Tải bản đầy đủ (.pdf) (212 trang)

Bài giảng lịch sử việt nam cổ trung đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 212 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

TRẦN THỊ THU HÀ






BÀI GIẢNG
LỊCH SỬ VIỆT NAM CỔ TRUNG ĐẠI













Hà Nội - 2013
2

3



MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 5
Chương 1. VIỆT NAM THỜI TIỀN SỬ 7
1.1. Thời đại đồ đá cũ, sự phát triển từ người vượn đến người hiện đại 7
1.2. Thời đại Đá mới và các bộ lạc trồng lúa 9
1.3. Thời đại kim khí và quá trình tan rã của xã hội nguyên thuỷ 17
1.4. Các cư dân thời đại kim khí Nam Bộ 22
Câu hỏi ôn tập 23
Chương 2. THỜI KỲ HÌNH THÀNH CÁC NHÀ NƯỚC ĐẦU TIÊN TRÊN LÃNH THỔ
VIỆT NAM 24
2.1. Văn hoá Đông Sơn; sự ra đời của nhà nước Văn Lang 24
2.2. Nước Âu Lạc thời An Dương Vương 41
2.3. Văn hoá Sa Huỳnh và Vương quốc cổ Chămpa 47
2.4. Văn hoá Óc Eo và Vương quốc Phù Nam 51
Câu hỏi ôn tập 55
Chương 3. THỜI KỲ BẮC THUỘC VÀ CHỐNG BẮC THUỘC 56
3.1. Từ thất bại của An Dương Vương đến khởi nghĩa Hai Bà Trưng 56
3.2. Từ sau Trưng Vương đến Lý Nam Đế 63
3.3. Từ sau nhà nước Vạn Xuân đến chiến thắng Bạch Đằng 73
3.4. Thắng lợi trọn vẹn của hơn nghìn năm đấu tranh chống Bắc thuộc 83
Câu hỏi ôn tập 83
Chương 4. CÁC VƯƠNG TRIỀU NGÔ – ĐINH – TIỀN LÊ (938-1009) 84
4.1. Triều Ngô với kinh đô Cổ Loa 84
4.2. Triều Đinh 85
4.3. Triều Tiền Lê 86
Câu hỏi ôn tập 93
Chương 5. ĐẠI VIỆT THỜI LÝ (1009 – 1225) 94
5.1. Vương triều Lý và định đô Thăng Long 94

5.2. Tổ chức triều đình và bộ máy chính quyền 95
5.3. Tình hình phát triển kinh tế 98
5.4. Kháng chiến chống Tống 100
Câu hỏi ôn tập 103
Chương 6. ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (1226-1400) 104
6.1. Triều Lý suy vong, triều Trần thành lập 104
6.2. Triều Trần xây dựng và củng cố chính quyền 105
6.3. Tình hình kinh tế 110
6.4. Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp 113
6.5. Kháng chiến chống Mông Nguyên 114
Câu hỏi ôn tập 121
4

Chương 7. VƯƠNG TRIỀU HỒ VÀ CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY. KHÁNG CHIẾN
CHỐNG MINH VÀ KHỞI NGHĨA LAM SƠN 122
7.1. Vương triều Hồ và cải cách của Hồ Quý Ly 122
7.2. Kháng chiến chống Minh và khởi nghĩa Lam Sơn 125
7.3. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) 128
Câu hỏi ôn tập 134
Chương 8. VƯƠNG QUỐC CHAMPA THẾ KỶ X ĐẾN XV 135
8.1. Vương triều Vijaya (Thế kỷ X-XV) 135
8.2. Sự phát triển kinh tế-xã hội 139
8.3. Triều đình và bộ máy quản lý nhà nước 142
8.4. Sự phát triển văn hoá 142
Câu hỏi ôn tập 144
Chương 9. ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428-1527) 145
9.1. Vương triều Lê sơ (1428-1527) 145
9.2. Phục hồi và phát triển kinh tế 154
9.3. Quan hệ đối ngoại 159
9.4. Phục hưng văn hoá 159

Câu hỏi ôn tập 160
Chương 10. ĐẠI VIỆT THỜI MẠC (1527-1592) 161
10.1. Triều Lê suy vong và sự thành lập triều Mạc 161
10.2. Nước Đại Việt dưới vương triều Mạc 164
10.3. Nội chiến Lê-Mạc (1533-1592) và sự trung hưng của triều Lê 168
10.4. Văn hóa dưới triều Mạc 169
Câu hỏi ôn tập 170
Chương 11. ĐẠI VIỆT THỜI TRỊNH NGUYỄN 171
11.1. Mâu thuẫn và nội chiến Trịnh-Nguyễn 171
11.2. Đàng Trong thời các chúa Nguyễn 173
11.3. Đàng Ngoài thời Lê-Trịnh 178
11.4. Sự phát triển của thủ công thương nghiệp dân gian và quan hệ hàng hoá tiền tệ 182
11.5. Mậu dịch đối ngoại và sự phát triển của đô thị, thương cảng 184
11.6. Đời sống văn hoá 187
11.7. Phong trào nông dân Đàng Ngoài và khởi nghĩa Tây Sơn 193
Câu hỏi ôn tập 202
Chương 12. VIỆT NAM – ĐẠI NAM THỜI NGUYỄN 203
12.1. Vương triều Nguyễn 203
12.2. Chế độ sở hữu ruộng đất và tình hình nông nghiệp 205
12.3. Tình hình kinh tế hàng hoá và chính sách ngoại thương 206
12.4. Sự bùng nổ của các mâu thuẫn xã hội và sự lan rộng của khởi nghĩa nông dân 208
12.5. Văn hoá nửa đầu thế kỷ XIX 209
Câu hỏi ôn tập 211
TÀI LIỆU THAM KHẢO 212
5

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa, nằm trải dài trên bờ biển Thái Bình Dương,
thuộc khu vực Đông Nam của lục địa châu Á, vừa nhìn ra đại dương với bờ biển dài 3260km,

vừa nối liền với đại lục trong thế núi liền núi, song liền song. Đây là một vị trí mang tính chất
tiếp xúc giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đải, là nơi gặp gỡ của nhiều hướng
thiên di cư dân trong lịch sử, là vùng giao thoa của nhiều nền văn hoá trong khu vực.
Sau một thời kỳ phát triển lâu dài của các nền văn hoá tiền sử, vào sơ kỳ thời đại đồ sắt,
trên lãnh thổ Việt Nam hình thành 3 trung tâm văn hoá lớn dẫn đến sự ra đời của những nhà
nước cổ đại đầu tiên. Đó là văn hoá Đông Sơn ở miền Bắc gắn liền với sự ra đời của nhà nước
Văn Lang – Âu Lạc; văn hoá Sa Huỳnh ở miền Trung và Nam Trung Bộ gắn liền với sự ra đời
của nhà nước Chămpa, và văn hoá Óc Eo ở Nam Bộ gắn liền với sự ra đời của vương quốc Phù
Nam. Trong quá trình lịch sử, mối quan hệ giữa các quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam không chỉ
có giao lưu kinh tế, văn hoá với những ảnh hưởng tác động qua lại, mà còn có cả mâu thuẫn,
xung đột, thôn tính lẫn nhau…
Trong toàn bộ lịch sử lâu dài và oanh liệt của dân tộc Việt Nam, từ khi bị chính quyền
phong kiến phương Bắc đô hộ đến khi bị thực dân Pháp xâm lược và thống trị, lịch sử chống
ngoại xâm và xây dựng đất nước bảo vệ tổ quốc là nội dung xuyên suốt. Vì vậy, nghiên cứu và
giảng dạy về phần này là nội dung quan trọng trong lịch sử Việt Nam ở bất kỳ cấp học nào.
Nội dung của học phần Lịch sử Việt Nam cổ trung (4 tín chỉ) được trình bày qua 12
chương, với việc phân chia cụ thể thành các giai đoạn sau:
Chương 1: Việt Nam thời tiền sử
Chương 2: Thời kỳ hình thành các nhà nước đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam
Chương 3: Thời kỳ Bắc thuộc và chống thuộc
Chương 4: Các vương triều Ngô – Đinh – Tiền Lê (938 - 1009)
Chương 5: Đại Việt thời Lý (1009 - 1225)
Chương 6: Đại Việt thời Trần (1226 - 1400)
Chương 7: Vương triều Hồ và cải cách của Hồ Quý Ly. Kháng chiến chống Minh và khởi
nghĩa Lam Sơn.
Chương 8: Vương quốc Chămpa thế kỷ X đến thế kỷ XV
Chương 9: Đại Việt thời Lê Sơ (1428 - 1527)
Chương 10: Đại Việt thời Mạc (1527 - 1592)
Chương 11: Đại Việt thời Trịnh Nguyễn
Chương 12: Việt Nam – Đại Nam thời Nguyễn

Kết cấu trong mỗi chương được trình bày theo một trình tự thống nhất. Đó là những kiến
thức cơ bản, toàn diện, hệ thống về lịch sử Việt Nam thời kỳ cổ trung đại. Bao trùm toàn bộ là
các nội dung lớn như: sự thay thế, phát triển kế tiếp giữa các triều đại, các thời đại lịch sử; quá
trình ra đời và hoàn thiện của hệ thống nhà nước và pháp luật; những thành tựu phát triển về
kinh tế, văn hoá, xã hội; lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc và những cuộc kháng chiến
chống ngoại xâm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ… Các vấn đề trên sẽ được trình theo
lịch đại (trình tự thời gian), đồng thời, ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lịch sử, các vấn đề sẽ được
phân tích, đánh giá một cách khách quan và khoa học.
6

7

Chương 1. VIỆT NAM THỜI TIỀN SỬ
1.1. Thời đại đồ đá cũ, sự phát triển từ người vượn đến người hiện đại
1.1.1. Di tích hóa thạch của người vượn ở Việt Nam
* Các phát hiện người vượn trên thế giới
Vấn đề tiến hóa các loài bao gồm loài người được nói đến trong cuốn “Nguồn gốc các
loài” của Đác Uyn, xuất bản năm 1859. Loài nào các cá thể cũng có nhiều cách biến đổi, nhiều
cá thể sinh ra nhưng chỉ ít cá thể tồn tại được là nhờ những đặc trưng riêng qua quá trình thích
nghi.
Nghiên cứu quá trình tiến hóa loài người khu vực Đông Nam Á do Đu Boi nhà khảo cổ
học Hà Lan tiến hành ở Sumatra (Inđônêsia) 1887 đã phát hiện một khúc xương đùi, chỏm sọ,
những chiếc răng hàm. Đu Boy đã kết luận sinh vật này đã biết đứng thẳng như một con người.
Năm 1924, Ray-mon Đa đã phát hiện một cốt sọ trẻ em tại Ta Uông (Nam Phi) và đặt tên
là Người vượn phương Nam thuộc châu Phi.
Năm 1927, tại Chu Khẩu Điếm (Trung Quốc) các nhà khoa học nhiều nước đã phát hiện
một chiếc răng hàm Hominid (họ người). Năm 1930 tại hang này phát hiện thêm 5 sọ người và
nhiều mảnh xương khác đặt tên là người vượn Bắc Kinh. Trong thập niên trên, người vượn
Gia-va cũng được phát hiện.
Một phát hiện hết sức quan trọng là của gia đình tiến sĩ Lea key tại Kê-ni-a và Tazannia,

trong đó có hóa thạch người vượn tại Ôn-đu-wai đặt tên là Hô-mô-ha-bi-lis (người khéo léo).
Khi nghiên cứu di tích Chu Khẩu Điếm nhà giải phẫu học người Đức là Wei-den-rich đã
xây dựng mô hình phát tán người vượn từ châu Phi ra khắp cựu thế giới gồm châu Phi, Á, Âu.
Đối với Châu Á người vượn Chu Khẩu Điếm được coi là cội nguồn đại chủng Môn gô lô it, còn
ở châu Âu thì người vượn tiến hóa qua người Nê-an-dec-tan trở thành người châu Âu hiện đại.
Gần đây các nhà sinh học phân tử qua nghiên cứu DNA đã kết luận con người hiện đại
sinh ra từ một tổ tiên chung ở châu Phi trong khoảng 200.000 năm trước. Tuy nhiên tư liệu hóa
thạch lại không ủng hộ thuyết một trung tâm phát sinh người.
* Di tích hóa thạch người ở Việt Nam
Tại hang Thẩm Khuyên và Thẩm Hai lạng Sơn đã phát hiện 10 răng hóa thạch của người
vượn Hô mô E rec tus.
Cùng với đó là các hóa thạch động vật như vượn khổng lồ, đười ươi lùn, voi răng kiếm,
lợn vòi, tê giác, gấu tre lớn…
Niên đại người vượn 250.000 năm. Mới đây hóa thạch người vượn hang Thẩm Khuyên
được xác định bằng phương pháp cộng hưởng diện tử Spin cho tuổi 401.000 – 534.000 năm,
tương đương người vượn Bắc Kinh.
Người vượn xuất hiện ở Việt Nam đẩu tiên nửa triệu năm, mốc mở đầu cho Lịch sử Việt
Nam. “Thời nguyên thủy loài người bước ra khỏi loài động vật như thế nào – nói theo nghĩa
hẹp – thì họ cũng bước vào lịch sử như thế ấy” (Chống Đuy Rinh – Ăng ghen)
Qua các di tích có thể thấy: Số lượng người còn ít ỏi, những động vật có thể là con mồi
mà họ săn được, chưa thấy công cụ lao động của người vượn.
8

1.1.2. Sơ kỳ thời đại đồ đá cũ
Các di chỉ: Núi Đọ (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai), Núi Uông (Thanh Hóa), Gia Tân
(Đồng Nai) và An Lộc (Bình Phước), núi Đầu Voi (Lâm Đồng).
Công cụ lao động: Có các loại hình công cụ như: mảnh tước, hạch đá, rìu tay kỹ thuật
chế tạo còn thô sơ, chủ yếu là ghè đẽo.
Nhà nghiên cứu người Canada Mêlin- Đô-nal đã chia quá trình tiến hóa loài người thành
3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: quá trình Hô-mi-nid tách ra khỏi các giống vượn khác, biết bắt chước những
người già nhiều kinh nghiệm hơn và các thành viên tinh khôn hơn của nhóm.
Giai đoạn 2: con người phát triển cơ thể về mặt giải phẫu và về mặt thần kinh. Sử dụng
ngôn ngữ nói, sáng tạo ra và kể lại các câu chuyện, sự kiện với đồng loại.
Giai đoạn 3: con người hiện đại xuất hiện, họ sáng tạo ra kí hiệu và biểu tượng lưu giữ kí
ức và phát triển văn hóa phức tạp (nghệ thuật, khoa học…)
Các di chỉ từ Thẩm Khuyên, Thẩm Hai cho đến Núi Đọ, Xuân Lộc…thuộc trung ký giai
đoạn 2. Họ không còn là các bầy người nữa mà là những cộng đồng người có tổ chức, phân
chia địa vực, di chỉ xưởng Núi Đọ là một bằng chứng.
Về phương diện cấu trúc xã hội: giai đoạn này không có cấu trúc gia định hạt nhân, mà
đã manh nha hình thành một hình thức thị tộc nào đó, nhưng không chắc chắn chỉ có mẫu
quyền. Ngay khái niệm chế độ mẫu hệ hay mẫu quyền cũng là một nội hàm đa tạp. Hiện nay
các nhà nghiên cứu có khuynh hướng nhìn nhận cấu trúc xã hội theo quan điểm đa mô hình tùy
thộc vào hoàn cảnh lịch sử, môi trường sống và truyền thống cộng đồng.
Người Thẩm Khuyên, Thẩm Hai sống trong các hang động và mái đá chỉ gồm những
nhóm nhỏ 15-20 người, trong điều kiện núi rừng chia cắt khó khăn cho hoạt động kinh tế như
vậy, người ta sống chủ yếu bằng săn bắt thú rừng lớn thì quyền điều hành xã hội có thể thuộc
về người đàn ông.
Trong khi đó Núi Đọ là một di chỉ xưởng, việc khai thác và chế tác đá tạo ra cuộc sống
ổn định hơn thông qua trao đổi giao lưu thì vai trò người phụ nữ rất lớn. Cộng đồng ở đây có
thể là những nhóm lên tới 30-35 người đang trong giai đoạn hình thành thị tộc nguyên khởi.
Còn cộng đồng người Xuân Phú thì có thể di động kiếm sống theo mùa, trên khắp vùng
Tây Nguyên rộng lớn, với loại hình mẫu quyền sơ khai 40-45 người, nhằm duy trì cố kết cộng
đồng.
1.1.3. Hậu kỳ thời đại đá cũ (tương ứng với Văn hóa Ngườm – Sơn Vi)
Lịch sử tiến hóa liên tục từ Người vượn đến người khôn ngoan giai đoạn sớm, và sau đó
là người khôn ngoan giai đoạn muộn tại Việt Namđã được phát hiện tại hang Thẩm Ồm (Nghệ
An), Hang Hùm (Yên Bái).
Niên đại 70.000-60.000 cách ngày nay.
Các hóa thạch người khôn ngoan giai đoạn muộn phát hiện ở hang Thung Lang (Ninh

Bình), Hang Kéo Lèng (Lạng Sơn) cách ngày nay 30.000 năm.
* Hệ thống văn hóa Ngườm
Di chỉ: hệ thống hang động ở Thái Nguyên (Miệng Hổ, Nà Khù, Mái đá Ngườm) ở Lạng
Sơn (Lạng Nắc, Hang Dơi) và Cao Bằng (Nà Cooc, Nà Nông).
9

Công cụ lao động: có tiến bộ hơn so với cư dân núi Đọ, có nhiều mảnh tước, phiến tước,
hình dáng nhỏ hơn. Ngoài công cụ bằng đá còn có công cụ bằng xương động vật. Di chỉ
Ngườm có 3 mức văn hóa phát triển liên tục từ sớm đến muộn. Tại đây phát hiện 618 công cụ
hạch cuội, 10.146 công cụ mảnh tước, 13.494 mảnh tước và 75 hạch đá. Có ý kiến đề xuất gọi
là kỹ nghệ Ngườm, nhưng hợp lý hơn là hệ thống văn hóa Ngườm. Cư dân Ngườm chưa biết
đến kỹ thuật mài.
Hoạt động kinh tế: Hái lượm và săn bắt để sinh sống (Giai đoạn này, các nhà khảo cổ
học tìm thấy nhiều xương lợn và khỉ). Di tích thức ăn chứng tỏ người tiền sử nơi đây đã có sự
phân công lao động theo giới tính và theo lứa tuổi. Dàn ông khỏe mạnh thì chế tác công cụ và
săn bắt, phụ nữ thu lượm các loại ốc núi, suối, rau củ quả.
* Hệ thống văn hóa Sơn Vi
Di chỉ: khắp Bắc trung bộ và Bắc bộ, với hơn 200 địa điểm dọc theo các con sông lớn,
thậm chí tìm thấy cả ở Sa Thầy (Kon Tum). Tên gọi Sơn Vi: đây là một địa danh ở Lâm Thao
– Phú Thọ, được lấy tên để đăt cho một tập hợp những thành tựu nghiên cứu về cuộc sống cư
dân Việt Nam thời hậu kỳ đá cũ sau văn hóa Ngườm.
Công cụ lao động: chủ yếu nguyên liệu làm từ hòn cuội quartz và quartzit, ghè đẽo một
mặt là chính, vết ghè trên một rìa cạnh tạo ra công cụ mũi nhọn, rìa lưỡi dọc, rìa lưỡi ngang,
phần tư viên cuội, hai hoặc ba rìa; cùng với một số công cụ mảnh tước kém định hình. Ngoài ra
còn có gỗ, tre, nứa làm công cụ vũ khí cung tên bẫy thú…Kỹ thuật chế tác: đã biết lấy xương
động vật làm công cụ chế tác. Bộ công cụ mũi nhọn; để chặt cây, đào bới đất, xẻ thịt thú; công
cụ rìa cạnh: để cắt thái; các mảnh tước dùng như dao.
Niên đại C14: gần 2 vạn năm đến hơn 1 vạn năm cách ngày nay.
Nơi cư trú: bậc thềm các dòng sông, một ít trong các hang động.
Tổ chức xã hội: cơ cấu tổ chức bộ lạc. Bằng chứng là tại hang Con Muông đã tìm thấy

dấu vết bếp lửa so với văn hóa Hòa bình giai đoạn sau thì ít hơn về số lượng nhưng nhưng kích
thước lớn hơn và nằm ở trung tâm hang hơn. Tuy nhiên các hang động không lớn cho nên
chúng ta có thể hình dung một cơ cấu nhỏ hơn bộ lạc đó là các nhóm.
1.2. Thời đại Đá mới và các bộ lạc trồng lúa
1.2.1. Các nền văn hoá Hoà Bình, Bắc Sơn, Soi Nhụ và nền nông nghiệp sơ khai trên
đất Việt Nam
Khái niệm thời đại đá mới dùng để chỉ giai đoạn tiền sử liên quan đến sự thay đổi to lớn
– sự rút lui của băng hà trên phạm vi toàn cầu. Đó là giai đoạn kết thúc thời kì Cánh Tân thế
giới bước vào thời kỳ Toàn Tân và ranh giới là mốc 10.000 năm trước đây. Nước ta thuộc khu
vực nhiệt đới nên ảnh hưởng băng hà ít hơn, nên mốc khởi đầu văn hóa Hòa Bình lùi xa 12.000
năm cách ngày nay (17000 – 7500 năm) và thời đá mới kết thúc khoảng 4000 năm trước.
* Văn hoá Hoà Bình
Tên gọi: Thuật ngữ Văn hóa Hòa Bình là địa điểm đầu tiên phát hiện di tích khảo cổ học,
thực tế còn phát hiện được nhiều hiên vật ở các di chỉ Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình đến Thanh
hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị. Di tích tập trung nhất là ở Hòa Bình (72 địa điểm),
Thanh Hóa (32 địa điểm)…có khoảng 160 di tích phát hiện ở Việt Nam. Ngoài ra còn nhiều địa
điểm khác ở Đông Nam Á.
10

Nơi cư trú: chủ yếu trong các hang động đá vôi và một ít các di chỉ ngoài trời. Các hoạt
động sống thường diễn ra ở cửa hang. Bằng chứng là tầng văn hóa và các di vật ở cửa hang bao
giờ cũng dày đặc hơn.
Công cụ lao động: Công cụ rìu ngắn, nạo hình đĩa, rìu hạnh nhân, rìu bầu dục, chày, hòn
nghiền hạt, bàn nghiền, ít mảnh gốm thô.
Kỹ thuật chế tác: ghè đẽo một mặt, hai mặt ngày càng nhiều ngày càng tinh xảo, xuất hiện
công cụ mài lưỡi; nguyên liệu chế tác phong phú: đá cuội nguyên thủy, xương,vỏ trai, gỗ, tre.
Hoạt động kinh tế: Săn bắt – hái lượm là hoạt động kinh tế chủ yếu, theo các nhà khảo cổ
học thì cũng có khả năng cư dân Hòa Bình đã biết nông nghiệp sơ khai, nông nghiệp trồng rau
quả và cây cho củ.
Công việc săn bắn đòi hỏi có sự phân công công việc, có tổ chức, am hiểu tập tính thói

quen của thú rừng theo loài, theo mùa, theo môi trường.
Ý kiến cho rằng hái lượm đơn giản thụ động hơn săn bắt là nhầm lẫn. Hái lượm lương
thực và thuốc thảo dược đòi hỏi cần có tri thức về môi trường nhiều không kém, thậm chí
nhiều hơn sâu sắc hơn. Đòi hỏi phải biết quan sát, phân loại môi trường sinh thái, phân loại
mùa, đối tượng hái lượm tạo tiền đề điều kiện tiến đần đến nền nông nghiệp sơ khai.
Ngày nay mối quan tâm của các nhà sử học không còn bó hẹo trong nông nghiệp mà vấn
đề quan tâm lớn hơn là tri thức bản địa về hệ thống sinh thái. Phán đoán lịch sử nông nghiệp
Đông Nam Á chia làm hai giai đoạn: giai đọan trồng rau củ và giai đoạn trồng lúa đã không
còn thuyết phục. Khả năng người tiền sử biết chăm sóc lúa hoang chịu hạn không hề muộn hơn
việc họ biết gieo trồng rau củ. Bằng quan sát họ đã biết kết hợp khai thác và chăm sóc để thu
hái vào mùa sau. Một quan điểm sai lầm khác là nông nghiệp luôn gắn liền với định cư. Thực
tế là có những mô hình nông nghiệp du canh du cư với mục đích vừa khai thác vừa nuôi dưỡng
đất đai và môi trường.
Chủ nhân văn hóa Hòa Bình: cư dân bản địa có sự hòa huyết với các tộc người ở khu vực
xung quanh (Astralo – Môn-gô-lô-it, giống loại hình Anh-đô-nê-diêng phát hiện ở Nam Trung
Hoa)
Đời sống tinh thần: Cư dân Hòa Bình có tập tục chôn người chết ở nơi cư trú, trong các
hang động đá vôi ở tư thế nằm co như đang ngủ, kèm theo rất nhiều hiện vật thân thiết; Điều
này chứng tỏ họ đã có một tư duy khá phát triển, có quan niệm rõ rang về hai thế giới. Hai thế
giới gần gũi, không cách biệt giống như thế giới người đang thức và bên kia là của người đang
ngủ. Tình cảm này bác bỏ quan điểm cho rằng cư dân Hòa Bình trói người chết khi chôn vì sợ
họ quay về làm hại. Tư thế bó gối là tư thế ngủ của người tiền sử và nằm co là để tránh lạnh.
Họ đã biết làm đẹp (Họ biết đồ trang sức bằng vỏ ốc biển mài, đục lỗ xâu vào để đeo,
bôi thổ hoàng lên xác người chết), đã nảy sinh ý tưởng tín ngưỡng vật tổ sơ khai. Cư dân Hòa
bình đã có một vốn tri thức biểu tượng. Trên vách hang Đồng Nội (Hòa Bình) có khắc hình
một con thú ăn cỏ và ba mặt người có sừng, vậy thì đó là hình khắc nghệ thuật hay biểu tượng
vật tổ, hay một loại chữ. Mỗi người có một câu trả lời riêng nhưng thực sự đó là một cuộc cách
mạng biểu tượng.
* Văn hóa Bắc Sơn
Niên đại: Cách ngày nay khoảng 11.000 + 200 đến 7.875 +100 năm.

11

Tên gọi: Thuật ngữ Văn hóa Bắc Sơn. Trước đây đa số các nhà khảo cổ học cho rằng
Văn hóa Bắc Sơn thuộc thời đại đá mới có niên đại sau Văn hóa Hòa Bình, nảy sinh từ văn hóa
Hòa Bình. Với 51 địa điểm khai quật, trong các hang đá vôi thuộc sơn khối đá vôi Bắc Sơn đã
chứng tỏ đây là một nền văn hóa độc lập, tồn tại đồng thời và có quan hệ gần gũi với văn hóa
Hòa Bình. Thực tế còn phát hiện được nhiều hiên vật ở các di chỉ ở Lạng Sơn, Thái Nguyên,
Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An
Nơi cư trú: trong các hang động đá vôi và môi trường kiếm sống là chân các dãy núi đó.
Công cụ lao động: đặc trưng là rìu mài lưỡi, công cụ ghè đẽo không định hình, công cụ
mảnh tước có tu chỉnh và làm gốm. (Họ biết lấy đất sét, nhào với cát để nung. Gốm Bắc Sơn có
miệng loe, đáy tròn. Tuy nhiên, Gốm thời kỳ này hình dáng còn thô và độ nung chưa cao).
Kỹ thuật: thành tựu lớn nhất là phát minh ra kỹ thuật mài; công cụ chủ yếu ghè 2 mặt, tỉ
lệ rìu mài lưỡi lớn hơn Văn hóa Hòa Bình, kích thước nhỏ hơn. Đặc trưng văn hóa Bắc Sơn là
bộ sưu tập bàn mài Bắc Sơn (giống Hòa Bình chứng tỏ sự giao lưu trao đổi ảnh hưởng văn
hóa). Bàn mài dùng mài mũi tên, cũng có ý kiến cho đó là một loại bùa. Dù thế nào nó cũng
chứng tỏ thuyết đa trung tâm kỹ thuật mài.
Hoạt động kinh tế: chủ yếu vẫn là hái lượm(thu lượm nhuyễn thể) và săn bắt (đa tạp).
Ngoài ra họ còn biết đánh cá, chăn nuôi và làm nông nghiệp sơ khai. (Các nhà khảo cổ học đã
tìm thấy những đống vỏ ốc và xương thú chất thành một lớp dày đến 3m. Điều đó đã chứng
minh việc đánh bắt cá thường xuyên và sự định cư lâu dài của cư dân Bắc Sơn).
Chủ nhân văn hóa Bắc Sơn: người bản địa có sự hòa huyết nhiều cư dân khác nhau, yếu
tố đen đậm hơn vàng (trung gian Môn-gô-lô-it - Ốt-tra-lô-it và Nê-grô-ít)
Đời sống tinh thần: Đồ trang sức của họ có nhiều loại: vòng đeo bằng vỏ ốc biển, bằng
đá, bằng đất nung và ý niệm chôn người chết cùng công cụlao động.
Tổ chức xã hội: Cư dân Bắc Sơn sống trong các cồng xã thị tộc mẫu hệ. Ở giai đoạn đầu
tiên (công xã nguyên thủy), thị tộc tuân theo chế độ mẫu hệ, tập hợp liên kết những người cùng
huyết thống tính theo dòng mẹ. Ở chế độ này, người phụ nữ giữ vai trò quan trọng trong sản
xuất, trong đời sống gia đình và ngoài xã hội. Ở giai đoạn sau, chế độ công xã thị tộc chuyển
dần sang giai đoạn phụ hệ, gắn liền với quá trình xuất hiện của công cụ bằng kim loại. Giai

đoạn này đánh dấu sự chuyển giao vai trò từ người phụ nữ sang người đàn ông, đó là kiểu gia
đình hiện đại một vợ một chồng như hiện nay. Công xã thị tộc là giai đoạn quá độ từ Bầy
người Nguyên thủy sang xã hội có giai cấp.
* Văn hóa Soi Nhụ
Địa bàn phân bố: Bờ biển Quảng Ninh, Hải Phòng, đảo vịnh Hạ Long, một vùng rộng lớn
vài nghìn km thuộc Vịnh Hạ Long và tỉnh Quảng Ninh là đồng bằng cổ thời kỳ tan băng, tồn
tại song song văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn. Nhà khảo cổ học Thụy Điển đến nghiên cứu năm
1938 đã không giải thích được vì sao lại có đống vỏ ốc nước ngọt trong các hang động giữa
biển khơi mênh mông đó, ông cho rằng người tiền sử vượt biển vào đất liền bắt về ăn.
Niên đại: Nằm trong khung niên đại văn hóa Hòa Bình – Bắc Sơn. Có những di chỉ còn
sớm hơn (C14 ở hang Áng Mả (Cát Bà) 25.510 + 220 năm). Điều đó chứng tỏ họ là những cư
dân sống tại chỗ, không phải là hậu duệ của cư dân Hòa Bình – Bắc Sơn.
Cư trú: gần biển, là cư dân tiếp xúc với biển đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam.
12

Chủ nhân: có thể dự đoán một quá trình hỗn huyết giữa các nhóm Đông Nam Á và cả
Đông Á khi nước biển Đông thấp, có cầu nối đất liền không bị chia cắt.
Công cụ lao động: Rìu đá làm từ mảnh tước, cuội, mài cả 2 mặt, kỹ thuật mài thô sơ, bên
cạnh đó còn có một số hiên vât gốm thô sơ được chế tạo băng đất sét pha cát.
Hoạt động kinh tế: săn bắt – hái lượm, thiên về đánh bắt thủy sản ven bờ.
Bước vào sơ kỳ đồ đá mới, các cư dân văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn và Soi Nhụ đã cư trú
ổn định, hình thành công xã thị tộc mẫu hệ, bước đầu biết làm gốm, đánh cá và nông nghiệp sơ
khai, là một trong những nền nông nghiệp xuất hiện sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á. Tất cả
những sự điều đó đã báo hiệu về sự phát triển của công cụ lao động và xã hội mới sắp được
hình thành, đó là cội nguồn của cuộc cách mạng đá mới, cuộc cách mạng nông nghiệp diễn ra
trên đất nước ta.
1.2.2. Các con đường phát triển của thời đại Đá mới sau các văn hoá Hoà Bình, Bắc
Sơn và Soi Nhụ
Tiếp sau các văn hoá Hoà Bình, Bắc Sơn và Soi Nhụ là sự phát triển các nền văn hóa ở
Trung và Nam Trung bộ:

* Văn hóa Đa Bút - Quỳnh Văn – Bàu Tró
Giai đoạn cuối văn hóa Hòa Bình (6000-5000 năm cách nay) nước biển dâng cao tạo ra
dải đồng bằng nhiều đầm lầy vũng vinh với sản vật phong phú, các cư dân Hòa Bình tiến theo
các sông lớn về khai thác vùng ven biển, trở thành chủ nhân đầu tiên của các đồng bằng ven
biển đang hình thành.
Loại hình Đa Bút (Thanh Hóa)
Khai quật năm 1926 -1927
Công cụ lao động: cuội ghè đẽo và mài lưỡi, làm gốm.
Nơi cư trú: không còn là các hang động nữa.
Hoạt động kinh tế: kết hợp săn bắt hái lượm làm nông chăn nuôi và nghề thủ công chế
tác đá truyền thống và làm gốm.
Săn bắt giảm đáng kể, vì biển tiến thiếu rừng và ngập mặn.
Việc phát hiện rất nhiều xương răng của các loài thú, nhất là việc tìm thấy xương trâu bò
nhà và xương lợn sữa chứng tỏ họ đã biết đến chăn nuôi.
Cư dân Đa Bút đã xây dựng một mô hình phát triển: kết hợp làm nông trồng lúa nước –
chăn nuôi, thủ công làm gốm, chế tác đá, đánh bắt thủy hải sản, săn bắt hái lượm bổ sung.
Loại hình Quỳnh Văn (Nghệ An)
Cư dân Quỳnh Văn:có thể là hậu duệ của cư dân Hòa Bình, cũng có thể là một nhóm tách
ra từ Đa Bút. Về tộc thuộc: nghiên cứu 30 mộ ở các cồn sò điệp Quỳnh Văn cho thấy những
nét hỗn chủng Ôt tra lô – Môn gô lô it
So với các cư dân thời tiền sử, cư dân Quỳnh Văn là người có óc thực tế nhất
Công cụ lao động: sử dụng các nguồn đá cuội lớn tại chỗ, thành hình công cụ đơn giản
đập vỏ sò, vỏ ốc.
Bên cạnh chế tác đá người Quỳnh Văn còn có nghề làm thủ công gốm rất phát triển mà
đặc trưng là gốm đáy nhọn, rất thực tế với môi trường nhiều cát.
13

Có 100 mộ táng Cồn Cổ Ngựa gần như không có có sự phân biệt về thân phận, chứng tỏ
cuộc sống của họ còn đơn giản, chỉ là những nhóm người theo chế độ bình quân.
Loại hình Bàu Dũ (Tam Kỳ - Quảng Nam)

Niên đại: cách nay 5030 + 60 năm
Công cụ: nguyên liệu cuội, đá gốc (vì ở ven biển thiếu cuội). Các công cụ: nạo hình đĩa,
rìu hạnh nhân, rìu ngắn…
Phương thức kiếm sống: khai thác biển kết hợp săn bắt với hái lượm. Đối tượng săn bắt:
các loài động vật trên cạn, các loài thủy sinh. Cư dân Cái Bèo săn bắt cá lớn ngoài biển khơi,
cư dân Quỳnh Văn chủ yếu khai thác sò điệp ven bờ, cư dân Đa Bút thì kết hợp khai thác ốc
nước ngọt, hến sông lẫn đánh bắt hải sản, thì người Bàu Dũ theo “phổ tạp”.
Loại hình Bàu Tró (Quảng Bình)
Di chỉ: Bàu Tró (Quảng Bình) khai quật năm 1923. Di vật của văn háo Bàu Tró còn tìm
thấy dọc nhiều tỉnh miền Trung.Nhiều hiện vật gần gũi với các loại hình trước như các “đống
rác bếp” cồn sò điệp.
Niên đại: 3590 + 80 năm cách nay tại Cồn Nền.
Công cụ lao động: nhiều loại hình công cụ đá ghè đẽo, công cụ đá mài. Ngoài kỹ thuật
chế tác đá cư dân Bàu Tró cũng là những người thợ tài hoa chế tác gốm. Đó cũng là những cư
dân đầu tiên làm ra gốm tô màu trên nước ta.
Người Bàu Tró đã phát triển thành hai nhóm khác nhau: loại hình Thạch Lạc ở Nghệ -
Tĩnh, loại hình Bàu Tró ở Quảng Bình. Cư dân Bàu Tró có nguồn gốc từ Quỳnh Văn được
nhiều nhà nghiên cứu ủng hộ. Họ có quan hệ rộng rãi với cư dân các vùng xung quanh.
Ở đây, người Bàu Tró đã phân chia thành các bộ lạc (Thạch Hà, Bàu Tró, Minh Cầm)
Phương thức kiếm sống: làm nông chăn nuôi làm thủ công chế tác đá và gốm.
Văn hóa Bàu Tró là một thành tố quan trọng đóng góp vào sự ra đời của văn hóa Sa
Huỳnh ở miền Trung Việt Nam.
* Văn hóa Cái Bèo – Hạ Long
Văn hóa Cái Bèo
Di chỉ Cái Bèo (Cát Bà - Hải Phòng) vào trung kỳ đá mới, giai đoạn cuối văn hóa Soi
Nhụ, cách nay 7000 – 6000 năm, giai đoan biển Đông nhiểu biến đổi và dâng cao.
Niên đại: 5645 + 115 năm cách nay.
Hoạt động kiếm sống: họ là các cư dân hoạt động khai thác biển thực thụ và sớm nhất
thời tiền sử ở Việt Nam.
Công cụ: cuội ghè đẽo thô sơ, chúng được sử dụng vào một loại hình lao động đơn giản

đập hà ra khỏi vách đá vôi, hay ghè đập các loài nhuyễn thể.
Cư dân Cái Bèo tỏa ra khắp vùng Vịnh Hạ Long, nhưng sau do biển tiến họ lui dần lên
cao như đảo Cát Bà, núi đá vôi, các chân núi dọc quốc lộ 18B.
Văn hóa Hạ Long
Sau đợt biển tiến kéo dài vài trăm năm, cấu trúc kinh tế xã hội văn hóa của cư dân Cái
Bèo giải thể. Các nhóm cư dân cũ thích ứng vói môi trường sống mới đã trở thành những nhóm
người Hạ Long phân bố trên địa bàn rộng gấp hai lần trước đó của cư dân Cái Bèo.
14

Di chỉ: Các nhóm Hạ Long sớm có: Thoi Giếng, Thôn Nam, Gò Mừng, Gò Chùa…vùng
phía Bắc vịnh Bái Tử Long.
Các nhóm cư dân Hạ Long muộn: vào khoảng 4700 – 4500 năm trước nước biển rút
xuống, cư dân Hạ Long sớn tiến ra các nơi biển bồi lấp tạo nên các nhóm cư dân Hạ Long
muộn. Di chỉ: hang Bái Tử Long, hang Dơi, ở ngoài trời như Ngọc Vừng, Đồng Mang…
Đời sống: nghề thủ công làm đá, độc đáo nhất có những chiếc rìu bôn có vai có nấc.
Nghề thủ công làm gốm có những biến đổi lớn với các sản phẩm gốm xốp đặc trưng. Nghề
khai thác biển có dấu hiệu sử dụng thuyền mà bằng chứng là đã phát hiện ra nhiều chiếc đục
lớn và dài để đục đẽo các thuyền độc mộc lớn. Ngoài ra có lẽ thời kì này cư dân ở đây cũng
biết trao đổi lương thực, sản phẩm mang tính hàng hóa, làm hiện vật trao đổi có vai trò tiền tệ
là các con ốc xà cừ.
Cư dân Hạ Long đã có những đóng góp to lớn về tri thức đi biển, quan sát trăng sao con
nước lên xuống thủy triều. Nhò có những kiến thức này hệ thống lịch pháp cổ mới có thể hoàn
chỉnh.
Về cấu trúc xã hội: ngay từ cư dân Hạ Long giai đoạn sớm họ đã cư trú tập trung thành
các ngôi làng sơ khai ở khu vực xã Vạn Ninh (Móng Cái). Các ngôi làng này đã đóng vai trò là
những trạm trung chuyển văn hóa từ Đông Á và Đông Nam Á vào khu vực Đồng bằng sông
Hồng.
Về cấu trúc gia đình: hình thức thị tộc đã bước đầu phân hóa cho một loại gia đình sơ
khai mới – dấn đến sự tồn tại cấu trúc kép bao gồm cả gia đình hạt nhân và gia đình thị tộc.
1.2.3. Các con đường phát triển Hậu kỳ đá mới miền núi

Không giống vùng đồng bằng, các con đường ở miền núi khó định hình hơn vài các di
tích và di vật thường lẫn với cả trước và sau thời đại đó, nhưng sự tồn tại các bộ lạc thời kì đá
mới là một sự thật khách quan, trong đó có những nền văn hóa khu vực phát triển rực rỡ và
đóng góp to lớn vào lịch sử dân tọc Việt Nam.
* Văn hóa Mai Pha
Tên gọi: theo tên di chỉ Mai Pha của xã Mai Pha thành phố Lạng Sơn.
Di chỉ: phát hiện 12 di chỉ như Mai Pha, Ba Xã I, II, Phia Điểm, Mè Bạc…
Địa bàn phân bố: khu đông và đông nam khối đá vôi Bắc Sơn, phần nào trùng với địa bàn
người Bắc Sơn trước đó. Nhưng địa bàn phát nhất của Mai Pha là các thung lũng nơi có thể
làm nông, chăn nuôi và phòng vệ.
Hiện vật: các công cụ ghè đẽo kiểu Bắc Sơn, dấu Bắc Sơn, rìu bôn tứ giác, làm gốm màu,
gốm trang trí có dục lỗ.
Đời sống kinh tế: làm nông chăn nuôi quy mô nhỏ làm thủ công trao đổi đường dài
Các động vật nuôi có trâu lợn chó.
Các hoạt động săn bắt hái lượm vẫn giữu vị trí quan trọng (phát hiện nhiều vỏ nhuyễn thể).
Dấu tích trao đổi với Hạ Long thấy rõ qua bộ sưu tập tiền cổ làm bằng vỏ ốc biển.
Chủ nhân: con cháu của những người Bắc Sơn giai đoạn muộn.
Xã hội: phức hợp làm nông, khai thác thu lượm, chế tác gốm và là một trung tâm trao đổi
núi – biển, núi – đồng bằng, núi – núi. Nhiều khả năng xã hội ở đây tổ chức theo mô hình dân
chủ quân sự. Các yếu tố tạo nên xã hội này có thủ lĩnh quân sự, hội đồng những người già hay
15

đại diện cho cộng đồng trong khu vực và có lẽ còn phải có những hội nghị toàn dân nào đó.
Chỉ có vậy mới có thể tồn tại ở ngã tư đường như thế.
Vai trò: đóng góp cho nền văn hóa Việt cổ tri thức trao đổi buôn bán đường dài, nghệ
thuật quân sự.
* Văn hóa Hà Giang
Là kết quả của sự kết hợp của cư dân ven biển Hạ Long với cư dân địa phương trụ lại từ
văn hóa Hòa Binh.
Di tích phân bố ở Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng

Văn hóa ngoài các yếu tố văn hóa Hòa Bình của địa phương Hà Giang còn lưu giữ, còn
thấy nổi bật những nét văn hóa của người Hạ Long.
Công cụ lao động điển hình: rìu, bôn, cuốc chiếm tới 95,4 % các loại hình công cụ lao
động.
Cư dân hậu kỳ đá mới ở đây có lẽ là một trong những cư dân giỏi chế tác vải vỏ cây nhất
trên đát Việt Nam. Một nghề khác cũng rất phát triển là chế tác gốm. Đó là loại gốm pha cát
hạt thô vụn thạch anh vẫn còn cạnh sắc với các vảy mica óng ánh trên gốm. Như vậy cả về
công cụ lao động và đồ gốm của cư dân Hà Giang đều có những nét rất gần gũi với văn hóa Hạ
Long, điều đó chứng tỏ mối quan hệ gần gũi của văn hóa Hạ Long với nó.
Như vậy chủ nhân văn hóa Hà Giang có thể là những người Hạ Long theo đường sông
tiến lên sinh cơ lập nghiệp tại vùng Việt Bắc của văn hóa Hà Giang, họ đã gặp gỡ kết hợp với
nhóm cư dân địa phương còn trụ lại từ văn hóa Hòa Bình, tạo thành bộ lạc Hà Giang độc đáo
vừa mang bản sắc biển vừa mang bản sắc núi.
Cư dân Hà Giang có mối quan hệ với các vùng xung quanh như Phùng Nguyên.
Cấu trúc xã hội: họ là những thương nhân kết nối 2 chiều núi - biển theo các tuyến sông,
với các bộ lạc ở Vân Nam Trung Quốc.
Vai trò: Khi Nhà Nước Văn Lang trở thành trung tâm thu hút các nền văn hóa ven biển
cũng như miền núi, người Hà Giang đã đóng góp kinh nghiệm buôn bán đường dài mà không
phải bộ lạc nào cũng có thể so sánh được.
* Các cư dân hậu kỳ đá mới ở Tây Bắc
Di tích: chủ yếu ở Sơn La
Năm 1927 Colani phát hiện di chỉ Thôn Mòn hay Bản Mòn, thị trấn Thuận Châu, Sơn
La. Người Bản Mòn đã để lại những dấu tích truyền thống của văn hóa Hòa Bình khá rõ ràng
lên các di chỉ của mình: tầng văn hóa được cấu tạo bằng các đống vỏ ốc suối, chày đá đục đá
bàn nghè. Đa số các công cụ là rìu bôn tứ giác, những chiếc rìu bôn có vai, hầu hết là vai
vuông. Colani đã coi đây là một công xưởng chế tác rìu bôn.
Ngoài nghề thủ công chế tác đá, người tiền sử Tây Bắc còn là những thợ gốm giỏi. Tại
đây đã phát hiện hai hệ thống gốm: một loại gốm văn chấp dải phần nào giống với cách trang
trí hoa văn trên gốm Phùng Nguyên, một số mô típ hoa văn hình sóng nước làm người ta liên
tưởng đến văn hóa Đồng Đậu. Thứ hai là gốm văn in vỏ sò bản Gièm thì tương tự gốm Hoa

Lộc. Trong các mô tip còn có hoa văn đắp nổi mà các nhà khảo cổ gọi là hoa văn nụ đinh. Kỹ
thuật đắp nổi hoa văn chính là phát Minh của thợ gốm Hạ Long.
16

Chủ nhân của văn hóa Tây Bắc là những nhóm hậu Hòa Bình và chắc chắn có sự di dân
từ vùng đồng bằng ngược lên miền núi. Ngoài ra có thể còn có cả những thương nhân đường
dài kết hợp. Chính vì vậy chúng ta có thể thấy dấu ấn văn hóa của nhiều miền khác nhau trong
các di tích hậu kỳ đá mới ở Tây bắc.
Việc phát hiện ra hai công cụ chuyên chế tác đồ đá và đồ trang sức đá, trong mức đọ nào
đó đã có sự chuyên môn hóa sản phẩm, sản phẩm đó lại được trao đổi, đó chính là nhân tố kích
thích sự phát triển không biệt lập của Tây Bắc hậu kỳ đá mới.
* Các cư dân hậu ký đá mới ở Tây Nguyên
Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm Đồng. Diện
tích: 56.119 km
2
.
Văn hóa Biển Hồ
Văn hóa này mang tên di chỉ Biển Hồ, ở hồ Biển Hồ, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, di
chỉ đầu tiên được khai quật. Đến nay đã phát hiện trên 30 di tích thuộc văn hóa Biển Hồ, trong
đó có 6 di chỉ được khai quật.
Cư dân Biển Hồ là những người định cư, làm nông nghiệp cạnh các hồ nước lớn hoặc các
sông suối chính của cao nguyen.
Hoạt động nông nghiệp dùng cuốc của người Biển Hồ rất phát triển. Nông cụ tiêu biểu
của cư dân Biển Hồ là cuốc đá và bôn đá hình răng trâu, rìu và bôn có vai nhiều hơn rìu và bôn
hình tứ giác. Bên cạnh có những công cụ có lỗ để tra cán.
Đồ gốm được chế tạo tại chỗ, khá tinh xảo. Đó là gốm pha sét pha cát và được nung
ngoài trời với nhiệt độ thấp. Gốm dược nặn tay với các loại hình như nồi, bát bồng, vò, âu, ấm
có vòi được trang trí hoa văn thừng, chải khắc vạch hình tam giác, một số tô thổ hoàng hoặc
đen ánh chì. Cư dân Biển Hồ có sử dụng mộ đất và mộ quan tài gốm. Trong mộ quan tài gốm
chuer yếu là nồi vò úp miệng váo nhau, ít thấy mộ chum.

Niên đại: 4.000 – 3000 năm cách nay, là văn hóa tiền sử duy nhất trên cao nguyên Pleiku
có quan hệ mật thiết với cư dân văn hóa Lung Leng (ở Kon Tum), văn hóa Bàu Tró, Xóm Cồn.
Văn hóa Lung Leng
Tên gọi: Văn hóa Lung Leng là một văn hóa khảo cổ mang tên di chỉ Lung Leng được
khai quật đầu tiên ở xã Sa Bình, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Đến nay đã có 70 di chỉ thuộc
văn hóa này được phát hiện, trong đó có 10 di chỉ được khai quật.
Cư dân Lung Leng phân bố dọc đôi bờ sông Krong Pô ko và sông Đắcbla (Kon Tum)
Dưới góc độ lịch sử văn hóa mỗi di chỉ là một đơn vị cư trú kiểu “làng”, mỗi cụm di chỉ
là liên làng, các cụm là siêu làng. Siêu làng có một số đặc điểm chung về di tích và di vật.
Văn hóa cư dân ven sông sử dụng cuốc có vai rìu có vai, bôn hình răng trâu, bàn mài,
hòn nghiền, đồ gốm gia dụng kích thước nhỏ
Mộ táng chưa tách khỏi nơi cư trú với nhiều hình thức song song tồn tại: mộ quan tài
gốm (mộ chum, mộ nồi vò úp nhau). Đồ tùy táng có công cụ đá đồng sắt, đồ gốm, đồ trang
sức…
Cư dân văn hóa Lung Leng trồng trọt ven sông, tiến hành luyện sắt đúc đồng làm gốm và
giao lưu rộng rãi với cư dân tiền sử ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, và cả ở Lào.
Niên đại: 4.500 – 1.500 năm cách nay
17

Văn hóa Buôn Triết
Tên gọi: Văn hóa Buôn Triết mang tên di chỉ Buôn Triết, thôn Đoàn Kết, xã Buôn Triế,t
huyện Lak, tỉnh Đắc Lắc. cho đến nay đã phát hiện trên 20 di chỉ có cùng tính chất đặc điểm
niên đại với Buôn Triết.
Các di chỉ này phân bố cạnh các hồ hoặc các con sông lớn thuộc vùng trũng Krong Pác –
Lắc và cao nguyên Đắc Nông.
Cư dân văn hóa Buôn Triết là những người định cư làm nông nghiệp, sử dụng cuốc đá,
cuốc vai nhọn, rìu và bôn đá hình thang. Những công cụ này làm từ đá ba gian, có kích thước
lớn, tu chỉnh cẩn thận, được mài toàn thân.
Đồ gốm văn hóa Buôn Triết tìm thấy không nhiều mật độ thưa thớt. Đó là gốm đất sét
pha cát, nặn tay và cả bàn xoay, nung nhiệt độ cao chủ yếu là bát nồi vò; một số trang trí văn

thừng văn khắc vạch văn chải kết hợp văn in ấn, một số tô thổ hoàng.
Cư dân văn hóa Buôn Triết có thức táng mộ đất và mộ nồi vò úp nhau, chôn tại nơi cư
trú. Trong mộ chôn theo công cụ lao động.
Niên đại: 3.500 – 2.000 năm cách nay. Cư dân văn hóa Buôn Triết có quan hệ với cư dân
tiền sử Đông Nam Bộ và Đông Campuchia.
Ngoài ba nền văn hóa khảo cổ nói trên, ở Tây Nguyên còn nhiều di tích khảo cổ khác có
khả năng xác lập các nền văn hóa khảo cổ hậu kỳ đá mới. Đặc điểm chung nổi bật nhất ở đây là
nông nghiệp dùng cuốc, trong đó sản phẩm nông nghiệp dùng cuốc ở Lung Leng là lúa gạo.
Các hoạt động thủ công luyện kim đúc đồng chế tạo đồ gốm gia dụng và gốm quan tài mộ đạt
đến đỉnh cao.
1.3. Thời đại kim khí và quá trình tan rã của xã hội nguyên thuỷ
Thời đại kim khí: Thuật ngữ khảo cổ học chỉ khái quát giai đoạn phát triển lịch sử sau
thời đại đá khi chưa cần xác định rõ ràng thuộc về thời đại đồ đồng hay thời đại sắt sớm. Trong
thời đại này, các công cụ kim loại đã xuất hiện.
1.3.1. Các cư dân thời đại kim khí vùng Bắc Bộ
* Cư dân văn hóa Phùng Nguyên
Tên gọi chỉ một cộng đồng người sơ kỳ thời đại kim khí phân bố trên khắp địa bàn đồng
bằng và trung du Bắc Bộ ngày nay, và họ chính là tổ tiên trực tiếp của những người tạo dựng
nền văn Minh Đông Sơn rực rỡ.
Di chỉ: phát hiện hơn 50 di chỉ, mật độ tập trung đậm đặc nhất của các di chỉ Phùng
Nguyên là ở Phú Thọ và Vĩnh Phúc (34 địa điểm), Hà Nội (14), Bắc Ninh (6).
Địa bàn hầu hết các con sông lớn ở Bắc Bộ đó là sông Đà, sông Lô, sông Thao, sông
Đáy.
Niên đại: C14 Gò Mả Đống 4.145 + 60 năm cách nay, Đồng Chỗ 3800 + 60
Hoạt động kinh tế chủ đạo: nông nghiệp trồng lúa nước. Song song với các hoạt động
nông nghiệp, thủ công nghiệp trao đổi buôn bán cũng phát triển mạnh mẽ.
Về công cụ sản xuất: vẫn duy trì thủ công nghiệp chế tác đá với kỹ nghệ tinh xáo và điêu
luyện. Bộ sưu tập lớn nhất là các bôn đá hình tứ giác, tiếp đó là rìu tứ giác. Cả bôn và rìu đều
có dáng chuẩn xác và được mài nhẵn.
18


Thủ công nghiệp: nghề làm vải phát hiện tại di chỉ Tràng Kênh (Hải Phòng) phát hiện 18
bàn đập bằng đá, để đập vỏ cây làm vải.
Nghề sản xuất đồ trang sức: đồ trang sức đá (chiếm 600/4000 hiện vật phát hiện tại di chỉ
Phùng Nguyên, 535/1085 hiện vật ở Văn Điển (Hà Nội)).
Nghề gốm: cực kỳ đa dạng gồm đồ đựng, đồ đun nấu, đồ dùng trong ăn uống, sinh hoạt,
đồ dùng trong lễ nghi. Nhiều sản phẩm trang trí hoa văn rất đẹp, nhưng không có dấu hiệu đun
nấu, có lẽ chức năng là hàng hóa uy tín, dấu hiệu của quyền lực.
Nguồn gốc văn hóa Phùng Nguyên: có nghiên cứu cho rằng bộ lạc phái tây Nghệ - Tĩnh
di chuyển lên qua vùng Hòa Bình – Hà Tây cũ, hoặc vòng qua vùng Tây Bắc xuống đồng bằng
sông Hồng. Đa số cho rằng khi đồng bằng Bắc bộ hình thành đã có nhiều nhóm người từ mọi
hướng tập trung về khu vực này. Đó có thể là các nhóm từ biển vào (nguyên liệu cuội văn hóa
Hạ Long, bàn mài, gốm xốp Hạ Long), từ đồng bằng Thanh – Nghệ ra (đá mới Gò Trũng), từ
Hà Giang xuống (văn hóa Hà Giang), Từ Lạng Sơn về (văn hóa Mai Pha), các nhóm hậu kỳ đá
mới Tây Bắc, Hòa Bình, Hà Tây; dấu của văn hóa Bắc Sơn.
Sở dĩ coi cư dân Phùng Nguyên bước vào thời đại kim khí vì trong một số di chỉ đã tìm
thấy gỉ đồng và những mẩu đồng thau nhỏ, là hợp kim của đồng và thiếc, ở Bãi Tự tìm thấy
một mảnh vòng hoặc một đoạn dây kim loại bằng chì.
* Các cư dân văn hóa Đồng Đậu
Tên gọi bắt nguồn từ di chỉ Đồng Đậu, thuộc xã Minh Tân huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh
Phúc.
Địa bàn phân bố các di tích Đồng đậu cơ bản trùng với Phùng Nguyên. Nếu ở Phùng
Nguyên mật độ tập trung lớn hơn ở Phú Thọ thì đến Đồng Đậu, người tiền sử có xu hướng tiến
xa hơn về phía đồng bằng ven biển.
Nơi cư trú: chọn các gò đấtt bằng phẳng để ở.
Niên đại C14: 3.390 + 70 – 2.650 + 130 năm cách nay thuộc trung kỳ đồng thau.
Hoạt động sản xuất: cư dân Đồng Đậu là những thợ luyện kim thành thạo. giai đoạn
Phùng Nguyên chưa phát hiện thấy các sản phẩm đồng thau hoàn chỉnh thì giai đoạn này đã
phát hiện những mũi tên, mũi nhọn bằng đồng.
Tại di chỉ Tiên Hội đã tìm thấy khuôn đúc hai mang. Tại các di chỉ khác giai đoạn này

cũng đã tìm thấy khuôn đúc và nồi rót đồng. Đồ đồng gồm nhiều loại như rìu, giáo, lao, mũi
tên, lưỡi câu, mũi nhọn…có 3 loại rìu đặc trưng là rìu hình chữ nhật, rìu xòe cân và rìu lưỡi
lệch.
Đồ đá vẫn được sử dụng nhưng ngoại trừ đồ trang sức đá thì các loại công cụ đã giảm
đáng kể do sự xuất hiện đồ đồng.
Nghề thủ công làm gốm tiếp tục phát triển với nhiều loại hình như bát, chậu, vò bình, các
loại nồi đáy tròn hay đáy bằng. Xuất hiện một số mô típ hoa văn mới như khuông nhạc hay
đường tròn đồng tâm. Riêng hoa văn loại hình đồng tâm có thể là một trong những nguồn gốc
của hoa văn trống đồng Đông Sơn.
Nghề thủ công điêu luyện khác là đan lát, trên nhiều mảnh gốm còn để lại những dấu đan.
Cư dân Đồng Đậu là những cư dân làm nông, hậu duệ trực tiếp của người Phùng
Nguyên. Hình thức canh tác có thể là ruộng nước có thể là ruộng khô.
19

Chăn nuôi đã rất phát triển trong các cộng đồng làm nông Đồng Đậu (phát hiện nhiều
xương răng trâu bò, lợn, gà đã thuần dưỡng)
Săn bắt hái lượm vẫn đóng vai trò quan trọng.
Bộ công cụ vũ khí săn bắt cũng rất phát triển. Họ cũng biết làm tượng dựa vào các con
vật nuôi gần gũi.
* Cư dân giai đoạn Gò Mun
Gò Mun là một địa điểm khảo cổ ở Lâm Thao – Phú Thọ, tiêu biểu cho một giai đoạn
tiến tới văn minh Đông Sơn. Gò Mun là sự tiếp nối của cư dân Đồng Đậu.
Địa bàn cư trú trùng với cư dân Phùng Nguyên và Đồng Đậu trước đó, nhưng chắc chắn
là mật độ cư trú đậm đặc hơn.
Niên đại: C14 của di chỉ Vườn Chuối (Hà Nội) là 3045 + 120 năm cách ngày nay, di chỉ
Gò Chùa Thông là 2655 + 90 năm cách ngày nay.
Nghề đúc đồng đã có những bước tiến lớn. Giai đoạn Đồng Đậu chỉ có khoảng 10 loại
hình hiện vật thì đến giai đoạn này có trên 20 loại hình hiện vật gồm công cụ, vũ khí, vật dụng
khác nhau trong đó phát hiện cả liềm đồng. Các hiện vật có rìu, giáo, lao, mũi tên, mũi nhọn,
lưỡi câu, búa, liềm, lục lạc, vòng tay, trâm cài, nhẫn…Người Gò Mun vẫn sử dụng công cụ đá.

Đồ trang sức cũng phong phú. Một thay đổi trong bộ công cụ đá là không thấy lao giáo đá, có
lẽ nó đã được thay thế bằng đồng.
Nghề thủ công làm gốm Gò Mun rất phát triển tuy nhiên không theo hướng hoa mỹ như
gốm Phùng Nguyên mà mang tính thực dụng nhiều hơn. Đó là những đồ đựng hoặc đồ đun nấu
có khích thước lớn, thành gốm dày và được nung rất chắc chắn. Một trong những cách trang trí
hoa văn đặc sắc của người Gò Mun là hoa văn đắp nổi, gợi cho ta nhớ tới cư dân đá mới Hạ
Long.
Cư dân Gò Mun là những người có kinh nghiệm làm nông nghiệp. Các nhà khảo cổ học
đã phát hiện ra những hầm chứa lương thực hoặc hạt giống ở di chỉ Gò Mun. Cư dân ở đây
không những có đủ mà còn dư thừa lương thực để sử dụng và dự trữ. Phương thức canh tác là
quảng canh trên một vùng rộng lớn. Cư dân ở đây đã biết trồng cả lúa tẻ và lúa nếp, lúa ruộng
và lúa nương. Người Gò Mun cũng đẩy mạnh chăn nuôi gia súc. Cách thức canh tác có lẽ vẫn
là lùa các đàn gia súc xuống ruộng dẫm cho thuần thục đất để gieo cấy.
1.3.2. Các cư dân thời đại kim khí vùng Bắc Trung Bộ
* Khu vực Thanh Hóa
Con đường phát triển của các cư dân thời đại kim khí tại vùng đồng bằng sông Mã có
nguồn gốc từ hậu kỳ văn hóa đá mới ở đây, thuộc giai đoạn Gò trũng của văn hóa Đa Bút. Trong
số các cư dân hậu duệ của người đá mới khu vực này, trước tiên phải kể đến người Hoa Lộc.
Họ để lại di tích ở khu vực bắc Thanh Hóa gồm Hoa Lộc Liên Lộc… vào đến ngã ba khu
vực sông Mã sông Chu có nhóm di tích Cồn Chân Tiên – Đông Khối.
Cư trú trên các dải cồn cát ven sông, biển thuộc huyện Hậu Lộc. Họ sử dụng những chiếc
rìu và cuốc đá có vai.
Trong các di chỉ thuộc văn hóa Hoa Lộc còn tìm thấy cả dấu Bắc Sơn, bàn mài kiểu Hạ
Long, hoa văn gốm gần gũi với Mả Đống.
Niên đại: 4.145 + 60 năm cách nay.
20

Người Hoa Lộc là những nhóm cư dân làm nông dùng cuốc canh tác trên vùng đất cát
ven biển kết hợp với săn bắn thú hoang và đánh cá.
Người Hoa Lộc có những mối liên hệ gần gũi với cư dân Cồn Chân Tiên – Đông Khối là

đại diện của các nhóm sơ kì kim khí thuộc khu vực đồng bằng sông Mã.
* Khu vực Nghệ An – Hà Tĩnh
Tổ tiên trực tiếp của các cư dân thời đại kim khi Nghệ Tĩnh chí ít ít bao gồm hai nguồn:
đó là các cư dân Thạch Lạc và các nhóm cư dân Quỳnh Văn muộn. Trong thời đại kim khí, các
nhà nghiên cứu phát hiện được ba nhóm: nhóm đền đồi, nhóm Rú Trăn, nhóm cư dân vùng núi.
Nhóm đền đồi phân bố chủ yếu tại khu vực Quỳnh Hậu, Quỳnh Lưu (Nghệ An). Nhóm cư
dân này sử dụng các công cụ đá mài là những chiếc rìu và bôn hình thang có kích thước nhỏ.
Người Đền Đồi chế tạo gốm bằng bàn xoay với các loại hình nồi vò bát bình mâm bồng
và các đồ dùng đun nấu, tô màu đỏ, tô ánh chì.
Điều đó cho thấy mối liên hệ nguồn gốc với cư dân Thạch Lạc giai đoạn sớm.
Nhóm cư dân Đền Đồi được các nhà nghiên cứu cho là cùng thời với cư dân Phùng
Nguyên, Cồn Chân Tiên.
Nhóm cư dân Rú Trăn gồm có người Rú Trăn và người Rú Cật. Không giống Đền Đồi,
bộ sưu tập Rú Trăn rất phong phú: đồ đá, đồ đồng, và gốm. Cư dân ở đây đã biết nấu đồng. Cư
dân Rú Trăn sống cùng thời với cư dân Gò Mun và sau đó phát triển trực tiếp thành giai đoạn
văn hóa Đông Sơn trong cùng giai đoạn. Nhóm cư dân Nghệ An – Hà Tĩnh còn để lại nhiều di
tích khác.
1.3.3. Các cư dân thời đại kim khí Nam Trung Bộ
* Cư dân Xóm Cồn
Các nhóm cư dân tiền Sa Huỳnh thuộc văn hóa Xóm Cồn phân bố chủ yếu tại khu vực
Phú Yên và Khánh Hòa. Cho đến nay đã phát hiện được 8 di chỉ của cư dân này, các nhà
nghiên cứu chia làm hai loại hình cư trú: đó là các khu định cư trong đất liền, các khu ngoài
đảo. Dù cư trú theo nhóm nào thì đều có điểm chung là môi trường sống cồn cát và biển khơi.
Niên đại: có 2 niên đại C14 của di tích Xóm Cồn, tuổi 4.140 + 80 – 2.935 + 65 năm cách
nay.
Người Xóm Cồn sống trong thời đại kim khí cách ngày nay 3.500 – 3.000 năm, họ dùng
công cụ đá trong đó có cả công cụ ghè đẽo và công cụ mài. Đặc biệt ốc tai tượng được dùng để
chế tác đồ trang sức.
Người Xóm Cồn chế tạo gốm bằng kĩ thuật dải hòn kê. Kỹ thuật bàn xoay thường được
sử dụng ở công đoạn cuối, biết trang trí hoa văn bằng kỹ thuật tô màu.

Nhân chủng: Autralo – Mongoloit, trong đó yếu tố Mongoloit đậm hơn.
Cư dân Xóm Cồn đã tạo nên chiếc cầu nối văn hóa giữa miền trung Tây Nguyên và khu
vực sông Đồng Nai và Xóm Cồn là một trong những tiền nhân trực tiếp của người Sa Huỳnh.
* Cư dân Long Thạnh
Nhóm cư dân tiền Sa Huỳnh tạo nên giai đoạn Long Thạnh trong tiền sử khu vực duyên
hải Nam Trung Bộ, cư trú dọc các dải đồng bằng ven các dòng sông và bờ biển.
21

Cư dân Long Thạnh cũng đã nhanh chóng phát triển các di chỉ cư trú của mình suốt dọc
dải đồng bằng ven biển.
Niên đại: 1420 + 40 và 925 + 60 năm TCN.
Người Long Thạnh chế tác công cụ sản xuất bằng đá rất độc đáo. Đó là những chiếc cuốc
to bản, lưỡi hình vòng cung, rất tiện lợi cho việc canh tác đất cát. Bên cạnh đó bộ công cụ của
họ còn bao gồm những chiếc rìu tứ giác, những chiếc bôn răng trâu quen thuộc đối với khu vực
miền Trung – Tây Nguyên. Họ cũng sử dụng loại rìu mài đốc hẹp, không vai lưỡi xòe, có dáng
hình tam giác. Người Long Thạnh dùng đá ngọc, vỏ sò làm đồ trang sức.
Đồ gốm của cư dân Long Thạnh được đánh giá là độc đáo và đẹp nhất trong số các sưu
tập gốm cùng thời. Trong đó nổi bật là loại hoa văn gốm tô ánh chì láng bóng.
Nét văn hóa đặc trưng khác của người Long Thạnh là chôn người chết bằng mộ chum
ngay tại nơi cư trú với các đồ tùy táng được xếp đặt có chủ ý. Sự phân biệt về thân phận người
chết đã biểu hiện qua sự chênh lệch về số lượng và chất lượng của đồ tùy táng.
Nguồn gốc cư dân sơ kỳ kim khí thuộc giai đoạn tiền Sa Huỳnh miền Trung được các
nhà nghiên cứu lần tìm từ văn hóa Bàu Tró, dựa trên sự tương đồng của bôn răng trâu, gốm tô
ánh chì.
* Cư dân Bình Châu
Các di tích: Nhóm cư dân này thuộc vào giai đoạn phát triển hậu kỳ đồng thau Nam
Trung bộ, đã để lại các di tích của họ dọc ven biển các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và thành
phố Đà Nẵng. Đó là các di tích Bình Châu, Bàu Trám, Bàu Hòe, Xóm Ốc (đảo Lý Sơn), Gò
Miếu. Giai đoạn Bình Châu còn được phát hiện rải rác tại Ninh Thuận, Bình Thuận (Phú
Trường).

Nơi cư trú: Người Bình Châu chủ yếu sống ở các đồi cát ven các cửa sông sát biển. Tuy
nhiên một số nhóm Bình Châu cũng đã vượt biển định cư tại các hòn đảo ngoài khơi, trong đó
có đảo Lý Sơn.
Công cụ lao động: Người Bình Châu vẫn sử dụng phổ biến công cụ đá, trong đó có chiếc
cuốc đá là công cụ canh tác hữu hiệu trên đất cát. Các nhà khảo cổ học coi chiếc cuốc này là
tiêu chí xác định đặc trưng tiền Sa Huỳnh cho các di tích ven biển Nam Trung Bộ. Ngoài ra,
tuy đã xuất hiện công cụ đồng, nhưng những chiếc rìu bôn đá vẫn còn đóng một vai trò đáng kể
trong đời sống của cư dân Bình Châu. Trong giai đoạn này, đồ trang sức bằng đá ngọc có phần
giảm đi, nhưng lại xuất hiện đồ trang sức bằng gốm, đó là loại khuyên tai gốm hình con đỉa tìm
thấy ở Bình Châu và Bàu Trám. Trung tâm điểm của hiện vật gốm Bình Châu vẫn là những mộ
bằng gốm, trong đó thường có đồ tùy tang gốm, đó là 3 – 5 chiếc nồi, vò hoặc bát đồng. Người
Bình Châu cũng chôn theo người chết các món đồ trang sức như khuyên tai, quả cân gốm. Loại
đồ tùy tang không thể thiếu của giai đoạn này là những hiện vật bằng đồng như đục, lao, lưỡi
câu, mũi tên…
Giống như loại người Long Thạnh, cư dân Bình Châu cũng có mối quan hệ nguồn gốc
văn hóa rất gần gũi với các nhóm cư dân phía Bắc như Hoa Lộc và Bàu Tró. Loại khuyên tai
gốm hình con đỉa, hiện vật gốm hình quả cân và gốm tô ánh chì và màu đỏ… Có thể phong
cách trang trí này của Bình Châu, Phôi Phối đã tham gia vào quá trình thành tạo văn hóa của cư
dân vùng hải đảo khu vực Đông Nam Á.
22

1.4. Các cư dân thời đại kim khí Nam Bộ
Bước vào thời đại đồng thau trên đất Nam Bộ xuất hiện một loạt di tích khảo cổ, song
tính thống nhất hội tụ văn hóa chưa rõ ràng và cũng chưa đầy đủ cơ sở để xác lập các văn hóa
khảo cổ. Trước đây, cũng đã có một số ý kiến thử đề xuất tên gọi văn hóa cho khu vực này
như: văn hóa Phước Tân, văn hóa Bến Đỏ, văn hóa Cù Lao Rùa. Cũng như vậy, việc xác định
phả hệ cho các di tích thời đại đồng thau ở đây vẫn chưa có tiếng nói chung.
Trong tình hình tư liệu hiện nay, có một cách tiếp cận khác là lấy địa hình và hệ thống
các dòng sông làm chuẩn (hay theo phức hợp địa văn hóa), từ đó phân lập các nhóm di tích, đối
sánh và tìm ra các bình tuyến tương ứng. Bằng cách tiếp cận này, văn hóa thời đại đồng thau

miền Nam Bộ có bốn nhóm cư đân theo trật tự địa hình như sau:
Nhóm cư dân ở vùng núi thấp và bình sơn nguyên đất đỏ ba dan, độ cao trung bình
200m, tập trung ở vùng Xuân Lộc, Đồi Mít, Đồi Xoài, Đồi Phòng Không, Suối Chồn, Dầu
Giây, Phú Hòa, Hàng Gòn và Long Giao.
Nhóm cư dân ở vùng phù xa cổ, đất xám tập trung ở lưu vực sông Đồng Nai, cao dưới
200m đến vài chục mét.
Nhóm cư dân ở đồng bằng châu thổ bán ngập mặn, cao vài chục mét đến vài mét ở phía
đông sông Đồng Nai.
Nhóm cư dân ở đồng bằng châu thổ Cần Giờ thường xuyên ngập mặn, cao vài mét đến
dưới mặt nước biển.
Mỗi nhóm cư dân đặc trưng tổ hợp di tích và di vật riêng, niên đại và mối liên hệ phát
triển văn hóa.
Từ việc phân loại trên đây có thể nhận ra con đường và khuynh hướng phát triển tiền sử
Nam Bộ không chỉ khác với Tây Nguyên mà còn khác với cả Trung Bộ và Bắc Bộ Việt Nam.
Đối với Tây Nguyên, ngay từ giai đoạn hậu kỳ đá mới - sơ kỳ đồng thau đã hình thành văn hóa
khảo cổ, các nhóm văn hóa với đặc trưng riêng.
Như vậy khuynh hướng và con đường phát triển văn hóa tiền sử ở mỗi khu vực là không
giống nhau. Song trên con đường ấy, chúng ta cũng có thể chỉ ra những yếu tố văn hóa xuyên
qua các địa hình, như những nhịp cầu văn hóa nối Tây Nguyên với Nam Bộ trong quá khứ.
Cư dân thời đại đồng thau ở Đông Nam Bộ vẫn sử dụng khá phổ biến công cụ bằng đá.
Cư dân thời đại kim khí sông Đồng Nai chế tạo và sử dụng nhiều loại gốm: gốm xốp,
gốm màu.
Loại hình đồ gốm ở Nam Bộ phong phú và đặc sắc với bếp cà rang, gốm hình trụ dài đầu
nhọn có nhiều tầng khúc, các loại khuyên tai, tượng động vật bằng đất nung. Có nhiều loại văn
in và văn khắc vạch.
Như vậy, cư dân thời đại đồng thau và sắt sớm Nam Bộ có giao lưu rộng mở với cư dân
tiền sử Tây Nguyên, Trung Bộ và cả Bắc Bộ và cả các cư dân trên biển.
Quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thuỷ
* Sự xuất hiện đồ kim loại.
Trong suốt một thời gian rất dài, công cụ lao động của loài người chủ yếu là đồ đá. Công

cụ đồ đá dù mỗi ngày một cải tiến, song cũng không đem lại năng suất lao động cao được. Về
23

sau người ta phát hiện ra được kim loại. Công cụ làm bằng kim loại, lúc đầu là đồng nguyên
chất, về sau là đồng thau, đem lại một năng suất không cao hơn hẳn so với công cụ đồ đá.
* Sự chuyển biến sang chế độ công xã thi tộc phụ hệ
Sự phát triển cao hơn của nền sản xuất xã hội ở thời đại đồ kim loại đã đem lại những
biến đổi mới trong xã hội và thay đổi địa vị của đàn ông.
Chế độ hôn nhân tiến bộ dần thay thế, đó là chế độ gia đình một vợ một chồng. Quá trình
hình thành gia đình một vợ một chồng lại gắn liền với quá trình phát sinh chế độ tư hữu, với
quá trình phân hoá xã hội thành giai cấp.
* Sự xuất hiện chế độ tư hữu:
Bước sang thời kỳ xuất hiện đồ kim loại, do điều kiện sản xuất đã tiến bộ hơn, năng suất
lao động trong các ngành cao hơn, lao động của mỗi người không những có thể đảm bảo được
những nhu cầu tối thiểu cho đời sống của bản thân và con cái, mà còn có thể sản xuất dôi hơn
một ít nữa, có thể làm ra được một số sản phẩm thặng dư. Do đó mà có thể nảy sinh hiện tượng
người bóc lột người tức là sự chiếm đoạt sản phẩm thặng dư do người khác làm ra.
* Sự hình thành xã hội có giai cấp
Sự tích lũy của cải tư hữu ngày càng nhiều dưới hình thức ruộng tư, súc vật, hàng hóa
hay tiền tệ làm cho sự chênh lệch về tài sản và về địa vị xã hội giữa các gia đình phụ hệ trong
cùng một thị tộc hay giữa các thị tộc trong cùng một bộ lạc ngày càng rõ rệt. Dần dần xã hội thị
tộc phân hóa thành lớp những người giàu và lớp những kẻ nghèo.
Giai cấp xuất hiện thì mâu thuẫn giai cấp phát sinh và không ngừng phát triển ngày càng
sâu sắc. Ðến một lúc nào đó, mâu thuận giai cấp không thể diều hòa được nữa thì giai cấp quý
tộc giàu có đặt ra bộ máy nhà nước pháp làm công cụ thống trị để đàn áp sự phản kháng của nô
lệ và dân nghèo.
Trên nền tảng phân hóa xã nội kết hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, trị thủy chống thiên
tai và yêu cầu tự vệ, trên lãnh thổ Việt Nam đã hình thành 3 trung tâm văn minh và những nhà
nước sơ khai phát triể thành các vương quốc cổ đại đầu tiên.


CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu1: Người vượn đã được coi là người chưa? Tại sao?
Câu 2: Lập bảng thống kê về quá trình phát triển của các giai đoạn thời nguyên thuỷ?
Câu 3: Mối liên hệ giữa các con đường phát triển của thời đại Đá mới sau các văn hoá
Hoà Bình, Bắc Sơn và Soi Nhụ?
Câu 4: Quá trình phát triển liên tục của cư dân thời đại kim khí từ Phùng Nguyên đến
Đồng Đậu rồi Gò Mun?
Câu 5: Nguyên nhân tan rã của chế độ công xã nguyên thủy?
24

Chương 2. THỜI KỲ HÌNH THÀNH CÁC NHÀ NƯỚC ĐẦU TIÊN TRÊN LÃNH THỔ
VIỆT NAM

2.1. Văn hoá Đông Sơn; sự ra đời của nhà nước Văn Lang
2.1.1. Từ huyền thoại đến nhận thức khoa học
Trong lịch sử văn hóa truyền khẩu của nhân dân ta, từ rất lâu, trước khi những bộ lịch sử
đầu tiên được biên soạn, đã lưu truyền rộng rãi những huyền thoại, những truyền thuyết về thủa
khai thiên lập địa và buổi đầu dựng nước thời Hùng Vương.
Vào thời Trần (1226-1400), Lê Sơ (1428-1527), những truyền thuyết kịch sử đó bước
đầu được thu tập và biên soạn theo quan điểm của các tác giả đương thời.
Vào cuối thời Trần và thời Lê sơ, một số nhà sử học dã dựa vào truyền thuyết dân gian,
đưa thời Hùng Vương dựng nước Văn Lang vào những bộ lịch sử dân tộc đầu tiên.
Đại Việt lược sử là tác phẩm đời Trần, lần đầu tiên ghi chép về sự ra đời của nước Văn
Lang thời Hùng Vương trong chương mở “Những thay đổi trong buổi đầu của đất nước” (quốc
sơ diên cách).
Sang thế kỷ XV, Nguyễn Trãi khẳng định vị trí của nước Văn Lang thời Hùng Vương
trong cuốn Dư địa chí, tác phẩm địa lý học lịch sử đầu tiên của nước ta, và đặc biệt, Ngô Sĩ
Liên, mạnh dạn đưa thời Hùng Vương vào chính sử, đặt trong “Kỷ họ Hồng Bàng” thuộc phần
Ngoại kỷ của bộ Đại Việt sử ký toàn thư.
Từ sau Đại Việt sử ký toàn thư thời dựng nước thời Hùng Vương đã xác định được vị trí

của nó trong lịch sử dân tộc, nhưng vẫn luôn luôn ở trong trạng thái nửa tin nửa ngờ, vừa
khẳng định vừa băn khoăn.
Dưới thời Pháp thuộc, quan điểm truyền thống về thời Hùng vương vẫn tiếp tục tồn tại.
Trong cuốn Việt Nam sử lược, Trần Trọng Kim đã dành một chương cho “Họ Hồng Bàng”,
nhưng rồi lại nhận xét: “Chẳng qua nhà làm sử cũng nhặt nhạnh những chuyện hoang đường
tục truyền lại, cho nên những chuyện ấy toàn là chuyện có thần tiên quỷ quái, trái với lẽ tự
nhiên cả” và “chuyện Hồng Bàng không chắc là chuyện xác thực”.
Bên cạnh những cuốn sử viết theo quan điểm truyền thống như vậy, trong thời kỳ này
xuất hiện một số công trình nghiên cứu của các học giả phương Tây, chủ yếu là người Pháp.
Một số nhà Trung Quốc học phương Tây như H.Maspéro, L.Aurousseau đi sâu vào các
nguồn tư liệu thư tịch cổ Việt Nam và Trung Quốc.
H.Maspéro thừa nhận có một vương quốc cổ đại ở miền Bắc Việt Nam trước khi người
Bắc tràn xuống, nhưng dựa vào thư tịch cổ của Trung Quốc để chứng minh rằng sử sách của
người Việt đã chép nhầm tên nước là Dạ Lang thành ra Văn Lang, hiệu vua là Lạc Vương
thành ra là Hùng Vương
L.Aurousseau cũng ghi nhận sự tồn tại của một vương quốc cổ của người Việt ở vùng
Bắc Bộ, bắc Trung Bộ và nam Quảng Tây, Tây Nam Quảng Đông vào thời gian trước cuộc
xâm lược của quân Tần, nhưng chỉ nói đến nước Tây Âu mà khong công nhận nước Văn Lang
và giải thích nguồn gốc của người Việt là từ lưu vực sông Dương Tử di cư xuống vào khoảng
thế kỷ IV TCN.
25

Trong lúc đó, từ năm 1924 các nhà khảo cổ học phương Tây đã phát hiện được ở nước ta
di tích của một nền văn hóa đồng thau rực rỡ và sau đó được đặt tên là văn hóa Đông Sơn.
Nhưng họ giải thích nguồn gốc của nền văn hóa đó theo quan điểm du nhập từ bên ngoài vào.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, cùng với quá trình hình thành và phát triển của nền sử
học hiện đại, lịch sử Việt Nam dần dần được nghiên cứu và viết lại, trong đó thời kỳ dựng
nước đời Hùng Vương chiếm một vị trí quan trọng.
Từ cuối những năm 60, thời đại Hùng Vương trở thành đề tài nghiên cứu và thảo luận
càng ngày càng thu hút sự quan tâm và hứng thú của giới sử học và nhiều ngành khoa học có

liên quan. Những kết quả nghiên cứu được báo cáo và thảo luận trong 4 hội nghị khoa học,
được công bố trên 4 tập kỷ yếu của hội nghị mang đầu đề chung là Hùng Vương dựng nước.
Bằng sự hợp tác khoa học và bằng phương pháp nghiên cứu liên ngành, kế hoạch ba năm
nghiên cứu về thời đại Hùng Vương đã đạt được một số thành tựu cho phép bước đầu xác nhận:
Đó là một thời kỳ có thật trong lịch sử dân tộc vì không những nó được phản ánh trong
truyền thuyết, trong thư tịch cổ, mà còn được chứng thực qua hàng loạt di tích khảo cổ học tạo
thành một diễn biến văn hóa vật chất liên tục của thời kỳ ấy.
Đó là thời kỳ ra đời và phát triển của một nền văn minh cổ đại của người Việt cổ.
Địa bàn của nước Văn Lang: tương ứng với vùng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ nước ta ngày
nay và một phần phía nam Quảng Đông, Quảng Tây thuộc Trung Quốc.
Về thời gian tồn tại của thước Văn Lang: thì giới hạn sau có thể xác định vào khoảng thế
kỷ III TCN khi nước Âu Lạc thành lập thay thế cho nước Văn Lang, nhưng giới hạn mở đầu thì
rất mơ hồ.
Trên phạm vi không gian và thời gian được truyền thuyết và thư tịch cổ gọi là "nước Văn
Lang đời Hùng Vương" đó, trong thời gian qua, các nhà khảo cổ học đã phát hiện và khai quật
hàng trăm di tích khảo cổ học thuộc thời đại kim khí phân bố trên địa bàn rộng lớn của các tỉnh
miền bắc Việt Nam.
Trên vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ thuộc lưu vực sông Hồng, khu vực được coi
như địa bàn trung tâm của nước Văn Lang, các di tích phát hiện được theo kết quả nghiên cứu
và thảo luận được đa số các nhà khảo cổ học thừa nhận: có thể phân chia làm bốn giai đoạn
phát triển kế tiếp nhau:
1. Giai đoạn Phùng Nguyên (Phong Châu, Phú Thọ) thuộc sơ kỳ thời đại đồ đồng, tồn tại
trong khoảng nửa đầu thiên niên kỷ thứ II TCN.
2.Giai đoạn Đồng Đậu (Yên Lạc, Vĩnh Phúc) thuộc trung kỳ thời đại đồ đồng, tồn tại vào
khoảng nửa sau thiên niên kỷ thứ II TCN.
3. Giai đoạn Gò Mun (Phong Châu, Phú Thọ) thuộc vào hậu kỳ thời đại đồ đồng, tồn tại
khoảng cuối thiên niên kỷ thứ II TCN đến đầu thiên niên kỷ I TCN .
4.Giai đoạn Đông Sơn thuộc giai đoạn đỉnh cao của thời đại đồ đồng và đã chuyển sang
sơ kỳ thời đại đồ sắt tồn tại từ đầu thiên niên kỷ I TCN đến vài thế kỷ sau CN.
Ba giai đoạn đầu được coi là các giai đoạn phát triển của văn hoá tiền Đồng Sơn ởlưu

vực sông Hồng.
Văn hoá Đông Sơn đã được giới khảo cổ học thế giới biết đến rất sớm, bắt đầu từ những
năm 20, 30 của thế kỷ XX. Nó mang tên địa điểm khảo cổ học Đông Sơn bên bờ phải sông Mã,
phía trên cầu Hàm Rồng khoảng 1km thuộc thành phố Thanh Hoá ngày nay.

×