Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

GIÁO TRÌNH học PHẦN LỊCH sử VIỆT NAM cổ TRUNG đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 151 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI
===================

GIÁO TRÌNH HỌC PHẦN

LỊCH SỬ VIỆT NAM CỔ TRUNG ĐẠI

Giảng viên: Lê Trọng Đại

NĂM HỌC 2015-2016

1


CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
NGÀNH ĐÀO TẠO: SƯ PHẠM NGỮ VĂN (GHÉP VỚI LỊCH SỬ)
CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT HỌC PHẦN
1. Tên học phần: LỊCH SỬ VIỆT NAM CỔ TRUNG ĐẠI (ANCIENT AND
MEDIVAL VIET NAM HISTORY). Mã số:
2. Số tín chỉ: 03
3. Trình độ: Cao đẳng; Đối tượng: Sinh viên nghành SP Ngữ văn ghép với lịch sử
4. Phân bố thời gian:
Phân bố số tiết

Tên đơn

Thực hành,
thực tập

Tổng



vị tín chỉ

Lý thuyết

1

12

3

15

2

12

3

15

3

12

3

15

Bài tập


Thảo luận

5. Điều kiện tiên quyết: Sinh viên học xong học phần: Nhập môn sử học
6. Mục tiêu học phần:
- Về kiến thức: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và hệ thống về quá
trình phát triển của lịch sử Việt Nam từ khi con người xuất hiện đến khi thực dân Pháp
bắt đầu nổ súng xâm lược nước ta. Học phần cung cấp cho sinh viên một bức tranh
tổng quan về diễn tiến lịch sử với những đặc điểm chủ yếu và các qui luật cơ bản của
lịch sử Việt Nam.
- Về kỹ năng: Tiếp tục rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng tư duy tổng hợp, phân
tích, so sánh đánh giá các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử. Rèn luyện cho sinh
viên các kỹ năng thực hành bộ môn như sử dụng bản đồ, đồ thị, lược đồ, lập các loại
niên biểu lịch sử, kỹ năng vận dụng những kiến thức đã học vào giảng dạy phần lịch
sử Việt Nam cổ - trung đại ở trường THPT.
- Về thái độ: Học phần góp phần củng cố cho sinh viên niềm tin, lòng tự hào về lịch
sử lâu đời mà rất đỗi oanh liệt, hào hùng và những truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Việt Nam. Mặt khác học phần góp phần củng cố ở người học lòng yêu nước, hình
thành ở sinh viên thái độ trân trọng, biết ơn các thế hệ tiền bối đã không quản gian khó
hy sinh vì sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần
Nội dung môn học bao gồm: Tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam từ khởi thuỷ
đến nửa đầu thế kỉ XIX, tập trung vào các vấn đề: thời nguyên thuỷ trên đất nước Việt
Nam (dấu vết và các giai đoạn phát triển); thời kỳ Bắc thuộc và cuộc đấu tranh chống Bắc

2


thuộc của nhân dân ta giành quyền tự chủ; Việt Nam trong các thế kỉ X - XV; Việt Nam
từ đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII; Việt Nam trong nửa đầu thế kỉ XIX.

8. Nhiệm vụ của sinh viên
- Dự lớp: trên 75 % thời gian và tìm hiểu những nội dung theo đề cương chi tiết
dưới sụ hướng dẫn của giảng viên
- Tự học ở nhà 90 tiết, sinh viên phải đọc trước giáo trình và tài liêụ tham khảo
trước khi lên lớp, thực hiện tốt bài tập nhóm
9. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên
Thời gian

Các chỉ tiêu đánh giá

Phương pháp đánh giá

Chuyên cần, thái độ
1

- Tham gia trên lớp đầy đủ

Quan sát, điểm danh

- Chuẩn bị bài tốt
- tích cực thảo luận
Kiểm tra thường xuyên
2

Tự nghiên cứu
- Chấm bài kiểm tra
- Nội dung kiến thức 1: chứng thường xuyên
minh Viêt Nam là một trong
những chiếc nôi của loài người.
Điều kiện ra đời của nhà nước

Văn Lang - Âu Lạc?
- Nội dung kiến thức 2: Nguyên
nhân thắng lợi của pt đấu tranh
giành độc lập thời Bắc thuộc.
- Nội dung kiến thức 3: Sự xác
lập của chế độ phong kiến VN.
Các thành tựu văn hóa, đặc điểm
của văn minh Đại Việt qua các
thời kỳ: Lý - Trần - Hồ; LêNguyễn

3

Hoạt động nhóm, thảo luận.
Kỹ năng: Thuyết trình, tổng hợp,
phân tích và đánh giá.

4.

Bài kiểm tra:

5

Thực hành:
Thông qua chất lượng sản
- Khả năng thực hiện nội dung 1 phẩm, quan sát thao tác
Sinh viên lập niên biểu lịch sử

Viết

VN; vẽ sơ đồ và trình bày kết


3

Ghi chú


cấu bộ máy nhà nước VN thời
PK độc lập.
- Khả năng thực hiện nội dung 2
Đánh giá các thành tựu văn hóa
chủ yếu của VN thời trung đại
Các bài thi
Thi kết thúc học phần

6

Viết (hoặc vấn đáp, tiểu
luận)

Thời gian
90 phút

Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên được thực hiện theo điều 22, 23 Quy chế 43 về
đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Điểm học phần được xác định dựa trên kết quả học tập
toàn diện của sinh viên trong suốt học kỳ đối với học phần đó thông qua các điểm
đánh giá bộ phận, bao gồm: Tinh thần thái độ trong các giờ lên lớp, thảo luận và kết
quả của bài thu hoạch, kiểm tra thường xuyên, thi học phần.
Hình thức kiểm tra thường xuyên: Viết 45 phút.
Hình thức thi kết thúc học phần: Thi viết 90 phút hoặc thi vấn đáp.
10. Thang điểm

Sử dụng thang điểm 10 và thang điểm chữ theo Quy chế đào tạo đại học và cao
đẳng hệ chính quy theo hệ thống tính chỉ ban hành theo Quyết định số 43/2007/QĐ –
BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào đạo và Thông báo số 698
ngày 26/4/2014 của Hiệu trưởng Trường ĐH Quảng Bình.
Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá thành phần của học
phần nhân với trọng số tương ứng:
Nội dung

Chuyên cần,
thái độ

Trọng số (%)

Điểm kiểm tra
Kiểm tra thường xuyên

5%

25%

4

Thi kết thúc
học phần
70 %


CHƯƠNG 1 VIỆT NAM THỜI NGUYÊN THUỶ
1.1 Hướng dẫn học tập và bài tập
1.1.1 Phương pháp học tập

Trên cơ sở năm được kiến thức cơ bản sinh viên biết so sánh với lịch sử thế
giới trong cùng thời kỳ (so sánh đồng đại) để nắm được bản chất của các sự kiện, hiện
tượng nhân vật lịch sử, thấy được mối liên hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữ chúng, rút ra
quy luật, bài học lịch sử. Bên cạnh việc đọc giáo trình, nghe giảng sinh viên phải chủ
động đọc thêm nhiều tài liệu tham khảo rèn luyện các kỹ năng tư duy như suy luận
lôgich, nhận xét đánh giá, so sánh để tìm ra sự tiến bộ, phát triển kết hợp rèn luyện các
kỹ năng thực hành bộ môn như: sử dụng bản đồ, lược đồ, lập niên biểu vẽ sơ đồ, sử
dụng các đồ dùng trực quan, thiết bị dạy học.

1.1.2 Tài liệu học tập và tham khảo
+ Tài liệu học tập
Nguyễn Cảnh Minh (cb), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ X, NXB Đại
học Sư phạm - 2004 (Sách của dự án đào tạo giáo viên THCS)
+ Tài liệu tham khảo
1 Nguyễn Vũ Tuấn Anh (2002), Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền
thoại, NXB Văn hoá Thông tin .
2 Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Cảnh Minh (1998), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc
đến thế kỷ X (giáo trình đào tạo giáo viên THCS hệ CĐSP) NXB Giáo dục.
3 UBKHXH (1971), Lịch sử Việt Nam tập I, NXB KHXH
4 Trương Hữu Quýnh(cb),(1999), Đại cương LS Việt Nam tập I, NXB Giáo dục.
5. Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Cảnh Minh(1999), Lịch sử Việt Nam từ nguyên
thuỷ đến 1858, NXB Đại học Quốc gia HN.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo viên (1977), Lịch sử Việt Nam (tài liệu BDTX
chu kỳ 1992 -1996 cho giáo viên lịch sử cấp 2 phổ thông), HN.
7. Nguyễn Quang Ngọc (cb)(2002), Tiến trình lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục
8. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê (1993), Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch,
tập I, NXB KHXH, 1972.
9. Sách giáo viên và sách giáo khoa (2002), Lịch sử lớp 6, 7, NXB Giáo dục.
10. Lê Đình Phúc (1996), Giáo trình Khảo cổ học, TT Đào tạo từ xa ĐH Huế.


1.2 Dấu vết người tối cổ trên đất nước Việt Nam - Thời đại đá cũ
1.2.1 Sự xuất hiện con người, thời đại đá cũ, văn hoá Sơn Vi
1.2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Việt Nam là một địa bàn có điều kiện tự nhiên, vị trí thuận lợi cho người nguyên
thuỷ tồn tại và phát triển: Do nằm ở cực đông lục địa châu Á có vị trí gần với Trung
quốc, và Inđônêxia là những địa bàn sinh sống xa xưa của người nguyên thuỷ. Mặt

5


khác vị trí này thuận lợi cho sự tiếp xúc với các nền văn minh lớn (TQ, AĐ, phương
Tây)
Do cấu tạo địa chất mà địa hình Việt Nam có đặc điểm là thuận lợi cho người
nguyên thuỷ sinh sống. Ở miền Bắc có nhiều rừng núi bạt ngàn kéo dài suốt từ biên
giới Việt Trung tới vùng Tây Bắc Thanh Hoá có nhiều khu rừng rậm rất cổ (rừng Cúc
Phương ở Ninh Bình). Các dải núi đá vôi trải dài từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Hòa Bình,
Ninh Bình, Thanh Hoá đến Quảng Bình và rãi ra khắp miền Tây. Do tác động của thời
tiết nhất là do mưa nhiều, trong nước mưa chứa các chất axít H2C03, HNO3 có sức ăn mòn
đá vôi tạo ra nhiều hang động mái đá. Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều nên ở nước ta đã
từ lâu đời có nhiều cánh rừng nhiệt đới xanh tốt bao la.
Những điều kiện trên đã tạo nên môi trường thuận lợi, nguồn thức ăn và nơi cư
trú cho người nguyên thuỷ. Mặt khác Việt Nam có nhiều sông, suối, kênh rạch lại có
nhiều sông lớn: sông Hồng Hà, sông Thái Bình, sông Cửu Long và sông Đồng Nai tạo
nên 2 đồng bằng rộng lớn là nơi để người ngyên thuỷ mở rộng dần địa bàn cư trú và
sản xuất của mình.
Tóm lại: Việt Nam có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý thuận lợi để người tối cổ
xuất hiện, sinh sống và phát triển.
1.2.1.2 Những dấu vết người Tối cổ (người Vượn) ở Việt Nam thời tối cổ
Các thành tựu khảo cổ học ở thế kỷ XX giúp chúng ta có thể khẳng định rằng
ngay từ thời đại đồ đá cũ người vượn đã có mặt trên đất nước ta. Trong các hang Thẩm

Khuyên, Thẩm Hai của tỉnh Lạng Sơn (miền Bắc) các nhà khảo cổ học đã phát hiện
được một số răng người vượn nằm trong lớp trầm tích màu đỏ thuộc thời đại Cánh tân.
Trước đây bằng phương pháp so sánh, các nhà nghiên cứu cho rằng người vượn ở
Thẩm Khuyên, Thẩm Hai giống răng người vượn Bắc Kinh có niên đại 30 vạn năm
(cách ngày nay). Những chiếc răng của người vượn này vừa có đặc điểm răng người
lẫn răng vượn. Kết quả giám định mới đây bằng phương pháp ESR cho niên đại tuyệt
đối của các di chỉ Thẩm Khuyên là 475000 năm cách ngày nay. Do đó có thể nói rằng
ở Thẩm Khuyên khoảng 40 đến 50 vạn năm trước đã có người vượn sinh sống.
Bên cạnh răng người vượn, nằm cùng lớp ở di chỉ này còn có xương, răng của
các động vật khác sống cùng thời với người vượn như hổ, báo, lợn rừng, voi...
Ở một số địa phương trên lãnh thổ Việt Nam như núi Đọ, Quan Yên, núi Nưa
(Thanh Hoá). Ở hang Gòn, Dầu Giây thuộc Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai; An Lộc, Lộc
Ninh tỉnh Bình Phước, các nhà khảo cổ học cũng tìm được nhiều công cụ đá ghè đẽo
thô sơ giống với công cụ đồ đá thời đại sơ kỳ đá cũ. Đó là các mảnh đá ghè mà KCH
gọi là mảnh tước. Các mảnh tước thô nặng này có lẽ được dùng để chặt cắt. Bên cạnh
mảnh tước còn có các hạch đá, trốppơ. Tại Quan Yên, núi Nuông cũng tìm thấy những
công cụ giống ở núi Đọ

6


1.2.1.3 Văn hóa Sơn Vi1
“Vào cuối thới đại đồ đá cũ, trên một vùng rộng lớn của nước ta, có nhiều bộ lạc
săn bắn, hái lượm để sinh sống. Họ cư trú trong các hang động, mái đá, ngoài trời, ven
bờ các con sông , suối trên một địa bàn khá rộng từ Sơ La , Lào Cai, Yên Bái, Bắc
Giang đến Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị. Các di tích vawnn hóa này được các nhà
khảo cổ học gọi bằng thuật ngữ chung là văn hóa Sơn Vi,. Căn cứ vào sự phân bố các
nhà khảo cổ cho rằng cư dân Sơn Vi ở vào thời hậu kỳ đá cũ ở Việt nam , sống tập
trung trên các đồi, gò trung du, dạng hình chuyển tiếp từ miền núi xuống đồng bằng,
cụm lại thành những khu vực lớn: Trung lưu sông Hồng, thượng lưu sông Lục Nam,

thượng lưu sông Hiến.
Các bộ lạc Sơn Vi dùng đá cuội là chủ yếu để chế tác công cụ . Họ thường ghè
đẽo ở rìa cạnh để tạo nên những công cụ chặt, nạo, v.v… Công cụ đặc trưng cho văn
hóa Sơn Vi là những hòn cuội được ghè đẽo ở rìa cẩn thận, có nhiều loại hình ổn định,
thể hiện một bước tiến rõ rệt trong kỹ thuật chế tác đá, tuy nhiên chưa có kỹ thuật mài.
Công cụ đá cuội văn hóa Sơn Vi có nhiều loại hình phong phú đặc trưng cho văn hóa
Sơn Vi có nhiều loại hình phong phú đặc trưng cho văn hóa Sơn Vi, nhưng vẫn có
những công cụ mang dấu vết kỹ thuật thô sơ của thời kỳ sơ kỳ đá cũ và cũng có một số
công cụ có dấu vết văn hóa Hòa Bình ở giai đoạn đá mới sơ kỳ. Nguồn sống chính của
văn hóa Sơn Vi là hái lượm, săn bắt các loài thực vật và ddoongj vật. Ở các di chỉ
thuộc văn hóa Sơ Vi, có nhiều xuwowngtraau, bò rừng, lợn rừng, khỉ, cá.
Sự xuất hiện của người khôn ngoan Sơn Vi (Hôm sapiens) đánh dấu bước chuyển
biến trong tổ chức xã hội, các thị tộc, bộ lạc ra đời. Mỗi thị tộc gồm vài ba chucjgia
đình, với vài ba thế hệ có cùng chung huyết tộc sống quây quần với nhau trên cùng
một địa vực. Một số thị tộc, bộ lạc ra đời. Mỗi thị tộc sống gần gũi nhau, có họ hàng
với nhau vì cùng một nguồn gốc tổ tiên xa xôi hợp lại thành bộ lạc. Các thị tộc trong
một bộ lạc có quan hệ gắn bó giúp đỡ nhau trong cuộc sống và có quan hệ hôn nhân
giữa con trai của thị tộc này với con gái của thị tôc kia trong cùng bộ lạc”2

Chú thích: 1 Văn hóa Sơn Vi : Sơn Vi la tên xã của huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ, nơi đầu tiên phát hiện di
tích văn hóa Sơn Vi. Văn hóa Sơ N Vi có niên đai cách ngày nay khoảng từ 23.000 năm đến 17.oo năm
2. Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Cảnh Minh, Lịch sử Việt Nam từ nguyên thủy đến 1858, NXB Đại
học quốc gia HN, tr. 14-15

1.3 Sự chuyển biến từ người tối cổ thành người hiện đại. Thời đại đá mới và
cuộc cách mạng đá mới
1.3.1 Sự biến chuyển từ người tối cổ thành người hiện đại
7



Trải qua quá trình tiến hoá lâu dài, người Tối cổ đã chuyển thành người Hiện
đại. Từ người vượn (Hômô Eretus) đến người hiện đại giai đoạn sớm (Hômô Spain
Spain) rồi người hiện đại giai đoạn muộn (Hômô Spain).
Các thành tựu Khảo cổ học đã chứng tỏ quá trình phát triển liên tục của người
nguyên thuỷ ở Việt Nam qua di tích hang Hùm có 2 hoá thạch răng người hiện đại
sống giai đoạn sớm cách nay 60000-70000 năm. Tại hang Kéo Lèng (Lạng sơn) có 2
hoá thạch với niên đại khoảng 3 vạn năm cách nay. Ở di chỉ mái đá Ngườm kch phát
hiện thấy hiện vật có niên đại khoảng 23000 năn cách ngày nay. ở di tích văn hoá Sơn
Vi (Phú Thọ) đã tìm thấy hoá thạch răng người hiện đại có niên đại khoảng 2 vạn năm
cách ngày nay.
+ Cuộc sống của người Sơn Vi (người khôn ngoan)
Từ người vượn ở núi Đọ đến người hiện đại giai đoạn sớm vẫn sống ở tình trạng
“Bầy người nguyên thuỷ” rất lạc hậu. Người hiện đại Sơn Vi có địa bàn sinh sống rộng
lớn ở nước ta và bắt đầu thời kỳ xã hội thị tộc. Địa bàn cư trú của người Sơn Vi được
mở rộng đến nhiều nơi trên đất nước ta từ Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Phú
Thọ, Bắc Giang đến Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị. Địa bàn
phân bố rộng này chứng tỏ cộng đồng cư dân Sơn Vi đã khá đông, họ sống tập trung
trên các vùng gò đồi vùng trung du, miền núi, sống ngoài trời, có những chỗ cụm lại
khá đông, đặc biệt ở vùng trung lưu sông Hồng, vùng lưu vực sông Lục Nam, sông
Hiếu. Đặc trưng của công cụ lao động chủ yếu của người Sơn Vi là những lưỡi cuốc
được ghè đẽo cẩn thận ở rìa. Công cụ có nhiều loại hình ổn định gồm cuội, mảnh tước
tách ra từ cuội Quácdit đễ làm nạo và mũi nhọn. Sự phong phú về kỹ nghệ chế tác đá
chứng tỏ chủ nhân của nền văn hoá hậu kỳ đá cũ ở Việt Nam đã có một trình độ phát
triển về kỹ thuật chế tác đá. Việc phát hiện nhiều xương động vật lớn trong các di chỉ
văn hoá Sơn Vi chứng tỏ lúc bấy giờ nghề săn thú đã phát triển. Dù chưa biết kỹ thuật
mài đá song công cụ lao động của người Sơn Vi đã phong phú đa dạng hơn công cụ
của người Núi Đọ. Các di chỉ có niên đại sớm của văn hoá Sơn Vi được tìm thấy ở Phú
Thọ, Vĩnh Phúc, Yên Bái.
Như vậy, văn hoá Sơn Vi thuộc giai đoạn hậu kỹ đá cũ. Công cụ lao động ở VH
Sơn Vi là của người Hiện đại ở cuối thời kỳ Cánh tân. Hoạt động kinh tế của người

Sơn Vi lúc ấy chủ yếu vẫn là săn bắt và hái lượm. Sự xuất hiện của người Hiện đại
Sơn Vi đánh dấu sự kết thúc thời kỳ người Tối cổ ở Việt Nam chuyển thành người
Hiện đại. Người nguyên thuỷ chuyển từ xã hội tiền thị tộc sang xã hội công xã thị tộc
và bộ lạc. Một thị tộc lúc ấy có chừng vài ba chục gia đình cùng chung huyết thống,
sống quây quần với nhau trên cùng một khu vực là gồm một số thị tộc hợp thành bộ
lạc. Họ giúp đỡ lẫn nhau và có quan hệ hôn nhân với nhau. Trong các thị tộc, các

8


thành viên đều có quyền bình đẳng như nhau. Trải qua quá trình lđ lâu dài gian khổ
người Sơn Vi đã tạo cơ sở cho sự phát triển của xã hội công xã thị tộc ở giai đoạn sau.

1.3.2 Thời đại đá mới và cuộc cách mạng đá mới
1.3.2.1 Sơ kỳ thời đá mới

Cư dân VH Sơn Vi trong giai đoạn phát triển đã cải tiến công cụ và bước sang
một giai đoạn mới cao hơn đó là Văn hoá Hoà Bình và Bắc Sơn thuộc giai đoạn sơ kỳ
đá mới.
a. Văn hoá Hoà Bình
Các dấu tích văn hoá Hoà Bình được phát hiện rộng rãi khắp Đông Nam Á và ở
Việt Nam. Nó có di chỉ ở các tỉnh: Hoà Bình, Thanh Hoá, Sơn La, Hà Giang, Ninh
Bình, Nghệ An, Quảng Bình. Văn hoá Hoà Bình có niên đại từ 17000 -7500 năm cách
ngày nay, trong đó phổ biến nhất là niên đại 1 vạn 2000 năm cách ngày nay.
Đặc trưng nổi bật của văn hoá Hoà Bình được thể hiện là bên cạnh kinh tế khai
thác (săn bắt và hái lượm) thì các bộ lạc nguyên thuỷ cuả văn hoá Hoà Bình đã biết
làm kinh tế nông nghiệp. Chủ nhân văn hoá Hoà Bình đã biết trồng các loại rau củ, cây
ăn quả (cây họ đậu, bầu bí) và đã biết trồng lúa (tuy chỉ mới ở giai đoạn đầu). Các
thành tựu n/c của KCH cho phép khẳng định rằng: Đông Nam Á trong đó có Việt Nam
là một trong những trung tâm phát sinh nông nghiệp sớm cuả loài người, bên cạnh các

trung tâm khác như Trung Đông, Trung Mỹ, Pêru. Ở Hoà Bình tuy biết trồng lúa song
cư dân vh Hoà Bình chủ yếu vẫn sống bằng thức ăn do hái lượm và săn bắt mang lại.
Mặt khác cư dân Hoà Bình cũng đã biết chăn nuôi (biết thuần dưỡng động vật). Sự ra
đời của nông nghiệp sơ khai đánh dấu bước chuyển biến mới của họ, mở đầu công
cuộc cải tạo tự nhiên bằng lao động sáng tạo của mình. Ở các di chỉ vh Hoà Bình, các
nhà KCH tìm thấy giống lúa Ôryzasitiva sớm nhất ở thế giới. Đây là giống lúa do cư
dân vh Hoà Bình thuần dưỡng.
Công cụ của cư dân VH Hoà Bình có nhiều loại hình phong phú, da dạng được
chế tạo từ các nguyên liệu khác nhau. Đặc trưng là công cụ đá cuội ghè đẽo.
Về mặt xã hội: Cư dân văn hoá Hoà Bình đã ở thời kỳ công xã thị tộc (tầng văn
hoá dày có nhiều hiện vật) chứng tỏ họ đã có cuộc sống ổn định tại một địa điểm nhất
định. Họ đã biết lấy lửa trong tự nhiên hoặc tạo ra lửa bằng cách cọ xát. Nhờ đó họ đã
ăn thức ăn chín. Sự chuyển biến theo hướng phát triển cao hơn của cư dân văn hoá
Hoà Bình so với Sơn Vi là đời sống tinh thần khá phong phú. Cư dân văn hoá Hoà
Bình đã biết chế tạo các đồ trang sức từ vỏ ốc biển được mài nhẵn có xuyên lổ xâu
dây. Đã có dấu hiệu về hoạt động nghệ thuật, là các hình khắc mặt con thú loài ăn cỏ
và 3 mặt người có sừng (hình vẽ ở hang Đồng Nội, Hoà Bình). Điều này chứng tỏ đã
nảy sinh ý niệm về tín ngưỡng vật tổ sơ khai. Cư dân văn hoá Hoà Bình đã có tục chôn
người chết, nhiều ngôi mộ xác chết được bôi thổ hoàng. Ở hang Thẩm Hai, hang Chùa

9


(Nghệ An), hang Đắng (Cúc Phương Ninh Bình), hang làng Gạo (Hoà Bình) có hiện
tượng xác chết được chôn theo tư thế nằm co, xung quanh xếp nhiều hòn đá lớn và
công cụ bằng đá. Người chết được chôn tại nơi cư trú gần bếp lửa, có chôn theo cả đồ
trang sức bằng ốc biển hay răng thú... Những hiện tượng trên phản ánh quan niệm của
người Hoà Bình về mối quan hệ ràng buộc giữa người sống với người đã chết.
b. Văn hoá Bắc Sơn
Cư dân VH Hoà Bình đã tạo nên văn hoá Bắc Sơn trong quá trình tiến hoá của

họ. Các bộ lạc v.h Bắc Sơn thường cư trú trong các hang động, mái đá vùng núi đá vôi
gần sông, suối thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hoà bình, Ninh Bình, Thanh
Hoá, Nghệ An...Công cụ lao động phổ biến của cư dân Bắc Sơn là rìu mài lưỡi và đã
biết làm đồ gốm. Công cụ đặc trưng của vh Bắc Sơn là rìu mài lưỡi nên các nhà KCH
gọi là rìu mài Bắc Sơn. Bên cạnh rìu còn có các cộng cụ ghè đẽo không định hình và
các mảnh tước tu chỉnh, các công cụ bằng tre, nứa, gỗ...
Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Bắc Sơn là săn bắn và hái lượm. Điểm
mới so với văn hoá Hoà bình là cư dân Bắc Sơn biết làm đồ gốm. Đặc điểm của gốm
Bắc Sơn có miệng loe, đáy tròn. Họ lấy đất sét nhào với cát nung để đồ gốm không bị
rạn nứt. Tuy vậy đồ gốm còn ít, hình dáng thô (làm bằng tay) và độ nung chưa cao.
Với những đặc trưng công cụ nói trên mà các nhà sử học gọi văn hoá Bắc Sơn
là Văn hoá đá mới sơ kỳ có gốm. Nhờ công cụ được cải tiến, công cụ đá mài phổ biến,
hiệu quả lao động tăng tiến. Cư dân Bắc Sơn, ngoài săn bắn và hái lượm là chủ yếu, họ
còn biết đánh cá, chăn nuôi, làm nông nghiệp sơ khai và làm gốm. Nhờ nguồn thức ăn
phong phú hơn trước mà cư dân Bắc Sơn có cuộc sống định cư lâu dài ở một nơi nhất
định (khu mộ tập thể ở di chỉ làng Cườm là biểu hiện của đặc điểm này).
Đời sống tinh thần: Cư dân Bắc Sơn có đời sống tinh thần phong phú nâng cao
hơn ở Hoà Bình. Đồ trang sức phong phú nhiều loại, làm bằng vỏ ốc mài lổ, đá phiến
có nhiều lổ đeo, chuổi hạt bằng đất nung có xuyên lổ...
Cư dân Bắc Sơn cũng có tập tục phổ biến như cư dân Hoà Bình là đã có ý niệm
về thế giới bên kia. Điều đó dược thể hiện trong cách chôn người chết khác nhau.
* Văn hoá Hoà Bình và Bắc Sơn có nhiều nét chung: cả 2 đều ở sơ kỳ đá mới song ở
Bắc Sơn có sự phát triển cao hơn trên cơ sở kế thừa văn hoá Hoà Bình.
1.3.2.2 Văn hoá hậu kỳ đá mới của dân cư nông nghiệp trồng lúa ở Việt Nam
(cuộc cách mạng đá mới)
Ở cuối thời đại đồ đá mới (cách nay khoảng 6000-5000 năm) trên cơ sở phát
triển của kỹ thuật chế tác đá và làm đồ gốm, cư dân lúc bấy giờ đã có bước tiến trong
cuộc sống của mình. Phần lớn các bộ lạc đều bước vào giai đoạn làm nông nghiệp
trồng lúa. Kỹ thuật chế tác đá phát triển đến đỉnh cao. Bên cạnh kỹ thuật mài (mài 2
mặt, mài toàn thân) thì cư dân hậu kỳ đá mới còn biết các kỹ thuật cưa, khoan, tiện


10


đá. Họ biết khoan bằng 2 phương pháp: khoan xuyên lổ và khoan tách lõi. Nhờ đó
công cụ gọn đẹp hơn trước, phong phú về chủng loại, thích hợp với từng công việc
từng vùng, kỹ thuật tinh xảo và năng suất lao động tăng đáng kể so với thời Hoà Bình,
Bắc Sơn. Đặc trưng của công cụ đá giai đoạn này là rìu mài toàn thân, rìu mài có
chuôi tra cán. Ngoài ra còn có các loại bôn, đục, dao, cuốc đá có chuôi tra cán. Hầu
hết công cụ được mài nhẵn bên cạnh đồ đá, công cụ bằng xương, sừng, tre cũng được
sản xuất phù hợp với từng loại công việc. Tre nứa làm cung tên, gỗ làm cán rìu, cuốc,
dao. Xương sừng làm đục, dao nhỏ, kim khâu. Sự tiến triển trong kỹ thuật chế tác đá
làm phong phú đa dạng về loại hình công cụ lao động đã tạo điều kiện để các bộ lạc
bấy giờ mở rộng địa bàn cư trú. Nền kinh tế của cư dân sống trên lãnh thổ Việt Nam
bấy giờ có bước phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Một bộ phận cư dân vẫn tiếp
tục cư trú ở vùng núi đá vôi, số khác tiến tới khai phá, chiếm lĩnh vùng đồng bằng ven
biển và hải đảo.
Sinh hoạt kinh tế của cư dân hậu kỳ đá mới trở nên phong phú đa đạng. Ở miền
núi vẫn duy trì và phát triển việc săn bắn hái lượm, cư dân ven biển làm nghề đánh cá
(các bộ lạc ven biển như Hạ Long, Quỳnh Văn, Bàu Tró trong di chỉ có phát hiện chì
lưới đánh cá hoặc xương răng cá nhiều loại lẫn trong các đống võ sò điệp).
Tuy vậy hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân lúc bấy giờ là nghề nông trồng
lúa. Nhiều bộ lạc đã sống bằng nghề nông trồng lúa dùng cuốc. Bên cạnh đó nghề làm
gốm cũng phát triển lên trình độ mới. Hình thành các trung tâm làm gốm ở nhiều địa
phương như: Mai Pha (Lạng Sơn); Nậm Tun (Lai Châu), Cái Bèo (Cát Bà, Hải
Phòng), Bàu Tró (Quảng Bình). Đồ gốm phong phú về chủng loại, đa dạng và đạt trình
độ thẩm mĩ về hoa văn tgrang trí như: văn thừng, văn chữ S nối đôi nhau, văn hình ô
trám, văn hoa thị nối liền...có cả gốm màu, vẽ màu. Gốm không chỉ làm đồ dùng mà
còn làm đồ trang sức. Đồ gốm ở hậu kỳ đá cũ chủ yếu làm bằng tay nhưng cũng đã có
nơi làm bằng bàn xoay. Do kỹ thuật chế tác đá phát triển mà nó trở thành một nghề thủ

công khá phổ biến. Bên cạnh các nghề nông, thủ công thì việc trao đổi hàng hoá cũng
đã ra đời.
Đời sống vật chất của cư dân bấy giờ được nâng cao hơn, thời Hoà Bình, Bắc
Sơn. Các gia đình đều có công cụ lao động, đồ dùng hằng ngày, đã biết sử dụng vỏ
cây, da thú để mặc. Có dấu hiệu cho thấy cư dân bấy giờ đã biết dệt vải (tìm thấy dọi
xe chỉ ở di tích Bàu Tró).
Đời sống tinh thần của cư dân lúc bấy giờ khá phong phú biểu hiện qua số lượng
đồ trang sức tìm thấy gồm rất nhiều kiều loại và vật liệu khác nhau như: bằng đá, bằng
võ ốc, đất nung, xương, sừng gồm các loại vòng đá, nhẫn đá đeo tay đeo cổ, vòng đeo
tay bằng vỏ ốc có đục lỗ xâu dây đeo, các lọai chuỗi hạt hình trụ, hình thoi bằng đất
nung, khuyên tai bằng đất nung. Các đồ trang sức vừa phong phú về loại hình mà kỹ

11


thuật chế tác lại tinh xảo đạt trình độ cao. Ví dụ chuổi hạt hình ống ở Bàu Tró được
chế tác bằng các kỹ thuật khoan tách lõi, cưa, mài rất đẹp.
Cư dân ở hậu kỳ đá mới có quan niệm về thế giới bên kia khá phức tạp thể hiện
qua việc chôn người chết với nhiều kiểu khác nhau như chôn theo tư thế nằm thoải mái
như đang ngủ, tư thế nằm co, ngồi xổm, hoả táng, róc thịt chỉ chôn xương...
Trình độ mỹ cảm của cư dân hậu kỳ đá mới khá tinh tế có tính nghệ thuật được
biểu hiện qua đồ gốm, đồ trang sức các loại được trang trí đẹp mắt kiểu dáng đa dạng,
loại hình phong phú và hoa văn đẹp.
Tổ chức xã hội ở thời kỳ này là công xã thị tộc mẫu hệ. Các thành viên trong
gia đình và thị tộc đều bình đẳng; người già và phụ nữ được tôn trọng. Trong công xã
đã có sự phân công lao động giữa nam và nữ theo lứa tuổi.
Nhìn một cách tổng quát thì thời hậu kỳ đá mới về mặt xã hội, trên đất nước ta
công xã thị tộc mẫu hệ phát triển cao hơn thời Hoà Bình, Bắc Sơn. Cư dân hậu kỳ đá
mới đã tạo tiền đề cho sự giải thể của công xã thị tộc mẫu hệ.


1.4 Bước phát triển cuối thời nguyên thuỷ: Các nền văn hoá Phùng Nguyên,
Hoa Lộc, Sa Huỳnh, Đồng Nai và Ốc Eo
Sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đời sống của cư dân hậu kỳ đá mới là
bên cạnh kỹ thuật chế tác đá đạt đến đỉnh cao thì cư dân đã tìm ra một thứ nguyên liệu
mới đó là đồng. Việc tìm ra đồng và kỹ thuật luyện đồng, đưa nó vào sản xuất đã làm
thay đổi sức sản xuất xh đã chuyển cư dân sang giai đoạn sơ kỳ thời đại đồ đồng. Trên
đất nước ta ở giai đoạn cách ngày nay 4000 năm, một số bộ lạc đã bước vào giai đoạn
sơ kỳ đồ đồng tiêu biểu là cư dân văn hoá Phùng Nguyên, Hoa Lộc...Ngoài ra ở cuối
TNKII đầu TNK I TCN đến đầu Công nguyên tại Trung Bộ và Nam Bộ cư dân cũng
bước vào giai đoạn kim khí. Họ cũng như cư dân văn hóa Phùng Nguyên đã tạo tiền đề
mở đầu quá trình tan rã của xã hội nguyên thuỷ ở Việt Nam. Từ Phùng Nguyên phát
triển lên Đồng Đậu, Gò Mun rồi tới Đông Sơn. Ở miền Trung văn hoá Sa Huỳnh cũng
đặt cơ sở cho sự hình thành của vương quốc cổ Chăm Pa, văn hoá Đồng Nai và ốc Eo
tạo cơ sở cho sự ra đời của vương quốc Phù Nam.

1.4.1 Văn hoá Phùng Nguyên
Ở niên đại cách nay 4000 năm các bộ lạc Phùng Nguyên là cư dân trồng lúa ở
vùng Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nội, Hải Phòng đã đạt tới đỉnh cao
trình độ chế tác đá và sử dụng thành thạo các kỹ thuật cưa, khoan tách lõi, tiện, mài...
Cư dân Phùng Nguyên cũng như thợ gốm tài hoa, họ nặn gốm bằng bàn xoay,
do đó chất lượng và mĩ thuật được nâng cao hơn. Gốm có nhiều kiểu loại như: Miệng
cong có gờ, không có gờ, miệng loe, miệng đứng, có chân đế, không có chân đế, tai và
chạc gốm có nhiều kiểu. Mỗi địa phương đồ gốm có nét đặc trưng về kiểu dáng và hoa

12


văn riêng. Điểm chung là chất lượng tốt, hình thức đẹp, số lượng lớn, phong phú về
chủng loại hơn ở hậu kỳ đá mới.
Công cụ lao động của cư dân Phùng Nguyên rất phong phú, gọn, tiện lợi hơn

trước nhờ kỹ thuật chế tác đá tinh xảo đạt đến đỉnh cao gồm nhiều loại rìu, bôn, cuốc
đá mài nhẵn có chuôi tra cán...Điểm nổi bật thể hiện sự phát triển đặc biệt của Phùng
Nguyên là cư dân đã biết đến đồ đồng. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một số hiện
vật bằng đồng là các cục đồng và xĩ đồng tuy chỉ chiếm 5% trong tổng số các hiện vật
được phát hiện. Điều này chứng tỏ đồng còn hiếm và rất quý. Họ luyện đồng ngay ở
địa bàn cư trú. Điều đáng lưu ý là công cụ đá vẫn chiếm ưu thế. Vì thế Phùng Nguyên
vẫn chưa vượt khỏi phạm trù hình thái xã hội Công xã nguyên thuỷ. Nó mở đầu cho
quá trình giải thể của cx Thị tộc, chuyển mình từ hội thị tộc Mẫu quyền sang bước đầu
thị tộc Phụ quyền. Tuy nhiên với sự xuất hiện của đồ đồng (cục đồng và xỉ đồng) là
bằng chứng chứng tỏ cư dân Phùng Nguyên đã bước vào thời đại kim khí, ở sơ kỳ thời
đại đồng thau.
Về kinh tế: là cư dân nông nghiệp trồng lúa đã sống định cư lâu dài ở vùng trung
du và đồng bằng Bắc Bộ. Bên cạnh nghề trồng lúa, người Phùng Nguyên cũng chăn
nuôi gia súc, làm thủ công nghiệp (trong các di chỉ có xương các loại gia súc, gia
cầm), đồ gốm, công cụ lao động. Qua việc phân tích cục đồng ở di chỉ Gò Bông một di
chỉ thuộc văn hoá Phùng Nguyên cho thấy đây là, hợp kim đồng và thiếc. Điều này là
minh chứng cư dân Phùng Nguyên đã ở sơ kỳ thời đại đồng thau (các di chỉ văn hoá
Phùng Nguyên có diện tích rộng hành chục vạn mét vuông); với tầng văn hoá dày
chứng tỏ họ đã định cư lâu dài.

1.4. 2 Văn hoá Hoa Lộc
Địa bàn phân bố các bộ lạc thuộc văn hoá Hoa Lộc sinh sống ở vùng cồn cát
ven biển các huyện Hậu Lộc và Nga Sơn tỉnh Thanh Hoá.
Về kinh tế: Ngoài nghề đánh cá cư dân văn hoá Hoa Lộc cũng sống bằng nông
nghiệp trồng lúa. Họ là cư dân nông nghiệp dùng cuốc phát triển, có kỹ thuật chế tác
đá và làm gốm đạt trình độ tương đương với Phùng Nguyên. Bên cạnh đó ở lưu vực
sông Mã sông Cả, sông Chu còn có một cụm cư dân có đời sống văn hoá, kinh tế - xã
hội tương đương với Hoa Lộc là cư dân Đông Khối. Đông Khối là một di chỉ nằm ở xã
Đông Lĩnh, huyện Đông Thiện (Thanh Hoá). Đông Khối có một công xưởng chế tác
đá lớn, đồ gốm cũng khá nhiều. Ở cụm di chỉ Hoa Lộc, khảo cổ học tìm thấy xương cá

biển, chì lưới khá nhiều chứng tỏ đánh cá là một nghề quan trọng, có cả răng và xương
thú là bằng chứng cho biết nghề săn bắn cũng phát triển. Đặc biệt lưỡi cuốc đá được
tìm thấy nhiều nhất so với các di chỉ cùng thời ở Việt Nam. Ở di chỉ Hoa Lộc cũng tìm
thấy các di vật bằng đồng như rìu đồng, dây đồng. Tiếp sau Hoa Lộc (sơ kỳ đồng thau)
là các bộ lạc Bái Man (trung kỳ đồng thau); Quỳ Chữ (hậu kỳ đồng thau). Ở các di chỉ

13


này ngoài những đặc điểm văn hoá địa phương, đã có những nét gần gũi và đạt trình
độ phát triển như văn hoá Đồng Đậu, Gò Mun ở Bắc Bộ (các nền văn hoá kế tiếp của
Phùng Nguyên) đễ hoà chung tạo nên văn hoá Đông Sơn thống nhất ở Bắc Bộ và Bắc
Trung Bộ.
Ngoài ra, cư dân sơ kỳ thời đại đồng thau ở lưu vực sông Lam (S.Cả) cũng lần
lượt trải qua các giai đoạn trung kỳ và hậu kỳ đồng thau, thể hiện nét tương đồng và
trình độ phát triển với cư dân sông Hồng, sông Mã trong cùng giai đoạn đễ rồi cũng
hoà nhập vào văn hoá Đông Sơn.
Nhìn một cách tổng quát, cách đây 4000 năm, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (lãnh
thổ của Văn Lang - Âu lạc sau này) các bộ lạc tiền Đông Sơn đều bước vào giai đoạn
sơ kỳ đồng thau, sống định cư lâu dài, lấy nông nghiệp trồng lúa nước làm hoạt động
chính. Họ chuẩn bị các điều kiện tiền đề cho sự giải thể chế độ cx thị tộc Mẫu hệ,
chuyển biến dần lên cx Thị tộc phụ hệ và hình thành nhà nước Văn Lang.

1.4.3 Văn hoá Sa Huỳnh
Sa Huỳnh là địa điểm phát hiện di tích văn hoá sơ kỳ thời đại kim khí thuộc
huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Nền văn hoá Sa Huỳnh ra đời từ văn hoá tiền Sa
Huỳnh (với 3 tiểu nhóm: Bàu Trám - ven biển QN-ĐN thuộc xã Lý Trà huyện Núi
Thành, tỉnh Quảng Nam; Long Thành ở đồng bằng ven biển Nghĩa Bình (Đức Phổ, Q.
Ngãi) và xóm Cồn, Hoà Vinh I ở đồng bằng ven biển Phú Khánh - Thuận Hải. Các cư
dân văn hoá Sa Huỳnh vốn là một bộ phận cư dân Mã lai- Đa đảo tới định cư ở Trung

Bộ nước ta từ khoảng 5000 năm cách ngày nay. Họ đang ở giai đoạn văn hoá đồ đá
mới. Đến niên đại cách ngày nay 4000 - 3000 năm họ dần dần tiến vào sơ kỳ thời đại
kim khí. Nền văn hoá của cư dân đó giai đoạn này được các nhà KCH gọi là văn hoá
tiền Sa Huỳnh.
Văn hoá Sa Huỳnh là của cư dân thuộc tiểu chủng Mã Lai-Đa Đảo định cư ở
châu thổ sông Thu Bồn và Trà Khúc ven núi rừng các tỉnh Nam Trung Bộ và Bắc Nam
Bộ. Hoạt động kinh tế của cư dân văn hoá Sa Huỳnh là nông nghiệp dùng cuốc trồng
lúa nước và một số cây trồng khác (cây cho củ và quả, cây có sợi...) Ngoài ra cư dân
văn hoá Sa Huỳnh còn làm thủ công nghiệp (xe sợi, dệt vải, làm gốm, đồ trang sức,
nấu thuỷ tinh và chế tác công cụ...). Tại các di tích văn hoá Sa Huỳnh các nhà KCH đã
tìm thấy nhiều công cụ lao động và vũ khí bằng sắt như các loại: Rìu, cuốc, đục, dao,
kiếm, giáo thuổng, liềm.
Cư dân Sa Huỳnh có đời sống tinh thần phong phú, họ sử dụng nhiều đồ trang
sức thật tinh tế để tô điểm cho cuộc sống như chuổi hạt bằng đá, đồng, mã não, khuyên
tai hai đầu thú, nhiều đồ trang sức bằng thuỷ tinh, các hoa văn bài trí trên đồ gốm cũng
rất đẹp. Người Sa Huỳnh có tục hoả táng người chết đổ tro xương vào vò, chum gốm
chôn cùng với đồ trang sức.

14


Quảng Bình KCH tìm thấy dấu tích của văn hoá Sa Huỳnh ở nhiều nơi: mộ táng
bằng chum đá ở Cổ Giang, Khương Hà (Bố Trạch), Quảng Lưu (Quảng Trạch), Phù
Xá, Lộc Ninh (Đồng Hới), khuyên tai 3 mấu ở Tam Toà (Đồng Hới).
Xã hội của cư dân Sa Huỳnh ngày một phát triển cùng với sự gia tăng dân số và
mối quan hệ giữa các vùng đã đưa tới sự hình thành các bộ lạc lớn mà tiêu biểu là 02
bộ lạc Cau và Dừa. Từ 02 bộ lạc này đến đầu công nguyên đã hình thành nên vương
quốc Chăm pa cổ .

1.4.4 Văn hoá Đồng Nai

Dựa vào kết quả nghiên cứu các nhà KCH đã cho biết vào thời đại đò đá cũ ở
Đông Nam Bộ đã có con người sinh sống. Đến giai đoạn cách ngày nay 4000 năm ở
đây đã hình thành nền văn hoá Đồng Nai. Địa bàn phân bố của văn hoá Đồng Nai tại
vùng Đông Nam Bộ tập trung ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, TP Hồ Chí Minh,
Long An. Các di tích nằm trên lưu vực hai con sông Vàm Cỏ và Đồng Nai, trải dài từ
vùng đất đỏ bazan, từ trung du đến ven biển như các di tích: Gò Cát (Hồ Chí Minh),
Rạch Núi(Long An), Ngãi Thăng, Dốc Chùa (Đồng Nai) các di tích khá rộng thường
tới hàng vạn mét vuông, hiện vật rất phong phú.
Ở di chủ Dốc Chùa cách ngày nay 3500 dến 3000 năm cư dân đã bước vào giai
đoạn phát triển rực rỡ đỉnh cao của nghề luyện đồng và sơ kỳ đồ sắt. Cư dân ở đây đã
chế tạo được nhiều loại công cụ và đồ dùng khác nhau rất phong phú như: rìu, dao,
công cụ đá như: hái, cuốc ...
Đồ gốm có các loại nồi, vò, chậu đĩa bát. Kỹ thuật làm gốm phát triển tương
đương với kỹ thuật làm gốm của Phùng nguyên. Gốm Đồng Nai có các kiểu hoa văn
như văn chải, văn thừng, văn nan chiếu. Cư dân văn hoá Đồng Nai cũng sống chủ yếu
bằng nghề nông. Bên cạnh đó họ còn có khai thác các sản phẩm thiên nhiên và làm
nghề thủ công.
Đời sống tinh thần của người Đồng Nai lúc bấy giờ đã khá phong phú. Họ làm
được nhiều đồ trang sức bao gồm: chuỗi hạt bằng đá, mã não, vòng tay bằng thuỷ tinh,
vòng tay bằng đồng, khuyên tai bằng đồng mạ vàng, dây chuyền bạc, vòng tay, nhẫn
bằng sắt. Họ cũng có tục chôn người chết ở nơi cư trú như cư dân Bắc Bộ.

1.4.5 Văn hoá Ốc Eo
Di chỉ văn háo Ốc Eo thuộc tỉnh An Giang. Cách ngày nay khoảng 2600 năm
(tương đương với thời kỳ nhà nước Văn Lang), ở miền Tây Nam Bộ đã hình thành một
nền văn hoá đồng thau được các nhà KCH gọi là văn hoá Ốc Eo. Văn hoá Ốc Eo có
địa bàn phân bố ở các tỉnh: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh, Tiền Giang,
Cà Mau. Văn hoá Ốc Eo tồn tại kéo dài tới thế kỷ VII sau công nguyên. Trên cơ sở
nền văn hoá này một quốc gia cổ có tên là Vương quốc Phù Nam đã ra đời. Quốc gia


15


Phù Nam có địa bàn lãnh thổ khá rộng bao gồm một phần Nam Bộ Việt Nam và nam
Căm Pu Chia.
Như vậy tại vùng Nam Bộ Việt Nam, từ thời đá cũ đã có con người sinh sống và
cư dân này cũng phát triển đến mức hình thành 2 nền văn hoá thời đại kim khí là Đồng
Nai và Ốc Eo trên nền tảng đó đã hình thành nên quốc gia Phù Nam sau này.

Câu hỏi ôn tập chương I
1. Hãy chứng minh rằng Việt Nam là một trong những chiếc nôi của loài người.
2. Qúa trình chuyển biến từ người Tối cổ lên người Hiện đại ở nước ta ?
3. Trình bày các giai đoạn phát triển của thời kỳ công xã thị tộc (từ văn hoá Sơn Vi)
đến văn hoá hậu kỳ đá mới và sơ kì đồng thau; So sánh sự giống và khác nhau giữa
các giai đoạn về các mặt công cụ lao động, hoạt động kinh tế, địa bàn cư trú, tổ chức
xã hội.

CHƯƠNG 2 THỜI DỰNG NƯỚC: VĂN LANG - ÂU LẠC
16


2.1 Văn hoá Đông Sơn và những chuyển biến về kinh tế - xã hội
2.1.1 Quá trình hình thành văn hoá Đông Sơn
Kết quả nghiên cứu của khảo cổ học giúp các nhà KCH khẳng định rằng: nền
văn hoá Đông Sơn có quá trình hình thành lâu dài liên tục hàng nghìn năm, từ các nền
văn hoá đồng thau tiền Đông Sơn theo thứ tự là: Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun
(thuộc trung du sông đồng bằng Bắc Bộ) cùng với nó là các nền văn hoá địa phương
khác ở lưu vực sông Mã, sông Lam ở miền Trung để hợp nhất tạo thành văn hoá Đông
Sơn. Từ các văn hoá tiền Đông Sơn phát triển dần tới sự ra đời, phát triển của nền văn
hoá Đông Sơn và văn minh sông Hồng, sông Mã, sông Cả gọi là văn minh Việt cổ

(Văn Lang - Âu lạc).
a. Giai đoạn Phùng Nguyên.
Văn hoá Phùng Nguyên ra đời cách ngày nay khoảng 4000 năm (nửa đầu TNKII
TCN) với việc phát minh ra đồng và kỹ thuật luyện kim (đồng chỉ chiếm 5% tổng số
hiện vật chủ yếu vẫn là đồ đá), đánh dấu việc cư dân Phùng Nguyên đã vượt qua thời
đại đồ đá, bước vào thời đại kim khí, tạo tiền đề phát triển lên giai đoạn Đồng Đậu.
Tuy nhiên về mặt xã hội thì suốt cả thời kỳ Phùng Nguyên, người nguyên thuỷ VN chỉ
đủ thời gian để chuẩn bị cho bước nhảy vọt sau này. Hình thái XH nguyên thuỷ thời
Phùng Nguyên mới bước đầu có dấu hiệu tan rã và còn tiếp tục tan rã cùng với bước
phát triển của văn hoá đồng thau các giai đoạn kế tiếp.
b. Giai đoạn văn hoá Đồng Đậu
Giai đoạn Đồng Đậu vừa kế thừa vừa nâng cao hơn những thành tựu của VH
Phùng Nguyên đã đạt được nó thể hiện sự phát triển liên tục lên Đồng Đậu được biểu
hiện qua thứ tự các tầng văn hoá đã khai quật phát hiện. Các di tích văn hoá Đồng Đậu
có 3 tầng VH mang đặc trưng của 3 giai đoạn: dưới cùng là Phùng Nguyên ở giữa là
Đồng Đậu, trên cùng là Gò Mun. Các hiện vật của di tích văn hoá Đồng Đậu có niên
đại các bon C14 là nửa sau TNKII. TCN (từ 3500 - 3000 năm cách ngày nay). Đồng
Đậu là địa điểm đầu tiên phát hiện di tích văn hoá giai đoạn này (thuộc huyện Yên Lạc
tỉnh Vĩnh Phú). Ngoài ra KCH còn phát hiện được nhiều di tích của văn hoá Đồng đậu
ở các tỉnh: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội.
Ở Đồng Đậu kỹ thuật luyện kim đồng thau đã phát triển (ở Phùng Nguyên mới
biết luyện kim). Các hiện vật bằng đồng thau ở đây chiếm tới 20% tổng số công cụ và
vũ khí với nhiều loại hình phong phú: Rìu, mũi lao, mũi tên, lưỡi câu, giủa...KCH còn
tìm thấy khuôn đúc mũi tên, mũi nhọn, rìu...làm bằng đất và bằng đá, khuôn đúc 1 vật
và khuôn đúc một lần nhiều hiện vật.

c. Giai đoạn Gò Mun

17



Gò Mun là một di chỉ ở Phú Thọ là nơi phát hiện đầu tiên di tích của nền VH này.
Nhiều di tích của VH Gò Mun có cùng địa bàn với VH Phùng Nguyên và Đồng Đậu
thộc các tỉnh: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Hà Tây. Văn hoá
Gò Mun có niên đại cuối TNKII - đầu TNKI TCN ở nền văn hoá này đồ đồng phát
triển mạnh chiếm ưu thế so với đồ đá. Đồng thau chiếm tỷ lệ trên 50% tổng số công cụ
và vũ khí. Bên cạnh những công cụ đã có ở văn hoá Đồng Đậu thì giai đoạn này cư
dân còn sản xuất các loại rùi lưỡi xéo, lưỡi liềm, đồ trang sức bằng đồng thau. Đồ đá
không chỉ giảm sút về số lượng mà cả về loại hình.
* Qua các bằng chứng về 3 giai đoạn trên đã chứng tỏ từ Phùng Nguyên tới Gò Mun
chủ nhân các nền VH này qua hơn 1000 năm đã tạo lập và thúc đẩy cho văn hoá ngày
càng phát triển trên cơ sở kế thừa thành quả của thế hệ trước tạo tiền đề cho sự ra đời
của văn hoá Đông Sơn ở TK VII TCN.

2.1.2 Văn hoá Đông Sơn
Các di tích VH Đông Sơn được phát hiện ở hầu khắp Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ:
dọc ven sông Hồng, sông Mã, sông Lam vào tận Quảng Bình, đây cũng là địa bàn
thuộc lãnh thổ của nước Văn Lang (TRỪ qUẢNG Bình). Các di tích VH Đông Sơn có
nhiều loại hình khác nhau và ở rất nhiều địa điểm như: di tích Vườn Chuối (Gia
Lương-Bắc Ninh), Hoàng Ngô (Quốc Oai- Hà Tây), làng Cả (Việt Trì-Phú Thọ); Vinh
Quang, Châu Can (Hà Tây), Cổ Loa (Đông Anh-Hà Nội), Phà Công, Đông Sơn, Núi
Nấp, Đào Thịnh, Đông Lĩnh (Thanh Hoá), Làng Vạc (Nghĩa Đàn - Nghệ An), Đồng
Mõm (Diễn Châu - Nghệ An)...
Ở Quảng Bình KCH tìm thấy nhiều di vật quí của thời đại đồ đồng này: Rìu và
dao găm đồng ở Cổ Giang, kiếm đồng ở Khương Hà, thố đồng ở Thanh Trạch (Bố
Trạch). Khuôn đúc đồng được tìm thấy ở Hương Hoá (Tuyên Hoá); kiếm sắt ở Xuân
Sơn (Bố Trạch) và trống đồng Phù Lưu ở Quảng Lưu (Quảng Trạch) được xếp loại 1
như trống đồng Ngọc Lũ.
Công cụ của VH Đông Sơn thể hiện bước phát triển cao hơn hẵn các giai đoạn
Phùng Nguyên, Đồng đậu, Gò Mun. Đồ đá không còn mấy, ít về số lượng, nghèo về

loại hình, chế tác cũng thô sơ, chủ yếu là đồ trang sức. Đồ gốm cũng suy giảm mang
tính thực dụng cao chế tạo đơn sơ không có hoa văn hoặc trang trí đơn điệu. Công cụ
và hiện vật bằng đồng vô cùng phong phú đa dạng về loại hình, kỹ thuật luyện đồng
đạt đến đỉnh cao và bước đầu xuất hiện kỹ thuật luyện sắt. Công cụ, vũ khí đồ đồng ở
Đông Sơn bao gồm: âu, vò, ấm, bát, cuốc, dao, liềm, lưỡi cày, nồi, dao găm, kiếm, mũi
tên, lao, áo giáp...các nhạc khí như trống đồng, chiêng đồng tiêu biểu và đặc sắc nhất
là trống đồng Ngọc Lũ (Đông Sơn) và thạp đồng Đào Thịnh. Các công cụ và vũ khí đồ
sắt bao gồm: cuốc, mai, thuổng, mũi tên. Đó chính là cơ sở để KCH xếp VH Đông Sơn
vào sơ kỳ thời đại đồ sắt. Xác định niên đại các bon phóng xạ C14 cho biết VH Đông

18


Sơn thuộc sơ kỳ đồ sắt, ra đời từ TK VII.TCN kéo dài cho đến TK III sau CN, trải qua
1 quá trình hình thành gần 2000 năm từ sơ kỳ đồng thau đến sơ kỳ đồ sắt. ở văn hoá
Đông Sơn đồ đồng chiếm tới 80% tổng số công cụ và vũ khí phát hiện được. Các nhà
KCH đã phát hiện ở chân thành Cổ Loa hàng vạn mũi tên đồng.

2.1.3 Những chuyển biến về kinh tế từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn
Từ phùng Nguyên đến Đông Sơn là một chặng đường dài gần 2000 năm, người
Việt cổ từ 1 nền kinh tế nguyên thuỷ với công cụ sản xuất chủ yếu là đá đã bước sang
một nền kinh tế bao gồm nhiều ngành nghề, trong đó nông nghiệp trồng lúa nước đã
trở thành ngành chủ đạo với công cụ đồng thau ở sơ kỳ đồ sắt có hiệu quả sử dụng tốt,
nslđ cao. Trong lĩnh vực nông nghiệp ở thời Đông Sơn đã đạt được những thành tựu
căn bản trên con đường chuyển biến từ nông nghiệp dùng cuốc sang dùng cày có sức
kéo trâu bò, đó là sự chuyển biến mạnh mẽ có ý nghĩa bước ngoặt trong kinh tế tạo
tiền đề cho những biến chuyển lớn về xã hội (phát hiện hàng trăm lưỡi cày đồng, và
xương trâu bò ở di chỉ VH Đông Sơn là bằng chứng). Quá trình chuyển từ nông nghiệp
dùng cuốc sang dùng cày cũng đồng thời là quá trình người Việt cổ chọn nghề trồng
lúa nước làm nghề sống chính. Định hướng có ý nghĩa hết sức căn bản này được hình

thành và khẳng định do sự thúc ép của quá trình gia tăng dân số ngày một gay gắt. Từ
các vùng núi, đồi trung du, những vùng bậc thềm, các gò cao cạnh đồng bằng, người
Việt từng bước lấn dần vùng đồng bằng. Đến khi có công cụ đồng thau và nhất là đồ
sắt trong tay thì vùng đồng bằng đầm lầy không còn là mối nguy hiểm với họ nữa. Đến
thời kỳ văn hoá Đông Sơn toàn bộ vùng đồng bằng rộng lớn sông Hồng, sông Mã,
sông Cả đã được khai phá về căn bản. Những chạ, kẻ, chiềng (làng xóm) đông vui, các
dòng sông, kênh mương, phai đập, hệ thống giao thông thuỷ, hệ thống thuỷ lợi những
cánh đồng màu mở đã như là những cảnh quan chung của vùng đồng bằng châu thổ.
Nghề trồng lúa của cư dân Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ thời Đông Sơn trên các ruộng
nước hay nương rẫy thường dùng những phương pháp thích hợp như: Đao canh hoả
chủng, đao canh thuỷ nậu(phát nương, đốt nương làm rẫy hoặc làm ruộng nước). Bên
cạnh đó cư dân Đông Sơn cũng có nghề làm vườn với các cây cho củ và cho quả, một
số cây công nghiệp như mía, bông dâu tằm, các nghề thủ công phát triển: đồ gốm, dệt,
luyện kim đồng, sắt. Bức tranh kinh tế của cư dân Việt thời VH Đông Sơn - Văn Lang
cũng được phản ánh qua một số bộ sử của Trung Quốc giúp chúng ta hình dung được
phần nào. Ví dụ: Sách “Giao Châu ngoại vực ký” thế kỷ IV dẫn theo Thuỷ kinh chú
của Lịch Đạo Nguyên viết: “Ngày xưa lúc Giao Chỉ chưa có quận huyện, đất đai có
Lạc điền, ruộng làm theo thuỷ triều lên xuống, dân khẩn ruộng ấy mà ăn gọi là Lạc
dân, đặt Lạc vương, Lạc tướng, Lạc hầu làm chủ các quận huyện”.
Việc phát hiện các khuôn đúc đồng, cục đồng, xỉ đồng cho phép khẳng định nghề

19


đúc đồng là do cư dân Đông Sơn sáng tạo ra và được thực hiện ở ngay trên đất Việt
Nam. Mặt khác thời Đông Sơn cư dân Việt Cổ đã đạt đến trình độ đỉnh cao về luyện
kim đồng thau. Trống đồng, thạp đồng là những hiện vật tiêu biểu cho bàn tay tài hoa
tuyệt vời và trí tuệ thông minh sáng tạo của người Việt. Thời Đông Sơn đã có thêm
thuật luyện sắt, tạo nên bước chuyển biến về kinh tế xã hội. Các nhà khảo cổ học cho
rằng cư dân Đông Sơn đã sử dụng phương pháp hoàn nguyên để chế tạo công cụ sắt

(khử Ôxy trong quặng để luyện sắt). Sắt xốp lấy ra từ phương pháp nói trên thợ thủ
công dùng để rèn công cụ. Mặt khác qua các hiện vật đồ sắt tìm được, các nhà khảo cổ
cho rằng cư dân văn hoá Đông Sơn còn biết cả phương pháp đúc sắt. Sự phát triển của
nghề luyện kim đã thúc đẩy sự phân công lao động trong xã hội. Một số thợ thủ công
có tay nghề cao, kỹ thuật tốt tách khỏi nông nghiệp. Sản phẩm của họ trở thành hàng
hoá để trao đổi, thúc đẩy nông nghiệp phát triển và đồng thời góp phần thúc đẩy quá
trình phân hoá xã hội. Bên cạnh nghề nông đóng vai trò chủ đạo thì các nghề thủ công
cũng phát triển rất phong phú đa dạng: các nghề làm gốm, mộc, sơn, đan lát, kéo sợi
dệt vải, đúc đồng, luyện sắt... phát triển thì đã xuất hiện nghề thủ công mới là chế tạo
thuỷ tinh để làm đồ trang sức.

2.1.4 Những chuyển biến về xã hội
a. Sự phân hoá xã hội
Nhờ sự tiến bộ của công cụ lao động đặc biệt là công cụ kim khí mà nền kinh
tế ngày một phát triển, sự trao đổi sản phẩm, nguyên vật liệu giữa các khu vực, sự
phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công ngày càng được đẩy mạnh, tạo điều
kiện tăng thêm nguồn của cải của xã hội. Sản phẩm thừa ngày nhiều cùng sự ra đời của
chế độ tư hữu gắn với gia đình phụ quyền đã làm cho sự phân hoá giàu nghèo trong xã
hội diễn ra ngày một sâu sắc hơn. Nghiên cứu các di tích mộ táng của văn hoá Đông
Sơn cho ta thấy trong xã hội thời này đã có sự phân hoá giàu nghèo. Ví dụ: ở Việt Khê
- Hải Phòng với 5 mộ thì 4 mộ không có hiện vật 1 mộ có tới 107 hiện vật trong đó có
93 hiện vật bằng đồng quý như: Dao găm, áo giáp, trống đồng. Trong tổng số 714 mộ
táng thuộc niên đại Đông Sơn thì số mộ nghèo chiếm 51,9%, số mộ trung bình chiếm
41,4%, số mộ giàu 6,5%. Sự khác biệt về tài sản chính là biểu hiện sự phân hoá xã hội.
Một số truyền thuyết và sử sách cũng phản ánh hiện tượng phân hoá xã hội bấy giờ.
Sách Lĩnh Nam chích quái có ghi chép về một tầng lớp nô lệ (thần bộc, nữ nô) gọi là
xảo để phân biệt với nông dân công xã, tuy tầng lớp nô lệ chưa nhiều. Truyền thuyết
Mai An Tiêm cũng cho biết lúc bấy giờ có nô lệ vì nợ - An tiêm bị bán làm nô lệ.
Truyền thuyết Chữ Đồng Tử cũng nói lên hoàn cảnh nghèo khổ của cha con họ Chữ.
Như vậy qua các nguồn tài liệu khác nhau chúng ta thấy xã hội Đông Sơn đã có sự

phân hoá thành các tầng lớp khác nhau: Quý tộc gồm các thủ lĩnh liên minh bộ lạc, tù
trưởng, tộc trưởng, những người giàu có thế lực trong xã hội. Nông dân công xã - Các

20


thành viên của CXNT là tầng lớp chiếm đại đa số trong xã hội. Nô tỳ là tầng thấp kém
nhất, tuy nhiên tầng lớp này chiếm một tỷ lệ nhỏ (họ xuất thân từ tù binh hay vì nợ
nần). Chính sự phân hoá xã hội này là tiền đề quan trọng cho sự ra đời của Nhà nước.
b. Sự giải thể của công xã thị tộc và sự ra đời của công xã nông thôn
Dựa vào các di tích văn hoá từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn chúng ta có thể
thấy về mặt không gian ngày càng mở rộng địa bàn cư trú. Từ vùng núi đồi trung du
người Việt đã tiến xuống khai phá làm chủ các đồng bằng định cư lâu dài để làm kinh
tế nông nghiệp trồng lúa nước. Mỗi khu vực cư trú của cư dân Đông Sơn rộng từ hàng
nghìn tới hàng vạn mét vuông (xem bàng thống kê ở trang số 55 của giáo trình). Với
các địa bàn rộng lớn đó thì cư dân Đông Sơn chỉ có thể sống trong những làng xóm
theo các nhà nghiên cứu thì đây là các công xã nông thôn. Tại các CXNT này vẫn tồn
tại hai mối quan hệ chủ đạo là quan hệ láng giềng - địa vực và quan hệ huyết thống dòng họ. Thông thường mỗi CXNT có một dòng họ lớn giữ địa vị cai quản làng xã đó,
các dòng họ khác cũng định cư sinh sống (làng nhiều họ) đây là điểm khác với công xã
thị tộc (thường là cư dân của một họ hay một thị tộc). Thời Đông Sơn vẫn có những
làng 1 họ và thường gọi tên họ kèm với chữ xá (Mai xá, Hoàng xá...)
Các công xã nông thôn đã thay thế dần các công xã thị tộc là một hiện tượng phổ
biến vì các làng nhiều họ ngày càng phổ biến. Công xã nông thôn thời bấy giờ gọi là
chạ, kẻ, chiềng- một hình thái phổ biến ở giai đoạn giải thể của chế độ CXNT và quá
độ sang XH có giai cấp và nhà nước.
Qua phân tích các di tích văn hoá Đông Sơn chúng ta còn biết lúc bấy giờ đã có
sự hình thành rõ các điểm cư trú và mối quan hệ giữa các khu vực cư trú để hình thành
các liên minh bộ lạc và quốc gia đầu tiên. Sự ra đời của CXNT là tiền đề quan trọng
cho sự hình thành nhà nước Văn lang.


2.2 Nước Văn Lang: Điều kiện ra đời, cấu trúc, đặc điểm và đời sống
cư dân
2.2.1 Điều kiện ra đời
a) Điều kiện về kinh tế - xã hội
Điều kiện ra đời của Nhà nước từ trong chế độ Công xã nguyên thủy là trên cơ
sở kinh tế phát triển đến mức phân hoá xã hội thành các đẳng cấp tầng lớp giàu nghèo.
Đây là điều kiện mang tính quy luật. Nhà nước ra đời là sản phẩm tất yếu của một xã
hội mà mâu thuẫn giai cấp đã phát triển đến mức không thể điều hoà được đây là quy
luật chung của tất cả các nhà nước trên thế giới dù đó là Nhà nước phương Đông hay
phương Tây. Đây là điều kiện quan trọng số một để Nhà nước có thể ra đời.
Tuy nhiên qua nghiên cứu xã hội Đông Sơn ta thấy cư dân Việt cổ phân hoá chưa
thật sâu sắc nhưng cũng không còn như trong xã hội thời tiền Đông sơn nữa. Như vậy
sự phân hoá xã hội là một điều kiện cần song chưa đủ ở phương Đông. Đối với Nhà

21


nước phương Đông, ăng ghen đã nêu rõ luận điểm mẫu mực giải thích về quá trình ra
đời của nhà nước ở đây như sau: “Trên cơ sở phân hoá xã hội là tiền đề vật chất không
thể thiếu được, yêu cầu tổ chức công trình tưới nước và yêu cầu đấu tranh tự vệ làm
cho nhà nước ban đầu vốn làm chức năng xã hội tiêu biểu cho lợi ích chung của cộng
đồng, rồi chuyển sang địa vị đối lập với xã hội và cuối cùng vươn lên thành thống trị
đối với xã hội”. Mặt khác ăng ghen còn nói là đối với loại hình nhà nước phương
Đông (trong đó có Việt Nam) thì: “nhà nước mà những nhóm tự nhiên gồm các công
xã trong cùng một bộ lạc đã đi đến chỗ thiết lập ra trong quá trình tiến triển của họ, lúc
đầu chỉ cốt để bảo vệ lợi ích chung của họ và để tự vệ chống kẻ thù bên ngoài thì từ
nay trở đi cũng lại có luôn cả mục đích là duy trì bằng bạo lực những điều kiện tồn tại
và thống trị của giai cấp thống trị đối với giai cấp bị trị”. Như vậy ngoài chức năng xã
hội nhà nước còn đóng vai trò công cụ bạo lực của giai cấp thống trị.
Tóm lại: bên cạnh điều kiện là sự phát triển kinh tế tới mức làm phân hoá xã hội

thì để nhà nước Văn Lang ra đời còn do hai điều kiện đặc thù của Phương Đông là yêu
cầu của công tác thuỷ lợi, trị thuỷ và tự vệ thúc đẩy.
b) Nhu cầu thuỷ lợi và trị thuỷ
Bắt đầu từ giai đoạn VH phùng Nguyên do địa bàn của cư dân Việt cổ sinh
sống ngày một được mở rộng, ở các vùng đồng bằng và chọn nghề nông nghiệp trồng
lúa nước làm nghề sống chính thì cư dân Việt cổ phải đối mặt với vùng đồng bằng
sông nước, đối mặt với muôn vàn khó khăn thử thách, nhưng khó khăn phức tạp hơn
cả là làm sao để có thể chủ động nguồn nước, phải có những công trình tưới tiêu cho
cây trồng và đắp đê chống lũ lụt. Yêu cầu này đòi hỏi phải sớm có một số người tách
khỏi lao động để đảm nhận công việc chung. Truyền thuyết “ Sơn tinh thuỷ tinh” đã
phản ánh cuộc đấu tranh chống lũ lụt của cư dân đồng bằng Bắc Bộ. Cho đến nay
KCH chưa tìm thấy di tích những công trình thuỷ lợi thời Hùng Vương song các nhà
KCH đã phát hiện được dấu tích một đoạn đê cổ có trước thời Bắc thuộc ở Cổ Loa.
Mặt khác qua một số nguồn thư tịch cổ chúng ta có thể hiểu được cư dân Việt lúc này
đã biết làm thuỷ lợi để chủ động việc tưới tiêu. Theo Thuỷ kinh chú của Lịch Đạo
Nguyên thời Bắc Ngụy viết: “Ngày xưa Giao Chỉ chưa có quận huyện (trước khi
PKTQ đô hộ) đất đai có lạc điền…làm ruộng theo thuỷ triều lên xuống”. Công việc
đào mương phải đắp đập dẫn nước vào ruộng và đắp đê ngăn ngừa lũ lụt không bao
giờ là công việc đơn lẽ của từng cá nhân, gia đình hay từng làng mà nó luôn đòi hỏi
một sự liên kết rộng lớn nhiều công xã, nhiều khu vực, trước hết là toàn bộ vùng châu
thổ sông Hồng. Có thể lúc ban đầu chức năng chỉ đạo cộng đồng làm thuỷ lợi và trị
thuỷ chỉ là chức năng xã hội xuất phát từ lợi ích chung cả cộng đồng, nhưng rồi trong
tay người được giao phó nó dần dần trở thành chức năng của nhà nước đối với xã hội.

22


c) Nhu cầu tự vệ chống ngoại xâm
Nước ta ở vào vị trí chiến lược của Á- Âu với các đại dương. Đây là vị trí giao
lưu kinh tế, văn hoá rất thuận lợi chắc là vì vị trí thuận lợi này mà nước ta bị nhiều thế

lực bên ngoài nhòm ngó. Yêu cầu tự vệ chống lại các mối đe doạ từ bên ngoài ngày
càng trở nên bức thiết và trở nên thường trực. Nó được minh chứng qua các truyền
thuyết dân gian, qua số lượng và chủng loại vũ khí của cư dân Đông Sơn.
Truyền thuyết dân gian nhắc đến cuộc đấu tranh chống các loại. “Giặc man”,
“giặc ân”, “giặc Hồ xương”, “giặc Mũi đỏ”, giặc Thục...”đặc biệt truyện “Thánh
Gióng” phản ánh và ca ngợi cuộc đt chống ngoại xâm của nd ta lúc đó. Cuối thời Hùng
Vương nạn ngoại xâm càng trở thành mối đe doạ nghiêm trọng đối với quốc gia.
Lúc này ở TQ chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đã ra đời và bắt đầu nhòm ngó,
mở rộng xâm lược phương Nam. Từ thời Xuân Thu - Chiến Quốc, vua nước Việt là
Câu Tiễn đã có lần cho sứ sang dụ vua Hùng thần phục nhưng bị cự tuyệt.
Sau khi thống nhất đất nước Tần Thuỷ Hoàng đã xúc tiến việc bành trướng xuống
phương Nam, để tồn tại và phát triển các bộ lạc người Việt trên đất Văn Lang buộc
phải cố kết lại với nhau thành một khối thống nhất để tự vệ. Đây là lý do khách quan
mang tính đặc thù tác động thúc đẩy nhanh sự ra đời của nhà nước Văn Lang.

2.2.2 Tổ chức nhà nước (cấu trúc và đặc điểm của nhà nước Văn Lang)
a) Thời điểm ra đời
Có nhiều giả thiết khác nhau tuy nhiên phần lớn các bộ chính sử cũ viết về họ
Hồng Bàng đều đưa ra niên đại 2879 TCN và nhà nước Văn Lang tồn tại 2622 năm.
Tuy nhiên giả thuyết này dựa chủ yếu vào truyền thuyết nên khó có độ tin cậy (18 đời
Hùng Vương + 2 đời: Lộc Tục và Lạc Long Quân là 20 đời). Do đó bình quân mỗi đời
vua 131 năm là không có thực. Riêng có bộ sử cổ nhất của ta là Việt sử lược chép rằng
“đến thời Trang Vương nhà Chu (696 -682 TCN), ở bộ Gia Ninh có người lạ dùng ảo
thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu là
nước Văn Lang, Việt vương Câu Tiễn (505 - 462 TCN) cho người đến dụ hàng nhưng
Hùng Vương không theo”. Mặc khác kết hợp với các tài liệu khảo cổ học về văn hoá
Đông Sơn cho phép chúng ta đi tới giả thuyết là: “Nhà nước Văn Lang ra đời ở thời
điểm khoảng thế kỷ VII Tr CN (cách ngày nay khoảng 2700 - 2600 năm).
b) Cấu trúc và đặc điểm của Nhà nước Văn Lang
+ Cấu trúc: Qua một số sử liệu, tài liệu dân tộc học và ngôn ngữ học của các

nhà khoa học khi nghiên cứu về thời đại Hùng Vương đều cơ bản thống nhất quan
điểm cho rằng Nhà nước Văn Lang về tổ chức còn rất đơn giản chỉ là dạng nhà nước
sơ khai. Hùng Vương thực chất chỉ là thủ lĩnh cao nhất trong cộng đồng bộ lạc được
các tù trưởng bộ lạc tôn phò và nghe theo. Từ “Hùng” đồng nghĩa với Kun trong
“Lang kun” của người Mường, Kun trong tiếng Môn Khơ me và tiếng Thái chỉ người

23


tù trưởng, thủ lĩnh thị tộc.
Như vậy hai từ Hùng vương chỉ chức danh người tù trưởng bộ lạc Văn Lang- bộ
lạc lớn mạnh nhất trong tất cả các bộ lạc định cư ở vùng Bắc bộ và Bắc trung bộ nước
ta lúc bấy giờ. Đây là bộ lạc giữ vai trò trung tâm liên kết tập hợp các bộ lạc khác. Các
bộ lạc liên minh lại đưa đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang và Hùng Vương trở
thành thủ lỉnh của cả liên minh và là người đứng đầu nhà nước (cha truyền con nối).
Giúp việc cho Vua Hùng có các Lạc Hầu và Lạc tướng. Nước Văn Lang có 15 bộ hợp
thành. Đứng đầu mỗi bộ là Lạc Tướng cũng cha truyền con nối (còn gọi là Bộ tướng
hay Phụ đạo). Dưới bộ(bộ lạc) là các công xã nông thôn- làng (thường gọi là các chạ,
kẻ, chiềng) mỗi kẻ chạ do một Bồ Chính (già làng) đứng đầu. Bên cạnh Bồ Chính có
thể có một số người giúp việc, tham gia quản lý công việc chung của kẻ chạ.
+ Đặc điểm: Nhà nước Văn Lang thuộc phạm trù nhà nước phương Đông cổ đại
sơ khai. Tổ chức còn rất đơn giản. Nhà nước ra đời trong điều kiện sự phân hoá giai
cấp chưa thật sâu sắc song do các nhu cầu bức thiết và thường xuyên của công tác trị
thuỷ làm thuỷ lợi và chống ngoại xâm nên nó ra đời khá sớm so với cư dân ở khu vực
Đông Nam Á. Chính vì ra đời sớm, mâu thuẫn xã hội chưa sâu sắc nên tính chuyên
chế của nhà nước đối với làng xã còn mờ nhạt. Trên thực tế các làng xã nắm quyền sở
hữu và phân phối ruộng đất cho các thành viên cày cấy. Hàng năm nông dân công xã
nộp tô cho Nhà nước thông qua làng xã. Tính chất sơ khai đơn giản còn thể hiện qua
hai phương diện là luật pháp và chữ viết. Có lẽ việc điều hành nhà nước và quản lý xã
hội vẫn dựa trên Luật tục vì chưa thấy luật thành văn (Luật tục còn gọi là tập quán

pháp). Chưa phát hiện thấy bằng chứng chứng tỏ rằng thời Văn Lang đã có chữ viết.
Tóm lại, tuy nhà nước Văn Lang còn sơ khai song sự ra đời của nó đã đánh dấu
bước tiến quan trọng có ý nghĩa như là bước ngoặt mở đầu cho thời đại dựng nước và
giữ nước của dân tộc ta, mở đầu cho nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc
c) Đời sống của cư dân Văn Lang
+ Đời sống vật chất: Sinh hoạt vật chất phản ánh rõ nét đời sống của cư dân nông
nghiệp trồng luá nước.
Ăn: Lương thực của người Việt cổ lúc này chủ yếu là gạo nếp gạo tẻ. Thức ăn
gồm các loại rau, củ, bầu bí... cùng với sản phẩm của các nghề đánh cá và chăn nuôi.
Ngoài ra họ còn dùng cây cho bột như Búng báng. Cư dân Văn Lang đã biết chế biến
và nấu chín thức ăn theo nhiều cách như nướng luộc, nấu đồ, muối dưa, làm mắm, họ
đã biết dùng gia vị.
Nhìn chung nguồn lương thực, thực phẩm. của cư dân Văn Lang khá phong phú
đa dạng, giàu chất bột và chất đạm, họ đã biết chế biến cho bữa ăn hấp dẫn hơn. Điều
này chứng tỏ cư dân Văn Lang đã có cuộc sống vật chất tương đối cao so với thời hậu

24


kỳ đá mới. trên cơ sở đời sống văn hoá khá cao nói trên đã định hình một số phong tục
tập quán của người Việt cổ.
Mặc: Trang phục của cư dân Văn Lang gồm có hai loại trang phục thông thường
Và trang phục lễ hội. Do nghề dệt đã rất phát triển nên cư dân Văn Lang đã dệt được
nhiều loại vải khác nhau từ sợi đay, bông, tơ, tằm ...Trang phục bình thường nam đóng
khố, ở trần, phụ nữ mặc váy. Váy phụ nữ có hai loại: váy quấn và váy chui đầu. Váy
chui đầu thường có thêm yếm và áo ở phần thân, đầu tóc cầu kỳ và đeo nhiều đồ trang
sức, thường là trang phục của người giàu có. Trong ngày lễ hội trang phục nam nữ đẹp
hơn như: váy xoè kết bằng lông chin hoặc lá cây, hoặc khố dài có thêu thùa, đeo nhiều
đồ trang sức.
Ở: Nhà cửa của cư dân Văn Lang gồm nhiều kiểu loại như nhà sàn, nhà mái cong

bằng gỗ, tre, nứa. Nhà được dựng ở nơi cao ráo. Hoa văn trống đồng cũng cho biết một
số loại nhà như nhà sàn mái cong, hai mái hình thang, mái buông xuống gần sát mặt
đất, nhà mái tròn, nhà hình mui thuyền. Công xã bao gồm một số nhà quần tụ bên nhau
trong một khu vực hình thành những xóm làng định cư. Trong đời sống hằng ngày mỗi
gia đình đều có một số vật dụng như đồ đựng bằng tre, nứa, đồ gốm, đồ đồng, võ bầu.
Đi lại: Phương tiện chủ yếu của giao thông lúc ấy là thuyền, bè để di chuyển trên
sông rạch, trên bộ thì đi bộ hoặc dùng voi, trâu, bò, ngựa.
Nhìn chung cư dân Văn Lang đã có một đời sống vật chất khá phong phú được
nâng cao hơn nhiều so với cư dân thời Tiền Đông Sơn và thể hiện trình độ phát triển
lao động văn hoá khá cao là cơ sở để có một đời sống tinh thần phong phú.
+ Đời sông tinh thần: Trong đời sống hằng ngày cư dân Việt cổ rất yêu cái đẹp và
hướng về cái đẹp, dùng nhiều đồ trang sức và còn được thể hiện qua đời sống tinh thần
và tâm hồn, tín ngưỡng phong tục, tập quán.
Nghệ thuật: Trong các ngày lễ hội những hoạt động nghệ thuật đã khá phong phú,
các loại hình nghệ thuật như âm nhạc, tạo hình, múa phát triển mạnh. Nhạc cụ khá
phong phú và độc đáo gồm: Bộ gõ có trống đồng, trống da, chuông, khánh, cồng...bộ
hơi có khèn, sáo, tiêu. Nhạc cụ độc đáo nhất là trống đồng. Nó vừa thể hiện quyền lực
của thủ lĩnh vừa là hiệu lệnh tập hợp dân làng, vừa được dùng trong hành lễ, trong các
kỳ hội làng, để cúng tế, trống đồng còn dùng báo hiệu đám ma... Hoa văn trang trí trên
trống đồng hết sức phong phú sinh động phủ đầy mặt trống và tang trống, có giá trị
như một bộ sử bằng hình ảnh phản ánh cuộc sống lao động, chiến đấu và những hình
thức tín ngưỡng vui chơi của cư dân thời Hùng Vương. Trống đồng là một sản phẩm
lao động, một tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu cho tài năng sáng tạo tuyệt vời của người
Việt cổ (về hội hoạ, trí tuệ, trình độ thẩm mỹ cao và kỹ thuật đúc đồng tinh xảo tuyệt
vời của người Việt).
Kể chuyện dân gian cũng là một hình thức sinh hoạt văn hoá tinh thần. Hội hoạ,

25



×