Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Quan hệ thương mại việt nam nam phi giai đoạn 2008 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 83 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

TRẦN ANH ĐỨC

QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM - NAM PHI
GIAI ĐOẠN 2008-2014

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

TRẦN ANH ĐỨC

QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM – NAM PHI
GIAI ĐOẠN 2008-2014

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 01 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐẶNG THỊ PHƢƠNG HOA



XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2016


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iv
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết vấn đề nghiên cứu .................................................................. 1
2. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5
5. Kết cấu luận văn ............................................................................................ 4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN, THỰC TIỄN QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM-NAM PHI .... 5
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................. 5
1.1.1 Những công trình đã công bố liên quan đến nội dung luận văn ........... 5
1.1.2 Nhận xét ................................................................................................ 9
1.2 Cơ sở lý luận, thực tiễn về quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Nam Phi .... 10
1.2.1 Một số vấn đề lý luận chung về hội nhập kinh tế quốc tế và thƣơng
mại quốc tế ................................................................................................... 10
1.2.2 Cơ sở mở rộng quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Nam Phi ................ 15
1.2.3 Nội dung chủ yếu của việc mở rộng quan hệ thƣơng mại Việt Nam –

Nam Phi ....................................................................................................... 20
1.2.4 Các nhân tố ảnh hƣớng đến việc mở rộng quan hệ thƣơng mại Việt
Nam – Nam Phi............................................................................................ 24
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG PHÂN TÍCH 30
2.1 Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 30
2.1.1 Phƣơng pháp phân tích định tính ........................................................ 30
2.1.2 Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng.................................................. 35


2.2 Khung phân tích ........................................................................................ 36
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM – NAM PHI .... 37
3.1 Thực trạng thƣơng mại Việt Nam – Nam Phi ........................................... 38
3.2 Lợi thế so sánh và cƣờng độ thƣơng mại của Việt Nam với Nam Phi ..... 48
3.3 Cƣờng độ thƣơng mại của Việt Nam và Nam Phi đối với một số sản phẩm
xuất khẩu chủ yếu ............................................................................................ 51
3.4 Đánh giá chung ......................................................................................... 52
CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ
THƢƠNG MẠI VIỆT NAM – NAM PHI...................................................... 58
4.1 Bối cảnh quốc tế và triển vọng quan hệ thƣơng mại ................................ 61
4.2 Triển vọng quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Nam Phi ............................. 62
4.3 Giải pháp thúc đẩy hợp tác thƣơng mại Việt Nam – Nam Phi ................. 66
4.3.1 Về phía nhà nƣớc ................................................................................ 66
4.3.2 Về phía doanh nghiệp ......................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 73


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu


Nguyên nghĩa

1

AEC

Cộng đồng kinh tế ASEAN

2

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

3

EU

Liên minh Châu Âu

4

FTA

Hiệp định thƣơng mại tự do

5

GSO


Tổng cục thống kê

6

RCA

Lợi thế so sánh biểu hiện

7

RCEP

Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực

8

TPP

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng

9

UN Comtrade

10

VAPEC

Trung tâm kinh tế Châu Á – Thái Bình Dƣơng


11

WTO

Tổ chức Thƣơng mại Thế giới

Cơ sở dữ liệu thống kê thƣơng mại của
Liên Hợp Quốc

i


DANH MỤC BẢNG
STT

Bảng

1

Bảng 1.1

2

Bảng 1.2

3

Bảng 1.3


4

Bảng 3.1

5

Bảng 3.2

6

Bảng 3.3

7

Bảng 3.4

8

Bảng 3.5

9

Bảng 3.6

10

Bảng 3.7

11


Bảng 3.8

12

Bảng 3.9

Nội dung
Lợi thế so sánh biểu hiện (RCA) của Việt Nam và
Nam Phi năm 2014 phân theo nhóm hàng hóa
Một số hàng xuất khẩu chính từ Việt Nam sang
Nam Phi giai đoạn 2014-2015
Một số hàng hóa nhập khẩu chính của Việt Nam từ
thị trƣờng Nam Phi giai đoạn 2014-2015
10 thị trƣờng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam tại
Châu Phi năm 2014
Kim ngạch thƣơng mại Việt Nam – Nam Phi
giai đoạn 2001-2014
Một số mặt hàng trọng yếu của Nam Phi xuất sang
Việt Nam giai đoạn 2001-2007
Một số mặt hàng trọng yếu Việt Nam xuất sang
Nam Phi giai đoạn 2001-2007
Một số mặt hàng trọng yếu Nam Phi xuất sang
Việt Nam giai đoạn 2008-2014
Một số mặt hàng trọng yếu Việt Nam xuất sang
Nam Phi giai đoạn 2008-2014
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Nam Phi với một
số quốc gia Châu Á năm 2014
Nhập khẩu một số mặt hàng của Nam Phi từ một
số đối tác Châu Á năm 2014
Lợi thế so sánh biểu hiện của Việt Nam và Nam

Phi năm 2008 và 2014 phân theo nhóm hàng hóa

ii

Trang
17
21
22
37
38
40
41
43
44
45
46
49


Cƣờng độ thƣơng mại của Việt Nam và Nam Phi
13

Bảng 3.10

đối với một số sản phẩm xuất khẩu chủ yếu

52

năm 2008 và 2014
14


Bảng 3.11

Các đối tác thƣơng mại hàng đầu của Nam Phi
năm 2014

iii

56


DANH MỤC HÌNH
STT

Hình

1

Hình 3.1

2

Hình 3.2

3

Hình 3.3

Nội dung
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam

vớiNam Phi giai đoạn 2001-2014
Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu của Việt
Nam từ các khu vực giai đoạn 2011 - 2015
Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
sang các khu vực giai đoạn 2011-2015

iv

Trang
39
54
55


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết vấn đề nghiên cứu
Từ nửa cuối thế kỷ XX đến nay, xu hƣớng tự do hóa thƣơng mại đã và
đang diễn ra rất mạnh mẽ. Trƣớc làn sóng toàn cầu hóa, các quốc gia đã
không ngừng nỗ lực mở rộng các hoạt động hợp tác song phƣơng và đa
phƣơng. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. Hoạt động thƣơng
mại đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, trong
bối cảnh thƣơng mại quốc tế nói riêng và kinh tế quốc tế nói chung đang thay
đổi trên nhiều phƣơng diện, cơ cấu đối tác thƣơng mại quốc tế của Việt Nam
cũng có những chuyển dịch nhất định. Bên cạnh việc duy trì và phát triển
quan hệ thƣơng mại với các đối tác truyền thống nhƣ Mỹ hay EU, Việt Nam
luôn tích cực mở rộng và phát triển quan hệ với các đối tác mới. Trong thời
gian gần đây, chính phủ Việt Nam đã nỗ lực đáng kể để mở rộng quan hệ hợp
tác với Châu Phi, thể hiện ở việc xây dựng và thực hiện văn bản “Chƣơng
trình hành động quốc gia thúc đẩy hợp tác Việt Nam – Châu Phi giai đoạn
2004 – 2010”. Nối tiếp thành công của Hội thảo quốc tế Việt Nam – Châu Phi

diễn ra lần đầu tiên năm 2003, vào tháng 8/2010, Hội thảo quốc tế Việt Nam –
Châu Phi lần thứ 2 với chủ đề “Việt Nam – châu Phi: Hợp tác cùng phát triển
bền vững” đã đƣợc tổ chức và thành công tốt đẹp. Đây là minh chứng cho
thấy Việt Nam rất coi trọng thị trƣờng Châu Phi, một thị trƣờng mới và tiềm
năng.
Hiện nay, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Châu Phi còn
rất hạn chế, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu sang khu vực vẫn thấp hơn nhiều
so với các khu vực khác. Tuy nhiên, việc thâm nhập vào một thị trƣờng mới
và tiềm năng nhƣ Châu Phi là một định hƣớng đúng đắn, khi cạnh trạnh ngày
càng gia tăng taị thị trƣờng khu vực và thế giới, sự xuất hiện của các Hiệp

1


định thƣơng mại tự do (FTA) kiểu mới nhƣ Hiệp định đối tác kinh tế xuyên
Thái Bình Dƣơng (TPP) hay Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực
(RCEP), việc tìm kiếm một thị trƣờng mới bên cạnh việc khai thác các thị
trƣờng truyền thống là một chiến lƣợc hoàn toàn hợp lý.
Nam Phi là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất Châu Phi và là một thị
trƣờng đầy tiềm năng với quy mô thị trƣờng lớn và nhu cầu tiêu dùng của
ngƣời dân ngày càng gia tăng. Tính đến thời điểm hiện nay, Nam Phi vẫn là
thị trƣờng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Châu Phi. Chính phủ
Nam Phi cũng xem Việt Nam là một trong những đối tác chiến lƣợc hàng đầu
tại khu vực Đông Nam Á. Phát triển hoạt động thƣơng mại với Nam Phi sẽ là
bƣớc đi quan trọng của Việt Nam trong chiến lƣợc thâm nhập các thị trƣờng
phía Nam Châu Phi. Bên cạnh đó, thành công trong hoạt động hợp tác thƣơng
mại cũng tạo ra những thuận lợi nhất định cho các hoạt động hợp tác kinh tế
khác giữa hai quốc gia.
Tuy đã đạt đƣợc những thành công nhất định trong quan hệ thƣơng mại
thời gian qua, tiềm năng thƣơng mại giữa hai quốc gia dƣờng nhƣ vẫn chƣa

đƣợc khai thác triệt để. Bên cạnh đó, trong xu hƣớng mở rộng quan hệ thƣơng
mại, mở rộng thị trƣờng, đa dạng hóa hàng hóa của thƣơng mại thế giới, Việt
Nam và Nam Phi đã ký kết nhiều hiệp định thƣơng mại tự do và luôn cố gắng
chinh phục các thị trƣờng mới. Điều này cũng ảnh hƣởng trực tiếp đến quan
hệ thƣơng mại song phƣơng Việt Nam – Nam Phi.
Trƣớc thực tế đó, đề tài Quan hệ thương mại Việt Nam – Nam Phi giai
đoạn 2008-2014 đi vào phân tích quan hệ thƣơng mại giữa hai quốc gia để
thấy đƣợc những cơ hội cũng nhƣ những khó khăn thách thức của hoạt động
thúc đẩy thƣơng mại song phƣơng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Đề
tài sẽ tiếp tục bổ sung cho các nghiên cứu trƣớc đây về quan hệ thƣơng mại
Việt Nam và Nam Phi.

2


2. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài tập trung trả lời có các câu hỏi nghiên cứu chính:
(1) Tại sao cần phải đẩy mạnh quan hệ thương mại Việt Nam – Nam
Phi?
(2) Nhân tố nào ảnh hưởng đến quan hệ thương mại Việt Nam – Nam
Phi?
(3) Quan hệ thương mại Việt Nam – Nam Phi đang diễn ra như thế nào
trong giai đoạn 2008-2014, còn tồn tại những vướng mắc, trở ngại gì?
(4) Việt Nam và Nam Phi cần phải làm gì để thúc đẩy quan hệ thương
mại song phương?
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nghiên cứu thực trạng quan hệ thƣơng mại giữa
Việt Nam và Nam Phi, chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong quan hệ
thƣơng mại song phƣơng để từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm khắc phục, thúc
đẩy quan hệ thƣơng mại giữa hai nƣớc.

Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn sẽ hoàn thành các nhiệm vụ sau :
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quan hệ hợp tác thƣơng mại Việt Nam –
Nam Phi.
- Phân tích đánh giá thực trạng quan hệ hợp tác thƣơng mại Việt Nam –
Nam Phi giai đoạn 2008-2014.
- Phân tích khả năng mở rộng quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Nam Phi
và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy mối quan hệ này trong thời gian
tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Nam Phi
- Thời gian nghiên cứu : 2008-2014

3


5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng, biểu, hình vẽ, danh mục tài liệu
tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn quan hệ
hợp tác thƣơng mại Việt Nam - Nam Phi
Chƣơng 2: Phƣơng pháp luận và thiết kế nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Nam Phi giai đoạn
2008-2014
Chƣơng 4: Triển vọng và giải pháp thúc đẩy hoạt động thƣơng mại Việt Nam
– Nam Phi

4


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ

LUẬN, THỰC TIỄN QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM-NAM PHI
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Những công trình đã công bố liên quan đến nội dung luận văn
Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệ,
kinh tế trí thức và toàn cầu hoá, xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng
sâu rộng, nhu cầu hợp tác kinh tế song phƣơng giữa các quốc gia ngày càng
phát triển. Điều này đặt ra thách thức không nhỏ cho các chính phủ trong việc
quản lý và thúc đẩy lĩnh vực kinh tế quốc tế.
Có khá nhiều công trình của các nhà khoa học với cách tiếp cận và phạm
vi khác nhau, nghiên cứu phƣơng hƣớng, giải pháp phát triển hợp tác kinh tế
song phƣơng của Việt Nam. Có thể chia những công trình nghiên cứu trực
tiếp liên quan tới luận văn thành 3 nhóm chính: (1) Nhóm các công trình
nghiên cứu về quan hệ kinh tế quốc tế nói chung, (2) nhóm các công trình
nghiên cứu về quan hệ kinh tế song phương của Việt Nam với nước ngoài (3)
nhóm các công trình nghiên cứu về quan hệ thương mại Việt Nam – Nam Phi.
(1) Nhóm các công trình nghiên cứu về quan hệ kinh tế quốc tế nói chung
Các công trình tiêu biểu thuộc nhóm này bao gồm:
- Sách chuyên khảo “Lý luận và thực tiễn Thƣơng mại Quốc tế”, của
Trung tâm kinh tế Châu Á – Thái Bình Dƣơng (VAPEC) (1994), đề cập
những vấn đề cơ bản của thƣơng mại quốc tế, lý giải những vấn đề lý luận của
Thƣơng mại quốc tế; đổi mới kinh tế và thƣơng mại ở các nƣớc khu vực, với
nội dung chủ yếu xoay quanh mô hình thực tế hoạt động thƣơng mại quốc tế
của các nƣớc châu Á và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN); và tổ
chức hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam, với nội dung xoay quanh hoạt
động thƣơng mại của Việt Nam trong những năm cuối thập niên 1980s đến

5


đầu thập niên 1990s và đƣa ra những kiến giải về tổ chức quản lý, các chính

sách kinh tế nhằm thúc đẩy xuất khẩu ở Việt Nam. Cuốn sách xuất bản vào
giữa những năm 1990s nên những giá trị thực tiễn đã có phần hạn chế. Tuy
nhiên, về mặt lý luận, tài liệu vẫn còn những giá trị nhất định để luận văn
tham khảo.
- Trong cuốn “International Economics: Theory and Policy” của Paul
Krugman và Maurice Obstfeld (1996), tác giả tập trung giải quyết 2 vấn đề
chính là lý thuyết về thƣơng mại quốc tế và chính sách thƣơng mại quốc tế.
Về lý thuyết thƣơng mại quốc tế, tài liệu lý giải những lý thuyết thƣơng mại
kinh điển nhƣ: lợi thế so sánh mô hình Ricardo, mô hình Heckscher – Ohlin.
Về chính sách thƣơng mại quốc tế, bằng những kiến thức thực tiễn, cuốn sách
đã lý giải những vấn đề nhƣ: công cụ thƣơng mại quốc tế, chính sách mậu
dịch ở các nƣớc đang phát triển hay chính sách công nghiệp của các nƣớc
phát triển. Mặc dù những giá trị thực tiễn về hoạt động thƣơng mại quốc tế
trong cuốn sách là hạn chế, giá trị lý luận vẫn đƣợc ghi nhận và mang tính
tham khảo.
- Võ Thanh Thu (2012), trong cuốn “Quan hệ kinh tế quốc tế”, đã trình
bày về 5 vấn đề là cơ sở lý luận và thực tiễn của quan hệ quốc tế, liên kết kinh
tế quốc tế, chính sách ngoại thƣơng và mậu dịch quốc tế hữu hình, thƣơng
mại dịch vụ và đầu tƣ quốc tế. Trong đó, có 3 nội dung nổi bật mà luận văn đã
tham khảo. Đầu tiên là vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn, với hệ thống khái
niệm và những mô hình, cũng nhƣ những trƣờng hợp nghiên cứu xuất phát từ
thực tiễn. Bên cạnh đó, thƣơng mại dịch vụ và đầu tƣ quốc tế gắn với hoạt
động thƣơng mại và đầu tƣ thực tế của Việt Nam trong giai đoạn 2000 –
2010, cũng là 2 nội dung có liên quan tới luận văn.
(2) Nhóm các công trình nghiên cứu về quan hệ kinh tế song phương của
Việt Nam với nước ngoài.

6



Các công trình thuộc nhóm này khá nhiều, tuy nhiên, luận văn chỉ tham
khảo một số tài liệu tiêu biểu nhƣ:
- Nguyễn Thanh Hiền (2013), trong cuốn “Cộng hòa dân chủ Algeria và
khả năng hợp tác với Việt Nam đến 2020”, sách do Nhà xuất bản Khoa học
Xã hội ấn hành, đã trình bày 3 vấn đề chính là khái quát về đất nƣớc Algeria,
quá trình phát triển của Algeria và khả năng hợp tác giữa Việt Nam và
Algeria đến năm 2020. Trong đó, nổi bật nhất là nội dung thứ ba, thông qua
sử dụng lý thuyết về lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh giữa Việt Nam và
Algeria, tác giả đã chỉ ra tiềm năng hợp tác giữa 2 quốc gia. Từ đó, tác giả
đƣa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động thƣơng mại song phƣơng.
Phƣơng thức ứng dụng lý thuyết lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của cuốn
sách này đƣợc luận văn tham khảo cho trƣờng hợp của quan hệ hợp tác
thƣơng mại giữa Việt Nam và Nam Phi.
- Bùi Nhật Quang và Trần Thị Lan Hƣơng (2014) trong cuốn “Việt Nam
– Ai Cập Phát triển quan hệ hợp tác toàn diện trong bối cảnh mới”, đã hệ
thống hóa 3 vấn đề chính là cơ sở lý luận và thực tiễn của quan hệ hợp tác
song phƣơng Việt Nam – Ai Cập, thực trạng quan hệ hợp tác Việt Nam – Ai
Cập và một số giải pháp phát triển quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam – Ai
Cập giai đoạn 2011 – 2020. Trong tài liệu, các tác giả đã đề cập đến các vấn
đề lý luận về hợp tác kinh tế song phƣơng giữa hai quốc gia nhƣ: nguyên tác
hợp tác song phƣơng và hợp tác đa phƣơng, các cấp độ của quan hệ hợp tác
quốc tế, nguyên tắc đối xử quốc gia... Cuốn sách cũng sử dụng lý luận về lợi
thế so sánh để chỉ ra tiềm năng và hƣớng phát triển giữa 2 quốc gia, từ đó đƣa
ra một số giải pháp hƣớng tới mục tiêu nâng tầm quan hệ hợp tác song
phƣơng trên nhiều lĩnh vực. Đây là 2 nội dung chính của cuốn sách mà luận
văn sử dụng để tham khảo.

7



- Dƣơng Minh Châu (2003), trong luận văn “Quan hệ kinh tế thƣơng mại
Việt Nam - Hàn Quốc trong xu thế hội nhập hiện nay”, đã làm sáng tỏ 3 vấn
đề chính, bao gồm: cơ sở lý luận về quan hệ kinh tế quốc tế và chính sách
quan hệ kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, thực trạng quan hệ
kinh tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc giai đoạn 1992-2003 và đề xuất các giải
pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế giữa 2 quốc gia. Trong đó, nội dung cơ sở
lý luận của quan hệ kinh tế quốc tế và những giải pháp thúc đẩy phát triển
kinh tế quốc tế giữa 2 quốc gia là nội dung luận văn sử dụng để tham khảo.
(3) Nhóm các công trình nghiên cứu về quan hệ thương mại Việt Nam –
Nam Phi
- Trần Thị Lan Hƣơng (2006) trong bài nghiên cứu “Quan hệ thƣơng mại
Việt Nam trên một số thị trƣờng trọng điểm Châu Phi”, đăng trên tạp chí
Nghiên cứu Châu Phi Trung Đông, đã nghiên cứu tổng quan về tình hình hợp
tác và trao đổi thƣơng mại giữa Việt Nam với một số đối tác trọng điểm tại
Châu Phi, trong đó có Nam Phi. Nghiên cứu đƣa ra cái nhìn tổng quan về
quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Nam Phi tính đến năm 2006, trong đó tập
trung phân tích cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu giữa 2 quốc gia và đánh giá
những khó khăn trong phát triển quan hệ thƣơng mại. Tuy nhiên, nghiên cứu
này mới chỉ dừng lại ở mức tổng quan, chƣa đi sâu phân tích nhiều khía cạnh
trong quan hệ hợp tác thƣơng mại, cùng với đó, số liệu đƣợc sử dụng không
đƣợc cập nhật. Trong bối cảnh hiện nay, những phân tích, đánh giá và giải
pháp để nâng tầm hợp tác thƣơng mại Việt Nam – Nam Phi đã không còn khả
dụng nhƣng vẫn mang giá trị tham khảo.
- Hồ sơ “Thị trƣờng Nam Phi 2015” do Ban Quan hệ Quốc tế, thuộc
phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổng hợp, chủ yếu cung
cấp thông tin cơ bản về tình hình đặc trƣng của thị trƣờng Nam Phi và hoạt
động thực tiễn hợp tác giữa Việt Nam và Nam Phi trong thời gian vừa qua,

8



trên các lĩnh vực nhƣ: hợp tác đầu tƣ, hợp tác thƣơng mại, hợp tác trên các
lĩnh vực khác và các văn bản đã ký kết. Tuy nhiên, cơ sở lý luận về hợp tác
kinh tế song phƣơng, phân tích thực trạng quan hệ thƣơng mại và giải pháp
giúp thúc đẩy hoạt động hợp tác giữa hai nƣớc là gần nhƣ không có. Hồ sơ
cung cấp nhiều hoạt động thực tiễn hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Nam Phi
để luận văn có thể tham khảo.
1.1.2 Nhận xét
Các công trình trên đã nghiên cứu quan hệ kinh tế quốc tế trên nhiều khía
cạnh khác nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu cụ thể về tình hình hợp tác thƣơng
mại Việt Nam – Nam Phi, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, chƣa nhiều.
Liên quan trực tiếp đến đề tài chỉ có Nghiên cứu “Quan hệ thƣơng mại Việt
Nam trên một số thị trƣờng trọng điểm Châu Phi” của Trần Thị Lan Hƣơng
(2006), đăng trên tạp chí Nghiên cứu Châu Phi Trung Đông và Hồ sơ “Thị
trƣờng Nam Phi 2015” do Ban Quan hệ Quốc tế (2015), thuộc phòng Thƣơng
mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện. Nghiên cứu “Quan hệ
thƣơng mại Việt Nam trên một số thị trƣờng trọng điểm Châu Phi” đƣợc hoàn
thành trong năm 2006 nên nội dung của tài liệu này hiện nay chƣa đƣợc cập
nhật so với thực tế phát triển trong quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Nam Phi.
Vì vậy việc tiếp tục nghiên cứu mối quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Nam Phi
trong giai đoạn 2008-2014 và đƣa ra những giải pháp nhằm định hƣớng cho
sự phát triển của mối quan hệ này đến năm 2020 thực sự rất cần thiết. Các tài
liệu còn lại chủ yếu phục vụ giải quyết các vấn đề chính: tài liệu ngoài nƣớc
cung cấp về tình hình kinh tế - chính trị, chính sách ngoại giao và hợp tác
kinh tế của Nam Phi; tài liệu cơ sở lý luận để thiết lập khung lý thuyết cho đề
tài.
Luận văn sẽ cố gắng bổ sung các khoảng trống nghiên cứu và tiếp tục
giải quyết các vấn đề chủ yếu sau:

9



- Thứ nhất, phân tích và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn quan hệ
thƣơng mại Việt Nam – Nam Phi
- Thứ hai, thu thập số liệu và phân tích thực trạng quan hệ thƣơng mại
Việt Nam – Nam Phi giai đoạn 2008-2014.
- Thứ ba, đƣa ra một số giải pháp thúc đẩy quan hệ thƣơng mại Việt
Nam – Nam Phi đến năm 2020.
1.2 Cơ sở lý luận, thực tiễn về quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Nam Phi
1.2.1 Một số vấn đề lý luận chung về hội nhập kinh tế quốc tế và thƣơng
mại quốc tế
Quan hệ kinh tế quốc tế: Theo Dƣơng Minh Châu (2003), “Quan hệ kinh
tế quốc tế đƣợc hiểu là tổng thể các mối quan hệ vật chất và tài chính. Các
mối quan hệ diễn ra trong lĩnh vực khoa học – công nghệ có liên quan đến các
giai đoạn của quá trình tái sản xuất giữa các quốc gia với nhau và giữa các
quốc gia với các tổ chức kinh tế quốc tế.”
Ngắn gọn hơn, quan hệ kinh tế quốc tế là tổng thể các mối quan hệ kinh
tế giữa các chủ thể của nền kinh tế thế giới. Bên cạnh khung phân tích của
ngành kinh tế quốc tế, luận văn sử dụng thêm khung phân tích của ngành
quan hệ quốc tế để phân loại quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế giữa các chủ thể
tham gia hợp tác kinh tế quốc tế. Có thể chia quan hệ hợp tác quốc tế thành
hai dạng: song phƣơng và đa phƣơng.
Quan hệ hợp tác kinh tế song phƣơng: là quá trình hợp tác giữa hai quốc
gia có chủ quyền. Nguyên tắc song phƣơng là điều chỉnh quan hệ hợp tác giữa
hai quốc gia có chủ quyền trong lĩnh vực cả hai phía cùng quan tâm nhƣ kinh
tế, chính trị, văn hóa...
Điển hình cho nguyên tắc này chính là việc xây dựng quan hệ hợp tác
song phƣơng thông qua các FTA ký kết giữa hai quốc gia. FTA thể hiện sự
gắn kết giữa hai quốc gia vào quan hệ hợp tác song phƣơng bền vững, lâu dài


10


trong lĩnh vực thƣơng mại. Nguyên tắc song phƣơng đƣợc thực hiện khi hai
quốc gia thừa nhận lẫn nhau là quốc gia có chủ quyền trong hệ thống quốc tế
và đồng ý thiết lập, phát triển quan hệ ngoại giao, trao đổi các đại diện ngoại
giao để tạo thuận lợi cho đối thoại và hợp tác trong lĩnh vực mà hai bên cùng
quan tâm.
Quan hệ hợp tác kinh tế đa phƣơng: là quá trình hợp tác của nhiều quốc
gia dựa trên những nguyên tắc đa phƣơng. Nguyên tắc đa phƣơng trong quan
hệ quốc tế đƣợc áp dụng để nghiên cứu về các động thái của nhiều quốc gia
trong việc cùng nhau giải quyết một vấn đề quốc tế cụ thể. Sự hình thành của
các tổ chức quốc tế nhƣ Liên Hợp Quốc (UN) hay Tổ chức Thƣơng mại Thế
giới (WTO) là minh chứng cho sự vận dụng nguyên tắc đa phƣơng trong quan
hệ quốc tế. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, tại mỗi khu vực địa lý khác nhau lại
có sự chú trọng nhất định tới nguyên tắc song phƣơng hay đa phƣơng.
Về vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế, Balassa (1961) coi hội nhập kinh tế
vừa là một quá trình, vừa là một trạng thái. Là một quá trình, hội nhập kinh tế
bao gồm các biện pháp kinh tế và chính trị đƣợc sử dụng để xóa bỏ sự phân
biệt đối xử giữa các chủ thể kinh tế thuộc các quốc gia và vùng lãnh thổ khác
nhau. Là một trạng thái, hội nhập kinh tế quốc tế thể hiện sự thiếu vắng của
các hình thức phân biệt đối xử giữa các nền kinh tế. Quá trình hội nhập kinh
tế có thể đƣợc coi nhƣ là một quá trình xóa bỏ các hình thức phân biệt kinh tế
giữa các quốc gia.
Có nhiều hình thức hội nhập kinh tế khác nhau. Mỗi hình thức bao gồm
các mức độ phân biệt đối xử khác nhau giữa các quốc gia cùng là thành viên
và giữa các quốc gia thành viên với các quốc gia ở ngoài khối. Các hình thức
hội nhập căn bản nhất bao gồm :
Các Hiệp định Ƣu đãi Thƣơng mại (PTAs – Preferential Trade
Agreements) là các hiệp định trong đó các quốc gia thành viên thực hiện cắt


11


giảm thuế quan hoặc đƣa ra mức đối xử ƣu đãi đối với các hạn chế định lƣợng
trong thƣơng mại với nhau; trong khi vẫn duy trì các rào cản thƣơng mại với
các quốc gia không tham gia hiệp định. Hình thức hội nhập này thƣờng đƣợc
áp dụng đối với chỉ một nhóm hàng hoá nhất định.
Khu vực Mậu dịch Tự do (FTAs – Free Trade Areas) là hình thức hội
nhập trong đó các quốc gia thành viên xóa bỏ rào cản thƣơng mại với các
nƣớc trong khu vực, trong khi vẫn duy trì các chính sách thƣơng mại của
mình với các nƣớc khác.
Liên minh thuế quan (CUs - Custom Unions), trong CUs, các quốc gia
thành viên xóa bỏ tất cả rào cản thƣơng mại với các quốc gia thành viên và áp
dụng một chính sách thuế quan chung đối với các quốc gia ngoại khối.
Thị trƣờng chung (Common Markets – CMs), là các thỏa ƣớc bao gồm
tất cả các đặc điểm của CUs, bên cạnh đó CMs còn cho phép dự dịch chuyển
tự do của các yếu tố sản xuất trong khối. Tất nhiên các nƣớc này vẫn duy trì
chính sách của riêng mình đối với sự chuyển dịch của yếu tố sản xuất với các
quốc gia ở ngoài khối.
Liên minh kinh tế (Economic Unions), là cấp độ cao nhất của hội nhập
kinh tế quốc tế, bên cạnh các đặc điểm của CMs, các quốc gia trong EUs còn
áp dụng các chính sách tiền tệ, tài khóa, công nghiệp và phúc lợi xã hội
chung, cũng nhƣ áp dụng các chính sách đối ngoại chung với các quốc gia ở
bên ngoài khối.
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra một số tác động đến các nƣớc tham gia
tiến trình hội nhập, trong đó có các tác động cơ bản nhƣ sau:
Tác động tĩnh của hội nhập: Jacob Viner (1950) đã lần đầu tiên đƣa ra
cách tiếp cận tĩnh trong phân tích tác động của hội nhập kinh tế dƣới hình
thức liên minh thuế quan. Viner đƣa ra hai tác động quan trọng của hội nhập

kinh tế bao gồm tạo lập thƣơng mại (trade creation) và chuyển hƣớng thƣơng

12


mại (trade diversion). Tác động tạo lập thƣơng mại xảy ra khi dòng thƣơng
mại trong khối chuyển từ các nguồn cung ứng với chi phí cao hơn sang nguồn
cung ứng có chi phí rẻ hơn, do tác động của việc cắt giảm thuế quan đối với
các quốc gia thành viên. Tác động chuyển dịch thƣơng mại xảy ra khi dòng
thƣơng mại trong khối chuyển từ các nguồn cung ứng ở ngoài khối với chi phí
thấp hơn sang các nguồn cung ứng ở trong khối có chi phí cao hơn nhƣng lại
đƣợc hƣởng ƣu đãi thuế quan. Trong trƣờng hợp này, nguồn lực bị phân bổ
kém hiệu quả hơn.
Tác động động của hội nhập: Balassa (1961) là ngƣời đầu tiên đƣa ra
khái niệm tác động động của hội nhập kinh tế, cho rằng phân tích tĩnh về tạo
lập thƣơng mại và chuyển dịch thƣơng mại chƣa đủ để phân tích những phúc
lợi đạt đƣợc nhờ hội nhập. Balassa (1961) liệt kê các tác động động cơ bản
của hội nhập bao gồm: tính kinh tế theo quy mô, thay đổi công nghệ, thay đổi
cấu trúc thị trƣờng và cạnh tranh, tăng trƣởng năng suất, rủi ro và bất ổn, và
các hoạt động đầu tƣ.
Tác động tới cạnh tranh: Theo Balassa (1961), hội nhập kinh tế mở rộng
thị trƣờng hơn so với thƣơng mại bảo hộ, khiến các doanh nghiệp phải đối
mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh hơn. Điều này thúc đẩy họ phải không ngừng
đổi mới, nâng cao năng suất và hiệu quả để tồn tại và mở rộng thị phần. Hội
nhập cũng làm giảm tính chất độc quyền của các thị trƣờng đóng cửa do có sự
tham gia của nhiều doanh nghiệp hơn đến từ các thị trƣờng bên ngoài. Thông
qua cạnh tranh, các nguồn lực sẽ đƣợc phân bổ và sử dụng hiệu quả hơn.
Tác động thay đổi chính sách và cải cách: Bên cạnh các chính sách thuế
quan, các hiệp định hội nhập song phƣơng và đa phƣơng còn bao hàm nội
dung về các vấn đề khác nhƣ: các cam kết liên quan đến quản trị công, thủ tục

và quy trình hải quan, đối xử quốc gia với nhà đầu tƣ của nƣớc đối tác, chính

13


sách cạnh tranh, bao gồm cả cải cách doanh nghiệp nhà nƣớc, và những vẫn
đề khác.
Tự do hóa thương mại và hiệp định tự do hóa thương mại, tự do hóa
thƣơng mại là quá trình loại bỏ các rào cản thƣơng mại, giảm dần sự can thiệp
của nhà nƣớc liên quan đến các vấn đề thuế quan. FTA về cơ bản là hiệp định
trong đó các quốc gia tham gia ký kết thoả thuận dành cho nhau những ƣu đãi,
đó là các hàng rào thƣơng mại kể cả thuế quan và phi thuế quan đều đƣợc loại
bỏ, song các quốc gia thành viên vẫn đƣợc tự do quyết định những chính sách
thƣơng mại độc lập của mình đối với các quốc gia không phải là thành viên
của hiệp định.
FTA có thể là song phƣơng hoặc đa phƣơng nhƣng dù là song phƣơng
hay đa phƣơng, FTA thƣờng đem lại lợi ích rất lớn cho các quốc gia thành
viên trong việc thúc đẩy thƣơng mại, tận dụng những lợi thế so sánh của nhau.
Không những thế, do có phạm vi hợp tác rộng, FTA còn xúc tiến tự do hoá
đầu tƣ, hợp tác chuyển giao công nghệ, hiệu suất hoá thủ tục hải quan và
nhiều dịch vụ khác.
FTA ngày càng trở nên phỏ biến bởi những lợi ích kinh tế mà nó mang
lại, nhất là trong bối cảnh bế tắc của vòng đàm phán do WTO chủ trƣơng,
khiến các nƣớc đã phải chuyển hƣớng sang hợp tác song phƣơng và liên kết
khu vực nhằm tìm kiếm giải pháp cho phát triển thƣơng mại hàng hoá và dịch
vụ. Điều này lại tiếp tục dẫn tới việc những quốc gia không tham gia FTA
hoặc tham gia chậm sẽ bị gạt khỏi cuộc chơi, nên dƣờng nhƣ FTA trở thành
một xu hƣớng chung. Ngoài ra, tham gia FTA còn tạo cho các quốc gia một
sự yên tâm hơn khi có những bất ổn trong kinh tế, thƣơng mại toàn cầu, cũng
nhƣ đem lại lợi ích chính trị cho các quốc gia tham gia qua việc nâng cao vị

thế của họ trong đàm phán.
1.2.2 Cơ sở mở rộng quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Nam Phi

14


1.2.2.1 Cơ sở lý luận
Đã có rất nhiều nghiên cứu lý luận về tính tất yếu của việc mở rộng quan
hệ thƣơng mại. Nổi bật trong số các công trình đó là: lý thuyết trọng thƣơng,
lý thuyết lợi thế so sánh, lý thuyết lợi nhuận cận biên.
Theo lý thuyết của trường phái trọng thương, một quốc gia muốn gia
tăng khối lƣợng tiền tệ thì con đƣờng chủ yếu là phải phát triển ngoại thƣơng
và trong hoạt động ngoại thƣơng thì phải thực hiện chính sách xuất siêu. Để
làm đƣợc nhƣ vậy, thì vai trò của Nhà nƣớc trong việc điều khiển kinh tế là
hết sức cần thiết. Học thuyết này chỉ rõ, việc buôn bán với nƣớc ngoài không
phải xuất phát từ lợi ích chung của 2 phía mà chỉ có lợi ích của quốc gia
mình. Họ cho rằng mậu dịch quốc tế là 1 trò chơi có tổng bằng 0 (VAPEC,
1994, trang 38-39).
Dựa trên quan niệm về bàn tay vô hình, lý thuyết lợi thế so sánh tuyệt đối
của Adam Smith khẳng định vai trò của cá nhân và hệ thống kinh tế tƣ doanh.
Vì vậy, chính phủ không cần can thiệp vào các hoạt động mậu dịch quốc tế.
Lý thuyết này lấy căn cứ cơ sở mậu dịch giữa 2 quốc gia chính là lợi thế tuyệt
đối. Lợi thế tuyệt đối ở đây là chi phí sản xuất thấp hơn (nhƣng chỉ có chi phí
lao động mà thôi). Chẳng hạn, quốc gia I có lợi thế tuyệt đối về 1 sản phẩm A
nào đó và không có lợi thế tuyệt đối về sản phẩm B. Trong khi đó quốc gia II
có lợi thế tuyệt đối về sản phẩm B và không có lợi thế về sản phẩm A. Khi đó,
cả hai quốc gia đều có lợi nếu quốc gia I chuyên môn hóa sản xuất sản phẩm
A, quốc gia II chuyên môn hóa sản xuất sản phẩm B và trao đổi cho nhau.
Nếu Adam Smith đề cập lợi thế so sánh tuyệt đối, thì David Ricardo lại
đƣa ra lý thuyết so sánh tƣơng đối. Paul Krugman (1996, trang 35-36) đã luận

giải về lý thuyết này nhƣ sau: “Ngay cả 1 quốc gia không có lợi thế tuyệt đối
để sản xuất cả hai sản phẩm vẫn có lợi khi giao thƣơng với 1 quốc gia khác
đƣợc coi là có lợi thế tuyệt đối để sản xuất cả hai sản phẩm. Quốc gia nên

15


chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng có hiệu quả sản xuất
cao hơn (lợi thế so sánh) và nhập khẩu những mặt hàng có hiệu quả sản xuất
thấp hơn (không có lợi thế so sánh).”

Có hai mô hình của lý thuyết này: mô hình hai quốc gia, hai sản phẩm và
mô hình nhiều quốc gia, nhiều sản phẩm. Do sự hạn chế trong tìm kiếm số
liệu đối với mô hình hai quốc gia, hai sản phẩm, nên luận văn sẽ sử dụng công
thức của mô hình nhiều sản phẩm để sử dụng.
1.2.2.2 Cơ sở thực tiễn
Thứ nhất, lợi thế so sánh của mỗi quốc gia
Tiềm năng và lợi thế hợp tác kinh tế của hai quốc gia chủ yếu đƣợc dựa
trên lợi thế so sánh của mỗi nƣớc. Lợi thế so sánh biểu hiện (RCA), cho thấy
nếu RCA của 1 nƣớc lớn hơn 1, hàng hóa xuất khẩu của nƣớc đó đƣợc coi là
có lợi thế so sánh so với thế giới. Lợi thế so sánh đƣợc dựa vào các nguồn lực
đầu vào nhƣ lao động, tài nguyên và vốn. Tuy nhiên, lý thuyết thƣơng mại

16


quốc tế cho thấy một nƣớc không thể cạnh tranh mãi trên thị trƣờng thế giới
dựa vào nguồn lao động rẻ, tài nguyên phong phú, mà phải từng bƣớc đi lên
các bậc thang chuỗi giá trị, sản xuất hàng hóa ngày càng có chất lƣợng cao
hơn, đó là lợi thế cạnh tranh.

Bảng 1.1: Lợi thế so sánh biểu hiện (RCA) của Việt Nam và Nam Phi
năm 2014 phân theo nhóm hàng hóa
Nhóm hàng hóa

Nam Phi

Việt Nam

Thiết bị điện tử

38.07329

5.04472441

Giày dép

5.693813

15.3011087

Nông phẩm cà phê chè

2.258217

13.3611206

Hoa quả

13.59467


9.33890146

Hàng may mặc, phụ kiện

0.66561

1.24722565

Máy móc

3.183287

0.73354378

0.205191

3.72380038

Sợi nhân tạo

2.797091

0.9056621

Kim loại

2.087589

0.20852582


Các sản phẩm mũ và phụ kiện

0.100786

1.15681761

Da sống, da bì, da thuộc, lông
thú

Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu từ UN Comtrade 2016
Xét về lợi thế so sánh, theo số liệu của Ngân hàng thế giới (WB), có thể
khẳng định RCA của Việt Nam và Nam Phi có sự khác biệt nhất định. Thế
mạnh của Việt Nam (RCA >1) trong một số ngành hàng (giày dép, nông
phẩm, da thuộc, mũ) đều là những mặt hàng mà Nam Phi không có thế mạnh
(RCA <1). Ngƣợc lại, những mặt hàng mà Nam Phi có RCA > 1 (thiết bị điện
tử, máy móc, kim loại) thì với Việt Nam lại là những mặt hàng có RCA < 1.
Đối với các nhóm hàng hóa mà cả hai quốc gia đều có chỉ số RCA>1 nhƣ sản
phẩm hoa quả, giày dép, thiết bị điện tử, lợi thế so sánh của Nam Phi cao hơn

17


×