Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN LUẬT CẠNH TRANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.17 KB, 38 trang )

LUẬT CẠNH TRANH
Nhận định
1. Pháp luật cạnh tranh có mục đích trực tiếp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp.
=> SAI: Mục đích của luật cạnh tranh là tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, bảo vệ
quyền và lợi ích của người tiêu dùng, luật cạnh tranh chỉ bảo toàn năng lực cạnh tranh, và
thông qua việc bảo toàn gián tiếp làm doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, Đồng
thời năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không phụ thuộc vào sự hổ trợ của pháp luật
cạnh tranh mà phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế-kỹ thuật.
2. Khi xác định hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh của doanh nghiệp, không cần
xem xét hậu quả , thiệt hại cụ thể.
SAI: => Pháp luật cạnh tranh có 2 loại hành vi cạnh tranh, trong đó hành vi hạn chế cạnh
tranh không nhất thiết phải xem xét có hậu quả hay không, chỉ cần thỏa mãn yếu tố hành vi
thì có thể xem xét, tuy nhiên không nhất thiết chứ không phải là không cần xem xét hậu quả.
Còn đối với việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì xem xét hậu quả, thiệt hại là
1 yếu tố quan trọng để quyết định xử lý, xem xét quyết định hình phạt chính hay hình phạt
bổ sung..
3. Năm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh khi thị phần kết hợp của chúng
chiếm trên 75% trên thị trường liên quan .
=> SAI: Luật Cạnh tranh chỉ xem trường hợp 4 doanh nghiệp có tổng thị phần trên 75% trở
lên trên thị trường liên quan mới xem là nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường
( theo điểm c Khoản 2 Điều 11 Luật cạnh tranh). Luật CT quan niệm rằng trường hợp có 5
doanh nghiệp thì nó đã đủ để tạo nên sự cạnh tranh nên chỉ quy định 4 doanh nghiệp kết hợp
với nhau và có tổng thị phần trên 75% mới xem là nhóm Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh
thị trường
4. Bất kì tổ chức, cá nhân nào cũng có quyền khiếu nại đến cơ quan quản lý cạnh
tranh.
SAI=> Xem khoản 1 điều 58 LCT.
“ Tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi
phạm quy định của Luật này (sau đây gọi chung là bên khiếu nại) có quyền khiếu nại đến cơ
quan quản lý cạnh tranh”.


Như vậy không phải bất kỳ cá nhân tổ chức nào cũng có quyền khiếu nại….
5. Nhận thấy ( thể hiện hành vi đã biết ) công ty A sản xuất loại gạch men AKIRA rất
nổi tiếng trên thị trường , một công ty chuyên kinh doanh vật liệu xây dựng khi thành
lập đã lấy tên là TAKIRA Co .Ltd.,
=> Có vi phạm theo Điều 40 LCT,
Vì AKIRA là doanh nghiệp nổi tiếng nên công ty A phải biết điều này và thực tế công ty A
đã nhận thấy điều này, đây là hành vi cố ý,( trường hợp vô ý thì không xem xét ) đồng thời
có hành vi sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn về tên thương mại và mục đích nhằm làm sai lệch
nhận thức của khách hàng về hành hóa dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh. Bản thâm công ty
A là doanh nghiệp nên hành vi của A hoàn toàn cấu thành hành vi vi phạm về chỉ dẫn gây
nhầm lẫn quy định tài Điều 40 LCT.
6. Công ty X sản xuất nước giải khát có ga có thị phần 40% trên thị trường liên quan
đã đưa ra chương trình khuyến mại cho các đại lý là mua 2 thùng nước giải khát có ga
I.


sẽ được tặng 1 thùng . Điều tra cho thấy khi thực hiện chương trình này, giá bán lẻ một
chai nước giải khát có ga của công ty X sẽ thấp hơn giá thành toàn bộ
Xét 2 trường hợp sau:
Nếu giá thấp hơn giá thành toàn bộ là có lý do chính đáng ( hạ giá bán hàng hóa tươi sống,
hạ giá bán theo mùa, hạ giá bán trong chương trình khuyến mãi theo quy định của pháp
luật ) thì không xem là bán phá giá=> Công ty không vi phạm
Ngược lại thì bị coi là vi phạm pháp luật cạnh tranh. ( Xem k2 điều 23 NĐ 116/2005)
MỤC ĐÍCH suy đoán từ biểu hiện hành vi, không cần chứng minh.
7. Pháp luật cạnh tranh là loại pháp luật chủ yếu mang tính ngăn cấm, can thiệp.
=> Đúng. Mục đích của LCT là nhằm ngăn cản, hạn chế các hành vi liên quan đến cạnh
tranh không lành mạnh, hạn chế cạnh tranh nhằm mục đích tạo môi trường bình đẳng trong
cạnh tranh và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Pháp luật cạnh tranh không có tính mở mà nó
mang tính ngăn cấm, can thiệp.
8. Mọi hành vi cạnh tranh không lành mạnh đều nhằm vào đối thủ cạnh tranh của DN.

=> SAI. Hành vi tại khoản 3 điều 45 LCT về việc quảng cáo gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho
khách hành, hoặc hành vi quy định tại Điều 43 LCT. Đây là những hành vi cạnh tranh không
lành mạnh nhưng không nhằm vào đối thủ cạnh tranh.
9. Tất cả các trường hợp tập trung kinh tế đều phải được kiểm soát bởi cơ quan quản lý
cạnh tranh.
=> SAI. Xem khoản 1,k2 Điều 19, xem đoạn 2 k1 điều 20 LCT.
10. Hội đồng cạnh tranh quốc gia là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong xử lý vi phạm
pháp luật cạnh tranh
.=> HĐCT chỉ có thẩm quyền xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh, trong khi Cục quản lý cạnh
tranh là cơ quan quản lý cạnh tranh theo quy định của pháp luật có chức năng xem xét điều tra,
giải quyết các hành vi cạnh tranh không lành mạnh….xử lý các hành vi khác, bảo vệ người tiêu
dùng, chống trợ cấp, tự vệ. Thẩm quyền điều tra các vụ việc liên quan đến cạnh tranh không
lành mạnh và hạn chế cạnh tranh thuộc về cơ quan quản lý cạnh tranh, tức là Cục quản lý cạnh
tranh (khoản 2 Điều 49 LCT 2004 và Điều 5 Nghị định 06/2006 NĐ-CP).
Như vậy thẩm quyền cao nhất vẫn thuộc về cơ quan quản lý cạnh tranh (CQQLCT ).
11. Công ty A có thị phần 35% trên thị trường liên quan đã đưa ra quyết định về tỷ lệ
giảm giá khác nhau cho các đại lý ở các địa bàn khác nhau.
=> Có vi phạm vì: Thị phần 35% (thống lĩnh thị trường K1 ĐIỀU 11 LCT) Quyết định đưa ra tỉ
lệ giảm giá khác nhau trong các giao dịch như nhau giữa các đại lý đã tạo ra sự cạnh tranh bất
bình đẳng ( xem k4 điều 13 LCT )
12. Sáu công ty sản xuất, lắp ráp máy tính ở VN có thị phần 30% trên thị trường liên quan
đã ký thỏa thuận hợp tác lắp ráp máy tính giá rẻ với thương hiệu chung và ấn định giá
bán loại máy tính này phải dưới 4 triệu đồng.
=> Không vi phạm. Sáu công ty có thị phần 30% không thuộc các trường hợp nhóm doanh
nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường quy định tại khoản 2 điều 11 LCT, do đó việc thỏa thuận
chung ấn định giá bán dưới 4tr không thuộc các hành vi bị cấm tại điều 13 LCT vì các hành vi
này chỉ cấm đối với các doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường.
13. Mọi hành vi có mục đích hạn chế cạnh tranh đều bị cấm.
SAI=> Trường hợp thỏa thuận không cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại, đại diện cho
thương nhân … không bị xem là bất hợp pháp. Hoặc có trường hợp thỏa thuận mang tính chất



hạn chế cạnh tranh nhưng nó cũng có tác động tích cực đến thị trường chẳng hạn: thỏa thuận
phụ là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, nhưng thỏa thuận này nhăm mục đích bổ trợ cho thỏa
thuận chính, và thỏa thuận chính này lại có ích cho kinh tế, xã hội.. thì lúc này không xem thỏa
thuận có tính chất cạnh tranh là bất hợp pháp.
14. Việc bên mời thầu tiết lộ thông tin trong hồ sơ dự thầu của 1 bên dự thầu cho một bên
dự thầu khác để bên này chỉnh sửa hồ sơ dự thầu nhằm mục đích thắng thầu bị coi là
hành vi thông đồng trong đấu thầu quy định tại K8D8 Luật cạnh tranh.
KHÔNG => Trường hợp bên mời thầu không phải là doanh nghiệp thì việc tiết lộ này không
thuộc phạm vi khoản 8 Điều 8 Luật cạnh tranh.
Hơn nữa Trường hợp này không thuộc các hành vi quy định tại Điều 21 Nghị định
116/2005/NĐ-CP . Điều 21 Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định như sau:
“ Thông đồng để một hoặc các bên thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ
là việc thống nhất cùng hành động trong đấu thầu dưới một trong các hình thức sau đây:
- Một hoặc nhiều bên tham gia thoả thuận rút khỏi việc dự thầu hoặc rút đơn dự thầu được nộp
trước đó để một hoặc các bên trong thoả thuận thắng thầu.
- . Một hoặc nhiều bên tham gia thoả thuận gây khó khăn cho các bên không tham gia thoả
thuận khi dự thầu bằng cách từ chối cung cấp nguyên liệu, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc
các hình thức gây khó khăn khác.
- Các bên tham gia thoả thuận thống nhất đưa ra những mức giá không có tính cạnh tranh hoặc
đặt mức giá cạnh tranh nhưng kèm theo những điều kiện mà bên mời thầu không thể chấp nhận
để xác định trước một hoặc nhiều bên sẽ thắng thầu.
- Các bên tham gia thoả thuận xác định trước số lần mỗi bên được thắng thầu trong một khoảng
thời gian nhất định.”
15. Mọi hành vi sáp nhập doanh nghiệp đều phải tiến hành thủ tục tập trung kinh tế tại cơ
quan quản lý cạnh tranh
SAI=> ĐIỀU 19 LUẬT CT quy định 1 số hành vi tập trung kinh tế bị cấm theo Điều 18 LCT
nhưng lại được cho hưởng sự miễn trừ bao gồm 2 trường hợp sau:
+ Một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào

tình trạng phá sản;
+ Việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế-xã hội,
tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ.
Bên cạnh đó đoạn 2 Điều 20 Luật Cạnh tranh cũng đưa ra trường hợp tập trung kinh tế nhưng
không phải làm thủ tục khai báo tập trung kinh tế đối với trường hợp sau:
+ Trường hợp thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế thấp hơn 30%
trên thị trường liên quan hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn
thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật.
16. Pháp luật cạnh tranh chủ yếu dùng để nhằm bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp.
SAI=> Mục đích chủ yếu là tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo lưu khả năng cạnh
tranh của các doanh nghiệp, đồng thời bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, nếu doanh nghiệp có
hành vi hạn chế CT, CT không lành mạnh thì bị xử lý theo PL CT. Như vậy không chỉ bảo vệ
doanh nghiệp mà còn bảo vệ cả người tiêu dùng.
17. Hành vi của doanh nghiệp dùng vũ lực để ép buộc khách hàng phải giao dịch với mình
là hành vi ép buộc trong kinh doanh theo Điều 42 Luật cạnh tranh 2004.
SAI=> Trường hợp dùng vũ lực buộc giao dịch nhằm tác động đến khách thể là tài sản của


người khác thì hành vi đó tùy theo tính chất mức độ có thể cấu thành các tội theo quy định trong
BLHS.
18. Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh sẽ bị cấm khi thị phần kết hợp trên thị trường liên
quan của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận từ 30% trở lên.
SAI=> Ngoại lệ Điều 10 LCT ( Các điểm a,b,c,d,đ,e khoản 1 Điều 10 LCT).
19. Các hành vi vi phạm Luật cạnh tranh năm 2004 đều có thể được hưởng miễn trừ theo
quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
SAI=> Khoản 1 điều 9 LCT đã quy định các trường hợp cấm tuyệt đối khi vi phạm pháp luật
cạnh tranh và không được hưởng miễn trừ, nếu doanh nghiệp nào rơi vào các trường hợp này thì
không xem xét miển trừ ( Cấm tuyệt đối ).
20. Mọi trường hợp tập trung kinh tế đều phải làm thủ tục thông báo đến Hội đồng cạnh
tranh hoặc Cục quản lý cạnh tranh.

SAI=>Xem đoạn 2 Khoản 1 điều 20 LCT.
“Trường hợp thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế thấp hơn 30%
trên thị trường liên quan hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn
thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật”
21. Một DN chỉ bị coi là có vị trí thống lĩnh thị trường khi có thị phần từ 30% trở lên trên
thị trường liên quan
SAI=> Trường hợp dưới 30% nhưng có khả năng hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể theo quy
định tại khoản 1 Điều 11 LCT thì cũng xem là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường mặc
dù thị phần không trên 30%.
Điều 22 NĐ 116/2005/NĐ-CP quy định chi tiết Luật CT có quy định để xác định khả năng gây
hạn chế cạnh tranh.
22. Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải có ít nhất 7 thành viên của Hội đồng cạnh
tranh tham gia.
SAI=> Theo quy định tại khoản 1 Điều 53 LCT thì Hội đồng cạnh tranh có từ 11 đến 15 thành
viên do thủ tướng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ thương mại.
Khoản 3 Điều 54 quy định tiếp“Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh quyết định thành lập Hội đồng xử
lý vụ việc cạnh tranh gồm ít nhất 5 người….
Như vậy nói Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải có ít nhất 7 thành viên của Hội đồng cạnh
tranh tham gia là không có cơ sở
23. Bộ trưởng bộ Công thương có quyền giải quyết các khiếu nại đối với quyết định xử lý
vụ việc cạnh tranh.
ĐÚNG=> Theo quy định tại khoản 2 Điều 107 LCT quy định “ Trường hợp không nhất trí một
phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Thủ trưởng cơ quan quản lý
cạnh tranh, các bên có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ thương mại”.
24. Trong tố tụng vụ việc cạnh tranh, nếu có yêu cầu về bồi thường thiệt hại không quá
100 triệu đồng thì Hội đồng cạnh tranh và cơ quan quản lý cạnh tranh sẽ giải quyết cùng
với việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh.
SAI=> Điều 6 Nghị định 116/2005/NĐ-CP
Như vậy nếu có yêu cầu bồi thường thiệt hại thì thực hiện theo luật dân sự, và không quan tâm
đến số tiền yêu cầu là trên hay dưới 100 triệu . Hơn nữa yêu cầu bồi thường thiệt hại không

được xem là biên pháp khắc phục hậu quả và không thể áp dụng đồng thời với việc xử lý vi
phạm.


25. Các hành vi vi phạm Luật cạnh tranh 2004 có thể được hưởng miễn trừ theo quyết
định của Bộ trưởng Bộ công thương.
SAI=> Các hành vi quy định tại k1 điều 9 LCT bị cấm tuyệt đối, ko được hưởng miễn trừ, Bộ
trưởng bộ công thương không xem xét cho hưởng miễn trừ đối với các trường hợp này.
26. Tất cả các thỏa thuận giữa 03 doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh với nhau về gia bán
hàng hóa, dịch vụ đều là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm.
SAI=> Nếu thỏa thuận đó không trái với các quy định tại điều 14 NĐ 116/2005 thì ko xem là
thỏa thuận HCCT
27. Luật Cạnh tranh (2004) không áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội
SAI=> LCT điều chỉnh cả những quan hệ phát sinh trong quá trình cạnh tranh nên những chủ
thể tham gia quá trình giải quyết cạnh tranh, như cơ quan quản lý cạnh tranh, hội đồng cạnh
tranh ( Cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội ) cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Cạnh
tranh.
28. Theo Luật Cạnh tranh (2004), các hành vi hạn chế cạnh tranh đều có thể được hưởng
miễn trừ.
SAI=> K1 điều 9 LCT quy định các trường hợp bị cấm tuyệt đối và không được hưởng sự miễn
trừ.
29. Khi một hành vi kinh doanh cùng được điều chỉnh bởi Luật Cạnh tranh (2004) và các
Luật khác thì Luật Cạnh tranh sẽ được ưu tiên áp dụng.
ĐÚNG => Xem khoản 1 Điều 5 LCT.
30. Pháp luật hiện hành của Việt Nam cấm doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp bán
hàng hoặc cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh.
SAI=> chỉ Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có đầy đủ các tiêu chí về thị phần theo k1 điều 11
LCT và có hành vi bán hàng cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm mục đích loại bỏ
đối thủ cạnh tranh mới bị cấm, doanh nghiệp không đủ thị phần thì ko thuộc hành vi này, ko bị
cấm.

31. Các doanh nghiệp được tự do tập trung kinh tế nếu sau khi thực hiện vẫn thuộc diện
doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật.
=> ĐÚNG. Theo quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 20 Luật cạnh tranh quy định “ Trường hợp
doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc laoij doanh nghiệp nhỏ và vừa theo
quy định của pháp luật thì không phải thông báo” .
Với quy định này Luật Cạnh tranh cho phép doanh nghiệp được tự do thực hiện tập trung kinh
tế trong trường hợp này.
32. Những thông tin có đủ các điều kiện quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật cạnh tranh và
đã đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được coi là bí mật kinh doanh của
doanh nghiệp.
SAI=> chỉ cần thỏa mãn các điều kiện quy định tại khoản 10 Điều 3 LCT, không cần đăng ký
33. Mọi hành vi quảng cáo bằng cách đưa ra các thông tin so sánh sản phẩm được quảng
cáo với sản phầm cùng loại khác trên thi trường đều vi phạm luật cạnh tranh.
SAI=> Phải nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh đồng thời phải là so sánh trực tiếp,
nếu không nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh thì không xem là vi phạm và không áp
dụng quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Cạnh tranh.
34. Mọi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh sẽ chỉ bị cấm khi thị phần kết hợp của các doanh
nghiệp tham gia trên thị trường liên quan từ 30% trở lên.


SAI=> Khoản 2 Điều 9 LCT quy định rằng “ Cấm các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định
tại các khoản 1,2,3,4,5 Điều 8 Luật CT khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên
thị trường liên quan từ 30% trở lên. Tuy nhiên ngay sau đó khoản 1 Điều 10 Luật CT quy định
tiếp “ Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại khoản 2 Điều 9 được miễn trừ có thời hạn ( có
nghĩa là không bị cấm khi thị phần kết hợp trên 30%) nếu đáp ứng các điều kiện sau đây nhằm
hạ giá thành, có lợi cho người tiêu dùng…( Xem các khoản a,b,c,d,đ,e,)
35. Cơ quan cạnh tranh sẽ chỉ tiến hành điều tra vụ việc cạnh tranh khi có đơn yêu cầu
của một hoặc một số doanh nghiệp có liên quan.
SAI=> xem điều 86 LCT.
36. Mọi hành vi hạn chế cạnh tranh đều có thể được xem xét để được hưởng miễn trừ.

SAI=> Các hành vi tại khoản 1 điều 9 Luật Cạnh trạnh bị cấm tuyệt đối.
37. Mọi quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh đều có thể bị khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ
Công Thương.
SAI=> Khoản 2 điều 107 quy định “ Trường hợp không nhất trí một phần hoặc toàn bộ nội dung
quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, các bên có
quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ công thương”. => Như vậy chỉ khi không đồng ý với quyết
định của Thử trưởng cơ quan QLCT thì mới khiếu nại lên BT Bộ CT
38. Cục quản lý cạnh tranh có quyền áp dụng biện pháp phạt tiền và buộc cải chính công
khai đối với tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật cạnh tranh.
ĐÚNG=> Theo Điều 42 Nghị định:120/2005/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 42. Thẩm quyền của cơ quan quản lý cạnh tranh và Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh
tranh
39. Đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh và hành vi vi phạm
pháp luật về cạnh tranh khác quy định tại Mục 5 Chương II của Nghị định này, cơ quan
quản lý cạnh tranh có thẩm quyền sau đây:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm;
d) Buộc đối tượng vi phạm phải cải chính công khai.”
40. Mọi hành vi tổ chức lại doanh nghiệp đều là tập trung kinh tế.
SAI=> Theo Điều 35 Nghị định 116/2005/NĐ-CP thì:
“Điều 35. Mua lại doanh nghiệp khác không bị coi là tập trung kinh tế
1. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức tín dụng mua lại doanh nghiệp khác nhằm mục
đích bán lại trong thời hạn dài nhất là 01 năm không bị coi là tập trung kinh tế nếu doanh
nghiệp mua lại không thực hiện quyền kiểm soát hoặc chi phối doanh nghiệp bị mua lại, hoặc
thực hiện quyền này chỉ trong khuôn khổ bắt buộc để đạt được mục đích bán lại đó”.
Trong trường hợp này, nếu doanh nghiệp thực hiện việc tổ chức lại và trong khuôn khổ bắt buộc
để đạt được múc đích bán lại đó, và trong khoảng thời gian là 1 năm thì không bị xem là tập
trung kinh tế.
41. Mọi hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh đều có quyền đề nghị hưởng miễn trừ.

SAI=> khoản 1 điều 9 LCT quy định 3 trường hợp không được miễn trừ trong mọi trường hợp
bao gồm:


+ Ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh,
+ Loại bỏ doanh nghiệp khác (các DN ngoài thỏa thuận),
+ Thông đồng đấu thầu
42. Hội đồng cạnh tranh có thẩm quyền giải quyết các vụ việc về hành vi vi phạm pháp
luật cạnh tranh theo sự phân cấp của Chính phủ
SAI=>Khoản 2 điều 53 LCT quy định “ Hội đồng cạnh tranh có nhiệm vụ tổ chức xử lý, giải
quyết khiếu nại đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo
quy định của pháp luật”. Theo tinh thần của điều luật này thì nếu có khiếu nại làm phát sinh vụ
việc cạnh tranh và cá nhân, tổ chức thực hiện việc khiếu nại như quy định tại khoản 1 Điều 58
Luật Cạnh tranh thì lúc này Hội đồng cạnh tranh sẽ xem xét, thụ lý giải quyết mà không quan
tâm đến sự phân cấp của chính phủ, đồng thời chỉ giải quyết đối với các hành vi hạn chế cạnh
tranh chứ không phải là đối hầu hết các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh ( gồm hạn chế
cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh).
43. Hành vi quảng cáo hàng hóa, dịch vụ có nội dung so sánh trực tiếp với sản phẩm cùng
loại là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
ĐÚNG=> Theo quy định tại khoản 1 điều 45 Luật Cạnh tranh “Cấm doanh nghiệp thực hiện các
hoạt động quảng cáo sau: So sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ
cùng loại của doanh nghiệp khác”.
44. Ba doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh khi thị phần kết hợp của chúng chiếm
trên 75% trên thị trường liên quan.
SAI=> Phải thỏa mãn về thị phần, cùng nhau hành động…( K2 Điều 11 LCT)
45. Phiên điều trần xử lý vụ việc về hành vi hạn chế cạnh tranh là 1 phiên tòa xét xử vụ
việc cạnh tranh.
ĐÚNG=> Điều 98 Luật cạnh tranh quy định rằng “ Vụ việc cạnh tranh phải được xem xét, xử lý
thông qua phiên điều trần”.
Sau khi nhận đủ hồ sơ, kết quả điều tra 30 ngày thì Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có thể ra

quyết định mở phiên điều trần. Tại phiên điều trần có sự tham gia của các bên liên quan, có sự
trình bày ý kiến, tranh luận và sau đó Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh tiến hành thảo luận, bỏ
phiếu kiến và quyết định theo đa số kết quả xử lý vụ việc cạnh tranh. Quyết định này có hiệu
lực sau 30 ngày nếu không có khiếu nại tố cáo ( Điều 106).
46. Khi điều tra về vụ việc hạn chế cạnh tranh, nếu kết luận điều tra chính thức là không
có hành vi vi phạm, thủ trưởng cơ quan cạnh tranh ra quyết định đình chỉ điều tra.
SAI=> Thủ trưởng cơ quan cạnh tranh chỉ quyết định đình chỉ điều tra nếu kết quả điều tra sơ
bộ cho thấy không có hành vi vi phạm quy định của Luật cạnh tranh ( Khoản 1 điều 88). Còn
nếu sau khi điều tra chính thức thì thủ trưởng cơ quan cạnh tranh phải chuyển báo cáo điều tra
cùng toàn bộ hồ sơ vụ việc đến Hội đồng cạnh tranh mà không ra quyết định đình chỉ điều tra.
47. khi nhận được kết quả điều tra từ cục quản lý cạnh tranh, hội đồng cạnh tranh phải tổ
chức phiên điều trần để xem xét kết quả điều tra và ra quyết định xử lý vụ việc
SAI=> XEM ĐIỀU 88 LCT.
48. Cục quản lý cạnh tranh sẽ chỉ tiến hành điều tra vụ việc cạnh tranh khi có đơn yêu cầu
của ít nhất một doanh nghiệp có liên quan.
SAI=>k2 điều 86 LCT
49. Hội đồng cạnh tranh chỉ điều tra và xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh
SAI=> K2 D53 chỉ xử lý, không có điều tra vụ việc


50. Căn cứ duy nhất để xác định vị trí thống lĩnh của một doanh nghiệp trên thị trường
liên quan là thị phần của doanh nghiệp đó.
SAI=> Khả năng gây hạn chế cạnh tranh với trường hợp doanh nghiệp dưới 30% nhưng có khả
năng gây ra hạn chế cạnh tranh.
51. Cục quản lý cạnh tranh là cơ quan quản lý cạnh tranh và xử lý hành vi vi phạm pháp
luật cạnh tranh của Việt Nam.
SAI=> Cục quản lý cạnh tranh là cơ quan cạnh tranh nhưng chỉ có thẩm quyền điều tra các vụ
việc cạnh tranh bao gồm hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên Cục
quản lý cạnh tranh lại chỉ có thẩm quyền xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh, còn hành
vi hạn chế cạnh tranh lại thuộc về Hội đồng cạnh tranh. Tóm lại, nói Cục quản lý cạnh tranh là

cơ quan cạnh tranh là chính xác không sai, nhưng nói Cục quan lý cạnh tranh xử lý hành vi vi
phạm pháp luật cạnh tranh ( Hạn chế CT và CT không lành mạnh) thì đúng.
52. Căn cứ duy nhất để xác định vị trí thống lĩnh của nột DN trên thị trường liên quan là
thị phần của DN đó?
SAI=> Khoản 1 Điều 11 Luật cạnh tranh đã quy định rõ “ Doanh nghiệp được coi là có vị trí
thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng
gây hạn chế cạnh tranh 1 cách đáng kể”.
Theo tinh thần của điều luật thì bên cạnh việc căn cứ vào thị phần thì còn 1 căn cứ để xem xét
nữa là khả năng gây hạn chế cạnh tranh 1 cách đáng kể.
53. Trong tố tụng cạnh tranh, CQ quản lý cạnh tranh chỉ cần sử dụng các chứng cứ do các
bên cung cấp để điều tra về vụ việc cạnh tranh?
SAI=> Theo Điều 100 Luật cạnh tranh thì “ Trường hợp nhận thấy các chứng cứ thu thập được
chưa đủ để xác định hành vi vi phạm quy định của Luật này thì, Hội đồng xử lý vu việc cạnh
tranh quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung”.
Theo tinh thần của điều luật này thì không phải lúc nào cũng chỉ sử dụng “vẻn vẹn” chứng cứ
do các bên cung cấp là đủ, mà quên đi các nguồn chứng cứ khác. Có nhiều trường hợp Cơ quan
quản lý cạnh tranh phải tự thu thập và chứng minh. Hơn nữa việc các bên cung cấp chứng cứ có
trung thực, khách quan hay không, chứng cứ có thỏa mãn các điều kiện quy định tại Điều 76
NĐ 116/2005 hay không, nếu không thỏa mãn thì không áp dụng.
54. a) Mọi trường hợp tập trung kinh tế đều phải làm thủ tục thông báo đến Hội đồng
cạnh tranh hoặc Cục quản lý cạnh tranh.
SAI=> Theo quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 20 Luật Cạnh tranh quy định “ Trường hợp thị
phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế thấp hơn 30% trên thị trường liên
quan hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh
nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật thì không phải thông báo”.
55. Một DN chỉ bị coi là có vị trí thống lĩnh thị trường khi có thị phần từ 30% trở lên trên
thị trường liên quan.
SAI=> Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Cạnh tranh thì “ Daonh nghiệp được coi là có vị
trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khã
năng gây hạn chế cạnh tranh đáng kể”. Như vậy nếu một doanh nghiệp có thị phần dưới 30%

nhưng có khả năng gây hạn chế cạnh tranh đáng kể thì vẫn coi là có vị trí thống lĩnh thị trường.


56. Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải có ít nhất 7 thành viên của Hội đồng cạnh
tranh tham gia.
SAI=> Theo quy định tại khoản 1 Điều 53 LCT thì Hội đồng cạnh tranh có từ 11 đến 15 thành
viên do thủ tướng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ thương mại.
Khoản 3 Điều 54 quy định tiếp“Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh quyết định thành lập Hội đồng xử
lý vụ việc cạnh tranh gồm ít nhất 5 người….
Như vậy nói Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải có ít nhất 7 thành viên của Hội đồng cạnh
tranh tham gia là không có cơ sở
57. Bộ trưởng bộ Công thương có quyền giải quyết các khiếu nại đối với quyết định xử lý
vụ việc cạnh tranh.
SAI=> xem k2 điều 107 LCT ( chỉ vụ việc cạnh tranh của thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh
tranh
58. Căn cứ duy nhất để xác định vị trí thống lĩnh của 1 doanh nghiệp trên thị trường liên
quan là thị phần của doanh nghiệp đó?
SAI=> vì cần phải có 2 yếu tố. có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan và có khả
năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.
59. Hành vi bán hàng đa cấp bất chính là hành vi của DN tổ chức bán hàng đa cấp trái với
quy định của PL về quản lý NN đối với bán hàng đa cấp?
ĐÚNG=> vì căn cứ Điều 48 Luật Cạnh tranh về các hành vi bán hàng đa cấp bất chính
60. Trong tố tụng cạnh tranh, CQ quản lý cạnh tranh chỉ cần sử dụng các chứng cứ do các
bên cung cấp để điều tra vụ án cạnh tranh?
SAI=> căn cứ Điều 74, NĐ 116/2005. Cơ quan quản lý cạnh tranh có nghĩa vụ chứng minh
hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 luật
cạnh tranh
61. Mọi vụ việc cạnh tranh điều phải điều tra qua 2 gđ trước khi đưa ra hội đồng cạnh
tranh giải quyết?
SAI=> vì sau khi điều tra sơ bộ, nếu điều tra viên phát hiện ra dấu hiệu vi phạm quy định của

pháp luật cạnh tranh thì tiến hành điều tra chính thức vụ việc
62. Một DN chỉ coi là có vị trí thống lĩnh thị trường khi có thị phần từ 30% trở lên trên thị
trường liên quan ?
SAI=> vì cần phải có 2 yếu tố: có thị phần từ 30% trở lên thị trường liên quanvaf có khả năng
gây hạn chế cạnh tranh 1 cách đáng kể.
63. pháp luật cạnh tranh có mục đích trực tiếp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp?
SAI=> mục đích của LCT là tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng bảo vệ quyền và lợi ích của
người tiêu dùng, luật cạnh tranh chỉ bảo toàn năng lực cạnh tranh và thông báo việc bảo toàn
gián tiếp làm doanh nghiệp năng cao năng lực cạnh tranh. Đồng thời năng lực cạnh tranh của
DN không phụ thuộc vào sự hổ trợ của pháp LCT mà phụ thuộc vào các yếu tố kĩ thuật- kinh tế
64. 5 DN đc coi là có vị trí thống lĩnh khi thị phần kết hợp của chúng chiếm trên 75% trên
thị trường liên quan?
SAI=> luật CT chỉ xem trường hợp 4 DN có thị phần trên 75% trở lên trên thị trường liên quan
mới xem là nhóm DN có vị trí thống lĩnh trên thị trường liên quan ( điểm c khoản 2 Điều 11
LCT) LCT quan niệm rằng trường hợp có 5 DN thì nó đã đủ để tạo nên sực cạnh tranh nên hcir


quy định 4 DN kết hợp với nhau và có tổng thị phần trên 75% mới xem là nhóm DN có vị trí
thống lĩnh thị trường
65. Bất kì tổ chức, cá nhân nào cũng có quyền khiếu nại đến cơ quan quản lý cạnh tranh
SAI=> khoản 1 Điều 58 LCT “ tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị
xâm hại do hành vi vi phạm quy định của luật này( sau đây gọi chung là bên khiếu nại) có
quyền khiếu nại đến cơ quan quản lý cạnh tranh”. Như vậy không phải bất kì cá nhân, tổ chức
nào cũng có quyền khiếu nại.
66. Mọi hành vi cạnh tranh không lành mạnh đều nhằm vào đối thủ cạnh tranh của DN
SAI=> Hành vi về việc quảng cáo gian dối hoặc gây nhằm lẫn cho khách hàng (k3 Đ 45 LCT)
hoặc hành vi quy định tại Đ 43 LCT. Đây là những hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhưng
không nhằm vào đối thủ cạnh tranh.
II.

Câu hỏi lý thuyết
1. Hãy so sánh địa vị pháp lý của hội đồng cạnh tranh và cục quản lý cạnh tranh
Giống nhau: - đều là cơ quan do chính phủ quyết định thành lập
- Đều có thẩm quyền giải quyết vụ việc cạnh tranh
- Đều là cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh
- Cả 2 đều hoạt động độc lập và không phụ thuộc vào nhau
- Có tư cách pháp nhân
Khác nhau
Tiêu chí
Hội đồng cạnh tranh
Cục quản lý cạnh tranh
Trực thuộc
Chịu sự quản lý của Thủ
Trực thuộc bộ công thương
tướng
Chức năng
- Chỉ có chức năng quản lý
-Có chức năng điều tra lẫn
- Chủ yếu thực hiện chức
quản lý
năng tài phán
- thực hiện chức năng hành
chính và tài phán
Địa vị
Không là cơ quan quản lý
Là cơ quan quản lý cạnh tranh
cạnh tranh
Thẩm quyền
Thẩm quyền xử lý các hành vi Thẩm quyền xử lý các vấn đề
hạn chế cạnh tranh

liên quan tới cạnh tranh,
chống bán phá giá, chống trợ
cấp
Chế độ làm việc
Làm việc theo chế độ tập thể
Hoạt động theo chế độ thủ
trưởng
2. So sánh giữa hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi hạn chế cạnh tranh
Giống nhau: - Đều là hành vi của DN
- Đều đc quy định trong luật cạnh tranh
- Đều là những hành vi bị cấm trong kinh doanh
- Đều chịu sự quản lý, điều chỉnh của các cơ quan quản lý luật cạnh tranh
Khác nhau
Tiêu chí
Cạnh tranh không lành
Hạn chế cạnh tranh
mạnh
Cơ sở pháp lý
Đ 39- Đ 48 LCT
Đ 8,11,16 LCT
Chủ thể thực hiện hành vi
Là các doanh nghiệp, có thể Các doanh nghiệp là đối thủ
là đối thủ cạnh tranh hoặc
cạnh tranh với nhau
không cạnh tranh
Hành vi
Quy định từ khoản 1 đến
Thỏa thuận hạn chế cạnh



khoản 10 Điều 39 LCT
Tiêu chí xác định

Hậu quả

Cơ quan có thẩm quyền xử
lý vi phạm
Các quy định miễn trừ +
miễn trừ

Nội dung

Không quan tâm đến vị trí
của doanh nghiệp trên thị
trường, không quan tâm
đến yếu tố thị trường liên
quan
Gây thiệt hại cho doanh
nghiệp, đối thủ và khách
hàng

tranh, lạm dụng vị trí thống
lĩnh thị trường, độc quyền
Quan tâm đến vị trí doanh
nghiệp trên thị trường, có
yếu tố liên quan

Gây thiệt hại hoặc có thể
gây thiệt hại đến lợi ích của
nhà nước, quyền và lợi ích

hợp pháp của doanh nghiệp
khác hoặc người tiêu dùng
Cơ quan qurn lý cạnh tranh( Hội đồng xử lý vụ việc cạnh
điểm d k2 Điều 49 LCT)
tranh và hội đồng cạnh tranh
( k2 Điều 53 LCT)
Không áp dụng các quy
Các hành vi như: ấn định
định liên quan đến miễn trừ giá, phân chia thị trường,
giống như các hành vi hạn
hạn chế/ kiểm soát số lượng,
chế cạnh tranh, thay vào đó khối lượng, hạn chế phát
là việc áp dụng các chế tài
triển kỹ thuật công nghệ,
như yêu cầu khắc phục hậu đầu tư, áp đặt điều kiện ký
quả, nhưng không bao gồm kết hợp đồng hoặc buộc
chế tài bồi thường thiệt hại. chấp nhận các nghĩa vụ
*bị cấm hoàn toàn
không liên quan trực tiếp
đến đối tượng hợp đồng chỉ
bị cấm khi thị phần kết hợp
trên 30% nếu không trên
30% thì có thể hưởng sự
miễn trừ theo quy định tại Đ
10 LCT khi đáp ứng được 1
số điều kiện
- Các hành vi như:
ngăn cản, kìm hãm
doanh nghiệp khác
tham gia thị trường

hoặc phát triển kinh
doanh loại bỏ doanh
nghiệp khác( các
doanh ghiệp ngoài
thỏa thuận) ,thông
đồng đấu thầu
- 3 hành vi đặc biệt
nghiêm trọng , không
được miễn trừ trong
mọi trường hợp
- *có trường hợp được
miễn trừ
Hành vi trái chuẩn mực đạo
đức thông thường trong

Hạn chế khả năng cạnh
tranh của đối thủ


kinh doanh
Mục đích

Nhằm cạnh tranh trong kinh Nhằm gián tiếp cản trở và
doanh
sai lệch cạnh tranh trên thị
trường.
3. Những thỏa thuận nào được coi là thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh
nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh?
 theo quy định tại Điều 19 NĐ 116/2005/NĐ-CP thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm
không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển doanh nghiệp là:

- thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường là việc
thống nhất không giao dịch với doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận hoặc cùng hành
động với một trong các hình thức sau đây:
+ yêu cầu, kêu gọi, dụ dỗ khách hàng không mua, bán hàng hóa, không sử dụng dịch vụ
của doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận
+ mua bán hàng hóa dịch vụ với mức giá đủ để doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận
không thể tham gia thị trường liên quan.
- Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doang nghiệp khác phát triển kinh doanh là
việc thống nhất không giao dịch với doang nghiệp khác không tham gia thỏa thuận hoặc
cùng hành động dưới 1 trong những hình thức sau đây:
+ yêu cầu, kêu gọi, dụ dỗ các nhà phân phối, các nhà bán lẽ đang giao dịch với mình
phân biệt đối xử khi mua, bán hàng hóa của doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận
theo hướng gây khoskhawn cho việc tiêu thụ hàng hóa của doang nghiệp này.
+ mua bán hàng hóa dịch vụ với mức giá đủ để doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận
không thể mở rộng thêm quy mô kinh doanh.
4. Thị trường liên quan là gì? Ý nghĩa của việc xác định thị trường liên quan trong
quá trình xử lý các vụ việc cạnh tranh?
 Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 LCT thị trường liên quan bao gồm thị trường sản
phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan:
- Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế
cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.
- Thị trường địa lý liên quan là 1 khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng hóa, dịch
vụ có thể thay thế cho nhau với các điều kiệ cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng
kể với các khu vực lân cận.
Việc phân chia thị trường liên quan thành thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý
liên quan không có nghĩa là có 2 thị trường riêng biệt. Ngược lại, đây là 2 khía cạnh của 1
thị trường liên quan, khía cạnh sản phẩm và khía cạnh địa lý.
VD: thị trường nc giải khát có ga tại TPHCM- thị trường của sản phẩm liên quan là các loại
nước giải khát có ga, có thể thay thế cho nhau trong 1 khu vực địa lý liên quan là TPHCM
Việc xác định thị trường liên quan có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình xử lý vụ

việc cạnh tranh.
- Thứ nhất, xác định thị trường liên quan là công việc đầu tiên để xác định thị phần của
từng doanh nghiệp trong vụ việc cạnh tranh
Theo các quy định tại khoản 2 Điều 9,11,18,19 LCT thị phần là cơ sở để xác định liệu
các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranhcos bị cấm thực hiện thỏa
thuận đó hay không, xác định vị trí thống lĩnh thị trường của doang nghiệp/ nhóm doanh


nghiệp; xác định trường hợp tập trung kinh tế bị cấm và trường hợp các doanh nghiệp tập
trung kinh tế cần phải thông báo cho cục quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành.
- Thứ hai, xác định thị trường liên quan là cơ sở quan trọng để xác định 2 DN có phải là
đối thủ cạnh tranh của nhau hay không. Các doanh nghiệp chỉ có thể là dối thủ cạnh
tranh của nhau nếu những doanh nghiệp này cùng hoạt động trên cùng 1 thị trường liên
quan.
- Thứ ba, xác định thị trường liên quan giúp cho việc xác định mức độ gây hạn chế cạnh
tranh do hành vi vi phạm các quy định của LCT gây ra.
5. Hành vi hạn chế cạnh tranh có được miễn trừ hay không?
 Hành vi hạn chế cạnh tranh có thể được miễn trừ, tuy nhiên chỉ trong 1 số trường hợp:
hành vi hạn chế cạnh tranh được chia làm 2 nhóm, trong đó nhóm thứ nhất sẽ được
hưởng sự miễn trừ nếu đáp ứng điều kiện, còn nhóm hành vi hạn chế cạnh tranh thứ 2 thì
cấm trong một trường hợp
- Nhóm hành vi hạn chế cạnh tranh thứ nhất
+ ấn định giá
+ phân chia thị trường
+ hạn chế, kiểm soát số lượng chất lượng
+ hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, đầu tư
+ áp dụng điều kiện ký hợp đồng hoặc buộc chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực
tiếp đến đối tượng hợp đồng.
 Đối với nhóm hành vi này chỉ bị caasmkhi thị phần của các bên tham gia chiếm từ
30% trở lên. Có thể đc miễn trừ theo quy định tại Điều 10 của LCT

 Điều kiện được miễn trừ:
• Hợp lý hóa cơ cấu tổ chức, mô hình kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh
doanh
• Thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ
• Thúc đẩy việc thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, địnhmức kỹ thuật của
chủng loại sản phẩm
• Thống nhất các điều kiện kinh doanh, giao hàng, thanh toán nhưng không liên
quan đến giá và các yếu tố của giá
• Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ
• Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp VN trên thị trường quốc tế
- Nhóm hành vi hạn chế cạnh tranh thứ 2
Nhóm hành vi này bị cấm hoàn toàn và không được hưởng sự miễn trừ, bao gồm:
+ ngăn cản, kìm hãm doang nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh
+ loại bỏ doanh nghiệp khác ( các DN ngoài thỏa thuận)
+ thông đồng đấu thầu
6. Trình bày khái niệm, đặc điểm của cạnh tranh?
Trả lời Khái niệm cạnh tranh: Cạnh tranh nói chung, cạnh tranh trong kinh tế nói riêng là
một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau. Khái niệm này được sử dụng cho cả phạm vi
doanh nghiệp, phạm vi nghành, phạm vi quốc gia hoặc phạm vi khu vực liên quốc gia
vv..điều này chỉ khác nhau ở chỗ mục tiêu được đặt ra ở chỗ quy mô doanh nghiệp hay ở
quốc gia mà thôi. Trong khi đối với một doanh nghiệp mục tiêu chủ yếu là tồn tại và tìm
kiếm lợi nhuận trên cơ sở cạnh tranh quốc gia hay quốc tế, thì đối với một quốc gia mục tiêu
là nâng cao mức sống và phúc lợi cho nhân dân vv..


- Theo K.Marx: Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm
dành giật những điều kiện thuận lợi trong SX và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận
siêu ngạch.
- Theo Black’ law dictionary, ST. Paul , 1999, 272p: Cạnh tranh là sự nổ lực hoặc hành vi
của hai hay nhiều thương nhân nhằm tranh giành những lợi ích giống nhau từ chủ thể thứ ba.

- Theo nhà kinh tế học Michael Porter của Mỹ thì: Cạnh tranh kinh tế là giành lấy thị phần.
Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận
trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi
nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi.
- Ở góc độ thương mại, cạnh tranh là một trận chiến giữa các doanh nghi ệp và các ngành
kinh doanh nhằm chiếm được sự chấp nhận và lòng trung thành của khách hàng. Hệ thống
doanh nghiệp tự do đảm bảo cho các ngành có thể tự mình đ ưa ra các quyết định về mặt
hàng cần sản xuất, phương thức sản xuất, và tự định giá cho sản phẩm hay dịch vụ. Tóm lại:
- Cạnh tranh được hiểu là sự chạy đua, ganh đua của các thành viên của một thị trường hàng
hóa , SP cụ thể nhằm mục đích lôi kéo về mình ngày càng nhiều khách hàng, thị trường, thị
phần của một thị trường.
- Cạnh tranh trong KD là hành vi của các DN kinh doanh cùng lọai hàng hóa hoặc những
hàng hóa có thể thay thế nhau nhằm tiêu thụ hàng hóa hoặc dịch vụ trên một thị trường.
- Cạnh tranh là cố gắng nhằm giành lấy phần hơn phần thắng về mình trong môi trường
cạnh tranh. Để có cạnh tranh phải có các điều kiện tiên quyết sau:
* Phải có nhiều chủ thể cùng nhau tham gia cạnh tranh: Đó là các ch ủ th ể có cùng các mục
đích, mục tiên và kết quả phải giành giật, tức là phải có một đối tượng mà chủ thể cùng
hướng đến chiếm đoạt. Trong nền kinh tế, với chủ thể cạnh tranh bên bán, đó là các loại sản
phẩm tưng tự có cùng mục đích phục vụ một loại nhu cầu của khách hàng mà các chủ thể
tham gia canh tranh đều có th ể làm ra và đợc người mua chấp nhận. Còn với các chủ thể
cạnh tranh bên mua là giành giật mua được các sản phẩm theo đúng mong muốn của mình.
*Việc cạnh tranh phải được diễn ra trong một môi trường cạnh tranh cụ thể, đó là các ràng
buộc chung mà các chủ thể tham gia cạnh tranh phải tuân thủ. Các ràng buộc này trong cạnh
tranh kinh tế giữa các doanh nghiệp chính là các đặc điểm nhu cầu về sản phẩm của khách
hàng và các ràng buộc của luật pháp và thông kệ kinh doanh ở trên thị trường. Còn giữa
người mua với người mua, hoặc giữa những người mua và người bán là các thoả thuận được
thực hiện có lợi hơn cả đối với người mua.
*Cạnh tranh có thể diễn ra trong một khoảng thời gian không cố định hoặc ngắn (từng vụ
việc) hoặc dài (trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của mỗi chủ thể tham gia cạnh
tranh). Sự cạnh tranh có thể diễn ra trong khoảng thời gian không nhất định hoặc hẹp (một tổ

chức, một địa phương, một nghành) hoặc rộng (một nước, giữa các nứơc) Đặc điểm cạnh
tranh:
- Cạnh tranh là hiện tượng XH diễn ra giữa các chủ thể kinh doanh
- Cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữa các doanh nghiệp
- Mục đích của DN tham gia cạnh tranh là cùng tranh giành thị trường mua họăc bán sản
phẩm
- Cạnh tranh là một quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá vì nó xu ất phát từ quy luật giá
trị của sản xuất hàng hoá. Trong sản xuất hàng hoá, sự tách biệt tương đối giữa những người
sản xuất, sự phân công lao động xã hội tất yếu dẫn đến sự cạnh tranh để giành được những


điều kiện thuận lợi hơn như gần nguồn nguyên liệu, nhân công rẻ, gần thị trường tiêu thụ,
giao thông vận tải tốt, khoa học k ỹ thuật phát triển... nhằm giảm mức hao phí lao động cá
biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết để thu được nhiều lãi. Khi còn sản xuất
hàng hoá, còn phân công lao động thì còn có cạnh tranh. Cạnh tranh cũng là một nhu cầu tất
yếu của hoạt động kinh tế trong cơ chế thị trường, nhằm mục đích chiếm lĩnh thị phần, tiêu
thụ được nhiều sản phẩm hàng hoá để đạt được lợi nhuận cao nhất. Câu nói cửa miệng của
nhiều người hiện nay "thương trường như chiến trường", phản ánh phần nào tính chất gay
gắt khốc liệt đó của thị trường cạnh tranh tự do.
7 . Trình bày các hình thức tồn tại của cạnh tranh?
 Dựa vào vai trò điều tiết của Nhà nước, cạnh tranh được chia thành hai loại: cạnh tranh tự
do và cạnh tranh có sự điều tiết của Nhà nước.
- Cạnh tranh tự do: L ý thuyết về cạnh tranh tự do ra đời vào thời kỳ giá cả tự do vậ n động
lên xuống theo sự chi phối của quan hệ cung cầu, của các thế lực thị trườ ng. Khái niệm
cạnh tranh tự do được hiểu từ sự phân tích các chính sách xây dựng và duy trì thị trường
tự do, theo đó “thị trường tự do tồn tại khi không có sự can thiệp của Chính phủ và tại đó
các tác nhân cung cầu được phép hoạt động tự do” Do đó, lý thuyết về cạnh tranh tự do
đưa ra mô hình cạnh tranh mà ở đó các chủ thể tham gia cuộc tranh đua hoàn toàn chủ
động và tự do ý chí trong việc xây dựng và thực hiện các chiến lược, các kế hoạch kinh
doanh của mình.

Cạnh tranh có sự điều tiết của Nhà nước : Khác với cạnh tranh tự do, cạnh tranh có sự
điều tiết của Nhà nước là hình thức cạnh tranh mà ở đó Nhà nước
bằng các chính sách và công cụ pháp luật can thiệp vào đời sống thị trường để điều tiết, hướng
các quan hệ cạnh tranh vận động và phát triển trong một trật tự, đảm bảo sự phát triển công
bằng và lành Có thể nói, việc phân chia và nghiên cứu cạnh tranh dưới các mô hình cạnh tranh
tự do và cạnh tranh có điều tiết đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận đ ể lý giải cho sự xuất hiện
của Nhà nước vào đời sống cạnh tranh, làm cơ sở cho việc tìm kiếm những phương tiện để điều
tiết thị trường.
Căn cứ vào tính chất mức độ biểu hiện, cạnh tranh được chia thành cạnh tranh hoàn hảo, cạnh
tranh không hoàn hảo và độc quyền.
-

-

Cạnh tranh hoàn hảo: Cạnh tranh hoàn hảo là hình thức cạnh tranh mà ở đó người mua
và người bán đều không có khả năng tác động đến giá cả của sản phẩm trên thị trường.
Trong hình thái thị trường cạnh tranh hoàn hảo, giá cả của sản phẩm hoàn toàn do quan
hệ cung cầu, quy luật giá trị quyết định; không có sự tồn tại của bất cứ khả năng hay
quyền lực nào có thể chi phối các quan hệ trên th ị trường.
Cạnh tranh không hoàn hảo: Cạnh tranh không hoàn hảo là hình thức cạnh tranh chiếm
ưu thế trong các ngành sản xuất mà ở đó, các doanh nghi ệp phân phối hoặc sản xuất có
đủ sức mạnh và thế lực để có thể chi phối giá cả các sản phẩm của mình trên thị trường.
Trong thực tế, hình thức cạnh tranh không hoàn hảo là hình thức cạnh tranh phổ biến trên
thị trường, ở nhiều lĩnh vực, nhiều ngành của nền kinh tế. Nếu như trong cạnh tranh hoàn
hảo, không có ai có đủ khả năng chi phối thị trường, thì trong cạnh tranh không hoàn
hảo, do các điều kiện để sự hoàn hảo tồn tại không đầy đủ nên mỗi thành viên của thị
trường đều có một mức độ quyền lực nhất định đủ để tác động đến giá cả của sản phẩm.


Tùy từng biểu hiện của hình thức cạnh tranh này mà cách thức tác động đến giá cả sẽ là

khác nhau.
Kinh tế học chia cạnh tranh không hoàn hảo thành cạnh tranh mang tính độc quyền và độc
quyền nhóm:
-

-

-

Cạnh tranh mang tính độc quyền : Cạnh tranh mang tính độc quyền là hình thức cạnh
tranh sản phẩm, mà mỗi doanh nghiệp đều có mức độ độc quyền nhất định vì họ có sản
phẩm của riêng mình.Mặc dù các sản phẩm trên thị trường có thể thay thế cho nhau, song
các doanh nghiệp luôn nỗ lực thực hiện cá biệt hoá sản phẩm của mình. Sự thành công
trong việc dị biệt hoá sản phẩm phù hợp với sự đa dạng và tính hay thay đổi của nhu cầu
thị trường quyết định mức độ độc quyền và thành công của doanh nghiệp. Các tiêu chí
được sử dụng để cá biệt hoá sản phẩm thường là mẫu mã, chất lượng, nhãn mác, dịch vụ
bán hàng,…. Chúng ta có thể tìm thấy sự hiện diện của cạnh tranh mang tính độc quyền
trong thị trường của các ngành như hoá mỹ phẩm, may mặc, ôtô…
Độc quyền nhóm: Trong độc quyền nhóm, hình thức cạnh tranh được tồn tại trong một
số ngành chỉ có một số ít nhà sản xuất và mỗi nhà sản xuất đều nhận thức được rằng giá
cả của mình không chỉ phụ thuộc vào năng suất của chính mình mà còn phụ thuộc vào
hoạt động của các đối thủ cạnh tranh quan trong trong ngành đó. Ở mô hình độc quyền
nhóm, người ta không cần quan tâm đ ến tính thu ần nh ất của sản phẩm mà nhấn mạnh
đến số lượng thành viên của thị trường, đặc thù công nghệ của một số ngành sản xuất đòi
hỏi quy mô tối thiểu có hiệu qủa lớn đến mức không phải ai cũng có thể đáp ứng. Chỉ
một số lượng nhỏ doanh nghiệp với tiềm lực tài chính và khả năng về công nghệ có thể
tham gia đầu tư, ví dụ như sản xuất ôtô, cao su, thép, xi măng.v.v. Khi đó, sự thay đổi về
giá của mỗi doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu đối với sản phẩm của
doanh nghiệp khác và ngược lại. Mặt khác, việc thay đổi sản lượng của doanh nghiệp sẽ
tác động trực tiếp đến quan hệ cung cầu của sản phẩm và tác động đến sự thay đổi của

giá cả sản phẩm.
Độc quyền: Độc quyền tồn tại khi chỉ có một doanh nghiệp duy nhất sản xuất hoặc tiêu
thụ sản phẩm trên thị trường mà không có sự thay thế từ các sản phẩm hoặc các chủ thể
kinh doanh khác. Khi có vị trí độc quyền, thị trường sẽ trao cho doanh nghiệp quyền lực
của mình, “khả năng tác động đến giá cả thị trường của một loại hàng hoá, dịch vụ nhất
định” Như vậy, độc quyền là một thuật ngữ để chỉ việc một doanh nghiệp nào đó duy
nhất tồn tại trên thị trường mà không có đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp độc quyền có
thể độc quyền nguồn cung (độc quyền bán) hoặc độc quyền cầu (độc quyền mua)trên thị
trường. Cả hai trường hợp độc quyền này đều đem lại cho doanh nghiệp độc quyền khả
năng khống chế ý chí của đối tác hoặc của khách hàng, tước bỏ khả năng lựa chọn của
khách hàng, buộc họ chỉ còn một cơ may duy nhất là được giao dịch với doanh nghiệp
độc quyền

8. Trình bày các loại hình cạnh tranh?
* Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường cạnh tranh được chia thành 3 loại.
- Cạnh tranh giữa người mua và người bán: Người bán muốn bán hàng hoá của mình với giá
cao nhất, còn người mua muốn mua với mức giá thấp nhất. Giá cả cuối cùng được hình
thành sau quá trình thương lượng giữ hai bên.


- Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào quan hệ
cùng cầu trên thị trường. Khi cung nhỏ hơn cầu thì cuộc cạnh tranh trở nên gay gắt, giá cả
hàng hoá và dịch vụ sẽ tăng lên, người mua phải chấp nhận giá cao để mua được hàng hoá
hoá mà họ cần.
- Cạnh tranh giữa những nguời bán với nhau: Là cuộc cạnh tranh nhằm giành giật khách
hàng và thị trường, kết quả là giá cả giảm xuống và có lợi cho người mua. Trong cuộc cạnh
tranh này, doanh nghiệp nào tỏ ra đuối sức, không chịu được sức ép sẽ phải rút lui khỏi thị
trường, nhường thị phần của mình cho các đối thủ mạnh hơn.
* Căn cứ theo phạm vi nghành kinh tế cạnh tranh được phân thành hai loại :
- Cạnh tranh trong nội bộ nghành: là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một

ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hoá hoặc dịch vụ. Kết quả của cuộc cạnh tranh này là
làm cho kỹ thuật phát triển.
- Cạnh tranh giữa các nghành: Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các nghành
kinh tế với nhau nhằm thu được lợi nhuận cao nh ất. Trong quá trình này có sự phận bổ vốn
đầu tư một cách tự nhiên giuqã các nghành, kết quả là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình
quân.
* Căn cứ vào tính chất cạnh tranh cạnh tranh được phân thành 3 loại.
- Cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Cometition): Là hình thức cạnh tranh giữa nhiều người bán
trên thị trờng trong đó không người nào có đủ ưu thế khống chế giá cả trên thị trường. Các
sản phẩm bán ra đều được người mua xem là đồng thức, tức là không khác nhua về quy
cách, phẩm chất mẫu mã. Để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh các doanh nghiệp buộc phải
tìm cách giảm chi phí, hạ giá thành hoặc làm khác biệt hoá sản phẩm của mình so với các
đối thủ cạnh tranh.
- Cạnh tranh không hoàn hảo (Imperfect Competition): Là hình thức cạnh tranh giữa những
người bán có các sản phẩm không đồng nhất với nhau. Mỗi sản phẩn đều mang hình ảnh hay
uy tín khác nhau cho nên để giành đựơc ưu thế trong cạnh tranh, người bán phải sử dụng các
công cụ hỗ trợ bán như: Quảng cáo, khuyến mại, cung cấp dịch vụ, ưu đãi giá cả, đây là loại
hình cạnh tranh phổ biến trong giai đoạn hiện nay.
- Cạnh tranh độc quyền (Monopolistic Competition): Trên thị trường chỉ có nột hoặc một số
ít người bán một sản phẩm hoặc dịch vụ vào đó, giá cả của sản phẩm hoặc dịch vụ đó trên
thị trường sẽ do họ quyết định không phụ thuộc vào quan hệ cung cầu.
* Căn cứ vào thủ đoạn sử dụng trong cạnh tranh chia cạnh tranh thành:
- Cạnh tranh lành mạnh: Là cạnh tranh đúng luật pháp, phù hợp với chuẩn mực xã hội và
đợc xã hội thừa nhận, nó thướng diễn ra sòng ph ẳng, công bằng và công khai.
- Cạnh tranh không lành mạnh: Là cạnh tranh dựa vao kẽ hở của luật pháp, trái ̀với chuẩn
mực xã hội và bị xã hội lên án (như trốn thuế buôn lậu, móc ngoặc, khủng bố vv...)
9. Trình bay khái niệm thị phần, thị trường liên quan? Ý nghĩa của việc xác định thị
trường liên quan?



Trả lời Khái niệm thị phần: Thị phần nói rõ phần sản phẩm tiêu thụ của riêng doanh nghiệp
so với tổng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Để giành giật mục tiêu thị phần trước đối thủ,
doanh nghiệp thường phải có chính sách giá phù hợp thông qua mức giảm giá cần thiết, nhất
là khi bắt đầu thâm nhập thị trường mới.
- Thị phần của doanh nghiệp đối với một loại hàng hoá, dịch vụ nhất định là tỷ lệ phần trăm
giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh thu của tất cả các doanh nghiệp
kinh doanh loại hàng hoá, dịch vụ đó trên thị trường liên quan hoặc tỷ lệ phần trăm giữa
doanh số mua vào của doanh nghiệp này với tổng doanh số mua vào của tất cả các doanh
nghiệp kinh doanh loại hàng hoá, dịch vụ đó trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm.
- Thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh.
- Thị phần bằng doanh số bán hàng của doanh nghiệp chia cho tổng doanh số ̀ của thị trường
hay thị phần bằng số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp chia cho tổng sản phẩm tiêu thụ
của thị trường. Khái niệm thị trường liên quan: Thị trường liên quan bao gồm thị trường sản
phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan.
- Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hoá, dịch vụ có thể thay thế
cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.
- Thị trường địa lý liên quan là một khu vực địa lý cụ th ể trong đó có những hàng hoá, dịch vụ
có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với
các khu vực lân cận.
Ý nghia cua viêc xac đinh thị trường liên quan : Việc xác định thị trường liên quan có ý nghĩa
hêt sức quan trọng trong quá trinh xử lý vụ viêc canh tranh
Thứ nhất: Xác định TTLQ là công cụ đầu tiên để xác đinh thị phần của từng DN trong
vụ viêc canh tranh ̣ ̣
- Thứ hai: Xác định TTLQ là cơ sở quan trong để xác định hai DN có phải là đối thủ cạnh
tranh của nhau hay không (Các DN chỉ có thể là đôi thủ cạnh tranh của nhau nếu những
DN này cũng hoạt đông trên cùng môt thị trường liên quan)
- Thứ ba: Xác định TTLQ giúp cho viêc xác định mức độ gây hạn chế cạnh tranh đó hành
vi vi phạm các quy định của Luât canh tranh gây ra.
10. . Trình bày khái niệm, đặc điểm của cạnh tranh không lành mạnh?
-


*Khái niệm cạnh tranh không lành mạnh: Cạnh tranh không lành mạnh là bất cứ hành động nào
trong hoạt động kinh tế trái với đạo đức nhằm làm hại các đối thủ kinh doanh hoặc khách hàng.
Và cũng gần như sẽ không có người thắng nếu việc kinh doanh được tiến hành giống như một
cuộc chiến. Cạnh tranh khốc liệt mang tính tiêu diệt chỉ dẫn đến một hậu quả thường thấy sau
các cuộc cạnh tranh khốc liệt là sự sụt giảm mức lợi nhuận ở khắp mọi nơi.
*Đặc điểm cạnh tranh không lành mạnh: Khoản 4 Điều 3 Luật Cạnh tranh quy định “hành vi
cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với với
các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến
lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu
dùng”.Theo quy định nói trên trên, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh có những đặc điểm
cơ bản như sau:


- Hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh: Đặc điểm này thể hiện quy
định về đối tượng áp dụng của Luật cạnh tranh. Theo đó, chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh
chỉ bao gồm các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể,
doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, các hiệp hội ngành nghề. Những đối tượng
còn lại như các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức của người tiêu dùng, các đơn vị truyền thông, các
tổ chức phi kinh tế… không là đối tượng áp dụng các quy định của pháp luật về cạnh tranh
không lành mạnh. Đôi khi, thực tế phát sinh những tình huống một số tổ chức phi kinh tế,
cácđơn vị truyền thông… thực hiện những hành vi xâm phạm đến quyền cạnh tranh lành mạnh
của doanh nghiệp, ví dụ tung tin không trung thực về doanh nghiệp, về hànghóa. dịch vụ…. Với
việc giới hạn chủ thể thực hiện hành vi, pháp luật cạnh tranh không áp dụng để xử lý những tình
huống trên. Mặt khác, đặc điểm này cũng khẳng định hành vi cạnh tranh không lành mạnh xảy
ra trong kinh doanh ở mọi ngành, mọi lĩnhvực của đời sống kinh tế, mọi công đoạn của quá
trình kinh doanh. Pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh được áp dụng cho mọi
ngành nghề, mọi lĩnh vực kinh tế. Nói cách khác, pháp luật không giới hạn áp dụng cho bất kỳ
ngành nghề, lĩnh vực hoặc hoạt động kinh doanh nào của kinh tế quốc dân
- Hành vi cạnh tranh trái với với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh: Đặc điểm

này là căn cứ lý luận để xác định bản chất không lành mạnh của hành vi. Tuy nhiên, “trái với
chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh” là thuật ngữ trừu tượng cả về pháp lý lẫn lý
thuyết. Không có những căn cứ pháp lý hoặc cấu thànhpháp lý cụ thể để xác định đặc điểm này.
Thế nên, Cơ quan có thẩm quyền không thể sử dụng khái niệm hành vi không lành mạnh để quy
kết một hành vi cụ thể của doanh nghiệp là không lành mạnh. Để khắc phục tình trạng trên,
pháp luật cạnh tranh đã tập trung giải quyết hai nội dung sau: Một, vì các phương pháp cạnh
tranh rất đa dạng, bao gồm thủ đoạn gây nhầm lẫn,gian dối, gièm pha, bóc lột, gây rối, nên Luật
Cạnh tranh 2004 đã liệt kê các hành vi cạnh tranh bị coi là không lành mạnh và quy định cấu
thành pháp lý của chúng. Pháp luật cạnh tranh của hầu hết các nước như Cộng hoà liên bang
Đức, Nhật bản... đều có cách tiếp cận tương tự, tức là ngoài việc đưa ra khái niệm về hành vi
cạnh tranh không lành mạnh còn liệt kê và mô tả từng hành vi bị coi là không lành mạnh trong
cạnh tranh. Khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định trong Luật cạnh
tranh Việt nam và của các nước chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết. Trong thực tế, việc áp dụng sẽ
căn cứ vào các quy định về từng hành vi vi phạm cụ thể như chỉ dẫn gây nhầm lẫn, xâm phạm
bí mật kinh doanh, dèm pha doanh nghiệp khác…
.Hai, các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh được xác định dựa vào hai căn cứ sau
đây
- Căn cứ luật định là những tiêu chuẩn đã được định lượng hoá bằng pháp luật, một khi hành vi
đi trái với các quy định pháp luật sẽ được xem là không lành mạnh. Trong trường hợp này, hành
vi cạnh tranh không lành mạnh đồng nghĩa với hành vi cạnh tranh bất hợp pháp. Theo đó, hành
vi cạnh tranh không lành mạnh có thể là hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm điều
cấm của pháp luật (bao gồm các quyđịnh cấm của Luật Cạnh tranh và các văn bản pháp luật
khác như pháp luật thương mại, pháp luật về quản lý giá, pháp luật về sở hữu trí tuệ…) hoặc là
hành vi vi phạm các tiêu chuẩn lành mạnh được pháp luật quy định như pháp luật khuyến mại
quy định giới hạn của giá trị khuyến mại như sau: “mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch


vụđược khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian
khuyến mại
- Các tập quán kinh doanh thông thường đã được thừa nhận rộng rãi được áp dụngđối với

những hành vi chưa được pháp luật dự liệu là cạnh tranh không lành mạnh. Nói cách khác, căn
cứ này là biện pháp dự phòng để áp dụng cho những trường hợp pháp luật chưa quy định về
một hành vi cụ thể nhưng khi hành vi này được thực hiện đã xâm hại đến quyền cạnh tranh của
các tổ chức, cá nhân kinh doanh khác, quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng và trái với tập
quán kinh doanh. Căn cứ này đã mở rộng khả năng điều chỉnh và khắc phục được tình trạng
chóng lạc hậu của pháp luật cạnh tranh. Cho đến nay , Luật cạnh tranh chưa quy định những tập
quán kinh doanh nào được coi là các chuẩn mực đạo đức thông thường.Tính trái chuẩn mực đạo
đức thông thường trong kinh doanh của hành vi cạnh tranh không lành mạnh đòi hỏi pháp luật
cạnh tranh phải luôn được chỉnh lý, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Nhận thức về các dấu
hiệu, biểu hiện không lành mạnh cụ thể luôn thay đổi và có sự khác biệt theo từng điều kiện và
hoàn cảnh cụ thể như sau:
- Quan niệm về tính không lành mạnh là kết quả của những ý niệm liên quan đến xã hội học,
kinh tế học, đạo đức học của một xã hội nhất định nên có thể dẫn đến hiện tượng là hành vi
cạnh tranh bị coi là cạnh tranh không lành mạnh ở nước này, nhưng được coi là lành mạnh ở
nước khác.
- Trong đời sống thị trường, những hành vi cạnh tranh luôn được sáng tạo khôngngừng về hình
thức thể hiện và phương thức cạnh tranh, làm xuất hiện những thủ đoạn cạnh tranh không lành
mạnh mới muôn màu, muôn vẻ và phát triển không ngừng. Vì vậy, phạm vi của khái niệm cạnh
tranh không lành mạnh cũng phải luôn được bổ sung bởi sự nhận thức của con người về bản
chất không lành mạnh của những hành vi mới phát sinh.
- Hiện nay, pháp luật cạnh tranh của các nước, các học thuyết liên quan đến cạnh tranh chưa
đưa ra được những tiêu chuẩn chung về tính lành mạnh của hành vi cạnh tranh mà chỉ mới dựa
vào việc phân tích các hậu quả của hành vi cạnh tranh đối với đời sống kinh tế, xã hội để xác
định sự lành mạnh và mức độ biểu hiện của các hành vi đó.Theo sự thay đổi và phát triển của
thị trường, nhận thức về mức độ ảnh hưởng của từng hành vi trên thị trường cũng thay đổi. Có
những thời điểm nhất định, hành vi nào đó có thể sẽ là nguy hiểm cho xã hội, nhưng ở thời điểm
khác lại không có điều kiện để gây hại cho đối thủ hoặc cho người tiêu dùng. Sự thay đổi đó đã
làm cho phạm vi của khái niệm cạnh tranh không lành mạnh luôn biến đổi. Hành vi gây thiệt
hại, có thể gây thiệt hại đến lợi ích củaNhà nước, doanh nghiệp khác và người tiêu dùng Hành
vi cạnh tranh không lành mạnh có đối tượng xâm hại cụ thể là lợi ích của Nhà nước, của các

doanh nghiệp khác và người tiêu dùng. Bên cạnh đó, thiệt hại mà hành vi gây ra có thể là hiện
thực (đã xảy ra) nhưng cũng có thể chỉ là tiềm năng (có căn cứ để xác định rằng hậu quả chắc
chắn sẽ xảy ra nếu không ngăn chặn hành vi). Do đó, một số hành vi cạnh tranh không lành
mạnh có cấu thành vật chất (thiệt hại là dấu hiệu bắt buộc) như dèm pha doanh nghiệp khác;
một số hành vi có cấu thành hình thức (thiệt hại không là dấu hiệu bắt buộc mà có thể chỉ là sự
suy đoán nếu hành vi tiếp tục được thực hiện), ví dụ hành vi quảng cáo không trung thực….
Đặc điểm về hậu quả của hành vi giúp cho chúng ta phân biệt dưới góc độ lý thuyết hành vi
cạnh tranh không lành mạnh và hành vi hạn chế cạnh tranh. Hành vi hạn chếc ạnh tranh là
những xử sự của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp làm thay đổi một cách tiêu cực tình


trạng cạnh tranh hoặc làm giảm tác dụng của c ạnh tranh đối với thị trường. Hành vi hạn chế
cạnh tranh có thể gây thiệt hại cho một, một số đội tượng cụ thể, song nghiêm trọng hơn là làm
cản trở, làm suy giảm hoặc sai lệch cạnh tranh.Trong khi đó, hành vi cạnh tranh không lành
mạnh chỉ gây thiệt hại cho các tổ chức,cá nhân kinh doanh khác hoặc cho người tiêu dùng, xâm
hại đến trật tự quản lý cạnh tranh của nhà nước mà không cản trở, sai lệch hay làm giảm tình
trạng cạnh tranh của thị trường. Vì vậy, cách thức và mức độ xử lý đối với hai loại hành vi này
khác nhau. Dưới góc độ lịch sử phát triển, những đặc điểm về hậu quả của hành vi cạnh
tranhkhông lành mạnh thay đổi theo thời gian phụ thuộc vào nhận thức của con người về tính
nguy hại và mức độ xâm hại của hành vi đó đối với lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ. Ở thời kỳ
đầu tiên, pháp luật cạnh tranh chỉ nhằm chống lại các biểu hiện không lành mạnh xâm phạm lợi
ích của đối thủ cạnh tranh theo quan niệm cạnh tranh phải là sự đối đầu giữa các đối thủ trên thị
trường, vì vậy những hành vi xâm hại lợi ích người tiêu dùng không nằm trong khái niệm cạnh
tranh không lành mạnh. Cùng với sự phát triểncủa nền kinh tế thị trường, những hành vi không
lành mạnh được thực hiện với khách hàng (người tiêu dùng), tưởng chừng như không liên quan
đến các đối thủ cạnh tranh nhưng thực tế cũng làm tổn hại và thậm chí phá vỡ trật tự và hệ
thống cạnh tranh hiện hành. Do đó, quan niệm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã làm
cho pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh mở rộng phạm vi sang cả những hành vi xâm
hại lợi ích của khách hàng, của người tiêu dùng. Hơn 20 năm phát triển thị trường của Việt Nam
cho thấy cạnh tranh không lành mạnh đang diễn ra trong tất cả các ngành kinh tế. Ngoài khu

vực độc quyền của các doanh nghiệp Nhà nước, ở các khu vực khác của thị trường Việt nam đã
có sự tồn tại của cạnh tranh ở những mức độ nhất định. Trong bối cảnh thực hiện nền kinh tế thị
trường, ở đâu có cạnh tranh, ở đó có cạnh tranh không lành mạnh. Các biểu hiện cạnh tranh
không lành mạnh cũng diễn ra trên các thị trường hoá mỹ phẩm, nước giải khát và trong lĩnhvực
quảng cáo, khuyến mại, mua bán…. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh rấtđa dạng và
luôn thay đổi về hình thức thực hiện. Ví dụ trong lĩnh vực quảng cáo, có thể nghi ngờ tính trung
thực của thông tin được cung cấp (về khả năng tăng cường trí thông minh của các lọai thuốc
dinh dưỡng, về tác động của các sản phẩm sữa cho trẻ em…), về sự so sánh của các doanh
nghiệp kinh doanh hóa mỹ phẩm ̣
11. Phân biệt dèm pha trong KD, ép buộc trong KD, gây rối hoạt động KD. Cho vd?
Khác nhau
- Ép buộc trong kinh doanh: Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác
bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc h ọ không giao d ịch ho ặc ngừng giao dịch với
doanh nghiệp đó.
- Gièm pha doanh nghiệp khác: Bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không
trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và ho ạt động kinh doanh của
doanh nghiệp đó.
- Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác: Là hình th ức gây rối bằng hành vi trực
tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
. Ví du: ̣ Ông Trung ký hợp đồng xây dựng với Công ty TNHH xây dựng Hiền Hậu ̣ công ty này
rất có uy tín, đảmchất lượng xây dựng được khách hàng tin tưởng. Bỗng1 hôm có 1 người xưng
danh là giám đốc môt đơn vị xây dựng Tiến Tâm đến nhà ông Trung ép buộc ông là phải ký hợp


đồng xây dựng với đơn vị của ông đồng thời buộc ông Trung phải huỷ HĐ với công ty xây
dựng Hiền Hậu và đe doạ ông Trung nêu không làm theo ý thì sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.
́ông giám đốc này còn đưa ra những thông tin cho ông Trung biết về vấn đề tài chính, nhân công
và công trình đã được công ty TNHH xây dựng Hiền Hậu xây dựng trước đó có nhiều vấn đề
gian dối, không bảo đảm chất lượng. Thế là ông Trung sợ quá phải thỏa thuận hủy HĐ với công
ty xây dựng Hiền Hậu và ký HĐ với môt đơn vị xây dựng Tiến Tâm. (Trường hợp nay là thủ

đọan ép buôc khách hàng và dèm pha đối tác trong kinh doanh) Cũng theo ví dụ trên mà ông
Trung không đông ý với ông gám đốc Tiến Tâm, tin tưởng công ty TNHH xây dựng Hiền Hậu,
ông Trung thực hiện đúng theo hợp đồng đã ký trước đó. Đến ngày khởi công xây dựng thì ông
giám đốc Tiến Tâm giao dịch với những nơi có nguồn cung câp vât tư cho công ty TNHH xây
dựng Hiền Hậu đ ̣ ể mua với giá cao hơn. Vây là công ty TNHH xây dựng Hiền Hậu không đủ
vật tư đ ̣ ể xây dựng nhà ông Trung làm cho công trình bị gián đoạn (Trường hợp này là thủ đoạn
gây rối hoạt động KD)
12.Khái niệm và những hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh?
Khái niệm về hành vi vạnh tranh không lành mạnh: - Theo Điều 10 bis Công ước paris về bảo
hộ quyền sở hữu công nghiệp quy định: “bất kỳ hành vi cạnh tranh nào đi ngược lại các thông
lệ trung thực, thiện chí trong công nghiệp hoặc trong thương mại đều là hành vi cạnh tranh
không lành mạnh”
- Theo Luât Cạnh tranh Việt Nam: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh
của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức
kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng” Pháp luật với tính ổn định tương đối sẽ
mau trở thành lỗi thời trước thực tế sinh động của thị trường. Với những lý do đó, lý thuyết về
cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh cho dù có những cách thức tiếp cận có khác nhau, nhưng họ
đều có sự thống nhất về những căn cứ để nhận dạng cạnh tranh không lành mạnh. Theo đó, cạnh
tranh không lành mạnh là hành vi:
- Nhằm mục đích cạnh tranh phát sinh trong kinh doanh
- Trái với pháp luật cạnh tranh hoặc tập quán kinh doanh thông thường;
- Gây thiệt hại cho đối thủ hoặc cho khách hàng. Những hành vi quảng cáo nhằn cạnh tranh
không lành mạnh: Điều 45 Luật cạnh tranh qui đi n ̣ h những hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh
không lành mạnh bao gồm:
1. So sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh
nghiệp khác;
2. Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng;
3. Đưa thông tin gian dối hoặc gây nh ầm lẫn cho khách hàng v ề một trong các nội dung sau
đây:

a) Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn
sử dụng, xuất xứ hàng hoá, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công;
b) Cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành;


c) Các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác.
4. Các hoạt động quảng cáo khác mà pháp luật có quy định cấm.
13.Thế nào là quảng cáo so sánh? Các dạng quảng cáo so sánh bị cấm?
Khái niệm: Quảng cáo so sánh là việc khi thực hiện quảng cáo, doanh nghiệp đã đưa ra những
thông tin có nội dung so sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với sản phẩm cùng loại của
doanh nghiệp khác. Cac dạng quảng cáo bị cấm:
- Quảng cáo so sánh bằng là hình thức so sánh cho rằng sản phẩm của mình có chất lượng, có
cung cách phục vụ hoặc tính năng giống như sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác;
- Quảng cáo so sánh hơn là hình thức quảng cáo cho rằng sản phẩm của người quảng cáo có
chất lượng tốt hơn, cung cách phục vụ, hình thức,…tốt hơn sản phẩm của doanh nghiệp khác;
- Quảng cáo so sánh nhất là hình thức quảng cáo khẳng định vị trí số một của sản phẩm của
mình trên thị trường bằng cách cho rằng chất lượng, mẫu mã, phương thức cung ứng… của
mình là tốt nhất hoặc khẳng định rằng không có bất cứ sản phẩm cùng loại nào trên thị trường
có được những tiêu chuẩn nói trên như sản phẩm của mình. Luật Cạnh tranh năm 2004 ngăn
cấm mọi hành vi quảng cáo so sánh mà không phân biệt giữa so sánh bằng, so sánh hơn và so
sánh nhất. Hành vi quảng cáo bị coi là quảngcáo so sánh nhằm cạnh tranh không lành mạnh
14. Khuyến mại là gi? Vì sao sản phẩm dịch vụ khuyến mãi không được quá 50% giá trị
hàng hóa hoặc dịch vụ đang khuyến mãi?
Trả lời Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua
bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Đơn
giản hơn có thể hiệu khuyến mãi là khuyến khích phát triển thương mai
̣ - Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ được thương nhân sử dụng các hình
thức khuyến mại để xúc tiến việc bán, cung ứng hàng hóa, dịch vụ đó.
- Hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mãi là hàng hoá, dịch vụ được thương nhân dùng để tặng,
thưởng, cung ứng không thu tiền cho khách hàng. Khi mua Hàng hóa, dịch vụ được khuyến

mãi, khách hàng sẽ được tặng, thưởng Hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mãi. Khuyến mại
mang ý nghĩa là "khuyến khích mua hàng hoá, d ịch vụ", do đó mục đích chính của khuyến mại
là kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy người tiêu dùng mua và mua nhiều hơn các hàng hoá, dịch vụ
mà doanh nghiệp cung cấp hoặc phân phối. Ngoài ra, hoạt động khuyến mại còn nhằm mục đích
quảng bá thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp. Nghị đinh số 37/2006/NĐ-CP ngay 04/42006
qui đinh giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến
mại không đ ược vượt quá 50% giá trị của đơn vị hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại đó trước
thời gian khuyến mại. Bởi vì nhằm để tránh việc doanh nghiệp lợi dụng hình thức khuyến mại
này để bán phá giá hàng hóa, dịch vụ. Nêu khuyến mãi cao hơn mức qui định thì đó là hành vi
phi kinh tế.
15. Bán hàng đa cấp: Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa?
Khái niệm bán hàng đa cấp: Theo Luật Cạnh tranh, bán hàng đa cấp được hiểu là phương thức
tiếp thị để bán lẻ hàng hoá đáp ứng được các yêu cầu sau đây:


- Việc tiếp thị để bán lẻ hàng hoá được thực hiện thông qua mạng lưới ng ười tham gia bán
hàng đa cấp gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau;
- Hàng hoá được người tham gia bán hàng đa cấp tiếp thị trực tiếp cho người tiêu dùng tại nơi
ở, nơi làm việc của người tiêu dùng hoặc địa điểm khác không phải là địa điểm bán lẻ thường
xuyên của doanh nghiệp hoặc của người tham gia;
- Người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế
khác từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của người tham gia bán hàng đa cấp cấp dưới do
mình tổ chức và mạng lưới đó được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận (xem giao trinh
trang 149)
16. Hành vi hạn chế cạnh tranh: Khái niệm, đặc điểm, phân loại?
Trả lời: Phân loai: Có 4 hành vi hạn chế cạnh tranh:
- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (ghi Điều 8 Luật cạnh tranh)
- Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường (ghi Điều 11 LCT) ̣ ̣
- Lạm dụng vị trí độc quyền (ghi Điều 12 LCT)
̣ - Tâp trung kinh tế (ghi Điều 16 LCT) ̣

17. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh: Khái niệm, đặc điểm, phân loại?
*Trả lời Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là sự thống nhất hành động của nhiều DN nhằm giảm
bớt hoặc loại bỏ dối thủ cạnh tranh, hạn chế khả năng hành động độc lập của các đối thủ cạnh ̉ ̉ . ̣
Về chủ thể, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh diễn ra giữa các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh
của nhau để xác định dấu hiệu này, phải chứng minh được những điểm sau đây:
- Các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận cùng trên thị trường liên quan;
- Các doanh nghiệp phải hoạt động độc lập với nhau, không phải là nh ững người liên quan của
nhau theo pháp luật doanh nghiệp;
- Không cùng trong một tập đoàn kinh doanh, không cùng là thành viên của tổng công ty.
Những hành động thống nhất của tổng công ty, của một tập đoàn kinh tế hoặc của các công ty
mẹ, con, không được pháp luật cạnh tranh coi là th ỏa thuận bởi thực chất các tập đoàn kinh tế
nói trên chodù bao gồm nhiều thành viên cũng chỉ là một chủ thể thống nhất.
* Hình thức của thỏa thuận là sự thống nhất cùng hành động giữa các doanh nghiệp có thể công
khai hoặc không công khai Để xác định các hành động của một nhóm doanh nghiệp độc lập là
th ỏa thu ận, cơquan có thẩm quyền phải có đủ bằng chứng kết luận rằng giữa họ đã tồn tại một
hợp đồng, bản ghi nhớ, các cuộc gặp mặt cho thấy đã có một thoả thuận công khai hoặc ngầm
đồng ý về giá, về hạn chế sản lượng, phân chia thị trường. Một khi chưa có sự thống nhất cùng
hành động giữa các doanh nghiệp tham gia thì chưa thể kết luận có sự tồn tại của thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh. Một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh phải được hình thành từ sự thống nhất ý chí
của các doanh nghiệp tham gia về việc thực hiện một hành vi hạn chế cạnh tranh. Hình thức
pháp lý của sự thống nhất ý chí không ảnh hưởng đến việc định danh thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh. Do đó, chỉ cần hội đủ hai điều kiện là có sự thống nhất ý chí và các doanh nghiệp đã cùng
thống nhất thực hiện một hành vi hạn chế cạnh tranh là có thể kết luận đã có thỏa thuận hạn chế


cạnh tranh cho dù thỏa thu ận đó bằng băn bản hay lời nói, thỏa thuận công khai hay thỏa thuận
ngầm. Một thỏa thuận thậm chí không cần phải có hình thức pháp lý.
* Nội dung của các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thường tập trung vào các yếu tố cơ bản của
quan hệ thị trường mà các doanh nghiệp đang cạnh tranh nhau như giá, thị trường,trình độ kỹ
thuật, công nghệ, điều kiện ký kết hợp đồng và nội dung của hợp đồng

* Hậu quả của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, dấu hiệu chung cho cả ba loại hành vi hạn chế
cạnh tranh, là làm giảm, sai lệch và c ản tr ở c ạnh tranh trên th ị trường Phân loai thoa thuân
han chế canh tranh: ̣ ̉ ̣ ̣ ̣
*Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm:
- Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;
- 2. Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ;
- 3. Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch
vụ;
- 4. Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư;
- 5. Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá,
dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối
tượng của hợp đồng;
- 6. Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc
phát triển kinh doanh;
- 7. Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả
thuận;
- 8. Thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận th ắng th ầu trong vi ệc cung cấp hàng
hoá, cung ứng dịch vụ.
18. Trình bày nguyên tắc xử lý các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh?
Trả lời Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị Luật Cạnh tranh cấm : Theo Điều 9 Luật Cạnh
tranh, có hai mức độ cấm đoán đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Việc xử lý thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh bằng cách phân chia thành hai nhóm thỏa thuận với hai mức độ cấm đoán
khác nhau đã cho thấy thái độ khá mềm dẻo của pháp luật khi xử lý các thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh, làm cho việc áp dụng Luật Cạnh tranh được linh hoạt theo sự phát triển của thị trường.
Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm tuyệt đối Các thỏa thuận bị cấm tuyệt đối quy định tại
khoản 6, 7, 8 Điều 8 Luật Cạnh tranh - Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp
khác phát triển kinh doanh;
- Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận;
- Thông đồng để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng
hoá, cung ứng dịch vụ.. Những thỏa thuận trên hàm chứa tính chất hạn chế cạnh tranh mà không

có bất cứ một cơ sở nào để có thể biện hộ về hiệu quả của chúng đối với thị trường. Nói cách
khác, ba loại thỏa thuận này là những thỏa thuận luôn mang bản chất hạn chế cạnh tranh nên chỉ


×