Tải bản đầy đủ (.pdf) (195 trang)

Giá trị văn hóa của lễ hội cổ truyền ở tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.93 MB, 195 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
------  ------

BÙI HUY TOÀN

GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA LỄ HỘI CỔ TRUYỀN
Ở TỈNH PHÖ THỌ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VIỆT NAM HỌC

HÀ NỘI - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
------  ------

BÙI HUY TOÀN

GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA LỄ HỘI CỔ TRUYỀN
Ở TỈNH PHÖ THỌ
Chuyên ngành: Việt Nam học
Mã số: 62 22 01 13

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VIỆT NAM HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS Phạm Hồng Tung
2. GS.TS Ngô Đức Thịnh

HÀ NỘI - 2016




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án tiến sĩ Giá trị văn hóa của lễ hội cổ truyền ở
tỉnh Phú Thọ là do tôi viết dƣới sự hƣớng dẫn của GS.TS Phạm Hồng Tung,
GS.TS Ngô Đức Thịnh và sự góp ý của các nhà khoa học.
Các số liệu, trích dẫn, tƣ liệu trong luận án đảm bảo độ tin cậy, chính
xác, trung thực, có dẫn nguồn cụ thể.
Tác giả

Bùi Huy Toàn


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận án này, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ rất nhiều từ
các tập thể và cá nhân.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Viện Việt Nam học và Khoa học
phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội cùng các phòng ban chức năng, các thầy/
cô giáo của Viện đã giảng dạy, tạo điều kiện giúp đỡ, hƣớng dẫn cho tôi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới GS.TS Phạm Hồng Tung và GS.TS Ngô Đức Thịnh đã luôn tận tình
hƣớng dẫn, chỉ bảo và dìu dắt tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo UBND tỉnh Phú Thọ; Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ; UBND các huyện, thành, thị (đặc biệt là
các huyện Lâm Thao, Phù Ninh và TP. Việt Trì); Ban giám đốc và các đơn vị
trực thuộc Khu di tích lịch sử Đền Hùng cùng các cơ quan liên quan đã nhiệt
tình cung cấp tƣ liệu, hỗ trợ tôi trong quá trình điền dã để hoàn thành luận án.
Xin đƣợc tri ân nhân dân các địa phƣơng đã giúp đỡ tôi trong quá trình khảo
sát, điền dã tại địa bàn nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Trƣờng Đại học Hùng
Vƣơng, Khoa KHXH&NV đã ủng hộ, giúp đỡ, động viên tôi cả về vật chất
lẫn tinh thần trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn bạn
bè, đồng nghiệp cùng toàn thể những ngƣời đã đóng góp ý kiến, giúp đỡ tôi
trong quá trình thu thập, tìm kiếm tài liệu.
Xin cảm ơn gia đình đã luôn là điểm tựa vững chắc cho tôi trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu và bảo vệ luận án.
Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 2016
Tác giả

Bùi Huy Toàn


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục …………………………………………………………………… 1
Danh mục chữ viết tắt …………………………………………………… 5
Danh mục các bảng ……………………………………………………… 6
Danh mục các hình vẽ …………………………………………………… 7
MỞ ĐẦU …………………………………………………………………. 8
1. Tính cấp thiết của luận án ………………………………..................... 8
2. Mục tiêu nghiên cứu ……………….………………………………….. 10
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ……………….…………………… 10
4. Nguồn tƣ liệu ……………….………………………………………….. 11
5. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu …………………………

12


6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ………………….…………………….. 12
7. Bố cục của luận án …………………………………………………….. 13
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÍ
THUYẾT, PHƢƠNG PHÁP VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ………….. 14
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu …………………………………… 14
1.1.1. Các nghiên cứu của giới học giả nƣớc ngoài ………………………. 20
1.1.2. Nghiên cứu của các tác giả trong nƣớc …………………………….. 34
1.2. Cơ sở lí thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu ………………………. 29
1.2.1. Một số khái niệm …………………………………………………… 29
1.2.2. Cơ sở lí thuyết ……………………………………………………… 37
1.2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu …………………………………………… 39
1


1.3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ………………………………….. 43
1.3.1. Điều kiện tự nhiên ………………………………………………….. 45
1.3.2. Cƣ dân và cộng đồng các dân tộc …………………………………... 50
1.3.3. Lịch sử - văn hóa …………………………………............................ 52
Tiểu kết chƣơng 1 ………………………………………………………... 56
CHƢƠNG 2. KHẢO SÁT VÀ NHẬN DIỆN LỄ HỘI CỔ TRUYỀN Ở
TỈNH PHÖ THỌ ........................................................................................ 58
2.1. Các dạng thức lễ hội cổ truyền ở tỉnh Phú Thọ …………………… 58
2.1.1. Lễ hội gắn với thờ cúng Hùng Vƣơng ……………………………...

60

2.1.2. Lễ hội gắn với nông nghiệp ………………………............................ 62
2.1.3. Lễ hội gắn với truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm ……... 65
2.1.4. Lễ hội gắn với phong tục, tập quán và sinh hoạt văn hóa dân gian.... 64
2.2. Đặc điểm phân bố của lễ hội cổ truyền ở tỉnh Phú Thọ …………


66

2.2.1. Phân bố theo không gian …………………………………………… 66
2.2.2. Phân bố theo thời gian ……………………………………………… 67
2.3. Một số lễ hội cổ truyền tiêu biểu……………………………………. 67
2.3.1. Lễ hội Đền Hùng …………………………………………………… 67
2.3.2. Lễ hội Trò Trám và rƣớc lúa thần …………………………………..

73

2.3.3. Lễ hội cƣớp phết Hiền Quan ……………………………………….. 75
2.3.4. Lễ hội hát Xoan An Thái …………………………………………… 79
Tiểu kết chƣơng 2 ………………………………………………………... 85
CHƢƠNG 3. GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐẶC TRƢNG CỦA LỄ HỘI CỔ
TRUYỀN Ở TỈNH PHÖ THỌ - TỪ TIẾP CẬN LIÊN NGÀNH ….….. 87
3.1. Giá trị hƣớng nguồn ………………………........................................ 88
3.1.1. Truyền thuyết Hùng Vƣơng ………………………………………...

90

3.1.2. Từ truyền thuyết đến tín ngƣỡng thờ Quốc Tổ Hùng Vƣơng trong
dòng chảy lịch sử dân tộc …………………………………………………. 92
2


3.1.3. Lễ hội Đền Hùng – biểu hiện tập trung của giá trị hƣớng nguồn …... 97
3.2. Giá trị tôn vinh nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa ……………... 99
3.2.1. Tín ngƣỡng và tín ngƣỡng phồn thực ………………………………. 100
3.2.2. Tín ngƣỡng phồn thực trong lễ hội cổ truyền ở tỉnh Phú Thọ ...........


102

3.2.3. Giá trị của tín ngƣỡng phồn thực trong lễ hội cổ truyền ở tỉnh Phú Thọ … 105
3.3. Giá trị cố kết cộng đồng …………………………………………….. 107
3.3.1. Cố kết cộng đồng làng xã …………………………………………... 108
3.3.2. Cố kết cộng đồng quốc gia, dân tộc ………………………………... 112
3.4. Giá trị giáo dục, hƣớng thiện ………………………………………. 113
3.4.1. Giáo dục truyền thống yêu nƣớc, đấu tranh chống giặc ngoại xâm ... 113
3.4.2. Hƣớng thiện, trừ ác …………………………………………………

115

3.5. Giá trị giải trí ……………………………………………………....... 116
3.5.1. Giải trí – giá trị phổ biến và tất yếu của lễ hội ……………………... 116
3.5.2. Giá trị giải trí trong lễ hội cổ truyền ở tỉnh Phú Thọ ……………….. 117
Tiểu kết chƣơng 3 ………………………………………………………... 122
CHƢƠNG 4. BẢO TỒN – PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA LỄ
HỘI CỔ TRUYỀN Ở TỈNH PHÖ THỌ .................................................. 124
4.1. Căn cứ đề xuất phƣơng hƣớng bảo tồn – phát huy ……………….. 124
4.1.1. Các quan điểm bảo tồn – phát huy …………………………………. 124
4.1.2. Định hƣớng, chiến lƣợc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của tỉnh
Phú Thọ …………………………………………………………………… 129
4.2. Phân tích SWOT thực trạng công tác bảo tồn – phát huy lễ hội cổ
truyền ở tỉnh Phú Thọ …………………………………………………… 131
4.2.1. Điểm mạnh ......................................................................................... 131
4.2.2. Điểm yếu ............................................................................................ 134
4.2.3. Cơ hội ................................................................................................. 136
3



4.2.4. Thách thức .......................................................................................... 137
4.2.5. Kết hợp thành các nhóm chiến lƣợc ................................................... 138
4.3. Lễ hội cổ truyền ở Phú Thọ hiện nay – những vấn đề đặt ra .......... 141
4.4. Mô hình và giải pháp bảo tồn – phát huy ......................................... 145
4.4.1. Mô hình quản lý và quy hoạch lễ hội ………………………………. 145
4.4.2. Mô hình giáo dục, nghiên cứu khoa học và truyền thông ………….. 146
4.4.3. Mô hình bảo tồn – phát huy giá trị của lễ hội cổ truyền với phát
triển du lịch ……………………………………………………………….. 148
Tiểu kết chƣơng 4 ………………………………………………………... 156
KẾT LUẬN ................................................................................................. 158
1. Kết luận ................................................................................................... 158
2. Kiến nghị ................................................................................................. 161
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................. 163
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………. 164
PHỤC LỤC

4


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNH-HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
DSVH

: Di sản văn hóa

GS

: Giáo sƣ


KT-XH

: Kinh tế - xã hội

NXB

: Nhà xuất bản

PGS

: Phó giáo sƣ

TP

: Thành phố

TS

: Tiến sĩ

TSKH

: Tiến sĩ khoa học



: Trung ƣơng

TX


: Thị xã

UBND

: Uỷ ban nhân dân

5


DANH MỤC CÁC BẢNG
TT

Tên bảng

1

Bảng 2.1. Lễ hội cổ truyền ở tỉnh Phú Thọ phân theo đơn vị ...........

66

2

Bảng 2.2. Lễ hội cổ truyền ở tỉnh Phú Thọ phân bố theo mùa ..........

67

6

Trang



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TT

Tên hình

Trang

1

Hình 3.1. Thang giá trị dựa trên giá trị nền tảng ................................. 119

2

Hình 3.2. Thang giá trị theo dựa trên giá trị cốt lõi ............................ 120

7


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Di sản văn hóa là tài sản vô giá, góp phần khẳng định bề dày và sự trƣờng
tồn của văn hóa mỗi dân tộc. Học giả Đào Duy Anh từng viết: “Ta muốn trở
thành một nƣớc cƣờng thịnh vừa về vật chất, vừa về tinh thần thì phải giữ văn
hoá cũ (di sản) làm thể (gốc, nền tảng); mà lấy văn hoá mới làm dụng nghĩa là
phải khéo điều hoà tinh tuý của văn hoá phƣơng Đông với những điều sở trƣờng
về khoa học của văn hoá phƣơng Tây” [3, tr.68].
Điều này đƣợc làm rõ hơn trong quan điểm của tác giả Hoàng Vinh, di
sản văn hóa là sự tổng hòa của một tập hợp những cặp phạm trù vừa thống

nhất, vừa tƣơng phản: truyền thống - hiện đại, kế thừa - phát triển, dân tộc quốc tế. Những cặp phạm trù này vận động một cách hài hoà với nhau, quan
hệ mật thiết không thể tách rời [67]. Với ý nghĩa này, di sản văn hóa đƣợc
xem là một trong những yếu tố quan trọng hình thành nên bản sắc văn hóa của
một dân tộc, tạo nên sức mạnh chiếm lĩnh, thâu nạp những yếu tố văn hóa
ngoại sinh làm giầu nền văn hóa bản địa.
Với đặc trƣng của vùng đất phát tích dân tộc Việt Nam, Phú Thọ đang
sở hữu một hệ thống di sản văn hóa đồ sộ, tiêu biểu cho lịch sử mấy ngàn năm
dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc Việt Nam. Cùng với hệ thống di tích đình,
chùa, đền, miếu và các di tích khảo cổ học từ hậu kỳ đá cũ đến giai đoạn đồng
thau, sắt sớm,… Phú Thọ có những di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc nhƣ tín
ngƣỡng, lễ hội, nghệ thuật trình diễn, hèm tục, truyện kể, thơ ca dân gian…
mang đậm sắc thái cội nguồn. Trong hệ thống di sản văn hóa đồ sộ đó, lễ hội
cổ truyền có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống văn hóa truyền thống
của ngƣời dân Đất Tổ từ ngàn đời nay.
Lễ hội cổ truyền là một hiện tƣợng văn hóa dân gian có tính chất tổng
thể, “là một pho lịch sử khổng lồ, ở đó tích tụ vô số những lớp phong tục, tín
8


ngƣỡng, văn hóa, nghệ thuật và cả các sự kiện xã hội – lịch sử quan trọng của
dân tộc” [69]. Lễ hội cổ truyền chính là nơi lƣu giữ, truyền lại cho các thế hệ
sau những giá trị văn hóa biểu trƣng cho sức mạnh, ý chí của cả cộng đồng
ngƣời Việt Nam suốt chiều dài lịch sử. Việc bảo tồn – phát huy giá trị văn hóa
của lễ hội cổ truyền ở tỉnh Phú Thọ chính là một cách để nền văn hóa của dân
tộc ta không bị mai một, lãng quên, thể hiện trách nhiệm của thế hệ hiện tại
đối với quá khứ đồng thời tạo dựng một hành trang vững chắc trên con đƣờng
hội nhập quốc tế sâu rộng nhƣ hiện nay.
Phú Thọ đƣợc coi là vùng đất cội nguồn gắn với tín ngƣỡng thờ cúng
Hùng Vƣơng và lễ hội Đền Hùng – một điểm tựa tâm linh của toàn dân tộc, vì
vậy, các hoạt động lễ hội diễn ra ở đây có tác động lan tỏa mạnh sang vùng

khác. Vấn đề quy hoạch, quản lý và tổ chức lễ hội cần có tính quy chuẩn cao.
Tuy nhiên, có một thực trạng đáng báo động và đáng lƣu tâm, đó là ở Phú Thọ
(và nhiều địa phƣơng khác) rất khó tìm ra đƣợc lời giải thỏa đáng cho bài toán
quan hệ giữa bảo tồn và phát triển. Hiện nay không ít lễ hội cổ truyền đang bị
xuống cấp nghiêm trọng do bị bóp méo, bị sân khấu hóa hay thƣơng mại hóa.
Có nơi ngƣời dân không chỉ thiếu hiểu biết đầy đủ về giá trị văn hóa của lễ
hội mà còn thiếu ý thức tôn trọng, thậm chí còn tàn phá lễ hội. Bên cạnh đó,
một vài địa phƣơng có lễ hội đƣợc xếp hạng thì lại tự phát tu bổ, sửa chữa tùy
tiện, làm biến tƣớng giá trị gốc của lễ hội…
Thực tiễn đặt ra vấn đề là: cần phải nhận diện, định vị một cách chính
xác những giá trị văn hóa, lịch sử, khoa học của lễ hội cổ truyền để từ đó có
phƣơng hƣớng bảo tồn – phát huy phù hợp. Đây cũng là những trăn trở lớn
của các nhà nghiên cứu và quản lý văn hóa tỉnh Phú Thọ nói riêng, cả nƣớc
nói chung. Thực chất đây chính là nhiệm vụ, trọng trách của cả cộng đồng.
Thực hiện đề tài này, chúng tôi hƣớng tới việc nhận diện và định vị giá
trị văn hóa đặc trƣng của lễ hội cổ truyền trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; từ đó, đề
9


xuất những khuyến nghị khoa học với các mô hình, giải pháp cụ thể nhằm gìn
giữ và phát huy hơn nữa những giá trị to lớn của các lễ hội ấy trên quê hƣơng
Đất Tổ, phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững kinh tế - xã hội, văn hóa ở địa
phƣơng và trong cả nƣớc.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở khảo cứu toàn bộ hệ thống lễ hội cổ truyền trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ, đặc biệt là những lễ hội mang đậm đặc trƣng văn hóa vùng Đất Tổ,
kết quả nghiên cứu của luận án hƣớng tới mục tiêu:
- Nhận diện và đánh giá toàn diện những giá trị văn hóa của lễ hội cổ
truyền ở tỉnh Phú Thọ dƣới cách tiếp cận liên ngành của khu vực học.
- Trên cơ sở của những quan điểm hiện đại về bảo tồn – phát huy giá trị

di sản, đề xuất những giải pháp thực tiễn, khuyến nghị khoa học nhằm giữ
gìn, phát huy giá trị văn hóa của lễ hội cổ truyền, góp phần vào sự nghiệp
phát triển bền vững ở tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh đẩy mạnh CNH, HĐH và
chủ động hội nhập quốc tế.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là giá trị văn hóa của lễ hội cổ truyền
trong không gian văn hóa Đất Tổ mà vùng lõi chính là tỉnh Phú Thọ ngày nay,
tập trung khảo sát các lễ hội tiêu biểu của ngƣời Kinh/Việt đang đƣợc tổ chức
thƣờng kỳ ở đó, tính đến năm 2015.
Sở dĩ chúng tôi lựa chọn đối tƣợng nghiên cứu nhƣ trên bởi vì lễ hội
của ngƣời Kinh chiếm số lƣợng nhiều nhất, tiêu biểu nhất, có tính đại diện
nhất cho đặc trƣng văn hóa Đất Tổ. Mặt khác, những lễ hội này lại có quan hệ
chặt chẽ với lễ hội của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Vì vậy,
mặc dù đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu gắn với ngƣời Kinh nhƣng thực chất
ngay từ xa xƣa giá trị văn hóa của lễ hội cổ truyền đã là sự tích hợp, hội hòa
10


giá trị văn hóa của nhiều cộng đồng ngƣời đồng hành với dân tộc Việt Nam
trong suốt chiều dài lịch sử, không phân biệt thiểu số hay đa số. Ở đó, các lễ
hội có sự tích hội, bồi đắp nhiều lớp ý nghĩa và trở thành nơi chuyên chở
những giá trị văn hóa tiêu biểu của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trên cơ
sở đó, xác định đối tƣợng nghiên cứu là lễ hội của ngƣời Kinh không có nghĩa
rằng chúng tôi loại bỏ lễ hội của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Phú Thọ ngày nay
ra khỏi quan sát của mình. Ngoài việc tham gia lễ hội với ngƣời Kinh, các dân
tộc thiểu số còn có những lễ hội đặc thù, trong giới hạn cho phép, chúng tôi sẽ
cố gắng so sánh những lễ hội cổ truyền của ngƣời Kinh với các lễ hội đó ở
tỉnh Phú Thọ. Việc nghiên cứu một cách chuyên sâu, đầy đủ, toàn diện về lễ
hội của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Phú Thọ chắc hẳn cần có một công trình

khác với quy mô, phạm vi phù hợp.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: tỉnh Phú Thọ (bao gồm 13 huyện, thành, thị).
Phạm vi thời gian: tập trung nghiên cứu các lễ hội cổ truyền đƣợc tổ
chức thƣờng kỳ tại tỉnh Phú Thọ từ khi tỉnh đƣợc tái lập năm 1997 đến nay.
4. Nguồn tƣ liệu
Luận án dựa trên ba nguồn tƣ liệu cơ bản:
Nguồn tƣ liệu thứ nhất, là các tài liệu điền dã, điều tra khảo sát, phỏng
vấn và tham dự do tác giả thực hiện tại địa bàn. Đây là một nguồn tƣ liệu
chính của luận án.
Nguồn tƣ liệu thứ hai, là tài liệu về lễ hội cổ truyền ở tỉnh Phú Thọ
đƣợc tập hợp trong những công trình đã đƣợc công bố trên các bài báo khoa
học, tạp chí chuyên ngành nhƣ: Dân tộc học, Văn hóa dân gian, Văn hóa nghệ
thuật… hoặc đã đƣợc in thành sách, kỷ yếu hội thảo và những ghi chép trong
thần phả, thần tích còn lƣu giữ trong di tích ở các địa phƣơng, các thƣ viện.
Nguồn tƣ liệu thứ ba, là hệ thống văn bản của Đảng và Nhà nƣớc, của
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, của tỉnh Phú Thọ về việc quản lý các hoạt
11


động văn hóa, quy chế tổ chức lễ hội… Bên cạnh đó, những nội dung trong
Quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa của tỉnh Phú Thọ cũng là những tƣ
liệu có thể tham khảo trong luận án.
Tất cả các tƣ liệu trên đều đƣợc so sánh, đối chiếu và kiểm chứng trên
thực tế, đồng thời có sự tƣ vấn, tham khảo chuyên gia ở Hà Nội và địa
phƣơng để đảm bảo tính tính xác thực và độ tin cậy cao trong khi đƣợc khai
thác và sử dụng.
5. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cách tiếp cận
Dựa trên nền tảng lý thuyết Khu vực học, luận án tiếp cận đối tƣợng

nghiên cứu một cách toàn diện, đa chiều. Bên cạnh đó, các lí thuyết khác cũng
đƣợc tác giả tham khảo, vận dụng, nhƣ cách tiếp cận hệ thống và lí thuyết
biến đổi văn hóa nhằm chỉ ra những giá trị văn hóa đặc trƣng gắn với một
không gian lịch sử - văn hóa, không gian phát triển cụ thể là tỉnh Phú Thọ.
Cách tiếp cận này giúp cho việc phân tích những vấn đề đang đặt ra đối với lễ
hội cổ truyền nói chung, lễ hội cổ truyền ở tỉnh Phú Thọ nói riêng trong bối
cảnh xã hội đƣơng đại, từ đó đề xuất các mô hình và giải pháp khoa học nhằm
bảo tồn – phát huy giá trị văn hóa của lễ hội.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đối tƣợng, các phƣơng pháp chính đƣợc sử
dụng trong luận án bao gồm gồm: phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành;
phƣơng pháp hệ thống hóa kết hợp so sánh, phân tích, tổng hợp; phƣơng pháp
điền dã; phƣơng pháp chuyên gia; và phƣơng pháp phân tích SWOT.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án là công trình khoa học nghiên cứu một cách tổng thể và hệ
thống về lễ hội cổ truyền ở tỉnh Phú Thọ.
12


Luận án tiếp cận lễ hội cổ truyền dƣới góc độ liên ngành của khu vực
học, kết quả nghiên cứu làm rõ những giá trị văn hóa đặc trƣng của lễ hội gắn
với không gian văn hóa Đất Tổ.
Luận án đề xuất những mô hình và giải pháp khoa học nhằm bảo tồn phát huy giá trị văn hóa của lễ hội cổ truyền, phục vụ phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn tiếp theo.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án, đặc biệt là những đề xuất, khuyến nghị
khoa học sẽ là gợi ý cho các cấp quản lý địa phƣơng nghiên cứu, tham khảo
và vận dụng vào công tác quy hoạch, tổ chức, phát huy giá trị của di sản văn
hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Luận án có thể trở thành tài liệu tham khảo cho học viên, sinh viên các
ngành Việt Nam học, Văn hóa – Du lịch, Quản lý văn hóa… ở các trƣờng đại
học, cao đẳng.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án bao
gồm bốn chƣơng:
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lí thuyết, phƣơng
pháp và địa bàn nghiên cứu.
Chƣơng 2. Khảo sát và nhận diện lễ hội cổ truyền ở tỉnh Phú Thọ.
Chƣơng 3. Giá trị văn hóa đặc trƣng của lễ hội cổ truyền ở tỉnh Phú Thọ từ tiếp cận liên ngành.
Chƣơng 4. Bảo tồn – phát huy giá trị văn hóa của lễ hội cổ truyền ở
tỉnh Phú Thọ.

13


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,
CƠ SỞ LÍ THUYẾT, PHƢƠNG PHÁP VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Lễ hội cổ truyền là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng ra đời,
phát triển gắn với nhu cầu của con ngƣời trong xã hội. Ở Việt Nam, lễ hội cổ
truyền gắn bó chặt chẽ với nghề nông trồng lúa nƣớc, không gian văn hóa
làng xã và diễn trình lịch sử đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc lâu dài của ông
cha ta. Do tầm quan trọng xét cả trên phƣơng diện học thuật và thực tiễn nên
từ lâu vấn đề lễ hội, lễ hội cổ truyền và lễ hội cổ truyền gắn với không gian
văn hóa Phú Thọ đã đƣợc đông đảo các nhà nghiên cứu ở Việt Nam và nƣớc
ngoài quan tâm tìm hiểu. Có thể tổng quan tình hình nghiên cứu về các vấn đề
có liên quan đến đề tài của Luận án nhƣ sau:
1.1.1. Các nghiên cứu của giới học giả nước ngoài

1.1.1.1. Những nghiên cứu chung về lễ hội
* Tiếp cận lễ hội dưới góc độ di sản văn hóa:
Khi đề cập tới giá trị văn hóa của lễ hội, các nhà nghiên cứu thƣờng
gắn chúng với các di sản văn hóa (cultural heritage). UNESCO chia di sản
văn hoá thành hai loại: di sản “văn hóa vật thể” (tangible culture) và di sản
“văn hoá phi vật thể” (intangible culture). Dĩ nhiên sự phân loại nào cũng có
tính tƣơng đối của nó bởi trong thực tiễn đời sống văn hóa, có rất nhiều
trƣờng hợp mà ranh giới giữa văn hóa vật chất hay văn hóa vật thể và văn hóa
tinh thần hay văn hóa phi vật thể không rõ ràng, thậm chí có thể đan bện vào
nhau, chồng lợp lên nhau.
Abraham Moles quan niệm di sản văn hóa (DSVH) nhƣ một “mã di
truyền xã hội”, một thứ “ký ức tập thể”, đƣợc cộng đồng dân cƣ tự nguyện lựa
chọn, thừa nhận và duy trì. Feredico Mayor hình dung DSVH nhƣ một “hệ
14


thống các giá trị”, những nhân tố hình thành nên cá tính, bản sắc văn hoá dân
tộc, khu biệt với các dân tộc khác trong khu vực và trên thế giới.
Nhiều quốc gia trên thế giới đều coi DSVH nhƣ một thứ “tài sản văn hóa
(cultural properties) của một cộng đồng, một đất nƣớc, của nhân loại” [36, tr.3233], có ý nghĩa và tác động lớn tới các thế hệ tiếp theo của một dân tộc. Tài sản
ấy tồn tại dƣới hai dạng chủ yếu là vật thể và phi vật thể (hay hữu hình và vô
hình), trong đó lễ hội cổ truyền đƣợc xếp vào nhóm di sản văn hóa phi vật thể.
UNESCO đã đề ra một công ƣớc về việc bảo vệ DSVH này [77, tr.144].
* Tiếp cận lễ hội dưới góc độ bảo tồn – phát huy:
Tác giả Daisaku Ikeda cho rằng: Cần phải có sự chuyển biến căn bản
trong suy nghĩ về mối quan hệ biện chứng giữa tinh thần và vật chất. Sự nâng
cao mức độ phúc lợi tinh thần phải trở thành mối quan tâm đầu tiên sau đó mới
nâng cao phúc lợi vật chất, tức là phải ƣu tiên nâng cao trình độ văn hoá, tôn
giáo, giáo dục, học thuật và nghệ thuật của xã hội. Điều đó có nghĩa là vấn
đề tinh thần và văn hoá đƣợc đặt lên hàng đầu, thì sẽ tạo ra động lực cho kinh

tế và những tài năng sáng tạo của con ngƣời sẽ có cơ hội phát triển toàn diện.
Có thể nhận thấy, những năm gần đây, du lịch văn hóa (trong đó có lễ
hội) trở thành xu hƣớng phát triển của du lịch trên thế giới. Trong “Du lịch
văn hóa: nhìn từ góc độ toàn cầu và địa phƣơng” (Cultural tourism: Global
and local perspectives, 2006), tác giả Greg Richards đã trình bày một cái
nhìn độc đáo về các vấn đề văn hóa du lịch toàn cầu và địa phƣơng trong
bốn phần chính: Phần đầu tiên là một bộ sƣu tập của các cuộc thảo luận về
những căng thẳng gây ra bởi toàn cầu hóa; Phần thứ hai tập trung vào nhu
cầu du lịch văn hóa, với các cuộc khảo sát, phỏng vấn khách du lịch văn hóa
ở các điểm đến khác nhau; Phần thứ ba chú ý đến các mối quan hệ giữa
khách du lịch, ngƣời dân và văn hóa địa phƣơng; Phần cuối cùng xem xét
cách các sự kiện văn hóa có thể phát triển du lịch.
15


Hillary du Cros với công trình “Du lịch văn hóa: Mối quan hệ giữa du
lịch và quản lý di sản văn hóa” (Routledge, 2002) hay trong Kỷ yếu hội thảo
khoa học “Tác động của du lịch văn hóa” do Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế (OECD: Organization for Economic Cooperation and Development)
tổ chức năm 2009 đã nêu bật vai trò của du lịch văn hóa, có thể phát triển ở
mọi vùng lãnh thổ trên thế giới.
Tác giả Dallen J.Timothy và Gyan P.Nyaupane trong Cultural heritage
and tourism in the developing world: a regional perspective đã chỉ ra mối liên
hệ mật thiết giữa di sản văn hóa và du lịch trong tƣơng quan mối liên hệ bao
trùm là sự phát triển của thế giới [79]. Chuyên đề này đã giới thiệu nhiều khái
niệm tiền đề, định hình cho sự phát triển của loại hình du lịch di sản tại các
khu vực kém phát triển trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Nhìn chung các nghiên cứu ngoài nƣớc đều khẳng định vị trí, vai trò to
lớn của di sản nói chung, lễ hội cổ truyền nói riêng. Theo Getz, các lễ hội cổ
truyền có vai trò quan trọng đặc biệt nhƣ kích thích nhu cầu tham quan của

khách du lịch, tạo tính hấp dẫn cho điểm tham quan, xây dựng hình ảnh cho
một vùng đất cũng nhƣ là tác nhân kích thích phát triển đô thị, xã hội, hình
thành du lịch thay thế và đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững [81, tr.5].
Nhƣ vậy, di sản lễ hội giờ đây có thể coi nhƣ những tài sản vô giá phục
vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển du lịch. Việc bảo
tồn – phát huy lễ hội cổ truyền không chỉ dừng lại tổ chức, quản lý đơn thuần
mà còn cần phải biết vận hành, khai thác phù hợp với xã hội hiện tại.
1.1.1.2. Nghiên cứu của người nước ngoài về lễ hội Việt Nam
* Trước thời cận đại:
Trong thời kỳ này không có nghiên cứu riêng biệt, tuy nhiên, trong sử
sách cũ của ngƣời Trung Quốc đã có một số ghi chép bƣớc đầu về lễ hội Việt
Nam. Có thể nói, cùng với các sách sử ký, dƣ địa chí thì những ghi chép về
16


tập tục, phong tục tập quán và nghi lễ đã góp phần giới thiệu một số lễ hội
Việt Nam (trong đó có cả các nghi lễ thờ cúng Hùng Vƣơng).
Tiếp theo, phải kể đến những ghi chép của giáo sĩ phƣơng Tây về lịch
sử kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII, trong đó phần lễ hội đƣợc
lồng ghép vào các phần viết về tập tục, nghi lễ. Tiêu biểu là những ghi chép
của Alexandre de Rhodes đƣợc tổng hợp trong cuốn Histoire du Royaume de
Tunquin (Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài). Ở công trình này, lễ hội và các
thành tố cấu thành lễ hội xứ Đàng Ngoài đƣợc ghi chép trong quyển 1 (Tình
hình thế tục xứ Đàng Ngoài), chƣơng 20 (Về các thần thánh ngƣời Đàng
Ngoài thờ kính), chƣơng 29 (Về những tục lễ ngƣời Đàng Ngoài giữ vào cuối
năm và đầu năm, và về mấy dị đoan khác) [1].
* Thời Cận đại:
Nghiên cứu về lễ hội có trong những ghi chép về tập tục, phong tục
nhƣng đã bắt đầu có bƣớc đột phá mới khi các nhà nghiên cứu áp dụng
những tiếp cận, phƣơng pháp mô tả, khảo tả mới của dân tộc học và khoa

học xã hội hiện đại.
Thời Pháp thuộc, nghiên cứu sớm nhất về lễ hội cổ truyền Việt Nam có
lẽ là bài viết về lễ hội làng Phù Đổng in trên Revue d’ histoire des religions
(Tạp chí Lịch sử Tôn giáo) năm 1893 của G.Dumoutier. Trong bài viết này,
tác giả đã miêu tả, thuật lại truyền thuyết và đám rƣớc tƣởng nhớ, ca ngợi
chiến công của ngƣời anh hùng Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín
ngƣỡng dân gian Việt Nam [26, tr.16].
Từ đầu thế kỷ XX, các nghiên cứu của ngƣời Pháp về Việt Nam nói
riêng, Đông Dƣơng nói chung tăng lên đáng kể nhằm phục vụ cho mục đích
xâm lƣợc lâu dài của thực dân Pháp. Trong đó, lễ hội cổ truyền là một thành
tố văn hóa dân gian đƣợc đặc biệt chú ý. Có thể kể đến một số công trình
nghiên cứu và bài viết tiêu biểu nhƣ: Tế Nam giao (1914) của L.Cadière và
17


R.Orbard, Lễ rước sắc thần thiên Yana ở điện Huệ Nam (1915) của H.Délétie
viết về nghi thức lên đồng, Lịch lễ hội ở Huế (1916) của R.Orbard… Đáng
chú ý là bộ sách bằng Pháp văn Un empire colonial Français – L’Indochine
(Một đế chế thuộc địa của Pháp: Đông Dƣơng), gồm 2 tập, xuất bản năm
1930 dƣới sự chỉ đạo của Georges Maspero. Đây là một bộ sách đƣợc coi là
quan trọng hàng đầu trong những sách đƣợc gọi là “Sách Đông Dƣơng”, tập
hợp 18 bài viết của 18 tác giả, trong đó có nhiều tác giả Đông Dƣơng nổi
tiếng nhƣ L.Cadière, G.Cordier, J.Przyluski v.v… Bộ sách đề cập đến nhiều
lĩnh vực nhƣ: lịch sử, cƣ dân, đời sống xã hội… trong đó lễ hội đƣợc trình bày
ở phần giới thiệu về phong tục tập quán, tôn giáo và văn học.
Đóng góp lớn nhất trong công tác khai thác, sƣu tầm, nghiên cứu và
bảo tồn những di sản văn hóa, văn minh lâu đời của Việt Nam nói riêng, các
vùng Viễn Đông nói chung là hoạt động của Viện Viễn Đông Bác cổ (École
Française d'Extrême-Orient, viết tắt là EFEO, thành lập ngày 20/01/1900).
Bên cạnh đó, tạp chí Bulletin de l'École Française d'Extrême-Orient (Tập san

Viện Viễn Đông Bác cổ, viết tắt BEFEO) là diễn đàn quan trọng cho các
nghiên cứu không chỉ của ngƣời Pháp mà còn cả những học giả Việt Nam.
Viện Viễn Đông Bác cổ đã đề nghị thực thi các biện pháp bảo tồn, trùng tu và
xếp hạng nhiều di tích lịch sử - văn hóa của Việt Nam nhƣ: khu di tích chùa
Hƣơng, đền Quán Thánh, đền Ngọc Sơn, chùa Trấn Quốc… Nhờ vậy, lễ hội
cổ truyền gắn với các di tích này cũng đƣợc khôi phục, phát triển.
Ngoài ra, cũng cần phải nói thêm về chính sách “Cải lƣơng Hƣơng chính”
mà chính quyền thực dân Pháp thực hiện ở Nam Kỳ vào các năm 1904, 1927,
1944; ở Bắc Kỳ vào các năm 1921, 1927, 1941; ở Trung Kỳ vào năm 1942, bên
cạnh những tác động tiêu cực đến xã hội nƣớc ta, cũng cần phải thừa nhận chính
nhờ chính sách ấy mà các làng có dịp ghi chép lại các thần phả, thần tích, lễ hội,
đặc biệt là các lễ hội liên quan đến thờ Thành Hoàng làng.
18


* Từ 1954 – 1986: hầu nhƣ không có nghiên cứu nào về lễ hội Việt Nam.
* Từ 1986 – nay:
Đây là thời kỳ chứng kiến hiện tƣợng bùng nổ các nghiên cứu của ngƣời
nƣớc ngoài về lễ hội Việt Nam, lễ hội vùng đồng bằng Bắc Bộ và lễ hội vùng
Đất Tổ. Những công trình ra đời đầu tiên gắn với nghiên cứu về thời kỳ đổi mới,
một hiện tƣợng nổi bật đƣợc rất nhiều các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm là
sự phục hồi của các lễ hội truyền thống. Đi theo hƣớng này đã một số công trình
tiêu biểu nhƣ: Revolution in the Village: Tradition and Transformation in North
Vietnam, 1925-1988 (Honolulu, USA 1992) của Luong Van Hy, Rural Society
and State Relations in trong cuốn Vietnam's Rural Transformation do Kerkvliet
và Porter chủ biên xuất bản năm 1995. Đây là các nghiên cứu tiếp cận những
chuyển biến kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới gắn liền với sự
phục hồi của lễ hội và những giá trị truyền thống, dƣới tác động của quá trình
hiện đại hóa với sự du nhập và ảnh hƣởng văn hóa phƣơng Tây. Ở đây, lễ hội đã
đƣợc tập trung nghiên cứu nhƣ một hiện tƣợng của đổi mới, tiếp cận đa chiều và

tổ chức điền dã kĩ lƣỡng, vì thế tài liệu điền dã hết sức có giá trị trong việc phân
tích các ƣu điểm, nhƣợc điểm và giá trị của lễ hội ở Việt Nam.
Giai đoạn tiếp theo, các học giả đã đặt nghiên cứu về sự phục hồi lễ hội
trong sự phát triển của công cuộc đổi mới và đã bƣớc đầu tiệm cận tới khai
thác giá trị di sản, gắn với phát triển du lịch. Trong đó, những công trình
nghiên cứu về lễ hội Hùng Vƣơng gắn với chủ nghĩa yêu nƣớc của dân tộc
Việt Nam và một số lễ hội cụ thể của vùng Đất Tổ đƣợc đặc biệt chú ý.
Đến gần đây nhất, nghiên cứu lễ hội của ngƣời nƣớc ngoài không chỉ
đặt vấn đề ở những nghiên cứu khoa học độc lập mà có sự phối hợp nghiên
cứu giữa ngƣời Việt Nam và ngƣời nƣớc ngoài để xây dựng các bộ hồ sơ trình
UNESCO công nhận các DSVH vật thể, phi vật thể, trong đó có di sản Tín
ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và di sản hát Xoan ở Phú Thọ.
19


Nhìn chung, có thể nhận thấy, hầu hết các công trình của các tác giả
ngoài nƣớc liên quan đến vấn đề nghiên cứu đều thống nhất cao ở việc khẳng
định giá trị to lớn của DSVH nói chung, lễ hội nói riêng. Đó là những tài sản
văn hóa có giá trị và có thể khai thác với tƣ cách của một tài nguyên nhằm
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, chuyển đổi sinh kế cho ngƣời dân địa
phƣơng sở hữu di sản. Đây có thể coi nhƣ những tƣ liệu tham khảo hữu ích để
cho vấn đề nghiên cứu của Luận án.
1.1.2. Nghiên cứu của các tác giả trong nước
1.1.2.1. Các nghiên cứu chung về lễ hội và lễ hội cổ truyền
Trong hệ thống DSVH của dân tộc Việt Nam, lễ hội là một hiện tƣợng
văn hóa có tính chất tổng thể, tích hợp nhiều bình diện giá trị. Lễ hội là một
hình thức sinh hoạt văn hoá biểu hiện những giá trị tiêu biểu của một cộng
đồng, một dân tộc. Mặc dù vậy, lễ hội đƣợc nghiên cứu tƣơng đối muộn so
với các loại hình văn hóa dân gian khác của Việt Nam.
* Trước thế kỷ XX:

Các nghiên cứu chủ yếu là sự ghi chép lại các huyền thoại, truyền
thuyết và thần tích về các vị thần ở làng quê. Bởi vậy, thực chất chƣa thể coi
đây là những nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về lễ hội và lễ hội cổ
truyền, có chăng chỉ là những ghi chép về một vài thành tố cấu thành nên lễ
hội nhƣ truyền thuyết, trò diễn, di tích...
* Từ thế kỷ XX đến trước 1945:
Có rất ít công trình nghiên cứu một cách hệ thống và chuyên biệt về lễ
hội và lễ hội cổ truyền. Tuy nhiên vẫn phải kể tới một số nghiên cứu tiêu biểu
nhƣ: Việt Nam phong tục (Phan Kế Bính, 1915), Sự thờ phụng thần thánh ở
nước Nam (Nguyễn Văn Huyên, 1944)… mặc dù lễ hội không phải là đối
tƣợng nghiên cứu chính nhƣng những ghi chép gắn với thờ thần, tế tự, tín
ngƣỡng… rất có giá trị cho việc nghiên cứu lễ hội của các thế hệ sau. Đóng
20


góp lớn nhất cho nghiên cứu về văn hóa Việt Nam nói chung, lễ hội nói riêng
thời kỳ này phải kể đến các công trình, bài nghiên cứu của Nguyễn Văn
Huyên sau này đƣợc tập hợp trong sách Góp phần nghiên cứu văn hoá Việt
Nam (2 tập) đƣợc tặng Giải thƣởng Hồ Chí Minh năm 2000. Hai lễ hội cổ
truyền đƣợc Nguyễn Văn Huyên tập trung nghiên cứu rất kĩ lƣỡng, dựng lại
trọn vẹn diện mạo và giải mã nhiều yếu tố là lễ hội làng Giá (nay thuộc xã
Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội) và lễ hội làng Phù Đổng (nay
thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội) [24].
Ngoài ra, những năm 1930 – 1940, trên báo chí công khai xuất hiện một
số bài báo viết về các lễ hội nhƣ: Lê Ta (tức Thế Lữ) viết về hội Dóng, Vũ Bằng
viết về hội Lim, Nguyễn Duy Kiên viết về hội chùa Thầy, Huy Tân viết về Tục
thổi cơm thi ở phiên chợ Chuông, Anh Đạt viết về việc thi thả chim ở hội đền
Chèm, Nguyễn Văn Tố viết Một vài tục cổ về mùa xuân… [42, tr.18].
Nhƣ vậy, mặc dù số lƣợng công trình nghiên cứu một cách chuyên biệt
về lễ hội cổ truyền thời gian này còn ít nhƣng cũng bƣớc đầu cho thấy thành

quả của việc áp dụng những phƣơng pháp nghiên cứu hiện đại tiếp thu từ
phƣơng Tây vào việc nghiên cứu lễ hội trong mối liên hệ giữa các thành tố
cấu thành, đặc biệt là mối quan hệ giữa tín ngƣỡng và lễ hội.
* Từ 1945 – 1954:
Do hoàn cảnh đất nƣớc tập trung vào cuộc chiến tranh chống thực dân
Pháp nên lễ hội cổ truyền hầu nhƣ không đƣợc nghiên cứu, sƣu tầm.
* Từ 1954 – 1975:
Giai đoạn này đất nƣớc tạm thời bị chia cắt, việc nghiên cứu lễ hội cổ
truyền ở hai miền do đó cũng khác nhau cả về nội dung, mục đích và phƣơng
pháp nghiên cứu.
Ở miền Nam, có một số tác giả và công trình tiêu biểu nhƣ: Mùa xuân
với đời sống tình cảm Việt Nam, Trẩy hội hành hương (Nguyễn Đăng Thục,
21


×