Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Xác định dấu hiệu giá trị tài sản trong các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt từ thực tiễn quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.31 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN NHẬT

XÁC ĐỊNH DẤU HIỆU GIÁ TRỊ TÀI SẢN TRONG CÁC
TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU CÓ TÍNH CHIẾM ĐOẠT
TỪ THỰC TIỄN QUẬN BÌNH TÂN,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 60.38.01.04

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2017


Công trình đƣợc hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đinh Xuân Nam

Phản biện 1: TS. ĐẶNG QUANG PHƢƠNG

Phản biện 2: PGS.TS. HOÀNG THỊ MINH SƠN

Luận văn sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận
văn thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã hội 10 giờ 30 ngày
12 tháng 10 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thƣ viện Học viện Khoa học xã hội




MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bình Tân là quận ven của Thành phố Hồ Chí Minh đƣợc
thành lập trên cơ sở Nghị định số 130/2003/NĐ-CP ngày 05/11/2003
của Chính phủ, trên cơ sở chia tách từ huyện Bình Chánh cũ. Có vị
trí địa lý là cầu nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền
Tây có tốc độ phát triển kinh tế vƣợt bật trong những năm qua. Song
song với sự phát triển của xã hội, điều đáng quan tâm chính là tình
hình tội phạm của quận Bình Tân cũng diễn biến ngày càng phức tạp
và có chiều hƣớng gia tăng. Đặc biệt những năm gần đây nhóm tội
phạm xâm phạm sở hữu chiếm tỉ lệ tội phạm cao nhất so với các
nhóm tội phạm khác (chiếm khoảng trên dƣới 65%). Trong BLHS có
rất nhiều tội danh quy định yếu tố giá trị tài sản bị xâm phạm (hƣ
hỏng, huỷ hoại, chiếm đoạt, chiếm giữ, sử dụng trái phép...) là một
trong những dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Vì vậy, việc
xác định giá trị tài sản bị xâm phạm có ý nghĩa quan trọng và mang
tính bắt buộc để xác định hành vi xâm phạm về tài sản có phải là tội
phạm hay không. Xuất phát từ nhận thức đó, nhằm góp phần hoàn
thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về quyết định
hình phạt cũng nhƣ góp phần giải quyết những vƣớng mắc trong việc
quyết định hình phạt, bồi thƣờng thiệt cho ngƣời bị thiệt hại đối với
các tội xâm phạm sở hữu từ thực tiễn quận Bình Tân, Thành phố Hồ
Chí Minh, tác giả chọn vấn đề “Xác định dấu hiệu giá trị tài sản
trong các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt từ thực tiễn
quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn thạc
sĩ luật học là đáp ứng yêu cầu khách quan hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài


1


Xác định dấu hiệu giá trị tài sản trong các tội xâm phạm sở
hữu là tội phạm có tính chất nhạy cảm cao, phức tạp và đã đƣợc một
nhà luật học đề cập đến trong một số sách chuyên khảo, giáo trình,
tạp chí.
Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy có một số công trình
nghiên cứu tiêu biểu có liên quan đến đề tài luận văn, đó là:
Nhóm các sách, bài viết của các tác giả đăng trên các tạp chí
chuyên ngành có TS. Đỗ Văn Đƣơng, TS. Lê Hữu Thể, ThS. Nguyễn
Thị Thủy (2013). Những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách của
việc đổi mới thủ tục tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tƣ
pháp, Nxb chính trị quốc gia; Ths. Vũ Mạnh Thông, Luật sƣ Nguyễn
Ngọc Điệp (2009). Bình luận Bộ luật tố tụng hình sự, Nxb Lao động;
TS. Võ Thị Kim Oanh (2016). Bình luận Bộ luật tố tụng hình sự, Nxb
Hồng Đức.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc
xác định giá trị tài sản trong các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm
đoạt, qua đó, đƣa ra giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện các quy
định pháp luật về xác định giá trị tài sản trong các tội xâm phạm sở
hữu có tính chiếm đoạt và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng
cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự
trong thời gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống những vấn đề
về lý luận, quy định của pháp luật về hoạt động định giá tài sản trong
các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt.


2


- Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình hoạt động định giá
tài sản trong các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt trong các
vụ án hình sự xảy ra trên địa bàn quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí
Minh.
- Đề xuất những giải pháp khả thi, phù hợp để hoàn thiện pháp
luật và nâng cao hiệu quả hoạt động định giá tài sản trong các tội xâm
phạm sở hữu có tính chiếm đoạt.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn của
việc xác định dấu hiệu giá trị tài sản trong các tội xâm phạm sở hữu
có tính chiếm đoạt.
Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực tiễn thông qua các số liệu về định giá tài
sản đối với các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn quận Bình Tân,
Thành phố Hồ Chí Minh thông qua các bản án và các báo cáo công
tác của HĐĐGTS, CQĐT, VKS, TAND quận Bình Tân, Thành phố
Hồ Chí Minh trong năm năm, từ năm 2012 đến năm 2016.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Luận văn dựa trên phƣơng pháp luận là phép biện chứng duy
vật của chủ nghĩa Mác-Lê Nin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm
của Đảng và Nhà nƣớc về chính sách hình sự trong đấu tranh phòng
chống tội phạm.
Phương pháp nghiên cứu
Quá trình thực hiện luận văn sử dụng các phƣơng pháp cụ
thể sau đây:

Phƣơng pháp khảo sát;

3


Phƣơng pháp đối chiếu so sánh;
Phƣơng pháp phân tích tổng hợp;
Phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp các ĐTV, KSV, TP có
nhiều kinh nghiệm trong việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án xâm
phạm sở hữu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn này góp phần hoàn thiện về
lý luận về định giá tài sản trong các tội xâm phạm sở hữu có tính
chiếm đoạt.
Về mặt thực tiễn
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu khoa
học.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu
tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về định giá tài sản trong
các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt.
Chương 2: Thực tiễn định giá tài sản trong các tội xâm
phạm sở hữu có tính chiếm đoạt tại quận Bình Tân, Thành phố Hồ
Chí Minh.
Chương 3: Các giải pháp nhằm bảo đảm định giá tài sản
đúng trong các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt.

4



Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
TRONG CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU
CÓ TÍNH CHIẾM ĐOẠT
1.1 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của việc định giá tài sản
trong các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt
1.1.1 Khái niệm
Là việc cơ quan, tổ chức có trình độ chuyên môn, có chức
năng định giá tài sản hoặc được giao nhiệm vụ thực hiện việc định
giá tài sản được quy đổi thành tiền theo yêu cầu của cơ quan tiến
hành tố tụng, để phục vụ cho việc giải quyết vụ án hình sự theo đúng
trình tự thủ tục quy định pháp luật.
1.1.2 Đặc điểm của định giá tài sản
- Thứ nhất, định giá hay thẩm định giá là sự ƣớc tính giá trị
tài sản tại thời điểm nhất định. Giá trị của tài sản đƣợc xác định là
giá trị theo thị trƣờng.
- Thứ hai, định giá tài sản đƣợc biểu hiện chủ yếu bằng hình
thái tiền tệ.
- Thứ ba, định giá hay thẩm định giá việc ƣớc tính giá trị đó
phải đƣợc đặt trong một địa điểm, một thị trƣờng nhất định với
những điều kiện nhất định và tại một thời điểm cụ thể.
- Thứ tư, định giá hay thẩm định giá đƣợc thực hiện theo
những yêu cầu và mục đích nhất định của chủ thể yêu cầu.
- Thứ năm, việc thẩm định giá phải tuân thủ theo những tiêu
chuẩn thẩm định giá và phƣơng pháp thẩm định giá nhất định.
- Thứ sáu, thẩm định giá đòi hỏi tính chuyên môn, nghiệp vụ
thẩm định giá.


5


- Thứ bảy, định giá hay thẩm định giá đƣợc thực hiện dựa
trên cơ sở sử dụng các dữ liệu, các yếu tố của thị trƣờng.
1.1.3 Ý nghĩa của việc định giá tài sản trong các tội xâm
phạm sở hữu có tính chiếm đoạt
Với những sự chỉnh lý, sửa đổi bổ sung lần này BLTTHS
năm 2015 đã khắc phục đƣợc hạn chế, thiếu sót trong các quy định
về chứng cứ từ thực tiễn thi hành của BLTTHS năm 2003; tạo hành
lang pháp lý cho quá trình thu thập, kiểm tra đánh giá chứng cứ đồng
thời góp phần điều tra, truy tố, xét xử đúng ngƣời, đúng tội, đúng
pháp luật.
1.2 Cơ sở pháp lý của việc định giá tài sản trong các tội
xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt
1.2.1 Quy định pháp luật về tài sản
Thứ nhất, các quy định của Bộ luật dân sự về tài sản.
Thứ hai, pháp luật có liên quan về giấy tờ có giá (cổ phiếu,
trái phiếu...).
Thứ ba, các văn bản pháp luật quy định về kim khí quý, đá
quý.
Thứ tư, quy định của pháp luật hình sự về tài sản.
1.2.2 Quy định pháp luật về định giá tài sản
BLTTHS năm 2015 đã có những thay đổi, bổ sung quan
trọng theo hƣớng quy định rõ hơn những vấn đề cần phải chứng
minh, mở rộng các loại nguồn chứng cứ… Đặc biệt, “Kết luận định
giá tài sản” đƣợc quy định là một trong những nguồn chứng cứ quan
trọng của quá trình chứng minh. Trong một số trƣờng hợp cụ thể,
nhất là đối với các tội xâm phạm sở hữu việc định giá tài sản là hết
sức quan trọng, làm cơ sở cho cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết


6


vụ án, khi vụ án không thể xác định chính xác giá trị tài sản bị xâm
phạm là bao nhiêu. Ngoài ra, kết luận định giá tài sản cũng là một
trong những yếu tố để xác định căn cứ để buộc tội hoặc minh oan
cho ngƣời vô tội. Xuất phát từ tầm quan trọng của các kết luận định
giá tài sản khi giải quyết các vụ án hình sự và một số khó khăn
vƣớng mắc trong thực tiễn thi hành BLTTHS năm 2003, trong một
số vụ án cần phải định giá tài sản, BLTTHS năm 2015 đã bổ sung
thêm nguồn chứng cứ mới đó là “Kết luận định giá tài sản” đƣợc quy
định tài Điều 101 BLTTHS năm 2015.
Không dừng lại việc bổ sung quy định “Kết luận định giá tài
sản” là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng của quá trình
chứng minh vụ án, kết luận định giá tài sản cũng là một trong những
yếu tố để xác định căn cứ để buộc tội hoặc minh oan cho ngƣời vô
tội BLTTHS năm 2015 khẳng định ngƣời định giá tài sản phải có
chuyên môn về định giá tài sản, quy định quyền hành và trách nhiệm
của ngƣời thực hiện công việc định giá tài sản, theo quy định tại
khoản 1 Điều 69 BLTTHS “Người định giá tài sản là người có kiến
thức chuyên môn về lĩnh vực giá, được cơ quan có thẩm quyền tiến
hành tố tụng, người tham gia tố tụng yêu cầu định giá tài sản theo
quy định của pháp luật”.
Theo Luật giám định tƣ pháp năm 2012 quy định tại khoản 1
Điều 2 “Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng
kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ
để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động
điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân
sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng,


7


người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám
định theo quy định của Luật này”.
Theo Luật giá số 11/2012/QH13 ngày 20/06/2012 thì không
quy định các vấn đề liên quan đến việc xác định giá trị tài sản trong
các vụ án hình sự, mà chỉ quy định liên việc đến các vấn đề thẩm
định giá để xác định giá trị một tài sản trong việc kinh doanh hay
thực hiện việc đầu tƣ sản xuất, bán đấu giá tài sản. Luật giá năm
2012 chỉ phục vụ chủ yếu cho việc xác định giá trị tài sản để thực
hiện việc giao kết hoặc thỏa thuận dân sự, phục vụ công tác quản lý
giá của nhà nƣớc, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tiến hành các
hoạt động thẩm định giá tài sản.
1.3 Phương thức định giá tài sản
1.3.1 Quy trình định giá tài sản bị xâm phạm
Để giải quyết những vấn đề liên quan đến tài sản trong tố
tụng hình sự, theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, việc định
giá tài sản sẽ đƣợc tiến hành thông qua Hội đồng định giá tài sản.
Nhằm đảm bảo sự khách quan, trung thực trong việc định giá tài
sản, Nghị định 26/2005/NĐ-CP ngày 02/03/2005 của Chính phủ
và Thông tƣ 55/2006/TT-BTC ngày 22/6/2006 của Bộ Tài chính đã
hƣớng dẫn Hội đồng định giá định giá tài sản dựa trên những nguyên
tắc nhƣ đã phân tích nêu trên và quy trình định giá.
1.3.2 Các trường hợp định giá tài sản bị xâm phạm
Trong BLHS có rất nhiều tội danh quy định yếu tố giá trị tài
sản bị xâm phạm là một trong những dấu hiệu bắt buộc của cấu thành
tội phạm. Vì vậy, việc định giá tài sản bị xâm phạm có ý nghĩa quan
trọng và mang tính bắt buộc để xác định hành vi xâm phạm về tài sản

có phải là tội phạm hay không. Bên cạnh đó, việc định giá tài sản còn

8


là căn cứ để xác định khung hình phạt; đánh giá tính chất, mức độ
nguy hiểm của hành vi phạm tội khi lƣợng hình và xác định mức bồi
thƣờng cho ngƣời bị thiệt hại.
1.3.3 Các căn cứ định giá tài sản bị xâm phạm
BLHS năm 1999 đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày
21/12/1999 quy định tại chƣơng XIV về các tội xâm phạm sở hữu
bao gồm 13 Điều (từ Điều 133 đến Điều 145). So với BLHS năm
1988, thì BLHS năm 1999 đã quy định cụ thể và đầy đủ về định
lƣợng tài sản bị xâm phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với
các tội phạm. Tại chƣơng XIV, có 9 Điều (từ Điều 137 đến Điều
145) quy định cụ thể giá trị tài sản bị xâm phạm là tình tiết định tội,
còn 4 Điều (từ Điều 133 đến Điều 136) thì giá trị tài sản bị xâm hại
chỉ có tính chất định khung hình phạt.
Để có căn cứ định giá tài sản bị xâm phạm, các cơ quan tiến
hành tố tụng thƣờng căn cứ vào biên bản giám định tƣ pháp của cơ
quan chuyên môn để định giá tài sản làm cơ sở xác định một hành vi
có bị xử lý về mặt hình sự, hay chƣa đến mức truy cứu trách nhiệm
hình sự, hoặc mức độ nguy hiểm của hành vi đó. Vậy cần phải xem
xét các văn bản liên quan đến giám định tƣ pháp bao gồm: Bộ luật tố
tụng Hình sự năm 1988 đã quy định tại Điều 44 về Ngƣời giám định
và các Điều từ 130 đến 134 về trình tự và thủ tục giám định. Ngoài
ra, Nghị định 117/HĐBT ngày 21/07/1988 quy định về Giám định tƣ
pháp và Thông tƣ số 78 – TT/QĐ ngày 26/01/1989 hƣớng dẫn thực
hiện Nghị định 117/HĐBT ngày 21/07/1988 đã quy định cụ thể về

công tác, tổ chức giám định tƣ pháp và giám định viên tƣ pháp.

9


Tuy nhiên, trong thực tế một số cơ quan tiến hành tố tụng đã
áp dụng chƣa đúng những quy định của pháp luật về giám định tƣ
pháp, nhất là việc định giá các tài sản bị xâm hại để làm căn cứ truy
cứu trách nhiệm hình sự còn nhiều tuỳ tiện và nhiều trƣờng hợp
không trƣng cầu giám định, chỉ căn cứ vào lời khai giá trị tài sản bị
chiếm đoạt, bị thiệt hại của ngƣời bị hại và lời nhận tội của bị cáo.
Nhiều trƣờng hợp cơ quan tiến hành tố tụng trƣng cầu giám định
chƣa theo đúng quy định tại các văn bản pháp luật nói trên.
1.3.3.1 Thực hiện đúng nguyên tắc định giá tài sản
Thứ nhất, theo Luật giám định tƣ pháp năm 2012 quy định
về các nguyên tắc trong hoạt động giám định tƣ pháp, cụ thể nhƣ
sau:“Tuân thủ pháp luật, tuân theo quy chuẩn chuyên môn; Trung
thực, chính xác, khách quan, vô tư, kịp thời; Chỉ kết luận về chuyên
môn những vấn đề trong phạm vi được yêu cầu. Chịu trách nhiệm
trước pháp luật về kết luận giám định”.
Thứ hai, theo quy định tại Nghị định số 26/2005/NĐ-CP
ngày 02/03/2005 của Chính phủ quy định về nguyên tắc định giá tài
sản, cụ thể nhƣ sau:
“Phù hợp với giá thị trường tại thời điểm và nơi tài sản bị
xâm phạm, Trung thực, khách quan, công khai và kịp thời”.
Thứ ba, Thông tƣ số 55/2006/TT-BTC ngày 22/6/2006 của
Bộ Tài chính, hƣớng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định
26/2005/NĐ-CP ngày 02/03/2005. Định giá tài sản trong tố tụng hình
sự phải phù hợp với giá thị trƣờng tại thời điểm và nơi tài sản bị xâm
phạm; phải đảm bảo sự trung thực, khách quan, công khai và kịp

thời,

10


1.3.3.2 Các trường hợp định giá tài sản hư hỏng, không tìm
thấy tài sản
Trong thực tế giải quyết các vụ án hình sự vẫn còn nảy sinh
những cách làm chƣa đƣợc thống nhất, còn gặp những khó khăn.
Thực tế trên địa bàn quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh trong
những năm qua, khi thực hiện Nghị định 26/NĐ-CP ngày 02/03/2005
một số trƣờng hợp định giá không có tài sản, tài liệu trong hồ sơ định
giá chỉ có lời khai của ngƣời bị hại, ngƣời làm chứng, giấy tờ chứng
minh tính hợp pháp của tài sản, vẫn định giá đƣợc giá trị thiệt hại.
1.3.4 Các trường hợp định giá tài sản bị xâm phạm không
có vật cùng loại là cổ vật, cây cảnh
Theo Quyết định số 39/2012/QĐ-TTg của Chính phủ ngày
05/10/2012 Quy chế quản lý cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ quy
định nhƣ sau:
“Cây cảnh, cây bóng mát bao gồm những cây thân gỗ có cả
rễ, thân, cành, có hoặc không có lá, đƣờng kính thân cây tại vị trí sát
gốc.
Cây cổ thụ bao gồm những cây thân gỗ có cả rễ, thân, cành,
có hoặc không có lá; có độ tuổi trên 50 năm hoặc đƣờng kính thân
cây tại vị trí 1,3 m từ 50 cm trở lên”.
Luật di sản văn hóa năm 2001 đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng
Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua
ngày 29/6/2001, quy định về Cổ vật tại khoản 6 Điều 4 “Cổ vật là
hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá,
khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên”.

Nhƣ vậy, với tang vật của vụ án là loại không mua bán trên
thị trƣờng, cũng không phải đối tƣợng là loại tài sản Nhà nƣớc định

11


giá nhƣ tang vật vi phạm cần định giá là Cổ vật cần đƣợc ƣu tiên bảo
vệ, giữ gìn theo quy định, thì rất khó xác định đƣợc giá trị tài sản bị
xâm hại hoặc tuy xác định đƣợc nhƣng không bảo đảm cơ sở pháp
lý. Từ đó, việc xử lý của các cơ quan tố tụng không bảo đảm tính
chính xác, gây ra tình trạng khiếu nại, khiếu kiện kéo dài, mà nguyên
nhân chính do quy định của pháp luật trong lĩnh vực này chƣa thật sự
phù hợp với thực tiễn. Vấn đề này hiện nay cơ quan nhà nƣớc có
thẩm quyền vẫn chƣa có đầy đủ văn bản hƣớng dẫn cụ thể, rõ ràng
cho hoạt động định giá tài sản, nên cũng rất khó vận dụng quy định
này vào thực tiễn.
Kết luận chương 1
Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đặt trong phần mở
đầu và chƣơng 1, luận văn đã làm rõ đƣợc những vấn đề lý luận và
quy định pháp luật về định giá tài sản và các vấn đề có liên quan đến
việc định giá tài sản trong các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm
đoạt. Trên cơ sở nhận xét, đánh giá một số khái niệm khác nhau về
việc định giá hoặc thẩm định giá tài sản, tác giả đã rút ra đƣợc khái
niệm định tài sản trong TTHS và từ đó nêu ra đặc điểm và ý nghĩa
của định giá tài sản trong TTHS. Mặt khác chƣơng 1 đã phát triển và
làm rõ các quy định pháp luật về tài sản theo quy định của BLDS và
pháp luật có liên quan, các căn cứ quy định về định giá tài sản trong
TTHS. Ngoài ra luận văn còn phân tích cách thức định giá tài sản để
ngƣời đọc hiểu rõ hơn và có cái nhìn toàn diện hơn về định giá tài
sản trong TTHS, “Kết luận định giá tài sản”, làm cơ sở để quyết định

hình phạt và giải quyết các vấn đề khác có liên quan đến các tội xâm
phạm sở hữu có tính chiếm đoạt.

12


Chương 2
THỰC TIỄN ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN TRONG CÁC TỘI
XÂM PHẠM SỞ HỮU CÓ TÍNH CHIẾM ĐOẠT TẠI QUẬN
BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1 Tình hình định giá tài sản trong các tội xâm phạm sở
hữu có tính chiếm đoạt của HĐĐGTS và các cơ quan tiến hành
tố tụng tại quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1 Tình hình tội phạm xảy ra có dấu hiệu giá trị tài sản
trong các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn quận Bình Tân,
Thành phố Hồ Chí Minh
Kết quả thụ lý, xét xử các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn
quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh (2012 – 2016)
Kết quả thụ lý - xét xử
tội phạm chung
Năm
Số vụ án Số bị cáo
(1)
(2)
2012
448
589
2013
427
539

2014
344
420
2015
299
354
2016
305
431
Tổng cộng 1.823
2.333

Các tội xâm phạm
sở hữu
Số vụ án Số bị cáo
(3)
(4)
295
392
269
363
206
320
201
233
135
220
1.106
1.528


Tỷ lệ %
3/1

4/2

65,85
62,99
61,33
67,22
44,26
60,66

66,55
67,34
76,19
65,82
51,04
65,49

(Nguồn: Tòa án nhân dân quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh)
2.1.2 Tình hình tổ chức hoạt động của HĐĐGTS trong tố
tụng hình sự quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
Hiện tại, Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự của quận
Bình Tân hoạt động và thực hiện việc định giá tài sản trong tố tụng
hình sự theo Quyết định số 5304/QĐ-UBND ngày 26/07/2016 của

13


UBND quận Bình Tân về việc kiện toàn Hội đồng định giá trong tố

tụng hình sự.
2.1.3 Tình hình định giá tài sản trong các tội xâm phạm sở
hữu có tính chiếm đoạt của Cơ quan điều tra
Trong quá trình điều tra xác minh sự thật khách quan của vụ
án. Đặc biệt là các tội xâm phạm sở hữu và khi không xác định đƣợc
giá trị tài sản thì CQĐT phải trƣng cầu định giá tài sản để xác định
giá trị thực của tài sản bị xâm phạm. Khi CQĐT ra quyết định trƣng
cầu định giá tài sản thì phải chuyển Quyết định trƣng cầu định giá
sang VKS cùng cấp để VKS thực hành quyền công tố kiểm sát hoạt
động điều tra trong giai đoạn điều tra.
2.1.4 Tình hình định giá tài sản trong các tội xâm phạm sở
hữu có tính chiếm đoạt của Viện Kiểm Sát nhân dân
Với thực trạng KSV chỉ nghiên cứu biên bản định giá và kết
luận định giá tài sản của Hội đồng đồng định giá tài sản thì rất khó
hoàn thành công việc đƣợc giao, đồng thời việc kiểm sát hoạt động
tuân theo pháp luật của VKSND cũng bị hạn chế rất nhiều trong suốt
quá trình thực hành quyền công tố của VKS để chứng minh sự thật
khách quan của vụ án theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định.
2.1.5 Tình hình định giá tài sản trong các tội xâm phạm sở
hữu có tính chiếm đoạt của Tòa án nhân dân
Đa số các tội xâm phạm sở hữu là các tội đƣợc thực hiện do
cố ý. Trong số 13 tội quy định trong chƣơng XIV BLHS năm 1999,
thì có tới 11 tội đƣợc thực hiện do cố ý, đó là các tội: Cƣớp tài sản;
bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; cƣỡng đoạt tài sản; cƣớp giật tài
sản; công nhiên chiếm đoạt tài sản; trộm cắp tài sản; lừa đảo chiếm
đoạt tài sản; lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; chiếm giữ trái

14



phép tài sản; sử dụng trái phép tài sản và huỷ hoại hoặc cố ý làm hƣ
hỏng tài sản.
2.2 Đánh giá thực trạng tình hình định giá tài sản trong
các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt tại quận Bình Tân,
Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1 Thực tiễn định giá tài sản theo cấu thành cơ bản
đúng và nguyên nhân
Có thể khẳng định rằng từ khi Nghị định số 26/2005/NĐ-CP
ngày 02/3/2005 của Chính phủ và Thông tƣ số 55/2006/TT-BTC
ngày 22/6/2006 của Bộ Tài chính quy định về Hội đồng định giá
trong tố tụng hình sự đƣợc ban hành và có hiệu lực cho đến nay đã
mang lại kết quả rất tích cực trong công tác định giá tài sản bị xâm
phạm trong quá trình giải vụ án hình sự nói chung và trong nhóm tội
phạm xâm phạm sở hữu nói riêng.
2.2.2 Thực tiễn định giá tài sản theo cấu thành cơ bản sai
và nguyên nhân
Trong thực tế một số cơ quan tiến hành tố tụng đã áp dụng
chƣa đúng những quy định của pháp luật về giám định tƣ pháp, nhất
là việc định giá các tài sản bị xâm hại để làm căn cứ truy cứu trách
nhiệm hình sự còn nhiều tuỳ tiện và nhiều trƣờng hợp không trƣng
cầu giám định, chỉ căn cứ vào lời khai giá trị tài sản bị chiếm đoạt, bị
thiệt hại của ngƣời bị hại và lời nhận tội của bị cáo.
2.3 Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế, khó khăn
vướng mắt trong quá trình định giá tài sản đối với các tội xâm
phạm sở hữu có tính chiếm đoạt

15


2.3.1 Hệ thống văn bản pháp luật chưa đáp ứng được yêu

cầu của thực tiễn định giá tài sản đối với các tội xâm phạm sở hữu
có tính chiếm đoạt
Hệ thống văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật giám định tƣ
pháp ban hành chƣa đầy đủ, kịp thời, gây khó khăn trong quá trình
áp dụng, nhƣ: thời hạn định giá theo yêu cầu của cơ quan tiến hành
tố tụng hình sự nhƣng việc ra Kết luận định giá trể thì không có chế
tài rõ ràng, trình tự thủ tục còn nhiều phiền hà, phức tạp. Đây là một
thủ hành chính do UBND quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
nên việc không tiếp nhận yêu cầu định giá tài sản vào các ngày Thứ
bảy, ngày Chủ nhật hàng tuần và ngày nghĩ Lễ, Tết theo quy định
của Bộ luật lao động.
Việc định giá tài sản bị thiệt hại hiện nay chƣa có quy định
cụ thể: cây cảnh, các loài vật chim kiểng, cá kiểng, cổ vật, tài sản
chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân… Hiện nay, khi tiến
hành định giá trong một số trƣờng hợp phải trƣng cầu Hội sinh vật
cảnh, Hội nông dân để tiến hành định giá tài sản phụ vụ cho việc giải
quyết vụ án hình sự mang tính nhất thời. Bởi vì các Hội chỉ đƣa ra ý
kiến chung chung, mang tính tham khảo, do không có trình độ
chuyên môn nhất định hoặc kiến thức về định giá tài sản. Theo
Thông tƣ số 55/2006/TT-BTC ngày 22/6/2006 của Bộ tài chính
hƣớng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 26/2005/NĐ-CP
ngày 02/3/2005 của Chính phủ về Hội đồng định giá tài sản trong tố
tụng hình sự quy định thì trong tố tụng hình sự không đƣợc thuê đơn
vị định giá là các doanh nghiệp định giá theo Luật doanh nghiệp và
Luật giá. Đây là một bất cập hạn chế dẫn đến việc giải quyết các vụ

16


án hình sự kéo dài và có khả năng vi phạm tố tụng về thời gian giải

quyết vụ án hình sự.
2.3.2 Hạn chế về nhận thức pháp luật của cơ quan, người
tiến hành tố tụng trong việc định giá tài sản đối với các tội xâm
phạm sở hữu có tính chiếm đoạt
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của từng thành viên trong
HĐĐGTS cũng rất khác nhau và ở nhiều lĩnh vực khác và không
đƣợc đào tạo chuyên môn, chính quy về lĩnh vực định giá tài sản
theo quy định của Bộ Tài chính về định giá tài sản. Các thành viên
trong HĐĐGTS là những ngƣời làm công tác chuyên môn riêng theo
từng lĩnh vực đƣợc phân công bởi UBND quận Bình Tân nên không
chú tâm vào công việc định giá là điều đƣơng nhiên. Hơn nữa, việc
kiêm nhiệm công việc định giá có thể từ chối hoặc thực hiện một
cách chậm chạp, thiếu hiệu quả. Việc làm này có ảnh hƣởng rất lớn
đến quá trình giải quyết vụ án của cơ quan tiến hành tố tụng nhƣng
không có chế tài rõ ràng. Đây là một bất cập lớn trong quy định về
định giá trong tố tụng hình sự, nên chất lƣợng của Kết luận định giá
không cao là điều không tránh khỏi.
2.3.3 Chưa chú trọng đến công tác kiểm tra, đánh giá tổng
kết thực tiễn trong việc định giá trị tài sản đối với các tội xâm
phạm sở hữu có tính chiếm đoạt
Công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá, tổng kết thực tiễn
trong lĩnh vực định giá tài sản trong tố tụng hình sự trên địa bàn quận
Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh chƣa đƣợc đặt ra hoặc không
nêu trong các báo cáo tổng kết của các Cơ quan tiến hành tố tụng
nhƣ Công an, TA, VKS. UBND quận Bình Tân cũng không tổng kết

17


thực tiễn, đánh giá rút kinh nghiệm trong quá trình định giá tài sản

trong tố tụng hình sự.
2.3.4 Chưa thực hiện công tác phối hợp giữa các cơ quan
tiến hành tố tụng với HĐĐGTS trong TTHS
Chất lƣợng Kết luận định giá trong một số trƣờng hợp chƣa
bảo đảm, còn chung chung, không trả lời cụ thể câu hỏi mà cơ quan
trƣng cầu đặt ra, không khẳng định rõ giá trị tài sản là bao nhiêu và
có dấu hiệu “né tránh” khiến cho các cơ quan tiến hành tố tụng khó
khăn trong quá trình giải quyết vụ án.
2.3.5 Hạn chế về cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật
Hạn chế về cơ sở vật chất, phƣơng tiện kỹ thuật và kinh phí
hoạt động của Hội đồng định giá trong tố tụng hình là rất rỏ ràng bởi
cơ chế quản lý hành chính do Ủy ban nhân dân cấp quận quyết định.
Kết luận chương 2
Tại chƣơng 2, tác giả đi sâu phân tích thực tiễn Kết luận định
giá tài sản đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt trên
địa bàn quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở phân
tích thực tiễn chỉ ra những vi phạm, sai lầm đối với Kết luận định giá
tài sản trong các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt. Từ những
số liệu thống kê, phân tích, so sánh về các Kết luận định giá tài sản
đối với từng tội phạm cụ thể trong thời gian năm năm từ năm 2012
đến năm 2016 trên địa bàn quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
do TAND quận Bình Tân xét xử, tác giả đã rút ra đƣợc những tồn tại,
vƣớng mắc trong quá trình xét xử của cơ TA. Nguyên nhân của
những tồn tại hạn chế, khó khăn vƣớng mắc, làm cơ sở đề xuất giải
pháp tại chƣơng 3 của luận văn.

18


Chương 3

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM BẢO ĐẢM ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
ĐÚNG TRONG CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU
CÓ TÍNH CHIẾM ĐOẠT
3.1 Tăng cường hướng dẫn áp dụng pháp luật
Trong những năm qua, chất lƣợng hoạt động điều tra, truy tố,
xét xử đã từng bƣớc đƣợc nâng lên. Nhƣng chƣa đáp ứng yêu cầu và
đòi hỏi của nhân dân. Vẫn còn tình trạng xét xử oan, sai, bỏ lọt tội
phạm..., các bản án bị hủy, cải sửa lớn do lỗi chủ quan. Xâm hại đến
quyền lợi chính đáng, hợp pháp của công dân, làm giảm sút niềm tin
của nhân dân đối với Đảng, Nhà nƣớc và các cơ quan tƣ pháp.
3.2 Tăng cường tổng kết thực tiễn việc định giá tài sản
Hoạt động định giá tài sản trong tố tụng hình sự đƣợc thực
hiện theo Nghị định số 26/2005/NĐ-CP ngày 02/3/2005 quy định về
Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự và Thông tƣ
55/2006/TT-BTC ngày 22/6/2006 Hƣớng dẫn thực hiện một số điều
của Nghị định số 26/2005/NĐ-CP ngày 02/3/2005 thì việc thống kê,
tổng kết thực tiễn trong quá trình thực hiện hoạt động của Hội đồng
định giá tài sản trong tố tụng hình sự chƣa có cơ quan nào thực hiện.
3.3 Nâng cao trình độ, nhận thức cho đội ngũ áp dụng
pháp luật
Cần phải có chế độ đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn về
nghiệp vụ thẩm định giá theo quy định pháp luật về giá để đáp ứng
đƣợc với yêu cầu ngày càng cao của công tác đấu tranh, phòng chống
tội phạm, nhất là BLTTHS năm 2015 đã đƣợc thông qua và có hiệu
lực từ ngày 01/01/2018 thì Kết luận định giá tài sản là nguồn chứng
cứ đƣợc quy định tại khoản 1 Điều 87 BLTTHS năm 2015.

19



3.4 Tăng cường phối hợp giữa Hội đồng định giá và các
cơ quan tiến hành tố tụng dựa trên các quy định pháp luật để
giải quyết tốt vấn đề định giá tài sản trong pháp luật hình sự
Điều tra vụ án hình sự có nhiều cơ quan tham gia vào quá
trình tố tụng nhƣ Cơ quan điều tra, cơ quan đƣợc giao một số hoạt
động điều tra, VKSND, cơ quan bổ trợ tƣ pháp nhƣ giám định pháp
y, định giá tài sản trong tố tụng hình sự... VKSND đƣợc xác định là
cơ quan tiến hành tố tụng với chức năng thực hành quyền công tố và
kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS .
3.5 Tăng cường cơ sở vật chất
Cần phải có hƣớng đầu tƣ và hỗ trợ hơn nữa để đảm bảo cơ
sở vật chất và các phƣơng tiện làm việc cho Hội đồng định giá. Tăng
cƣờng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ định giá tài sản để đáp ứng yêu
cầu của tình hình thực tế của quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí
Minh.
3.6 Kiến nghị, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động của HĐĐGTS trong tố tụng pháp luật hình sự
Thứ nhất, tuyển dụng cán bộ chuyên trách có trình độ
chuyên môn về thẩm định giá (có thẻ thẩm định giá theo quy định
của Bộ Tài chính) để tiến hành việc định giá tài sản một cách chuyên
nghiệp, phụ vụ tốt hơn trong quá đình giải quyết vụ án hình sự đƣợc
nhanh chóng, chính xác, khách quan, đúng pháp luật, đáp ứng yêu
cầu cải cách tƣ pháp trong tình hình hiện nay.
Thứ hai, HĐĐGTS có trách nhiệm tăng cƣờng công tác
thống kê, tổng kết thực tiễn định giá trong tố tụng hình sự dƣới sự
giám sát của UBND, Hội đồng nhân dân cùng cấp. Hiện tại, việc
định giá trong TTHS không có thống kê, tổng kết thực tiễn nên

20



không thể đánh giá đƣợc chất lƣợng cuả các Kết luận định giá có
khách quan, có đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định hay
không. Phƣơng pháp định giá có đảm bảo chính xác hay không. Vấn
đề này chƣa đƣợc pháp luật quy định một cách rõ ràng cụ thể.
Thứ ba, Hội đồng định giá cấp tỉnh, Sở tài chính quản lý về
chuyên môn nghiệp vụ định giá trong tố tụng hình sự dựa vào công
tác thống kê, tổng kết thực tiễn, các khiếu nại, định giá lại.
Thứ tƣ, nhà nƣớc có chế độ về chi phí phục vụ cho định giá
trong TTHS để đảm bảo đời sống cho ngƣời thực hiện việc định giá
trong TTHS, đồng thời, tăng cƣờng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ
theo yêu cầu công việc qua từng giai đoạn, từng thời kỳ để đáp ứng
đƣợc nhu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Thứ năm, từng bƣớc chuyển mô hình định giá trong tố tụng
hình sự của Hội đồng định giá tài sản thành Công ty hoạt động theo
Luật doanh nghiệp do UBND cấp tỉnh làm chủ sở hữu, có tƣ cách
pháp nhân, có con dấu, tài sản riêng phục vụ việc định giá tài sản
trong giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hình sự.
Thứ sáu, hạn chế và từng bƣớc loại bỏ việc kiêm nhiệm
trong hoạt động định giá trong tố tụng hình sự của Hội đồng định giá
tài sản. Việc kiêm nhiệm quá nhiều sẽ dẫn đến việc định giá tài sản
một cách lơ là, chủ quan duy ý chí, xem nhẹ việc mình đang kiêm
nhiệm.
Thứ bảy, thay đổi quy định pháp luật trong việc công khai
thành phần hồ sơ định giá trong tố tụng hình sự của Hội đồng định
giá tài sản vào hồ điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.
Thứ tám, vấn đề xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố
cáo trong lĩnh vực định giá trị tài sản trong lĩnh vực hình sự là rất

21



hạn chế. Việc này cần phải văn bản quy định cụ thể, hƣớng giải
quyết khi có vi phạm.
Kết luận chương 3
Tại chƣơng 3, tác giả đi sâu phân tích các yêu cầu và giải
pháp bảo đảm Kết luận định giá tài sản đúng đối với các tội xâm
phạm sở hữu. Trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp
luật hình sự, trong đó đề cao nguyên tắc, phƣơng pháp định giá tài
sản trên cơ sở đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của các bên, đáp ứng
yêu cầu phòng chống tội phạm và cải cách tƣ pháp mà các Nghị
quyết của Đảng, pháp luật của nhà nƣớc đã nêu ra. Đồng thời đƣa ra
các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm Kết luận định giá tài sản
đúng đối với các tội xâm phạm sở hữu, đƣa ra những giải pháp
nhằm hoàn thiện quy định pháp luật định giá tài sản trong TTHS và
nâng cao hiệu quả Kết luận định giá tài sản. Kiến nghị về việc hoàn
thiện, nâng cao chất lƣợng các văn bản hƣớng dẫn áp dụng thống
nhất pháp luật, hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo đảm
Kết luận định giá tài sản đúng; Vấn đề tăng cƣờng nâng cao trình độ
chuyên môn, trách nhiệm nghề nghiệp cho các thành viên HĐĐGTS
trong TTHS, chi phí, tăng cƣờng cơ sở vật chất... Tất cả các giải
pháp đó nhằm nâng cao hiệu quả cho hoạt động định giá tài sản. Chỉ
khi nào hoàn thiện đƣợc những vấn đề trên thì cơ quan áp dụng pháp
luật mới có những căn cứ chuẩn mực, công cụ sắc bén để quyết định
hình phạt đúng pháp luật, công bằng và hợp lý đối với mỗi tội phạm
và ngƣời phạm tội, đạt đƣợc mục đích của hình phạt, đáp ứng đƣợc
yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm trong giai đoạn
hiện nay.

22



KẾT LUẬN
Luận văn đã làm sáng tỏ các khái niệm tài sản theo quy định
pháp luật. Định giá tài sản trong tố tụng hình sự để giải quyết vụ án
hình sự đƣợc khách quan, đúng quy định pháp luật. Trình bày các
nguyên tắc, căn cứ trong việc định giá tài sản đối với các tội xâm
phạm sở hữu trong một số trƣờng hợp cụ thể. Đặc biệt, bằng việc
khảo sát thực tiễn, thống kế số liệu, phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với
các ĐTV, KSV, TP, thành viên Hội đồng định giá tài sản và các ý
kiến của các Thẩm định viên về giá, luận văn đã đánh giá thực trạng
việc định giá tài sản đối với các tội xâm phạm sở hữu, nêu bật những
ƣu điểm và hạn chế, thiếu sót trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐĐGTS trong đối với các tội xâm
phạm sở hữu nói riêng và định giá tài sản trong TTHS nói chung tại
quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.
Kết luận định giá tài sản là hoạt động thực tiễn của
HĐĐGTS đƣợc thực hiện sau khi cơ quan điều tra phát hiện có dấu
hiệu của tội phạm trong các tội xâm phạm sở hữu có liên quan đến
tài sản bị xâm phạm mà CQĐT không thể xác định đƣợc giá trị tài
sản bị xâm phạm. Để biết đƣợc giá trị tài sản bị xâm phạm, CQĐT
hành trƣng cầu định giá tài sản và chuyển yêu cầu định giá đến Hội
đồng định giá để tiến hành định giá tài sản bị xâm phạm. Việc định
giá tài sản có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội danh, quyết định
hình phạt, giải quyết các vấn đề về bồi thƣờng thiệt hại, xác định tính
chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi bị can, bị cáo đã thực
hiện hoặc bị can, bị cáo không phạm tội do chƣa đủ định lƣợng về
giá trị tài sản.

23



×