm ra. Trong cuộc đời dạy, học, Khổng Tử đã đúc kết,
khái quát và đề xuất nhiều cách dạy, học hướng vào kích thích TTC suy nghĩ
của học sinh. Đây chính là ý tưởng tiến bộ cho một cách dạy học mới: không
bao giờ làm thay “bày sẵn” cho người học mà phải bằng sự khéo léo, hướng
dẫn, khêu gợi, mở mang, tạo nên ở người học sự hứng thú, tích cực, độc lập
nhận thức trong quá trình dạy học. Như vậy chúng ta có thể thấy rằng TTC
học tập của người học chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi phương pháp dạy của
người thầy, cùng với nhu cầu nhận thức, ý chí quyết tâm của người học [28].
Socrate nhà Triết học, nhà Giáo dục người Hy Lạp, trong sự nghiệp
dạy, học của mình ông luôn đánh giá cao vai trò TTC học tập và mối quan hệ
của nó với kết quả học tập. Để nâng cao TTC học tập của người học ông đã
đề ra phương pháp dạy học bằng cách thầy đặt câu hỏi cho trò trả lời, thông
qua đó dẫn dắt, gợi mở để học sinh tự tìm ra chân lý. Bằng phương pháp này

thầy khơi dậy ở người học niềm say mê, hứng thú, tích cực, chủ động học tập,
13


hình thành tính tự lực và phát huy trí lực của người học, còn thầy là người tổ
chức, hướng dẫn. Thầy không làm thay trò và trò chỉ có thể nắm bắt được tri
thức khi phát huy cao độ TTC học tập. Nhờ đó thầy đặt người học vào vị trí
trung tâm của quá trình dạy học [44].
Robert Fisher trong dự án Dạy trẻ học đã giới thiệu công trình nghiên
cứu 10 chiến lược dạy học. Xuất phát từ quan điểm “những người học thành
công không chỉ giàu kiến thức mà họ còn biết phải học thế nào”; mục đích
của công trình là làm cho người học có tư duy để học tập có hiệu quả. Tác giả
đã trình bày khung hình cho một chính sách học tập tích cực cho người học.
Đó là “1. Tư duy để học; 2. Đặt câu hỏi; 3. Lập kế hoạch; 4. Thảo luận; 5. Vẽ
sơ đồ nhận thức; 6. Tư duy đa hướng; 7. Học tập hợp tác; 8. Kèm cặp; 9.
Kiểm điểm; 10. Tạo nên một cộng đồng học tập”. Tác giả đã nêu lên các cách
thức học tập hiệu quả và một hệ thống bài tập để người học bộc lộ, hình
thành, phát triển các cách thức học tập đó, một thành phần của hoạt động học
tập, đó là hành động tích cực lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của nhân loại
chuyển thành tâm lý, ý thức của bản thân. Nếu người học biết tìm cho mình
phương pháp học đúng sẽ làm tăng niềm đam mê và TTC học tập [37].
Các tác giả Hetty Hofman, Pamela Wright trong cuốn Học tích cực Bước tiếp theo để tăng cường giáo dục y khoa tại Việt Nam. Theo các tác
giả, để trả lời cho các câu hỏi: Tại sao SV của tôi học? Học như thế nào? Cần
học những gì để trở thành một bác sỹ giỏi? Họ muốn học những gì, người
thầy phải có những hiểu biết sâu sắc về những khái niệm cốt lõi về nhu cầu,
động lực và sự hỗ trợ xã hội và phải tạo ra được một môi trường học tập có
hiệu quả. Mặc dù tác giả không chỉ rõ những nhân tố nào ảnh hưởng tới TTC
học tập của sinh viên nhưng qua việc phân tích những lý thuyết về học tập,
đưa ra những cơ sở của học tích cực, tác giả dường như chú trọng đến động
cơ học tập và môi trường học tập của người học [17].

14


1.1.2. Các công trình ở Việt Nam
1.1.2.1. Nghiên cứu về TTC học tập
Trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội Nhận
thức, thái độ và thực hành của sinh viên với phương pháp học tích cực tác
giả Nguyễn Quý Thanh cho rằng giữa nhận thức, xúc cảm và thực hành của
sinh viên trong vấn đề học tích cực tồn tại một độ chênh nhất định: Chỉ số
nhận thức đúng của sinh viên về học tập tích cực đạt: 94,7/100, trong khi đó,
chỉ số thực hành chỉ đạt 62/100, còn chỉ số xúc cảm thấp nhất: 55,5/100. Tác
giả cũng đã phát hiện ra một số nhân tố ảnh hưởng đến TTC học tập của sinh
viên như yếu tố giới tính, năm học, cách chọn ngành học, nguồn gốc xuất
thân, nơi cư trú hiện tại, phương pháp giảng dạy của giảng viên, điều kiện cơ
sở vật chất [40].
Tác giả Thái Duy Tuyên trong cuốn Giáo dục học hiện đại thì "TTC
học tập của người học là tập hợp các hoạt động nhằm làm chuyển biến vị trí
của người người học từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri
thức để nâng cao hiệu qủa học tập". TTC học tập của người học được thể
hiện qua một số đặc điểm cơ bản sau: Trong giờ học người học có chú ý tới bài
giảng hay không; Mức độ tự giác tham gia vào xây dựng bài học, trao đổi thảo
luận, ghi chép…; Thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập được giao; Hiểu bài và có
thể trình bày lại theo cách hiểu của mình; Có hứng thú học tập; Biết vận dụng
những tri thức được học vào thực tiễn; Có sáng tạo trong quá trình học tập [45].
Các tác giả Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng trong
cuốn Tâm lý học lứa tuổi và sư phạm đã coi hoạt động học tập của người học
là một quá trình nhận thức tích cực. Đó là hoạt động đặc thù chỉ có ở con
người nhằm lĩnh hội tri thức nhân loại chuyển thành tâm lý, ý thức của bản
thân. Vì vậy, muốn đạt được mục đích dạy học thì phải tạo ra được TTC trong


15


hoạt động học của người học làm cho các em vừa ý thức được đối tượng cần
lĩnh hội vừa biết cách chiếm lĩnh được đối tượng đó [22].
Trong Tuyển tập J. Piaget, Phạm Minh Hạc cho rằng TTC là một thuộc
tính của nhân cách, bao gồm các thành tố tâm lý như: nhu cầu, động cơ, hứng
thú, niềm tin, lý tưởng. Các thành tố tâm lý này có tác động qua lại lẫn nhau,
được thể hiện ở những hoạt động muôn màu, muôn vẻ và đa dạng nhằm biến
đổi, cải tạo thế giới xung quanh, cải tạo bản thân con người, cải tạo những đặc
trưng tâm lý của mình [16].
Các tác giả Trần Bá Hoành, Lê Tràng Định, Phó Đức Hòa trong cuốn
tài liệu Áp dụng dạy và học tích cực trong môn tâm lý giáo dục học đã giới
thiệu cơ sở lý luận, thực nghiệm, quy trình áp dụng dạy học tích cực ở nhà
trường phổ thông cũng như đại học. Các tác giả coi “hứng thú và tự giác là
hai yếu tố tâm lý tạo nên TTC”. TTC là phẩm chất vốn có của con người và
được biểu hiện trong hoạt động. TTC học tập là sự gắng sức cao trong hoạt
động học tập mà chủ yếu trong hoạt động nhận thức [18].
Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết trong tác phẩm Tâm lý học trẻ em cho rằng
“Hoạt động bao giờ cũng do chủ thể tiến hành. Con người là chủ thể hoạt
động, đồng thời con người càng tích cực hoạt động thì tính chủ thể càng phát
triển cao và do đó con người sẽ dần dần hoàn thiện”. Như vậy, tác giả đã
vạch ra được mối liên hệ chặt chẽ giữa TTC với hoạt động của con người [47]
Trong cuốn tài liệu bồi dưỡng GV Phát huy TTC, tự lực của học sinh
trong quá trình dạy học Nguyễn Ngọc Bảo khi công bố các công trình nghiên
cứu của mình về “Khái niệm TTC, tính độc lập nhận thức và mối liên hệ giữa
chúng” đã đề cập tới TTC và TTC nhận thức dưới góc độ Triết học và Tâm lý
học. Theo tác giả, TTC nhận thức là thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách
thể thông qua sự huy động ở mức độ cao của các chức năng tâm lý nhằm giải
quyết những vấn đề nhận thức. Nó vừa là mục đích học tập, vừa là phương

16


tiện, vừa là điều kiện để đạt mục đích, vừa là kết quả của học tập. Nó là sản
phẩm hoạt động cá nhân [6].
Theo tác giả Phạm Thị Diệu Vân trong bài Làm cho học sinh tích cực
chủ động và độc lập sáng tạo trong giờ lên lớp, TTC học tập không chỉ thể
hiện trong các mặt quan sát, chú ý, tư duy, trí nhớ mà phải căn cứ vào cường
độ, độ sâu, nhịp điệu của những hoạt động đó trong một thời gian nhất định
[48].
Tác giả Vũ Văn Tảo trong bài Một số vấn đề thời sự về việc dạy cách
học đã nêu lên nhiều ý kiến mới về quan hệ giữa học và dạy, về công nghệ
kiểm tra, về cách học có hiệu quả, về cách dạy thông minh. Cách học có hiệu
quả có thể tóm tắt là Học – Hỏi – Hiểu – Hành (4H). Tác giả đã phân tích kỹ
công nghệ này và người giảng viên có thể chuyển giao được nếu nghiên cứu
kỹ từ đó hướng dẫn cho người học có cách học tốt nhất [38].
Đặng Vũ Hoạt trong Bài giảng chuyên đề về tích cực hoá hoạt động
nhận thức của học sinh cho rằng TTC nhận thức biểu hiện ở chỗ huy động ở
mức độ cao các chức năng tâm lý, đặc biệt chức năng tư duy. Trong đó sự kết
hợp thống nhất giữa các yếu tố tâm lý nhận thức với các yếu tố tình cảm, ý chí
càng linh hoạt bao nhiêu thì ở người học TTC càng cao bấy nhiêu [20].
Luận án tiến sĩ Một số phương hướng và biện pháp nâng cao TTC học
tập của học sinh trong quá trình dạy học tiểu học tác giả Ngô Thị Thu Dung
cho rằng TTC học tập của học sinh tiểu học là trạng thái các mức độ sẵn sàng
thực hiện các nhiệm vụ học tập. Dấu hiệu nhận biết TTC học tập của học sinh
tiểu học gồm tổ hợp các dấu hiệu: hành vi vận động chủ động, sôi nổi, linh
hoạt trong hoạt động học tập, hành vi thể hiện các mức độ của sự chú ý, hành
vi thể hiện mức độ xúc cảm, tình cảm học tập, hành vi thể hiện xu hướng học
tập, hành vi chỉ mức độ tham gia của ý chí, sự biến đổi sinh lý thần kinh. Xét
về thời gian TTC học tập luôn tồn tại cùng hoạt động. Cuối cùng thể hiện ở

17


kết quả (được xác định bởi chất lượng và hiệu quả học tập). Qua phân tích
mối quan hệ phụ thuộc của TTC học tập với một số yếu tố cơ bản của quá
trình dạy học, tác giả kết luận: TTC học tập của học sinh trong giờ học phụ
thuộc mức độ phân hóa các yếu tố của quá trình dạy học theo đặc điểm tâm lý
nhận thức của học sinh và phụ thuộc mức độ duy trì cảm xúc học tập của học
sinh trong giờ học [11].
Một số tác giả: Trần Thị Nhung, Nam Sĩ Minh, Nguyễn Huy Tú, Lê Đức
Phúc, Lý Minh Tiên, Nguyễn Thạc, Hà Thị Minh Chính…đã công bố kết quả
nghiên cứu cụ thể về các thành phần của TTC học tập môn Tâm lý học, trong
đó chủ yếu các tác giả đi tìm những phương hướng, hình thức tổ chức, phương
pháp, biện pháp giảng dạy, đánh giá trong dạy học nhằm tích cực hoá hoạt
động học tập môn Tâm lý học của sinh viên. Các nhà nghiên cứu đều nhận xét
TTC học tập môn Tâm lý học của sinh viên quyết định trực tiếp đến chất lượng
học tập của các em. Đồng thời, các tác giả cũng khẳng định muốn tích cực hoá
hoạt động học tập môn Tâm lý học và nâng cao chất lượng học tập của sinh
viên thì phải huy động được toàn bộ chức năng tâm lý của các em tham gia vào
quá trình chuyển tri thức Tâm lý học của nhân loại thành tri thức tâm lý của
bản thân [8].
1.1.2.2. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến TTC học tập
Tác giả Nguyễn Quý Thanh, Nguyễn Trung Kiên trong bài viết Sự thực
hành học tập tích cực của HV: Một thử nghiệm mô hình hóa các yếu tố tác
động cho thấy TTC học tập phụ thuộc vào 9 yếu tố gồm: dạng tính cách, trạng
thái cảm xúc (mệt mỏi và hào hứng), chi tiêu trung bình hàng tháng, cách
chọn ngành học, ngành học, vị trí ngồi trong lớp và phương pháp giảng dạy
của giảng viên (cách đọc –chép và cung cấp tài liệu cho HV tự nghiên cứu).
Kết quả nghiên cứu cho thấy vị trí ngồi đầu lớp, ngành học Xã hội và Nhân
văn, tâm trạng hào hứng khi học, dạng tính cách mạnh dạn, phương pháp

18


giảng „cung cấp tài liệu cho HV tự nghiên cứu‟, việc HV tự mình lựa chọn
ngành học có tương quan thuận với chỉ số học tập tích cực. Tức là các HV có
những đặc điểm này có mức độ tích cực học tâp cao hơn các nhóm không có
chúng. Trong khi đó, các yếu tố như tâm trạng mệt mỏi khi học, phương pháp
giảng của giảng viên theo dạng đọc-chép và mức chi tiêu có tương quan
nghịch với chỉ số học tập tích cực. Tức là, HV càng mệt mỏi khi học, GV chỉ
giảng theo kiểu đọc-chép và HV càng chi tiêu nhiều (mức sống khá) thì mức
độ tích cực trong học tập của học lại càng thấp [41].
Luận án tiến sĩ Nghiên cứu TTC học tập môn tâm lý học của sinh viên
đại học sư phạm Hải Phòng, tác giả Đỗ Thị Coỏng cho rằng TTC học tập môn
Tâm lý học của sinh viên chịu sự chi phối của nhiều yếu tố, chủ quan và khách
quan, trong đó yếu tố chủ quan là quyết định trực tiếp đến TTC học tập. Học là
hoạt động nhận thức tích cực, tự lực, sáng tạo của người học. Do đó, sức học,
sức tự học, tự phát triển của trò là nội lực quyết định sự phát triển của bản thân
người học. Tác động của thầy, của môi trường xã hội chỉ là ngoại lực hỗ trợ,
thúc đẩy, xúc tác và tạo điều kiện thuận lợi cho người học [8].
Tác giả Lê Duy Tuấn trong Luận án tiến sĩ Cơ sở tâm lý của TTC học
tập ở học viên đào tạo sĩ quan quân đội đã chỉ ra 4 nhóm yếu tố khách quan
tác động đến TTC học tập của HV bao gồm: nhóm yếu tố thuộc về giảng viên;
cán bộ quản lý HV; môi trường sư phạm nhà trường, tập thể lớp học và nhóm
yếu tố thuộc môi trường xã hội. Trong đó, nhóm yếu tố thuộc về giảng viên
và cán bộ quản lý học viên tác động lớn nhất đến TTC học tập của HV đào
tạo sĩ quan quân đội [44].
Luận văn thạc sĩ với đề tài Tính tích cực học tập của học viên cao học:
Tác động của các yếu tố cá nhân và các yếu tố môi trường đào tạo của tác giả
Vũ Thị Tuyết Mai đã phát hiện và phân tích sự tác động của một số yếu tố
thuộc đặc điểm cá nhân và đặc điểm môi trường đào tạo tác động tới TTC học

19


tập của HV cao học như: ngành học, nghề nghiệp, mức độ điểm danh của
giảng viên, sĩ số lớp học [31].
Tác giả Trần Lan Anh trong luận văn thạc sĩ Những yếu tố ảnh hưởng
tới TTC học tập của sinh viên đại học cho rằng: Khi tham gia vào quá trình
học tập, sinh viên nào cũng có những mục đích nhất định. Những sinh
viên càng tích cực thì càng có mục đích rõ ràng và có ý chí nỗ lực hết sức
mình để đạt được mục đích đó thông qua những hành vi tích cực: đi nghe
giảng đầy đủ, chăm tìm đọc tài liệu, giáo trình có liên quan đến nội dung
học, chú ý tham gia thảo luận nhóm và phát biểu xây dựng bài…Nếu sinh
viên thực hiện công việc kể trên một cách đều đặn, thường xuyên, trở thành
sự ham thích tự nhiên thì chính những nhân tố đó biến thành chất lượng mới
của thái độ, tư tưởng đúng đắn. Nó quyết định cho việc đạt mục đích học tập
mà sinh viên mong muốn. Tuy nhiên, TTC học tập của sinh viên không chỉ
phụ thuộc vào tư chất và sự nỗ lực cố gắng của chính bản thân sinh viên mà
còn bị ảnh hưởng, chi phối bởi môi trường xã hội như: điều kiện cơ sở vật
chất phục vụ học tập, phương pháp giảng dạy của giảng viện, cách giáo dục
của gia đình [2].
Theo Tiến sĩ Thái Duy Tuyên, nhìn chung TTC nhận thức phụ thuộc
vào những nhân tố sau đây: 1. Bản thân học sinh: Đặc điểm hoạt động trí tuệ
(tái hiện, sáng tạo...), Năng lực (hệ thống tri thức, kĩ năng, kinh nghiệm hoạt
động sáng tạo, sự trải nghiệm cuộc sống...), Tình trạng sức khỏe, Trạng thái
tâm lí (hứng thú, xúc cảm, chú ý, nhu cầu, động cơ, ý chí...), Điều kiện vật
chất, tinh thần (thời gian, tiền của, không khí đạo đức); 2. Nhà trường: Chất
lượng quá trình dạy học – giáo dục (nội dung, hương pháp, phương tiện, hình
thức kiểm tra đánh giá...); Quan hệ thầy trò; Không khí đạo đức nhà trường;
3. Gia đình; 4. Xã hội. Từ đó, việc phát huy TTC của đòi hỏi một kế hoạch


20


lâu dài và toàn diện khi phối hợp hoạt động của gia đình, nhà trường và xã hội
[46].
Đề tài nghiên cứu khoa học Tìm hiểu TTC trong học tập của HV đối
với môn học của Nguyễn Thu Hường cho thấy TTC của người học nảy sinh
trong quá trình học tập nhưng nó lại chịu nhiều tác động khác nhau nhưng
nhìn chung phụ thuộc vào những nhân tố: 1. Hứng thú; 2. Nhu cầu; 3. Động
cơ; 4. Năng lực; 5. Ý chí; 6. Sức khỏe; 7. Môi trường. Trong những nhân tố
trên, có những nhân tố có thể hình thành ngay nhưng có những nhân tố chỉ
được hình thành qua một quá trình dài lâu dưới ảnh hưởng của rất nhiều tác
động. Do đó, việc tích cực hóa người học đòi hỏi một kế hoạch lâu dài và
toàn diện khi phối hợp hoạt động gia đình, nhà trường và xã hội [25].
Tóm lại, các tác giả trong và ngoài nước khi nghiên cứu về TTC học
tập của người học đã đưa ra định nghĩa, những điều kiện nảy sinh, hình thành
và phát triển của TTC học tập đồng thời họ cũng chỉ đã chỉ ra những dấu hiệu,
cấp độ biểu hiện khác nhau, những yếu tố ảnh hưởng của TTC.
1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về TTC học tập của ngƣời học
1.2.1. Hoạt động học
1.2.1.1. Khái niệm hoạt động học
Con người muốn tồn tại và phát triển cần phải có khả năng thích ứng
với sự thay đổi của môi trường sống. Do đó con người phải tiếp thu kinh
nghiệm và chuyển hóa những kinh nghiệm xã hội thành kinh nghiệm của
riêng mình. Điều đó có nghĩa là phải học, đó chính là quá trình tương tác
giữa cá thể với môi trường, kết quả là dẫn đến sự biến đổi bền vững về nhận
thức, thái độ hay hành vi của cá thể đó [35].
Để việc học tập thu được kết quả tốt, có mục đích rõ ràng thì việc học
phải được triển khai bởi một hoạt động đặc thù: hoạt động học. Đây là hoạt
động đặc thù vì chỉ có ở người, nó nhằm thỏa mãn một nhu cầu nhất định,

21


×