Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Giải pháp quy hoạch các công trình công cộng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.25 MB, 93 trang )

-1-

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm đầu của thế kỷ 21 Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ
trương chính sách thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển, nhằm cải thiện
đời sống vật chất cũng như tinh thần cho nông dân,... Song đối với cả nước
nói chung thì đời sống người dân nông thôn vẫn chưa mấy được cải thiện,
quan hệ giữa các công trình công cộng chưa tốt nên chưa phục vụ tốt cho
người dân, công trình thương mại và dịch vụ chưa phát triển, chưa có những
mô hình phát triển tốt ở các xã.
Với hơn 73% dân số sinh sống, khu vực nông thôn đã đóng góp đặc biệt
quan trọng cho phát triển nền kinh kinh tế đất nước và đảm bảo an sinh xã hội.
Đẩy mạnh CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng một nền
nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng
suất chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, gắn phát triển kinh tế với xây
dựng nông thôn mới, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa nông thôn và thành
thị, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội là một trong những nhiệm vụ
quan trọng hiện nay.
Nông thôn nói chung và hệ thống công trình công cộng xã nói riêng, từ
lâu rất ít được các Kiến trúc sư quan tâm lui tới để quy hoạch, thiết kế. Trong
khi đó các hoạt động sinh hoạt, làm việc, trao đổi kiến thức, giao lưu văn hóa
văn nghệ của người dân luôn luôn diễn ra tại các trung tâm công cộng của xã.
Thời trung và cận đại tính biệt lập của nông thôn mạnh mẽ, mỗi làng có
thể được coi như một quốc gia thu nhỏ với những luật pháp riêng. Đình làng
khi đó là biểu tượng của mọi phương diện. Nó có thể là


-2-

+ Trung tâm hành chính: Mọi công việc đều diễn ra tại đây, thu sưu


thuế tại đây, xử tội người vi phạm lệ làng cũng ở đây…
+ Trung tâm tôn giáo: Là nơi thờ Thành Hoàng làng
+ Trung tâm văn hóa: Là nơi tổ chức các lễ hội văn hóa của làng như
hội đấu vật, đánh cờ, hát chèo… Vào các dịp lễ tết hay lúc công việc đồng
ruộng đã hết, đình làng cũng là nơi con trai con gái đến tuổi lập gia đình hò
hẹn với nhau.
Thời hiện đại Đình làng không còn đóng vai trò quan trọng là trung tâm
nữa nó chỉ còn thuần túy là nơi thờ cúng hay giao lưu, gặp gỡ trong những
ngày lễ hội. Mọi công việc liên quan đến giải quyết thắc mắc những vấn đề
của người dân và giải quyết các công việc chung của toàn làng xã được tổ
chức tại một cụm công trình đó là trung tâm xã, trung tâm thôn làng. Trung
tâm xã hiện nay nhận thấy rõ nét nhất là công trình Ủy ban nhân dân xã –
trung tâm hành chính chính trị, kế tiếp là các công trình phục vụ giáo dục, y
tế, văn hóa, thể dục thể thao…
Ngày nay cùng với sự phát triển của cả nước, nông thôn rất được coi
trọng phát triển. Chủ trương chính sách nhà nước: “Muốn phát triển xã hội
phải phát triển nông thôn”. Nông thôn muốn phát triển tốt phải có một cơ cấu
tổ chức không gian hợp lý mà hạt nhân của nó là trung tâm cụm xã, hạt nhân
thúc đẩy kinh tế - xã hội, thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều
kiện thực hiện đường lối công nghiệp hóa – hiện đại hóa của Đảng, củng cố và
nâng cao lòng tin của đồng bào các dân tộc đối với chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước, tăng cường đoàn kết các dân tộc anh em trong cả nước.
Hiện tại các trung tâm xã trên địa bàn các xã trong cả nước nói chung và các
xã trên địa bàn huyện Thanh Oai nói riêng chưa đáp ứng được những nhu cầu
sử dụng của người dân và chưa có cơ cấu quy hoạch hợp lý, phù hợp với từng


-3-

loại địa hình, địa thế của từng xã. Cả nước đang tiến hành nghiên cứu Quy

hoạch nông thôn mới nhưng thực tế chưa bám sát được nhu cầu đời sống của
người dân, chưa có được giải pháp bố trí hợp lý các công trình công cộng
phục vụ người dân về học tập, hội họp, tổ chức văn hóa, các hoạt động kinh
doanh, dịch vụ khác. Thanh Oai là địa bàn thuộc Hà Nội đang bắt đầu triển
khai chương trình xây dựng nông thôn mới vì vậy việc: “Đề xuất giải pháp
Quy hoạch các công trình công cộng tại trung tâm xã thuộc huyện Thanh Oai
– Hà Nội” là việc làm quan trọng và cần thiết.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất giải pháp Quy hoạch các công trình công cộng tại trung tâm xã
thuộc huyện Thanh Oai – Hà Nội
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các công trình công cộng tại trung tâm xã
thuộc huyện Thanh Oai – Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian : Vùng nông thôn huyện Thanh Oai – Hà Nội
+ Về thời gian : Đến năm 2020
+ Về vấn đề nghiên cứu : Quy hoạch các công trình công cộng tại trung
tâm xã thuộc huyện Thanh Oai – Hà Nội
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát nghiên cứu: Nhằm thấy được về thực trạng xây
dựng các công trình công cộng tại trung tâm xã thuộc huyện Thanh Oai – Hà
Nội.
- Phương pháp sưu tầm tư liệu
- Phương pháp phân tích tổng hợp: phân tích hiện trạng Quy hoạch các
công trình công cộng tại trung tâm xã thuộc Huyện Thanh Oai – Hà Nội.


-4-

- Phương pháp kế thừa:

- Phương pháp ý kiến chuyên gia và các tài liệu tham khảo
- Phương pháp đối chiếu so sánh: Để đề xuất những bất cập trong Xây
dựng và Quy hoạch
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát thực trạng, sưu tập tài liệu để thấy tổng quan về lý thuyết, lý
luận về vấn đề bố cục các công trình công cộng tại các trung tâm xã.
- Tìm cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp bố cục công trình công
cộng tại các trung tâm xã huyện Thanh Oai – Hà Nội.
- Đề xuất giải pháp bố cục công trình công cộng tại các trung tâm xã
huyện Thanh Oai – Hà Nội.
- Kết luận và kiến nghị về những kết quả nghiên cứu trên.


-5-

B. PHẦN NỘI DUNG
Chương I Tổng quan về các công trình công cộng tại trung tâm xã thuộc
huyện Thanh Oai – Hà Nội
1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài
- Trung tâm xã: Là phạm vi khu vực đất xây dựng có vai trò hạt nhân
thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của xã [34]. Là nơi xây dựng các công trình công cộng phục vụ văn hóa, giáo
dục, y tế, thể thao, thương nghiệp, dịch vụ, hành chính cụm lại trong một khu
vực hoặc trên một trục đường [24].
- Trung tâm phụ: Trong những điểm dân cư có trên 1000 dân và cách xa
trung tâm trên 2km (đối với miền núi là cụm điểm dân cư có quy mô trên 500
dân và xã khu trung tâm trên 3km) nên có trung tâm phụ gồm một số công
trình phục vụ đời sống như cửa hàng mua bán, sửa chữa nhỏ, sân thể thao đơn
giản, câu lạc bộ nhỏ [6].
- Công trình công cộng: Là các công trình văn hoá - xã hội, là không

gian vật thể dành cho các hoạt động giao tế xã hội, nơi mọi người dân đều có
quyền đến đó để giao tiếp mà không phải xin phép hay trả tiền [5].
- Công trình công cộng thuộc xã: Là các công trình về hành chính, y tế,
giáo dục, văn hóa thể dục thể thao, xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, tâm linh, dịch
vụ thương nghiệp, các công trình phục vụ sản xuất, được xây dựng trong
phạm vi một xã hay một vài điểm dân cư thuộc xã. Có chức năng phục vụ yêu
cầu cuộc sống hằng ngày và không thường xuyên của người dân [48].
- Công trình công cộng tại trung tâm xã: Là các công trình được xây
dựng tại trung tâm xã, nơi có đông người thường xuyên lui tới để giao dịch
hành chính, mua bán, nghỉ ngơi, giải trí như: Trụ sở Ủy ban nhân dân xã, các


-6-

công tình phục vụ công cộng của toàn xã như nhà văn hóa, câu lạc bộ, nhà
truyền thống, thư viện, trường học, sân thể thao, trạm y tế, chợ, cửa hàng dịch
vụ trung tâm, bưu điện [8].
1.2 Khái quát chung các xã thuộc huyện Thanh Oai – Hà Nội
1.2.1 Vị trí địa lý
- Vị trí và địa hình: Huyện Thanh Oai phía Bắc và phía Tây Bắc giáp
quận Hà Đông (với Sông Nhuệ chảy ở rìa phía Đông Bắc huyện, là ranh giới
tự nhiên), phía Tây giáp huyện Chương Mỹ (với Sông Đáy là ranh giới tự
nhiên), phía Tây Nam giáp huyện Ứng Hòa, phía Đông Nam giáp huyện Phú
Xuyên, phía Đông giáp huyện Thường Tín và phía Đông Bắc giáp huyện
Thanh Trì của thủ đô Hà Nội. Diện tích tự nhiên của huyện là 12.385,56 ha.
Địa hình của huyện bằng phẳng nên bố trí sản xuất nông nghiệp thuận lợi cùng với
hệ thống kênh mương tưới tiêu, trên địa bàn xã được bố trí hợp lý nên lượng nước
dùng để tưới tiêu cơ bản đáp ứng kịp thời góp phần thúc đẩy cho cây trồng sinh
trưởng và phát triển thuận lợi, tạo ra năng suất cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế
cao cho nông dân làm nông nghiệp trong huyện (xem hình1.1).

- Hành chính: Huyện Thanh Oai có 01 huyện lỵ là thị trấn Kim Bài và 20
xã: Cao Viên, Bích Hòa, Cự Khê, Mỹ Hưng, Tam Hưng, Bình Minh, Thanh
Mai, Thanh Cao, Thanh Thùy, Thanh Văn, Đỗ Động, Kim Thư, Kim An,
Phương Trung, Dân Hòa, Tân Ước, Liên Châu, Hồng Dương, Cao Dương,
Xuân Dương (xem hình1.2).
- Giao thông: Quốc lộ 21B là huyết mạch giao thông của huyện, từ Hà
Đông đi chùa Hương và sang Hà Nam, qua thị trấn Kim Bài. Quốc lộ 6 qua
rìa phía Tây Bắc huyện, ngoài ra còn có tỉnh lộ 71. Phía Đông Bắc có tuyến
đường sắt vành đai phía Tây Hà Nội chạy qua, để tới ga Văn Điển. Hiện nay


-7-

thành phố Hà Nội đang xây dựng trục đường phát triển phía Nam Hà Tây cũ,
con đường nối đường Trần Phú Hà Đông với quốc lộ 1A đoạn qua cầu Rẽ.
Tuyến đường này sẽ liên thông Hà Đông với đường vành đai 4 và quốc lộ 1A.
Con đường này sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển của Thanh Oai trong
tương lai. Con đường này sẽ đi qua các xã : Cự Khê, Mỹ Hưng, Thanh Thùy,
Tam Hưng, Thanh Văn. Dự án đường vành đai 4 trong tương lai sẽ là một
động lực lớn cho Thanh Oai phát triển.
- Thủy văn: Trên địa bàn huyện 3 con sông lớn chảy qua là sông Nhuệ nằm
phía Đông huyện chảy qua xã Cự Khê, Thanh Thùy, Liên Châu. Sông Hòa Bình
chảy qua các xã Bích Hòa, Cao Viên, Thanh Cao, Thanh Mai, Kim Thư, Phương
Trung, Cao Dương, Xuân Dương, thị trấn Kim Bài. Sông Đáy nằm phía Tây
huyện chảy qua xã Cao Viên, Thanh Cao, Thanh Mai, Kim An, Kim Thư, Phương
Trung, Cao Dương, Xuân Dương, thị trấn Kim Bài. Nguồn nước mặt chủ yếu
phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của huyện được lấy từ 3 con sông chính trên
chảy qua các con sông nhỏ và hệ thống kênh mương thủy lợi dẫn đến các xã trong
huyện.
- Khí hậu: Huyện Thanh Oai chịu ảnh hưởng của lưu khí quyển cơ bản

nhiệt đới gió mùa của miền Bắc với 2 mùa rõ rệt, là mùa hè nắng nóng, mưa
nhiều, mùa đông lạnh rét mưa ít với số giờ nắng trong năm từ 1.600 – 1.700
giờ. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tập trung nhiều nhất vào
tháng 8, tháng 9, lượng mưa tập trung vào mùa hè với khoảng 80% tổng lượng
mưa cả năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Độ ẩm không
khí từ 84 – 96%, lượng bốc hơi cả năm 700 - 900 mm, lượng bốc hơi nhỏ nhất
vào tháng 12, tháng 1, lớn nhất vào tháng 5 và tháng 6. Nhìn chung, thời tiết
có những biến động thất thường gây ảnh hưởng xấu cho đời sống và sản xuất.
- Tài nguyên đất: Tính đến năm 2012, diện tích đất đai toàn huyện có


-8-

126,63km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 85,31km2, chiếm 67,37%;
đất phi nông nghiệp 39,92km2, chiếm 31,53% tổng diện tích tự nhiên; diện
tích đất chưa sử dụng còn 1,4km2, chiếm 1,10% diện tích đất tự nhiên.
- Tài nguyên nước: Chủ yếu được lấy từ sông Nhuệ, sông Đáy và sông
Hòa Bình qua hệ thống kênh mương thủy nông các xã. Tuy nhiên hiện nay
nguồn nước từ sông Đáy cung cấp ít, bên cạnh đó nguồn lấy nước từ sông
Nhuệ và sông Hòa Bình phục vụ tưới cho diện tích cây trồng trên địa bàn xã
lại đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do vậy nguồn nước mặt đôi khi chưa đáp
ứng được nhu cầu tưới cho cây trồng trong xã, về mùa khô tình trạng thiếu
nước đôi khi vẫn xảy ra. Tầng chứa nước ngầm nằm ở độ sâu 30 - 60 m, bao
gồm 2 lớp cát và sỏi cuộn, nguồn nước ngầm chủ yếu do người dân tự khai
thác sử dụng.
1.2.2 Dân cư và lao động
- Huyện Thanh Oai có dân số 170.840 người, tỉ lệ tăng tự nhiên là
1,05%, tỉ lệ tăng cơ học là 1,5%
+ Thành phần Tôn giáo: Huyện có 12,39% dân số theo Đạo thiên chúa
giáo. Trung tâm của Thiên chúa giáo trong huyện là nhà thờ Thạch Bích tại xã

Bích Hòa và nhà thờ Từ Châu tại xã Liên Châu, dân số theo Đạo thiên chúa
giáo ở 2 xã này là chủ yếu và chiếm đến 70 – 90% dân số trong xã, các thành
phần dân cư khác chủ yếu theo Đạo phật và các tôn giáo khác.
+ Thành phần lao động phi nông nghiệp: Huyện có 13,5% dân số lao
động phi nông nghiệp chủ yếu là lao động tại các làng nghề truyền thống và
tại các xí nghiệp công nghiệp tại địa phương. Số hộ phi nông nghiệp chủ yếu
tập trung tại các xã có làng nghề như Thanh Thùy 37,35% (với các nghề
truyền thống như kim khí, điêu khắc), xã Dân Hòa 23,48% (với các nghề
truyền thống như đan lát, sơn tượng). Một tỷ lệ nữa nằm tại các xã có trục


-9-

quốc lộ, tỉnh lộ đi qua, hay những xã có các xí nghiệp công nghiệp. Hộ phi
nông nghiệp chủ yếu tại các hộ gia đình có kinh doanh buôn bán thương mại
nhỏ và là lao động trong các xí nghiệp công nghiệp đóng trên địa bàn cụ thể
như: Bình Minh, Bích Hòa, Dân Hòa, Cao Dương. (xem bảng 1.1)
Bảng 1.1 Bảng thống kê dân cư và lao động các xã
thuộc huyện Thanh Oai – Hà Nội [43]
STT

Tên xã

1
2
3
4
5
6
7

8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21

Xã Tam Hưng
Xã Mỹ Hưng
Xã Bình Minh
Xã Bích Hòa
Xã Cự Khê
Xã Cao Viên
Xã Thanh Cao
Xã Thanh Thùy
Xã Thanh Văn
Xã Đỗ Động
Xã Thanh Mai
Xã Kim An
Xã Kim Thư
Xã Phương Trung
Xã Cao Dương

Xã Xuân Dương
Xã Hồng Dương
Xã Dân Hòa
Xã Liên Châu
Xã Tân Ước
Thị Trấn Kim Bài

22

TỔNG

Diện Tích
(km2)

Dân số
(người)

10.85
6.29
7.35
5.19
5.76
7.43
4.64
5.42
6.77
6.48
5.46
3.36
2.9

4.82
4.62
3.58
9.03
7.23
6.29
8.74
4.42

12400
5368
10738
7290
4667
10460
8558
10013
9083
8766
8231
6586
4815
7712
8978
4842
11365
9354
7079
6913
7622


3280
1420
2841
1929
1235
2767
2264
2649
2403
2319
2178
1742
1274
2040
2375
1281
3007
2475
1873
1829
2016

Tỷ lệ hộ
nông
nghiệp
(%)
91.22
94.54
69.35

75.37
92.65
94.77
96.36
62.65
94.65
92.62
93.64
95.74
93.42
92.62
87.31
96.72
92.51
76.52
92.06
96.53
57.31

126.63

170840

45196

86.75

Số hộ
(hộ)


Tỷ lệ hộ
Tỷ lệ theo
phi nông
Mật độ
Đạo thiên
nghiệp
(người/km2)
chúa (%)
(%)
8.78
1143
1.34
5.46
853
4.25
30.65
1461
0.84
24.63
1405
87.26
7.35
810
2.54
5.23
1408
1.23
3.64
1844
28.67

37.35
1847
27.45
5.35
1342
4.32
7.38
1353
7.23
6.36
1508
2.07
4.26
1960
1.48
6.58
1660
2.36
7.38
1600
4.25
12.69
1943
1.45
3.28
1353
2.78
7.49
1259
6.35

23.48
1294
2.17
7.94
1125
74.38
3.47
791
7.35
42.69
1724
2.33
13.25

1349

1.2.3 Ngành nghề và mức sống
- Ngành nghề: Thanh Oai là một vùng quê với rất nhiều làng nghề với
118 làng nghề, trong đó có 27 làng nghề đã được công nhận như nón lá làng
Chuông – xã Phương Trung; quạt nan, mây tre, giang đan làng Vác – xã Dân
Hòa; giò chả làng Ước Lễ - xã Tân Ước; làm tương làng Cự Đà – xã Cự Khê;
kim khí và điêu khắc tại xã Thanh Thùy; . Gần chục năm trở lại, các khu công

12.39


- 10 -

nghiệp mở ra thu hút nhiều lao động địa phương như điểm công nghiệp Bích
Hòa, Bình Minh. Ngoài những nghề trên thì nông nghiệp vẫn là nghề chính

của người dân địa phương, với 86,75% số hộ hoạt động sản xuất nông nghiệp
[43]. Số lao động tham gia vào các lĩnh vực kinh tế xã hội trên địa bàn huyện
được sử dụng chưa hợp lí. Trong sản xuất nông nghiệp tính chất thời vụ rất rõ,
trong khi đó sản xuất công nghiệp, dịch vụ thương mại không đồng đều dẫn
đến thiếu việc làm, năng suất lao động thấp. Trong những năm gần đây huyện
Thanh Oai luôn chú trọng đến việc chuyển đổi mô hình canh tác như: lúa-cá,
chuyên cá, cây ăn quả và xây dựng thành các trang trại. Đây là những mô hình
sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Mức sống: Trong công cuộc đổi mới, đời sống của nhân dân trong
huyện đang ngày một nâng cao, nhu cầu sinh hoạt của nhân dân được đáp ứng
ngày một tốt hơn. Chương trình xây dựng nông thôn mới đang được triển khai
tại xã điểm Hồng Dương (dự kiến cuối năm 2012 sẽ hoàn thành) và 7 xã thuộc
giai đoạn 1 phấn đấu hoàn thành vào năm 2015. Từ sự chuyển biến tích cực về
cơ cấu kinh tế, hàng năm tỉ lệ tăng trưởng kinh tế đều đạt từ 13,5% trở lên, đời
sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, cơ sở hạ tầng nông thôn ngày
càng được đầu tư xây dựng. Đến nay, có trên 90% đường giao thông nông
thôn được trải nhựa, bê tông, trường học, trạm xá cơ bản đã được xây kiên cố,
cao tầng, 100% hộ dân được sử dụng điện sinh hoạt. Năm 2011, giá trị sản
xuất của huyện tăng 13,37% so với năm 2010; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích
cực; thu nhập bình quân của người dân đạt 16,5 triệu đồng/năm.
1.3 Quá trình phát triển của các công trình công cộng tại các xã thuộc
huyện Thanh Oai – Hà Nội
- Huyện Thanh Oai phía Bắc và phía Tây Bắc giáp quận Hà Đông (với
Sông Nhuệ chảy ở rìa phía Đông Bắc huyện, là ranh giới tự nhiên), phía Tây


- 11 -

giáp huyện Chương Mỹ (với Sông Đáy là ranh giới tự nhiên), phía Tây Nam
giáp huyện Ứng Hòa, phía Đông Nam giáp huyện Phú Xuyên, phía Đông giáp

huyện Thường Tín và phía Đông Bắc giáp huyện Thanh Trì của thủ đô Hà
Nội. Diện tích tự nhiên của huyện là 126,63 km², dân số là 170.840 người [43]
Cũng như tất cả các làng quê ở Việt Nam, Thanh Oai cũng phải trải qua nhiều
giai đoạn hình thành và phát triển, từ thời kỳ Phong kiến và Pháp thuộc –
trước năm 1945 đến thời kỳ Hợp tác xã nông nghiệp (năm 1954 – 1986) và
đến giai đoạn từ sau năm 1986 đến nay. Cùng với sự hình thành của các làng
xã thì sự xuất hiện các trung tâm cụm xã cũng bắt đầu diễn ra và có những sự
thay đổi rõ nét qua từng thời kỳ. Cụ thể như sau:
+ Trung tâm xã từ thời kỳ Phong kiến và Pháp thuộc – trước năm 1945:
Tính khép kín, hướng nội, bảo thủ được thể hiện rõ. Mỗi làng (thôn) đều có
cổng riêng: Cổng chính đặt hướng Nam – Bắc, là trục chính của làng và cổng
phụ đặt ở hướng trục Đông – Tây của làng; có hào nước, lũy tre bao quanh
vừa nhằm chống thiên tai, trộm cướp, địch họa, vừa mang tính quy ước về
không gian lãnh thổ của làng. Hệ thống giao thông của làng theo kiểu “nhành
cây”, thường đường giao thông chính của làng trùng với trục đặt cổng trước
và cổng sau của làng (được gọi là trục Hoàng Đạo), còn lại là hệ thống ngõ,
lối và đường cụt. Thời kỳ này trung tâm làng xã dần hình thành và trong trung
tâm các công trình phục vụ công cộng như đình làng, sân đình, cây đa, giếng
nước… là trung tâm văn hóa tinh thần , nơi vui chơi giải trí, giao lưu hội họp
của cộng đồng dân cư trong xã. Các công trình vật thể như chùa chiền, đền
thờ, nhà thờ, miếu mạo là trung tâm tâm linh của người dân. Chợ quê cũng đã
xuất hiện là đơn vị hành chính và là trung tâm kinh tế (vật chất), văn hóa, là
nơi giao lưu, hẹn hò, gặp gỡ, tỏ tình, ẩm thực, khoe sắc, trao đổi hàng hóa…
của làng xã, có khi của cả vùng và khu vực (lúc này gọi là chợ chính hay chợ
phiên) [34].


- 12 -

+ Trung tâm xã thời kỳ Hợp tác xã nông nghiệp (năm 1954 – 1986):

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, phương thức sản xuất của làng xã
trong thời kỳ này có sự thay đổi đột biến và kéo theo nó là sự thay đổi cơ cấu
chức năng các công trình công cộng trong trung tâm. Cơ cấu làng xã truyền
thống đã tồn tại hàng ngàn năm đến thời kỳ này bị phá vỡ và theo xu thế
hướng ngoại do cải cách ruộng đất. Bên cạnh làng xã cổ truyền xuất hiện dạng
xóm làng mới có quy mô nhỏ, độc lập theo hình thức tách hộ, di dân, khu dân
cư mới… Các điểm dân cư manh mún, nhỏ lẻ giữa các cánh đồng được tập
trung gom về tạo thành một điểm dân cư nông thôn có quy mô lớn. Bắt đầu
xuất hiện hệ thống công trình phục vụ sản xuất mới do hợp tác xã quản lý:
chuồng trại, trạm thú y, trạm khuyến nông, trạm máy kéo và sửa chữa, trụ sở
hợp tác xã; đặc biệt là hệ thống sân phơi, nhà kho rất phát huy tác dụng cho
tập thể và cá nhân. Hệ thống hạ tầng cơ sở kỹ thuật nông thôn được cải thiện;
môi trường sống được nâng cao; giếng khoan, nhà vệ sinh, nhà chăn nuôi, hè
rãnh thoát nước, đường xá… đều được khắc phục những yếu tố chưa phù hợp
nhằm phục vụ phát triển nông thôn mới xã hội chủ nghĩa. Hình thành hệ thống
các công trình phục vụ công cộng và phúc lợi xã hội do chính quyền xã quản
lý như trường học (nhà trẻ mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở),
trạm y tế, trạm xá, cửa hàng mua bán, trụ sở làm việc, trụ sở dân chính, trụ sở
làm việc của tổ chức Đảng và đoàn thể, nhà văn hóa, sân vận động thể dục thể
thao… [34].
+ Trung tâm xã từ sau năm 1986 đến nay: Thời kỳ này Nhà nước thừa
nhận hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ. Ruộng đất và các tư liệu sản xuất
khác đều do hộ nông dân quản lý và khai thác. Nền kinh tế tập thể kiểu mới
thay cho mô hình tập thể kiểu cũ. Từ chỗ chỉ có duy nhất mô hình kinh tế tập
thể là hợp tác xã nông nghiệp, hiện nay xuất hiện các mô hình kiểu mới như:
hợp tác xã dịch vụ - nông – lâm – ngư – nghiệp – thương nghiệp, hợp tác xã


- 13 -


dịch vụ tổng hợp công – nông- thương – tín (tín dụng)… Hệ thống sân phơi,
nhà kho, chuồng trại tập thể, trạm cơ khí chế tạo phục vụ nông nghiệp, trạm
khuyến nông, khuyến lương, khuyến y… không còn tồn tại, dẫn tới cộng đồng
không có sân phơi lương thực, chế biến thức ăn… gây nên nhiều bất cập trong
đời sống nông thôn và cho cả xã hội. Cơ sở hạ tầng nông thôn được nâng cấp,
cải tạo, xây dựng từng bộ phận, từng phần. Đáng chú ý nhất là mạng lưới y tế
thôn bản, làng xã phát triển mạnh, giải quyết sơ cấp cứu tại chỗ kịp thời và rất
có hiệu quả. Các công trình tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo được chấn hưng, tu
bổ, đầu tư lớn để cải tạo nâng cấp và tôn tạo lại thành các điểm di tích lịch sử,
văn hóa… phục vụ du lịch, nghiên cứu khoa học, sinh hoạt văn hóa tinh thần
tín ngưỡng của cộng đồng làng xã, khu vực, thậm chí trong cả nước và quốc tế
[34]. Điển hình như cụm di tích chùa Bối Khê (xã Tam Hưng), di tích đình
Bình Đà (xã Bình Minh). Các loại hình sản xuất phát triển đều khắp trong cả
nước. Đặc biệt là các làng nghề cổ truyền, truyền thống, các ngành nghề thủ
công truyền thống được phục hồi nhanh trong khắp cả huyện như làng Quạt,
đan lát làng Vác (xã Dân Hòa), nón làng Chuông (xã Phương Trung), giò Ước
Lễ, cơ khí điêu khắc (xã Thanh Thùy), tương Cự Đà (xã Cự Khê)… Các loại
hình thương mại dịch vụ phát triển, và được tiếp cận tới thôn xóm. Các xã đã
hình thành trung tâm xã riêng biệt, xây dựng trụ sở cơ quan hành chính chính
trị, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân, bưu điện, chợ, sân vận động, trường mầm non,
nhà trẻ mẫu giáo, trường cấp 1, trường cấp 2… Các trung tâm này chủ yếu
bám theo trục đường chính của xã, nằm ở điểm dân cư lớn tại trung độ của xã.
Nhiều xã có trung tâm hình thành từ sự phát triển từ các trung tâm cũ, gắn liền
với các công trình di tích đình chùa… Hình thức kiến trúc cảnh quan của
trung tâm xã được đầu tư xây dựng tạo bộ mặt cho cả xã.
+ Từ ngày 01/08/2008, toàn bộ tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào Hà Nội
theo Nghị quyết của Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII ngày 29/5/2008, Theo


- 14 -


đó, huyện Thanh Oai thuộc Hà Nội, Thanh Oai là huyện ngoại thành Hà Nội
và chỉ cách trung tâm Hà Nội 20km về phía Bắc. Trung tâm các xã trong
huyện lúc này đã được thay đổi nhiều, nhiều công trình phục vụ công cộng
được đầu tư xây mới và kiến thiết lại với sự đầu tư của thành phố, cụ thể như
xã Tam Hưng, Bình Minh, Kim An… Đến năm 2010 khi quyết định số
800/2010/QĐ-TT ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương
trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020; Nghị
quyết số 01/NQ/HU ngày 04/4/2011 của huyện ủy Thanh Oai về xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020. Đến giờ
các xã đang thực hiện chương trình nông thôn mới, các đồ án Quy hoạch nông
thôn mới cũng đang được triển khai nghiên cứu và báo cáo huyện. Các trung
tâm xã bắt đầu có sự thay đổi mạnh mẽ cụ thể là sự dịch chuyển trung tâm từ
địa điểm cũ sang địa điểm mới, xây mới một số công trình phục vụ công cộng.
Tuy nhiên nhìn chung tất cả các trung tâm xã trong huyện chưa đáp ứng được
các yêu cầu tiêu chí quy hoạch cũng như 19 tiêu chí của nông thôn mới, nhiều
công trình công cộng chức năng còn thiếu trong trung tâm (như khu văn hóa
thể dục thể thao, tín dụng, chợ), sự xuống cấp của các công trình công cộng,
các công trình bố trí chưa hợp lý, lộn xộn chưa có quy hoạch.
Ví dụ sau đây về sự biến đổi của các công trình công cộng trong trung
tâm của xã Tam Hưng – huyện Thanh Oai – Hà Nội là một dẫn chứng cụ thể
(hình 1.3)


- 15 -

1.4 Hiện trạng công trình công cộng tại các xã thuộc huyện Thanh Oai –
Hà Nội
1.4.1 Hiện trạng phân bố các công trình công cộng tại các xã thuộc
huyện Thanh Oai – Hà Nội

* Thực trạng chung
Huyện có 20 xã và 1 thị trấn trong đó có 5 xã có các làng nghề được
công nhận làng nghề truyền thống, 2 xã có trung tâm gắn liền với cụm di tích
lịch sử văn hóa được xếp hạng cấp Quốc gia, 1 xã có điểm công nghiệp tập
trung và 12 xã thuần nông. Mỗi xã có 1 trung tâm xã, là nơi xây dựng các
công trình hành chính, văn hóa, tín ngưỡng, thương mại, dịch vụ của cả xã.
Ngoài những chức năng chính là trung tâm hành chính – chính trị của cả xã,
trung tâm các xã còn là nơi trao đổi văn hóa, nghệ thuật, nơi trao đổi kiến
thức, sinh hoạt tập thể, trao đổi hàng hóa nông phẩm của người dân trong xã
và liên xã. Các trung tâm xã hiện đang được đầu tư xây dựng tạo bộ mặt cho
các xã trong huyện. Tuy nhiên việc xây dựng các công trình công cộng trong
các trung tâm vẫn còn nhiều điểm chưa đáp ứng được các tiêu chí về quy
hoạch và các nhu cầu sử dụng của người dân như: Sự phân bố các công trình
còn lộn xộn, phân tán không có quy hoạch cụ thể, các trung tâm còn thiếu các
công trình công cộng quan trọng như bưu điện, trung tâm văn hóa thể thao,
quỹ tín dụng, chợ… Hầu hết các trung tâm chưa có những quy hoạch rõ ràng,
chưa được đầu tư đồng bộ và chưa phát huy được thế mạnh riêng của từng xã.
Đối với các xã có cơ cấu kinh tế đặc biệt như làng nghề, thuần nông, du lịch
văn hóa tín ngưỡng các trung tâm xã chưa có quy hoạch cụ thể, chưa đáp ứng
các nhu cầu của người dân địa phương, chưa tạo được mối liên hệ giữa nơi
sản xuất với trung tâm, chưa khai thác được những thế mạnh của xã. Cụ thể


- 16 -

thực trạng quy hoạch xây dựng các công trình công cộng tại các xã trong
huyện như sau:
* Thực trạng tại các xã có làng nghề (xã Dân Hòa, xã Phương Trung, xã
Cự Khê, xã Thanh Thùy, xã Tân Ước). 5 xã trong huyện với những làng nghề
đặc trưng khác nhau. Mây tre đan – làng Vác – xã Dân Hòa, Nón lá làng

Chuông – xã Phương Trung, tương làng Cự Đà – xã Cự Khê, kim khí và điêu
khắc – xã Thanh Thùy, giò chả làng Ước lễ - xã Tân Ước. Cùng với sự hình
thành các làng nghề đặc trưng của xã, các trung tâm xã cũng được xây dựng
nhằm mục đích phục vụ tốt nhất cho việc giao lưu học hỏi kinh nghiệm, thủ
tục hồ sơ vay vốn, thủ tục hành chính, các dịch vụ giao lưu trao đổi hàng hóa.
Thực trạng quy hoạch xây dựng các công trình công cộng tại các trung tâm xã
chưa thực sự tốt, mỗi xã đều có những mặt được và chưa được.
+ Xã Thanh Thùy: xã có nhiều làng nghề, chủ yếu hoạt động sản xuất
cơ khí và điêu khắc, hoạt động sản xuất nông nghiệp ít được quan tâm. Trung
tâm xã được phân bố rải rác dọc theo trục Tỉnh lộ 71, một số các công trình
được đầu tư xây dựng mới như (quỹ tín dụng, bưu điện, mầm non, trạm xá,
trường cấp 1), công trình ủy ban nhân dân xã và trường cấp 2 chưa được đầu
tư xây dựng, hiện đang xuống cấp. Xã còn thiếu nhiều công trình phục vụ
công cộng như công trình văn hóa thể dục thể thao; chợ chưa được quy hoạch
rõ ràng, hiện đang được xây dựng tự phát tại thôn Rùa Hạ, nằm cách xa trung
tâm và các thôn khác, trung tâm có bán kính xa với các điểm làng nghề (xem
hình1.4).
+ Xã Tân Ước: Xã có trung tâm nằm ngay trục đường xã thuộc thôn Tri
Lễ. Các công trình công cộng của xã được phân bố theo dạng nhóm, đang
được đầu tư xây dựng mới và cải tạo. Trong trung tâm đã hình thành các công
trình công cộng Ủy ban nhân dân, trường cấp 1, cấp 2, mầm non, trạm xá, bưu


- 17 -

điện. Trung tâm có quỹ đất phát triển rộng và có cảnh quan đẹp. Tuy nhiên xã
còn thiếu các công trình như quỹ tín dụng; công trình văn hóa thể dục thể
thao; chợ chưa được quy hoạch rõ ràng, hiện đang được xây dựng tự phát
bám dọc theo 2 bên trục đường xã, gây mất cảnh quan trung tâm và ảnh hưởng
giao thông xã. (xem hình 1.5)

+ Xã Cự Khê: Trung tâm xã có nhiều công trình được đầu tư xây mới
và nằm tại trục liên xã bên nhánh sông Nhuệ (sông Hòa Bình). Công trình ủy
ban nhân dân, trường cấp 1, cấp 2, trạm xá đã được đầu tư xây mới khang
trang và có cảnh quan đẹp. Trung tâm đang được đầu tư xây dựng tuy nhiên
còn thiếu nhiều công trình phục vụ công cộng như bưu điện, quỹ tín dụng,
cụm công trình văn hóa thể dục thể thao, chợ, trường mầm non.(xem hình 1.6)
+ Xã Phương Trung: Xã có các công trình công cộng phân bố rải rác,
phân tán. Trong trung tâm xã là các công trình Ủy ban nhân dân, trường mầm
non, trường cấp 1, cấp 2, các công trình đang được đầu tư xây dựng mới
khang trang và có cảnh quan đẹp. Chợ xã nằm dưới chân đê sông Đáy, chưa
được đầu tư xây dựng và đang xuống cấp, chợ nằm xa trung tâm và khó mở
rộng bởi bị hạn chế 1 bên là đê sông Đáy, các bên còn lại là nhà ở. Trạm xá
không nằm trong trung tâm và cách trung tâm 1km, bán kính phục vụ xa nhất
là 2km. Xã còn thiếu nhiều công trình phục vụ công cộng như bưu điện, quỹ
tín dụng, cụm công trình văn hóa thể dục thể thao. (xem hình 1.7)
+ Xã Dân Hòa các công trình công cộng được bố trí tập trung nằm ở
ngay trục đường xã từ Quốc lộ 21B đi vào, trong trung tâm xã có bố trí các
công trình như Ủy ban nhân dân xã, trạm xá, bưu điện, quỹ tín dụng, chợ,
trường cấp 1,cấp 2, mầm non. Nhìn chung các công trình công cộng trong xã
đã và đang được đầu tư xây mới khang trang và nằm ở vị trí có cảnh quan đẹp,
thuận lợi giao thông và liên hệ với bên ngoài. Tuy nhiên thực trạng chợ Vác


- 18 -

(chợ xã) chưa được đầu tư xây dựng, hiện mới chỉ là những dãy nhà cấp 4 mái
tôn, chợ bị hạn chế về không gian vì chợ được bao bọc bởi các hộ gia đình
xung quanh. Trong trung tâm xã còn thiếu công trình văn hóa thể dục thể thao,
vui chơi giải trí. (xem hình 1.8)
Như vậy ta có thể thấy những bất cập trong trung tâm các xã có làng

nghề thuộc huyện Thanh Oai như sau:
+ Chợ chưa được quy hoạch rõ ràng hay chưa được đầu tư tu bổ xây
mới, quỹ đất cho phát triển chợ tại xã Dân Hòa, xã Phương Trung bị hạn chế.
Chợ chưa phát huy được nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa làng nghề.
+ Trung tâm các xã còn thiếu các công trình công cộng quan trọng phục
vụ nhu cầu văn hóa, vui chơi giải trí, vay vốn tiết kiệm như bưu điện, cụm
công trình văn hóa thể dục thể thao, quỹ tín dụng.
+ Một số xã có các công trình công cộng phân bố rải rác, lộn xộn, chưa
có quy hoạch rõ ràng (Thanh Thùy, Phương Trung)
* Thực trạng tại các xã có trung tâm gắn liền với di tích lịch sử cấp
Quốc gia (xã Tam Hưng, xã Bình Minh)
Toàn huyện hiện có 122 di tích lịch sử, văn hóa, di tích cách mạng và
có 81 lễ hội truyền thống [26]. Trong đó có 2 cụm di tích lịch sử với các lễ hội
lớn trong năm nằm tại 2 trung tâm xã, xã Tam Hưng và xã Bình Minh, điều
này có ảnh hưởng lớn đến việc quy hoạch xây dựng các công trình công cộng
tại trung tâm, nhằm phục vụ các hoạt động kinh tế chính trị, văn hóa tinh thần,
vui chơi giải trí và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Cụ thể hiện trạng quy
hoạch xây dựng các công trình công cộng trong các trung tâm như sau:
+ Xã Tam Hưng: Trung tâm xã được xây dựng phát triển từ trung tâm
cũ, từ khi còn là đình chùa, tới khi chuyển sang Hợp tác xã nông nghiệp và


- 19 -

đến nay với một hệ thống các công trình phục vụ công cộng như: Ủy ban nhân
dân, trường cấp 1, cấp 2, mầm non, bưu điện, quỹ tín dụng, chợ, trạm xá,
trung tâm đã phần nào đáp ứng được nhu cầu giải quyết thủ tục hành chính,
giao lưu văn hóa, trao đổi hàng hóa nông sản của người dân. Tuy nhiên trung
tâm chưa phát huy được thế mạnh cũng như chưa khai thác tốt vị trí ngay sát
với trung tâm lễ hội lớn của vùng. Lễ hội truyền thống chùa Bối Khê, được tổ

chức vào 10 - 12 tháng giêng [26] thu hút hàng chục nghìn du khách thập
phương về dự lễ hội , chùa nằm trong trung tâm xã với diện tích đất 7,1ha
[44], cứ mỗi lần tổ chức lễ hội là trung tâm xã lại kẹt cứng người, các công
trình phục vụ bên ngoài lễ hội chưa có như khu để xe, khu mua bán, khu văn
hóa thể dục thể thao, vui chơi giải trí… (xem hình 1.9)
+ Xã Bình Minh: Các công trình công cộng trong xã bố cục dải nằm rải rác
bên trục đường chính của xã. Trong trung tâm có các công trình như Ủy ban
nhân dân, chợ, trường cấp 1, cấp 2, mẫu giáo. Các công trình được xây mới và
đang được cải tạo. Trung tâm nằm lẫn trong khu dân cư nên có cảnh quan hạn
chế, việc phát triển trong tương lai gặp nhiều khó khăn. Một số công trình
công cộng phân bố rải rác và cách xa trung tâm như bưu điện, trạm xá. Chợ
nằm ngay trục đường Quốc lộ 21B và nằm gọn trong khu dân cư, chợ đang
xuống cấp và chưa được đầu tư xây dựng. Chợ nằm tại vị trí ảnh hưởng đến
cảnh quan của khu di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia đình Bình Đà, gây ảnh
hưởng đến cảnh quan và môi trường khu di tích, chợ có quỹ đất phát triển hạn
chế. Trung tâm hình thành và phát triển gắn liền với cụm di tích lịch sử, hằng
năm cứ mùa lễ hội đến (1-6 tháng ba âm lịch) [26], thu hút hàng chục nghìn
du khách thập phương đến dự, các hoạt động tế lễ trong lễ hội thường xuyên
được diễn ra trong suốt 6 ngày diễn ra lễ hội, trục Quốc lộ 21B và trục chính
của xã thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông. Nguyên nhân chính là do trung
tâm xã chưa có được các công trình phục vụ công cộng như bãi đỗ xe, khu văn


- 20 -

hóa thể dục thể thao, vui chơi giải trí, cảnh quan bên ngoài khu di tích chưa
được đầu tư, chợ nằm trong trung tâm cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc
ùn tắc trên. Xã cần có phương án quy hoạch và cải tạo lại các khu chức năng
trong trung tâm xã. (xem hình 1.10)
Ngoài việc trung tâm xã gắn liền với di tích lịch sử cấp Quốc gia thì

Tam Hưng và Bình Minh còn là hai xã có diện tích lớn có những điểm dân cư
cách xa trung tâm chính, các điểm dân cư này phân bố độc lập và đang manh
múm hình thành trung tâm phụ với việc xuất hiện của trường tiểu học, trường
mầm non, một số cửa hàng tạp hóa nhỏ. Trung tâm phụ chưa rõ ràng và còn
thiếu nhiều công trình phục vụ nhu cầu hằng ngày của người dân.
 Như vậy ta có thể thấy những bất cập trong trung tâm gắn liền với di
tích lịch sử cấp Quốc gia như sau:
+ Thiếu các công trình phục vụ bên ngoài khu di tích như bãi đỗ xe, khu
văn hóa thể dục thể thao, vui chơi giải trí.
+ Chợ nằm trong trung tâm và gần khu di tích là điều ảnh hưởng lớn
đến cảnh quan, môi trường của di tích.


- 21 -

* Thực trạng tại các xã thuần nông (xã Mỹ Hưng, xã Cao Viên, xã
Thanh Cao, xã Thanh Văn, xã Đỗ Động, xã Thanh Mai, xã Kim An, xã Kim
Thư, xã Cao Dương, xã Xuân Dương, xã Liên Châu)
+ Các xã có công trình phân bố theo dạng nhóm (xã Thanh Mai, Kim
An, Xuân Dương, Hồng Dương (xem hình 1.11; 1.12; 1.13; 1.14)). Trong
trung tâm hầu hết các công trình công cộng đang được đầu tư xây mới và cải
tạo khang trang, các công trình nằm trong trung tâm chủ yếu là trường cấp 1,
cấp 2, mẫu giáo, Ủy ban nhan dân xã, trạm xá. Trong trung tâm các xã chưa
có công trình phục vụ văn hóa thể dục thể thao, chưa có quy hoạch chợ rõ
ràng, chợ hiện đang phát triển tự phát bám dọc 2 bên trục đường xã, bưu điện
và quỹ tín dụng cũng chưa được xây dựng trong trung tâm. Mối liên hệ giữa
các công trình chưa được chặt chẽ, hầu hết các trung tâm đều bị trục chính
giao thông xã cắt qua, các công trình xây dựng bám dọc 2 bên trục đường xã
tạo khoảng cách lớn giữa các công trình.
+ Các xã có công trình công cộng phân bố lộn xộn, không có quy hoạch

rõ ràng (xã Cao Viên, Kim Thư, Liên Châu (xem hình 1.15; 1.16; 1.17)).
Trung tâm khó xác định do các công trình công cộng được phân tán rải rác
quanh xã, bám theo các trục chính của xã. Trung tâm xã Cao Viên nằm tại
thôn Đống gồm các công trình Ủy ban nhân dân, Trạm xá, trường cấp 1, các
công trình khác như nhà trẻ mẫu giáo, trường cấp 2, chợ… được phân bố rải
rác quanh xã và bám dọc theo trục giao thông chính của xã. Xã Kim Thư là
một xã không xác định được trung tâm xã nằm ở vị trí nào, do việc xây dựng
các công trình công cộng tại xã phân tán, lộn xộn không có quy hoạch cụ thể,
mỗi công trình một nơi. Ủy ban nhân dân và Trạm xá nằm ngay ngã ba giữa
Quốc lộ 21B và trục đường dẫn vào xã, trường cấp 1 nằm thôn Kim Thành,
trường cấp 2 nằm thôn Kim Châu, chợ nằm ngay dưới chân đê sông Đáy. Các


- 22 -

công trình không có mối liên hệ với nhau, sự biệt lập của các công trình khiến
việc quản lý khó khăn và điều quan trọng là không tạo được bộ mặt chính cho
xã. Các công trình hầu hết đang được đầu tư xây dựng và cải tạo, chợ được
hình thành lâu đời bên đê sông Đáy, chợ đang xuống cấp và chưa được đầu tư
xây dựng. Trong xã còn thiếu công trình phục vụ văn hóa thể dục thể thao, vui
chơi giải trí, quỹ tín dụng. Trung tâm xã Liên Châu được hình thành rõ ràng,
trong trung tâm có các công trình Ủy ban nhân dân, trường cấp 1, cấp 2. Các
công trình đã được xây mới, trường cấp 1 đang được đầu tư cải tạo các khối
phòng học và cảnh quan trường. Trong trung tâm còn thiếu nhiều công trình
công cộng thiết yếu do việc phân bố rải rác các công trình, công trình trạm xá
nằm tại thôn Châu Mai cách trung tâm 1,5km, xã còn thiếu bưu điện, chợ, quỹ
tín dụng, công trình phục vụ văn hóa thể dục thể thao, vui chơi giải trí.
+ Các xã có các công trình công cộng phân bố bám với các trục giao
thông chính qua xã (xã Thanh Cao, Mỹ Hưng, Thanh Văn, Đỗ Động, Cao
Dương (xem hình 1.18; 1.19; 1.20; 1.21; 1.22)). Trung tâm xã được hình

thành do các công trình công cộng xây dựng trải dài bám dọc theo trục giao
thông chính của xã. Hầu hết các công trình công cộng xây dựng trong trung
tâm (Ủy ban nhân dân, trường cấp 1, cấp 2, trạm xá) đã được đầu tư xây dựng
khang trang. Xã Thanh Văn, và Cao Dương có trung tâm tương đối giống
nhau, các công trình được xây dựng bám sát 2 bên trục đường xã, bắt đầu là
chợ, sau là Ủy ban nhân dân, trường cấp 1, cấp 2 và tiếp đến là Trạm xá.
Trung tâm xã còn thiếu nhiều công trình (bưu điện, quỹ tín dụng, công trình
phục vụ văn hóa thể dục thể thao, vui chơi giải trí…), các công trình phân bố
rải rác, mối liên hệ giữa các công trình không được khăng khít do bị xen kẽ
bởi các hộ dân cư. Trung tâm xã Đỗ Động, tuy các công trình xây dựng theo
dạng dải, tuyến nhưng các công trình được bố trí sát gần nhau và nằm ở 1 bên
của trục chính xã, không bị xen kẽ bởi các hộ dân cư. Các công trình như Ủy


- 23 -

ban nhân dân, trạm xá, mầm non, bưu điện, trường cấp 1, cấp 2, được xây mới
và được đầu tư cải tạo nâng cấp, nhìn chung trung tâm xã Đỗ Động tuy còn
thiếu các công trình như chợ, công trình phục vụ văn hóa thể dục thể thao …
nhưng trung tâm cũng tạo được bộ mặt của xã, trung tâm hình thành rõ ràng
và các công trình có hình thức kiến trúc và cảnh quan đẹp.
* Thực trạng tại xã có điểm công nghiệp tập trung (xã Bích Hòa). Điểm
công nghiệp Bích Hòa hiện có diện tích 43,4ha (giai đoạn 1 của dự án), toàn
bộ diện tích mở rộng điểm công nghiệp Bích Hòa thành cụm công nghiệp
Thanh Oai là 100,67ha [46] . Trung tâm xã phát triển dạng tuyến dọc theo
sông Hòa Bình (nhánh sông Nhuệ) trung tâm nằm cách xa điểm công nghiệp
1km nên có mối liên hệ kém (xem hình 1.23; 1.24). Công nhân trong điểm
công nghiệp chủ yếu là người dân địa phương, các công trình công cộng trong
trung tâm không đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân cũng như lao
động tại các xí nghiệp, việc giải quyết thủ tục hành chính, việc đảm bảo an

ninh trật tự chung trong xã, việc giải quyết các nhu cầu về mua sắm, bưu
chính viễn thông, vay và gửi tín dụng, ngân hàng… đều rất kém. Hiện trong
trung tâm xã có các công trình như Ủy ban nhân dân, bưu điện, trường cấp 2,
trạm xá, như vậy trung tâm còn thiếu rất nhiều các công trình như tín dụng,
chợ, công trình phục vụ văn hóa thể dục thể thao. Đối với một xã có điểm
công nghiệp tập trung như thế này thì các công trình trong trung tâm cần đầy
đủ và có bán kính phục vụ tốt nhằm nâng cao đời sống người dân, hỗ trợ tư
vấn cho người dân về công ăn việc làm, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí,
phục hồi sức lao động, khám chữa bệnh cho người dân là hết sức cần thiết.


- 24 -

1.4.2 Hiện trạng về quy mô xây dựng các công trình công cộng tại các
xã thuộc huyện Thanh Oai – Hà Nội
Thực trạng quy mô xây dựng các công trình công cộng tại các xã thuộc
huyện Thanh Oai – Hà Nội có nhiều bất cập, có những công trình có quy mô
lớn, có những công trình có quy mô nhỏ, thậm chí có những công trình còn
thiếu trong cơ cấu hệ thống các công trình trong trung tâm xã, cụ thể như sau:
+ Quy mô trụ sở Ủy ban nhân dân xã: công trình thường có quy mô 2
tầng được đầu tư xây mới kiên cố mái bê tông cốt thép gắn ngói chống nóng.
Diện tích xây dựng trụ sở từ 3000 đến 7000m2, tầng cao trung bình 2 tầng,
mật độ xây dựng từ 20% đến 30%, có nhà hội trường quy mô từ 100 đến 250
ghế ngồi tùy thuộc vào từng xã.
+ Quy mô công trình giáo dục: Thường có quy mô 2 tầng, gồm từ hai
đến bốn dãy nhà học. Đối với những xã lớn hay những xã có điểm dân cư biệt
lập bán kính xa trung tâm thường có hai nhóm điểm trường cấp 1, một trường
đặt tại trung tâm xã có diện tích từ 2000 đến 4000m2, một trường có quy mô
nhỏ hơn đặt ở điểm dân cư xa trung tâm có diện tích từ 1000m2 đến 2000m2
nhằm đảm bảo bán kính phục vụ. Trong xã chỉ có một trường cấp 2 với các

dãy nhà hai tầng sắp xếp trong khuôn viên từ 3000m2 đến 5000m2 tùy từng
xã. Các trường mầm non được đặt tại các điểm dân cư, trong trung tâm xã tùy
quy mô của từng xã mà quyết định việc có hay không công trình trường mầm
non trong trung tâm. Những xã có công trình trường mầm non đặt tại trung
tâm như Tam Hưng, Bình Minh, Thanh Thùy, Mỹ Hưng… gọi là trường mầm
non điểm xã. Trường có quy mô lớn thường được thiết kế từ hai hay ba dãy
nhà hai tầng ghép với nhau bởi nhà cầu, trường có đầy đủ sân chơi, vườn hoa,
các công trình phụ trợ khác và được xây dựng trên lô đất từ 1000m2 đến
2500m2.


- 25 -

+ Quy mô công trình y tế: Các xã có công trình y tế cũ có quy mô xây
dựng 1 tầng, nhà cấp 4, mái ngói đơn giản. Các xã đã và đang được xây dựng
mới có quy mô 2 tầng từ 8 đến 14 phòng khám chữa bệnh và phòng hành
chính. Trạm y tế xã được xây dựng trên lô đất từ 750m2 đến 2500m2 tùy từng
xã.
+ Quy mô công trình cây xanh, văn hóa - thể dục thể thao: Hầu hết các
xã chưa có công trình cây xanh, văn hóa thể dục thể thao. Một số xã có xây
dựng sân vận động nhỏ chưa đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt thể dục thường
xuyên của người dân trong xã.
+ Quy mô công trình bưu điện và quỹ tín dụng: Bưu điện thường có quy
mô 1 tầng, được xây dựng trên lô đất từ 150m2 đến 350m2. Quỹ tín dụng có
xã có xây dựng riêng với quy mô từ một đến hai tầng, xây dựng trên lô đất từ
250 đến 400m2. Tuy nhiên có những xã chưa có công trình quỹ tín dụng
riêng, mà chỉ là một phòng ban nhỏ trong trụ sở Ủy ban nhân dân.
+ Quy mô công trình chợ, cửa hàng dịch vụ: Chợ là công trình không
thể thiếu trong xã, tuy nhiên một số xã có quy hoạch chợ rõ ràng như Tam
Hưng, Bình Minh, Dân Hòa, Phương Trung… với quy mô một tầng và được

xây dựng trên lô đất từ 1600m2 đến 6500m2. Một số xã chưa có quy hoạch
điểm sinh hoạt chợ như Bích Hòa, Mỹ Hưng, Kim An, Thanh Thùy, Thanh
Mai… Chợ được tổ chức tự phát bám dọc theo trục giao thông qua xã, hay
phát triển từ những điểm dân cư lớn trong xã với nhu cầu mua bán trao đổi
hàng hóa, gây mất cảnh quan và an toàn giao thông.


×