Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Chinh sach noi bat tien luong bao hiem 16 21 11 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.35 KB, 6 trang )

CHÍNH SÁCH NỔI BẬT VỀ TIỀN LƯƠNG - BẢO HIỂM TỪ 16-21/11/2015
Trong tuần vừa qua (từ ngày 16 – 21/11/2015), VnDoc đã cập nhật nhiều văn bản nổi bật
trong các lĩnh vực lao động, tiền lương, bảo hiểm, hộ tịch…Cụ thể như sau:
1. Chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ
Theo Nghị định 115/2015/NĐ-CP, chế độ thai sản với lao động nữ mang thai hộ khi sinh
con mà có đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 hoặc Khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã
hội như sau:
- Trợ cấp 01 lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con.
- Nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến ngày giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai
hộ nhưng không vượt quá thời gian quy định.
Nếu kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ hoặc thời điểm đứa trẻ chết mà thời gian
hưởng chế độ chưa đủ 60 ngày thì được nghỉ việc hưởng chế độ cho đến khi đủ 60 ngày
tính cả ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ hằng tuần.
Thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ là thời điểm ghi trong văn bản
xác nhận.
Sau thời gian này, trong 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa hồi phục thì được nghỉ
dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định, trừ trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động,
hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con.

Nghị định 115/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/01/2016, trừ Điểm b Khoản 1 Điều 2 Nghị


định này có hiệu lực từ 01/01/2018.
2. Mức lương tối thiểu vùng năm 2016
Theo Nghị định 122/2015/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh
nghiệp kể từ ngày 01/01/2016 như sau:
- Vùng I: 3.500.000 đồng/tháng (tăng 400.000 đồng so với năm 2015).
- Vùng II: 3.100.000 đồng/tháng (tăng 350.000 đồng so với năm 2015).
- Vùng III: 2.700.000 đồng/tháng (tăng 300.000 đồng so với năm 2015).
- Vùng IV: 2.400.000 đồng/tháng (tăng 250.000 đồng so với năm 2015).
Địa bàn thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành


kèm theo Nghị định này.
Nghị định 122/2015/NĐ-CP thay thế Nghị định 103/2014/NĐ-CP.
3. Hướng dẫn đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi
Từ ngày 01/01/2016, Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch 2014 có hiệu
lực.

Theo đó, việc đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi được thực hiện như sau:


- Người phát hiện trẻ bị bỏ rơi phải bảo vệ trẻ và thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân
(UBND) hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. Nếu trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở y tế thì Thủ
trưởng cơ sở y tế phải thông báo.
Ngay sau khi nhận được thông báo, Chủ tịch UBND cấp xã hoặc Trưởng công an cấp xã
phải tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi; UBND cấp xã phải giao trẻ cho cá nhân
hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo quy định pháp luật.
- Sau khi lập biên bản theo quy định UBND cấp xã tiến hành niêm yết tại trụ sở UBND
trong 7 ngày liên tục về việc trẻ bị bỏ rơi.
- Hết thời hạn niêm yết, nếu không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ, UBND xã thông
báo cho cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ để tiến hành đăng ký khai
sinh cho trẻ theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Luật Hộ tịch.
Xem chi tiết tại Nghị định 123/2015/NĐ-CP.
4. Giảm mức phạt vi phạm về hoạt động kinh doanh theo GCN
Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Theo đó, mức xử phạt vi phạm về hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký


kinh doanh (GCN ĐKKD) thay đổi như sau:

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh
không đúng địa điểm, trụ sở ghi trong GCN ĐKKD.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh
dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có GCN đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh
dưới hình thức doanh nghiệp mà không có GCN đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động
kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt
động hoặc thu hồi GCN ĐKKD.
Nghị định 124/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/01/2016.
5. Quy định mới về nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng
Ngày 13/11/2015, Bộ Khoa học Công nghệ ban hành Thông tư 23/2015/TT-BKHCN
quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng.
Theo đó, thiết bị đã qua sử dụng được nhập khẩu khi đáp ứng các tiêu chí sau:
- Tuổi thiết bị không vượt quá 10 năm.
- Được sản xuất theo tiêu chuẩn phù hợp với quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia
hoặc Tiêu chuẩn Quốc gia của Việt Nam hoặc phù hợp với Tiêu chuẩn của các nước G7
về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
Trường hợp thiết bị đã qua sử dụng có tuổi vượt quá 10 năm nhưng doanh nghiệp cần
thiết phải nhập khẩu để bảo đảm duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, căn cứ hồ sơ và
kiến nghị của doanh nghiệp, Bộ Khoa học Công nghệ phối hợp với các Bộ, ngành xem
xét, quyết định.
Thông tư 23/2015/TT-BKHCN có hiệu lực ngày 01/07/2016.
6. Điều kiện lựa chọn dự án đầu tư theo hình thức PPP
Ngày 30/10/2015, Thông tư 38/2015/TT-BCT quy định chi tiết một số nội dung về đầu
tư theo hình thức đối tác công tư (gọi tắt là PPP) thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công
Thương được ban hành.
Theo đó, dự án do nhà đầu tư đề xuất thuộc lĩnh vực đầu tư quy định tại Điều 3 của
Thông tư này được lựa chọn thực hiện theo hình thức PPP phải đáp ứng các điều kiện quy
định tại Khoản 2 Điều 20 Nghị định 15/2015/NĐ-CP.



Cụ thể như sau:
- Phù hợp với các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành Công Thương đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt.
- Có khả năng thu hút và tiếp nhận nguồn vốn thương mại, công nghệ, kinh nghiệm quản
lý của nhà đầu tư.
- Có khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ liên tục, ổn định, đạt chất lượng đáp ứng nhu
cầu sử dụng.
- Có tổng vốn đầu tư từ 20 tỷ đồng trở lên, trừ dự án đầu tư theo hợp đồng Kinh doanh Quản lý.
- Nhà đầu tư là doanh nghiệp nhà nước phải liên danh với doanh nghiệp khác để đề xuất
dự án.
Thông tư 38/2015/TT-BCT có hiệu lực kể từ ngày 15/12/2015.
7. Đối tượng đăng ký giao dịch chứng khoán trên sàn UpCom
Thông tư 180/2015/TT-BTC hướng dẫn đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống
giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết (UpCom) quy định đối tượng đăng ký giao
dịch gồm:

- Công ty đại chúng không đủ điều kiện niêm yết phải đăng ký giao dịch trên hệ thống
giao dịch UpCom.
-Công ty đại chúng đủ điều kiện niêm yết nhưng chưa niêm yết trên Sở giao dịch chứng
khoán phải đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch UpCom.


- Công ty hủy niêm yết phải đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom nếu vẫn
đáp ứng là công ty đại chúng (bao gồm cả trường hợp bị hủy niêm yết do công ty hình
thành sau hợp nhất, sáp nhập, hoán đổi không đáp ứng điều kiện niêm yết).
- Doanh nghiệp nhà nước đã chào bán chứng khoán ra công chúng, nếu chưa niêm yết
trên Sở giao dịch chứng khoán thì phải đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch
UpCom.

Thông tư 180/2015/TT-BTC có hiệu lực ngày 01/01/2016 và thay thế Thông tư
01/2015/TT-BTC.



×