Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

tong hop diem moi 12 luat duoc thong qua trong thang 6 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.9 KB, 10 trang )

TỔNG HỢP ĐIỂM MỚI 12 LUẬT ĐƯỢC THÔNG QUA TRONG
THÁNG 6/2017
Luật

Nội dung nổi bật

Luật Hỗ trợ Doanh

Chính sách hỗ trợ DN nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh

nghiệp nhỏ và vừa

Ngày 12/6/2017, Quốc hội thông qua Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và

2017

vừa 2017. Theo đó: Doanh nghiệp nhỏ và vừa được chuyển đổi từ hộ
kinh doanh nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Khoản 1
Điều 16 của Luật này sẽ được hỗ trợ như sau:
- Được tư vấn, hướng dẫn miễn phí về hồ sơ, thủ tục thành lập doanh
nghiệp;
- Miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp, phí cung cấp thông tin doanh
nghiệp lần đầu và các khoản phí, lệ phí đăng ký đối với các ngành,
nghề kinh doanh có điều kiện;
- Được miễn lệ phí môn bài, tư vấn, hướng dẫn miễn phí về các thủ tục
hành chính thuế và chế độ kế toán trong thời hạn 03 năm kể từ ngày
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu;
- Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn theo quy định
của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Miễn, giảm tiền sử dụng đất có thời hạn theo quy định của pháp luật
về đất đai.


Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 có hiệu lực kể từ
01/01/2018.

Luật Quản lý ngoại

Quy định mới về Giấy phép, điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu

thương 2017

Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định việc quản lý theo giấy phép,
theo điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu như sau:


- Chỉ áp dụng biện pháp quản lý theo điều kiện trong các trường hợp
cần thiết vì lý do trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng
đồng, thuần phong mỹ tục, bảo vệ môi trường.
- Việc áp dụng biện pháp quản lý theo giấy phép, theo điều kiện phải
bảo đảm công khai, minh bạch; tiết kiệm thời gian, chi phí của cơ quan
quản lý nhà nước và của thương nhân.
- Trên cơ sở tuân thủ điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Chính phủ quy định:
+ Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều
kiện;
+ Phương thức, phạm vi quản lý của các Bộ, cơ quan ngang Bộ đối với
hàng hóa thuộc Danh mục;
+ Trình tự, thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.
- Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm công bố công khai Danh mục
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện và công
bố điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hóa thuộc Danh mục.
Luật Quản lý ngoại thương 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.

Luật Du lịch 2017

Thay đổi về Danh mục phí, lệ phí kể từ ngày 01/01/2018
Đây là nội dung đáng chú ý tại Luật Du lịch 2017 (bắt đầu có hiệu lực
thi hành kể từ ngày 01/01/2018).
Theo đó, sửa đổi, bổ sung mục 3.1 và mục 3.2 thuộc phần VII - Phí
thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch trong Danh mục phí, lệ phí
ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí 2015. Cụ thể như sau:
- “Phí thẩm định, phân hạng cơ sở lưu trú du lịch, cơ sở kinh doanh
dịch vụ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch” sửa thành “Phí thẩm
định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ
du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch”;


- “Phí thẩm định và cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế” sửa
thành “Phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc
tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa”.
Cũng theo Luật Du lịch 2017, đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế,
hướng dẫn viên du lịch nội địa đã được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch
trước ngày 01/01/2018 được tiếp tục hành nghề cho đến hết thời hạn
ghi trên thẻ.
Luật trợ giúp pháp lý

Thêm nhiều đối tượng được trợ giúp pháp lý từ ngày 01/01/2018

2017

Đây là nội dung mới nổi bật được quy định tại Luật trợ giúp pháp lý
2017 (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018).
Theo đó, ngoài những đối tượng được quy định tại Luật trợ giúp pháp

lý 2006, người được trợ giúp pháp lý còn bao gồm:
- Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
- Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo;
- Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài
chính:
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi
dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ;
+ Người nhiễm chất độc da cam;
+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự;
+ Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình.
+ Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng,
chống mua bán người;
+ Người nhiễm HIV.
Xem chi tiết nội dung này tại Điều 7 của Luật trợ giúp pháp lý 2017.


Bộ luật Hình sự sửa

Một số điểm mới nổi bật của Bộ luật Hình sự sửa đổi 2017

đổi 2017

Ngày 20/6/2017, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội Khóa XIV đã thông qua
Luật số 12/2017/QH14 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ
luật Hình sự 2015 (sau đây gọi gọn là Bộ luật Hình sự sửa đổi 2017).
Trong đó, Bộ luật Hình sự sửa đổi 2017 có một số điểm mới nổi bật
như sau:
- Người không tố giác là người bào chữa thì không phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm, trừ những trường hợp sau
đây:

+ Các tội quy định tại Chương XIII (các tội xâm phạm an ninh quốc
gia); hoặc
+ Tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình
bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người
bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.
- Bổ sung Điều 217a quy định về Tội vi phạm quy định về kinh doanh
theo phương thức đa cấp.
- Bãi bỏ Điều 292 quy định về Tội cung cấp dịch vụ trái phép trên
mạng máy tính, mạng viễn thông.
Bộ luật Hình sự sửa đổi 2017 có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01/01/2018.
Quy định mới về Tội hiếp dâm có hiệu lực từ 01/01/2018
Đây là một trong những nội dung nổi bật tại Bộ luật Hình sự sửa đổi
2017, được Quốc hội Khóa XIV thông qua ngày 20/6/2017.
Theo đó, nếu như BLHS 1999 chưa quy định rõ đối với tội hiếp dâm
gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân thì sang đến BLHS
2015, nội dung này đã được quy định một cách cụ thể và mới đây được
sửa đổi như sau:


Người nào phạm tội hiếp dâm mà gây rối loạn tâm thần và hành vi của
nạn nhân với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% (BLHS 2015
quy định tỷ lệ từ 11 – 45%) thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
Ngoài ra, nếu phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi mà gây rối loạn
tâm thần và hành vi của nạn nhân với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31%
đến 60% (BLHS 2015 quy định tỷ lệ từ 11 – 45%) thì bị phạt tù từ 12
năm đến 20 năm.
Xem thêm các nội dung sửa đổi khác tại Bộ luật Hình sự sửa đổi 2017
(có hiệu lực từ ngày 01/01/2018).
Luật Quản lý, sử


Cho phép sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh

dụng tài sản nhà nước Đây là nội dung nổi bật được quy định tại Luật quản lý, sử dụng tài
2008
sản công 2017 đã được Quốc hội thông qua ngày 21/6/2017.
Theo đó, đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng tài sản công vào
mục đích kinh doanh, cho thuê trong các trường hợp:
- Tài sản được giao, đầu tư mua sắm thực hiện nhiệm vụ Nhà nước
giao nhưng chưa sử dụng hết công suất.
- Tài sản không do ngân sách Nhà nước đầu tư được mua sắm theo dự
án do cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt để phục vụ hoạt động
kinh doanh, cho thuê.
Thẩm quyền phê duyệt đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh
doanh cho thuê cụ thể như sau:
- Đối với tài sản là cơ sở hoạt động sự nghiệp; tài sản khác có giá trị
lớn theo quy định của Chính phủ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
TW, Chủ tịch UBND cấp

tỉnh phê duyệt đề án.

- Đối với tài sản khác do Hội đồng quản lý hoặc người đứng đầu đơn
vị sự nghiệp công lập phê duyệt.
Luật quản lý, sử dụng tài sản công 2017 có hiệu lực từ 01/01/2018 và


thay thế Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước 2008.
Luật đường sắt 2017

Quy định mới về đường sắt tốc độ cao

Ngày 16/6 vừa qua, Luật đường sắt 2017 đã được Quốc hội thông qua
và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2018.
Theo đó, dành 01 Chương để quy định về các vấn đề liên quan đến
đường sắt trên cao, đơn cử như:
- Yêu cầu chung đối với đường sắt tốc độ cao (Kết nối hiệu quả các đô
thị lớn, trung tâm kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm và phương thức vận
tải khác; Bảo đảm đồng bộ, hiện đại, an toàn…).
- Chính sách phát triển đường sắt tốc độ cao (Tập trung phát triển
đường sắt tốc độ cao kết nối các vùng kinh tế trọng điểm, thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế - xã hội…).
- Yêu cầu đối với kết cấu hạ tầng đường sắt tốc độ cao (bảo đảm ổn
định, bền vững và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về an toàn, môi trường,
phòng, chống cháy, nổ…).
- Quản lý, khai thác, bảo trì đường sắt tốc độ cao.
- Quản lý an toàn đường sắt tốc độ cao.
Những quy định nêu trên tại Luật đường sắt 2017 là cơ sở pháp lý để
Chính phủ chuẩn bị các dự án đầu tư, xây dựng đường sắt tốc độ cao ở
thời điểm hiện tại và trong tương lai.

Luật Chuyển giao

Quy định mới về Hợp đồng chuyển giao công nghệ

công nghệ 2017

Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về việc giao kết hợp đồng
chuyển giao công nghệ như sau:
- Hợp đồng phải được các bên ký, đóng dấu (nếu có); ký, đóng dấu
giáp lai (nếu có) vào các trang của hợp đồng, phụ lục hợp đồng;
(Luật hiện hành 2006 chỉ yêu cầu các bên ký kết, đóng dấu và có chữ



ký tắt của các bên, đóng dấu giáp lai vào các trang của hợp đồng và
phụ lục nếu một trong các bên là tổ chức khi có nhu cầu đăng ký hợp
đồng)
- Ngôn ngữ trong hợp đồng do các bên thỏa thuận (không còn quy
định trường hợp cần giao dịch tại Việt Nam thì phải có hợp đồng bằng
tiếng Việt).
Ngoài ra, hợp đồng chuyển giao thuộc một trong các trường hợp sau
phải đăng ký với cơ quan nhà nước (trừ công nghệ hạn chế chuyển
giao đã được cấp Giấy phép chuyển giao):
- Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam, từ Việt Nam ra
nước ngoài;
- Chuyển giao công nghệ trong nước có sử dụng vốn hoặc NSNN, trừ
trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện
nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Luật Chuyển giao công nghệ 2017 có hiệu lực từ ngày 01/7/2018.
Luật thủy lợi 2017

Trước khi xả lũ phải thông báo với chính quyền địa phương
Đây là nội dung đáng chú ý được quy định tại Luật thủy lợi 2017 (bắt
đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2018).
Theo đó, tổ chức, cá nhân trước khi vận hành xả lũ phải thông báo cho
chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan theo quy trình
vận hành được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Ngoài ra, Luật thủy lợi 2017 còn đề cập đến nhiều nội dung quan trọng
khác, như là:
- Hồ chứa thủy điện vận hành theo chế độ điều tiết ngày phải có giải
pháp bảo đảm công trình thủy lợi ở hạ du hoạt động bình thường.
- Sửa đổi quy định về thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ,

thu hồi giấy phép về tài nguyên nước tại Khoản 1 Điều 73 của Luật


Tài nguyên nước 2012.
- Các loại giấy phép trong lĩnh vực thủy lợi đã được cấp trước ngày
01/7/2018 mà chưa hết thời hạn của giấy phép thì được tiếp tục sử
dụng cho đến khi hết thời hạn.
Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi năm 2001 hết hiệu
lực kể từ ngày Luật thủy lợi 2017 có hiệu lực thi hành.

Luật trách nhiệm bồi
thường nhà nước
2017

Cơ quan nhà nước phải chủ động xin lỗi khi gây oan sai
Đây là nội dung nổi bật tại Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước
2017 được Quốc hội thông qua ngày 20/6/2017. Theo đó:
- Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại sẽ
phải chủ động thông báo bằng văn bản cho người bị thiệt hại về việc
Nhà nước tổ chức thực hiện phục hồi danh dự mà không phải đợi họ
yêu cầu.
- Nếu người bị thiệt hại đồng ý với nội dung thông báo thì cơ quan
thông báo thực hiện phục hồi danh dự, nếu không đồng ý thì người bị
thiệt hại có ý kiến để cơ quan có cơ sở thực hiện khôi phục danh dự.
- Trường hợp người bị thiệt hại đề nghị chưa thực hiện phục hồi danh
dự thì việc này được thực hiện khi người bị thiệt hại có yêu cầu bằng
văn bản; trường hợp từ chối thì sẽ không còn quyền yêu cầu nữa.
- Trường hợp người bị thiệt hại chết thì cơ quan trực tiếp quản lý người
thi hành công vụ gây thiệt hại phải thực hiện việc đăng báo xin lỗi và
cải chính công khai.

Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước 2017 chính thức có hiệu ngày
01/7/2018.

Luật Cảnh vệ 2017

Các trường hợp chiến sĩ cảnh vệ được quyền nổ súng
Đây là nội dung đáng chú ý tại Luật Cảnh vệ 2017 được Quốc hội


khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 3.
Theo đó, cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ trong khi thi hành nhiệm vụ phải
tuân thủ các nguyên tắc sử dụng vũ khí quân dụng và chỉ được nổ súng
trong các trường hợp sau đây:
- Cảnh báo đối tượng đang đột nhập vào khu vực, mục tiêu cảnh vệ.
- Nổ súng vào đối tượng đang đột nhập vào khu vực, mục tiêu cảnh vệ,
sau khi đã ra hiệu lệnh dừng lại và bắn chỉ thiên nhưng không hiệu
quả.
- Vô hiệu hóa đối tượng đang có hành vi tấn công trực tiếp đối tượng
cảnh vệ hoặc cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ đang thực hiện nhiệm vụ.
- Các trường hợp khác theo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ
và công cụ hỗ trợ 2017.
Luật Cảnh vệ 2017 bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2018.
Đồng thời, Pháp lệnh cảnh vệ năm 2005 hết hiệu lực kể từ ngày Luật
Cảnh vệ 2017 có hiệu lực.
Luật Quản lý, sử

06 trường hợp được nổ súng vào đối tượng không cần cảnh báo

dụng vũ khí, vật liệu


Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 nêu

nổ và công cụ hỗ trợ

ra 06 trường hợp người thi hành nhiệm vụ độc lập được nổ súng vào

2017

đối tượng mà không cần cảnh báo. Đơn cử như sau:
- Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực đe dọa trực tiếp
đến tính mạng của người thi hành công vụ hoặc người khác;
- Đối tượng đang trực tiếp thực hiện hành vi cướp súng của người thi
hành công vụ…
Xem thêm tại Khoản 2 Điều 23 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu
nổ và công cụ hỗ trợ 2017.
Đồng thời, Luật còn có những nội dung mới khác, như là:


- Ngoài tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các
tổ chức, doanh nghiệp khác khi có đủ điều kiện vẫn được nghiên cứu,
chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí.
- Bổ sung thêm đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng, gồm: cảnh
sát biển; cơ yếu; cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Dành một Chương riêng để quy định cụ thể về quản lý, sử dụng tiền
chất thuốc nổ (Chương IV).
Luật này bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2018.




×