Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Cuộc phát kiến địa lý của nước Pháp ở thế kỉ XV – XVI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.19 KB, 16 trang )

Cuộc phát kiến địa lý của nước Pháp ở thế kỉ XV – XVI
Mở đầu
Chế độ phong kiến thời kỳ này lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy vong và
quan hệ tư bản nảy sinh. Giai đoạn này được mở đầu bằng các cuộc phát kiến lớn
về địa lý. Bởi phát kiến địa lý mở đường cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản và mở
đầu cho sự ra đời của chủ nghĩa thực dân cận đại.
Trong thời gian này, các nước trong khu vực Châu Âu đang ở trong giai đoạn
quá độ, khi mà các đẳng cấp phong kiến cũ đã suy thoái và giai cấp tư sản được
hình thành từ tầng lớp thị dân trung đại và khi mà giữa hai bên đối địch nhau chưa
bên nào thắng bên nào, lúc ấy quý tộc phong kiến bắt tay với tư bản để tiêu trừ
phong kiến cát cứ và phong trào nông dân đang mạnh lên. Đây cũng là thời kì bắt
đầu những cuộc cách mạng về tư tưởng, văn hóa sâu sắc, biểu hiện qua các phong
trào cải cách tôn giáo và văn hóa phục hưng.
Trong giai đoạn này do tác động của điều kiện kinh tế - xã hội và tư tưởng
mới, phong trào của nông dân và thị dân nổ ra mạnh mẽ, biến thành cuộc chiến
tranh nông dân thực sự, mang tính chất hoàn toàn mới là thủ tiêu chế độ phong
kiến và vương quyền.
Tất cả những điều đó đã làm cho giai đoạn từ thế kỉ XVI –XVII, trở thành
một giai đoạn đặc biệt trong lịch sử, khác về chất so với giai đoạn phong kiến phát
triển trước đó, cũng như với các thế kỉ tiếp theo của tư bản công nghiệp. Chính giai
đoạn này đã có đóng góp rất lớn vào nền văn minh thế giới bằng những cuộc phát
kiến địa lý. Qua các cuộc phát kiến địa lý con người bắt đầu mở rộng và vẽ thêm
vào bản đồ thế giới những vùng đất mới, những miền đất hứa. Và cũng bắt đầu từ
đó con người chinh phục tới những miền đất xa xôi. Nói đến các cuộc phát kiến địa
lý người ta vẫn hay nhắc đến các cuộc phát kiến địa lý tiêu biểu của Tây Ban Nha
và Bồ Đào Nha với các nhà phát kiến như Vasco đơ Gama, C. Colombus, F.
Magienlan.
Tuy nhiên, trong khoảng thời gian này người Pháp cũng đã bắt đầu thực hiện
cuộc phát kiến địa lý của mình. Tiêu biểu như các cuộc phát kiến địa lý của
Jacques Cartier, Samuel de Champlain và Sieur de La Salle. Như vậy, với các cuộc
phát kiến của mình nước Pháp cũng đã có những đóng góp nhất định trong việc




khám phá ra các vùng đất mới và để lại những tư liệu chính xác về địa lý vùng Bắc
Mỹ.
1. Vị trí địa lý và nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý
1.1 Vị trí địa lý nước Pháp
Pháp là một quốc gia nằm ở Tây Âu, giáp với Đại Tây Dương (Vịnh Biscay)
và biển Manche giữa Bỉ và Tây Ban Nha, nằm về phía đông nam của Anh Quốc và
giáp Địa Trung Hải giữa Ý và Tây Ban Nha. Pháp là quốc gia lớn nhất Tây Âu về
diện tích. Do vị trí địa lý tiếp giáp với Tây Ban Nha nên ít nhiều Pháp cũng chịu
ảnh hưởng bởi các cuộc phát kiến địa lý trước đó của người Tây Ban Nha.
Lãnh thổ chính của Pháp nằm ở Tây Âu nhưng nước Pháp còn bao gồm một
số lãnh thổ ở Bắc Mỹ, Caribe, Nam Mĩ, Nam Ấn Độ Dương và Nam Cực. Các lãnh
thổ này có nhiều hình thức chính phủ khác biệt từ tỉnh hải ngoại tới lãnh địa hải
ngoại.
Lãnh thổ chính của Pháp gồm nhiều vùng đặc điểm địa lý khác nhau, từ các
đồng bằng ven biển ở phía Bắc và phía Tây cho đến những dãy núi ở đông nam
(dãy Anpơ) và tây nam (dãy Pi-rê-nê).
1.2 Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý
Giống như đa phần các nước ở Châu Âu, nước Pháp trong khoảng thời gian
này cũng bắt đầu xuất hiện mâu thuẫn về kinh tế - xã hội trong quá trình phát triển
cuả sức sản xuất.
Cùng với đó là sự bế tắc trong quan hệ buôn bán trực tiếp giữa phương Đông
và phương Tây trong lúc châu Âu đang có nhu cầu mở rộng hoạt động thương mại
để buôn bán các mặt hàng xa xỉ như tơ lụa, gia vị thì con đường buôn bán giữa
châu lục này với phương Đông lại bị ngăn cản bởi người Ả rập, Apganixtan và Thổ
Nhĩ Kì. Họ đã chiếm giữ những con đường sang phương Đông quen thuộc ngang
qua Trung cận đông. Đặc biệt người Thổ Nhĩ Kì đã cướp bóc bất cứ đoàn hành
hương nào trên cạn cũng như trên biển của người nước ngoài.
Do sự khao khát vàng bạc, gia vị, hương liệu (hồ tiêu, quế, gừng) của tầng lớp

quý tộc và thương nhân châu Âu đối với phương Đông. Đặc biệt là xứ sở Ấn Độ


trong đó vàng chiếm một vị trí quan trọng được người châu Âu sử dụng để phát
triển kinh tế và làm giàu cho họ.
Cho đến thế kỉ XV – XVI Tây Âu đã đủ điều kiện để tiến hành các cuộc phát
kiến địa lý lớn.


Về khoa học kĩ thuật

Kinh tế hàng hải đã có những bước tiến dài trong việc xác định vĩ độ, chỉ số
hải lý, thời gian lên xuống của thủy triều… Các nhà hàng hải đã đóng nhiều loại
tàu chạy nhanh, nhẹ chở được nhiều hàng như tài Caraven hay tàu Galion. Đặc
biệt, nước Pháp sở hữu một trong những lực lượng hải quân lâu đời nhất thế giới
đây là điều kiện thuận lợi để nước Pháp tiến hành cuộc phát kiến địa lý một cách
thuận lợi.


Điều kiện vật chất

Sự phát triển kinh tế - xã hội của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha rất mạnh mẽ nên
nhà nước Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha đã đi đầu trong việc trang cấp kinh phí cho
các chuyến thám hiểm dài ngày trên biển và xem đấy là một trong những nhiệm
vụ, chính sách quan trọng nhằm phục vụ cho quyền lợi của giai cấp thống trị, củng
cố sức mạnh nhà nước chuyên chế để làm giàu.
Như vậy, với vị trí địa lý thuận lợi cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật
và có lợi thế là nước đi sau trong các cuộc phát kiến địa lý. Có thể nói rằng, trong
thế kỷ XV – XVI thì nước Pháp đã hội tụ đầy đủ nhất những điều kiện để có thể
tiến hành các cuộc phát kiến địa lý.

2. Các cuộc phát kiến địa lí
2.1. Jacques Cartier (1491 – 1557)
Jacques Cartier sinh năm 1491 tại Saint-Malo, một ngôi làng nhỏ thuộc quyền
cai quản của công tước miền Bretagne, về sau sát nhập vào Pháp năm 1532. Cartier
là thành viên của một gia đình hàng hải danh giá nơi đây. Ông nâng cao thêm địa
vị của mình nhờ cưới bà Catherine des Granches, con gái của một gia đình đứng
đầu trong việc đóng tàu vào năm 1520.


Jacques Cartier (1491 – 1557)
2.1.1 Chuyến hải hành đầu tiên, 1534
Năm 1534, Jacques Cartier khởi hành về hướng Tây, hy vọng khám phá một
con đường dẫn đến thị trường châu Á đầy tiềm năng. Bắt đầu từ ngày 10 tháng 5
năm đó, ông khám phá ra nhiều phần của Newfoundland – là một đảo lớn ngoài
khơi bờ biển phía đông của Bắc Mĩ, các tỉnh nằm trên bờ Đại Tây Dương thuộc
Canada (Atlantic provinces) và cửa sông Saint-Laurent. Trong một chặng dừng tại
Iles-aux-Oiseaux, thủy thủ đoàn của ông tàn sát trên một nghìn con chim, phần lớn
là chim Anca, ngày nay đã tuyệt chủng.
Cuộc gặp gỡ đầu tiên với thổ dân của Cartier diễn ra rất nhanh chóng và chủ
yếu là trao đổi hàng hóa. Lần thứ hai, ông hốt hoảng khi thấy hơn bốn mươi chiếc
canô của người thổ dân Mi'kmaq. Và ông đã ra lệnh bắn đại pháo phía trên đầu họ
với mục đích đe dọa dù cho những thổ dân đã ra dấu hiệu hòa bình khiến họ phải
chèo đi.
Lần thứ ba, Cartier gặp những người Iroquois (người Mỹ bản địa) tại Baie de
Gaspe vào ngày 24 tháng 7. Ông cho dựng một cây thánh giá cao 9 mét với dòng
chữ "Đức vua Pháp vạn tuế" và tuyên bố chủ quyền dưới tên vua Francois đệ nhất.
Những thổ dân ngay lập tức hiểu ra hành động của ông và đổi thái độ. Do đó, ông


bắt cóc Domagaya và Taignoagny, hai con trai của tù trưởng Donnacona và đưa họ

về Pháp. Cùng lúc, ông cũng xây dựng những quan hệ thỏa hiệp với người bản địa
khác. Cartier trở về Pháp tháng 9 năm 1534.
2.1.2 Chuyến hải hành thứ hai, 1535-1536
Jacques Cartier khởi hành chuyến hải hành thứ hai của ông vào ngày 13 tháng
5 năm 1535 với ba con tàu, 110 thủy thủ và hai cậu bé tù binh. Đến cửa sông St.
Lawrence, ông đi ngược sông lần đầu tiên và dừng tại Stadacona, làng của người
Iroquois trên bờ sông này (nay nằm gần Thành phố Quebec). Hai cậu bé thổ dân
được trao trả cho cha mình, tù trưởng Donnacona.
Jacques Cartier để lại hai tàu chính ở một cảng gần Stadacona và dùng chiếc
tàu nhỏ nhất tiếp tục ngược sông và đến Hochelaga (nay là Montréal) vào ngày 2
tháng 10 năm 1535. Hochelaga gây ấn tượng mạnh cho Cartier với hơn một nghìn
thổ dân Iroquois chào đón ông trên bờ sông St. Lawrence. Nơi này về sau được
khẳng định là khởi nguồn của thành phố Sault Sainte-Marie, Michigan), cũng là
nơi mà hiện cây cầu Jaques Cartier đang đứng.

Chuyến đi thứ hai của Cartier. (John Platek/CC BY-SA)


Sau hai ngày với những người Iroquois ở Hochelaga, Cartier quay lại
Stadacona vào ngày 11 tháng 10. Sau đó, ông quyết định nghỉ qua mùa đông 1535
ở đây, bởi đã quá muộn để quay về Pháp. Cartier và thủy thủ đoàn chuẩn bị cho
mùa đông bằng cách gia cố pháo đài, chất củi và muối cá và mồi săn. Suốt mùa
đông này, Cartier soạn một cuốn địa chí nói về tập tục của người bản địa. Ví dụ
như tập quán mặc xà cạp và khố ngay cả trong tiết đông lạnh giá.
Ông đã viết rằng trong suốt mùa đông, người châu Âu và người bản địa đã đôi
khi thảo luận về các Vương quốc Saguenay. Những người bản địa nói với Cartier
và đoàn thủy thủ người Pháp rằng vùng đất của người Saguenay có rất nhiều vàng,
đồng, hồng ngọc và các nguồn tài nguyên có giá trị khác. Họ nói rằng có rất nhiều
người, tuân thủ luật pháp, ăn mặc như những người đàn ông da trắng và có làn da
trắng.

Vào cuối mùa đông, rất nhiều người đàn ông trong đội của Cartier đã chết vì
bệnh scobat (căn bệnh thiếu hụt vitamin C), ban đầu là người Iroquois, sau đó là
người Pháp. Trong nhật kí của mình, Cartier ghi nhận rằng trong 110 người trong
đoàn, chưa đầy 10 người là còn khỏe mạnh. Số người Iroquois chết là khoảng 50
người. Cartier đã thúc giục tù trưởng người Donnacona của người Iroquois đi cùng
ông đến Pháp để nói với vua Pháp về câu chuyện về Vương quốc giàu có của
người Saguenay.
Donnacona sang Pháp và gặp gỡ vua Francis I vài lần vào năm 1537 hay
1538. Rõ ràng điều này đã khơi gợi sự quan tâm của nhà vua, nhưng cuộc chiến
với Thánh chế La Mã đến lấy kho bạc của Pháp đã trì hoãn việc trở lại Canada của
Cartier. Donnacona, được đối xử tốt và qua đời tại Pháp.
Người ta nói rằng Cartier rằng đã bắt cóc Donnacona để đưa ông đến Pháp.
Trước đó, Cartier đã buộc hai người bản địa trở về Pháp với ông, vì vậy nếu ông đã
bắt cóc Donnacona, Cartier thực sự đã lên một kế hoạch.
Cuộc chiến tranh ở châu Âu đã kết thúc, và vào năm 1951 vua Francis đã ra
lệnh cho Cartier tiếp tục một chiến thám hiểm khác đến Canada để tìm Vương
quốc Saguenay. Sau đó, Francis đã bổ nhiệm một người Pháp khác là Jean Francois
de la Rocque làm nhiếp chính của Canada. Vị nhiếp chính này đến vào năm 1543


và đã gặp Cartier, ông đã cho Cartier thấy những viên kim cương, vàng và ngọc
trai được cho là từ Sanguenay. Roberval rời đến khu vực phía Bắc được cho là nơi
của Vương quốc Saguenay giàu có và “không tìm thấy cái gì ở đây”, như tờ
EsoterX nói.
Các học giả đã đưa ra các giả thuyết khác nhau như những người bản địa đã
lừa người Pháp tham vàng, hay người bản địa thực sự tin vào vương quốc vàng này
sau khi tổ tiên của họ gặp những nhà thám hiểm Bắc Âu hay Vikings và truyền lại
những câu chuyện này. Một giả thuyết khác là thực sự là có một vương quốc giàu
có ở phía Tây Bắc vào lúc đó.
Joseph Edward King đã viết, trong một bài báo có tựa đề “Vương quốc huy

hoàng Saguenay” trong Tạp chí Lịch sử Canada “Mùa xuân sau năm 1535, trưởng
đoàn đã bắt đầu đi tìm những kho báu một lần nữa, và có hai thổ dân da đỏ đi
thuyền với ông. Đội tàu nhỏ của ông đã vượt Bắc Đại Tây Dương, tiếp tục tiến về
phía Tây qua Đảo Anticosti vào sông St. Lawrence, trên con đường về quê nhà, hai
thổ dân cho biết họ nhận ra các mốc ranh giới, và thông báo rằng chỉ còn hai
ngày hành trình về phía Tây để tới biên giới của Vương quốc Saguenay”.
“Theo cách này, vào thứ Sáu, ngày 13/8/1535, lãnh thổ huyền thoại của
Saguenay đã xuất hiện trước tầm mắt của người da trắng. Trong cả một thập niên,
điều này là một ảo tưởng [một thứ gì đó dối trá] đối với các nhà thám hiểm người
Pháp. Các bộ tộc người Anh-điêng ở Canada, những người thân của hai người
Anh-điêng đến Pháp, chỉ có những tài liệu tham khảo thoáng qua và sơ sài về
Saguenay, và nó không được gì cho mãi đến khi người Pháp tự tìm hiểu được
nhiều hơn vào tháng 10”.
Đến đây, chuyến hải hành thứ hai và cũng là chuyến đi gặt hái được nhiều kết
quả nhất của Cartier đã chấm dứt sau mười bốn tháng rong ruổi. Với việc xác định
vị trí cửa sông St. Lawrence trong chuyến hải hành đầu tiên, Cartier đã mở con
đường nước lớn nhất để châu Âu thâm nhập vào Bắc Mỹ. Ông đã ước lượng chính
xác về tài nguyên của Canada, cả về thiên nhiên lẫn con người, dĩ nhiên là không
kể phần thổi phồng về tiềm năng khoáng sản. Mặc dù những hành động của ông
đối với người Iroquois trên bờ sông St. Lawrence là đáng xấu hổ, ông cũng đã từng


thiết lập tình hữu nghị với họ và những người bản địa khác cùng ở dọc bờ sông. Đó
là một bước chuẩn bị sơ bộ không thể thiếu cho người Pháp trong việc xây dựng
thuộc địa ở đây.
2.1.3 Chuyến hải hành thứ ba (1541-1542)
Ngày 23 tháng 5 năm 1541, Cartier rời Saint-Malo với năm chiếc tàu. Lần
này, ý định tìm kiếm một con đường thông với phương Đông của hai chuyến đi
trước hầu như đã rơi vào quên lãng. Mục tiêu giờ đây là Vương quốc Saguenay và
của cải của nó, và thiết lập thuộc địa dọc dòng sông St. Lawrence.

Thả neo ở Stadacona vào 23 tháng 8, Cartier gặp lại những người Iroquois
một lần nữa, nhưng rồi nhận thấy "biểu hiện hân hoan" và số lượng đáng lo ngại
của họ, ông quyết định không xây dựng thuộc địa ở đây. Ngược dòng 9 dặm đến
một địa điểm ông đã chú ý từ trước, ông cho lệnh định cư ở đây, nơi mà giờ đây
là Cap-Rouge ở Québec Những tù nhân và những người lập thuộc địa khác được
đưa xuống, trâu bò được thả ra, đất được vỡ và hạt giống bắp cải, củ cải và xà lách
được gieo. Một thuộc địa vững chắc ra đời với tên gọi Charlesbourg-Royal. Một
pháo đài mới được xây dựng trên một vách đá nhô ra biển để giám sát và bảo vệ
khu định cư mới này.
Các thủy thủ bắt đầu thu thập tinh thể thạch anh và sắt mà họ lầm tưởng
là kim cương và vàng. Hai trong số năm chiếc tàu chở về Pháp những khoáng sản
vô giá trị kia vào ngày 2 tháng 9. Sau khi đã giao nhiệm vụ cho mọi người, Cartier
đưa tàu đi thăm dò Vương quốc Saguenay và ngày 7 tháng 9. Nhưng chỉ mới đến
Hochelaga, ông đã bị thời tiết xấu và vô số ghềnh thác từ đó trở lên phía dòng sông
Ottawa ngăn trở.
Trở về Charlesbourg-Royal, Cartier gặp phải một tình huống đáng ngại.
Những người Iroquois không còn đến thăm hay tặng cá và thịt nữa mà lảng vảng
quanh đó một cách đáng ngờ. Không có ghi nhận nào về mùa đông 1541-1542 tồn
tại cả và thông tin này hẳn là từ những chi tiết vụn vặt do những thủy thủ trở về kể
lại. Dường như người bản địa đã tấn công và sát hại 35 dân định cư trước khi
những người còn lại rút vào trong pháo đài. Mặc dù bệnh scobat đã được chữa khỏi
nhờ phương thuốc dân gian, ấn tượng còn lại của nó vẫn đáng lo ngại cùng với nỗi


lo của Cartier rằng ông không có đủ nhân lực để bảo vệ căn cứ lẫn đi tìm
Saguenay. Mọi người lên ba con tàu còn lại vào đầu tháng 6 năm 1542 và trở về
châu Âu vào tháng 10 năm 1542. Đây là chuyến hải hành cuối cùng của Cartier.
Cartier sống trọn những năm cuối đời ở Saint-Malo và một số nơi khác ở các
vùng lân cận. Ông mất ngày 1 tháng 9 năm 1557 bởi một bệnh dịch, thọ 66 tuổi.
Ông mất trước khi bất kì một thuộc địa nào được thành lập ở Canada mà phải đợi

đến chuyến thám hiểm của Samuel de Champlain vào năm 1608.
Như vậy, Cartier là người đầu tiên dùng tên Canada để chỉ vùng bờ sông St.
Lawrence. Cartier dùng từ này để miêu tả làng Stadacona, đất đai xung quanh và
cả dòng sông. Từ đó cái tên Canada được dùng để chỉ các thuộc địa nhỏ của Pháp
dọc trên bờ của dòng sông, và những người Pháp đi khai phá được gọi là người
Canada (Canadien), cho đến giữa thế kỉ XIX khi cái tên này được dùng cả cho
thuộc địa trong khu vực Ngũ Đại Hồ và sau này là tất cả thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.
Do đó Cartier không hẳn là người khám phá ra Canada, một lãnh thổ kéo dài từ
Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương như chúng ta đã biết, mà đã từng được
"khám phá" ra bởi ngư dân Bắc Âu, Basque và Breton, và có lẽ là cả anh em CorteReal và John Cabot (và cả những thổ dân bản địa đã sống lâu đời ở đây).
Dù vậy, Cartier đã có cống hiến lớn lao trong việc tìm ra Canada và là người
châu Âu đầu tiên đi xuyên lục địa Bắc Mỹ, chính xác hơn, là khu vực nội địa phía
Đông dọc theo dòng St. Lawrence. Khu vực này đã trở thành nơi định cư của
người châu Âu đầu tiên, sau những người Viking. Nhưng nói thật ra thì từ "khám
phá" dùng ở đây là có hơi quá bởi việc thám hiểm phần sâu trong lục địa dọc theo
sông St. Lawrence cho đến làng Stadacona là nhờ sự dẫn đường của hai con trai
của Donnacona.
Ngoài những chi tiết quan trọng này thì tính chuyên nghiệp trong việc đi biển
của Cartier là không thể chối cãi. Việc Cartier dẫn đầu ba chuyến thám hiểm trong
điều kiện nguy hiểm và những vùng biển chưa hề được biết đến mà không mất một
chiếc tàu nào, việc ông cập bến và ra khơi từ hơn năm mươi bến tàu chưa biết đến
mà không có thiết hại đáng kể nào xảy ra, và những thủy thủ chết trong chuyến đi
đều là do một căn bệnh dịch từ đất liền là những minh chứng hùng hồn cho tài đi


biển của ông. Cartier xứng đáng được coi là một trong những nhà thám hiểm tài ba
và tận tụy nhất trong thời kì của ông.
Cartier cũng là một trong số những người đầu tiên xác nhận rằng Tân Thế
giới thực sự là một lục địa tách biệt với châu Á và châu Âu.
2.2 Sieur de La Salle (1643 – 1687)

Là một nhà thám hiểm người Pháp. Ông khám phá ra các hồ lớn nằm gần biên
giới Hoa Kì – Canada. Đây là nhóm hồ nước ngọt lớn nhất trên thế giới và hệ
thống Ngũ Đại Hồ - sông Saint Lawrence là hệ thống nước ngọt lớn nhất thế giới.
Đôi khi năm hồ này được gọi là biển nội địa.

Sieur de La Salle (1643 – 1687)
La Salle sinh vào này 21.11.1643 trong một gia đình thương nhân giàu có ở
Rouen. Ông học tại đại học Dòng Tên và dự định sẽ trở thành một linh mục. Tuy
nhiên, ông lại cảm thấy linh mục không phù hợ với mình. Năm 1667 Salle lên


đường đi Canada cùng với anh trai của mình. Ban đầu, ông giao dịch lông thú
trong các thung lũng sông Ohio và khám phá thung lũng sông Mississippi với mục
tiêu thiết lập việc kinh doanh lông thú từ Great Lakes đến Vịnh Mexico.
2.2.1 Khám phá vùng hồ Great Lakes
Năm 1677, theo đuổi vinh quang của mình, ông trở về Pháp và nhận được sự
cho phép của nhà vua để khám phá tất cả các vùng đất giữa Florida, Mexico, và
New France - là khu vực thuộc địa của Pháp ở Bắc Mỹ trong suốt khoảng thời gian
bắt đầu với việc thăm dò cửa sông Saint Lawrence bởi Jacques Cartier trong năm
1534 và kết thúc với sự cắt nhượng New France đến Tây Ban Nha và Vương quốc
Anh năm 1763. Sau khi dự trữ vật tư, xây dựng một con tàu trên sông Niagara, La
Salle và người đàn ông của mình khám phá các bộ phận của hồ Erie, Huron, và hồ
Michigan và vùng đất xung quanh (bao gồm Green Bay, Wisconsin) trong năm
1679 và 1680.
2.2.2. Đòi "Louisiana"
Vào ngày 06 tháng hai năm 1682, La Salle và 40 người đàn ông đến sông
Mississippi và bắt đầu cuộc hành trình của họ về phía nam. Ngày 9.4, La Salle
tuyên bố toàn bộ lưu vực sông Mississippi cho Pháp khi anh đến cửa sông gần
Venice, Louisiana. Yêu cầu bồi thường bao gồm không chỉ các sông Mississippi,
nhưng tất cả đất nơi đặt chi nhánh của nó mở rộng - khoảng hai phần ba toàn bộ

Hoa Kỳ. La Salle đã đặt tên vùng Louisiana, dưới danh nghĩa của Louis XIV và
tuyên bố nó cho Pháp. Trên chuyến đi trở về, La Salle và Henri da Tonti - một
trong những phụ tá của mình, giám sát việc xây dựng pháo đài của Pháp ở lllinois
có tên là Fort Saint Louis vào năm 1682. Tonti ở lại là chỉ huy của pháo đài, trong
khi La Salle trở về Pháp để có thêm nguồn cung cấp.
Vào ngày 24.7.1684, La Salle đặt ra cho khu vực Bắc Mỹ với một đội ngũ lớn
của bốn tàu và 300 thủy thủ để thành lập một thuộc địa của Pháp trên Vịnh
Mexico. Chuyến thám hiểm gặp phải các vấn đề như tranh cãi về việc chuyển
hướng giữa Salle và các chỉ huy khác, ngoài ra ông còn phải đối mặt với các cuộc
tấn công của hải tặc và một chiếc tàu của La Salle đã bị cướp ở Tây Ấn. Khi hạm
đội cuối cùng đã hạ cánh tại Matagorda Bay (gần ngày nay Houston, Texas). Tại


đây, một con tàu thứ hai tiếp tục bị chìm. Đến ngày 19.3.1687 La Salle đã bị quân
phiến loạn giết chết.
Mặc dù René-Robert La Salle đã thất bại trong nhiệm vụ cuối cùng của ông,
cuộc thám hiểm của ông đã xây dựng một mạng lưới các pháo đài từ Canada, qua
Great Lakes và dọc theo sông Ohio, Illinois và Mississippi. tuyến phòng thủ này
thành lập trên lãnh thổ của Pháp ở Bắc Mỹ và định nghĩa chính sách thương mại và
ngoại giao của mình trong gần một thế kỷ. tình bạn của ông với nhiều bộ lạc người
Mỹ bản địa hỗ trợ và hỗ trợ định cư thực dân Pháp và quân đội đến chiến bảy năm.
Như vậy, Salle đã phát hiện ra cửa sông Mississippi. Ông dành quyền vùng
đất và đặt tên Louisiana sau nhà vua Louis XIV. Ông bị quân phiến loạn bắn chết
gần sông Brazons ở vùng Texas ngày nay vào năm 1687. Những phát hiện của ông
đã lập nên yêu sách về lãnh thổ của Pháp ở Bắc Mĩ.
2.3. Samuel de Champlain (1570 – 1635)

Samuel de Champlain (1570 – 1635)



Nhà thám hiểm người Pháp Samuel de Champlain đã được sinh ra năm 1574
trong Brouage, Pháp. Ông bắt đầu khám phá Bắc Mỹ vào năm 1603, thành lập
thành phố Quebec ở thuộc địa phía Bắc của New France.
Là một nhà hàng hải người Pháp và nhà địa lý vẽ bản đồ vùng Bắc Mỹ. Ông
là người sáng lập ra Quebec, thuộc địa vĩnh viễn của Pháp ở Bắc Mỹ vào năm
1608. Ông đã thám hiểm dọc bờ New England. Ông phát hiện ra Hồ Champlain.
Các bài viết của ông là những hồ sơ chính xác về địa lý vùng Bắc Mỹ.
Chuyến đi đầu tiên của Champlain là với người chú của mình và ông đã mạo
hiểm đến các vùng xa như Tây Ban Nha và Tây Ấn.
Từ năm 1601 – 1603, ông là một nhà địa lý cho vua Henry IV và sau đó tham
gia đoàn thám hiểm Canada vào năm 1603. Đoàn thám hiểm này đi lên sông St.
Lawrence và Saguenay và khám phá bán đảo Gaspe, cuối cùng là đến Montreal.
Mặc dù, Champlain không có vai trò chính thức hoặc tiên phong trong cuộc thám
hiểm nhưng ông đã chứng tỏ khí phách của mình bằng cách đưa ra dự đoán về
mạng lưới các hồ và các đặc điểm địa lý khác trong khu vực
Chính sự nhiệt huyết đó mà năm sau Champlain đã được chọn là nhà địa lý
trên một chuyến thám hiểm đến Acadia do Trung tướng Pierre Du de Monts. Họ hạ
cánh tháng năm trên bờ biển phía đông nam và Champlain đã được yêu cầu chọn
một vị trí như một giải pháp tạm thời. Ông khám phá vịnh Fundy và khu vực St.
John River trước khi lựa chọn một hòn đảo nhỏ ở sông St. Croix. Nhóm nghiên
cứu xây dựng một pháo đài và trải qua mùa đông ở đó.
Vào mùa hè năm 1605, các đội thuyền xuống bờ biển New England phía nam
cũng như Cape Cod. Mặc dù một vài nhà thám hiểm người Anh đã định vị được
địa hình trước, Champlain là người đầu tiên đưa ra một kế toán chính xác và chi
tiết của khu vực đó sẽ một ngày trở thành Plymouth Rock.
2.2.3 Thành lập Quebec
Năm 1608, Champlain đã được đặt tên trung úy de Monts, và họ đặt ra trên
một chuyến thám hiểm lên St. Lawrence. Khi họ đến vào tháng Sáu năm 1608, họ
đã xây dựng một pháo đài mà bây giờ là thành phố Quebec. Quebec sẽ sớm trở
thành trung tâm kinh doanh lông thú Pháp. Mùa hè sau đó, Champlain đã chiến đấu



một trận chiến lớn chống lại Iroquois, củng cố mối quan hệ thù địch mà sẽ kéo dài
trong hơn một thế kỷ.
Năm 1615, Champlain làm một hành trình dũng cảm vào bên trong của
Canada đi kèm với một bộ lạc người Mỹ bản xứ với người mà ông đã có mối quan
hệ tốt, Hurons. Champlain và Pháp hỗ trợ đẩy Hurons trong một cuộc tấn công vào
Iroquois, nhưng họ thua trận và Champlain bị trúng vào đầu gối với một mũi tên và
không thể đi lại. Ông sống với Hurons mùa đông, giữa bàn chân của Vịnh
Georgian và hồ Simcoe. Trong thời gian nghỉ của mình, ông đã sáng tác một trong
các tài khoản sớm nhất và chi tiết nhất về cuộc sống người Mỹ bản xứ.
2.2.4 Nhiều năm sau và Cái chết
Khi Champlain trở về Pháp, anh thấy mình bị lôi kéo vào vụ kiện tụng và
không thể quay trở lại Quebec. Ông đã dành thời gian này viết những câu chuyện
về chuyến đi của ông, với đầy đủ các bản đồ và hình minh họa. Khi ông được phục
hồi như trung úy, ông trở về Canada với vợ, người 30 năm của ông. Trong năm
1627, Giám đốc Bộ trưởng Louis XIII, Đức Hồng Y de Richelieu, thành lập công
ty 100 Associates để cai trị mới Pháp và đặt Champlain phụ trách.
Mọi thứ đã không diễn ra suôn sẻ cho Champlain cho lâu dài. Háo hức để tận
dụng buôn bán lông thú có lợi nhuận trong khu vực, Charles I của Anh đưa một
đoàn thám hiểm dưới David Kirke để thay người Pháp. Họ tấn công pháo đài và
bắt giữ các tàu cung cấp, cắt bỏ nhu cầu cần thiết cho các thuộc địa. Champlain
đầu hàng ngày 19 Tháng Bảy năm 1629 và trở về Pháp.
Champlain đã dành một số thời gian để viết về chuyến đi của mình, cho tới
năm 1632, người Anh và người Pháp đã ký Hiệp ước Saint-Germain-en-Laye, trở
Quebec cho Pháp. Champlain trở lại được thống đốc của nó. Tuy nhiên, do thời
gian này, sức khỏe của ông đã thất bại và ông bị buộc phải nghỉ hưu năm 1633.
Ông qua đời tại Quebec vào ngày Giáng sinh năm 1635.
3. Hệ quả của cuộc phát kiến địa lý
Phát kiến địa lý được coi như một “cuộc cách mạng thực sự” trong lĩnh vực

giao thông và tri thức. Cuộc phát kiến địa lý đã tạo ra những thay đổi lớn trong tư
tưởng, tri thức của xã hội loài người, lần đầu tiên con người hình dung được những


hình ảnh chính xác về hành tinh, về bề rộng và hình thái của Trái đất. Các nhà
thám hiểm bằng những chuyến đi thực tế đầy dũng cảm của mình đã chứng minh
trái đất hình cầu. Họ còn cung cấp cho các nhà khoa học rất nhiều hiểu biết mới về
địa lí, thiên văn, hàng hải, sinh vật học. Phát kiến địa lý còn mở ra thời kì công
thương nghiệp của châu Âu, tạo cuộc “cách mạng giá cả” trong đó sự nhảy vọt về
giá cả hàng hóa chỉ có lợi cho thương nhân và các nhà sản xuất hàng hóa, còn quần
chúng nhân dân nhất là nông dân bị bần cùng hóa nhanh chóng. Đồng thời nó cũng
là nhân tố kích thích quá trình tích lũy tư bản ban đầu và thúc đẩy sản xuất phát
triển, đẩy nhanh sự tan rã của chế độ phong kiến, tao điều kiện cho chủ nghĩa tư
bản ra đời.


Kết luận
Bên cạnh các cuộc phát kiến địa lý lớn tiêu biểu của Tây Ban Nha và Bồ Đào
Nha thì thông qua bài tiểu luận này, chúng ta phần nào hiểu rõ thêm các cuộc phát
kiến địa lý nước Pháp thời trung đại như cuộc phát kiến của Jacques Cartier phát
hiện ra dòng sông St. Lawrence, tìm ra được vùng đất mà ngày nay là Montreal và
tìm kiếm ra tuyến đường Tây Bắc hay Samuel de Champlain nhà thám hiểm hàng
hải người Pháp và là nhà địa lý vẽ bản đồ vùng Bắc Mỹ. Ông là người sáng lập ra
Quebec thuộc địa vĩnh viễn của Pháp ở Bắc Mĩ vào năm 1608, ông đã thám hiểm
dọc bờ New England. Ông phát hiện ra hồ Champlain và vẽ bản đồ vùng Bắc Mỹ ,
các bài viết của ông là những hồ sơ chính xác vùng Bắc Mỹ và Sieur de La Salle
chính là người phát hiện ra cửa sông Mississippi, dành quyền và đặt tên vùng đất
Louisiania dưới danh nghĩa nhà vua Louis XIV.
Như vậy, cũng giống như các cuộc phát kiến địa lý của người Tây Ban Nha và
Bồ Đào Nha, các cuộc phát kiến địa lý của người Pháp cũng đã có những đóng góp

nhất định trong việc khám phá ra các vùng đất mới và để lại những tư liệu chính
xác về địa lý vùng Bắc Mỹ. Đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình phát
triển của lịch sử châu Âu trong thời hậu kì trung đại và lịch sử văn minh thế giới.
Những cuộc phát kiến địa lý của người Pháp đã mở ra nền tri thức mới cho con
người, những chân trời mới như trong các lĩnh vực khoa học kĩ thuật, thiên văn
học, địa lí, hàng hải… Từ đó, nước Pháp tích lũy được nguồn tư bản nguyên thủy
thúc đẩy nhanh sự tan rã của chế độ phong kiến tạo điều kiện cho sự ra đời của chủ
nghĩa tư bản.
Trong quá trình thực hiện bài tập nhóm, do thời gian nghiên cứu ngắn, tài liệu
tham khảo ít, những hiểu biết của chúng tôi còn hạn chế chưa thể nghiên cứu một
cách chi tiết hơn về bài tập này. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy giáo và các
bạn.



×