Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

dân tộc học và nhân học hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.14 KB, 3 trang )

Dân Tộc Học Và Nhân Học Hiện Đại
Trường Đại Học Dân Lập Phú Xuân
Khoa Xã Hội Nhân Văn
Lớp Lịch Sử 4A-K3
Họ và Tên: Nguyễn Văn Linh
Kiểm Tra Học Trình
Chuyên đề: Dân tộc học và nhân học hiện đại
Đề bài: Tại sao nói tri thức bản địa có vai trò định hướng và kiểm
nghiệm các tri thức khoa học? cho ví dụ cụ thể.
Bài làm.
Tri thức bản địa là sự hiểu biết của con người, của cộng đồng dân cư
lớn lên ở vùng đất đó; được hiểu đúng nhất là tri thức của một địa phương
nhưng không đồng nhất với tri thức dân gian (vì tri thức dân gian là tri thức
của nhân dân). Có thể hiểu tri thức bản địa được hình thành trước tri thức
bác học, gắn với con người từ khi xuất hiện. Đó là sự hiểu biết của con
người với thế giới xung quanh thông qua thực tiễn, hoạt động sống bằng
tay, bằng các giác quan và là sự lặp đi lặp lại các hiện tượng đó mà đúc rút
ra kinh nghiệm:
“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa,
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”.
Đồng thời, tri thức bản địa được lưu truyền bằng miệng, không minh
chứng đúng sai, không giả thuyết, không hệ thống hóa, không đúc rút ra
thành những lý luận:
“ Những người ti hí mắt lươn,
Trai phường trộm cắp, gái phường đa dâm”.
Tri thức bản địa ra đời khi con người chưa có chữ viết, là kinh
nghiệm sống của người dân; khi có con người là có tri thức bản địa. Tuy
nhiên tri thức bản địa không đồng nhất với tri tức dân tộc bởi tri thức bản
địa là tri thức của người dân gốc ở vùng đó. Ví dụ, người việt ở Thừa
Thiên Huế lên sống định cư ở vùng rừng núi Hướng Hóa-Quảng Trị thì
người việt không có tri thức bản địa ở vùng Hướng Hóa vì vùng Hướng


Hóa là vùng cư trú của người Tà Ôi, Vân Kiều…
Trên cơ sở đó, chúng ta có thể phân biệt hai nguồn tri thức: tri thức
dân gian, trong đó có tri thức bản địa và tri thức bác học. Điều đó có nghĩa,
HỒ THỊ THƯƠNG-LICH SỬ A-K3
1
Dân Tộc Học Và Nhân Học Hiện Đại
khi tri thức bác học được hình thành thì tri thức dân gian (trong đó có tri
thức bản địa) vẫn tồn tại nhưng có xu hướng bị tri thức bác học ngày càng
lấn áp và tỉ lệ tri thức bác học ngày càng cao. Ngược lại, tri thức dân gian
(trong đó có tri thức bản địa) là một thành tố, là tiền đề cho sự hình thành
tri thức bác học. Như đã biết, văn minh du mục và phương tây không có tri
thức dân gian mà hình thành tri thức bác học bởi tri thức dân gian đa phần
được hình thành và phát triển ở nền văn minh lúa nước và Phương Đông.
Văn minh du mục và Phương Tây là ý trí của tri thức, đề cao cá nhân và
nhân quyền của Phương Tây là tự do cá nhân. Còn văn minh lúa nước và
Phương Đông coi trọng cái tự nhiên, hòa đồng với tự nhiên và tìm ra những
quy luật của tự nhiên để giảm thiểu những thiên tai, để khai thác và chế
ngự nó. Ví dụ khi có một loài cá vàng nổi lên mặt nước thì người Phương
Đông biết rằng sắp có sóng thần dâng cao.
Tri thức bản địa điều đầu tiên là trân trọng và bảo vệ môi trường; còn
tri thức khoa học là ý trí của con người, hiệu suất lao động là tối cao, không
quan tâm nhiều đến môi trường. Do vậy, trong xu thế hiện nay, điều đặc
biệt trong xã hội Phương Đông, Phương Tây và cả Việt Nam đều quay vào
guồng máy phát triển của nền văn minh hiện đại, của nền kinh tế thị
trường. Trong guồng quay đó có cái được coi đầu tiên là năng xuất lao
động, lợi nhuận và nhiều khi bất chấp tất cả. Dẫn đến hậu quả đau lòng
nhất: Trái đất này không còn là của chúng ta; chúng ta làm giàu, tăng năng
xuất lao động mà không còn gì để lại cho con cháu mai sau. Vấn đề đặt ra,
nếu tri thức khoa học không phù hợp với tri thức bản địa thì tri thức khoa
học sẽ phá hoại môi trường như việc xây dựng nhà máy ngạch ở Tứ Hạ-

Hương Trà đã thải ra môi trường khí đốt độc hại làm ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng… Vì thế, tri thức bản địa phải định hướng cho tri thức khoa
học như là quay về lối sống hòa đồng với tự nhiên, tìm ra những quy luật
của tự nhiên, nương tựa vào tự nhiên để né tránh những thiên tai, tức là vừa
lao động sản xuất để nâng cao năng xuất lao động nhưng vừa phải bảo vệ
tự nhiên, bảo vệ môi trường.
Ví dụ, ở khu vực đầm phá Cầu Hai-Tam Giang, cư dân sống chủ yếu
bằng nghề đánh bắt cá nên nguồn lợi thủy hải sản ở đây ngày một cạn kiệt,
môi trường bị phá hoại. Để đảm bảo đa dạng sinh học bảo vệ môi trường
và đảm bảo được đời sống của người dân, các Giáo sư và thầy cô giáo
trường Đại Học Lâm-Nông Huế đã xây dựng một mô hình quy hoạch nò
sáo Cầu Hai – Tam Giang.
Đặc biệt, tri thức bản địa có vai trò kiểm nghiệm và thậm trí là tiền
đề đầu tiên để kiểm nghiệm cho những tiến bộ khoa học-kỹ thuật. Tri thức
HỒ THỊ THƯƠNG-LICH SỬ A-K3
2
Dân Tộc Học Và Nhân Học Hiện Đại
khoa học-kỹ thuật sản sinh nền tảng tri thức bản địa ở nơi đó, ngược lại tri
thức bản địa quay lại kiểm nghiệm tri thức khoa học-kỹ thuật có phù hợp
với cộng đồng cư dân nơi đó.
Ví dụ, ở Nam Đông-Thừa Thiên Huế, người dân nghe theo cán bộ
nhổ lúa trồng cây cao su. Hệ quả là người dân bị bệnh tật, đau ốm vì ở gần
nguồn nước nhiễm độc. Điều đó có nghĩa tri thức khoa học mà cán bộ ở
đây áp dụng không phù hợp với tri thức bản địa vì miền Trung khí hậu
khắc nghiệt, bão lụt triền miên làm cho cây bị gãy, chết.
Hay ở vùng dân tộc thiểu số huyện Hướng Hóa-Quảng Trị, cán bộ đã
phát động người dân chăn nuôi chuồng trại nhằm lợi ích bảo vệ môi
trường. Hơn nữa, chăn nuôi chuồng trại sẽ đem lại hiệu quả năng xuất lao
động cao hơn và có khả năng phát triển thực vật trong vườn. Nhưng khi các
giống lợn đại bạch, móng cái được đưa từ dưới xuôi lên chỉ một thời gian

sau thì chết bởi do khí hậu ở đây rất khắc nghiệt; lợn được đưa từ đồng
bằng lên da mỏng, lông ngắn. Ngoài ra chăn nuôi chuồng trại sẽ làm mất đi
đa dạng sinh học vì lợn thả rong có khả năng tự điều chỉnh cơ thể để thích
nghi với môi trường. Bởi vậy công tác phát động chăn nuôi chuồng trại
không phù hợp với Hướng Hóa, nghĩa là tri thức khoa học không phù hợp
với tri thức bản địa.
Bên cạnh đó, nếu tri thức khoa học không phù hợp với tri thức bản
địa thì vấn đề an toàn lương thực cho người dân vẫn là một bài toán nan
giải. Bởi an toàn lương thực không đảm bảo khi cuộc sống người dân
không đảm bảo.
Ví dụ, ở Đakrông-Quảng Trị, người dân đã nghe theo cán bộ chặt hết
các loại cây để trồng nhãn, cam, thanh long…các cây phát triển rất tốt, ra
hoa nhưng không có quả dẫn đến người dân đói kém không có cai ăn.
Nói tóm lại, tri thức khoa học phù hợp với tri thức bản địa thì vấn đề
bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, an toàn lương thực được đảm bảo,
phát triển được bền vững xã hội. Hay nói một cách khác, tri thức bản địa có
vai trò định hướng và kiểm nghiệm tri thức khoa học.
HỒ THỊ THƯƠNG-LICH SỬ A-K3
3

×