Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

bai phat bieu on lai truyen thong ngay nha giao viet nam 20 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.12 KB, 4 trang )

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

LỊCH SỬ NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
Kính thưa quý vị đại biểu, các vị khách quý!
Thưa quý thầy cô giáo CB-VC cùng các em học sinh của trường
thân mến
Tháng 11 lại về trong không khí hân hoan của cả nước hướng về ngày
nhà giáo Việt nam 20/11, ngày mà cả xã hội với tấm lòng trân trọng tôn vinh
công lao cao cả đối với nhà giáo, chúng ta ai củng có một niềm tin yêu của
một thời thơ ấu tuổi học trò, những tâm hồn trong trắng tuổi học trò cũng
đang suy nghĩ về thầy cô kính mến của mình với lòng biết ơn sâu đậm và
niềm tôn kính vô hạn. Hôm nay, chúng ta có mặt tại đây trong buổi lễ trọng thể kỷ
niệm lần thứ 30 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.
Lời đầu tiên, tôi xin thay mặt Ban lãnh đạo nhà trường, cảm ơn các đồng chí
lãnh đạo UBND Huyện Sìn Hồ, lãnh đạo PGD&ĐT Huyện ……… , các vị khách
quý đó tới dự, động viên thầy và trò trường THCS ………... Đặc biệt, nhân ngày
Nhà giáo Việt Nam, cho phép tôi gửi tới tất cả các thầy giáo cô giáo, các cán bộ
viên chức đang làm công tác giáo dục những lời chào mừng thân thiết và lời chúc
tốt đẹp nhất.
Kính thưa các quý vị đại biểu, các thầy cô giáo, các đồng chí CB-CNV!
Cách đây 29 năm theo nguyện vọng của các nhà giáo và của toàn dân, theo
đề nghị của BGD và Công đoàn GD VN, ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay
là chính phủ) đã ra QĐ số 167-HĐBT, chính thức lấy ngày 20/11 là “Ngày Nhà
giáo Việt Nam”. Ngay sau khi QĐ trên ra đời, “Ngày Nhà giáo Việt Nam”đầu tiên
được tổ chức trọng thể vào ngày 20/11/1982 tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Từ
đó đến nay “Ngày Nhà giáo Việt Nam” đã trở thành ngày kỷ niệm của tòan xã hội
rộng lớn ở nước ta. Đó là dịp để toàn xó hội thể hiện tình cảm tốt đẹp đối với ngành
GD&ĐT và đối với những người làm công tác giáo dục, khẳng định những cống
hiến và đóng góp của ngành giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, củng cố lòng yêu nghề
của các nhà gáo. Sự tôn vinh người thầy không chỉ nói lên truyền thống tốt đẹp
“Tôn sư trọng đạo” của người VN mà còn biểu thị niềm tin, lòng mong mỏi của


toàn XH đối vơí các Thầy cô giáo đòi hỏi mỗi chỳng ta phải khụng ngừng phấn đấu
rèn luyện trau dồi đạo đức, tỡnh yờu nghề nghiệp, phong cách và trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ xứng đáng với vinh dự của một nghề
cao quý.

Kính thưa quý vị đại biểu, quý Thầy Cô giáo!


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Lịch sử ngàn năm văn hiến của dân tộc ta đã được các thế hệ cha ông xây
dựng bồi đắp nên những giá trị truyền thống văn hoá đậm bản sắc dân tộc.
Chính sức mạnh của truyền thống văn hoá ấy đã làm nên sự trường tồn của
dân tộc VN. Để lưu giữ vun đắp và truyền lại những giá trị truyền thống đó từ
thế hệ này qua thế hệ khác, qua bao biến cố của lịch sử cha ông ta đã phải trải
qua bao thử thách hy sinh. Có thể nói rằng trong quá trình đấu tranh và phát
triển nền văn hóa dân tộc, vai trò của các thế hệ nhà giáo VN đã đóng góp
một cách xứng đáng. Và củng có nghĩa rằng trong những giá trị truyền thống
văn hoá VN đã có chứa đựng những truyền thống tốt đẹp của nhà giáo VN.
Thưa các đồng chí, thưa các bạn!
Bài học về những nét đẹp của truyền thống nhà giáo VN đã luôn luôn giúp
cho các thế hệ nhà giáo tu dưỡng rèn luyện, phấn đấu hết mình cho sự nghiệp
cao cả mà từ ngàn xưa luôn được nhân dân ta tôn vinh kính trọng. Nói tới vị
trí xã hội và vai trò người thầy giáo, Nguyễn Trãi viết: "Người thầy giáo
không những dạy chữ mà còn dạy đạo lý làm người". Đó là đào luyện tâm
hồn, đào tạo lớp lớp thế hệ trẻ, lớp sau kế tiếp lớp trước bước vào đời, xây
dựng và bảo vệ tổ quốc. Cũng nói về vấn đề này, Tago - nhà hiền triết và thi
hào của ấn Độ viết: "Giáo dục một người đàn ông thì được một con người,
giáo dục một người đàn bà thì được một gia đình, giáo dục một người thầy
giáo thì được một thế hệ".Có lẽ câu này đúng với mọi dân tộc, mọi quốc gia,

mọi thời đại, còn với Việt Nam nơi xứ sở của truyền thống tôn sư trọng đạo,
quý mến thầy giáo thì điều đó vô cùng to lớn. Vì nó đã đi sâu vào thơ ca "
Qua sông phải bắc cầu Kiều - Muốn con hay chử phải yêu lấy thầy".Ca
ngợi nghề dạy học. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: "Nghề dạy học là
nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong
các nghề sáng tạo". Người thầy giáo vinh dự đã lớn nhưng trọng trách lại
càng nặng nề, tính chuẩn mực, mô phạm đòi hỏi càng cao, người thầy giáo
phải "Khuôn vàng thước ngọc" là "Tấm gương cho học sinh noi theo". Người
thầy giáo là bác sĩ tâm hồn có lòng nhân ái cứu chữa cho những con người tha
hoá biến chất thành những người có tâm hồn trong sáng hơn.
Người thầy trong xã hội VN từ bao đời nay là biểu tượng cao quý, tượng trưng
cho trí tuệ, tài năng của xã hội. Bao đời nay dân ta vẫn nói " Không thầy đố mày
làm nên". Dẫu rằng thầy không phải là tất cả, nhưng đội ngũ của thầy cô giáo quyết
định trong sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Ôn lại truyền thống mỗi nhà giáo chúng ta càng tăng lòng thiết tha yêu nghề dạy
học và tự hào về vị trí xã hội, sự vinh quang của nghề nghiệp như chủ tịch Hồ Chí


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Minh đã nói : "Người thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo, là người vẽ
vang nhất, những thầy giáo tốt là anh hùng vô danh.
Kính thưa các quý vị đại biểu, các thầy cô giáo, các đồng chí CB-CNV!
Ngày nay tuyệt đại bộ phận các thầy giáo, cô giáo vẫn giữ được phẩm chất trong
sạch, bền bỉ vượt qua mọi thử thách, luôn giữ mình là "tấm gương sáng", người dạy
phải hết sức tránh lối dạy nhồi nhét, tránh lối học vẹt mà phải dạy cho người học
cách suy nghĩ tìm tòi , cách mở rộng tư duy và khuyến khích năng lực sáng tạo của
người học.
Các thế hệ nhà giáo của trường trong mấy chục năm qua đã không ngừng phát
huy những truyền thống tốt đẹp của nhà giáo VN. Cùng với sự đi lên của địa

phương vùng cao biên giới, sự nghiệp giáo dục đào tạo của nhà trường đang ngày
càng phát triển vững chắc. Được sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, chính quyền và sự
hổ trợ to lớn của nhân dân, của hội CMHS đến nay kết quả giáo dục của nhà trường
đã thu được những kết quả đáng phấn khởi. Đội ngũ giáo viên không ngừng vươn
lên trong công tác giảng dạy, học tập. Nhiều thầy cô giáo vượt mọi khó khăn học
tập nâng cao trình độ nghiệp vụ và chính trị. đến nay đã có gần 13 CB-GV đạt trình
độ đại học, tỉ lệ trên chuẩn ngày càng cao, chi bộ Đảng trong sạch vững mạnh
nhiều năm liền, công đoàn vững mạnh. Toàn thể cán bộ giáo viên trường đã phấn
đấu vươn lên về mọi mặt. Tập thể trường là một khối đoàn kết nhất trí xây dựng
đơn vị ngày càng lớn mạnh, phát triển về mọi mặt.
Kính thưa các quý vị đại biểu, các thầy cô giáo, các đồng chí CB-CNV!
Kế thừa và phát huy các thành quả đã đạt được trong các năm học trước năm học
này công tác giáo dục của chúng ta cũng đã đạt được những kết quả quan trọng và
toàn diện, chất lượng GD không ngừng được nâng cao và có chiều hướng phát triển
đồng đều công tác GD đạo đức HS cũng đạt được những thành công mới trước
những sự biến đổi phức tạp của các tệ nạn XH. Với sự quan tâm chỉ đạo của các
cấp và sự cố gắng của các thầy cô giáo, CB-CNV, 6 nhiệm vụ trọng tâm của năm
học đó được thực hiện tốt với mục tiêu tất cả vì chất lượng thật, hiệu quả cao, đẩy
mạnh cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM, cuộc vận động
Hai không của BGD&ĐT và các cuộc vận động Dân chủ, kỷ cương, tình thương,
trách nhiệm; Xây dựng nhà trường văn hoá, nhà giáo mẫu mực, HS là con ngoan
trò giỏi mà ngành đã phát động trong mấy năm qua; tích cực hưởng ứng cuộc vận
động Mỗi nhà giáo là một tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo do BGD
và công đoàn ngành. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ đó, bên cạnh đòi hỏi một sự nỗ
lực, cố gắng nhiều hơn nữa, tinh thần trách nhiệm cao hơn nữa của đội ngũ các thầy
cô giáo, các CB-CNV trong nhà trường chúng ta cần chú trọng thực hiện tốt 5 nội
dung lớn sau đây:


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Một là Giữ vững chất lượng GD toàn diện trong nhà trường. Tiếp tục thực
hiện đổi mới chương trình và SGK ,chú trọng đổi mới phương pháp dạy và học, đổi
mới cách đánh giá,
Hai là, phải ổn định và nâng cao đội ngũ GV-CNV. Cần có nhiều hình thức
phù hợp để bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cho đội ngũ một cách toàn diện
Ba là, tiếp tục tăng cường CSVC, trang thiết bị cho các bộ môn, chỉ đạo việc
quản lý điểm bằng máy tính, quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả CSVC, thiết
bị hiện có để đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường ứng
dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học
Bốn là Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, tăng cường kỷ cương, nề nếp. Đẩy
mạnh cuộc vận động hai không của BGD với 4 nội dung và các phong trào thi đua
do ngành phát động.
Năm là phát động và thưc hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học
thân thiện , Học sinh tích cực”
Kính thưa các vị đại biểu, thưa các đồng chí và các bạn!
Mừng ngày nhà giáo VN 20-11 năm nay, cho phép tôi kính đề nghị các cấp lãnh
đạo Đảng, chính quyền và các ban ngành, đoàn thể hãy tiếp tục quan tâm hơn nữa
đến sự nghiệp trồng người, cùng với nhà trường quyết tâm xây dựng một môi
trường lành mạnh. Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa kết quả hoạt động xã hội hoá giáo
dục, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho nhà giáo thực hiện tốt thiên chức của mình
nhằm nâng cao chất lượng GD ĐT để nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo nguồn
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương đất nước.
Một lần nữa tôi kêu gọi toàn thể CB- GV- NV nhà trường phát huy cao độ
truyền thống tốt đẹp của ngày nhà giáo Việt Nam, quyết tâm tu dưỡng rèn luyện,
tận tụy với nghề nghiệp, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học …- ...
Cuối cùng kính chúc quý vị đại biểu, các nhà giáo có mặt hôm nay dồi dào sức
khoẻ, hạnh phúc và chúc ngày nhà giáo việt nam thật ý nghĩa. Chúc buổi lễ kỹ niệm
ngày nhà giáo Việt Nam của trường ta thành công tốt đẹp
Xin trân trọng cảm ơn!




×