Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học theo phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ kinh nghiệm của một số nước và bài học cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------------------------

NGUYỄN THÙY LINH

XUẤT KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THEO PHƢƠNG
THỨC TIÊU DÙNG NGOÀI LÃNH THỔ: KINH NGHIỆM CỦA
MỘT SỐ NƢỚCVÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------------------------

NGUYỄN THÙY LINH

XUẤT KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THEO PHƢƠNG
THỨC TIÊU DÙNG NGOÀI LÃNH THỔ: KINH NGHIỆM CỦA
MỘT SỐ NƢỚC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 01 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐỖ HƢƠNG LAN



XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận
được sự chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của quý thầy cô giáo đã giảng dạy,
truyền đạt kiến thức chuyên ngành trong chương trình Cao học Kinh tế quốc tế khóa
24 (2015-2017) của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trên cơ sở
lý luận và kiến thức được học, giúp tôi vận dụng và triển khai thực hiện và hoàn
thành luận văn này.
Tôi cũng xin cảm ơn PGS. TS Đỗ Hương Lan đã tận tình hướng dẫn, truyền
đạt kinh nghiệm cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin tri ân sự khích lên, ủng hộ nhiệt tình của gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp trong thời gian thực hiện luận văn.
Do thời gian nghiên cứu có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều nên
luận văn không thể không có những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến
góp ý của quý thầy cô để tác giả tiếp tục hoàn thiện công tác nghiên cứu trong thời
gian tới.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Nguyễn Thùy Linh



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của PGS. TS Đỗ Hương Lan. Các nội dung nghiên cứu, kết
quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước
đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh
giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu
tham khảo.
Ngoài ra, trongluận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu
của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thùy Linh


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................i
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ iii
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................iv
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2
4. Những đóng góp mới của luậnvăn .......................................................................... 3
5. Bố cục đề tài ............................................................................................................ 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT
KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ............................................................... 4
1.1. Tổng quan nghiên cứu .......................................................................................... 4
1.1.1. Nghiên cứu về dịch vụ giáo dục đại học ....................................................... 4
1.1.2. Nghiên cứu chính sách thu hút dịch vụ giáo dục đại học .............................. 7

1.2. Cơ sở lý luận chung về dịch vụ, dịch vụ giáo dục và xuất khẩu dịch vụ giáo dục
đại học ......................................................................................................................... 8
1.2.1. Tổng quan về dịch vụ .................................................................................... 8
1.2.2. Tổng quan về dịch vụ giáo dục đại học ....................................................... 11
1.3. Tổng quan về xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học ............................................. 15
1.3.1. Khái niệm xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học ........................................... 15
1.3.2. Nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học ......... 17
1.3.3. Vai trò xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học ................................................. 20


1.3.4. Tiêu chí đánh giá xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học theo phương thức tiêu
dùng ngoài lãnh thổ ............................................................................................... 24
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 25
2.1. Cách tiếp cận ...................................................................................................... 25
2.2. Các phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 25
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ................................................................. 25
2.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp ................................................................ 26
2.2.3. Phương pháp thống kê ................................................................................. 27
2.2.4. Phương pháp kế thừa ................................................................................... 28
2.2.5. Phương pháp so sánh ................................................................................... 29
CHƢƠNG 3: KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI
HỌC THEO PHƢƠNG THỨC TIÊU DÙNG NGOÀI LÃNH THỔ................. 30
3.1. Xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học theo phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ
tại Hoa Kỳ ................................................................................................................. 30
3.1.1. Khái quát hệ thống giáo dục đại học Hoa Kỳ ............................................. 30
3.1.2. Thực trạng xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học theo phương thức tiêu dùng
ngoài lãnh thổ ........................................................................................................ 33
3.1.3. Đánh giá nhân tố tạo nên thành công .......................................................... 36
3.1.4. Yếu tố hạn chế ............................................................................................. 39
3.2. Xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học theo phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ

tại Singapore .............................................................................................................. 40
3.2.1. Khái quát hệ thống giáo dục đại học Singapore .......................................... 40
3.2.2. Thực trạng xuất khẩu dịch vụ giáo dục theo phương thức tiêu dùng ngoài
lãnh thổ .................................................................................................................. 43


3.2.3. Đánh giá nhân tố tạo nên thành công .......................................................... 46
3.2.4. Yếu tố hạn chế ............................................................................................. 49
3.3. Xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học theo phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ
tại Úc ......................................................................................................................... 50
3.3.1. Khái quát hệ thống giáo dục đại học Úc ..................................................... 50
3.3.2. Thực trạng xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học theo phương thức tiêu dùng
ngoài lãnh thổ ........................................................................................................ 53
3.3.3. Đánh giá nhân tố tạo nên thành công .......................................................... 55
3.3.4. Yếu tố hạn chế ............................................................................................. 58
3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho ViệtNam .......................................................... 59
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP VẬN DỤNG KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU DỊCH
VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THEO PHƢƠNG THỨC TIÊU DÙNG NGOÀI
LÃNH THỔ VÀO THỰC TIỄN VIỆT NAM ...................................................... 60
4.1. Khái quát nền giáo dục đại học Việt Nam ......................................................... 60
4.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học Việt Nam theo
phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ ...................................................................... 65
4.2.1. Kết quả hoạt động xuất khẩu dịch vụ giáo dục Việt Nam theo phương thức
tiêu dùng ngoài lãnh thổ ........................................................................................ 65
4.2.2. Đánh giá các nhân tố tác động tới hoạt động xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại
học Việt Nam theo phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ ................................... 68
4.3. Định hướng phát triển xuất khẩu dịch vụ giáo dục theo phương thức tiêu dùng
ngoài lãnh thổ ............................................................................................................ 74
4.4. Giải pháp phát triển xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học tại Việt Nam theo
phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ ...................................................................... 76

4.4.1. Xác định tư duy kinh tế trong giáo dục ....................................................... 76


4.4.2. Đổi mới hệ thống quản lý giáo dục ............................................................. 77
4.4.3 Đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục ........................................................... 79
4.4.4. Phổ cập tiếng Anh, phát triển các chương trình học tiếng Anh chuẩn quốc
tế và phổ cập tin học .............................................................................................. 83
4.4.5. Phát huy thế mạnh văn hóa trong các ngành đào tạo .................................. 84
4.4.6. Xây dựng chính sách hỗ trợ, học bổng du học tại Việt Nam và chương trình
quảng bá giới thiệu giáo dục Việt Nam ................................................................. 85
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 91


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

AEI

Cơ quan giáo dục quốc tế Úc
(Australian Education International)

2


APEC

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
(Asia-Pacific Economic Cooperation)

3

AQF

Hệ thống văn bằng Australia
(Australian Qualifications Framework)

4

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian
Nations)

5

CHAE

Hội đồng kiểm định Giáo dục Đại học (Hoa Kỳ)
(Council for Higher Education Accreditation)

6

CNTT


Công nghệ thông tin

7

CPC

Bảng phân loại các sản phẩm trung tâm (Central Product
Classification)

8

EDB

Cục phát triển kinh tế Singapore
(Economic Development Board)

9

GATS

Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (General Agreement on
Trade in Services)

10

GDĐH

Giáo dục Đại học

11


Bộ GDĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo

12

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội
( Gross Domestic Product)

13

GNP

Tổng sản phẩm quốc dân
(Gross National Product)

14

HNQT

Hội nhập quốc tế

15

IELTS

Hệ thống kiểm tra tiếng Anh quốc tế

(International English Language Testing System)

16

MOE

Bộ Giáo dục Singapore
(Ministry of Education)

i


TT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

17

NTU

Đại học Kỹ thuật Nanyang (Singapore)
(Nanyang Technology University)

18

NUS

Đại học Quốc gia Singapore

(National University of Singapore)

19

QLGD

Quản lý giáo dục

20

SMU

Đại học Quản lý Singapore
(Singapore Management University)

21

TTP

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
(Trans-Pacific Partnership Agreement

22

UD

Bộ Giáo dục Hoa Kỳ
(U.S. Department of Education)

23


WTO

Tổ chức Thương mại thế giới
(World Trade Organisation)

24

UNESCO Tổ chức Liên hiệp quốc về Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
(United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization)

25

TLLM

Dạy ít học nhiều (Singapore)
(Teach Less Learn More)

26

I&E

Cách tân và Dám nghĩ dám làm (Singapore)
(Innovation and Enterprise)

27

NBI

Chỉ số thương hiệu quốc gia

(National Brand Index)

28

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
(Organisation for Economic Co-operation and Development)

29

VCCI

30

VEF

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
( Vietnam Chamber of Commerce and Industry)
Tổ chức giáo dục Việt Nam
(Vietnam Education Foundation)

ii


DANH MỤC BẢNG
TT

Bảng


Nội dung

1

Bảng 1.1

2

Bảng 1.2

3

Bảng 3.1

4

Bảng 3.2

5

Bảng 3.3 Xếp hạng đại học tốt nhất thế giới của Hoa Kỳ, năm 2016

6

Bảng 3.4

7

Bảng 3.5 Bảng xếp hạng hai trường đại học NUS, NTU


8

Bảng 3.6

9

Bảng 3.7 Xếp hạng trường đại học Australia giai đoạn 2012 – 2016

10

Bảng 4.1

Nhận diện hoạt động xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học
theo 4 phương thức cung cấp dịch vụ của GATS/WTO
Xếp hạng chỉ số Thương hiệu quốc gia (NBI) 2014 –
2016
Số lượng sinh viên quốc tế cao đẳng, đại học tại Hoa Kỳ
giai đoạn 2008/09 – 2015/16
10 nước đứng đầu về nhập khẩu các dịch vụ giáo dục
Hoa Kỳ theo phương thức 2 năm học 2015/16
Tỷ lệ sinh viên quốc tế trong 3 trường đại học tại
Singapore năm học 2014/15 và 2015/16
Tỷ trọng sinh viên quốc tế tại Úc phân theo quốc tịch
năm 2016
Số lượng sinh viên cao đẳng, đại học giai đoạn 2011/122015/16

iii

Trang
16

22
33
34
35
44
46
54
55
64


DANH MỤC HÌNH
TT

Hình

Nội dung

1

Hình 1.1

Lục giác Thương hiệu quốc gia

21

2

Hình 3.1


Sơ đồ hệ thống giáo dục Hoa Kỳ

31

3

Hình 3.2

Tỷ trọng các ngành học tại Mỹ năm học 2015/16

35

4

Hình 3.3

Sơ đồ hệ thống giáo dục Singapore

41

5

Hình 3.4

Số sinh viên quốc tế tại Singapore 2004 – 2016

43

6


Hình 3.5

7

Hình 3.6

8

Hình 3.7

9

Hình 3.8

Cơ cấu hệ thống văn bằng Australia

56

10

Hình 4.1

Sơ đồ hệ thống giáo dục Việt Nam

61

11

Hình 4.2


12

Hình 4.3

13

Hình 4.4

14

Hình 4.5

15

Hình 4.6

16

Hình 4.7

Thu nhập từ giáo dục của 2 đại học Singapore năm tài
khóa 2012/13 – 2015/16
Sơ đồ hệ thống giáo dục Australia
Số lượng sinh viên quốc tế nhập học tại Australia, giai
đoạn 2005 – 2016

Số trường CĐ, ĐH trên cả nước giai đoạn 2011/122015/16
Cơ cấu giảng viên đại học, cao đẳng Việt Nam phân theo
trình độ chuyên môn, năm học 2015/2016
Số lượng sinh viên quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 20122016

Tỷ lệ sinh viên quốc tế phân theo khu vực theo học tại Việt
Nam
Lượng khách quốc tế đến Việt Nam, giai đoạn 2012 –
2016
Chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục và đào tạo Việt
Nam

iv

Trang

45
51
54

62
65
66
67
69
70


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xu thế “toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập quốc tế” đang ngày càng phát triển
mạnh mẽ, hoạt động kinh doanh quốc tế cũng trở nên đa dạng, phong phú và có ý
nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu. Mỗi quốc
gia đều tìm cách thâm nhập vào thị trường nước ngoài nhằm tận dụng lợi thế so
sánh để mở rộng hoạt động kinh doanh và phát triển kinh tế...

Nhiều năm qua, hoạt động kinh doanh quốc tế đã được nhiều quốc gia quan
tâm nghiên cứu và thực hiện trên nhiều lĩnh vực như y tế, văn hóa giáo dục, kinh
tế,… Đặc biệt, có nhiều quốc gia đã sử dụng dịch vụ xuất khẩu giáo dục đại học để
tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế. Xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học đã đóng
góp một phần không nhỏ vào thu nhập hàng năm của các quốc gia như: Mỹ, Úc,
Canada, Anh, Singapore,... Bởi vậy, các nước phát triển trên đã không ngừng đưa ra
chính sách đầu tư vào giáo dục, đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ giáo dục sang những
quốc gia đang và kém phát triển – nơi có nhu cầu cao về các dịch vụ giáo dục chất
lượng. Hơn thế nữa, giáo dục và đào tạo chất lượng cao giúp xây dựng lực lượng
lao động có tri thức bắt kịp tiến bộ khoa học của nhân loại đồng thời nghiên cứu tìm
tòi những cải tiến mới nên các nước nhập khẩu cũng nhận được nhiều lợi ích từ các
dịch vụ giáo dục của nước ngoài.
Việt Nam sau khi tham gia vào hội nhập quốc tế (tham gia WTO, APEC,
TTP…) đã mang lại nhiều cơ hội cũng như kéo theo cả thách thức xuất hiện. Điều
này, đòi hỏi Việt Nam cần có một nền dịch vụ giáo dục đào tạo phát triển và chất
lượng, đặc biệt phải chú trọng đến giáo dục đại học. Để từ đó xây dựng tầng lớp
công nhân, tri thức có chất lượng, bản lĩnh, chủ động hội nhập với khu vực nói riêng
và trên toàn thế giới nói chung. Đồng thời, để khẳng định vị thế và nâng cao chất
lượng của giáo dục đại học trên thị trường quốc tế thì yêu cầu đặt ra của nước ta là
phải xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học (GDĐH).
Để nhìn nhận một cách đa chiều và toàn diện vấn đề xuất khẩu dịch vụ giáo
dục đại học, từ đó đưa ra những chính sách, chiến lược cần thiết giúp nâng cao vị

1


thế nền giáo dục đại học, Việt Nam rất cần tìm hiểu thực tế của các nước đi trước và
học tập kinh nghiệm thành công của các quốc gia đó.
Vì những lí do trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Xuất khẩu dịch vụ
giáo dục đại học theo phƣơng thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ: Kinh nghiệm của

một số nƣớc và bài học cho Việt Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hoá các vấn đề lý thuyết về xuất khẩu dịch vụ giáo dục
đại học theo phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ, phân tích, nghiên cứu kinh
nghiệm của một số quốc gia (Hoa Kỳ, Singapore và Australia) trong việc đẩy mạnh
xuất khẩu dịch vụ GDĐH theo phương thức này.
Từ kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, luận văn đánh giá và xác định
rõ lợi thế so sánh của Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu dịch vụ GDĐH theo
phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ. Từ đó, đề tài đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục của Việt Nam; đồng thời tăng khả năng cạnh tranh
của Việt Nam trong xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học theo phương thức tiêu dùng
ngoài lãnh thổ.
Để đạt được mục đích đặt ra, đề tài hướng tới giải quyết 3 vấn đề chính sau:
- Xác định cơ sở lý luận làm rõ khái niệm liên quan đến đối tượng nghiên
cứu của đề tài – hoạt động xuất khẩu dịch vụ GDĐH.
- Tìm hiểu kinh nghiệm thành công trong xuất khẩu dịch vụ GDĐH của một
số nước.
- Đề xuất giải pháp phát triển xuất khẩu dịch vụ GDĐH tại Việt Nam theo
phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: kinh nghiệm xuất khẩu dịch vụ giáo dục của một số
nước trên thế giới theo phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ.
Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động xuất khẩu dịch
vụ GDĐH theo phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ của các nước trong giai đoạn
năm 2012-2016.

2


Phạm vi nghiên cứu về không gian: Đề tài nghiên cứu về hoạt động xuất

khẩu dịch vụ GDĐH theo phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ của các nước: Mỹ,
Singapore, Australia và Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Đề tài chỉ nghiên cứu vấn đề xuất khẩu
dịch vụ giáo dục đại học theo phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ.
4. Những đóng góp mới của luậnvăn
- Luận văn hệ thống và làm rõ những vấn đề lý luận về xuất khẩu giáo dục
dại học trong quá trình hội nhập quốc tế.
- Trên cơ sở lý thuyết, luận văn phân tích, đánh giá thực trạng nghiên cứu
kinh nghiệm xuất khẩu GDĐH của một số nước trên thế giới, đưa ra các giải pháp
phù hợp hoàn thiện chính sách để phát triển xuất khẩu GDĐH ở Việt Nam.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 5
chương:
Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về xuất khẩu dịch vụ giáo
dục đại học
Chƣơng 2: Phương pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Kinh nghiệm xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học theo phương
thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ
Chƣơng 4: Giải pháp vận dụng kinh nghiệm xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại
học của quốc tế vào thực tiễn Việt Nam

3


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT
KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
1.1. Tổng quan nghiên cứu
Hội nhập quốc tế đang diễn ra ở các quốc gia trên thế giới với quy mô, hình
thức và tốc độ khác nhau. Mỗi quốc gia đều đẩy mạnh nâng cao khả năng cạnh
tranh trong thị trường quốc tế với nhiều lĩnh vực khác nhau. Và xuất khẩu dịch vụ

giáo dục đại học hiện nay đang là lĩnh vực được nhiều quốc gia quan tâm nhằm
nâng cao vị thế, chất lượng giáo dục của mỗi quốc gia. Vấn đề này đã được các nhà
khoa học trong nước, trên thế giới nghiên cứu và đưa ra nhiều nhận định khác nhau.
1.1.1. Nghiên cứu về dịch vụ giáo dục đại học
Theo hệ thống phân loại Công nghiệp của Bắc Mĩ (North American
Industrial Classification System (NAICS, 2002), thì lĩnh vực dịch vụ giáo dục gồm
toàn bộ các cơ sở dịch vụ được thiết lập trong lĩnh vực giáo dục, bao gồm cả các
dịch vụ công, có lợi nhuận và không lợi nhuận từ dịch vụ giáo dục mầm non đến đại
học, các lĩnh vực đào tạo kinh doanh, công nghệ, khoa học kỹ thuật, các dịch vụ dạy
học…
Tim Mazzarol, Geoffrey Normal Soutar (2001), quan niệm giáo dục như là
một loại hình dịch vụ thị trường. Theo đó, mặc dù dịch vụ giáo dục vẫn được coi là
một loại hình dịch vụ trong thị trường, nhưng nó khác ở chỗ những dịch vụ khác ở
chỗ dịch vụ giáo dục liên quan đến con người. Ông chỉ ra 5 tính chất của dịch vụ
giáo dục như sau:
- Dịch vụ giáo dục quan hệ với con người, đặc biệt là trí tuệ của họ hơn là
với các công cụ;
- Mối quan hệ với khách hàng, nhất là với học sinh mang tính chính thống,
lâu dài;
- Một số dịch vụ đòi hỏi có sự chuyên môn hóa cao và quen thuộc;
- Nhu cầu dịch vụ có thể ở qui mô lớn hoặc nhỏ tùy thuộc loại hình;
- Phương pháp cung cấp dịch vụ phụ thuộc vào các đối tượng khách hàng: có
thể dịch vụ đến với khách hàng hoặc khách hàng đến với dịch vụ.

4


Philip Altbach (2006), tại Diễn đàn quốc tế “Gia nhập WTO và đổi mới
GDĐH Việt Nam”, ông đã nhận định: GATS tác động đến những vấn đề của
GDĐH như: tự chủ, tự quyết định, chính sách quốc gia… Tuy nhiên, GATS cũng có

những mặt trái như: Các thị trường mở, thúc đẩy sự tự do và bình đẳng. Nếu biên
giới giáo dục hoàn toàn được mở, những người cung cấp giáo dục mạnh nhất và
giàu nhất sẽ thâm nhập mà không bị giới hạn. Các nước kém phát triển với các
trường đại học không đủ sức cạnh tranh sẽ rất khó phát triển. Điều đó có nghĩa là
các trường đại học đang phát triển sẽ khó cạnh tranh với những nhà cung cấp
GDĐH lâu đời với nền giáo dục chất lượng, có vị thế trên thế giới. Từ những
nghiên cứu, ông đã chỉ ra những nét cơ bản trong việc hoạch định chính sách phát
triển GDĐH trong thời kỳ HNQT và cam kết của GATS.
Vũ Ngọc Hải (2008),nghiên cứu dịch vụ GDĐH xuyên biên giới và những
tác động đến GDĐH Việt Nam, ông cho rằng: hiện nay GDĐH ở các quốc gia
không thể đóng khung trong phạm vi nước mình; mà thực tế GDĐH đang là lĩnh
vực có phát triển mạnh trong hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá. Các nước
phát triển với lợi thế kinh tế tăng trưởng mạnh đã tạo dựng nhiều trường đại học
tiên tiến, hiện đại với chất lượng tốt, phương pháp dạy linh hoạt và đặc biệt là luôn
gắn với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Yếu tố này đã gây sự hấp dẫn lớn và
thu hút được sinh viên nhiều quốc gia trên thế giới theo học. Mặt khác, hiện nay hầu
hết các quốc gia trên thế giới cũng đang hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân,
trong đó có GDĐH để có thể liên thông không những chỉ trong bản thân hệ thống
mà còn liên thông được với hệ thống giáo dục trong khu vực và nhiều nền giáo dục
tiên tiến trên thế giới.
Phạm Đỗ Nhật Tiến (2006),với nghiên cứu “phát triển GDĐH Việt Nam
trong bối cảnh nước ta gia nhập WTO”, đã nghiên cứu GDĐH Việt Nam sau WTO
với việc tích cực thực hiện các cam kết về GATS trong lĩnh vực giáo dục. Nghiên
cứu của ông cũng chỉ ra rằng nền GDĐH nước ta phải thay đổi để thích ứng với các
điều kiện mới; yêu cầu thay đổi đã trở thành vấn đề toàn cầu. Ngoài ra, nghiên cứu
của ông cũng đã đưa ra kịch bản về sự phát triển GDĐH Việt Nam sau WTO là dựa

5



trên giả thiết là bao giờ, như thế nào và với điều kiện gì Việt Nam sẽ mở cửa giáo
dục theo các cam kết về GATS.
Bành Tiến Long (2006), cũng đã đưa ra thực trạng quản lý nhà nước về
GDĐH thể hiện rất cụ thể trong Báo cáo tại diễn đàn quốc tế “Gia nhập WTO và
đổi mới GDĐH Việt Nam”: Hiện nay, Việt Nam có chiến lược, cơ chế, chính sách
phát triển GDĐH không rõ ràng, chưa bám sát thực tế giáo dục nước ta; bên cạnh
đó, còn có nhiều chính sách đã lạc hậu không đáp ứng kịp với sự phát triển KTXH,
sự phát triển của nền giáo dục của các nước trên thế giới; tư duy quản lý Nhà nước
về GDĐH còn mang nặng quán tính của cơ chế bao cấp, mệnh lệnh... chưa phù hợp
với sự đổi mới của cơ chế kinh tế và HNQT; công tác thống kê, cung cấp thông tin
giáo dục thiếu chính xác, không công khai; công tác thanh tra, kiểm tra còn mang
nặng hình thức; hệ thống kiểm định và đánh giá chất lượng GDĐH vẫn chưa đánh
giá được chất lượng của các trường đại học nước ta.
Trần Khánh Đức(2010), trong giáo trình “GDĐH Việt Nam và thế giới”, ông
đã hệ thống lược sử các giai đoạn phát triển của GDĐH trên thế giới; chỉ ra được
những đặc trưng và xu hướng phát triển cơ bản của nền GDĐH hiện đại. Ông đã
nghiên cứu và phân tích sự khác biệt về cơ cấu hệ thống và đặc điểm về loại hình, tổ
chức nhà trường đại học trong hệ thống GDĐH một số nước và Việt nam. Từ đó, đề
ra những mục tiêu và giải pháp về chiến lược đổi mới GDĐH Việt Nam trong giai
đoạn HNQT.
Đỗ Hương Lan (2009),nghiên cứu khoa học về “Xuất khẩu GDĐH theo
phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ, kinh nghiệm một số nước và bài học cho
Việt Nam”, đã phân tích tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu dịch vụ GDĐH;
phân tích điểm mạnh, điểm yếu của xuất khẩu dịch vụ GDĐH của một số nước lớn
trên thế giới (Mỹ, Anh, Nga, Pháp, Nhật Bản, Úc, Trung Quốc...). Từ đó, xây dựng
những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình phát triển xuất khẩu
GDĐH.
Lê Phước Minh (2010), nghiên cứu về xuất nhập khẩu GDĐH: Quan điểm,
xu thế và giải pháp cho GDĐH Việt Nam, đã phân tích và đánh giá chất lượng giáo


6


dục của Việt Nam hiện nay còn thiếu khả năng cạnh tranh. Bởi vậy, dịch vụ giáo
dục đại học Việt Nam chỉ có thể phục vụ và đáp ứng, thậm chí chỉ ở mức độ thỏa
mãn thấp, cho nhu cầu người học trong nước, khó có thể xuất khẩu tại chỗ hoặc
xuất khẩu ra nước ngoài được. Ông cho rằng Việt Nam cần có chính sách đầu tư
vào giáo dục để nâng cao tính cạnh tranh và tạo điều kiện tăng khả năng tiếp cận
GDĐH quốc tế. Mở rộng thị trường phát triển giáo dục dựa trên các phương thức
mở chi nhánh, xây dựng liên kết với các trường đại học tại nước khác.
1.1.2. Nghiên cứu chính sách thu hút dịch vụ giáo dục đại học
Tiêu biểu trong nghiên cứu về chính sách xuất nhập khẩu dịch vụ GDĐH là
Hiệp ước Bologna. Hiệp ước này được Bộ trưởng giáo dục của 29 nước Châu Âu ký
vào năm 1999 và mở rộng cho các nước tham gia khi có nhu cầu. Đến nay, đã có 47
nước là thành viên của Hiệp ước. Các quốc gia tham gia Hiệp ước theo đuổi mục
đích thành lập một khu vực GDĐH Châu Âu với các chuẩn mực về bằng cấp và bảo
đảm chất lượng có tính so sánh và tương thích hơn trong toàn Châu Âu đến năm
2010.
Ở Việt Nam, có công trình nghiên cứu của tác giả Đặng Bá Lãm và Phạm
Thành Nghị (1999) về “Chính sách và kế hoạch trong QLGD”. Nội dung trong cuốn
sách là trình bày các khái niệm cơ bản của chính sách, chiến lược, kế hoạch và mối
liên quan giữa các phạm trù này. Cuốn sách mô tả những lý luận của chính sách bao
gồm sự phức tạp và đa dạng. Các vấn đề về quy trình xây dựng chính sách, lập kế
hoạch triển khai chính sách cũng được đề cập đến trong cuốn sách.
Lê Phước Minh (2010), trong cuốn chuyên khảo “Chính sách quản lý xuất
nhập khẩu GDĐH kinh nghiệm quốc tế và sự lựa chọn của Việt Nam”, tác giả đã
chỉ ra bối cảnh GDĐH trong và ngoài nước trong giai đoạn hiện nay, nghiên cứu
làm rõ các khái niệm, quan điểm, đường lối và sự khác biệt về các chính sách quản
lý xuất nhập khẩu GDĐH. Tuy nhiên, tác giả cũng chưa phân tích, đánh giá được
một số tác động của các chính sách hiện hành của Đảng và Nhà nước Việt Nam về

hoạt động xuất nhập khẩu dịch vụ GDĐH hiện nay.
Hoàng Văn Châu và cộng sự (2011), cuốn sách “Xuất nhập khẩu dịch vụ

7


GDĐH của Việt Nam” đã đề cập về dịch vụ GDĐH cũng chỉ ra kinh nghiệm của
một số quốc gia phát triển xuất nhập khẩu giáo dục; phân tích các hoạt động xuất
nhập khẩu như quy mô, hệ thống các trường đại học và đội ngũ giáo viên, nguồn
vốn và các phương thức xuất nhập khẩu dịch vụ GDĐH; định hướng và giải pháp
phát triển GDĐH Việt Nam đến năm 2020.
Ngoài ra, có một số công trình nghiên cứu về GDĐH Việt Nam trong bối
cảnh HNQT của Trần Khánh Đức (2014), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực;
Phạm Phụ (2005), về khuôn mặt mới của GDĐH Việt Nam;Phạm Thị Minh Hạnh
(2010), Quản lý GDĐH dưới góc nhìn so sánh và một số kinh nghiệm đối với Việt
Nam; ĐặngỨngVận(2007),nghiên cứuPháttriểnGDĐHtrongnềnKTTT và Kỷ yếu hội thảo
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý GDĐH....Các tác giả đã phần nào mô tả bức
tranh về phát triển dịch vụ GDĐH trong nền kinh tế toàn cầu hóa HNQT, đồng thời
cũng chỉ ra thuận lợi, khó khăn đối với GDĐH Việt Nam khi gia nhập WTO.
Nhìn chung, trong quá trình nghiên cứu đã cho thấy nếu giáo dục nói chung
và đặc biệt là GDĐH biết tận dụng các thế mạnh của quá trình hội nhập sẽ nhanh
chóng đạt thành công trên mọi lĩnh vực. Nhưng cũng có điểm cần lưu ý: Quá trình
hội nhập sẽ tạo nhiều cơ hội, nhưng cũng đặt ra không ít những thách thức đối với
mỗi quốc gia đặc biệt là các quốc gia đang phát triển.
Vì vậy, các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng phải có
chính sách hữu hiệu về xuất nhập khẩu giáo dục đại học nhằm tận dụng quá trình
toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế để không rơi vào bẫy của các quốc gia lớn, các
quốc gia phát triển. Vậy nên, việc nghiên cứu hoàn thiện nghiên cứu xuất khẩu dịch
vụ GDĐH của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế để tạo vị thế về chất lượng
giáo dục của Việt Nam trên thị trường quốc tế, là hết sức cần thiết.

1.2. Cơ sở lý luận chung về dịch vụ, dịch vụ giáo dục và xuất khẩu dịch
vụ giáo dục đại học
1.2.1. Tổng quan về dịch vụ
1.2.1.1. Khái niệm về dịch vụ
Song song với sự phát triển của kinh tế - xã hội, các hoạt động cung cấp dịch

8


vụ cũng chiếm một vị trí ngày càng quan trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia
trên thế giới. Do tính chất của dịch vụ là các hoạt động diễn ra đa dạng, phòng phú
và phức tạp nên hiện nay định nghĩa về dịch vụ vẫn chưa được thống nhất, có một
số khái niệm đã được đưa ra như sau:
C. Mác cho rằng: "Dịch vụ là con đẻ của nền kinh tế sản xuất hàng hóa, khi
mà kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đòi hỏi một sự lưu thông thông suốt, trôi chảy,
liên

tục

để

thoả

mãn

nhu

cần

ngày


càng

cao

đó

của

conngườithìdịchvụngàycàngpháttriển".Nhưvậy,vớiquanniệmtrên, C. Mác chỉ ra
nguồn gốc ra đời và sự phát triển đa dạng, phức tạp của dịch vụ, kinh tế hàng hóa
càng phát triển thì dịch vụ càng phát triển mạnh.
Theo Philip Kotler: “Dịch vụ là mọi hành động và kết quả mà một bên có thể
cung cấp cho bên kia và chủ yếu là vô hình và không dẫn đến quyền sở hữu cái gì
đó. Sản phẩm của nó có thể có hay không gắn liền với sản phẩm vật chất.”.
Dịch vụ là sản phẩm của lao động, song khác với quá trình sản xuất hàng
hóa, quá trình sản xuất, cung cấp dịch vụ không thể tiến hành được nếu không có sự
tiếp xúc giữa người cung cấp với người tiêu dùng dịch vụ.
Dịch vụ được sử dụng để chỉ những thứ tương tự như hàng hoá nhưng là phi
vật chất. Có những thứ thiên về sản phẩm hữu hình, có những thứ thiên hẳn về dịch
vụ và rất nhiều sản phẩm do lao động của con người tạo ra nằm trong khoảng giữa
sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Như vậy, dịch vụ là các sản phẩm do lao động của
con người tạo ra, đáp ứng nhu cầu khác biệt và ngàycàngtănglêncủaconngười.
Tóm lại có nhiều góc nhìn khác nhau về dịch vụ, nhưng trong phạm vi của
nghiên cứu, luận văn sử dụng khái niệm của tác giả Hoàng Văn Châu (2011): “Dịch
vụ là sản phẩm của lao động, không tồn tại dưới hình thái vật thể, được tiêu dùng
đồng thời với quá trình cung cấp, nhằm thỏa mãn nhu cầu của sản xuất, của tiêu
dùng và sức khỏe của con người”
Nhà cung cấp dịch vụ thường áp dụng chiến lược 7P’s để Marketing cho sản phẩm
dịch vụ, cụ thể là:

Product: dịch vụ mang đến cho khách hàng làgì?

9


Price: giá cảnhư thế nào?
Place:hệthốngphânphối,điểmbándịchvụnhưthếnào?
Promotion:sửdụngcáccôngcụtiếpthịnhưthếnào?
People:conngườitrongquátrìnhcungứngdịchvụnhưthếnào?
Physical evidence: những dẫn chứng xác thực làgì?
Process:quytrìnhnhưthếnào?
1.2.1.2. Đặc điểm của dịch vụ
- Tính chất vô hình (Intangibility): Khác với các hàng hóa thông thường, dịch
vụ không tồn tại dưới dạngvậtthểnênkhôngthểnhìnthấy,cầmnắm, cân đo… mà dịch
vụ chỉ có thể cảm nhận hoặc trải nghiệm.Dovậy,ngườitiêu dùng muốn biết được
chất lượng của dịch vụ thì phải dựa vào lợi ích, sự thỏa mãn của bản thân hoặc
khách hàng phải dựa theo dấu hiệu chứng tỏ chất lượng dịch vụ như thương hiệu,
giá cả, đánh giá của người khác… để tạm thời tin tưởng và chấp nhận mua loại hình
dịch vụ đó.
- Tính đồng thời (Simultaneity) hay là tính không thể tách rời (Inseparability):
tức là việc sản xuất và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời. Khác với hàng hóa thông
thường, sản phẩm phải trải qua nhiều quá trình: phân phối, bảo quản, lưu kho…, việc
tiêu dùng dịch vụ phải gắn liền với nhà cung ứng dịch vụ (hoạt động xảy ra đồng thời),
chứ nhà cung cấp không thể sản xuất ra dịch vụ có sẵn để phân phối, tiêu thụ. Nói
cách khác, một dịch vụ được tiêu dùng khi dịch vụ đó đang được tạo ra và dịch vụ bị
ngưng lại khi quá trình cung ứng ngừng lại.
- Tính không đồng nhất và tính khó xác định chất lượng (Inconsistency): do chất
lượng dịch vụ được đánh giá sau khi sử dụng và bằng mức độ thỏa mãn của người tiêu
dùng đối với sản phẩm dịch vụ, nên chất lượng dịch vụ là sựu đánh giá dựa vào sự chủ
quan của mỗi cá nhân người tiêu dùng chứ không có tiêu chuẩn cụ thể nào. Ngoài ra, chất

lượng của các dịch vụ khó xác định bởi các dịch vụ phụ thuộc vào
ngườicungcấp.Chấtlượngkhôngđồngnhất,tùythuộcvàohoàncảnhtạora

dịchvụnhư

ngườicungứng,thờigian,địađiểmcungứng dịch vụ.
- Tính không lưu trữ được (Inventory): dịch vụ không thể lưu trữ được, tức là

10


sản phẩm dịch vụ không thể sản xuất sẵn rồi lưu vào kho chờ tiêu thụ. Dịch vụ
không thể tách rời nguồn gốc, trong khi hàng hóa vật chất tồn tại không phụ thuộc vào
sự vắng mặt hay có mặt của nó. Đặc tính này chỉ mang tínhtương đối do một số sản
phẩm dịch vụ có thể mang hình thái vật chất như đối với dịch vụ thiết kế, bản vẽ là hữu
hình





thể

lưu

trữ

được.

Chỉ




kỹ

năng

cung

ứng

dịchvụlàcònlưulạivàkhôngmấtđisau khi đã cung ứng dịch vụ và các kinh nghiệm đó sẽ
giúp nhà cung cấp dịch vụ nâng cao trình độ chuyên môn và tăng khả năng cung ứng
dịch vụ của bản thân.
- Tính không chuyển quyền sở hữu (Ownership): hàng hóa thông thường, sau
khi mua hàng, khách hàng chính là chủ sở hữu sản phẩm đó nhưng trong thương
mại dịch vụ, người tiêu dùng chỉ mua quyền sử dụng, quyền được hưởng các lợi ích
của dịch vụ chứ không mua được quyền sở hữu dịch vụ.
1.2.2. Tổng quan về dịch vụ giáo dục đại học
1.2.2.1. Khái niệm dịch vụ giáo dục và giáo dục đại học
Theo tác giả Hoàng Văn Châu (2011): Giáo dục có thể được hiểu như sau:
“Giáo dục là quá trình, cách thức được tổ chức một cách có ý thức, hướng tới mục
đích khơi gợi, làm bộc lộ ra những khả năng tiềm ẩn của người được giáo dục theo
hướng tích cực. Giáo dục bao gồm việc dạy và học, là nền tảng cho việc truyền thụ,
phổ biến kiến thức từ thế hệ này đến thế hệ khác, góp phần đáp ứng các nhu cầu tồn
tại và phát triển của con người trong xã hội đương đại”. Trong thực tế, giáo dục
ngày càng chứng tỏ là một loại dịch vụ đặc biệt – vừa có tính phi thị trường, vừa có
tính thị trường. Sản phẩm của giáo dục là kiến thức và kỹ năng. Trong quá khứ,
giáo dục là một hàng hóa công cộng mà Nhà nước phải cố gắng đảm bảo cho toàn
bộ công dân. Vì vậy, giáo dục ngày trước do Nhà nước cung cấp và quản lý trực

tiếp thông qua Bộ GDĐT, các cơ quan chuyên ngành; không nhằm mục đích lợi
nhuận; học phí được hỗ trợ thậm chí là miễn phí, đáp ứng nhu cầu học tập của mọi
công dân nhưng chất lượng và số lượng dịch vụ cũng hoàn toàn do Nhà nước chịu
trách nhiệm. Tuy nhiên, khi yếu tố thương mại càng ngày càng phát triển, nhiều
nước trên thế giới đã chứng minh giáo dục là lĩnh vực kinh doanh tiềm năng, đem

11


lại nguồn lợi khổng lồ. Hơn thế nữa, nếu Chính phủ không để giáo dục tư nhân phát
triển, với nguồn kinh phí hạn chế, giáo dục công sẽ chịu nhiều áp lực, thậm chí
những công dân có điều kiện sẽ tìm tới các dịch vụ giáo dục chất lượng cao trên thế
giới. Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường, giáo dục chính là một dịch vụ cần được
phát triển và thương mại hóa.
Cụ thể hơn, dịch vụ GDĐH là một phân ngành dịch vụ nằm trong ngành dịch
vụ giáo dục. Theo UNESCO (1998): “GDĐH là mọi loại hình giáo dục (học thuật,
chuyên môn, kỹ thuật, nghệ thuật, sư phạm, đào tạo từ xa,…) được cung cấp bởi các
trường đại học, viện nghiên cứu công nghệ, các trường đào tạo giáo viên,… dành
cho các sinh viên đã hoàn thành chương trình giáo dục trung học và có mục tiêu học
tập là đạt được giấy xác nhận, qua một cấp học, đạt được giấy chứng nhận, hoặc văn
bằng, bằng tốt nghiệp giáo dục đại học.” Tại một số quốc gia phát triển, dịch vụ
giáo dục đại học được hiểu là: “Dịch vụ GDĐH là toàn bộ dịch vụ giáo dục và đào
tạo nghề, GDĐH và giáo dục sau đại học, không bắt buộc đối với người tiêu dùng
nhằm thỏa mãn nhu cầu học tập và nhận các loại bằng cấp, chứng nhận, văn bằng
xác nhận. Cơ sở giáo dục gồm trường đại học, trường cao đẳng cộng đồng, các học
viện,… cung cấp các dịch vụ GDĐH.”
Tại Việt Nam, dịch vụ GDĐH được định nghĩa như sau: “GDĐH là một dịch
vụ giáo dục bậc cao, được tiêu dùng sau khi đã hoàn thành các bậc học thấp hơn
như giáo dục tiểu học, giáo dục trung học. Đối tượng cung cấp dịch vụ GDĐH
chính là các cơ sở GDĐH” (Hoàng Văn Châu, 2011).

1.2.2.2. Đặc điểm dịch vụ giáo dục và dịch vụ giáo dục đại học
Dịch vụ GDĐH là một bộ phận của dịch vụ giáo dục nói chung, do vậy đặc
điểm cơ bản của ngành dịch vụ giáo dục sau đây:
- Tính không đồng nhất: dịch vụ GDĐH cũng như các ngành dịch vụ khác,
nólàhànghóavôhình,khôngxácđịnhđượcbằngcácđơn vị định lượng, mà nó được ghi
thông qua chất lượng cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, chất lượng của dịch vụ GDĐH
lại khó có thể xác định một cách rõ ràng. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như:
cơ sở và trang thiết bị hạ tầng, khả năng sư phạm của giảng viên, cách thiết kế

12


chương trình giảng dạy, tâm lýngườihọcvàmôitrườnggiảngdạy….
- Vừa có tính thương mại vừa có tính phi thương mại: Dưới góc nhìn kinh tế,
dịch vụ GDĐH được xem như một ngành dịch vụ, nhưng không thể phủ nhận giáo
dục còn có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển của xã hội. Bởi, giáo dục mang lại tri
thức, kỹ năng, trình độ chuyên môn…cho từng cá nhân trong xã hội để đáp ứng đòi
hỏi của các ngành nghề, thị trường lao động và xã hội. Từ trước tới nay, khu vực
công vẫn luôn cung cấp dịch vụ GDĐH như là một chính sách xã hội quan trọng và
tiến tới phổ cập giáo dục ở các cấp học cơ bản như tiểu học, trung học cơ sở và tiến
tới là trung học phổ thông. Tuy nhiên, càng ở cấp học càng cao, khu vực công càng
nới lỏng vai trò, trách nhiệm của mình trong việc cung cấp dịch vụ, đẩy mạnh
thương mại trong giáo dục. Và hiện nay, Bộ GDĐT đang từng bước thực hiện chính
sách đẩy mạnh công tác tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong phát triển GDĐH.
- Khả năng tích lũy: Giáo dục là dịch vụ truyền thụ kiến thứctừ người dạy đến
người học, những người học có thể lưu giữ, tích lũy kiến thức, để nâng cao khả năng
lao động hiệu quả cao hơn so vớitrường hợp chưa đào tạo. Như vậy, giáo dục là
phương tiện nâng cao năng suất của người lao động trong tương lai. Tri thức thông
qua


quá

trình

tích

lũy,

cho

phép

con

người

phát

triển

thêmkhảnăngcánhânchođếnngàycóthểsửdụngđểtạoracácsảnphẩmvà dịch vụ cao cấp
hơn.
- Ngoại ứng tích cực trong giáo dục: dịch vụ giáo dục không chỉ đem lại lợi
ích cho cá nhân người sử dụng dịch vụ mà còn cho cả những người xung quanh và
cho xã hội. Sự thiếu giáo dục ở bất kỳ cá nhân nào cũng ảnh hưởng không tốt và có
thể gây tổn thất cho xã hội. Ngược lại, khi trình độ học vấn, hiểu biết của cá nhân
được nâng cao, xã hội mà trước hết là bạn bè, gia đình và những người xung quanh
sẽ

được


hưởng

lợi

những

lợi

ích

tích

cực

như

trao

đổithôngtin,họchỏikinhnghiệm,nângcaonăngsuấtlaođộngxãhội….
Ngoài những đặc điểm trên của dịch vụ giáo dục nói chung, dịch vụ GDĐH
có những đặc điểm riêng sauđây:
- Tínhchuyênmônhóacao:Thôngthườngởcáccấphọccơbảnnhưtiểu học, trung

13


×