Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Bài giảng du lịch sinh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (893.56 KB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

BÀI GIẢNG
(Lưu hành nội bộ)

DU LỊCH SINH THÁI
(Dành cho Sinh viên ngành Địa lý học, hệ chính quy)

Giảng viên: NGUYỄN HỮU DUY VIỄN

Năm 2017


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI ................................................... 3
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DU LỊCH SINH THÁI ............................................... 1
1.2. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA DU LỊCH SINH THÁI ................................... 3
1.3. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VÀ NHỮNG YÊU CẦU CỦA DU LỊCH SINH THÁI
................................................................................................................................................ 4
1.3.1. Các nguyên tắc cơ bản để phát triển du lịch sinh thái .............................................. 4
1.3.2. Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái bền vững ............................................. 5
1.3.3. Những yêu cầu để phát triển du lịch sinh thái .......................................................... 6
1.4. CÁC BÊN THAM GIA VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI ........................... 8
1.4.1. Các nhà hoạch định chính sách................................................................................. 8
1.4.2. Các nhà quản lý lãnh thổ .......................................................................................... 9
1.4.3. Các nhà điều hành du lịch......................................................................................... 9
1.4.5. Khách du lịch sinh thái ............................................................................................. 9
1.5. MỐI QUAN HỆ GIỮA CUNG VÀ CẦU CỦA DU LỊCH SINH THÁI ..................... 10
1.5.1. Cung (Hiểu là Các môi trường tự nhiên có tổ chức hoạt động DLST) ................. 10
1.5.2. Cầu (Hiểu là các loại khách tham gia DLST) ......................................................... 11


CHƯƠNG 2. MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TRÊN THẾ
GIỚI .......................................................................................................................................... 12
2.1. DU LỊCH SINH THÁI TRONG CÁC VƯỜN QUỐC GIA VÀ KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN TRÊN THẾ GIỚI ....................................................................................... 12
2.1.1. Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Galapagos ........................................................ 12
2.1.2. Du lịch sinh thái ở Khu dự trữ sinh quyển Tonle Sap (Campuchia) ...................... 12
2.1.3. Du lịch sinh thái ở Khu bảo tồn thiên nhiên Madagascar ...................................... 13
2.2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở CÁC
VƯỜN QUỐC GIA VÀ KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TRÊN THẾ GIỚI ................... 13
2.2.1. Bài học kinh nghiệm từ phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Galapagos .. 13
2.2.2. Bài học kinh nghiệm từ phát triển du lịch sinh thái ở Khu bảo tồn thiên nhiên ..... 14
CHƯƠNG 3. SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TRONG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI ..................................................................................... 15
3.1. KHÁI NIỆM TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI .................................................. 15
3.1.1. Các khái niệm về tài nguyên, tài nguyên du lịch và tài nguyên du lịch sinh thái .. 15
3.1.2. Các khái niệm liên quan ......................................................................................... 16
3. 2. ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI ................................................... 17
3.2.1. Tài nguyên du lịch sinh thái phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều tài nguyên
đặc sắc có sức hấp dẫn lớn ............................................................................................... 17
3.2.2. Tài nguyên du lịch sinh thái thường rất nhạy cảm với các tác động ...................... 17
3.2.3. Tài nguyên du lịch sinh thái có thời gian khai thác khác nhau .............................. 18
3.2.4. Tài nguyên du lịch sinh thái thường nằm xa các khu dân cư và được khai thác tại
chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch ................................................................................... 18
3.2.5. Tài nguyên du lịch sinh thái có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài ...................... 18
3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA DU LỊCH SINH THÁI VÀ PHÁT TRIỂN ............................ 18
3.3.1. Quan hệ giữa đa dạng sinh học và DLST ............................................................... 18
3.3.2. DLST với phát triển cộng đồng .............................................................................. 21
3.3.3. Quan hệ giữa du lịch sinh thái và phát triển bền vững ........................................... 22
3.4. CÁC LOẠI TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI CƠ BẢN Ở VIỆT NAM ............ 23
3.4.1. Các hệ sinh thái điển hình và đa dạng sinh học ...................................................... 23

3.4.2. Các tài nguyên du lịch sinh thái đặc thù ................................................................. 24
3.4.3. Văn hóa bản địa ...................................................................................................... 24
3.5. BÀI TẬP ........................................................................................................................ 30
CHƯƠNG 4. HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 26
1


4.1. NHỮNG TÁC ĐỘNG LÊN MÔI TRƯỜNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH
THÁI..................................................................................................................................... 26
4.1.1 Tác động đến tài nguyên thiên nhiên ....................................................................... 26
4.1.2 Tác động đến tài nguyên sinh vật và môi trường .................................................... 27
4.1.3 Tác động đến các mặt của đời sống xã hội .............................................................. 27
4.2. SỰ CỐ VÀ HIỂM HỌA DU LỊCH SINH THÁI .......................................................... 28
CHƯƠNG 5. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM ...................................... 31
5.1. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM .......................... 31
5.1.1. Các hệ sinh thái điển hình....................................................................................... 31
5.1.2. Đa dạng sinh học .................................................................................................... 31
5.1.3. Hệ thống rừng đặc dụng .......................................................................................... 32
5.1.4. Tiềm năng du lịch sinh thái biển ............................................................................ 35
5.1.5. Các tiềm năng khác................................................................................................. 36
5.2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM ........................ 36
5.2.1. Các loại hình du lịch sinh thái ở Việt Nam ............................................................ 36
5.2.2. Tình hình phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam .................................................. 38
5.3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM ....................... 41
5.3.1. Phát triển các loại hình DLST ................................................................................ 41
5.3.2. Phát triển các tuyến điểm DLST............................................................................. 41
5.3.3. Phát triển DLST tại các khu BTTN ........................................................................ 41
5.3.4. Phát triển các đại lí, các nhà điều hành tour du lịch ............................................... 41
5.3.5. Phát triển mạng lưới thông tin liên lạc và phương tiện giao thông ........................ 41
5.3.6. Nâng cao các dịch vụ phục vụ hoạt động DLST .................................................... 42

5.3.7. Phát triển cộng đồng ............................................................................................... 42
5.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN CHO VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở
VIỆT NAM ........................................................................................................................... 42
5.4.1. Giải pháp về cơ chế chính sách .............................................................................. 42
5.4.2. Giải pháp về thị trường ........................................................................................... 42
5.4.3. Giải pháp về quy hoạch viên du lịch giới thiệu ...................................................... 43
5.4.4. Giải pháp về đào tạo ............................................................................................... 43
5.4.5. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng ..................................................................... 43
5.4.6. Giải pháp về xã hội ................................................................................................. 44
5.4.7. Giải pháp về tổ chức quản lí ................................................................................... 44
5.4.8. Giải pháp kiểm tra .................................................................................................. 44
5.5. BÀI TẬP ........................................................................................................................ 51
CHƯƠNG 6. QUY HOẠCH VÀ THIẾT KẾ DU LỊCH SINH THÁI ................................ 44
6.1. KHÁI NIỆM QUY HOẠCH DU LỊCH SINH THÁI ................................................... 44
6.2. CÁC YÊU CẦU CẦN THIẾT ĐỂ LỰA CHỌN KHU VỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI .......................................................................................................................... 45
6.3. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA LÃNH THỔ DU LỊCH SINH THÁI ........... 45
6.4. CÁC BƯỚC CƠ BẢN CỦA QUY HOẠCH VÀ THIẾT KẾ DU LỊCH SINH THÁI . 46
6.5. CÁC NGUYÊN TẮC CỦA QUY HOẠCH VÀ THIẾT KẾ DU LỊCH SINH THÁI .. 48
6.5.1. Yếu tố sinh thái môi trường đặc thù ....................................................................... 49
6.5.2. Yếu tố thẩm mỹ sinh thái........................................................................................ 49
6.5.5. Yếu tố xã hội .......................................................................................................... 50
6.6. BÀI TẬP ........................................................................................................................ 58
PHẦN PHỤ LỤC: .................................................................................................................... 52
CÂU HỎI ÔN TẬP .................................................................................................................. 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 65

2



LỜI NÓI ĐẦU
Bài giảng Du lịch sinh thái là tài liệu dành cho sinh viên ngành Đại học Điạ lý
học. Nội dung giáo trình được chia làm 6 chương giới thiệu về các nội dung liên quan
đến du lịch sinh thái, kinh nghiệm phát triển trên thế giới và thực tiễn phát triển du
lịch sinh thái ở Việt Nam.
Trong quá trình biên soạn giáo trình, tác giả đã sử dụng nhiều tài liệu tham
khảo và công trình nghiên cứu của các nhà khoa học và các tác giả. Xin chân thành
cảm ơn các nhà khoa học, các cơ quan về những kết quả nghiên cứu mà tác giả đã sử
dụng và đưa vào bài giảng.
Bài giảng Du lịch sinh thái chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót và những hạn
chế. Hi vọng nhận được sự góp ý để bài giảng được hoàn thiện hơn.

3


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DU LỊCH SINH THÁI
Du lịch sinh thái đang dấy lên trong giới lữ hành và bảo tồn ngày một tăng,
nguồn gốc của nó giống như một sự tiến hoá hơn là một cuộc cách mạng. Du
lịch sinh thái bắt nguồn từ du lịch thiên nhiên và du lịch ngoài trời. Những du khách
lũ lượt kéo đến các vườn quốc gia Yellowstone và yosemite hàng thế kỷ trước
dây là những nhà du lịch sinh thái đầu tiên. Những khách lữ hành đến Serengeti từ
khoảng nửa thế kỷ trước, những nhà dó ngoại mạo hiểm Himalaya đã cắm trại
trên Annapurna 25 năm sau, hàng ngàn người đến chụp ảnh chim cánh cụt ở
Nam cực, những nhóm người đến Belize cũng là những khách du lich sinh thái.
Thế kỷ 20 đã chứng kiến sự thay đổi kịch tính và liên tục của lữ hành thiên
nhiên. Châu phi là một ví dụ điển hình. Những cuộc đi săn năm 1909 của Thoedore
Rooevelt để cho vào túi săn những chiếc đầu hoặc những cái sừng lớn nhất mà ông có
thể tìm thấy là một điển hình đương đại. Vào những năm 70, du lịch đại chúng và du
lịch không phân biệt, vẫn chủ yếu để tâm đến các con thú lớn, đã phá hoại các

môi trường sống gây phiền nhiễu đến các động vật , và phá huỷ thiên nhiên. Ngày
nay, các hành vi này đang thay đổi. Ngày càng nhiều khách thăm quan nhận thức
được tác hại sinh thái họ có thể gây ra cho giá trị của tự nhiên , và cho những mối quan
tâm của nhân dân địa phương. Các tour du lịch chuyên hoá - săn chim ,cưỡi lạc đà ,bộ
hành thiên nhiên có hướng dẫn và nhiều nữa - đang tăng lên. Cái dòng nhỏ nhưng đang
lớn lên này chính là du lịch sinh thái. Và, một cách ngạc nhiên du lịch sinh thái
dang làm cho cả ngành công nghiệp lữ hành trở nên nhạy cảm hơn với môi trường.
1.1.1. Các quan niệm và định nghĩa về du lịch sinh thái
1.1.1.1. Quan niệm
Đã có nhiều tên gọi và cách hiểu khác nhau nhưng đa số cho rằng du lịch sinh
thái (DLST) là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn
và được quản lý bền vững về mặt sinh thái.
Các tên gọi khác như:
-Du lịch thiên nhiên.
-Du lịch bản xứ.
-Du lịch dựa vào thiên nhiên.
-Du lịch có trách nhiệm.
-Du lịch môi trường.
-Du lịch nhạy cảm.
-Du lịch đặc thù.
-Du lịch nhà tranh.
-Du lịch xanh.
-Du lịch bền vững.
-Du lịch thám hiểm.
Qua các tên gọi có thể thấy rõ DLST là loại hình DL gắn với thiên nhiên, với
văn hóa bản địa và có ý thức bảo vệ môi trường cao hướng tới phát triển DL bền vững.
Về nội dung, DLST là loại hình du lịch tham quan, thám hiểm, đưa du khách tới
những môi trường còn tương đối nguyên vẹn, về các vùng thiên nhiên hoang dã, đặc
sắc để tìm hiểu, nghiên cứu các hệ sinh thái và các nền văn hóa bản địa độc đáo, làm
thức dậy ở du khách tình yêu và trách nhiệm bảo tồn, phát triển đối với tự nhiên và

cộng đồng địa phương.
Du khách sẽ được hướng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về môi
trường để nâng cao hiểu biết, cảm nhận được những giá trị thiên nhiên và văn hóa mà
không gây ra những tác động không thể chấp nhận đối với các hệ sinh thái và văn hóa
bản địa.
Những đặc tính cơ bản của du lịch sinh thái:

1


- Phát triển dựa vào những giá trị (hấp dẫn) của thiên nhiên và văn hóa bản địa.
(Nghĩa là đến những nơi thật độc đáo về môi trường thiên nhiên, đặc sắc về văn hóa
bản địa; đó là điều kiện đầu tiên, tiên quyết để có thể thu hút du khách có nhu cầu
muốn đến tham quan, tìm hiểu thỏa mãn nhu cầu muốn khám phá, tìm hiểu.)
- Được quản lý bền vững về môi trường sinh thái. (Hiểu là yêu cầu cần bắt buộc
phải đạt được khi phát triển du lịch tại đây.)
- Có giáo dục và diễn giải về môi trường. (Hiểu như là một tiêu chí bắt buộc
phải có đối với DLST để có thể phân biệt với các loại hình DL khác-Cung cấp cho du
khách những hiểu biết về môi trường và bảo vệ môi trường tại đây.)
- Có đóng góp cho những nỗ lực bảo tồn và phát triển cộng đồng. (Hiểu là một
nhiệm vụ của DLST là một phần quan trọng thu nhập từ DL phải được dành cho công
tác bảo tồn tự nhiên và phát triển, gìn giữ văn hóa bản địa cũng như phát triển đời sống
cộng đồng địa phương như là điều kiện để phát triển DL bền vững ở địa phương.)
1.1.1.2. Định nghĩa
Từ năm 1987 đến nay, trên thế giới đã có nhiều định nghĩa khác nhau về DLST
của các nhà khoa học và của các quốc gia. Tiêu biểu như các định nghĩa của Hector
Ceballos-Lascurain (1987); Wood (1991); Allen (1993); Bukley (1994); định nghĩa
của Nêpan; Malaixia; Ôxtrâylia; Hiệp hội Du lịch sinh thái quốc tế.
Ở Việt Nam, DLST là lĩnh vực mới được nghiên cứu từ giữa thập kỷ 90 của thế
kỷ XX, song đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu về du lịch

và môi trường. Do trình độ nhận thức khác nhau, ở những góc độ nhìn nhận khác
nhau, khái niệm về DLST cũng còn nhiều điểm chưa thống nhất.
Định nghĩa về DLST ở Việt Nam lần đầu tiên được đưa ra tại Hội thảo quốc gia
về “Xây dựng chiến lược phát triển Du lịch du thái ở Việt Nam” từ ngày 7 đến
9/9/1999: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản
địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền
vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”
“DLST là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối
tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức
những cảnh cũng là hình du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng
như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triển môi trường và tài nguyên thiên nhiên
một cách bền vững” (Lê Huy Bá – 2000)
1.1.2. Đặc điểm của du lịch sinh thái
- DLST bao gồm tất cả những hình thức DL dựa vào thiên nhiên mà ở đó mục
đích chính của khách DL là tham quan tìm hiểu về tự nhiên cũng như những giá trị văn
hóa truyền thống ở các vùng thiên nhiên đó.
- DLST phải bao gồm những hoạt động giáo dục và diễn giải về môi trường.
- Thông thường DLST được các tổ chức chuyên nghiệp và doanh nghiệp có quy
mô nhỏ ở nước sở tại tổ chức cho các nhóm nhỏ du khách. Các công ty lữ hành nước
ngoài có quy mô khác nhau cũng có thể tổ chức, điều hành hoặc quảng cáo các tour
DLST cho các nhóm du khách có số lượng hạn chế.
- DLST hạn chế đến mức thấp nhất các tác động đến môi trường tự nhiên và
văn hóa-xã hội.
- DLST có sự hỗ trợ cho hoạt động bảo tồn tự nhiên bằng cách:
+Tạo ra những lợi ích về kinh tế cho địa phương, các tổ chức và chủ thể quản
lý, với mục đích bảo tồn các khu vực tự nhiên.
+Tạo ra những cơ hội về việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương.

2



+Tăng cường nhận thức của cả du khách và người dân địa phương về sự cần
thiết phải bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa.
1.1.3. Quy hoạch và quản lý DLST
-Việc quản lý và kiểm soát hoạt động phát triển DLST ở các vùng tự nhiên chủ
yếu phải do cộng đồng địa phương đảm trách.
-Cần có được nhận thức một cách đầy đủ và đúng đắn về sự cần thiết phải bảo
vệ các vùng tự nhiên nhằm bảo tồn đa dạng sinh học và đa dạng văn hóa.
-Cần có được những dự báo và biện pháp kiểm soát bổ sung khi tổ chức phát
triển hoạt động DLST ở những khu vực có tính nhạy cảm đặc biệt về môi trường.
-Cần đảm bảo các quyền lợi truyền thống của cộng đồng và quyền lợi của địa
phương ở những khu vực thuận lợi cho phát triển DLST.
1.1.4. Mối quan hệ giữa du lịch sinh thái và các loại hình du lịch khác
Du lịch sinh thái là loại hình DL dựa vào thiên nhiên nhưng có thêm chức năng
tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa bản địa của cộng đồng địa phương.
Nguồn
Các loại hình
Mục đích
Mục đích DLST
gốc
du lịch
chung
Dựa vào
-Nghỉ dưỡng
Chủ yếu đưa -Giáo dục nâng cao nhận thức
thiên nhiên -Tham quan
con người về về thiên nhiên môi trường, văn
-Mạo hiểm
với
thiên hóa cộng đồng địa phương.

-Thể thao
nhiên.
-Có trách nhiệm bảo tồn các giá
-Thắng cảnh
trị tự nhiên và văn hóa cộng
-Vui chơi giải trí
đồng.
-Tạo việc làm và lợi ích cho
người dân địa phương.
Dựa vào
-Tham quan nghiên
văn hóa
cứu
-Hành hương lễ hội
-Vui chơi giải trí
-v.v..
Công vụ
-Hội nghị, hội thảo
Công việc
-Hội chợ
-Tìm cơ hội đầu tư
-Quá cảnh
-v.v..
1.2. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA DU LỊCH SINH THÁI
Mọi hoạt động phát triển DL nói chung và DLST nói riêng đều được thực hiện
trên cơ sở khai thác những giá trị của tài nguyên DL tự nhiên, văn hóa, lịch sử kèm
theo các điều kiện về cơ sở hạ tầng và dịch vụ. Kết quả của quá trình khai thác đó là sự
hình thành những sản phẩm du lịch từ các tiềm năng về tài nguyên, đem lại nhiều lợi
ích cho XH.
Trước tiên đó là các lợi ích về KT-XH, tạo ra nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm,

nâng cao đời sống kinh tế cho cộng đồng địa phương thông qua các dịch vụ DL, tạo
điều kiện cho việc bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử và sự đa dạng của thiên nhiên
nơi có những hoạt động phát triển DL.
Sau nữa là những lợi ích đem lại cho khách DL trong việc hưởng thụ các cảnh
quan thiên nhiên mới lạ, độc đáo; các truyền thống văn hóa lịch sử; những đặc thù dân
tộc mà trước đó họ chưa biết tới, từ đó xác lập ý thức trách nhiệm về bảo tồn sự vẹn

3


toàn của các giá trị thiên nhiên, văn hóa lịch sử của nơi họ đến nói riêng và của hành
tinh nói chung.
DLST là một dạng của hoạt động DL, vì vậy nó cũng bao gồm tất cả những đặc
trưng cơ bản của hoạt động DL nói chung, bao gồm:
-Tính đa ngành:
-Tính đa thành phần:
-Tính đa mục tiêu:
-Tính liên vùng:
-Tính mùa vụ:
-Tính chi phí:
-Tính xã hội hóa:
Bên cạnh đó DLST cũng hàm chứa những đặc trưng riêng, bao gồm:
-Tính giáo dục cao về môi trường:
DLST hướng con người tiếp cận gần hơn nữa với các vùng tự nhiên và các khu
bảo tồn, nơi có giá trị cao về đa dạng sinh học và rất nhạy cảm về mặt môi trường.
Hoạt động DL gây nên những áp lực lớn đối với môi trường và DLST được coi là
chiếc chìa khóa nhằm cân bằng giữa mục tiêu phát triển DL với việc bảo vệ môi
trường.
- Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên duy trì tính đa dạng
sinh học:

Hoạt động DLST có tác dụng giáo dục con người bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
và môi trường, qua đó hình thành ý thức bảo vệ các nguồn TNTN cũng như thúc đẩy
các hoạt động bảo tồn, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững.
- Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương:
Cộng đồng địa phương chính là những người chủ sở hữu các nguồn TNTN tại
địa phương mình. Phát triển DLST hướng con người đến các vùng tự nhiên hoang sơ,
có giá trị cao về đa dạng sinh học, điều này đặt ra một yêu cầu cấp bách là cần phải có
sự tham gia của cộng đồng địa phương tại đây hiểu rõ nhất về các nguồn tài nguyên
của mình.
Sự tham gia của cộng đồng địa phương có tác dụng to lớn trong việc giáo dục
du khách bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường, đồng thời cũng góp phần nâng
cao hơn nữa nhận thác cho cộng đồng, tăng các nguồn thu nhập cho cộng đồng.
1.3. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VÀ NHỮNG YÊU CẦU CỦA DU LỊCH
SINH THÁI
1.3.1. Các nguyên tắc cơ bản để phát triển du lịch sinh thái
Thị trường du lịch sinh thái hiện nay đang phát triển mạnh so với các thị trường
khác. Song sự phát triển nhanh chóng này đe doạ tính bền vững của du lịch sinh thái
và mở rộng ra những cái có thể đóng góp cho sự phát triển bền vững. Du lịch sinh thái
bản thân nó bị giới hạn phạm vi, mức độ phát triển. Nó không thể tiếp nhận một số
lượng lớn du khách mà không phải là nguyên nhân dần dần làm thay đổi dẫn đến sự
phá huỷ lý do mà nó tồn tại. Vì vậy vấn đề trọng tâm trong việc phát triển du lịch sinh
thái bền vững là sự kiểm soát hạn chế những nguyên tắc xử lý và thực hiện.
Du lịch sinh thái bền vững đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững. Điều
đó không có nghĩa là luôn có sự tăng trưởng liên tục về du lịch. Đây là điểm khác biệt
cần nhấn mạnh trong thời điểm mà Việt nam bắt đầu lo lắng về tốc độ tăng trưởng của
du lịch .
“Du lịch sinh thái được phân biệt với các loại hình du lịch thiên nhiên khác về
mức độ giáo dục cao về môi trường và sinh thái thông qua những hướng dẫn viên có
4



nghiệp vụ lành nghề. Du lịch sinh thái chứa đựng mối tác động qua lậi lớn giữa
con người và thiên nhiên hoang dã cộng với ý thức được giáo dục nhằm biến chính
những khách du lịch thành những người đi đầu trong việc bảo vệ môi trường. Phát
triển du lịch sinh thái làm giảm tối thiểu tác động của khách du lịch đến văn hoá và
môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng nguồn lợi tài chính do du lịch
mang lại và cần chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên
nhiên”.
Sau đây là những nguyên tắc cơ bản về thế nào là du lịch sinh thái thực sự:
- Du lịch sinh thái phải phù hợp với những nguyên tắc tích cực về môi
trường, tăng cường và khuyến khích trách nhiêm đạo đức đối với môi trường tự
nhiên .
- Du lịch sinh thái là không được làm tổn hại đến tài nguyên, môi
trường, những nguyên tắc về môi trường không những chỉ áp dụng cho những nguồn
tài nguyên bên ngoài (tự nhiên và văn hoá) nhàm thu hút khách mà còn bên
trong của nó.
- Du lịch sinh thái phải tập trung vào các giá trị bên trong hơn là các giá trị bên
ngoài và thúc đẩy sự công nhận các giá trị này .
- Các nguyên tắc về môi trường và sinh thái cần phải đạt lên hàng đầu do đó
mỗi người khách du lịch sinh thái sẽ phải chấp nhận - Các nguyên tắc về môi
trường và sinh thái cần phải đạt lên hàng đầu do đó mỗi người khách du lịch sinh
thái sẽ phải chấp nhận tự nhiên theo đúng nghĩa của nó và chấp nhận sự hạn
chế của nó hơn là làm biến đổi môi trường cho sự thuận tiện cá nhân.
- Du lịch sinh thái phải đảm bảo lợi ích lâu dài đối với tài nguyên, đối với địa
phương và đối với nghành (lợi ích về bảo tồn hoặc lợi ích về kinh tế, văn hoá, xã hội
hay khoa học ).
- Du lịch sinh thái phải đưa ra những kinh nghiệm đầu tay khi tiếp xúc với môi
trường tự nhiên, đó là những kinh nghiêm được hoà đồng làm tăng sự hiểu biết hơn là
đi tìm cái lạ cảm giác mạnh hay mục đích tăng cường thể trạng cơ thể. - ở đây những
kinh nghiệm có tác động lớn và có nhận thức cao nên đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng của

cả người hướng dẫn và các thành viên tham gia .
- Cần có sự đào tạo đối với tất cả các ban nghành chức năng: địa phương,
chính quyền, tổ chức đoàn thể, hãng lữ hành và các khách du lịch (trước, trong
và sau chuyến đi).
- Thành công đó phải dựa vào sự tham gia của địa phương, tăng cường sự
hiểu biết và sự phối hợp với các ban nghành chức năng.
- Các nguyên tắc về đạo đức, cách ứng xử và nguyên tắc thực hiện là
rất quan trọng. Nó đòi hỏi cơ quan giám sát của nghành phải đưa ra các nguyên tắc và
các tiêu chuẩn được chấp nhận và giám sát toàn bộ các hoạt động.
- Là một hoạt động mang tính chất quốc tế, cần phải thiết lập một khuôn khổ
quốc tế cho ngành.
1.3.2. Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái bền vững
1.3.2.1. Cơ sở các nguyên tắc của du lịch sinh thái bền vững
Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu của du khách, giảm thiểu các tác động lên môi
trường sinh thái và đem lại phúc lợi (sinh thái, kinh tế, xã hội) cho cộng đồng địa
phương, du lịch sinh thái lấy một số cơ sở sau để phát triển:
- Tìm hiểu và bảo vệ các giá trị thiên nhiên, văn hóa.
- Giáo dục môi trường.

5


- Phải có tổ chức về nghiệp vụ du lịch, hạn chế tới mức thấp nhất đối với môi
trường.
- Phải hỗ trợ cho bảo vệ môi trường.
1.3.2.2. Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái bền vững
- Du lịch sinh thái nên khởi đầu với sự giúp đỡ của những thông tin cơ bản
nhưng đa dạng của cộng đồng và cộng đồng nên duy trì việc kiểm soát phát triển của
du lịch.
- Sử dụng và bảo vệ tài nguyên một cách bền vững: bao gồm cả tài nguyên

thiên nhiên, xã hội và văn hóa. Việc sử dụng bền vững tài nguyên là nền tảng cơ bản
nhất của việc phát triển DLST bền vững.
- Chương trình giáo dục và huấn luyện để cải thiện, quản lý di sản và các tài
nguyên thiên nhiên nên được thành lập. Giảm tiêu thụ, giảm chất thải một cách triệt để
nhằm nâng cao chất lượng môi trường.
- Duy trì tính đa dạng về tự nhiên, văn hóa… (chủng loại thực vật, động vật,
bản sắc văn hóa dân tộc…)
- Lồng ghép các chiến lược phát triển du lịch của địa phương với quốc gia.
- Phải hỗ trợ kinh tế địa phương, tránh gây thiệt hại cho các hệ sinh thái ở đây.
- Phải thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương. Điều này không chỉ đem
lại lợi ích cho cộng đồng, cho môi trường sinh thái mà nhằm tăng cường khả năng đáp
ứng các thị hiếu của du khách.
- Phải biết tư vấn các nhóm quyền lợi và công chúng. Tư vấn giữa công nghiệp
du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan nhằm đảm bảo cho sự hợp
tác lâu dài cũng như giải quyết các xung đột có thể nảy sinh.
- Đào tạo các cán bộ, nhân viên phục vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch
nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.
- Nghiên cứu, hỗ trợ cho du lịch. Phải cung cấp cho du khách những thông tin
đầy đủ và có trách nhiệm nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách đến môi trường tự
nhiên, xã hội và văn hóa khu du lịch, qua đó góp phần thỏa mãn các nhu cầu của du
khách.
1.3.3. Những yêu cầu để phát triển du lịch sinh thái
Yêu cầu đầu tiên để có thể tổ chức được du lịch sinh thái là sự tồn tại
của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao. Sinh
thái tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu và
động thực vật, bao gồm: sinh thái tự nhiên (natural ecology), sinh thái động vật
(animal ecology), sinh thái thực vật (plant ecology), sinh thái nông nghiệp ( agricultural ecology), sinh thái khí hậu (ecoclimate) và sinh thái nhân văn (human
ecology).
Đa dạng sinh thái là một bộ phận và là một dạng thứ cấp của đa dạng sinh học,
ngoài thứ cấp của đa dạng di truyền và đa dạng loài. Đa dạng sinh thái thể hiện ở sự

khác nhau của các kiểu cộng sinh tạo nên các cơ thể sống, mối liên hệ giữa chúng với
nhau và với các yếu tố vô sinh có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sự sống
như : đất, nước, địa hình, khí hậu... đó là các hệ sinh thái (eco-systems) và các nơi
trú ngụ, sinh sống của một hoặc nhiều loài sinh vật (habitats) (Theo công ước đa
dạng sinh học được thông qua tại Hộ nghị thượng đỉnh Rio de Jannero về môi
trường).
Như vậy có thể nói du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên
(natural - based tourism) (gọi tắt là du lịch thiên nhiên), chỉ có thể tồn tại và phát triển
ở những nơi có các hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh thái cao nói riêng và
6


tính đa dạng sinh học cao nói chung. Điều này giải thích tại sao hoạt động du lịch sinh
thái thường chỉ phát triển ở các khu bảo tồn thiên nhiên (natural reserve), đặc biệt ở
các vườn quốc gia (national park), nơi còn tồn tại những khu rừng với tính đa
dạng sinh học cao và cuộc sống hoang dã. tuy nhiên điều này không phủ nhận sự
tồn tại của một số loại hinh du lịch sinh thái pháttriển ở những vùng nông thôn (
rural tourism ) hoặc các trang trại ( farm tuorism) điển hình.
Yêu cầu thứ hai có liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của du lịch
sinh thái ở 2 điểm:
- Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao được sự hiểu biết cho khách du lịch sinh
thái, người hướng dẫn ngoài kiến thức ngoại ngữ tốt còn phải là người am hiểu
cac đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hoá cộng đồng địa phương. Điều này rất quan
trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động du lịch sinh thái, khác với
những loại hình du lịch tự nhiên khác khi du khách có thể tự mình tìm hiểu hoặc yêu
cầu không cao về sự hiểu biết này ở người hướng dẫn viên. Trong nhiều
trường hợp, cần thiết phải cộng tác vói người dân địa phương để có được những hiểu
biết tốt nhất, lúc đó người hướng dẫn viên chỉ đóng vai trò là một người phiên
dịch giỏi.
- Hoạt động du lịch sinh thái đòi hỏi phải có được người điều hành có

nguyên tắc. Các nhà điều hành du lịch truyền thống tường chỉ quan tâm đến lợi nhuận
và không có cam kết gì đối với việc bảo tồn hoặc quản lý các khu tự nhiên,
họ chỉ đơn giản tạo cho khách du lịch một cơ hội để biết được những giá trị tự nhiên
và văn hoá trước khi những cơ hội này thay đổi hoặc vĩnh viễn mất đi. Ngược
lại, các nhà điều hành du lịch sinh thái phải có được sự cộng tác với các nhà
quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương nhằm mục đích đóng
góp vào việc bảo vệ một cách lâu dai các giá trị tự nhiên và văn hoá khu vực,
cải thiện cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương
và du khách.
Yêu cầu thứ ba nhằm hạn chế tới mức tối đa các tác động có thể của hoạtđộng
du lịch sinh thái đến tự nhiên và môi trường, theo đó du lịch sinh thái cần được tổ
chức với sự tuân thủ chặt chẽ cá quy định về “sức chứa”. Khái niệm “ sức
chứa” được hiểu từ bốn khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý và xã hội. Tất cả những
khía cạnh này có liên quan tới lượng khách đến một địa điểm vào cùng một
thời điểm.
Đứng trên góc độ vật lý, sức chứa ở đây được hiểu là số lượng tối
đa khách du lịch mà khu vực có thể tiếp nhận. Điều này liên quan đến những tiêu
chuẩn về không gian đối vớ mỗi du khách cũng như nhu cầu sinh hoạt của họ. Đứng ở
góc độ xã hội, sức chuuas là giói hàn về lượng du khách mà tại đó bắt đầu xuất hiện
những tác động tiêu cực của các hoạt động du lịch đến đời sống văn hoá-xã
hội, kinh tế-xã hội của khu vực. Cuộc sống bình thường của cộng đồng địa
phương có cảm giác bị phá vỡ, xâm nhập.
Đứng ở góc độ quản lý, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà khu du
lịch có khả năng phục vụ. Nếu lượng khách vượt quá giói hạn này thì năng
lực quản lý ( lực lượng nhân viên, trình đọ và phương tiện quản lý...) của khu du lịch
sẽ khụng đáp ứng được yêu cầu của khách, làm mất khả năng quản lý và kiểm
soát hoạt động của khách, kết quả là sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường và xã hội.
Do khái niệm sức chứa bao gồm cả định tính và định lượng, vì vậy khó có thể
xác định một con số chính xác cho mỗi khu vực. Mặt khác, mỗi khu vực
khác nhau sẽ có chỉ số sức chứa khác nhau. Các chỉ số này chỉ có thể xác định

một cách tương đối bằng phương pháp thực nghiệm.
7


Yêu cầu thứ tư là thoả mãn nhu cầu nâng cao kiến thức và hiểu biết
của khách du lịch. Việc thoả mãn mong muốn này của khách du lịch sinh thái
về những kinh nghiêm, hiểu biết mới đối với tự nhiên, văn hoá bản địa thường là rất
khó khăn, song lại là yêu cầu cần thiết đối với sự tồn tại lâu dài của ngành
du lịch sinh thái. Vì vậy, những dịch vụ để làm hài lòng du khách có vị trí
quan trọng chỉ đứng sau công tác bảo tồn những gì mà họ quan tâm.
Hoạt động du lịch sinh thái hiện nay đang hướng tới phát triển bền vững vì vậy
đặt ra những yêu cầu mới cho quá trình phát triển du lịch sinh thái bền vững.
* Những yêu cầu để phát triển du lịch sinh thái bền vững
- Phải có sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh
thái cao.
- Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao hiểu biết cho khách DLST thì đòi hỏi:
. Người hướng dẫn viên ngoài kiến thức ngoại ngữ tốt còn phải là người am
hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng địa phương.
. Phải có được người điều hành có nguyên tắc không chỉ vì lợi nhuận như các
nhà điều hành DL truyền thống chỉ đơn giản tạo cho khách DL một cơ hội để biết
được những giá trị tự nhiên và văn hóa trước khi những cơ hội này thay đổi hoặc vĩnh
viễn mất đi mà còn phải có được sự cộng tác với các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên
nhiên và cộng đồng địa phương nhằm mục đích đóng góp vào việc bảo vệ một cách
lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hóa khu vực, cải thiện cuộc sống, nâng cao sự hiểu
biết chung giữa người dân địa phương và khách DL.
- Nhằm hạn chế tới mức tối đa các tác động của hoạt động DLST đến tự nhiên
và môi trường thì DLST cần được tổ chức với sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về sức
chứa, bao gồm các khía cạnh: vật lí, sinh học, tâm lí học, quản lý và xã hội.
- Phải thỏa mãn được nhu cầu nâng cao hiểu biết của khách DL về những kinh
nghiệm, hiểu biết mới đối với tự nhiên, văn hóa bản địa.

1.4. CÁC BÊN THAM GIA VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI
1.4.1. Các nhà hoạch định chính sách
Thường là các nhà khoa học làm công tác quy hoạch, xây dựng các chính sách
phát triển DLST trong các viện nghiên cứu, cơ quan quản lý nhà nước với vai trò là
nghiên cứu để xác định các định hướng phát triển phù hợp với tiềm năng và điều kiện
thực tế, đề xuất các chính sách, giải pháp nhằm đảm bảo cho việc thực hiện những
định hướng đó. Các phương án và giải pháp phải phù hợp để tối đa hóa lợi ích từ hoạt
động phát triển DLST, đồng thời đảm bảo việc phát triển DLST phải như một công cụ
hữu hiệu để phục vụ cho công tác bảo tồn (là mục tiêu được xem trọng hàng đầu trong
phát triển DLST).
Quá trình tổ chức khai thác tài nguyên lãnh thổ để phát triển DLST thường
được họ tiến hành theo các bước sau đây:
- Quy hoạch phát triển DLST chỉ được xem xét để thực hiện trên những vùng
lãnh thổ đặc trưng, đảm bảo các yêu cầu cần thiết. Quá trình thực hiện quy hoạch cần
được tiến hành trong khuôn khổ của các quy định và luật pháp, sao cho Chính phủ
chấp nhận các đề xuất được đưa ra.
- Trên các vùng lãnh thổ được cân nhắc thì câu hỏi đầu tiên cần đặt ra là: “Loại
hình DL này có được phép phát triển ở đây không?”. Nếu được thì vấn đề nghiên cứu
tiếp theo là: “Hoạt động phát triển đến mức độ nào là phù hợp?”. Và căn cứ vào
nguyên tắc của DLST để cân nhắc: “Những hoạt động DL được hoạch định phát triển
có thể được coi là DLST không?”.

8


- Các nhà hoạch định chính sách cần có được những hiểu biết về yêu cầu điều
chỉnh giới hạn bảo vệ lãnh thổ khỏi các tác động của hoạt động DL, để một mặt phù
hợp với quyền lợi thực tế của cộng đồng địa phương và mặt khác đảm bảo các lợi ích
kinh doanh DL.
1.4.2. Các nhà quản lý lãnh thổ

Hiện tồn tại 2 hệ thống quản lý là quản lý theo ngành (Cục Kiểm lâm thuộc Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và quản lý theo lãnh thổ (Chính quyền địa
phương tỉnh, thành phố thuộc Trung ương).
Yêu cầu đầu tiên với họ là sự kiểm soát thường xuyên đối với sự biến đổi các
hệ sinh thái và môi trường tự nhiên trong phạm vi được quản lý để có thể khai thác
hiệu quả tiềm năng lãnh thổ phục vụ phát triển DLST trên quan điểm bảo tồn và phát
triển bền vững.
Họ cần phải có sự đánh giá đầy đủ về hiện trạng sinh thái môi trường, các tác
động chủ yếu do hoạt động KT-XH của khu vực trước và trong quá trình phát triển
DLST để có thể đề xuất những biện pháp thích hợp trong việc điều chỉnh và quản lý
các tác động tiêu cực. Trong quá trình phát triển DL, việc tuyên truyền giáo dục cộng
đồng là một trong những giải pháp quan trọng mà họ cần thực hiện nhằm khuyến
khích người dân địa phương và các nhà điều hành DL có được những nỗ lực chung
cho sự phát triển bền vững.
Họ cần kết hợp chặt chẽ với các nhà điều hành DL nhằm:
- Đảm bảo hiệu quả của công tác điều hành DL trong những giới hạn cho phép.
- Đảm bảo an toàn cho khách DL, trật tự XH ở khu vực quản lý.
- Đảm bảo hiệu quả của hoạt động kinh doanh và qua đó đảm bảo sự đóng góp
vào quá trình bảo tồn và phát triển bền vững ở lãnh thổ được quản lý.
1.4.3. Các nhà điều hành du lịch
Là những người có vai trò quan trọng trong việc tổ chức điều hành cụ thể hoạt
động DLST, họ chịu trách nhiệm trực tiếp xác định các phương thức tiến hành hoạt
động, lựa chọn địa điểm tổ chức DLST, xây dựng các chương trình tour trọn gói, xác
định các dịch vụ có thể cung cấp cho khách với cơ chế giá cả cạnh tranh.
Trách nhiệm của họ là hết sức lớn vì họ phải đảm bảo lợi ích của tổ chức kinh
doanh DL; đồng thời phải đảm bảo các nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững. Vì
thế đòi hỏi họ phải có sự phối hợp chặt chẽ với các nhà quản lý, nhà quy hoạch và
người dân địa phương.
1.4.4. Hướng dẫn viên du lịch
Là những người được xem là cầu nối giữa khách DL và đối tượng DL để thỏa

mãn các nhu cầu của khách; chất lượng những đóng góp của họ có ảnh hưởng trực tiếp
đến sự thành công hay thất bại của hoạt động DLST.
Họ phải là người có kiến thức, nắm được đầy đủ thông tin về môi trường tự
nhiên, các đặc điểm sinh thái, văn hóa cộng đồng địa phương để giới thiệu một cách
sinh động nhất, đầy đủ nhất với du khách về những vấn đề mà khách quan tâm.
Bên cạnh đó họ cũng phải là người có mối quan hệ đặc biệt với người dân địa
phương nơi tổ chức hoạt động DL. Họ có thể là người dân địa phương hoặc nhà quản
lý lãnh thổ-đặc biệt ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.
1.4.5. Khách du lịch sinh thái
Khác với khách DL thông thường, khách DLST là những người quan tâm hơn
cả đến những giá trị tự nhiên và giá trị nhân văn ở những khu vực thiên nhiên hoang dã
nên họ có những đặc điểm cơ bản là:

9


- Thường là những người đã trưởng thành, có thu nhập cao, có giáo dục và có
sự quan tâm đến môi trường thiên nhiên.
- Thường là những người thích hoạt động ngoài thiên nhiên. Tỉ lệ khách nam,
nữ là ngang nhau và đây thường là những khách DL có kinh nghiệm.
- Thường có thời gian đi DL dài hơn và mức chi tiêu/ngày nhiều hơn so với
khách DL ít quan tâm đến thiên nhiên.
- Họ không đòi hỏi thức ăn hoặc nhà nghỉ cao cấp, đầy đủ tiện nghi. Mặc dù họ
có khả năng chi trả cho các dịch vụ này. Điều này phản ánh nhận thức của họ rằng
“các cơ sở vật chất mà họ sử dụng ít ảnh hưởng nhất đến môi trường tự nhiên”.
Hình 1.1. Sơ đồ các đối tượng tham gia hoạt động du lịch sinh thái
Các nhà khoa học làm
-Các nhà quản lý theo
công tác quy hoạch, xây
ngành (Cục Kiểm lâm

dựng các chính sách
thuộc Bộ Nông nghiệp và
phát triển DLST trong
Phát triển nông thôn)
các viện nghiên cứu, cơ
-Các nhà quản lý theo lãnh
quan quản lý nhà nước
thổ (Chính quyền địa
phương tỉnh, thành phố
thuộc Trung ương).
Các nhà hoạch định
Các nhà quản lý lãnh thổ
chính sách
Các đối tượng tham gia hoạt
động du lịch sinh thái
Các nhà điều hành
Hướng dẫn viên du
du lịch
lịch
Là những người có
-Là những người có
vai trò quan trọng
kiến thức, nắm được
Khách du lịch sinh thái
trong việc tổ chức
đầy đủ thông tin về
Là những người quan tâm hơn
điều hành cụ thể
môi trường tự nhiên,
cả đến những giá trị tự nhiên

hoạt động DLST, họ
các đặc điểm sinh
và giá trị nhân văn ở những
chịu trách nhiệm
thái, văn hóa cộng
khu vực thiên nhiên hoang dã.
trực tiếp xác định
đồng địa phương.
-Là những người đã trưởng
các phương thức
-Có mối quan hệ đặc
thành, có thu nhập cao, có
tiến hành hoạt động,
biệt với người dân địa
giáo dục và có sự quan tâm
lựa chọn địa điểm tổ
phương nơi tổ chức
đến môi trường thiên nhiên.
chức DLST, xây
hoạt động DL. Có thể
-Thích hoạt động ngoài thiên
dựng các chương
là người dân địa
nhiên, có kinh nghiệm.
trình tour trọn gói,
phương hoặc nhà
-Thường có thời gian đi DL
xác định các dịch vụ
quản lý lãnh thổ-đặc
dài hơn và mức chi tiêu/ngày

có thể cung cấp cho
biệt ở các vườn quốc
nhiều hơn.
khách với cơ chế giá
gia, khu bảo tồn thiên
-Không đòi hỏi thức ăn hoặc
cả cạnh tranh.
nhiên.
nhà nghỉ cao cấp, đầy đủ tiện
nghi, mặc dù có khả năng chi
trả cho các dịch vụ này.
1.5. MỐI QUAN HỆ GIỮA CUNG VÀ CẦU CỦA DU LỊCH SINH THÁI
1.5.1. Cung (Hiểu là Các môi trường tự nhiên có tổ chức hoạt động DLST)
-Loại I: Là nơi có các hoạt động DL mà cách ứng xử với môi trường tự nhiên
mới chỉ ở mức độ tuân thủ theo các qui định của pháp luật hiện hành.

10


-Loại II: Bao gồm những nơi được thiết kế và xây dựng gắn với thiên nhiên,
môi trường hơn, thể hiện qua tính nhạy cảm của các điểm, các cụm có mật độ thấp, ít
sử dụng thiết kế và các vật liệu hạn chế tầm quan sát, gây ảnh hưởng đến môi trường.
Tuy nhiên vẫn cung cấp đầy đủ các tiện nghi, dịch vụ và hoạt động của 1 khu DL
truyền thống. Loại này phản ánh việc chấp nhận tầm quan trọng của môi trường hơn là
thực tiễn của DLST.
-Loại III: Là nơi du khách có cơ hội tham quan môi trường còn hoang sơ,
nguyên vẹn, nơi các sản phẩm đúng theo nghĩa đen đưa con người ngược lại với thực
tế của tự nhiên. Cơ sở lưu trú tiện nghi với hạn chế tối đa tác động tới môi trường được
xem là tiêu chuẩn.
-Loại IV: Là những nơi thiên nhiên được xem trọng hàng đầu để nghỉ ngơi và

giáo dục với nỗ lực tăng cường trực tiếp ý thức bảo tồn và giữ gìn môi trường. Các
chuyến thám hiểm trong ngày, các trung tâm tham quan và các tour có phiên dịch là
chìa khóa. Hạn chế bất cứ việc xây dựng phát triển nào, để tăng khả năng cảm nhận
của khách. Các khu bảo tồn thiên nhiên, các VQG, các vườn thực vật và các bảo tàng
biển đều được xếp vào loại này.
-Loại V: dành cho du khách thám hiểm đến các vùng thiên nhiên xa xôi còn
hoang sơ. Các chương trình DL được thiết kế nhằm hướng tới việc nâng cao nhận
thức, tính nhạy cảm và bảo tồn tự nhiên và văn hóa.
1.5.2. Cầu (Hiểu là các loại khách tham gia DLST)
-Loại A: Là những khách DL thiên nhiên tình cờ, ngẫu nhiên do một phần của
chuyến DL lớn có liên quan đến thiên nhiên.
-Loại B: Loại khách DL thiên nhiên chiếm số đông. Họ là những người muốn
tham gia vào những chuyến du lịch lạ thường đến với thiên nhiên.
-Loại C: Là những khách DL có lòng say mê thiên nhiên. Họ luôn muốn có
được những chuyến đi đến những nơi đặc trưng như VQG, các khu bảo tồn để tham
quan và tìm hiểu tự nhiên, lịch sử và văn hóa bản địa.
-Loại D: Là những khách DL thiên nhiên thực thụ. Họ có thể là các nhà khoa
học, thành viên các tour DL giáo dục hoặc thành viên của các dự án bảo tồn.
Bảng 1.1. Quan hệ giữa cung và cầu của du lịch sinh thái
Môi trường Môi trường Môi trường Môi trường Môi trường
loại I
loại II
loại III
loại IV
loại V
Khách DL
X
xxx
Xxx
X

loại A
Khách DL
X
Xxx
Xx
loại B
Khách DL
Xx
Xxx
X
loại C
Khách DL
X
Xxx
Xx
loại D
Ghi chú: x-Có đến; xx-Đến nhiều; xxx-Đến rất nhiều

11


CHƯƠNG 2. MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
TRÊN THẾ GIỚI
2.1. DU LỊCH SINH THÁI TRONG CÁC VƯỜN QUỐC GIA VÀ KHU BẢO
TỒN THIÊN NHIÊN TRÊN THẾ GIỚI
2.1.1. Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Galapagos
2.1.1.1. Đa dạng sinh học là cơ sở quan trọng để Galapagos hấp dẫn khách du lịch
sinh thái
Vườn quốc gia Galapagos nằm trong quần đảo cùng tên thuộc chủ quyền của
Ecuador. Từ lâu đây đã nổi tiếng thế giới về sự độc đáo, khác lạ của thế giới hoang dã.

Các loài động, thực vật ở vườn quốc gia rất đa dạng và thể hiện tính đặc hữu ở mức độ
cao. Về động vật có kỳ đà biển, rùa biển, chim cánh cụt, hải cẩu, rùa Galapagos, chim
hải âu lớn, sư tử biển, cá mập... Chính sự độc đáo và bạo dạn của thế giới động vật
trong giao tiếp với con người đã làm cho Galapagos trở thành điểm thu hút khách du
lịch thiên nhiên hàng đầu trên thế giới. Bên cạnh đó, Galapagos còn có một số loài
thực vật đặc hữu như xương rồng khổng lồ, hướng dương... Đây là những giá trị rất
lớn giúp cho Galapagos có thể phát triển tốt loại hình du lịch sinh thái.
2.1.1.2. Những khó khăn và thách thức đối với tài nguyên, môi trường và du lịch ở
Vườn quốc gia Galapagos
Quá trình phát triển của Galapagos luôn gặp phải những mối đe dọa đến thiên
nhiên, môi trường, du lịch từ hoạt động của con người, cụ thể như sau:
Trên 200 năm trước, con người đã đến quần đảo Galapagos và dẫn đến việc du
nhập vào những loài sinh vật ngoại lai. Điều này đưa đến sự tuyệt chủng một số loài
đặc hữu trên đảo. Cùng với đó, sự khai thác nguồn lợi biển quá mức từ người dân trên
đảo đe dọa các loài hải sản, tôm hùm và cá mập.
Áp lực đối với Galapagos còn thể hiện qua sự gia tăng dân số quá nhanh, tốc độ
gia tăng dân số đạt trung bình khoảng 4 đến 5%/năm. Dân số đông gây sức ép lên tài
nguyên và môi trường trên đảo. Ngoài những tác động từ cư dân địa phương, Vườn
quốc gia Galapagos còn phải đối mặt với sự gia tăng về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất
kỹ thuật do du khách gia tăng. Việc tăng số lượng khách sạn làm cho đất rừng bị thu
hẹp, nhiều loài thực vật phải bị triệt hạ, một số nơi tham quan trên đảo bị tắc nghẽn do
số lượng tàu thuyền lớn.
Tác động của cư dân địa phương đã làm giảm tính đa dạng sinh học ở vườn và
từ đó ảnh hưởng đến tài nguyên du lịch. Bên cạnh đó, sự phát triển du lịch thiếu quản
lý, hướng dẫn nghiêm ngặt cũng đã ảnh hưởng đến thế giới hoang dã trên đảo.
2.1.2. Du lịch sinh thái ở Khu dự trữ sinh quyển Tonle Sap (Campuchia)
Hồ Tonle Sap (Campuchia) là vùng đầm lầy hữu dụng nhất ở châu Á, cung cấp
nguồn lợi cơ bản cho nền kinh tế của đất nước và đời sống nông thôn. Năm 1997, hồ
Tonle Sap được công nhận là KDTSQ thế giới, từ đó việc bảo tồn ĐDSH đã trở thành
một phần không thể thiếu trong công tác quản lý của Campuchia. Vùng lõi Prek Toal

là điểm nóng ĐDSH quan trọng nhất của Tonle Sap, một số lượng lớn các loài động
vật hoang dã có ý nghĩa toàn cầu được tìm thấy tại đây. Chính vì giá trị toàn cầu và
cảnh quan văn hóa độc đáo, du lịch sinh thái là cơ hội lớn để phát triển kinh tế thân
thiện với môi trường. Tuy nhiên, vấn đề bảo tồn và du lịch sinh thái vẫn còn nhiều khó
khăn và rủi ro, trong đó chủ yếu liên quan đến sự hạn chế về kiến thức và năng lực con
người cũng như thiếu sự tham gia từ các nhóm xã hội quan trọng. Trong bối cảnh này,
năm 2006 Quỹ Môi trường toàn cầu và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc đã tài
trợ một dự án du lịch sinh thái tập trung vào giáo dục và đào tạo cho cộng đồng địa
12


phương tại KDTSQ hồ Tonle Sap, chủ yếu là các kiến thức về hoạt động du lịch sinh
thái. Dự án đã đạt được thành công và góp phần cải thiện cuộc sống của nhiều người
dân trong các cộng đồng đánh cá của Kompong Phluk.
2.1.3. Du lịch sinh thái ở Khu bảo tồn thiên nhiên Madagascar
Trong số các quốc gia ở châu Phi, Madagascar là quốc gia nổi tiếng với vẻ đẹp
thiên nhiên tráng lệ và hùng vĩ và có nhiều hoạt động bảo tồn môi trường. Madagascar
là nơi trú ngụ của nhiều loài động thực vật bản địa quý, hiếm. Chính vì thế, nhiều nhà
khoa học đã gọi Madagascar là “lục địa thứ 8” và là điểm nóng của thế giới về ĐDSH.
Hưởng ứng chương trình MAB của UNESSCO và Hiến chương môi trường đầu tiên
của châu Phi (1980), Madagascar đã thông qua và đưa kế hoạch hành động vì môi
trường vào kế hoạch hoạt động của quốc gia. Kế hoạch có hiệu lực vào năm 1990 và
đã được thực hiện trong ba giai đoạn, mỗi giai đoạn kéo dài 5 năm, kết quả hoạt động
của kế hoạch gắn kết với sự công nhận các KDTSQ của Madagascar. Năm 1990,
KDTSQ thế giới đầu tiên của Masdagasca - Mananara Nord được UNESCO chính
thức công nhận, tiếp sau đó là các KDTSQ Sahamalaza-Iles Radama và Littoral de
Toliara. Công viên quốc gia Madagascar được giao nhiệm vụ bảo tồn các KDTSQ với
những quy phạm pháp luật và các phương tiện để hoạt động riêng biệt.
2.2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
Ở CÁC VƯỜN QUỐC GIA VÀ KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TRÊN THẾ

GIỚI
2.2.1. Bài học kinh nghiệm từ phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia
Galapagos
Đứng trước nguy cơ tuyệt chủng của một số loài sinh vật đặc hữu, sự tác động
xấu đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên đang bị đe dọa cạn kiệt... dịch vụ công
viên quốc gia Galapagos đã quản lý du lịch từ những năm 1970 của thế kỷ XX vì thế
có thể cung cấp cái nhìn thấu đáo, hữu dụng về chương trình du lịch sinh thái thành
công để có thể vận dụng vào các địa bàn phát triển du lịch sinh thái. Cách quản lý du
lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Galapagos như sau:
Tất cả các tàu chở khách tham quan bắt buộc phải có hướng dẫn viên được đào
tạo bài bản về sinh thái và được cấp giấy phép đi cùng làm công tác hướng dẫn.
Để hạn chế sự tác động của du khách lên tài nguyên, các tàu được thiết kế nhằm
phục vụ ăn uốn, tham quan của du khách, giảm sự phát triển cơ sở hạ tầng trên đảo.
Một số đường mòn thiên nhiên trên đảo được thiết lập để phục vụ nhu cầu tham
quan của du khách nhưng có giới hạn rõ ràng phạm vi được phép tham quan.
Một số khẩu hiệu được thiết lập ở Vườn quốc gia như: không lấy gì ngoài bức
ảnh và những kỷ niệm đẹp, không để lại gì ngoài những dấu chân, không làm hại đến
động vật hoang dã...
Hạn chế khả năng tiếp cận để du khách không làm hoảng hốt, xua đuổi động vật
trong trạng thái nghỉ ngơi hoặc làm tổ.
Du khách không được hút thuốc và sử dụng điện thoại di động trên đảo.
Các loại rác rười, chai lọ, chất dẻo phế thải từ thuyền du lịch không được vứt
xuống biển mà phải được sắp xếp ở nơi quy định.
Khuyến khích du khách không nên mua những hàng lưu niệm được làm từ các
loài sinh vật bản địa Galapagos.
Các tàu không được đưa du khách đến tham quan ở các đảo chưa bị xâm nhập
bởi sinh vật ngoại lai.
Vườn quốc gia có thu phí vào cổng, hoặc phí sử dụng theo hệ thống giá có sự
phân biệt giữa khách nội địa và khách quốc tế, giữa các lứa tuổi của du khách. Khách
13



quốc tế phải chi trả nhiều hơn đối với khách nội địa, khách là người lớn chi trả nhiều
hơn đối với khách là trẻ em. Đối tượng miễn giảm phí là trẻ em dưới 2 tuổi.
Vườn quốc gia cũng tuân thủ chặt chẽ sức chứa trong du lịch sinh thái.
Khách du lịch đến vườn quốc gia được quản lý bằng cách khai báo họ tên, tuổi,
quốc tịch...
Các tàu phải báo cáo số lượng du khách cho mỗi chuyến tham quan.
Hướng dẫn viên cũng phải báo cáo số lượng khách và các tuyến điểm tham
quan, thời gian tham quan để tiện cho việc quản lý khách cũng như hoạt động du lịch ở
Vườn quốc gia.
Cơ chế phân chia lợi nhuận từ du lịch cho các đối tượng khác nhau: 40% cho
vườn quốc gia , 20% cho Khu tự trị Galapagos, 10% cho chính quyền địa phương tỉnh
Galapagos, 10% cho Viện quốc gia Galapagos, 5% cho môi trường, 5% cho Hải quân
quốc gia, 5% cho Hệ thống Kiểm dịch và điều khiển, 5% cho Khu bảo tồn biển.
Ban quản lý du lịch nhận thức được rằng nếu người dân địa phương không
được tham gia vào các quyết định và quá trình quản lý, nếu họ không được hưởng lợi
từ du lịch, có thể họ sẽ tạo nguồn tài chính bằng cách chuyển sang các hoạt động gây
hại cho môi trường. Cho nên họ đã tạo điều kiện cho người dân địa phương được tham
gia vào hoạt động du lịch như cung cấp dịch vụ ăn uống, lưu trú, tham quan, bán hàng
lưu niệm, làm hướng dẫn viên. Nhờ vậy đã làm giảm đáng kể các tác động xấu của cư
dân đến quần đảo.
Hiện tại, Vườn quốc gia Galapagos đã trở thành điểm du lịch sinh thái nổi tiếng
trên thế giới không chỉ về thế giới sinh vật độc đáo, hấp dẫn mà còn về cách làm du
lịch ở đây.
2.2.2. Bài học kinh nghiệm từ phát triển du lịch sinh thái ở Khu bảo tồn thiên
nhiên
Nhằm thống nhất về quản lý các khu bảo tồn trên toàn đất nước, Madagasca đã
mạnh dạn áp dụng kế hoạch quản lý mạng lưới các khu bảo tồn của quốc gia (hay còn
gọi Kế hoạch Grap) vào công tác bảo tồn sinh quyển. Từ kế hoạch này, Madagasca lập

chiến lược quản lý cho từng khu vực được bảo vệ. Nội dung của kế hoạch được Công
viên quốc gia Madagascar đảm trách thông qua những cam kết về bảo tồn ĐDSH, giáo
dục môi trường, du lịch sinh thái và chia sẻ lợi ích công bằng với người dân địa
phương. Một trong những kết quả nổi bật của kế hoạch Grap là thiết lập thành công
các Ủy ban định hướng và hỗ trợ khu vực bảo vệ. Ngoài ra, các Ủy ban còn chịu trách
nhiệm về việc thực hiện các điều kiện “giao kèo” giữa các quản trị viên và cộng đồng
được hưởng lợi; giám sát việc thực hiện của các dự án nhỏ và tham gia công tác đánh
giá các chỉ số sức khỏe ĐDSH của KDTSQ, tập trung vào các hoạt động bảo tồn và
phát triển mục tiêu tác động tích cực đến cộng đồng.

14


CHƯƠNG 3. SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
3.1. KHÁI NIỆM TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI
3.1.1. Các khái niệm về tài nguyên, tài nguyên du lịch và tài nguyên du lịch sinh
thái
Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng
lượng và thông tin có trên Trái Đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể sử
dụng để phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình.
Tài nguyên được phân loại thành TN tự nhiên và TN nhân văn gắn liền với các
nhân tố về con người và xã hội.
TN du lịch là một dạng đặc sắc của TN nói chung. Khái niệm TN du lịch luôn
gắn liền với khái niệm du lịch.
TN du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, giá trị nhân văn, công trình
lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch;
là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du
lịch (Pháp lệnh Du lịch Việt Nam, 1999).
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hoá, công trỡnh lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có

thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hỡnh thành cỏc
khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. (Luật Du lịch Việt Nam, 2005).
Là loại hình DL phát triển dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, TNDL sinh
thái là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch bao gồm các giá trị tự nhiên thể
hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển
không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó.
Tuy nhiên, không phải mọi giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa đều được coi là
TNDL sinh thái mà chỉ có các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên, các giá trị văn
hóa bản địa gắn với một hệ sinh thái cụ thể được khai thác, sử dụng để tạo ra các sản
phẩm du lịch sinh thái, phục vụ cho mục đích phát triển DL nói chung, DL sinh thái
nói riêng, mới được xem là TNDL sinh thái.
TNDL sinh thái gồm TN đang khai thác và TN chưa khai thác. TNDL sinh thái
rất đa dạng và phong phú, chủ yếu gồm những TN chính sau:
- Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, đặc biệt là nơi có tính đa dạng sinh học cao
với nhiều loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm (các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên,
các sân chim…).
- Các hệ sinh thái nông nghiệp (vườn cây ăn trái, trang trại, làng hoa, cây
cảnh…).
- Các giá trị văn hóa bản địa hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại của
hệ sinh thái tự nhiên như các phương thức canh tác, các lễ hội, sinh hoạt truyền thống
gắn với các truyền thuyết… của cộng đồng.
Trong khái niệm về DL sinh thái thì chỉ có các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù và
văn hóa bản địa độc đáo phát triển trên hệ sinh thái đó mới được coi là tài nguyên của
DL sinh thái. Nhưng trong cách phân loại trên đã bổ sung thêm các hệ sinh thái nông
nghiệp (do bàn tay con người tạo ra, đáng lí là các hệ sinh thái nhân tạo tuy rằng trên
đó vẫn tồn tại các thành phần tự nhiên như đất, nước, khí hậu trong một mối quan hệ
chặt chẽ-Giống thể tổng hợp tự nhiên, chỉ khác ở chỗ giới sinh vật không phải là sinh
vật tự nhiên mà thay vào đó là các cây trồng, vật nuôi có đặc điểm sinh thái phù hợp
15



được phát triển trong môi trường tự nhiên ở đó). Và đương nhiên thì trong tài nguyên
nhân văn cũng được bổ sung thêm các phương thức SX, sinh hoạt gắn với hệ sinh thái
nông nghiệp đó. Điều này cũng có nghĩa là về mặt thời gian đã được mở rộng thêm
gần với cuộc sống hiên đại hơn vì các hệ sinh thái nông nghiệp và các nét văn hóa đó
mới được hình thành cùng với sự phát triển nông nghiệp của con người.
3.1.2. Các khái niệm liên quan
a. Hệ sinh thái
Được hiểu là hệ cân bằng tự nhiên với tất cả các đặc thù của nó. Vũ trụ, Hệ Mặt
Trời, Trái Đất và khí quyển được coi là sinh thái quyển bao gồm nhiều hệ thống cân
bằng tự nhiên tồn tại trước khi sự sống xuất hiện, trong đó sinh quyển chỉ là một hệ
thống cân bằng của sinh thái quyển được hình thành khi đã xuất hiện những cơ thể
sống. Những sinh vật sống này tập hợp thành những quần thể sinh vật tồn tại và phát
triển trong sự cân bằng động, có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố phi sinh như khí
hậu, địa hình, thổ nhưỡng.
b. Đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học là thuật ngữ tổng quát biểu hiện sự phong phú đa dạng của
thiên nhiên, bao gồm toàn bộ các dạng sống được tạo nên trên Trái Đất.
Đa dạng sinh học bao gồm 3 cấp khác nhau:
- Đa dạng di truyền: hay còn gọi là đa dạng gen, thể hiện sự đa dạng về gen và
gennotip (gen đặc trưng riêng của loài) nằm trong mỗi loài.
- Đa dạng loài: thể hiện sự đa dạng về các loài sinh vật cùng tồn tại và phát triển
trong một không gian lãnh thổ nhất định.
- Đa dạng sinh thái: thể hiện sự đa dạng của các kiểu cộng đồng (Các hệ sinh
thái-Các nơi trú ngụ, sinh sống của một hoặc nhiều loài sinh vật khác nhau tạo nên cơ
thể sống và mối liên hệ giữa chúng với nhau, cũng như mối liên hệ với các yếu tố vô
sinh như đất, nước, khí hậu, địa hình… có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới sự
sống.
Cũng có ý kiến cho rằng đa dạng sinh học còn bao gồm cả đa dạng văn hóa là
sự thể hiện của con người, một thành viên của thế giới sinh vật, đồng thời là nhân tố

quan trọng thuộc các hệ sinh thái (tức không tách con người khỏi thế giới tự nhiên mà
chỉ là một thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên với tư cách là một sinh vật
đặc biệt vì có khả năng tác động, thay đổi rất lớn đến môi trường tự nhiên thậm chí tạo
riêng cho mình cả một môi trươngf nhân văn).
Đa dạng sinh học bao gồm toàn bộ ngân hàng gen có trong 5 đến 30 triệu loài
sinh vật mà các nhà khoa học ước lượng tồn tại trên Trái Đất, trong đó đến nay mới có
khoảng 1,7 triệu loài đã được mô tả.
Đa dạng sinh học (tiếng Anh: biodiversity) được định nghĩa là sự khác nhau
giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thỏi trờn cạn, sinh thỏi
trong đại dương và cỏc hệ sinh thỏi thuỷ vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà
các sinh vật là một thành phần trong đó. Thuật ngữ đa dạng sinh học này bao hàm sự
khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái khác nhau[1].
Thuật ngữ "đa dạng sinh học" được đưa ra lần đầu tiên bởi hai nhà khoa học
Norse và McManus vào năm 1980. Định nghĩa này bao gồm hai khái niệm có liên
quan với nhau là: đa dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di truyền trong một loài) và
đa dạng sinh thái (số lượng các loài trong một quần xó sinh vật). Cho đến nay đó cú
hơn 25 định nghĩa nữa cho thuật ngữ "đa dạng sinh học" này. Trong đó, định nghĩa của
tổ chức FAO (Tổ chức Lương nông Liên hiệp quốc) cho rằng: "đa dạng sinh học là

16


tính đa dạng của sự sống dưới mọi hỡnh thức, mức độ và mọi tổ hợp, bao gồm đa dạng
gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái"
c. Văn hóa bản địa:
Là các giá trị về vật chất và tinh thần được hình thành trong quá trình phát triển
của một cộng đồng dân cư, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa thế giới tự nhiên và con
người trong không gian của một hệ sinh thái tự nhiên cụ thể. Văn hóa bản địa là một
bộ phận đặc biệt của đa dạng văn hóa-Một cấu thành quan trọng của đa dạng sinh học,
góp phần tạo nên nền văn hóa nói chung của một dân tộc, một quốc gia.


TÀI NGUYÊN
TÀI NGUYÊN
TỰ NHIÊN

TÀI NGUYÊN
NHÂN VĂN

TÀI NGUYÊN DU LỊCH

TÀI NGUYÊN
DU LỊCH
SINH THÁI

Hình 3.1. Sơ đồ phân loại tài nguyên và tài nguyên du lịch sinh thái
3. 2. ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI
3.2.1. Tài nguyên du lịch sinh thái phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều tài
nguyên đặc sắc có sức hấp dẫn lớn
- Là một bộ phận quan trọng của TNDL chủ yếu được hình thành từ tự nhiên
mà bản thân tự nhiên lại rất phong phú và đa dạng vì thế TNDL sinh thái cũng có đặc
điểm này.
- Có nhiều hệ sinh thái đặc biệt, nơi sinh trưởng, tồn tại và phát triển nhiều loại
sinh vật đặc hữu quí hiếm, thậm chí có những loài tưởng chừng dã bị tuyệt chủng,
được xem là những TNDL sinh thái đặc sắc, có sức hấp dẫn lớn đối với khách DL.
3.2.2. Tài nguyên du lịch sinh thái thường rất nhạy cảm với các tác động
- Do đặc điểm của các hệ sinh thái là các thành phần tự nhiên có trong 1 hệ sinh
thái quan hệ rất chặt chẽ với nhau để tạo ra nét độc đáo riêng của hệ sinh thái, vì thế
bất cứ 1 thành phần thay đổi, dù chỉ là thay đổi nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ
hệ. Trong trường hợp có những thay đổi lớn có thể dẫn đến hậu quả phá vỡ sự cân
bằng tự nhiên vốn có và dẫn đến sự phá hủy toàn bộ hệ sinh thái.

17


- Có thể nói rằng sự thay đổi tính chất của một số hợp phần tự nhiên hay sự suy
giảm hay mất đi của một số loài sinh vật cấu thành nên hệ sinh thái nào đó dưới tác
động của con người sẽ là nguyên nhân làm thay đổi, thậm chí mất đi hệ sinh thái đó và
kết quả là tài nguyên DL sinh thái sẽ bị ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau.
3.2.3. Tài nguyên du lịch sinh thái có thời gian khai thác khác nhau
Do lệ thuộc vào qui luật diễn biến của khí hậu, của mùa di cư, sinh sản của các
loài sinh vật, đặc biệt là các loài đặc hữu, quí hiếm. Để có thể khai thác có hiệu quả
TNDL sinh thái thì các nhà quản lí, tổ chức điều hành cần có những nghiên cứu cụ thể
về tính mùa vụ của các loại TN để làm căn cứ đưa ra các giải pháp thích hợp.
3.2.4. Tài nguyên du lịch sinh thái thường nằm xa các khu dân cư và được khai
thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch
- Do chúng nằm xa khu dân cư nên mới có thể tồn tại đến ngày nay, nếu không
chúng sẽ bị nhanh chóng suy giảm, bị biến đổi, thậm chí không còn nữa do tác động
trực tiếp của con người.
- Khác với nhiều loại TN khác, sau khi được khai thác có thể vận chuyển đi nơi
khác để chế biến nhằm tạo ra sản phẩm rồi lại được đưa đến tận nơi tiêu thụ (VD các
loại khoáng sản); nhưng TNDL nó chung và TNDL sinh thái nói riêng thường được
khai thác tại chỗ để tạo ra các SP nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách.
- Trong một số trường hợp thực tế có thể tạo ra những vườn thực vật, các công
viên với nhiều loài sinh vật đặc hữu trong môi trường nhân tạo để du khách tham quan.
Tuy nhiên các SP này chưa phải là sản phẩm DL sinh thái đích thực, chúng được tạo ra
nhằm thỏa mãn nhu cầu của DL đại chúng, đặc biệt ở các đô thị lớn nơi dân cư đông
đúc mà tuy có nhu cầu nhưng không phải ai cũng có điều kiện đến các khu tự nhiên.
3.2.5. Tài nguyên du lịch sinh thái có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài
- Điều này dựa trên khả năng tự phục hồi, tái tạo của tự nhiên. Tuy nhiên thực
tế cho thấy rằng có nhiều TNDL sinh thái đặc hữu, quí hiếm hoàn toàn có thể mất đi
do những tai biến hoặc tác động của con người. (Liên hệ với cơ chế tự cân bằng của hệ

sinh thái).
-Vấn đề đặt ra là cần nắm bắt được qui luật của tự nhiên, lường trước được
những tác động của con người đối với tự nhiên nói, của TNDL sinh thái nói riêng để
có những định hướng, giải pháp cụ thể để khai thác hợp lí, có hiệu quả, không ngừng
bảo vệ, tôn tạo và phát triển các nguồn TN vô giá này nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển
DL.
3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA DU LỊCH SINH THÁI VÀ PHÁT TRIỂN
3.3.1. Quan hệ giữa đa dạng sinh học và DLST
DLST lấy tự nhiên làm nền tảng cho sự phát triển. Chính vì vậy, sự phong phú
của thế giới tự nhiên quyết định lên giá trị của các sản phẩm DLST. Như vậy, việc bảo
tồn đa dạng sinh học không chỉ là mục tiêu của riêng ngành DLST mà là mục tiêu
chung của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều quốc gia nhằm tìm kiếm sự hòa thuận
chung của con người và động vật với môi trường sinh thái.
Qua đó ta thấy, đa dạmh sinh học (ĐDSH) là một tài nguyên của DLST, không
thể tách rời đa dạng sinh học ra khỏi DLST, là một hợp phần trong nhiều thành phần
tạo nên DLST. Vậy ĐDSH là gì? “ĐDSH là tổng hợp toàn bộ các gen, các loài và các
hệ sinh thái. Đó là sự biến đổi liên tục theo tiến hoá để tạo ra các loài mới trong điều
kiện sinh thái mới khi những loài khác biến đi”.
Xét về tổng thể ĐDSH không chỉ tạo nên cuộc sống ngày nay mà nó còn có tầm
quan trọng đặc biệt trong việc duy trì và phát triển cuộc sống này. Nhìn từ khía cạnh
DLST thì ĐDSH là nhân tố không thể thiếu để từ đó xây dựng các chương trình
18


DLST. Yêu cầu đầu tiên để có thể tổ chức được DLST là sự tồn tại của các hệ sinh thái
tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao.
ĐDSH bao gồm: đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng sinh thái. Chính sự
đa dạng về gen (đa dạng di truyền), đa dạng loài góp phần tạo nên đa dạng về hệ sinh
thái, bởi ngoài yếu tố vô sinh như đất, nước, địa hình, khí hậu... hệ sinh thái còn bao
gồm các quần xã sinh vật. Nhiều quần thể tập hợp thành quần xã, như vậy theo cơ chế

tổ hợp của một lượng hàng triệu cá thể của các quần thể ta sẽ có rất nhiều các quần xã
sinh vật. Mỗi quần xã thích nghi với điều kiện sống ở một số nơi nào đó trên hành tinh.
Trong sự tồn tại và phát triển, thế giới sống có quan hệ mật thiết với điều kiện tự
nhiên. Mối quan hệ này là hai chiều, sự đa dạng về sinh vật được nhân lên khi gắn kết
với sự đa dạng về sinh cảnh. Đó chính là nguyên nhân giải thích tại sao trên hành tinh
chúng ta có vô vàn các hệ sinh thái khác nhau cùng tồn tại.
Nếu không có ĐDSH thì không có DLST vì du khách thưởng thức những sự
phong phú các loại hình sinh thái (đất, nước, cây, con...), không ai đi DLST nơi sa
mạc, nơi không có cây mọc và thú vật nào sinh sống. Điều đó chứng tỏ mối liên kết
không thể tách rời giữa ĐDSH và DLST, muốn phát triển DLST ở một nơi nào đó thì
bắt buộc nơi đó phải có sự phong phú về ĐDSH.
Đứng ở góc độ DLST, thì ĐDSH bao gồm cả sự đa dạng về văn hóa – là sự thể
hiện của con người, một thành viêncủa thế giới sinh vật, đồng thời là nhân tố quan
trọng thuộc các hệ sinh thái. Trong đó văn hóa bản địa là một bộ phận đặc biệt của đa
dạng văn hóa, góp phần tạo nên nền văn hóa nói chung của một dân tộc, một quốc gia.
Văn hóa bản địa chính là các giá trị về vật chất tinh thần được hình thành trong quá
trình phát triển của một cộng đồng dân cư, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa thế giới
tự nhiên và con người trong không gian của một hệ sinh thái tự nhiên cụ thể.
Cả bốn thành phần trên của ĐDSH đều tham gia vào việc xây dựng hình thành
hoạt động DLST. Mặt khác DLST cũng tác động ngược lại đối với ĐDSH, nó góp
phần bảo tồn và phát triển các giá trị ĐDSH nhằm phát triển bền vững trong tương lai.
• ĐDSH với các đối tượng tham gia hoạt động DLST
Các đối tượng tham gia xây dựng hoạt động du lịch sinh thái bao gồm: các nhà
hoạch định chính sách, các nhà điều hành du lịch, các nhà quản lí lãnh thổ, hướng dẫn
viên du lịch. Họ là những người phải quan tâm đến tất cả các thành phần của ĐDSH –
cơ sở để xây dựng một mô hình DLST bền vững.
Các nhà hoạch định chính sách: Đây là những người làm công tác quy hoạch,
xây dựng các chính sách phát triển DLST trong các viện nghiên cứu, cơ quan nhà
nước. Họ có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu tìm hiểu tính ĐDSH cho một khu
vực, họ là những người phát hiện, điều tra ra những tính chất đặc trưng về ĐDSH của

khu vực (đặc trưng về gen, loài, sinh thái) để từ đó xây dựng một mô hình du lịch bền
vững cho khu vực đó.
Các nhà quản lí lãnh thổ: Đây là những người có vai trò quyết định đối với sự
bảo tồn và phát triển của một khu DLST. Trong đó, các yếu tố đa dạng về gen, loài,
sinh thái sẽ được họ trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm soát thông qua việc kiểm soát sự
biến đổi của hệ sinh thái và môi trường tự nhiên trong phạm vi được quản lý.
Các nhà điều hành du lịch: Đây là những người tổ chức, điều hành cụ thể hoạt
động du lịch sinh thái, họ trực tiếp xác định các phương thức tiến hành hoạt động, lựa
chọn địa điểm tổ chức DLST, xây dựng các chương trình du lịch phù hợp với các dịch
vụ có thể cung ứng trong điều kiện địa phương. Vì vậy họ phải là người am hiểu về
môi trường sinh thái khu vực. Một hệ sinh thái đặc trưng về địa hình, chế độ thuỷ văn,
quần thể sinh vật đặc thù... sẽ là nhân tố quyết định để các nhà điều hành du lịch thực
19


hiện trách nhiệm của mình. Hướng dẫn viên du lịch: Đây là những người có kiến thức,
nắm được đầy đủ thông tin về môi trường tự nhiên, các đặc điểm các loại hình sinh
thái, tính đa dạng và độ phong phú của loài, tính thích nghi và tính đặc trưng của hệ
sinh thái, văn hoá cộng đồng địa phương để giới thiệu một cách sinh động nhất, đầy đủ
nhất với du khách về những vấn đề đã thúc giục họ tham gia tuyến DLST của khu vực.
Khách du lịch: Khách du lịch là đối tượng chính của DLST, chính những nét
đặc trưng về ĐDSH của khu vực đã thu hút họ tham gia hoạt động du lịch. Tuy nhiên
cần phân biệt giữa khách du lịch và khách DLST, hiện nay hai khái niệm này vẫn chưa
được phân biệt rạch ròi. Ở các nước đang phát triển thì khái niệm DLST vẫn còn manh
nha, nhiều khi bị cho là một.
Người ta chia ra khách du lịch thành các đối tượng chính sau:
o Khách du lịch tình cờ, ngẫu nhiên hoặc những người muốn tham gia vào
chuyến du lịch lạ thường đến với thiên nhiên. Đối với những đối tượng này thì những
nét đặc trưng, độc đáo về quần xã sinh vật, văn hoá bản địa của khu du lịch sẽ, gây ấn
tượng cho họ. Tuy nhiên, đây cũng là đối tượng nguy hiểm nhất (trong ba đối tượng

tham gia hoạt động du lịch sinh thái) đối với sự ĐDSH. Do tình cờ ngẫu nhiên đến với
khu du lịch nên những điều khác thường, đặc biệt nơi đây thường kích thích sự tò mò
của họ, vì vậy họ có thể có những hành động gây hại hoặc phá huỷ hệ sinh thái của
khu vực như hái hoa, bẻ cành...
o Khách du lịch có lòng say mê thiên nhiên, họ luôn muốn có được những
chuyến đi đến những nơi có hệ sinh thái đặc trưng như như các vườn quốc gia, khu
bảo tồn (nơi lưu giữ, duy trì và phát triển sự đa dạng về gen, loài của một vùng đặc
trưng). Họ thường là những người có tầm hiểu biết, có trình độ, họ ý thức được tầm
quan trọng và giá trị của tự nhiên và giá trị nhân văn. Họ thực sự là đối tượng của
DLST.
o Đối tượng thứ ba là các nhà khoa học, các thành viên của các dự án bảo
tồn.... Đây là những người thực hiện sứ mệnh bảo tồn ĐDSH của nhân loại. Họ tham
gia nghiên cứu, tìm hiểu và khám phá những nét độc đáo, đặc trưng về đa dạng gen,
loài và đa dạng hệ sinh thái. Đó là các vấn đề chính mà họ quan tâm, việc tham gia vào
hoạt động DLST của họ mang ý nghĩa công việc nhiều hơn là nghỉ ngơi, giải trí.
• Sự tuyệt chủng và DLST
Hiện nay con người đã biết và mô tả được 1,7 triệu loài trong số 30 triệu loài dự
đoán có được trên hành tinh. Tuy nhiên, có khoảng 5-10% số loài trên thế giới sẽ bị
tiêu diệt vào những năm 1990-2020 và đến năm 2050 con số này có thể lên đến 25%.
Sự tuyệt chủng của một loài ảnh hưởng khá lớn đến ĐDSH, nó làm mất đi nguồn gen
đặc trưng, giảm sự đa dạng về chủng loại trong hệ sinh thái điển hình. Chỉ khi sự tuyệt
chủng của loài ưu thế trong hệ sinh thái mới thực sự gây ảnh hưởng lớn tới hệ sinh thái
dẫn đến sự hình thành một diễn thế sinh thái mới, từ đó hình thành và phát triển một hệ
sinh thái khác.
Nguyên nhân chính gây ra sự tuyệt chủng hay sự đe dọa của giống loài là:
o Sự khai thác quà đà.
o Những ảnh hưởng của thú ăn thịt, những kẻ cạnh tranh hay bệnh tật.
o Sự phá huỷ biến đổi nơi sinh sống của giống loài.
Vì những ảnh hưởng nhân tạo này, tỉ lệ tuyệt chủng và con số chủng loại bị đe
doạ tuyệt chủng đã gia tăng nhanh trong vài thế kỷ qua. Hiện tượng này được chứng

minh rõ nhất bởi tài liệu đối với động vật có xương sống. Qua bốn thế kỷ gần đây, trên
toàn cầu có toàn bộ hơn 700 loài tuyệt chủng được biết đến, bao gồm 100 loài động
vật có vú và 160 loài chim, tất cả đều bởi ảnh hưởng nhân tạo.
20


Tuy nhiên, trong những năm gần đây, con người đã có nhiều những bước tiến
trong hoạt động duy trì và bảo vệ các giống loài có nguy cơ tuyệt chủng. Một trong
những cách tiếp cận bền vững, bảo vệ các giống loài ngăn chặn sự tuyệt chủng là xây
dựng các khu BTTN, vườn quốc gia... để hình thành và phát triển loại hình DLST trên
thế giới theo đúng nghĩa của nó. Đó chính là hình thức bảo vệ sự ĐDSH một cách hiệu
quả.
Hiện nay, phát triển du lịch đang diễn ra ở khắp mọi nơi trên thế giới, đặc biệt
là các nước đang phát triển có nguồn tài nguyên thiên nhiên trù phú như các nước
thuộc châu Phi, châu Á. Ở các nước này việc phát triển du lịch chưa theo đúng hướng
của DLST nên hoạt động này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn tài nguyên thiên
nhiên cũng như sự ĐDSH của địa phương. Điển hình là việc quy hoạch, xây dựng mặt
bằng cho hoạt động du lịch làm mất đi nơi ở của các loài, hành vi thiếu ý thức của du
khách làm huỷ hoại nguồn tài nguyên thiên nhiên,...
DLST là một hình thức hoạt động bền vững, nó là việc đi lại có trách nhiệm tới
các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường. Vì vậy, một khi DLST được
thực hiện và phát triển đúng hướng sẽ làm giảm nhẹ hoặc loại bỏ các tác động tiêu cực
đối với ĐDSH. DLST sẽ tạo cơ hội có công ăn việc làm và thu nhập cho các cộng
đồng địa phương, gia tăng ý thức bảo vệ môi trường cho họ và từ đó làm giảm nhẹ sức
ép của con người lên môi trường sinh thái.
Ngoài ra, với tính chất giáo dục của mình, DLST sẽ không những đem lại cho
du khách những hiểu biết về môi trường tự nhiên mà còn tạo cho họ ý thức về việc bảo
vệ thiên nhiên nói chung và đa dạng sinh học nói riêng. Một trong những cách duy trì,
bảo vệ các giống loài và ngăn trặn sự tuyệt chủng là phát triển mở rộng hình thức
DLST.

3.3.2. DLST với phát triển cộng đồng
Cộng đồng bao gồm bốn yếu tố:
- Tương quan cá nhân mật thiết với những người khác.
- Có sự liên hệ với tình cảm.
- Có sự tự nguyện hy sinh đối với những giá trị được tập thể coi là cao cả.
- Có ý thức đoàn kết với mọi thành viên trong tập thể.
Cộng đồng thường được xem như một cơ cấu xã hội, là một đoàn thể con người
có những giá trị chuẩn mực, đất mẹ (ranh giới lãnh thổ được xác định trong quá trình
phát triển lịch sử), là cơ sở để phân biệt cộng đồng này với cộng đồng khác. Ranh giới
hành chính cũng có thể được xem là một cơ sở để phân biệt ranh giới cộng đồng,
nhưng trong thực tế thì cơ sở để phân biệt này không cao do những biến động về tổ
chức hành chính.
Đoàn kết xã hội là một đặc tính hàng đầu của mỗi cộng đồng. Ý thức cộng đồng
hay còn được gọi là tâm thức cộng đồng được quan niệm như là một ý chí và tình cảm
chung do quá trình cùng sinh sống trong một đơn vị lãnh thổ, có những mối liên hệ về
mặt huyết thống hay quan hệ láng giềng... một cộng đồng tồn tại được là do các thành
viên của nó luôn tìm được tiếng nói chung và thống nhất trong mọi hành động.
Tuy nhiên, xu thế công nghiệp hóa ở các nước phát triển và đang phát triển đã
đưa đến sự biến đổi các quan hệ xã hội trong cộng đồng, chủ yếu là do cơ cấu ngành
nghề bị thay đổi.
Cộng đồng khi được coi như một tiến trình xã hội, là một hình thức tương quan
giữa người với người có tính kết hợp, theo đó họ được gần nhau và phối hợp chặt chẽ
với nhau hơn. Các cộng đồng nông thôn ít xảy ra các tiến trình theo chiều hướng ly
tâm. Tính cố kết chặt, sự di động xã hội ít, sự đa dạng về nghề nghiệp không lớn, cộng
21


×