Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Thực trạng quản lý thu BHXH ở BHXH huyện Bình Lục- Tỉnh Hà Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.77 KB, 27 trang )

MỤC LỤC…………………………………………………………………………………….1
DANH MỤC VIẾT TẮT.....................................................................................................1
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................27
DANH MỤC VIẾT TẮT
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHYT: Bảo hiểm y tế
BHXH TN: Bảo hiểm xã hội tự nguyện
NLĐ: Người lao động
NSDLĐ: Người sử dụng lao động
1
LỜI NÓI ĐẦU
Bảo Hiểm Xã Hội(BHXH) luôn là một trong những chính sách quan
trọng nhất đối với bất kỳ quốc gia nào. Bởi lẽ, để tiến tới một xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh thì việc phát triển kinh tế luôn luôn phải đi đôi với đảm bảo
tốt an sinh xã hội.
Ở nước ta chính sách BHXH sau hơn 60 năm thực hiện với những bổ sung,
sửa đổi cho phù hợp với từng giai đoạn, chính sách BHXH đã góp phần to lớn
đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình, đồng thời góp phần ổn định
chính trị - xã hội của đất nước. Luật BHXH Việt Nam ra đời là bước ngoặt to
lớn tạo chuyển biến tích cực tới việc thực hiện các chế độ BHXH. Qua đó, các
chế độ bảo hiểm đã được mở rộng và linh hoạt hơn với nhiều loại hình đa dạng
từ BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, Bảo hiểm thất nghiệp, BHYT…phạm vi
đối tượng cũng đã gia tăng đáng kể, cơ chế quản lý quỹ bảo hiểm cũng có
những đổi mới từng bước được hoàn thiện hơn, BHXH ngày càng thể hiện vai
trò to lớn trong cộng đồng.
Bởi vậy, việc đảm bảo một quỹ BHXH bền vững là một việc làm hết sức
cần thiết. Một trong những yếu tố quan trọng giúp bình ổn quỹ BHXH chính là
thực hiện tốt khâu quản lý thu. Nhận thức được điều đó, em xin chọn nghiên
cứu chuyên đề :
2
“Thực trạng quản lý thu BHXH ở BHXH huyện Bình Lục- Tỉnh Hà


Nam”
Kết cấu bài chuyên đề của em gồm có 3 chương :
Chương I: Một số vấn đề về quản lý thu BHXH
Chương II: Thực trạng quản lý thu BHXH ở BHXH huyện Bình Lục – Tỉnh
Hà Nam
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý
thu BHXH tại huyện Bình Lục – Tình Hà Nam
Do hiểu biết còn hạn chế nên đề tài còn những thiếu sót nhất định. Em rất
mong được sự nhận được ý kiến đóng góp của các thầy để đề tài được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy!
3
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ THU BHXH
1.1. Khái niệm về quản lý thu BHXH.
Quản lý thu BHXH là sự tác động có tổ chức của chủ thể quản lý để điều
chỉnh các hoạt động thu BHXH. Sự tác động đó được thực hiện bởi hệ thống các
biện pháp hành chính, kinh tế và pháp luật nhằm đạt được mục đích thu đúng,
thu đủ, thu kịp thời và không để thất thu tiền đóng BHXH theo quy định của
pháp luật về BHXH.
Thu đóng góp BHXH là hoạt động của các cơ quan BHXH từ Trung ương
đến địa phương cùng với sự phối hợp của các ban ngành chức năng trên cơ sở
quy định của pháp luật về thực hiện chính sách BHXH nhằm tạo ra nguồn tài
chính tập trung từ việc đóng góp của các bên tham gia BHXH. Đồng thời tránh
được tình trạng nợ đọng BHXH từ các cơ quan đơn vị, từ người tham gia
BHXH. Qua đó, đảm bảo sự công bằng trong việc thực hiện và triển khai chính
sách BHXH nói chung và giữa những người tham gia BHXH nói riêng.
1.2. Vai trò của quản lý thu BHXH.
Quỹ BHXH là một quỹ độc lập với ngân sách Nhà nước, nhằm đảm bảo về
tài chính để chi trả các chế độ BHXH cho cho người lao động. Vì thế công tác
thu BHXH ngày càng trở thành khâu quan trọng và quyết định đến sự tồn tại và

phát triển của việc thực hiện chính sách BHXH ở Việt Nam.
4
Công tác thu BHXH có vai trò như một điều kiện cần và đủ trong quá trình
tạo lập cùng thực hiện chính sách BHXH và để chính sách BHXH được diễn ra
thuận lợi hơn: Vì công tác thu là nguồn hình thành cơ bản nhất trong quá trình
tạo lập quỹ BHXH. Đồng thời đây cũng là một khâu bắt buộc đối với người
tham gia BHXH thực hiện nghĩa vụ của mình. Do đó, công tác thu BHXH là
một công việc đòi hỏi độ chính xác cao, thực hiện thường xuyên, liên tục kéo
dài trong nhiều năm và có sự biến động về mức đóng và số lượng người tham
gia.
Công tác thu BHXH đóng vai trò như một công cụ thanh kiểm tra số lượng
người tham gia BHXH biến đổi ở từng khối lao động, cơ quan, đơn vị ở từng
địa phương hoặc trên phạm vi toàn quốc. Và đảm bảo cho quỹ BHXH được tập
trung về một mối. Bởi công tác thu BHXH cũng đòi hỏi phải được tổ chức tập
trung thống nhất có sự ràng buộc chặt chẽ từ trên xuống dưới, đảm bảo an toàn
tuyệt đối về tài chính, đảm bảo độ chính xác trong ghi chép kết quả đóng BHXH
của từng cơ quan đơn vị cũng như của từng người lao động. Hơn nữa, hoạt động
thu BHXH là hoạt động liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của cả một đời
người và có tính kế thừa, số thu BHXH một phần dựa trên số lượng người tham
gia BHXH để tạo lập lên quỹ BHXH, cho nên nghiệp vụ của công tác thu
BHXH có một vai trò hết sức quan trọng và cần thiết trong thực hiện chính sách
BHXH. Bởi đây là khâu đầu tiên giúp cho chính sách BHXH thực hiện được các
chức năng cũng như bản chất của mình.
Công tác thu BHXH ở hiện tại ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chi và quá
trình thực hiện chính sách BHXH trong tương lai. Do BHXH cũng như các loại
hình bảo hiểm khác đều dựa trên cơ sở nguyên tắc đóng có hưởng BHXH (thu
trước, chi sau) đã đặt ra yêu cầu quy định đối với công tác thu nộp BHXH. Nếu
không thu được BHXH thì quỹ BHXH không có nguồn để chi trả cho các chế
độ BHXH cho NLĐ. Vậy hoạt động thu BHXH ảnh hưởng trực tiếp đến công
tác chi và quá trình thực hiện chính sách BHXH. Do đó, thực hiện công tác thu

BHXH đóng một vai trò quyết định, then chốt trong quá trình đảm bảo ổn định
5
cho cuộc sống của NLĐ cũng như các đơn vị doanh nghiệp được hoạt động bình
thường.
1.3. Nội dung quản lý thu
Dựa trên cơ sở kế hoạch đóng tiền BHXH do các đơn bị sử dụng lao động
đã đăng ký. Hàng tháng, BHXH tỉnh và huyện tổ chức thu BHXH bằng 22%
quỹ lương (trong đó người lao động đóng 6% tiền lương tháng và đơn vị sử
dụng lao động đóng 16% tổng quỹ lương) vào ngày của kỳ lương đầu tiên trong
tháng.
Vào thời điểm cuối quý, đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm lập danh
sách nộp BHXH của NLĐ của đơn vị mình, tính đủ số tiền phải nộp BHXH theo
lương của người lao động trong quý gửi cho cơ quan BHXH hai bản.
Tại cơ quan BHXH, cụ thể là bộ phận thu sẽ tiến hành kiểm tra tiền lương
và mức đóng góp của người lao động và tổng số tiền phải nộp của đơn vị sử
dụng lao động. Cuối quý lập bản xác nhận về việc nộp BHXH trong quý.Cơ
quan BHXH kiểm tra đối chiếu, xác định số tiền chênh lệch (thừa, thiếu) để điều
chỉnh số phải thu hoặc số đã thu.
Người sử dụng lao động được giữ lại 2% số phải thu để chi trả kịp thời 2
chế độ ốm đau, thai sản thì cơ quan BHXH thực hiện quyết toán quý xác định số
tiền chênh lệch thừa, thiếu để ghi tăng số phải thu hoặc số đã thu đối với người
sử dụng lao động.
Các trường hợp chậm đóng, cơ quan BHXH thực hiện tính lãi theo quy định.
Người lao động và đơn bị sử dụng lao động cố tình không nộp BHXH theo
đúng thưòi hạn và đủ mức theo quy định, thì cơ quan BHXH thuộc hệ thống
6
BHXH Việt Nam có quyền từ chối việc chi trả các chế độ BHXH của tất cả
người lao động thuộc đơn vị đó; đồng thời báo cáo lên cơ quan BHXH cấp trên
và thông báo cho các cơ quan hữu quan để có biện pháp giải quyết.
BHXH tỉnh có trách nhiệm phổ biến, tổ chức thực hiện các quy định về thu

BHXH, BHYT, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT kịp thời đối với đơn vị và người lao
động.
CHƯƠNG
II
: THỰC TRẠNG THU QUỸ BHXH TẠI PHÒNG
BHXH HUYỆN BÌNH LỤC- TỈNH HÀ NAM
2.1.

Vài nét giới thiệu về BHXH huyện BÌnh Lục
Phòng
BHXH
huyện Bình Lục được thành lập và

đ
i
vào
hoạt
động từ tháng
9
năm 1995
. Phòng

BHXH huyện Bình Lục chủ
yếu
thực hiện
việc
thu


chi thuần

tuý

m
à
không
kinh
doanh
l
oạ
i
hình

bảo

hiểm
nào.

BHXH

huyện

Bình Lục chịu

sự

quản



trự

c ti
ếp
c

a
BHXH
t
ỉnh

Hà Nam,
có con
dấu


tài khoản riêng.


đồ v

trí c
ủa
BHXH huyện Bình Lục:
BHXH
Việt

Nam
BHXH
Hà Nam
BHXH
Bình Lục

BHXH huyện
Bình Lục
có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ BHXH
7
tỉnh Hà Nam giao cho gồm:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác năm trình Giám đốc BHXH
tỉnh Hà Nam phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Theo dõi, đốc thu BHXH.
- Chi trả các chế độ nghỉ ốm, thai sản cho đối tượng tham gia đóng góp
BHXH.
- Tổ chức việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, cả việc chi pháp lệnh
người có công;
- Theo dõi tăng, giảm hàng tháng để lập danh sách chi trả lương hưu và trợ
cấp theo quy định;
- Tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo về chế độ, chính sách BHXH để giải
quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo với BHXH tỉnh xem xét giải quyết;
- Tiếp nhận, báo cáo kịp thời với BHXH tỉnh Hà Nam các trường hợp
hưởng lạc trợ cấp BHXH, điều chỉnh lương hưu.
- Đối chiếu tờ khai với hồ sơ gốc để triển khai cấp sổ BHXH.
- Thực hiện công tác giám định chi phí khám chữa bệnh của người có sổ,
thẻ BHXH tại các cơ sở khám chữa bệnh. Tiếp nhận và hướng dẫn người
bệnh trong quá trình đến khám chữa bệnh, giải quyết những vướng mắc
và đảm bảo quyền lợi cho bệnh nhân có sổ, thẻ BHYT.
- Thực hiện việc thông tin tuyên truyền, giải thích chế độ, chính sách
BHXH trên địa bàn.
- Quản lý công chức, viên chức, tài chính và tài sản thuộc BHXH huyện theo
phân cấp của BHXH Việt Nam và BHXH Tỉnh.
- BHXH Huyện Bình Lục có chức năng giúp Giám đốc BHXH Tỉnh tổ
chức thực hiện các chính sách, chế độ BHXH và quản lý tài chính BHXH
trên địa bàn huyện. BHXH quận chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của

Giám đốc BHXH Tỉnh, chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn lãnh thổ
của UBND huyện.
8
- Quản lý công chức, viên chức, tài chính và tài sản thuộc BHXH huyện
theo phân cấp của BHXH Việt Nam và BHXH Tỉnh.
- Là cơ quan BHXH cấp huyện, BHXH huyện Bình Lục là đơn vị có tư
cách pháp nhân không có tổ chức phòng ban mà nó được chia thành 4 bộ
phận:
Sơ đồ tổ chức:
2.2. Tình hình thu BHXH ở Huyện Bình Lục – Hà Nam
9
BHXH
Huyện Bình
Lục
Giám Đốc
Phó Giám đốc
Bộ phận
Quản lý
Thu và
Cấp sổ
thẻ
Bộ phận
Kế hoạch
Tài chính
Bộ phận
chế độ
Chính
sách
Bộ phận
Giám

định chi
BHYT
2.2.1. Công tác thu BHXH tại BHXH huyện Bình Lục.
Công tác thu BHXH khá thuận lợi bởi diện tích huyện không lớn, địa hình
bằng phẳng. BHXH huyện Bình Lục đã tiến hành lập danh sách chi tiết từng
đơn vị; cơ quan tham gia BHXH, từng cá nhân. Bên cạnh đó BHXH huyện
còn lập bảng lương chi tiết của từng cá nhân, quỹ lương của từng công ty hay
xí nghiệp để làm căn cứ thu quỹ BHXH. Tại mỗi xã trong huyện, BHXH
huyện Bình lục đặt một ban có trách nhiệm thu – chi và báo cáo các trường hợp
có sự thay đổi mức đóng góp hay mức hưởng BHXH. Gần đến mỗi kỳ báo
cáo; tổng kết, BHXH huyện cử cán bộ đến các cơ sở còn nợ đọng tiền BHXH
hoặc dùng các biện pháp thông tin khác như: gọi điện thoại, nhắn tin qua
đài truyền thanh huyện để đôn đốc, thu kịp thời, tránh tình trạng nợ đọng lâu
dài.
2.2.2. Những nguồn thu của BHXH huyện Bình Lục.
Thu từ đóng góp của những người tham gia BHXH là nguồn thu chủ yếu,
quan trọng nhất cho bất cứ quỹ BHXH của bất kỳ quốc gia nào, nó là cơ sở
chủ yếu để hình thành nên quỹ BHXH và tạo ra nguồn tài chính để thực hiện
những chế độ BHXH; nhưng trong quá trình quản lý sự đóng góp của người
tham gia BHXH cũng phức tạp và khó khăn nhất. Nguồn thu này có tầm quan
trọng đặc biệt, nó là nền tảng để có thể thực hiện được chính sách BHXH.
Thông thường, nguồn thu này được hình thành như sau:
+ Người lao động tham gia BHXH đóng góp vào quỹ BHXH trên cơ sở tiền
lương; tuỳ theo điều kiện của mỗi quốc gia mà phần đóng góp của người lao
động có khác nhau, nhưng đều dựa trên cơ sở là tiền lương của người lao
động làm căn cứ để tính toán số tiền người lao động phải đóng góp vào quỹ
BHXH. Theo Điều lệ BHXH hiện hành quy định người lao động phải đóng
góp bằng 6% tiền lương tháng.
+ Người sử dụng lao động tham gia đóng góp BHXH cho người lao động
trong đơn vị mình; thông thường phần đóng góp của người sử dụng lao động

dựa trên tổng quỹ lương. Theo Điều lệ BHXH hiện hành quy định người sử
10

×