Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Thực trạng kiến thức về phòng chống hivaids của cán bộ y tế xã tại một số trạm y tế xã thuộc 3 huyện Kim Bảng, Duy Tiên và Bình Lục tỉnh Hà Nam 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 82 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với tính mạng, sức
khoẻ con người và tương lai nòi giống của các quốc gia, các dân tộc trên toàn cầu,
tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự và an toàn xã hội, đe dọa
sự phát triển bền vững của đất nước. Trên thế giới, khoảng 35,3 triệu người đang
sống chung với HIV/AIDS vào cuối năm 2012 [1]. Theo UNAIDS, trung bình mỗi
ngày thế giới có thêm khoảng 7.000 người nhiễm HIV [2]. Ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm
HIV toàn quốc theo số báo cáo là 248 người trên 100.000 dân. Tính đến hết
30/11/2013, số trường hợp nhiễm HIV là 216.254 trường hợp và dự báo số con số
này sẽ tăng lên đến 263.317 người, chiếm tỷ lệ 0,29% dân số vào năm 2015 [3], [4].
Ở Việt Nam, địa bàn phân bố dịch cũng ngày càng được mở rộng, tính đến
30/11/2013, toàn quốc đã phát hiện người nhiễm HIV tại 78% xã/phường, gần 98%
quận/huyện và 63/63 tỉnh/thành phố, có thêm 3 huyện và 47 số xã/phường phát hiện
mới có người nhiễm HIV [3]. Bên cạnh đó, thiếu hụt nhân lực cho công tác phòng,
chống HIV/AIDS, đặc biệt là nhân lực có chuyên môn về HIV/AIDS lại đặt ra một
thách thức lớn cho công tác phòng, chống HIV/AIDS với các chỉ tiêu cán bộ hiện
tại tuyến tỉnh chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu cán bộ có trình độ đại học, tuyến
huyện hiện chỉ có 20% số huyện có cán bộ chuyên trách cho công tác phòng, chống
HIV/AIDS. Năm 2009, tại các địa phương trên toàn quốc, trong đó chỉ có 23,7%
cán bộ có trình độ đại học hoặc trên đại học, 56% cán bộ có trình độ cao đẳng và
trung cấp, 20,2% là có trình độ phổ thông [4]. Điều này đòi hỏi các công tác dự
phòng dịch HIV cần phải được quan tâm hơn nhiều so với các lĩnh vực khác.
Cùng với đó, trước tình hình nguồn lực quốc tế hỗ trợ cho công tác phòng,
chống HIV/AIDS đang giảm mạnh, giai đoạn 2013-2020 là 9.952 tỷ đồng, mới chỉ
đáp đáp ứng được 37% tổng nhu cầu kinh phí cho các hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS, đòi hỏi cần phải thực hiện tốt công tác phòng, chống HIV/AIDS tại
tuyến xã, phường vì đây là tuyến cuối cùng triển khai tất cả các hoạt động phòng,
chống HIV/AIDS đến từng cộng đồng, từng hộ gia đình và từng người dân như



2

thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi, các hoạt động can thiệp giảm
tác hại, hoạt động chăm sóc, hỗ trợ và điều trị người nhiễm HIV tại nhà cả cộng
đồng [5], [6].
Theo điều tra tỷ lệ hiện nhiễm HIV, hành vi nguy cơ và các hoạt động can
thiệp giảm hại phòng lây nhiễm HIV trong các nhóm nguy cơ cao tại 10 tỉnh ở Việt
Nam năm 2012 của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, cho thấy tỷ lệ nhận được bao
cao su rất thấp ở hầu hết các tỉnh, có tỉnh hầu như chưa có hoạt động can thiệp này
là Hà Nam 2,6%. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở nhóm phụ nữ bán dâm là tương đối cao
như Hà Nam (10%), cao hơn cả Sơn La (7,1%) [7]. Hơn nữa, ngay từ năm 2008,
theo thống kê của Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Hà Nam, tỉnh có đến
82% xã, phường và thị trấn có người có HIV. Từ 929 trường hợp có HIV năm 2008,
đến ngày 30/10/2013, toàn tỉnh đã có 1.478 người nhiễm HIV, trong đó có 935 bệnh
nhân AIDS và 558 người đã tử vong do AIDS. Trước tình hình nguồn lực quốc tế
hỗ trợ cho công tác, phòng chống HIV/AIDS giảm mạnh, tình hình diễn biến
nghiêm trọng của HIV/AIDS trên địa bàn và nhu cầu đòi hỏi cần phải thực hiện tốt
công tác phòng, chống HIV/AIDS tuyến xã phường, liệu chăng CBYT xã tại các
TYT có đáp ứng được những đòi hỏi đó? Để nâng cao hiệu quả phòng, chống
HIV/AIDS, một nhiệm vụ quan trọng là tăng cường công tác nâng cao kiến thức của
cán bộ y tế xã. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng kiến thức về
phòng chống HIV/AIDS của cán bộ y tế xã tại một số trạm y tế xã thuộc 3
huyện Kim Bảng, Duy Tiên và Bình Lục tỉnh Hà Nam năm 2014” với mục tiêu
cụ thể như sau:
1) Mô tả kiến thức về phòng chống HIV/AIDS của cán bộ y tế xã tại một số
trạm y tế xã thuộc 3 huyện Kim Bảng, Duy Tiên và Bình Lục tỉnh Hà Nam
năm 2014.
2) Mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS của
cán bộ y tế xã tại một số trạm y tế xã thuộc 3 huyện Kim Bảng, Duy Tiên và

Bình Lục tỉnh Hà Nam năm 2014.


3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Kiến thức chung về HIV/AIDS
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm HIV
HIV (Human Immunodeficiency Virus) là virus suy giảm miễn dịch ở
người, có khả năng gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), một tình
trạng làm hệ miễn dịch của con người bị suy giảm cấp tiến, tạo điều kiện cho
những nhiễm trùng cơ hội và ung thư phát triển mạnh làm đe dọa đến mạng sống
của người bị nhiễm [9].
1.1.1.2. Khái niệm AIDS
AIDS là viết tắt của Tiếng Anh (Acquered Immuno Deficiency Syndrome) có
nghĩa là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Viết tắt theo tiếng Pháp là SIDA
(Syndrome de Immuno Deficience Acquise), dùng để chỉ giai đoạn cuối của quá
trình nhiễm HIV/AIDS, ở giai đoạn này hệ thống miễn dịch của cơ thể đã suy yếu
nên người nhiễm HIV dễ dàng mắc bệnh như ung thư, viêm phổi, lao, viêm da, lở
loét toàn thân hay suy kiệt v.v… Những bệnh này nặng dần dẫn đến cái chết [10].
1.1.2. Một số kiến thức cơ bản liên quan đến HIV/AIDS.
1.1.2.1. Các đường lây truyền chính HIV/AIDS
Các đường lây truyền chính là:


Lây truyền qua đường tình dục: đây là phương thức lây truyền HIV quan trọng

và phổ biến nhất trên thế giới. Sự lây truyền xảy ra qua quan hệ tình dục khác giới
giữa nam và nữ: giao hợp âm đạo-dương vật từ nam sang nữ và từ nữ sang nam, qua

quan hệ tình dục đồng giới nam theo đường giao hợp dương vật-hậu môn hay tình
dục lưỡng giới. Những vết xước nhỏ không thể nhìn thấy bằng mắt thường trên bề
mặt niêm mạc âm đạo, hậu môn hay dương vật sẽ là đường vào của virus trong lúc


4

giao hợp và từ đó vào máu. Phương thức tình dục miệng – sinh dục có thể lây
truyền HIV, hôn sâu và mạnh có thể lây truyền HIV nếu ở miệng có vết loét.
 Lây truyền qua đường máu và chế phẩm máu: HIV có thể lây truyền qua máu
hay các sản phẩm của máu có nhiễm HIV. Nguy cơ lây truyền HIV qua đường máu
có tỉ lệ rất cao trên 90%.
 Lây truyền mẹ con: Theo một chuyên khảo tỉ lệ lây truyền mẹ - con trong lúc
mang thai 5-10%, vào lúc đẻ 10-20% và khi cho con bú 5-20%. Nồng độ vi rút
trong huyết tương mẹ, những tai biến, biến chứng lúc đẻ là những yếu tố chính của
nguy cơ lây truyền mẹ - con.

Hình 1.1: Khả năng lây truyền HIV từ mẹ sang con theo từng giai đoạn.
(Nguồn: Cục Phòng Chống HIV/AIDS Bộ Y tế), Hướng dẫn thực hiện dự phòng
lây truyền HIV từ mẹ sang con, 2011)
 Lây truyền trong chăm sóc y tế: Còn được gọi là tai nạn phơi nhiễm và mới đây
được sử dụng là thuật ngữ nhiễm trùng bệnh viện. Phơi nhiễm với máu trong môi
trường nghề nghiệp xảy ra với y tá là 0,03%, với hộ lí và bác sĩ là 0,02%. Tai nạn
chủ yếu là do mũi tiêm và các dụng cụ sắc nhọn [11].
1.1.2.2. Quá trình diễn biến tự nhiên của nhiễm HIV
Diễn biến tự nhiên của nhiễm HIV gồm 3 giai đoạn:
 Giai đoạn 1: sơ nhiễm, còn gọi là pha cấp tính. Bệnh nhân có các biểu hiện lâm
sang giống như một hội chứng tăng bạch cầu đơn nhân. CD4 có thể giảm nhẹ nhưng
không dưới mức 500 tế bào, tải lượng virus giảm mạnh.



5

 Giai đoạn 2: không triệu chứng còn gọi là pha mạn tính. Giai đoạn này kéo dài
trong nhiều năm tiếp sau giai đoạn sơ nhiễm còn gọi là giai đoạn nhiễm trùng tiềm
tàng của một nhiễm trùng mãn tính. HIV tiếp tục tồn tại và nhân lên với nhịp điệu
thay đổi tùy mỗi cá thể nên tải lượng virus lúc tăng lúc giảm nhưng không bao giờ
dưới ngưỡng phát hiện và bệnh nhân vẫn có thể lây truyền cho người khác. Tế bào
TCD4 ở mức trên 500 tế bào/mm3 trong nhiều năm nhưng luôn có xu hướng giảm.
 Giai đoạn 3: có triệu chứng còn gọi là pha kết thúc của nhiễm HIV. Trong giai
đoạn này bệnh nhân bắt đầu có biểu hiện lâm sàng nặng nhẹ tùy thuộc cá thể. Có
thể có những biểu hiện của suy giảm miễn dịch ngày càng tăng dần với số lượng tế
bào TCD4 giảm dần từ mức dưới 200 đến 0 tế bào/mm3 và tải lượng virus tăng trở
lại. Về sau, nhất là khi số lượng tế bào TCD4 giảm tới mức 200, bệnh nhân bị mắc
một số bệnh trong 26 bệnh định nghĩa AIDS của CDC thì sẽ tiến tới tử vong sau
vài tháng đến vài năm [10].
1.1.3. Phòng chống lây truyền HIV
1.1.3.1. Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con:
Chiến lược can thiệp dự phòng lây truyền từ mẹ sang con của chương trình
phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) và Tổ chức Y tế thế giới
(WHO) hướng dẫn các quốc gia thực hiện chương trình Phòng lây truyền HIV từ
mẹ sang con gồm 4 thành tố [12]:


6

Hình 1.2: Bốn thành tố trong dự phòng lây truyền mẹ con
(Nguồn: Cục Phòng Chống HIV/AIDS Bộ Y tế, Hướng dẫn thực hiện dự phòng
lây truyền HIV từ mẹ sang con, 2011)
1.1.3.2. Dự phòng sau phơi nhiễm nghề nghiệp với HIV

 Khái niệm: Phơi nhiễm HIV là thuật ngữ được Bộ Y tế dùng để chỉ sự tiếp xúc
niêm mạc hay da không nguyên vẹn với máu, các mô hay các dịch cơ thể khác
có nguy cơ lây nhiễm HIV [13]
 Quy trình xử trí sau phơi nhiễm: Bao gồm các bước sau:
1. Xử lý vết thương tại chỗ
2. Báo cáo người phụ trách và làm biên bản (chú ý ghi đầy đủ các thông tin yêu
cầu trong Hồ sơ phơi nhiễm)
3. Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm theo mức độ tổn thương và diện tích tiếp xúc.
4. Xác định tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm.
5. Xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm.


7

6. Tư vấn cho người bị phơi nhiễm.
7. Điều trị dự phòng bằng thuốc ARV.


Trong đó, xử lý vết thương tại chỗ bao gồm các bước:

-

Tổn thương da chảy máu:
+ Xối ngay vết thương dưới vòi nước.
+ Để vết thương tự chảy máu trong một thời gian ngắn, không nặn bóp vết
thương.
+ Rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch,

-


Phơi nhiễm qua niêm mạc mắt: Rửa mắt bằng nước cất hoặc nước muối NaCl
0,9% liên tục trong 5 phút.

-

Phơi nhiễm qua miệng, mũi:
+ Rửa, nhỏ mũi bằng nước cất hoặc dung dịch NaCl 0,9 %.
+ Xúc miệng bằng dung dịch NaCl 0,9 % nhiều lần [14].

1.1.3.3. Chăm sóc người nhiễm HIV tại nhà và cộng đồng
Chăm sóc tại nhà và cộng đồng là một cách tiếp cận để thực hiện việc chăm
sóc và hỗ trợ cho người nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS ở ngay
tại nhà và tại cộng đồng của họ một cách toàn diện, nhằm giúp họ sống khỏe mạnh
và tích cực hơn, góp phần vào thành công trong điều trị. Các dịch vụ chăm sóc được
cung cấp bao gồm cả chăm sóc về thể chất, tư vấn và hỗ trợ tâm lí, tinh thần, hỗ trợ
về tuân thủ điều trị, kết nối và chuyển tới các dịch vụ có liên quan bao gồm cả dịch
vụ y tế và hỗ trợ xã hội; tư vấn sống khỏe mạnh, sống tích cực và phòng chống lây
nhiễm HIV [15].
1.1.3.4. Can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS
Can thiệp giảm tác hại là một cách tiếp cận nhấn mạnh vào các lợi ích y tế
công cộng và quyền được tiếp cận các dịch vụ dự phòng HIV của các nhóm nguy cơ
cao và có ý nghĩa bổ sung cho các tiếp cận khác như việc sử dụng các biện pháp
hành chính, việc ngăn chặn cung hoặc cầu [16].
Can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV là một trong 04 nhiệm
vụ trong tâm của Chiến lược quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và


8

tầm nhìn 2030. Các biện pháp can thiệp giảm tác hại theo luật định bao gồm: (1)

cung cấp và hướng dẫn sử dụng bao cao su, (2) cung cấp và hướng dẫn sử dụng
bơm kim tiêm sạch, (3) điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay
thế [6].

1.2. Thực trạng phòng chống HIV/AIDS hiện nay
1.2.1. Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam
1.2.1.1. Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới
Theo UNAIDS công bố về thực trạng nhiễm HIV/AIDS trên thoàn thế giới,
vào cuối năm 2013, đã có 35 triệu [33.200.000-37.200.000] người sống chung với
HIV. Con số này đang tăng lên bởi vì nhiều người sống dài hơn do điều trị kháng
virus. Bên cạnh số lượng nhiễm HIV mới là 2,1 triệu [1,9 triệu-2.4 triệu] trong năm
2013 đã giảm song vẫn còn rất cao, ước tính 0,8% [0,7-0,8%] người lớn trong độ
tuổi 15-49 trên toàn thế giới đang sống chung với HIV. Có 3,2 triệu [2.900.0003.500.000] trẻ em dưới 15 tuổi sống chung với HIV và 4 triệu [3.600.0004.600.000] những người trẻ tuổi 15-24 năm tuổi sống với HIV, 29% trong số đó
được thanh thiếu niên từ 15-19 tuổi [17].

Hình 1.3: Số người nhiễm HIV và số người chết vì AIDS trên toàn thế giới, 2001-2012
(Nguồn: GLOBAL REPORT UNAIDS report on the global AIDS epidemic 2013)


9

Tại châu Á, ước tính có khoảng 4,9 triệu người đang bị nhiễm HIV trong năm
2009, dịch bệnh tương đối ổn định và tập trung chủ yếu ở nhóm nguy cơ cao.
Ngược lại, số lượng những người nhiễm HIV ở Đông Âu và Trung Á đã tăng gấp ba
lần kể từ năm 2000 [3], [10].
Như một kết quả của các dịch vụ phòng chống HIV mở rộng, số trẻ em nhiễm
mới HIV trong năm 2012 là 260.000 ở các nước thu nhập thấp và thu nhập trung
bình, thấp hơn so với năm 2009 35%. Từ năm 2001 đến 2012, đã có một sự suy
giảm 52% nhiễm HIV mới ở trẻ em. Việc mở rộng tiếp cận các dịch vụ dự phòng
lây truyền HIV từ mẹ sang con đã ngăn chặn hơn 670.000 trẻ em nhiễm HIV từ năm

2009 đến năm 2012. Để đạt được mục tiêu toàn cầu giảm ít nhất 90% số lượng mới
nhiễm trùng ở trẻ em năm 2015, các chương trình dự phòng cần phải tăng tốc [18].
Mặc dù kết quả đã giảm và ta đã có những chiến lược mới để đối phó với
HIV/AIDS, song HIV/AIDS đã để lại những hậu quả, mất mát to lớn. Theo báo cáo
của Liên hợp quốc, tính đến cuối năm 2007 ở châu Phi có ít nhất 12 triệu trẻ em mất
cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ do AIDS, chiếm khoảng 80% tổng số trẻ mồ côi do
AIDS của thế giới. Cuối năm 2009, dịch HIV/AIDS vẫn bỏ lại phía sau 16,6 triệu
trẻ em mồ côi AIDS và ước tính năm 2010, châu Phi có 53 triệu trẻ em bị mồ côi
trong đó 30% là do AIDS [10].
1.2.1.2. Tình hình nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam
Tại Việt Nam, ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại thành phố Hồ Chí
Minh vào tháng 12 năm 1990. Tính đến tháng 5/2014 cả nước có 219.163 người
nhiễm HIV còn sống và đã có 69.449 người tử vong do HIV/AIDS, tỷ suất nhiễm
HIV trên toàn quốc là 248/100.000 dân [19]. Tính đến ngày 30/11/2013, 100%
tỉnh/thành phố, 78% xã/phường, gần 98% quận/huyện và 63/63 tỉnh/thành phố phát
hiện người nhiễm HIV [3].


10

Hình 1.4: Phân bố người nhiễm HIV trong những năm 1993-2013
(Nguồn: Báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS 6 tháng đầu năm 2012 và
trọng tâm kế hoạch 6 tháng cuối năm 2013 (2014), Hà Nội)
Phân bố người nhiễm HIV trong năm 93-97 của thế kỉ trước là dưới 5000
người, từ 1998 số người nhiễm tăng nhanh và đạt đỉnh cao nhất vào năm 2007 là
30.846 người nhiễm HIV, rồi giảm dần trong những năm gần đây. Tương tự với
phân bố số người nhiễm HIV/AIDS và tử vong do AIDS cũng tăng cao nhất vào
năm 2006-2007, rồi xu hướng giảm dần vào những năm gần đây [19].
Về phân bố người nhiễm HIV theo giới, phân bố người HIV phát hiện trong
năm 2013 ở nam giới chiếm 67,5%, nữ giới chiếm 32,5%, không thay đổi so với

cùng kỳ năm trước. Đánh giá chung về tình hình dịch HIV/AIDS ở Việt Nam vẫn
trong giai đoạn tập trung, chủ yếu vẫn ở nhóm có hành vi nguy cơ cao. Trong năm
2013, tỷ lệ người nhiễm HIV được phát hiện báo cáo là người nghiện chích ma tuý
có tăng nhẹ, chiếm 39,2%, đối tượng tình dục khác giới giảm còn 18% [3]. Đường
lây truyền HIV/AIDS ở Việt Nam chủ yếu lây truyền qua tiêm chích chung ma túy,
hình thái nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS ở mỗi vùng khu vực cũng có sự khác biệt
nhau, trong khi phần lớn các khu vực trong cả nước dịch chủ yếu lây truyền do tiêm
chích chung ma túy, các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sự lây truyền HIV


11

chủ yếu do truyền qua đường tình dục, đặc biệt là các tỉnh khu vực biên giới tỷ lệ
người nhiễm HIV cho biết lây truyền qua đường tình dục cao nhất [4].
Đánh giá chung về tình hình dịch HIV/AIDS cho thấy dịch HIV/AIDS không
tăng nhanh như trước những năm 2005, về cơ bản đã khống chế tình hình dịch
HIV/AIDS ở đa số địa phương và các nhóm dễ bị cảm nhiễm HIV/AIDS, số người
nhiễm HIV/AIDS mới phát hiện đã giảm liên tục 3 năm gần đây, phần lớn người
nhiễm HIV mới phát hiện chủ yếu tập trung trong nhóm nguy cơ cao. Tuy nhiên
dịch HIV/AIDS vẫn còn diễn biến phức tạp, hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong
nhóm dễ bị cảm nhiễm HIV vẫn ở mức độ cho phép khả năng tạo ra mức độ lây
nhiễm HIV cao, tuy số người nhiễm HIV phát hiện được giảm liên tiếp 3 năm gần
đây, nhưng chưa đủ thời gian đảm bảo bền vững.
Trước tình hình đó, Việt Nam đã đặt ra những mục tiêu và giải pháp cho
công cuộc phòng, chống HIV/AIDS [4]:
1. Các giải pháp về chính sách và pháp luật
2. Các giải pháp chuyên môn kỹ thuật
 Công tác dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS
- Tăng cường các biện pháp thông tin, giáo dục, truyền thông phòng, chống
HIV/AIDS trong dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS: Tăng cường công tác thông tin

giáo dục truyền thông nâng cao kiến thức phòng, chống HIV/AIDS trong cộng động
dân cư nói chung, đặc biệt tăng cường hoạt động truyền thông thay đổi hành vi cho
các nhóm người dễ bị cảm nhiễm HIV, những người dễ bị tổn thương và thanh thiếu
niên; Đa dạng hoá và làm phong phú các hình thức truyền thông, như: thành lập các
câu lạc bộ; tổ chức các hội thi, hội diễn, liên hoan văn hoá văn nghệ, biểu diễn các
tiểu phẩm, các tác phẩm văn học nghệ thuật, các ca khúc; xây dựng các chuyên
trang, chuyên mục; tổ chức các cuộc toạ đàm về phòng, chống HIV/AIDS
v.v...trong các cơ quan, đơn vị, cộng đồng, trường học và trên các phương tiện
thông tin đại chúng;…
- Tăng cường chất lượng và mở rộng các dịch vụ can thiệp giảm tác hại dự
phòng lây nhiễm HIV/AIDS cho nhóm người dễ bị cảm nhiễm HIV: Mở rộng độ


12

bao phủ và nâng cao chất lượng chương trình can thiệp giảm thiểu tác hại bao gồm
chương trình trao đổi bơm kim tiêm sạch và chương trình phân phát và tiếp thị xã
hội bao cao su, chương trình điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế,
đặc biệt ưu tiên đối với các địa bàn có nhiều người nghiện chích ma túy, mại dâm
và tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS cao. Tập trung các can thiệp vào nhóm dễ bị cảm nhiễm
HIV/AIDS, nhóm có hành vi nguy cơ cao trong đó chú trọng nhóm nghiện chích ma
túy, phụ nữ bán dâm, nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới, nhóm dân di biến động
và thanh thiếu niên…
- Tăng cường chất lượng và mở rộng dịch vụ chẩn đoán, điều trị các nhiễm
khuẩn lây truyền qua đường tình dục: Tiếp tục tăng cường đầu tư mở rộng và nâng
cao chất lượng dịch vụ chẩn đoán và điều trị các nhiễm trùng lây truyền qua đường
tình dục tại cộng đồng góp phần làm hạn chế lây nhiễm HIV/AIDS qua đường tình
dục…
- Tăng cường chất lượng và mở rộng dịch vụ tư vấn HIV/AIDS và dịch vụ
tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện: Triển khai đa dạng các hình thức dịch vụ tư vấn,

xét nghiệm bảo đảm tính dễ tiếp cận, thân thiện góp phần giúp phát hiện sớm người
nhiễm HIV và giới thiệu người nhiễm HIV tiếp cận sớm với các dịch vụ chăm sóc
và điều trị toàn diện; Mở rộng và triển khai đa dạng các dịch vụ tư vấn HIV/AIDS
như tư vấn qua tổng đài điện thoại, tư vấn thông qua các trang thông tin điện tử trên
mạng internet, tư vấn qua đài truyền thanh và truyền hình, tư vấn HIV/AIDS thông
qua tạp chí, báo, tư vấn thông qua các câu lạc bộ, các nhóm của người nhiễm
HIV/AIDS, các nhóm người dễ bị cảm nhiễm HIV…
- Dự phòng lây nhiễm HIV qua truyền máu, cấy mô, ghép tạng.
- Tăng cường công tác dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS qua các dịch vụ xã
hội và dịch vụ y tế: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho nhân dân về cách dự
phòng lây nhiễm HIV qua dịch vụ y tế và dịch vụ xã hội. Đảm bảo người dân có
quyền yêu cầu được cung cấp các dịch vụ vô trùng, yêu cầu các nhân viên y tế về
tiệt trùng dụng cụ y tế. Cung cấp các trang thiết bị vô trùng, tiệt trùng cho các cơ sở


13

y tế đặc biệt là y tế quận, huyện, xã, phường, thị trấn. Bảo đảm các cơ sở y tế có đầy
đủ các trang thiết bị tối thiểu phục vụ công tác vô trùng trong các dịch vụ y tế…


Công tác chăm sóc toàn diện và giảm tác động của đại dịch HIV/AIDS
- Công tác chăm sóc và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS: Tăng cường

phối hợp giữa hệ thống chăm sóc điều trị trong bệnh viện với công tác chăm sóc,
theo dõi bệnh nhân tại cộng đồng để đảm bảo cung cấp dịch vụ chăm sóc điều trị
toàn diện và liên tục; Xây dựng kế hoạch cung cấp dịch vụ chăm sóc và điều trị phù
hợp với các nhóm người nhiễm HIV khó tiếp cận nhằm tăng tiếp cận sớm với thuốc
ARV, giảm tỷ lệ tử vong, giảm chi phí điều trị và tăng hiệu quả của điều trị bằng
thuốc kháng vi rút trong dự phòng lây nhiễm HIV; Triển khai áp dụng hoặc thí điểm

các mô hình điều trị mới.
- Công tác dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con: Nâng cao chất lượng và
mở rộng các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; Nâng cao năng lực
cho nhân viên y tế ở cơ sở y tế các cấp để thực hiện công tác dự phòng lây truyền
HIV từ mẹ sang con để đảm bảo thực hiện tư vấn và xét nghiệm HIV cho phụ nữ
mang thai…
- Công tác chăm sóc toàn diện và giảm tác động của đại dịch HIV/AIDS.
- Thiết lập hệ thống chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV trên nền tảng của hệ
thống y tế với sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành địa phương. Xác
định gia đình, cộng đồng là yếu tố cơ bản trong chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm
HIV/AIDS.


Giám sát dịch HIV/AIDS, theo dõi và đánh giá chương trình phòng, chống

HIV/AIDS
- Tăng cường hệ thống giám sát, theo dõi và đánh giá quốc gia: Tăng cường
sự chỉ đạo, điều phối và củng cố hệ thống giám sát, theo dõi và đánh giá chương
trình phòng, chống HIV/AIDS ở các cấp.
- Cung cấp các bằng chứng tin cậy cho chương trình phòng, chống
HIV/AIDS thông qua hệ thống giám sát, theo dõi và đánh giá.


14

- Tăng cường sự chia sẻ và sử dụng hiệu quả thông tin chiến lược cho chỉ
đạo, xây dựng chính sách, đầu tư hiệu quả cho chương trình phòng, chống
HIV/AIDS quốc gia.
3. Hợp tác quốc tế: Mở rộng hợp tác quốc tế trong phòng, chống HIV/AIDS;
Tăng cường huy động nguồn lực trong phòng, chống HIV/AIDS; Tăng cường trách

nhiệm của Việt Nam với chương trình phòng, chống HIV/AIDS toàn cầu.
1.2.2. Hệ thống dự phòng HIV/AIDS Việt Nam

Quản lý & điều phối

Báo cáo

Hỗ trợ kỹ thuật

Phân phối & chia sẻ thông tin

Hình 1.5: Hệ thống dự phòng HIV/AIDS Việt Nam


15

Trong sơ đồ, TYT xã chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đối với các báo cáo
định kỳ và các điều tra với mục đích thu thập số liệu ban đầu cho việc hoạt động,
theo dõi, đánh giá hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo quy định.
1.2.3. Tầm quan trọng của xã, phường trong phòng chống HIV/AIDS.
Trước đây, tuyến xã phường chủ yếu chỉ đóng vai trò truyền thông giáo dục
sức khỏe trong phòng, chống HIV, tuy nhiên trước tình hình khó khăn với diễn biến
dịch HIV ngày cáng phức tạp, về nhân lực CBYT và nguồn kinh phí cho các hoạt
động phòng, chống HIV ngày càng hạn hẹp, đòi hỏi nhận thức đúng được tầm quan
trọng của TYT xã, phường trong công tác phòng chống dịch. Trước tình hình đó,
Bộ Y tế ban hành hướng dẫn tổ chức, hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tuyến xã,
phường, Bộ Y tế năm 2012 [6]
1.2.3.1. Vai trò của xã, phường trong công tác phòng, chống HIV/AIDS
 Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã, phường) là cấp chính quyền cơ
sở, nơi tổ chức thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước,

nơi thực hiện mọi mặt quản lý xã hội. Là nơi đầu tiên đề xuất, đề nghị giải
quyết quyền lợi của người dân lên trên nhưng lại là nơi thực hiện kết quả cuối
cùng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Là cầu nối giữa
Nhà nước và nhân dân.
 Xã, phường là cấp hành chính quản lý đến từng gia đình, từng người. Do đó, xã,
phường là nơi có điều kiện thuận lợi nhất tiếp xúc với mỗi đối tượng, mỗi người
dân trong cộng đồng.
 Xã, phường là nơi diễn ra các sinh hoạt của cộng đồng và người dân, do vậy tất
cả các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cũng xảy ra trên địa bàn xã, phường.
 Cán bộ xã, phường thường là người địa phương, có mối quan hệ gia đình, họ
tộc, láng giềng với dân, hiểu rõ phong tục, tập quán, lối sống của dân. Do vậy
các kế hoạch và hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại xã, phường cũng
thường sát thực nhất.


16

 HIV lây nhiễm qua các hành vi nguy cơ như sử dụng chung bơm kim tiêm và
các dụng cụ xuyên chích qua da, quan hệ tình dục không an toàn…Các hành vi
này cũng diễn ra tại gia đình và cộng đồng, mặt khác người nhiễm HIV/AIDS
cũng sinh sống và được chăm sóc hỗ trợ chủ yếu tại gia đình và cộng đồng, do
vậy các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cần phải được triển khai tại xã,
phường mới có hiệu quả.
1.2.3.2. Các thế mạnh của xã phường trong hoạt động phòng chống HIV/AIDS.
Với vị trí và vai trò của mình, các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS sau là
những thế mạnh của tuyến xã, phường:
- Thông tin, giáo dục truyền thông cả trực tiếp và gián tiếp đến người dân để
vận động, thay đổi hành vi và quảng bá các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS cho
nhân dân.
- Phối hợp với các chương trình dự án triển khai các biện pháp can thiệp dự

phòng lây nhiễm HIV.
- Quản lý, chăm sóc, tư vấn và hỗ trợ điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS và
gia đình họ.
- Theo dõi, giám sát tình hình dịch và những nguy cơ làm lây nhiễm HIV tại
địa phương.
- Huy động được mọi lực lượng và nguồn lực tham gia phòng, chống
HIV/AIDS bao gồm cả các thiết chế xã hội tồn tại ở làng, xã và vai trò của nó trong
phòng, chống HIV/AIDS như: Gia đình, dòng họ; các mối quan hệ làng xóm, láng
giềng trong thôn, bản; các phong tục, tập quán tốt đang tồn tại; tận dụng được các
cơ sở vật chất hiện có.
- Thực hiện tốt nhất việc lồng ghép các nội dung phòng, chống HIV/AIDS vào
các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội, các phong trào, các cuộc vận động
quần chúng phòng, chống HIV/AIDS.


17

1.3. Thực trạng kiến thức về phòng chống HIV/AIDS
1.3.1. Trên thế giới
Trên thế giới cho thấy, đã có nhiều nghiên cứu đánh giá thực trạng kiến thức
của CBYT về HIV. Một nghiên cứu về kiến thức và thái độ của dược sĩ bệnh viện
đối với HIV/AIDS và các bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS ở Kedah, Malaysia, 45,3%
hiểu sai rằng HIV/AIDS không thể lây truyền thông qua các hình xăm hoặc xỏ lỗ cơ
thể, 24,0% số người được hỏi không đồng ý với tuyên bố rằng HIV/AIDS có thể lây
truyền bằng cách chia sẻ vật dụng cá nhân như dao cạo râu và thông qua cho con bú
từ mẹ nhiễm HIV. Đánh giá về kiến thức chung của người trả lời cho biết 12,0%
dược sĩ bệnh viện đã không nhận thức được từ viết tắt của AIDS, gần 13,3% tin
rằng HIV không phải là một bệnh truyền nhiễm, và 4,0% được đề cập rằng HIV có
thể chữa khỏi [20].
Một nghiên cứu khác về kiến thức, thái độ, nhận thức tính dễ tổn thương của

các y tá của Trung Quốc và sở thích của họ trong chăm sóc cho các cá nhân có HIV
dương tính, kết quả cho thấy hầu hết các y tá có thể xác định các nguồn lây nhiễm
tiềm ẩn của HIV một cách chính xác, bao gồm cả quan hệ tình dục không được bảo
vệ, dùng chung kim tiêm và truyền máu bị nhiễm bệnh sử dụng. Một phần lớn y tá
(66%) cho thấy rằng sự hiểu biết của họ về thuật ngữ “nhiễm HIV” là giống như đối
với thuật ngữ "AIDS". Ngoài ra, 75 % của các y tá tin rằng một người có thể nhiễm
AIDS bằng cách ăn trong một nhà hàng mà nhân viên nhà hàng có HIV/AIDS,
trong khi 64 % tin rằng HIV có thể lây truyền qua vệ sinh công cộng hoặc bơi lội
trong một hồ bơi với một người đã bị nhiễm (52%). 40% các y tá cảm thấy rằng
bệnh nhân HIV dương tính nên được cách ly [21].
Một nghiên cứu khác như nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành năm
2007 tại 6 thành phố lớn của Trung Quốc (Bắc Kinh, Thượng Hải, Côn Minh, Thâm
Quyến, Vũ Hán, Trịnh Châu) trong nhóm thanh niên, lao động di cư và công nhân
từ 15-49 tuổi: hơn 48% người được phỏng vấn nghĩ rằng họ có thể bị lây nhiễm
HIV từ muỗi cắn, trên 18% cho rằng hắt hơi hoặc ho có thể lây truyền HIV, 34%


18

nghĩ rằng họ có thể bị lây nhiễm HIV bằng cách ăn uống với người bị nhiễm
HIV/AIDS, 35% cho rằng sử dụng chung một nhà vệ sinh, 20% sẽ không chạm vào
một thành viên trong gia đình hoặc người thân nhiễm bị HIV [22].
Một nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành y tá liên quan đến lây
truyền HIV ở Đông Bắc Trung Quốc cho thấy, các y tá đã nghe nói về AIDS, nhưng
7,4% không biết những gì gây ra bệnh AIDS. Hầu hết biết rằng xét nghiệm máu có
thể phát hiện virus HIV (98,9%) và máu là một đường lây truyền HIV (97,1%).
Trong 12 câu hỏi về HIV và AIDS cơ bản, số điểm trung bình là 6,66. Những người
tham gia nói rằng nếu họ được chẩn đoán là nhiễm HIV, 45% trong số họ sẽ gọi
một đường dây nóng thông tin về AIDS, 78% sẽ tìm cách khám sức khỏe toàn diện,
nhưng chỉ có 49% sẽ tránh quan hệ tình dục, và 5% sẽ không nói cho ai biết và sẽ

cô lập bản thân mình [23]. Nghiên cứu “Kiến thức, niềm tin và thái độ về các vấn đề
liên quan đến HIV/AIDS, và các nguồn của kiến thức của các chuyên gia chăm sóc
sức khỏe ở miền Nam Nigeria”, điểm trung bình kiến thức tổng quát của chuyên gia
y tế các vấn đề liên quan đến HIV/AIDS là 13,36%. [24].
Một nghiên cứu về thái độ của y tá đối với bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, các
y tá trả lời nguồn lây nhiễm bao gồm: máu là 98,3%; vết thương là 92,5%; dạ dày là
26,7%; nước bọt là 22,5%; nước tiểu là 23,3% và phân 17,5%, 82 y tá (68,3%) vẫn
băng vết thương của bệnh nhân HIV dương tính, 37 (30,8%) không muốn để băng
vết thương của bệnh nhân nhiễm HIV/ AIDS, và chỉ 1 người (0,8%) không biết có
hay không nên băng vết thương của một bệnh nhân HIV/AIDS [25].
Ngoài các nghiên cứu đánh giá thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành của
CBYT, có nhiều nghiên cứu đánh giá trên đối tượng nghiên cứu khác. Như một
nghiên cứu đánh giá kiến thức và thái độ liên quan đến HIV/AIDS trong sinh viên y
khoa tiền lâm sàng ở Israel năm 2014, cho thấy tỷ lệ học sinh trả lời đúng các câu
hỏi về kiến thức về lây truyền và không lây truyền HIV là tuyến đường thường cao;
hơn 80% học sinh biết câu trả lời đúng cho hầu hết các câu hỏi. Tuy nhiên, chỉ có
36,6% học sinh biết HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con thông qua việc cho con


19

bú. Kiến thức về các tuyến đường không truyền qua nước bọt và muỗi đốt thấp hơn
so với dự kiến tương ứng là 75,2% và 72,8%. Hơn 40% học sinh không biết rằng
HIV có thể được ngăn chặn sau khi quan hệ tình dục không được bảo vệ hoặc sau
khi chích từ một kim bị nhiễm bệnh. Hơn 50% học sinh không biết rằng dự phòng
lây truyền HIV từ mẹ sang con trong khi mang thai. Kiến thức về phòng chống lây
nhiễm HIV là không đạt yêu cầu, chỉ từ 58% đến 70% trong số các sinh viên y khoa
năm thứ ba [26].
Điều tra về kiến thức, thái độ và nhận thức liên quan đến HIV/AIDS ở các
sinh viên đại học y trong trường đại học Malaysia Sabah, về kiến thức về lây truyền

HIV cho thấy 86,4% biết rằng tiếp xúc gần gũi không phải là đường lây truyền HIV.
Về kiến thức về các nhóm có nguy cơ cao lây nhiễm HIV, chỉ có 7,8% đã nhận thức
được nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn ở những người độc thân, 65,2% biết rằng lây
truyền có thể xảy ra trong quá trình cho con bú [27]. Nghiên cứu khác về kiến thức
và thái độ lây nhiễm HIV/AIDS trong nhóm sinh viên y khoa 146 học sinh (94,2%)
lây truyền HIV có thể được giảm khi sử dụng bao cao su nhưng chỉ có 69 học sinh
(44,5%) trả lời một cách chính xác hiệu quả của bao cao su [28].
1.3.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về thực trạng kiến thức về phòng chống
HIV/AIDS tương đối nhiều, tuy nhiên chủ yếu ở trên đối tượng nghiên cứu ở nhóm
đối tượng nguy cơ cao, ở người dân, ở thanh niên hay ở sinh viên y, các nghiên cứu
trên đối tượng nghiên cứu là cán bộ y tế như điều dưỡng, dược sĩ, bác sĩ còn ít. Một
nghiên cứu đánh giá kiến thức về HIV/AIDS của cán bộ chuyên trách, cán bộ thống
kê báo cáo tuyến xã, phường trong tỉnh Phú Yên năm 2009 với báo cáo kết quả: có
92% biết HIV là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người, 8% cho rằng
HIV là bệnh chết người và nhiễm trùng cơ hội. Số cán bộ y tế trả lời được đúng cả 3
đường lây truyền HIV chiếm 85%, đến 95% không liệt kê được 3 điều kiện lây
truyền HIV [29].


20

Một nghiên cứu điều tra kiến thức, thái độ, hành vi về phòng chống nhiễm
HIV/AIDS và đánh giá tỉ lệ nhiễm HIV/AIDS trên nhóm người nghiện chích ma túy
tại Khánh Hòa, năm 2008 cho thấy 97,6% đối tượng nghiên cứu biết đúng cả 3
đường lây truyền HIV, 100% biết HIV có thể phòng tránh lây nhiễm từ người này
sang người khác và trong đó, 96,4% biết đúng cả 3 cách phòng lây nhiễm HIV. 30%
có hiểu biết về điều trị thay thế methadone và 81% biết được lợi ích của phương
pháp là uống [30]. Một nghiên cứu khác cũng tại Khánh Hòa, trên đối tượng nghiên
cứu ở nhóm nguy cơ cao là gái mại dâm cũng cho kết quả tương tự, 95,5% biết

đúng cả 3 đường lây truyền HIV, 99,8% đối tượng nghiên cứu biết HIV có thể
phòng tránh lây nhiễm, 93% biết đúng cả 3 cách phòng lây nhiễm HIV [31]. Nghiên
cứu về tỉ lệ nhiễm HIV và nhận thức, thái độ, hành vi về HIV/AIDS của nhóm
nghiện chích ma túy tỉnh Ninh Bình năm 2009, cho thấy đa số người nghiên chích
ma túy đều có hiểu biết về các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV; tuy nhiên
63% đối tượng cho rằng để tránh lây nhiễm HIV thì phải “tránh tiếp xúc với người
mắc AIDS”; 12,9% cho rằng để tránh lây truyền HIV phải “tránh muỗi đốt” [32].
Đoàn Chí Hiền, Trần Thị Ngọc (2009) cũng cho thấy kiến thức của nhóm
khách hàng đến phòng VCT tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Thừa ThiênHuế, họ hiểu đúng các đường lây nhiễm HIV rất cao (97,3%), biết sử dụng bao cao
su là biện pháp phòng lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục (95,5%). Tuy nhiên
khách hàng cho rằng muỗi, ong, đỉa cắn có thể làm lây truyền HIV (76,8%); ăn
uống, sinh hoạt chung với người nhiễm dễ lây nhiễm HIV (77,9%) [33].
Có nhiều các nghiên cứu điều tra kiến thức về phòng chống HIV/AIDS được
tiến hành trên người dân. Một nghiên cứu ở Quảng Ninh chỉ ra rằng vẫn có một tỉ lệ
nam thanh niên nhận thức sai lệch về đường lây truyền HIV: 21,8% cho rằng ăn
chung, 20% cho rằng dùng chung nhà vệ sinh với người nhiễm HIV và 19,3% cho
rằng muõi đốt có thể làm lây truyền HIV [34]. Một nghiên cứu khác ở cộng đồng
người Thái tại Thanh Hóa cho ra kết quả dùng chung, dùng lại bơm kim tiêm có thể
lây nhiễm HIV (89,9%), ăn uống chung với người nhiễm HIV không lây nhiễm


21

HIV (71,3%), sống chung thủy có thể phòng tránh HIV (64,2%), hoặc đã nghe nói
về bệnh lây truyền qua đường tình dục (80,2%) [35].
Một nghiên cứu của Lê Hồng Phượng về kiến thức và thái độ của học sinh
điều dưỡng, hộ sinh về HIV/AIDS năm 2008, cho kết quả 95,9% học sinh trả lời
đúng 3 đường lây truyền nhiễm HIV/AIDS và một tỉ lệ cao 81,6% học sinh biết mẹ
cho con bú có thể làm lây truyền HIV. Tuy nhiên vẫn có một số học sinh cho rằng
nước bọt và mồ hôi có khả năng lây nhễm cao HIV (4,1%) và 4% học sinh cho rằng

ăn uống chung với người nhiễm HIV làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV [36].
Một nghiên cứu được tiến hành trên các trường trung cấp Y Việt Nam năm
2013 cho thấy 52,7% học sinh nhận thức được việc lây nhiễm HIV qua đường quan
hệ tình dục hậu môn và chỉ có 38,0% biết rằng quan hệ tình dục theo đường miệng
cũng có thể lây truyền HIV. Một số học sinh vẫn tin rằng nước bọt, ôm hôn và muỗi
đốt có thế lây truyền HIV tương ứng 5,5%, 2,9% và 7,3%. Có 59,0% học sinh biết
cả 3 giai đoạn lây truyền từ mẹ sang con là mang thai, chuyển dạ và cho con bú và
có 48% học sinh biêt rằng sữa mẹ cũng có lể lây truyền HIV cho con. Hơn 6% học
sinh cho rằng nước tiểu, nước bọt hay nước mắt có thể làm lây truyền HIV. Kiến
thức về virus HIV, chỉ có 33,3% cho rằng hóa chất sát khuẩn thông thường có thể
tiêu diệt được virus HIV. Có 8,6% và 8,4% cho rằng không ăn uống chung và tránh
muỗi đốt là biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV, có đến 11,8% học sinh cho rằng
tránh muỗi đốt giúp giảm lây truyền HIV. Kiến thức về xét nghiệm chẩn đoán người
nhiễm HIV, có đến 30% học sinh không biết câu trả lời. Về nguyên nhân chính dẫn
đến kháng thuốc điều trị ARV, có đến 20,4% học sinh không biết câu trả lời đúng
và chỉ có 36,6% học sinh trả lời đúng là do không tuân thủ điều trị [37].
1.3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về phòng chống HIV.
Đã có một vài nghiên cứu chỉ ra một vài yếu tố liên quan đến kiến thức về
phòng chống HIV. Như một nghiên cứu Thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi và
hiệu quả mô hình can thiệp phòng lây nhiễm HIV trong nhóm dân tộc thái 15 – 49
tuổi tại 2 huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa năm 2013 cho kết quả: Kiến thức dự phòng


22

HIV của đối tượng nghiên cứu chủ yếu nhận được từ nguồn thông tin trực tiếp như
các cuộc họp thôn bản (3,7 lần) và cán bộ y tế cơ sở (2,1 lần). Kiến thức phản đối
các quan niệm sai lầm về HIV/AIDS chủ yếu nhận được từ nguồn trực tiếp là cán
bộ y tế (2,2 lần) và nguồn thông tin đại chúng (5,6 lần), tờ rơi (2,1 lần). Đối tượng
nghiên cứu biết nơi có thể tiếp cận các dịch vụ y tế phòng chống HIV qua kênh đại

chúng (5,8 lần), qua tờ rơi (5 lần). Tỷ lệ những người có kiến thức đầy đủ về HIV
có khác nhau so với cách tiếp cận các biện pháp can thiệp truyền thông khác nhau.
Kết quả NC cũng cho thấy kiến thức HIV/AIDS của đối tượng nghiên cứu có một
phần ảnh hưởng của giới tính, lứa tuổi và học vấn. Nam giới do ít bận công việc nội
trợ gia đình và có cơ hội tiếp cận bên ngoài xã hội nhiều hơn nữ, nhóm thanh thiếu
niên, học vấn cao hơn (cấp II trở lên) có kiến thức HIV/AIDS tốt hơn [35].
Hay ở nghiên cứu về thực trạng kiến thức, thái độ và hành vi về phòng chống
HIV/AIDS của người dân thị trấn Quế, huyện Kim Bảng tính Hà Nam năm 2012,
tác giả Lưu Thị Hà chỉ ra rằng giới tính cũng là một yếu tố tác động tới kiến thức về
phòng chống HIV của người dân: tỉ lệ hiểu biết đầy đủ HIV/AIDS ở nam là 62,76%
cao hơn ở nữ là 44,76% [38].
Một nghiên cứu khác của tác giả Vũ Thị Hồng Hải về kiến thức, thực hành của
CBYT trong điều trị người bệnh HIV/AIDS tại huyện Phú Lương- Thái Nguyên
năm 2003 đã chỉ ra một vài yếu tố liên quan đến kiến thức của thầy thuốc. Đa số các
thầy thuốc không được đào tạo, đây là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự thiếu hụt
kiến thức của các thầy thuốc về phát hiện, chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS. Nguồn
thông tin hữu ích nhất giúp các thầy thuốc có kiến thức về HIV/AIDS chủ yếu là từ
bộ y tế và các cơ sở y tế cấp trên (77,9%) [39].
1.3.4. Vài nét về kinh tế, xã hội và tình hình nhiễm HIV/AIDS tỉnh Hà Nam
Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, tệ nạn ma túy, mại dâm cũng có
chiều hướng gia tăng, kéo theo đại dịch HIV/AIDS. Theo thống kê của Trung tâm
Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Hà Nam, tính đến nay trên địa bàn tỉnh đã phát hiện


23

luỹ tích 929 trường hợp có HIV, trong đó có 396 trường hợp chuyển sang giai đoạn
AIDS, 276 trường hợp đã tử vong. Số bệnh nhân được phát hiện tại 96/116 xã,
phường, thị trấn (xấp xỉ 82%) trong tỉnh, trong đó nhiều nhất vẫn là thị xã Phủ Lý,
chiếm 37,19%. Điểm đáng lưu ý của Hà Nam là số người có HIV/AIDS chủ yếu

vẫn ở nam giới, chiếm 84,7%. Có gia đình cả vợ chồng và các con cũng bị nhiễm,
nhiều trường hợp phát hiện được cả ở phụ nữ có thai và thanh niên khám tuyển
nghĩa vụ quân sự [8].
Theo điều tra tỷ lệ hiện nhiễm HIV, hành vi nguy cơ và các hoạt động can
thiệp giảm hại phòng lây nhiễm HIV trong các nhóm nguy cơ cao tại 10 tỉnh ở Việt
Nam năm 2012 của Viện Về sinh Dịch tễ Trung ương, cho thấy tỷ lệ nhận được bao
cao su rất thấp ở hầu hết các tỉnh, có tỉnh hầu như chưa có hoạt động can thiệp này
là Hà Nam 2,6%. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở nhóm phụ nữ bán dâm tương đối thấp ở
đa số các tỉnh trong điều tra này, tuy nhiên, tại một số tỉnh tỉ lệ hiện nhiễm HIV ở
nhóm này tương đối cao như Hà Nam (10%), cao hơn cả Sơn La (7,1%). Cùng với
đó, tỷ lệ phụ nữ bán dâm được khám và điều trị STI trong vòng 3 tháng qua còn
thấp ở một số tỉnh (trung vị 32,7%), đặc biệt ở Hà Nam, Hưng Yên và Sơn La đều
dưới 20% [7].
Trong những năm qua, Ban chỉ đạo phòng chống AIDS của tỉnh đã được
kiện toàn từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt tại 42 xã phường trọng điểm. Trung tâm phòng
chống HIV/AIDS đã tổ chức tập huấn những kiến thức về HIV/AIDS cho những
cán bộ chuyên trách trực tiếp tiếp cận với bệnh nhân AIDS, đồng thời kết hợp với
các khoa liên quan tại các bệnh viện để tư vấn và hỗ trợ các bệnh nhân trong công
tác điều trị. Theo ông Cao Đình Thắng - Giám đốc Trung tâm phòng chống
HIV/AIDS tỉnh Hà Nam: Hiện nay Trung tâm đang gặp khó khăn trong công tác
chăm sóc và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS. Trong đó chủ yếu là cơ số thuốc
ARV và thuốc điều trị nhiễm trùng cơ hội còn quá hạn chế trong khi nhu cầu thực tế
cần được điều trị khá lớn. Bên cạnh đó, các cán bộ chuyên trách điều trị HIV/AIDS
tại tuyến cơ sở chưa được trang bị những kiến thức chuyên sâu về điều trị cho người
nhiễm HIV/AIDS, đặc biệt là đối tượng trẻ em [8].


24

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.
Nghiên cứu đươc tiến hành tại 33 xã thuộc 3 huyện: Kim Bảng, Duy Tiên và
Bình Lục tỉnh Hà Nam từ tháng 8/2014 đến tháng 5/2015.

2.2. Đối tượng nghiên cứu.
Là tất cả các CBYT xã đang làm việc tại TYT xã thuộc 33 xã thuộc 3 huyện
Kim Bảng, Duy Tiên và Bình Lục tỉnh Hà Nam vào thời điểm nghiên cứu.

2.3. Phương pháp nghiên cứu:
-

Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu này sử dụng thiết kế nghiên cứu điều tra mô
tả cắt ngang.

-

Chọn mẫu: Lấy toàn bộ 33 xã tham gia vào đào tạo thực địa cộng đồng của
viện Y học dự phòng-Y tế công cộng trong năm học 2013-2014. Toàn bộ
CBYT tại TYT được chọn để tham gia nghiên cứu. Tuy nhiên, trong quá trình
thu thập số liệu, có 2 xã Yên Nam và Chân Phương không thể tiến hành thu
thập số liệu và 2 xã chưa vượt quá 10% số xã tiến hành nghiên cứu, vậy nên
điều này là chấp nhận được. Như vậy, tổng số CBYT xã tham gia vào nghiên
cứu là 210.

2.4. Công cụ và kĩ thuật thu thập thông tin.
2.4.1. Công cụ thu thập thông tin:
Bộ câu hỏi về kiến thức HIV/AIDS thiết kế dựa trên các khuyến cáo của cụ
HIV/AIDS, Bộ Y tế bởi các chuyên gia. Bộ câu hỏi điều tra gồm 4 phần:
Phần 1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Phần 2: Kiến thức về dịch tễ học- miễn dịch-vi rút HIV

Phần 3: Kiến thức về dự phòng HIV
Phần 4: Kiến thức về chăm sóc và điều trị bệnh nhân nhiễm HIV
Phần 5: Kiến thức về thực hành phòng, chống HIV.


25

2.4.2. Kĩ thuật thu thập thông tin:
Các CBYT được tập trung tại phòng họp của TYT. Các điều tra viên phổ biến
về mục tiêu, nội dung nghiên cứu và hướng dẫn CBYT tự điền vào bộ câu hỏi. Các
CBYT xã tự điền vào bộ câu hỏi ngay tại đó với sự giám sát của điều tra viên. Các
phiếu điều tra sẽ được thu lại ngay sau khi CBYT hoàn thành.

2.5. Xử lí và phân tích số liệu
 Số liệu sau khi thu thập được làm sạch và nhập vào máy tính bằng phần mềm
Epidata 3.1. Phần mềm thống kê Stata 11 được sử dụng để tính toán số lượng, tỉ
lệ, trung bình; sử dụng hồi quy logistic để tìm mối tương quan giữa tổng điểm
kiến thức và một số yếu tố.
 Biến số tổng kiến thức về phòng, chống HIV của CBYT xã (nhóm nghiên cứu
tự xây dựng)
- Các ý trả lời đúng được 1 điểm.
- Trả lời sai là 0 điểm.
Cụ thể đối với từng câu hỏi:
- Đường lây truyền HIV: tối đa là 6 điểm.
- Giai đoạn mẹ lây truyền HIV sang con: tối đa là 1 điểm.
- Những dịch và dịch tiết có nồng độ HIV cao lây truyền HIV: tối đa là 5
điểm.
- Kể tên 3 điều kiện trong lây truyền HIV: Trả lời đúng 3 điều kiện là virus
thoát ra và tồn tại, đủ số lượng, xâm nhập vào cơ thể, tối đa là 1 điểm.
- Sắp xếp trật tự 3 điều kiện đó trong lây truyền HIV: Sắp xếp đúng theo thứ

tự là virus thoát ra và tồn tại, đủ số lượng, xâm nhập vào cơ thể, tối đa là 1 điểm.
- Những nhóm tập trung HIV/AIDS: tối đa là 8 điểm.
- Kể tên các giai đoạn chính của HIV tiến triển thành AIDS: tối đa là 4 điểm.
- Virus HIV có thể sống được bao lâu ở nhiệt độ ngoài trời: trả lời đúng “vài
ngày”, tối đa là 1 điểm.


×