Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

quay roi tinh duc bi xu ly nhu the nao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.93 KB, 2 trang )

Quấy rối tình dục bị xử lý như thế nào?
Quy định của pháp luật về xử lý hành vi quấy rối tình dục như thế nào? Người bị quấy rối
phải làm gì để bảo vệ mình?
Như thế nào là quấy rối tình dục?
Bộ Quy tắc do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho rằng quấy rối tình dục có thể
bằng hành vi mang tính thể chất như tiếp xúc, cố tình đụng chạm không mong muốn, sờ
mó, vuốt ve, cấu véo, ôm ấp, hay hôn cho tới tấn công tình dục, cưỡng dâm, hiếp dâm.
Ngoài ra, quấy rối tình dục bằng lời nói gồm các nhận xét không phù hợp về mặt xã hội,
văn hóa và không được mong muốn bằng những ngụ ý về tình dục như những truyện cười
gợi ý về tình dục, những nhận xét về trang phục hay cơ thể của một người nào đó khi có
mặt họ hoặc hướng tới họ. Hình thức này bao gồm cả những lời đề nghị và những yêu cầu
không mong muốn hay lời mời đi chơi mang tính cá nhân một cách liên tục.
Quấy rối tình dục bằng hành vi phi lời nói gồm các hành động không được như mong
muốn như ngôn ngữ cơ thể khiêu khích, biểu hiện không đứng đắn, cái nhìn gợi tình,
nháy mắt liên tục, các cử chỉ của ngón tay... Hình thức này bao gồm việc phô bày các tài
liệu khiêu dâm, hình ảnh, vật, màn hình máy tính, áp phích, thư điện tử, ghi chép, tin
nhắn liên quan tới tình dục.
Ở hầu hết các nước phương Tây, quấy rối tình dục được coi là trái pháp luật và có chế tài
cụ thể xử lý tương ứng với từng mức độ của hành vi. Tuy nhiên, tại Việt Nam, hành vi
quấy rối tình dục lại thường bị bỏ qua nếu nó chưa thực sự gây ra những hậu quả nghiêm
trọng, hơn nữa hậu quả của hành vi rất khó để chứng minh.
Về xử lý vi phạm hành chính: Người quấy rối thực hiện những hành vi “Có cử chỉ, lời
nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác” thì bị
xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội;
phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
Về xử lý hình sự: Nếu hành vi quấy rối mà xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm,
danh dự người khác thì cũng có thể bị xử lý hình sự theo điều 121 Bộ luật Hình sự về
“Tội làm nhục người khác”. Tuy nhiên, hành vi quấy rối tình dục không đủ yếu tố để cấu
thành tội làm nhục người khác nếu không có hậu quả cần chứng minh đó là nạn nhân cảm
thấy vô cùng nhục nhã, tủi hổ, ê chề.


Mặt khác, để khép một người nào đó vào tội xâm phạm tình dục cần có hai yếu tố là hành


vi phạm tội của kẻ đó hoặc phải đi đến sự giao cấu hoặc cấu thành hình thức hướng đến
sự giao cấu. Người nào có động cơ như vậy mới bị khép vào tội xâm phạm tình dục. Còn
quấy rối tình dục là những hành động không hướng tới hoặc không rõ ràng hướng tới
hành vi giao cấu. Quấy rối tình dục có thể được coi là một tệ nạn nhức nhối của xã hội
hiện đại.
Quy định về hành vi quấy rối tình dục nơi làm việc
Trước những hạn chế của việc xử lý hành vi Quấy rối tình dục nơi công sở thì Bộ luật
Lao động 2012 là cơ sở để người lao động và các tổ chức Công đoàn có một cơ chế an
toàn để có thể khiếu nại, đó là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để người lao
động được bảo vệ.
Theo quy định Điều 8 Bộ luật Lao động về các hành vi bị nghiêm cấm trong đó có hành
vi “ngược đãi người lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc”.
Bộ luật Lao động 2012 cũng quy định về Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động của người lao động(Điểm c Khoản 1, Điều 37 BLLĐ) “Người lao động làm việc
theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một
công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động”
Ngay cả trong việc thuê, mướn người giúp việc, Bộ luật Lao động cũng quy định khá
nghiêm trong vấn đề này, việc “thông báo kịp thời với người sử dụng lao động về những
khả năng, nguy cơ gây tai nạn, đe dọa an toàn, sức khỏe, tính mạng, tài sản của gia đình
người sử dụng lao động và bản thân” (Khoản 4 Điều 182, BLLĐ) – Đây là nghĩa vụ của
lao động là người giúp việc gia đình. Đồng thời quy định những hành vi bị nghiêm cấm
đối với người sử dụng lao động đối với lao động là người giúp việc trong gia đình, cấm
“ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là người
giúp việc gia đình” (Khoản 1 Điều 183, BLLĐ).
Với những quy định này là bước khởi đầu cho việc hạn chế sự xâm phạm. Tuy nhiên,

BLLĐ mới chưa đưa ra được sự giải thích cụ thể về khái niệm “quấy rối tình dục” để có
thể hình dung cụ thể về hành vi nào, lời nói ra sao, điệu bộ, cử chỉ như thế nào mới được
xem là “quấy rối tình dục”.



×