Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Tổ chức và hoạt động của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Việt Nam (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 91 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐÀO CÔNG THÀNH

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG DÂN TỘC
CỦA QUỐC HỘI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐÀO CÔNG THÀNH

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG DÂN TỘC
CỦA QUỐC HỘI VIỆT NAM

Chuyên ngành:

Luật Hiến pháp và Luật Hành chính

Mã số:

60 38 01 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. THÁI VĨNH THẮNG

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “Tổ chức và hoạt động của Hội đồng Dân
tộc của Quốc hội Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc lập của riêng cá
nhân tôi, dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Thái Vĩnh Thắng. Tuy nhiên, trong
quá trình thực hiện Luận văn, tôi có tham khảo một số bài viết, công trình
nghiên cứu và các tài liệu liên quan của các tác giả, cơ quan Nhà nước. Các
tài liệu, số liệu trình bày trong Luận văn là trung thực, đảm bảo độ tin cậy, có
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên.
Hà Nội, ngày 25 tháng 8 năm 2017
Tác giả luận văn

Đào Công Thành


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành với sự hướng dẫn tận tình của
GS.TS. Thái Vĩnh Thắng, giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội. Vì thế
trước tiên, tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với người Thầy của mình.
Đồng thời, để hoàn thành luận văn này, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban
Giám đốc Học viện Khoa học Xã hội và toàn thể quý Thầy, Cô giáo lớp Cao
học Luật Hiến pháp và Luật Hành chính khóa VI, Học viện Khoa học Xã hội những người đã truyền đạt, vun đắp kiến thức cho tôi trong suốt thời gian theo
học tại Học viện.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã

nhiệt tình giúp đỡ, đóng góp ý kiến xây dựng, cung cấp tài liệu và tạo mọi
điều kiện cần thiết nhất để tôi hoàn thành tốt luận văn của mình.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn luận văn không
thể tránh khỏi những thiếu sót, có những vấn đề lý luận và thực tiễn đang và
sẽ nảy sinh mà tôi chưa cập nhật kịp thời. Rất mong sự đóng góp ý kiến của
quý Thầy Cô và toàn thể bạn đọc để luận văn đạt kết quả cao hơn.
Hà Nội, ngày 25 tháng 8 năm 2017
Tác giả luận văn

Đào Công Thành


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: VAI TRÒ CỦA HỘI ĐỒNG DÂN TỘC CỦA QUỐC HỘI
VIỆT NAM....................................................................................................... 7
1.1. Tầm quan trọng của vấn đề dân tộc trong tổ chức và hoạt động của
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ................................... 8
1.2. Sự cần thiết phải có một tổ chức hoạt động chuyên trách về lĩnh vực
dân tộc trong bộ máy tổ chức của Quốc hội Việt Nam ............................... 21
1.3. So sánh chức năng nhiệm vụ của Hội đồng dân tộc với các Ủy ban của
Quốc hội ....................................................................................................... 25
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI
ĐỒNG DÂN TỘC ......................................................................................... 36
2.1. Thực trạng về tổ chức ........................................................................... 36
2.2. Thực trạng hoạt động của Hội đồng dân tộc ........................................ 39
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ
CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG DÂN TỘC CỦA QUỐC
HỘI ................................................................................................................. 59

3.1. Đổi mới là sự cần thiết và tiếp tục ........................................................ 59
3.2. Phương hướng và giải pháp tiếp tục đổi mới ....................................... 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 76
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên lãnh thổ Việt Nam, từ lâu đời đã có 54 dân tộc cùng chung sống.
Các vùng dân tộc thiểu số và miền núi của Việt Nam giữ vai trò chiến lược
quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt trong việc bảo
vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Hiểu rõ tầm quan trọng của
vấn đề dân tộc, qua đó đánh giá đúng vai trò của Hội đồng dân tộc trong tổ
chức và hoạt động của Quốc hội là một việc làm mang tính cấp thiết nhằm
bảo đảm trong các đạo luật, các quyết định quan trọng của đất nước do Quốc
hội ban hành phản ánh được ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam
nói chung và của từng dân tộc cấu thành quốc gia nói riêng. Tuy nhiên, tầm
quan trọng của Hội đồng dân tộc trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội
không phải lúc nào cũng được đánh giá một cách đúng mức, đã ảnh hưởng
đến việc tổ chức và thực hiện các hoạt động liên quan đến vấn đề dân tộc của
một số các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương. Việc nhận thức
đúng đắn tầm quan trọng của vấn đề dân tộc trong tổ chức và hoạt động của
các cơ quan Nhà nước nói chung, của Hội đồng dân tộc trong Quốc hội nói
riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ trong việc giải quyết vấn đề
dân tộc, mà còn vì sự tồn vong của đất nước ta. Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở Liên xô trước đây và các cuộc chiến tranh sắc tộc đang diễn ra trên
thế giới hiện nay chứng minh sâu sắc điều đó. Ở nước ta trong những năm
qua, cùng với sự phát triển của Quốc hội, Hội đồng dân tộc thường xuyên
được đổi mới và hoàn thiện về tổ chức và hoạt động, góp phần xứng đáng vào

việc nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội. Hiện nay, việc nghiên cứu
tổ chức và hoạt động của Hội đồng dân tộc có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to
lớn trong việc tiếp tục cải cách bộ máy Nhà nước nói chung, của Quốc hội nói
riêng, theo định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đang
tiến hành ở nước ta, góp phần tích cực trong việc thu hẹp, tiến tới xóa bỏ hoàn
toàn sự chênh lệch về kinh tế - xã hội giữa các dân tộc, góp phần tăng cường
1


sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam trong việc xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện: dân
giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Như vậy, từ đặc điểm của Quốc hội nước ta, việc xây dựng Hội đồng
dân tộc thực sự trở thành cơ quan có đầy đủ năng lực, trách nhiệm để thực
hiện tốt chức năng, nhiệm vụ tư vấn, tham mưu về chuyên môn cho Quốc hội,
đóng vai trò là một trong những trụ cột quan trọng của Quốc hội hiện nay, và
là yêu cầu thực tiễn, yêu cầu chính trị, pháp lý vừa mang tính khách quan
trong tiến trình đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội nói riêng cũng như
trong việc đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam hiện nay nói chung. Nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của Hội đồng
dân tộc, cũng như mong muốn góp phần nhỏ vào việc hoàn thiện các cơ quan
chuyên môn của Quốc hội trong giai đoạn hiện nay nên tác giả đã mạnh dạn
lựa chọn vấn đề: "Tổ chức và hoạt động của Hội đồng dân tộc của Quốc
hội Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trong xu hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và xu hướng hội nhập quốc tế, toàn cầu
hóa hiện nay cùng với nhiệm vụ cải cách mạnh mẽ bộ máy nhà nước nhằm
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước thì việc nghiên
cứu về tổ chức và hoạt động của Hội đồng dân tộc trong Quốc hội Việt Nam

có vai trò đặc biệt quan trọng. Việc nghiên cứu này sẽ tạo điều kiện để Quốc
hội có thể hướng tới việc xây dựng nhà nước pháp quyền, thiết lập cơ chế
phân công, phối hợp và kiểm tra giám sát quyền lực nhà nước, bảo vệ các
quyền công dân và quyền con người, chống tham nhũng trong bộ máy nhà
nước. Xuất phát từ nhu cầu đó, thời gian qua các nhà khoa học pháp lý, các vị
Đại biểu Quốc hội, các chuyên gia trong và ngoài nước đã có một số công
trình khoa học nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của Hội đồng dân tộc và
các Ủy ban thường trực của Quốc hội Việt Nam, như:
2


- Đổi mới, hoàn thiện bộ máy Nhà nước trong giai đoạn hiện nay
(2004), PGS. TS. Bùi Xuân Đức, Nxb. Tư pháp;
- Hội thảo khoa học cải cách bộ máy nhà nước góp phần thực hiện mục
tiêu hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước (ngày 17 tháng 3 năm 2001), của
Bộ Tư pháp;
- Một số vấn đề về đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội (2007),
TS. Lê Thanh Vân, Nxb. Tư pháp;
- Một số giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động của Hội đồng dân
tộc, các Ủy ban của Quốc hội (2006), Đặng Đình Luyến, tạp chí Nghiên cứu
lập pháp;
- Nguyễn Thị Minh Hải (2004), Đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội
đồng dân tộc của Quốc hội. Luận văn thạc sĩ luật học;
- Nguyễn Thị Phương Thảo (2004), Các ủy ban của Quốc hội theo quy
định của pháp luật Việt Nam và cộng hòa Pháp. Luận văn thạc sĩ luật học;
- Quốc hội và các thiết chế trong nhà nước pháp quyền (2009), Văn
phòng Quốc hội và Tạp chí nghiên cứu lập pháp tổ chức nghiên cứu, Nxb.
Lao Động;
- Quốc hội Việt Nam - 60 năm hình thành và phát triển (2006), Văn
phòng Quốc hội chủ trì biên soạn, Nxb. Chính trị quốc gia;

- Quốc hội Việt Nam trong nhà nước pháp quyền (2007), PGS.TS.
Nguyễn Đăng Dung, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội;
- How Congress Works (2003), Quốc hội Mỹ hoạt động như thế nào.
Bản dịch của Nxb. Khoa học xã hội;
- Roger H. Davidson và Walter J. Oleszek (2002), Quốc hội và các
thành viên (Congress and its members), Nxb. Chính trị quốc gia;
Những công trình, tài liệu này là nguồn tư liệu nghiên cứu, tham khảo
có giá trị, mang tính lý luận và thực tiễn cao về vấn đề xây dựng và hoàn thiện
tổ chức bộ máy nhà nước, của Quốc hội Việt Nam. Các công trình khoa học
trên đã nghiên cứu ở góc độ lý luận chung về các vấn đề tổ chức, tuy nhiên
3


chưa có công trình nào đề cập sâu hơn đến hoàn thiện tổ chức và hoạt động
của Hội đồng dân tộc Quốc hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ở phạm vi
rộng hơn như luận văn đã đề cập.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn có mục đích nghiên cứu một cách có hệ thống về cách thức tổ
chức và hoạt động của Hội đồng dân tộc, làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản có
tính lý luận về vai trò của Hội đồng dân tộc; phân tích đánh giá thực trạng
thực hiện chức năng nhiệm vụ của cơ quan này, trên cơ sở đó đề xuất những
kiến nghị góp phần hoàn thiện cách thức tổ chức và hoạt động của của Hội
đồng dân tộc của Quốc hội Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau đây:
Một là, xây dựng cơ sở lý luận của việc tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt
động của Hội đồng dân tộc. Để làm được điều đó, luận văn đi sâu làm rõ các
vấn đề sau:
- Tầm quan trọng của vấn đề dân tộc trong tổ chức và hoạt động của

Nhà nước Việt Nam.
- Sự cần thiết phải có cơ quan chuyên trách trong Quốc hội Việt Nam
về vấn đề dân tộc.
Hai là, phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội đồng dân tộc
hiện nay nhằm tìm ra những thành tựu, ưu điểm và những khiếm khuyết, hạn
chế, bất cập.
Ba là, tìm kiếm phương hướng và giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt
động Hội đồng dân tộc của Quốc hội. Đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm
tiếp tục kiện toàn và đổi mới hoạt động của Hội đồng dân tộc Quốc hội Việt
Nam trong tương lai.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4


Vấn đề tổ chức và hoạt động Hội đồng dân tộc của Quốc hội Việt Nam
có nội dung rộng và phức tạp. Trong khuôn khổ chuyên ngành Luật Hiến
pháp và Luật Hành chính, luận văn tập trung vào những vấn đề lý luận và
thực tiễn về tổ chức và hoạt động của Hội đồng dân tộc đặt trong bối cảnh xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay và xu
hướng hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa.
Cùng với việc khảo sát những bước phát triển lớn trong hoạt động của
Hội đồng dân tộc trong quá trình hình thành, phát triển của cơ quan này kể từ
nhiệm kỳ Quốc hội khóa I, luận văn hướng trọng tâm vào việc nghiên cứu
hoạt động của Hội đồng dân tộc trong các nhiệm kỳ Quốc hội gần đây, kể từ
thời điểm Hiến pháp năm 1992 được ban hành (nhiệm kỳ Quốc hội khóa X)
cho đến nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV hiện nay.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chung có tính chất chủ đạo và nền tảng của
luận văn là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa

Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, các quan điểm
của Đảng và Nhà nước ta về tổ chức bộ máy Nhà nước, về việc tiếp tục xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, tất cả
quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, kết hợp với các phương pháp nghiên
cứu khoa học cụ thể như phương pháp mô tả, phân tích, so sánh, tổng hợp
hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa, mô hình hóa, thống kê, lịch sử, diễn giải,
quy nạp, tư duy lôgic. Các phương pháp nghiên cứu nói trên được sử dụng kết
hợp một cách hợp lý nhằm đảm bảo độ tin cậy của kết quả nghiên cứu.
Phương pháp phân tích được áp dụng để phân tích tổ chức và hoạt động
của Hội đồng dân tộc các nhiệm kỳ trước. Phương pháp so sánh và tổng hợp
nhằm so sánh, đối chiếu để tìm ra những điểm tương đồng, khác biệt trong tổ
chức và hoạt động của Hội đồng dân tộc qua các thời kỳ. Phương pháp diễn
giải và qui nạp được áp dụng nhằm lý giải và rút ra những kết luận cần thiết
sau mỗi khóa Quốc hội, phương pháp lịch sử nhằm xem xét các vấn đề trong
5


luận văn theo nguồn gốc xuất xứ và quá trình phát triển của nó. Các phương
pháp hệ thống hóa, mô hình hóa, tư duy lôgic nhằm hỗ trợ các phương pháp
nói trên để trình bày các vấn đề có hệ thống, lôgic và dễ hiểu.
6.

ngh a lý luận và thực tiễn của luận văn

Về lý luận: Thông qua việc trình bày một cách đầy đủ, toàn diện và có
hệ thống về tổ chức và hoạt động của Hội đồng dân tộc của Quốc hội Việt
Nam, luận văn khái quát được quá trình hình thành, phát triển và làm sáng tỏ
những vấn đề lý luận cơ bản về vai trò của Hội đồng dân tộc, tổ chức và hoạt
động của Hội đồng dân tộc trong Quốc hội.
Về thực tiễn: Trên cơ sở đánh giá được thực trạng tổ chức và hoạt

động của Hội đồng dân tộc, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm khắc
phục các hạn chế, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan này. Kết quả
nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị, giúp Quốc hội đề ra
các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng dân tộc. Luận văn
đồng thời cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cán bộ, giảng viên, sinh
viên luật nghiên cứu về Hội đồng dân tộc của Quốc hội.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm có 3 chương.
Chương 1. Vai trò Hội đồng dân tộc của Quốc hội Việt Nam.
Chương 2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội đồng dân tộc.
Chương 3. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động
của Hội đồng dân tộc của Quốc hội.

6


Chƣơng 1
VAI TRÒ CỦA HỘI ĐỒNG DÂN TỘC
CỦA QUỐC HỘI VIỆT NAM
Để có cơ sở làm nổi bật tổ chức và hoạt động của Hội đồng dân tộc
trong Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chương này tập
trung nghiên cứu hai vấn đề lớn: vai trò của vấn đề dân tộc trong tổ chức và
hoạt động của Quốc hội theo pháp luật hiện hành và vai trò Hội đồng dân tộc
của Quốc hội (một cơ quan của Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và
trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm trước Ủy ban
Thường vụ Quốc hội) trong việc giúp Quốc hội đảm bảo sự bình đẳng, đoàn
kết và tương trợ giữa các dân tộc, đảm bảo cho các dân tộc cùng phát triển.
Vậy hoạt động của Hội đồng dân tộc nên được hiểu như thế nào? Về
góc độ ngôn ngữ, hoạt động có thể được hiểu là: “làm những việc khác nhau

với mục đích nhất định trong đời sống xã hội”, là “vận động, vận hành để
thực hiện chức năng nào hoặc gây tác động nào đó” [25], hay hoạt động là
việc “thực hiện một chức năng nào đó trong một chỉnh thể”, “tiến hành những
việc làm có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm mục đích chung, trong một lĩnh
vực nhất định” [7, tr. 583]. Trong hoạt động của Quốc hội nói chung, hoạt
động của Hội đồng dân tộc thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được
pháp luật quy định; hoạt động này phản ánh đặc thù của Hội đồng dân tộc với
vị trí là một cơ cấu được thành lập bên trong Quốc hội.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, Hội đồng dân tộc của Quốc hội
có địa vị pháp lý như các Ủy ban, là một cơ quan chuyên trách của Quốc hội.
Tuy nhiên, để thể hiện tầm quan trọng của chính sách dân tộc thì Chủ tịch Hội
đồng dân tộc được tham dự các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
được tham dự các phiên họp của Chính phủ bàn về chính sách dân tộc mà
Chủ tịch Ủy ban không có quyền này [19, đ24].

7


1.1. Tầm quan trọng của vấn đề dân tộc trong tổ chức và hoạt động
của Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ ngh a Việt Nam

Việt Nam có 54 dân tộc anh em, có lịch sử phát triển lâu đời (hơn bốn
nghìn năm dựng nước và giữ nước), do đó chúng ta có một nền văn hóa giàu
truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc, tinh thần dân tộc, lòng yêu nước luôn là
niềm tự hào của người Việt từ ngàn xưa tới nay. Để duy trì được điều đó thì
việc thực hiện đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển là thể hiện
tính ưu việt trong chính sách của Đảng ta. Tuy nhiên, dân tộc là vấn đề rất
phức tạp và nhạy cảm trong đời sống con người, dân tộc, quốc gia, quốc tế.
Vấn đề dân tộc bao giờ cũng gắn chặt với tình hình chính trị của mỗi quốc
gia, liên quan đến sự tồn tại, ổn định và phát triển cũng như sự sụp đổ của

quốc gia. Chừng nào dân tộc còn tồn tại, vấn đề dân tộc luôn là chủ đề thời sự
của quốc gia. Đối với các quốc gia đa dân tộc, thì vấn đề dân tộc lại càng đặc
biệt phức tạp. Những cuộc xung đột dân tộc dưới các hình thức và mức độ
khác nhau trong thời gian qua và hiện nay ở khắp các châu lục đã chứng minh
điều đó. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, "... với sự tác động ngày
càng tăng của yếu tố tộc người vào đời sống các dân tộc, số lượng và cường
độ các cuộc đụng độ giữa các dân tộc ngày càng tăng ở nhiều vùng khác nhau
trên thế giới. Trong số 120 cuộc xung đột vũ trang trên thế giới từ sau chiến
tranh thế giới lần thứ hai đến nay có tới 86 cuộc tức là 72% mang tính chất
tộc người. Tình hình xung đột giữa các tộc người do mâu thuẫn tộc người dữ
dội đến mức có người cho đó là cuộc chiến tranh thế giới thứ ba không trông
thấy... " [2, tr. 624]. Vậy dân tộc là gì? Tại sao vấn đề dân tộc lại có tầm quan
trọng như vậy đối với sự tồn tại, ổn định, phát triển cũng như sự sụp đổ của
quốc gia nói chung và đối với Việt Nam nói riêng? Theo Stalin, trong tác
phẩm Chủ nghĩa Mác và vấn đề dân tộc, thì khái niệm dân tộc được hiểu là:
"Dân tộc là một khối người cộng đồng ổn định, thành lập trong lịch sử, dựa
trên cơ sở cộng đồng về tiếng nói, về lãnh thổ, về sinh hoạt kinh tế và về hình
thành tâm lý, biểu hiện trong cộng đồng về văn hóa" [8, tr. 14-15]. Từ trước
8


tới nay, xung quanh nhận thức về dân tộc học, trên thế giới và ở nước ta, có
hai loại ý kiến khác nhau: một ý kiến dựa chắc vào định nghĩa của Stalin; ý
kiến khác vượt ra khỏi sự ràng buộc của định nghĩa nói trên và đề ra kiến giải
mới một cách độc lập và sáng tạo. Bốn đặc trưng trong định nghĩa dân tộc của
Stalin, tuy chưa hoàn toàn lỗi thời, nhưng cũng đòi hỏi phải có sự chỉnh lý.
Đặc trưng về ngôn ngữ đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị; đặc trưng về lãnh
thổ: lúc mới đầu hình thành dân tộc thì đặc trưng này là điều kiện bắt buộc,
nhưng về sau, khi dân tộc bị xé lẻ, phân tán đi nhiều nơi, thì không còn là đặc
trưng bắt buộc (trường hợp dân tộc Do Thái); đặc trưng về kinh tế thị trường

chung có thể thay bằng đặc trưng về lợi ích chung (lợi ích kinh tế, chính trị...);
đặc trưng về văn hóa là cần thiết nhưng nếu chỉ giới hạn trong khuôn khổ tâm
lý thì quá hạn hẹp. Nên chăng, mở rộng ra thành đặc tính dân tộc. Về phong
tục tập quán, mặc dù quan trọng, nhưng không nên tách ra thành một đặc
trưng riêng, mà nên đặt nó trong nội dung đặc trưng văn hóa là hợp lý. Như
vậy, dân tộc cần được hiểu là:
- "Dân tộc - quốc gia, quốc tộc dưới các hình thái kinh tế - xã hội khác
nhau (từ chiếm hữu nô lệ, phong kiến, đến tư sản và xã hội chủ nghĩa), chỉ tất
cả các dân tộc: đa số và thiểu số, nằm trong một quốc gia (đối với quốc gia đa
dân tộc) như Việt Nam, Nga, Mỹ, Ấn độ..., hoặc để chỉ dân tộc nằm trong một
quốc gia đơn nhất thành phần dân tộc như dân tộc Triều tiên.
- Dân tộc chưa đạt trình độ hình thành quốc gia;
- Dân tộc đa số trong một quốc gia đa dân tộc;
- Dân tộc thiểu số trong một quốc gia đa dân tộc" [2, tr. 24]. Tuy vẫn
còn ý kiến khác nhau cần làm sáng tỏ hơn nữa, nhưng đa số ý kiến thống nhất
nhận định về cơ bản khái niệm dân tộc là để chỉ các dân tộc đa số và thiểu số
cùng nằm trong một quốc gia hoặc để chỉ dân tộc trong một quốc gia đơn nhất
thành phần dân tộc.
Khái niệm dân tộc của Việt Nam, được hiểu, theo truyền thống, là một
quốc gia gồm tất cả các dân tộc, có quốc tịch Việt Nam, không phân biệt
9


nguồn gốc, sống đoàn kết, thống nhất trên lãnh thổ Việt Nam. Dân tộc Việt
Nam hoặc cộng đồng các dân tộc Việt Nam được dùng để chỉ tất cả các dân
tộc (gồm dân tộc đa số và các dân tộc thiểu số) cùng sinh sống trên đất nước
Việt Nam. Khái niệm này đồng nghĩa với quốc gia đa dân tộc hay còn gọi là
quốc gia - dân tộc. Trong một quốc gia đa dân tộc, cộng đồng người đa số gọi
là dân tộc đa số, các cộng đồng người thiểu số gọi là các dân tộc thiểu số.
Như vậy, Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, thống nhất, gọi chung là dân tộc

Việt Nam, gồm 54 dân tộc anh em, trong đó người Kinh là dân tộc đa số, còn
lại là các dân tộc thiểu số [2, tr. 24]. Dân tộc đa số là dân tộc có số người
đông nhất trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Dân tộc thiểu số là những
dân tộc có số người ít hơn so với dân tộc đa số. Cần nhấn mạnh rằng, thuật
ngữ dân tộc thiểu số không đồng nghĩa với dân tộc chậm phát triển, càng
không đồng nghĩa với dân tộc lạc hậu.
Hiện nay các nước trên thế giới phần lớn là quốc gia đa dân tộc. Như
trên đã phân tích, vấn đề dân tộc trong một quốc gia là một vấn đề phức tạp,
có tính nóng bỏng vừa là vấn đề cấp bách đồng thời lại đòi hỏi phải kiên trì,
giải quyết lâu dài. Trong một quốc gia đa dân tộc, việc giải quyết không đúng
đắn mối quan hệ giữa các dân tộc là nguyên nhân dẫn đến các cuộc xung đột
dân tộc. Các cuộc xung đột dân tộc xảy ra"... là hệ quả lôgic của sự thức tỉnh
ý thức dân tộc..." [2, tr. 630]. Với sự hình thành và phát triển của ba dòng
thác cách mạng, với sự trỗi dậy của phong trào giải phóng dân tộc thì ý thức
dân tộc cũng được thức tỉnh. Trong báo cáo: “ Những cuộc xung đột vũ trang
cuối thời kỳ chiến tranh lạnh 1988-1992” của Viện nghiên cứu quốc tế về hòa
bình ở Ôxlô (Na Uy) đã công bố: “ Các cuộc chiến tranh nhỏ tăng lên tới 82
cuộc, liên quan ít nhất tới 64 quốc gia. Các cuộc xung đột dân tộc năm 1992
làm chết 70,000 người và năm 1993 chắc chắn con số không dưới 10 vạn
người”. Cơ quan Cao ủy tị nạn Liên hiệp quốc HCR bị bất ngờ vì con số dân
tị nạn tăng lên rất cao do các cuộc xung đột dân tộc tràn lan khắp năm châu
mấy năm gần đây. Nhân viên HCR trước kia là 2100 nay tăng lên đến 3700
10


vẫn làm không hết việc; ngân sách trước kia là 444 triệu USD, nay vọt lên 1,3
tỷ đô la Mỹ mà vẫn thiếu so với nhu cầu..." [2, tr. 640]. Các cuộc xung đột sắc
tộc nổ ra liên tiếp trên thế giới mấy năm gần đây đã chứng minh điều đó. Ví
dụ: Nam Tư, từ một liên bang gồm nhiều dân tộc, nay chỉ còn hai dân tộc
Secbia và Môngtênêgrô tham gia. Các mâu thuẫn dân tộc và tôn giáo đã phải

dùng đến bom đạn và vũ khí hiện đại để giải quyết giữa ba phe: Bosnia,
Croatia và Secbia. Ở Liên Xô cũ, một thời kỳ vấn đề dân tộc tưởng như đã
giải quyết hoàn toàn và triệt để, thì nó bỗng trở nên găy gắt và là một trong
những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự tan rã của Liên bang cộng hòa xã
hội chủ nghĩa xô viết, đến sự thủ tiêu mọi thành tựu của cuộc Cách mạng
tháng Mười vĩ đại. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, trong điều kiện các
cuộc chiến tranh sắc tộc xảy ra liên tiếp trên thế giới, với những đặc điểm đặc
thù của các vùng dân tộc thiểu số và miền núi ở nước ta được trình bầy dưới
đây, thì vấn đề dân tộc có tầm quan trọng sống còn đối với sự tồn tại, phát
triển cũng như sự bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Hiện nay, Việt Nam là quốc gia gồm 54 dân tộc, ngoài người Kinh là
dân tộc đa số, có 53 dân tộc thiểu số. Các dân tộc thiểu số cư trú chủ yếu ở
miền núi, chiếm 3/4 diện tích của cả nước; cư trú trên toàn tuyến biên giới và
vùng cao; cư trú phân tán, xen kẽ với nhau, không hình thành một vùng lãnh
thổ riêng biệt. Đặc điểm cư trú trên đây có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với
sự phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng nước ta:
- Trong lĩnh vực phát triển kinh tế: tiềm năng đất đai và rừng ở nước ta,
tài nguyên khoáng sản, nguồn thủy điện, tiềm năng phát triển cây công
nghiệp, chăn nuôi,... phần lớn đều tập trung ở miền núi;
- Trong lĩnh vực an ninh quốc phòng: địa bàn cư trú của các dân tộc
thiểu số có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ
của đất nước trong thời bình cũng như trong thời chiến. Nước ta có đường
biên giới dài 3.200 km trên bộ, liền kề với 3 nước láng giềng (Trung quốc,
Lào, Campuchia). Nước ta cũng có chung đường biên giới biển với Trung
11


quốc (Vịnh Bắc bộ), với Campuchia (Vịnh Thái Lan). Các quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa đều thuộc chủ quyền của ta.
- Các dân tộc nước ta cư trú phân tán, xen kẽ: Yếu tố này nói lên sự hòa

hợp cộng đồng dân cư, mặt tốt là tạo điều kiện học hỏi, giúp nhau cùng phát
triển, nhưng mặt hạn chế là dễ va chạm dẫn đến mất đoàn kết. Vì vậy, vấn đề
đoàn kết dân tộc luôn phải được chú ý ngay cộng đồng dân cư ở cơ sở: làng,
xóm, ấp, bản đến xã, huyện, tỉnh, trên phạm vi cả nước;
- Giữa các dân tộc ở nước ta có sự phát triển không đồng đều về mặt
lịch sử. Hậu quả trực tiếp của sự phát triển không đồng đều của lịch sử và của
chính sách dân tộc thời phong kiến và thực dân là đời sống các dân tộc gặp
nhiều khó khăn. Trước 1945, nhiều dân tộc phải chịu nạn đói lưu niên. Tất cả
các dân tộc đều có mức sống thấp, bệnh tật hoành hành, mê tín dị đoan nặng
nề, dân trí thấp. Hàng triệu người du canh du cư, cuộc sống nghèo khổ, không
ổn định. Dưới chế độ mới, tuy đời sống có được cải thiện nhưng cuộc kháng
chiến giành độc lập tự do kéo dài và khốc liệt trước đây không cho phép Nhà
nước đầu tư nhiều để nâng cao mức sống của nhân dân các dân tộc. Hiện nay,
một bộ phận không nhỏ đồng bào các dân tộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa,
vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến cũ vẫn còn trong tình trạng đói nghèo.
Sự khác biệt giữa miền xuôi và miền núi, giữa dân tộc đa số và dân tộc thiểu
số vẫn còn rõ nét. Trong lúc trên thế giới tình hình xung đột sắc tộc diễn ra
găy gắt, thì tình hình dân tộc ở nước ta là tương đối ổn định. Đó là kết quả của
chính sách dân tộc đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta từ khi thành lập đến
nay. Với bốn nguyên tắc cơ bản: bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau
cùng phát triển, sức mạnh truyền thống của khối đại đoàn kết của 54 dân tộc
anh em vốn được hình thành từ bao đời nay được phát triển, duy trì, củng cố,
là yếu tố cơ bản đảm bảo mọi thắng lợi trong các giai đoạn phát triển của cách
mạng Việt Nam, tuy vậy, trong quan hệ giữa các dân tộc ở nước ta không phải
đã mất đi hoàn toàn những nguy cơ tiểm ẩn. Dưới đây là những yếu tố có thể

12


làm cho vấn đề dân tộc ở nước ta trở nên phức tạp, nếu không có những biện

pháp giải quyết kịp thời, thích hợp và có hiệu quả:
- Vấn đề tư tưởng dân tộc hẹp hòi, tự ti, sự hoài nghi và thiếu tin cậy
giữa các dân tộc... là những di sản do lịch sử để lại. Ví dụ: vấn đề dân tộc
Chàm và dân tộc Khơme; chính sách chia để trị của thực dân trước đây (các
vụ "xưng vua" của người Mông ở Hà Giang, các tổ chức bajaraka và Fulro
trong thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ);
- Có những nguyên nhân do cán bộ ta không chấp hành đúng chính
sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, vi phạm phong tục, tập quán của người
dân tộc;
- Có những nguyên nhân bắt nguồn từ tập tục khác nhau giữa các dân
tộc như: tập tục ma lai, ma gà, ma cà rồng...;
- Có những nguyên nhân khách quan như quy luật phát triển không
đồng đều của lịch sử, điều kiện địa lý, khí hậu, thời tiết, mức độ khó khăn
giao thông, diện tích và mức độ phì nhiêu của đất đai khác nhau, làm cho đời
sống kinh tế - xã hội giữa các dân tộc chênh lệch nhau, gây nên mặc cảm hoặc
do tính chất phân tán và xen kẽ trong cư trú, tuy có góp phần tăng cường đoàn
kết và hiểu biết lẫn nhau, nhưng lại dễ dàng nảy sinh va chạm trong quan hệ
dân tộc. Nhiều dân tộc ở nước ta lại có đồng tộc ở các nước láng giềng, nên
quan hệ dân tộc thường dễ dẫn đến quan hệ quốc gia và quốc tế;
- Có những nguyên nhân do chính bản thân cuộc sống mới đặt ra. Ví
dụ: (i) Việc phát triển kinh tế miền núi không thể không ảnh hưởng đến tiến
trình hoạt động kinh tế cổ truyền (hái lượm, săn bắn, nương rẫy...) của cư dân
các dân tộc; (ii) Việc đưa người Kinh lên mở mang kinh tế miền núi làm cho
mối quan hệ dân tộc được mở rộng. Phải giải quyết thế nào cho tốt mối quan
hệ đó khi đất đai, rừng núi, sông suối mà các dân tộc đã sử dụng từ bao đời
nay bị thu hẹp lại; (iii) Phong tục tập quán của các dân tộc khác nhau, khó
tránh khỏi sự va chạm; (iv) Thực hiện chủ trương định canh định cư, một số
dân tộc trước đây du canh du cư, nay xuống thấp, tiến hành cách làm ăn mới.
13



Quan hệ dân tộc cũng có khi trở nên găy gắt do sự tác động của những tập
quán cũ trong đời sống của các dân tộc chưa khắc phục được trong đời sống
mới. Trong cuộc sống mới, các tập quán cũ không phải dễ dàng mất đi, mà có
sức sống dai dẳng;
- Hiện nay Việt kiều định cư ở nước ngoài lên đến gần 4 triệu người
(theo số liệu của Học viện Ngoại giao năm 2016), trong đó có một bộ phận
thuộc các dân tộc thiểu số nước ta. Đại bộ phận Việt kiều là những người yêu
nước, nhưng bên cạnh đó, một số ít còn nuôi giữ hận thù giai cấp đối với cách
mạng và với chính quyền của nhân dân ta hiện nay, không tránh khỏi một bộ
phận bị các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá cách mạng Việt Nam.
- Bên cạnh đó các thế lực thù địch đang lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn
giáo để can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta, thực hiện âm mưu "diễn
biến hòa bình", vu khống Việt Nam vi phạm nhân quyền, vi phạm tự do tôn
giáo...
- Các vấn đề liên quan đến biên giới trên đất liền và biển (ví dụ: vấn đề
biển Đông giữa ta và các nước láng giềng đang trong quá trình tranh chấp, có
nhiều găy go phức tạp. Đặc biệt là hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đang
là vấn đề tranh chấp của nhiều nước ở Đông Nam á và Đông Bắc á, chứa
đựng nhiều yếu tố căng thẳng trong quan hệ quốc tế ở Đông Nam á và khu
vực biển Đông;
- Trong khi đó, các thế lực thù địch không từ một âm mưu nào, thủ
đoạn nào nhằm phá hoại những thành quả cách mạng, phá hoại khối đại đoàn
kết dân tộc. Mục đích của chúng là làm giảm sút lòng tin của đồng bào các
dân tộc đối với Đảng và Nhà nước, gây chia rẽ giữa các dân tộc thiểu số với
các dân tộc đa số, giữa các dân tộc thiểu số với nhau. Thủ đoạn thâm độc của
chúng là truyền bá các luận điệu sai trái, xuyên tạc trắng trợn chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với đồng bào các dân tộc
thiểu số. Chúng sử dụng mọi hình thức, lợi dụng triệt để những sơ hở của một


14


số cán bộ, một số nơi chưa thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng để kích
động, dụ dỗ, lừa gạt, lôi kéo đồng bào các dân tộc thiểu số.
Mục đích của sự phân tích rõ ràng về khái niệm dân tộc nói chung, khái
niệm dân tộc Việt Nam nói riêng; tầm quan trọng của các vùng dân tộc thiểu
số và miền núi đặc biệt trong việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc
gia; tình hình các cuộc chiến tranh sắc tộc trên thế giới và những nguy cơ tiềm
ẩn có thể làm cho quan hệ dân tộc ở nước ta trở nên căng thẳng..., là nhằm
khẳng định vai trò quan trọng của vấn đề dân tộc trong mỗi quốc gia nói
chung, của Hội đồng dân tộc nói riêng trong việc tham mưu cho Quốc hội
quyết định những vấn đề về dân tộc, là cơ sở để luận văn kiến nghị tăng
cường thẩm quyền cũng như kiện toàn bộ máy tổ chức của Hội đồng dân tộc
trong Quốc hội trong các phần tiếp theo của luận văn. Do tính chất phức tạp
của vấn đề dân tộc nên mỗi quốc gia, tùy theo tình hình và điều kiện của
mình, có những hình thức giải quyết vấn đề dân tộc khác nhau. Hình thức và
phương pháp giải quyết vấn đề dân tộc rất đa dạng. Sự đa dạng trong hình
thức và phương pháp giải quyết vấn đề dân tộc thể hiện tính phức tạp, tính tế
nhị và tính đa lĩnh vực của vấn đề dân tộc trong mỗi quốc gia. Trên thế giới,
để giải quyết vấn đề dân tộc, có một số hình thức chủ yếu như sau:
Thứ nhất, trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước trung
ương đều phải giải quyết vấn đề dân tộc, mà trước hết là cơ quan quyền lực
nhà nước cao nhất và là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân. Khi giải
quyết vấn đề dân tộc, trong các quyết định của mình, đều phải tính đến quyền
lợi của các dân tộc, đặc biệt là nội dung hiến pháp và các đạo luật phải tính
đến quyền lợi của các dân tộc khác nhau tạo thành quốc gia dân tộc;
Thứ hai, có nước thành lập ra các đơn vị hành chính tự trị (vùng, khu,
tỉnh, huyện tự trị). Theo cách thức tổ chức này, vấn đề chủ quyền, hay tính
cách của chủ quyền dân tộc được thể hiện một cách rõ nét hơn. Cách thức tổ

chức này phụ thuộc vào phạm vi, mức độ của vấn đề dân tộc. Cơ sở của việc
thành lập ra các khu tự trị từ các đơn vị hành chính là các vùng dân tộc được
15


hình thành một cách tự nhiên và tương đối thuần khiết. Điều này có nghĩa là
các khu vực dân tộc phải hình thành một cách tự nhiên theo một khu vực lãnh
thổ nhất định, có biên giới hành chính một cách rõ ràng, và kèm theo phải có
một đời sống văn hóa đặc thù một cách đậm nét. Trong trường hợp này, quốc
gia thường được tổ chức thành nhà nước liên bang. Một khi đã thành nhà
nước liên bang thì các cơ quan nhà nước trung ương liên bang vẫn phải tính
đến quyền lợi của từng dân tộc cấu thành nhà nước liên bang.
Thứ ba, có không ít các nước trong cơ cấu của cơ quan lập pháp có một
tổ chức có trách nhiệm phản ánh và thể hiện ý chí của các dân tộc cấu thành
quốc gia. Cách thức tổ chức này là rất cơ bản, vì rằng cho dù có tổ chức ra
nhà nước hay các khu vực hành chính tự trị, thì các nhà nước trung ương vẫn
phải bằng hình thức nào đó trong tổ chức và hoạt động của mình phải thể hiện
được ý chí, quyền lợi khác nhau của các dân tộc khác nhau tạo thành quốc
gia. Đây là một trong những cơ sở sinh ra Quốc hội hai viện của các nhà nước
có chế độ chính trị tư bản. Viện thứ nhất của Quốc hội có trách nhiệm thể
hiện ý chí chung của quốc gia không phân biệt ra các thành phần dân tộc khác
nhau cấu thành quốc gia. Viện thứ hai có trách nhiệm thể hiện ý chí của từng
dân tộc cấu thành quốc gia.
Thứ tư, thành lập ra một tổ chức trong bộ máy của Quốc hội để thường
xuyên giúp Quốc hội giải quyết vấn đề dân tộc.
Vậy trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước Việt Nam, vấn đề dân
tộc được giải quyết như thế nào?
Trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước Việt Nam, quyền lực Nhà
nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước
trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Như vậy, trong

việc giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam, có sự phân công và phối hợp giữa
ba nhánh quyền lực: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong phạm vi nhiệm vụ
và quyền hạn của mình, cả ba nhánh quyền lực đều phải phản ánh ý chí và
nguyện vọng của các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Sự phản
16


ánh này là rất quan trọng. Có thể nói rằng đó là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm của các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương. Ý chí dân
tộc phải được thể hiện trước hết và căn bản nhất trong hoạt động của Quốc
hội với chức năng lập pháp quan trọng của mình. Sở dĩ như vậy vì dân tộc là
vấn đề thuộc tầm vĩ mô của mỗi quốc gia. Một khi đã thuộc tầm vĩ mô thì
phải mang tính ổn định cao, mà đã là ổn định thì không thể nào khác hơn là
được ban hành dưới dạng luật. Việt Nam là quốc gia gồm 54 dân tộc cấu
thành, vì vậy, Quốc hội, ngoài việc phải thể hiện ý chí và nguyện vọng của
toàn quốc gia, còn phải thể hiện ý chí và nguyện vọng của từng dân tộc cấu
thành quốc gia đó trong các đạo luật, các chính sách, các quyết định quan
trọng của đất nước do mình ban hành. Thậm chí phải có những văn bản pháp
luật dành riêng cho vấn đề dân tộc. Sự thể hiện một cách bình đẳng ý chí và
nguyện vọng của tất cả các dân tộc cấu thành quốc gia trong các đạo luật, các
chính sách, các quyết định..., không những là cơ sở quan trọng bảo đảm, duy
trì và củng cố sức mạnh đoàn kết giữa các dân tộc cùng chung sống trên lãnh
thổ Việt Nam, mà còn thể hiện tính ưu việt của Nhà nước Việt Nam nói
chung, Quốc hội nói riêng trong việc giải quyết vấn đề dân tộc. Như vậy,
chức năng của Quốc hội là ban hành các đạo luật, các chính sách, các quyết
định quan trọng của đất nước liên quan đến vấn đề dân tộc. Hành pháp thể
hiện ý chí và nguyện vọng của các dân tộc cấu thành quốc gia thông qua việc
thực hiện các đạo luật, các chính sách, các quyết định quan trọng của đất nước
liên quan đến vấn đề dân tộc do Quốc hội ban hành. Do tính chất của Quốc
hội Việt Nam, nên hành pháp phải gánh vác trách nhiệm xây dựng các dự

thảo luật, các chính sách, trong trường hợp cụ thể, hành pháp phải xây dựng
các dự thảo luật, các chính sách liên quan đến dân tộc và miền núi trình Quốc
hội thảo luận và ban hành. Như vậy, ngoài việc phải thể hiện ý chí và nguyện
vọng của toàn quốc gia, hành pháp phải thể hiện ý chí và nguyện vọng của
từng dân tộc cấu thành quốc gia trong các dự thảo luật, các chính sách trình
Quốc hội. Hành pháp có bộ máy từ trung ương đến địa phương chịu trách
17


nhiệm thực hiện các đạo luật, các chính sách về vấn đề dân tộc do Quốc hội
ban hành. Ủy ban Dân tộc là cơ quan của Chính phủ, ở cấp trung ương, có
nhiệm vụ tham mưu về công tác dân tộc và miền núi cho Đảng và Nhà nước
và quản lý nhà nước về công tác dân tộc và miền núi; phối hợp với các bộ,
ban, ngành và các cơ quan trung ương trong việc nghiên cứu xây dựng chính
sách, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc
phòng ở vùng miền núi và vùng các dân tộc, ngoài ra còn chỉ đạo kiểm tra các
địa phương, các ngành thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước về dân tộc. Cơ quan chuyên trách về vấn đề dân tộc và miền núi ở các
địa phương (như Ban dân tộc ở Hội đồng nhân dân tỉnh) giúp Ủy ban nhân
dân quản lý nhà nước về công tác dân tộc và miền núi, làm tham mưu cho
Đảng và chính quyền cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước về dân tộc và miền núi cho phù hợp với tình hình thực tế địa phương,
đồng thời là cơ quan đầu mối để phối hợp với các sở, ban, ngành để xây dựng
và chỉ đạo việc thực hiện các chủ trương, chính sách, kế hoạch có liên quan
đến dân tộc và miền núi ở các địa phương. Cơ quan dân tộc và miền núi của
tỉnh, có mối quan hệ trực tiếp và thường xuyên với Ủy ban Dân tộc và Miền
núi trung ương, là cầu nối để đưa các chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước xuống các huyện, xã, cơ sở, đồng thời thường xuyên báo cáo cho
Ủy ban Dân tộc và Miền núi trung ương kết quả thực hiện các chủ trương
chính sách tại địa bàn các dân tộc và các diễn biến tại địa phương và cơ sở. Ở

hầu hết các tỉnh có dân tộc thiểu số đều có Ban dân tộc thuộc Hội đồng nhân
dân. Tuy các cơ quan làm công tác dân tộc và miền núi với nhiều tên gọi khác
nhau: Ban Dân tộc và Miền núi, Ban Dân tộc và Tôn giáo, Ban Dân tộc và
định canh, định cư, Ban Dân tộc và dân vận... nhưng đều có chung nhiệm vụ
là tham mưu cho cấp ủy và chính quyền địa phương về công tác dân tộc và
trực tiếp tổ chức thực hiện chính sách dân tộc ở địa phương mình. Cơ quan
dân tộc và miền núi ở huyện thực hiện hai chức năng tham mưu cho cấp ủy và
chính quyền, tổ chức chỉ đạo các xã về công tác dân tộc và miền núi. Là cơ
18


quan giúp việc của huyện ủy và Ủy ban nhân dân huyện, đồng thời là cơ quan
của Ban Dân tộc và Miền núi tỉnh có trách nhiệm phối hợp với các phòng,
ban, ngành của huyện về việc triển khai các chương trình dự án thuộc lĩnh vực
dân tộc và miền núi, đồng thời có trách nhiệm chỉ đạo kiểm tra các ban, ngành
ở huyện và các xã trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước đối với địa phương, đồng thời báo cáo hoạt động với cơ quan
dân tộc và miền núi tỉnh. Ở các huyện miền núi và dân tộc, có 01 đến 02 cán
bộ chuyên trách theo dõi công tác dân tộc thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân
huyện, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc trong Ban Dân vận
của huyện ủy. ở các xã, cán bộ chuyên trách công tác dân tộc và miền núi
giúp Đảng ủy và Ủy ban nhân dân triển khai các chương trình dự án về dân
tộc và miền núi trên địa bàn xã, thường xuyên theo dõi các diễn biến trên địa
bàn xã để báo cáo kịp thời cho cơ quan công tác dân tộc và miền núi của
huyện và Đảng ủy và Ủy ban nhân dân xã. Tư pháp cũng phản ánh ý chí và
nguyện vọng của các dân tộc theo cách riêng của mình. Trên cơ sở các đạo
luật, các chính sách do Quốc hội ban hành, tư pháp đảm bảo hành vi thực hiện
các đạo luật, các chính sách, các chương trình liên quan đến dân tộc và miền
núi được thực hiện một cách nghiêm minh, theo đúng luật. Trong quá trình
xét xử các vụ kiện liên quan đến dân tộc thiểu số và miền núi, các thẩm phán

thường là người của các dân tộc, các vụ kiện được thực hiện bằng tiếng dân
tộc (thông qua phiên dịch ra tiếng phổ thông). Việc áp dụng các yếu tố tích
cực của các thiết chế xã hội cổ truyền như Luật tục, Hội đồng già làng..., được
xem xét một cách tích cực nhằm bảo đảm tính khả thi cao của các vụ kiện.
Việc áp dụng này có ý nghĩa quan trọng, trước hết, xét về góc độ thực hiện
chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, thì việc tôn trọng các tinh hoa,
phong tục, tập quán của các dân tộc được thực hiện - đây là việc làm mang
tính tế nhị và tính dân tộc rất cao, là cơ sở của tinh thần đoàn kết dân tộc
truyền thống từ nhiều đời nay; xét về góc độ tính khả thi trong vấn đề thi hành
án, thì tính khả thi trong thi hành án là cao vì luật tục là một bộ phận của hệ
19


thống văn hóa cổ truyền, ra đời, biến đổi và tham gia điều chỉnh các hành vi
của cá nhân và cộng đồng dưới sự tác động của hệ thống văn hóa tộc người,
trở thành tình cảm, lương tâm và trách nhiệm thiêng liêng của mỗi thành viên
với cộng đồng. Luật tục không phải là sự áp đặt của hệ thống cai trị đối với
mỗi cá nhân, mà là sự tự nguyện, tự giác của mỗi cá nhân với tư cách là chủ
nhân của cộng đồng ấy. Đương nhiên, việc áp dụng luật tục phải phù hợp với
sự phát triển của xã hội hiện nay và không được trái với pháp luật nhà nước.
Mặc dù có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng giữa ba nhánh quyền lực trong
việc giải quyết vấn đề dân tộc, nhưng kết quả cuối cùng trong việc giải quyết
vấn đề dân tộc phụ thuộc vào sự phối hợp và chất lượng thực hiện nhiệm vụ
của từng nhánh quyền lực. Giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp có mối liên
hệ dây chuyền trong việc thực hiện nhiệm vụ dân tộc. Luật pháp ban hành có
tốt, có phù hợp thì việc thực hiện và bảo đảm thực hiện một cách nghiêm
minh mới mang lại một chuyển biến rõ ràng trong xã hội. Rõ ràng là vai trò
của lập pháp nói chung, chất lượng các đạo luật nói riêng giữ vai trò quyết
định trong dây chuyền thực hiện nhiệm vụ dân tộc. Vì vậy, để dây chuyền vận
hành nhiệm vụ có hiệu quả cao, thì trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước

việc tăng cường năng lực hoạt động của Quốc hội là mang tính cấp thiết.
Trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài, cho đến nay, Nghị
viện (Quốc hội) đã trở thành một trong những thiết chế quan trọng bậc nhất
trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước của hầu hết các quốc gia. Quốc hội là
cơ quan phù hợp nhất trong bộ máy tổ chức của một nhà nước để giải quyết
vấn đề dân tộc. Sở dĩ như vậy vì Quốc hội có những đặc điểm rất đặc thù mà
các cơ quan nhà nước khác không có:
- Thứ nhất, Quốc hội đảm nhiệm chức năng cơ bản nhất của một nhà
nước - chức năng làm luật. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập
pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối
với hoạt động của Nhà nước [18, đ1].

20


×