Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Sang kien kinh nghiem DIA LI 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.4 KB, 14 trang )

S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Khai th¸c kªnh h×nh
M«n §Þa LÝ líp 7

Sáng kiến kinh nghiệm
Sử dụng và khai thác kênh hình trong sách giáo khoa môn Địa Lí
lớp 7 để dạy học phần “Thành phần nhân văn của môi trường”.
I. Lý do chọn đề tài:
Thực hiện theo yêu cầu của Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương
Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ 2 khóa III: “Đổi mới mục tiêu, nội dung,
phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học và bậc học, nhằm phục vụ cho công
nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước” và Nghị quyết của kỳ họp thứ 8, Quốc Hội
khóa 10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa hiện nay đã
có nhiều đổi mới về nội dung, cấu trúc và hình thức thể hiện so với sách giáo
khoa trước đây.
Việc sử dụng khai thác kênh hình trong quá trình dạy học nói chung và trong
dạy học Địa lý nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng. Các thiết bị dạy học (ảnh treo
tường, tranh ảnh địa lí, bản đồ, lược đồ ........) thay thế cho những sự vật, hiện
tượng và các quá trình xãy ra trong thực tiễn mà giáo viên và học sinh không thể
tiếp cận trực tiếp được. Sử dụng thiết bị dạy học trong quá trình dạy học có khả
năng hình thành hiệu quả những tri thức cơ bản và vận dụng chúng vào việc lĩnh
hội kiến thức mới, giáo viên có điều kiện để sử dụng các phương pháp dạy học và
hình thức dạy học đa dạng, hiệu quả nâng cao công tác tự lập của học sinh trong
học tập.
Trong dạy học Địa lí, kênh hình có chức năng vừa là phương tiện trực quan
vừa là nguồn tri thức Địa lí quan trọng đối với học sinh. Kênh hình được hiểu
không chỉ ở trong sách giáo khoa mà còn bao gồm các bản đồ, sơ đồ, mô hình,
tranh ảnh địa lí, các videoclip ...... liên quan đến bài học, hổ trợ cho quá trình dạy
học đạt hiệu quả cao. Vì vậy, sử dụng và khai thác kênh hình trong dạy Địa lí có
ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình hình thành kiến thức và kỹ năng Địa lý cho
học sinh.


Để góp phần giúp học sinh thuận lợi trong việc tiếp thu bài học, trong quá
trình trực tiếp giảng dạy môn Địa Lý lớp 7 tôi đã đưa ra sáng kiến kinh nghiệm:
Sử dụng và khai thác kênh hình trong sách giáo khoa và sách giáo viên lớp 7
môn Địa lí để dạy học phần “Thành phần nhân văn của môi trường”, Nhằm
mục đích giới thiệu vai trò kênh hình và cách hướng dẫn học sinh khai thác kiến
thức từ kênh hình trong sách giáo khoa lớp 7 nói chung và trong dạy học phần “
Thành phần nhân văn của môi trường” nói riêng.
II. Phạm vị và đối tượng nghiên cứu:
1. Phạm vi nghiên cứu:
Tại Trường Trung Học Cơ Sở Hùng Vương
2. Đối tượng nghiên cứu:
Là học sinh khối 7 Trường Trung Học Cơ Sở Hùng Vương
III. Mục đích nghiên cứu và cơ sở lý luận:
1. Mục đích nghiên cứu:
1


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Khai th¸c kªnh h×nh
M«n §Þa LÝ líp 7
- Hiểu được ý nghĩa của việc sử dụng và khai thác kênh hình trong dạy học
địa lí
- Thấy rõ mối quan hệ tượng hỗ giữa kênh chữ và kênh hình trong sách giáo
khoa
- Biết được các loại kênh hình để dạy học phần “ Thành phần nhân văn của
môi trường” trong sách giáo khoa Địa lí lớp 7
- Trình bày được nội dung và cách thức hướng dẫn học sinh khai thác kiến
thức, rèn luyện kĩ năng Địa lí qua từng kênh hình
- Tập trung được sự chú ý của học sinh.
- Giúp cho học sinh dể dàng tiếp thu kiến thức hơn

- Tăng độ tin cậy và khắc sâu kiến thức
- Tạo điều kiện cần thiết cho HS thực hành để hình thành và rèn luyện kĩ
năng.
2. Cơ sở lý luận:
Phương tiện dạy học là trợ thủ đặc lực giúp giáo viên thực hiện tốt nguyên
tắc thống nhất giữa tính cụ thể và trừu tượng trong quá trình dạy học, nguồn gốc
sâu xa mà nhận thức luận của chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định. Phương tiện
trực quan tạo khả năng cung cấp cho học sinh thông tin đầy đủ hơn và chính xác
hơn và đặc biệt là mang tính trực quan về hiện tượng cần nghiên cứu.
Việc sử dụng các phương tiện trực quan góp phần tích cực, trước tiên là làm
cho học sinh dễ tiếp thu trong quá trình nhận thức, sau đó là giáo dục thẩm mĩ
cho các em. Một hình vẽ đẹp, một mô hình cân đối, gam màu hợp lí ... đều tạo
nên những rung cảm đa dạng trong tâm hồn trẻ thơ. Phương tiện dạy học trực
quan giúp cho nhận thức cảm tính được nhanh chóng, đúng bản chất ở nhiều góc
cạnh khác nhau. Về mặt phát triển tư duy, các phương tiện dạy học hỗ trợ cho học
sinh trừu tượng hóa trước một vấn đề cần nghiên cứu. Thông qua các phương tiện
và nghệ thuật biểu diễn của giáo viên sẽ góp phần nâng cao hứng thú trong học
tập, tập trung mạnh mẽ chú ý vào bài học của học sinh.
Nội dung sách giáo khoa đã đảm bảo tỷ lệ hợp lí giữa lí thuyết và thực hành,
bám sát yêu cầu, tăng cường tính thực tiễn và kĩ năng thực hành, khắc phục được
khuynh hướng “hàn lâm hóa” việc học hành ở phổ thông.
Từ tâm lí học tập, chúng ta thấy rằng việc tiếp nhận các thông tin nhờ vào 5
giác quan của con người: nghe, nhìn, nếm, ngửi, sờ.
Theo cách dạy trước đây, chỉ có một giác quan duy nhất được huy động đó
là tai để nghe. Truyền thụ kiến thức theo hình thức cũ này chỉ thông qua lời nói,
còn các giác quan khác chưa được sử dụng cho việc tiếp thu các bài giảng. Phần
lớn tiềm năng tiếp thu học tập chưa được phát huy.
Người ta có thể thấy rằng, chỉ có nghe thôi thì chỉ lưu trữ được 20%, viết
chép tiếp thu 30%, song nếu kết hợp cả hai thì tác dụng tăng lên đáng kể. Trực
quan hóa trợ giúp cho thuyết trình làm tăng mức độ nhớ đến 50%.

Chỉ riêng điều đó thôi cũng nói lên được sự đòi hỏi phải áp dụng các phương
tiện nghe - nhìn vào dàn dựng bài giảng. Nhưng cũng còn phải nói tới những
điểm quan trọng khác; Ở đây, đứng đầu là hoạt cảnh. Giáo viên nói đến đâu, minh
họa bằng hình ảnh đến đó thì tất cả học sinh tham dự ai cũng hiểu một cách cụ
2


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Khai th¸c kªnh h×nh
M«n §Þa LÝ líp 7
thể và rõ ràng hơn. Trực quan hóa như vậy bắt buộc phải cụ thể hóa các nội dung
và hạn chế được hiểu sai, nói một đằng, hiểu một nẻo.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp thảo luận
- Phương pháp trao đổi nhóm
- Phương pháp khảo sát điều tra
V. Nội dung đề tài:
1. Thực trạng của việc khai thác kênh hình trong sách giáo khoa và sách giáo
viên của môn Địa lí lớp 7.
Dạy học theo phương pháp tích cực ở nước ta từ những năm 1960, dạy học
bằng phương pháp tích cực, chủ động đã được đề cập tới ở cấp độ các chỉ thị và
theo phong trào thi đua “ Dạy tốt, học tốt”. Nhiều khẩu hiệu quyết tâm đổi mới
phương pháp dạy học như :“Học đi đôi với hành” đã có những giáo viên vận
dụng dạy học theo phương pháp khai thác kênh hình, kênh chữ như; Quan sát
tranh ảnh, mô hình, biểu đồ, lược đồ ...) nhưng chủ yếu ở các tiết thao giảng, giờ
dạy của giáo viên thi dạy giỏi. Tuy nhiên, việc đánh giá mức độ hiệu quả và nhân
rộng ra thì rất hạn chế.
* Nguyên nhân:
- Do hiểu biết của học sinh còn hạn chế, kiến thức về khoa học tương đối

nhiều và rất trừu tượng, đồ dùng dạy học còn nhiều hạn chế. Nên việc vận dụng
phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy cho học sinh chưa được phổ biến,
đặc biệt là học sinh miền núi.
- Nhận thức của học sinh về môn Địa Lý chưa đúng đắn, chưa có lòng đam
mê và nhu cầu học hỏi nhiều.
- Quá trình giảng dạy của giáo viên chưa gây được hứng thú cho học sinh,
một số giáo viên chưa thực sự sáng tạo, chưa linh hoạt trong việc lựa chọn
phương pháp giảng dạy phù hợp với từng kiểu bài cụ thể, chưa chú trọng vào việc
đổi mới phương pháp giảng dạy.
2. Cách khai thác và sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa và sách giáo
viên để dạy học môn Địa lý lớp 7.
a. Nguyên tắc trong sử dụng và khai thác kênh hình:
* Nguyên tắc sử dụng đúng lúc:
- Sử dụng kênh hình vào lúc cần thiết, lúc học sinh mong muốn được quan sát,
trong trạng thái tâm lý thuận lợi nhất.
- Kênh hình xuất hiện đúng lúc nội dung và phương pháp dạy học cần nói đến.
- Tránh đưa ra một lúc nhiều kênh hình hoặc nhiều loại phương tiện trực quan.
* Nguyên tắc sử dụng đúng chổ:
- Tìm vị trí để giới thiệu kênh hình hoặc phương tiện trực quan trên lớp hợp lí
nhất, giúp học sinh có thể sử dụng nhiều giác quan nhất, tiếp xúc phương tiện
một cách đồng đều ở mọi vị trí trong lớp.
- Đảm bảo cho toàn lớp có thể quan sát kênh hình một cách rõ ràng.
- Đảm bảo không làm phân tán tư tưởng của học sinh khi tiến hành các hoạt
động học tập tiếp theo.
3


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Khai th¸c kªnh h×nh
M«n §Þa LÝ líp 7

* Nguyên tắc sử dụng cường độ:
- Nguyên tắc này chủ yếu đề cập nội dung và phương pháp dạy học sao cho
thích hợp, vừa với trình độ tiếp thu và lứa tuổi của học sinh.
- Mỗi loại kênh hình hoặc phương tiện dạy học có mức độ sử dụng tại lớp
khác nhau. Nếu kéo dài việc sử dụng một loại phương tiện hoặc lặp đi, lặp lại
nhiều lần trong một buổi học, hiệu quả của chúng sẽ giảm sút.
- Việc sử dụng nhiều hình thức, nhiều loại phương tiện khác nhau trong một
buổi học có ảnh hưởng lớn đến sự tiếp thu của học sinh, đến hiệu quả sử dụng
phương tiện dạy học. Theo nghiên cứu của các nhà sinh lý học, nếu một dạng
hoạt động được tiếp tục trên 15 phút thì khả năng làm việc sẽ giảm sút rất nhanh.
- Việc áp dụng thường xuyên các phương tiện nghe nhìn ở trên lớp dẫn đến sự
quá tải thông tin đối với học sinh do chưa có đủ thời gian để chuyển hóa lượng
thông tin đó. Sử dụng phương tiện nghe nhìn không quá 3 - 4 lần trong một tuần
và kéo dài không quá 20 - 25 phút trong một buổi dạy.
b. Yêu cầu của việc sử dụng kênh hình:
Khi sử dụng kênh hình trong dạy học, giáo viên cần chú ý đảm bảo các yêu
cầu sau:
- Kênh hình phải được sử dụng có hiệu quả cao, đáp ứng được yêu cầu về nội
dung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục.
- Tập trung vào việc sử dụng các kênh hình như một nguồn kiến thức, hạn chế
dùng chúng theo cách minh họa cho kiến thức.
- Để có thể sử dụng tốt các kênh hình, khi lên lớp giáo viên cần:
+ Có kế hoạch chuẩn bị trước các kênh hình. Nghiên cứu kĩ các kênh hình để
hiểu rõ nội dung, tác dụng của từng loại kênh hình, trỏnh tình trạng khi lên lớp
mới cùng học sinh tiếp xúc với kênh hình.
+ Khi soạn bài cũng như khi lên lớp, giáo viên cần phải xây dựng được hệ
thống câu hỏi, bài tập tương đối chính xác, rõ ràng để học sinh làm việc với các
loại kênh hình nhằm lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng địa lí
+ Giáo viên cần giúp học sinh nắm được trình tự các bước làm việc với từng
loại phương tiện, thiết bị dạy học để tìm kiến thức, rèn luyện kĩ năng, phát triển

tư duy.
3. Ý nghĩa của việc sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lí:
*Ý nghĩa của trực quan hóa trong dạy học Địa lí:
Trong quá trình dạy học Địa lí, việc sử dụng các phương tiện trực quan có
một ý nghĩa quan trọng, bởi vì học sinh có thể quan sát được một phần nhỏ các
đối tượng ở xung quanh, còn phần lớn các đối tượng khác thì không có điều kiện
quan sát trực tiếp. Đối với các hiện tượng như: sự hoạt động của núi lửa, băng hà,
hay những cảnh quan không có ở nước ta như: thảo nguyên ôn đới, hoang mạc,
đài nguyên ..... thì học sinh chỉ có thể hình dung ra được nhờ vào các phương tiện
trực quan
+ Mục đích của trực quan:
- Tập trung sự chú ý của học sinh
- Giúp học sinh định hướng tốt hơn
- Làm thông tin trở nên dễ tiếp thu hơn
4


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Khai th¸c kªnh h×nh
M«n §Þa LÝ líp 7
- Mở rộng và bổ sung những điều đã nói
- Sự sáng tạo cá nhân trong trực quan hóa không có giới hạn, do đó cần xem
xét và chú ý đến những điểm cơ bản thể hiện hỡnh ảnh.
+ Ưu điểm của trực quan:
- Nội dung được cấu trúc rõ ràng, ai cũng có thể thấy được
- Cấu trúc bắt buộc tập trung vào những thụng tin cốt lõi, hạn chế hiểu sai chủ
đề
- Học sinh chú ý vào bài giảng, tập trung vào các điểm thảo luận
- Nội dung học trừu tượng có thể tiếp thu dễ dàng hơn.
- Trong các buổi thảo luận, những ý kiến, giải pháp được viết ra giấy nên học

sinh đều thấy được các đóng góp, các ý tưởng, giải pháp của những người tham
dự nên dễ thống nhất hơn.
Trực quan hóa và việc sử dụng các phương tiện học tập tương ứng bắt buộc
phải chuẩn bị các đơn vị học trình và minh họa cho bài giảng một cách chu đáo
và nghiêm túc. Càng dành tâm huyết bao nhiêu cho vấn đề này thì chất lượng bài
giảng cũng như mức độ nhớ, hiểu bài của học sinh càng được nâng cao.
4. Các loại kênh hình và vai trò của chúng trong dạy học phần “Thành phần
nhân văn của môi trường”
a. Vai trò chung của kênh hình trong dạy học Địa lí lớp 7.
Sách giáo khoa là một tài liệu học tập tổng hợp và quan trọng nhất của môn
Địa lí. Trong sách đã thể hiện một hệ thống và khối lượng nhất định các kiến thức
địa lí của một chương trình giáo dục cụ thể. Sách giáo khoa được cả thầy và trò
sử dụng trong quá trình giảng dạy và học tập địa lí. Nó có ý nghĩa đặc biệt khi
hình thành kiến thức mới, khi cũng cố bài tập, cả khi rèn luyện các kỹ năng kỹ
xảo cho học sinh. Sách giáo khoa là một nguồn thông tin để học sinh khai thác
kiến thức.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học, giảm tính
trừu tượng của các kiến thức và tăng cường rèn luyện kĩ năng địa lí cho học sinh
trong quá trình học tập, số lượng kênh hình trong hệ thống sách giáo khoa Địa lí
Trung học cơ sở đã được tăng lên đáng kể.
Hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí Trung học cơ sở rất đa dạng
bao gồm; các bản đồ, lược đồ, biểu đồ, sơ đồ, tranh ảnh .... Mỗi bài thường có từ
3 đến 4 hình vừa có tác dụng trực quan hóa các nội dung mang tính trừu tượng,
vừa là nguồn cung cấp tri thức quan trọng, là cơ sở để hình thành và rèn luyện
các kĩ năng địa lí cho học sinh.
- Hổ trợ việc cung cấp kiến thức, giảm tính trừu tượng của kiến thức.
- Tạo điều kiện cần thiết cho học sinh thực hành để hình thành và rèn luyện
các kĩ năng.
- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập của học sinh.

- Giúp cho giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh học kiến thức mới, rèn
luyện kĩ năng.
- Hỗ trợ giáo viên trong việc nâng cao kiến thức, kĩ năng và thiết kế bài dạy.
b. Các loại kênh hình trong phần “ Thành phần nhân văn của môi trường”
5


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Khai th¸c kªnh h×nh
M«n §Þa LÝ líp 7
+ Các biểu đồ về dân số ( Hình 1.1; 1.2 ; 1.3 ; 1.4 ; 4.2 ; 4.3 , sách giáo khoa)
+ Lược đồ phân bố dân cư, đô thị trên thế giới (hình 2.1 ;3.3 ; 4.4, sách giáo
khoa)
+ Ảnh về chủng tộc và ảnh quang cảnh nông thôn, đô thị ( hình 2.2; 3.1; 3.2).
+ Các bảng số liệu về dân số
* Vai trò của các kênh hình cụ thể:
+ Các biểu đồ dân số cung cấp những kiến thức cụ thể về dân số như: Độ
tuổi, giới tính, tỉ lệ người lao động, sự tăng và giảm dân số ...
+ Các lược đồ về phân bố dân cư, đô thị cho biết những khu vực đông dân,
thưa dân; số lượng các siêu thị và sự phân bố của chúng trên thế giới.
+ Ảnh về các học sinh thuộc ba chủng tộc chính trên thế giới giúp học sinh
xác định được sự khác nhau về hình thái bên ngoài của ba chủng tộc Môngôlôit,
Nêgrôpêôit, Ơrôpêôit. ảnh về quần cư nông thôn và đô thị giúp học sinh quan sát
để nêu được sự khác nhau của hai loại quần cư này ( về nhà cửa, dân cư, đồng
ruộng, phố xá ...........)
+ Các bảng số liệu về tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên, dân số ở một số quốc gia,
ở các siêu thị ... giúp học sinh biết và so sánh được tỉ lệ gia tăng dân số ở từng
châu lục, từng giai đoạn. Học sinh còn có thể rút ra nhận xét về sự thay đổi của
10 siêu đô thị đông dân nhất ở các nước đang phát triển ở châu Á, Nam Mĩ.
c. Thiết kế hướng dẫn học sinh khái thác kiến thức từ rèn luyện kĩ năng qua

kênh hình trong học phần “ Thành phần nhân văn của môi trường”
Để tổ chức cho học sinh học tập, khai thác kiến thức và rèn luyện kĩ năng từ
kênh hình có hiệu quả, giáo viên cần lưu ý những điểm sau:
- Đọc kĩ nội dung bài học để biết được kênh hình bổ sung kiến thức cho phần
nào, nội dung nào của bài.
- Thiết kế các bài tập, câu hỏi yêu cầu học sinh dựa trên quan sát kênh hình để
trả lời.
- Dự kiến tình huống có thể nẩy sinh khi hướng dẫn học sinh khai thác kiến
thức.
- Cần yêu cầu học sinh trình bày kết quả quan sát, khai thác kiến thức dựa vào
lược đồ, bản đồ.
- Khi học sinh trình bày xong giáo viên yêu cầu học sinh nhóm khác, cả lớp
nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Đối với ngững nội dung khó, cơ bản giáo viên cần chốt lại kiến thức cho học
sinh hoặc đưa ra đáp án đúng của mình đã chuẩn bị sẵn và yêu cầu học sinh chữa
lại những nội dung đó.
5. Phương pháp tổ chức học sinh khai thác kênh hình trong sách giáo khoa
Địa lí.
* Khai thác kiến thức trên bản đồ:
Muốn khai thác kiến thức Địa lí trên bản đồ, học sinh phải có kiến thức và kĩ
năng về bant đồ. Kĩ năng xuất phát từ tri thức, nếu dạy cho học sinh kĩ năng hiểu,
đọc và vận dụng bản đồ, thì việc dạy các tri thức tối thiểu về bản đồ là cần thiết.
Tri thức bản đồ sẽ giúp học sinh giải mã các kí hiệu bản đồ và biết xác lập các
mối quan hệ giữa chúng. Tứ đó phát hiện ra các kiến thức Địa lí mới ẩn chứa trờn
6


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Khai th¸c kªnh h×nh
M«n §Þa LÝ líp 7

bản đồ. Tất nhiên, ở đây nếu chỉ có những tri thức bản đồ không là chưa đủ, mà
cần phải có cả những tri thức Địa lí.
Theo Ghêraximôp : Khi bản đồ là đối tượng học tập thì kiến thức, kĩ năng bản
đồ là mục đích, còn khi bản đồ là nguồn tri thức thì kién thức và kĩ năng bản đồ
trở thành phương tiện của việc khai thác tri thức Địa lí mới trên bản đồ.
Mối quan hệ này có thể biểu hiện 2 cách qua sơ đồ sau:
Học
sinh
Bản đồ
Đối tượng học tập

Phương pháp

Dạy của thầy

Kiến thức
bản đồ

Kĩ năng
bản đồ

Học
sinh
Bản đồ

GV hướng dẫn

Nguồn tri thức

HS vận dụng kĩ năng

khai thác bản đồ và kết hợp
với kiến thức địa lí đã có

Kiến thức
bản đồ

Kĩ năng
bản đồ

Học sinh đọc bản đồ (khai thác kiến thức địa lí trên bản đồ) cần phải tuân
theo các bước của kĩ năng đọc bản đồ đã đề cập đến bài trước.
Khi làm việc với bản đồ, lược đồ trong sách giáo khoa, học sinh cần đối
chiếu, kết hợp với bản đồ trong tập átlát và bản đồ giáo khoa treo tường để quan
sát, phân tích và rút ra nhận xét về các đối tượng, sự vật và hiện tượng địa lí sâu
sắc hơn.
* Khai thác kiến thức từ tranh ảnh Địa lí:
Tranh ảnh dùng dạy Địa lí có nhiều loại: tranh ảnh treo tường, tranh ảnh địa
lí trong sách giáo khoa, tranh ảnh trong Microsoft Encarta, tranh ảnh địa lí khổ
nhỏ cắt ra từ các họa báo, tạp chí ...
Nhiệm vụ chính của các loại tranh ảnh này là hình thành cho học sinh những
biểu tượng cụ thể về địa lí. Trong các loại kể trên có ý nghĩa quan trọng hơn cả là
các tranh ảnh treo tường in sẵn và các tranh ảnh địa lí trong sách giáo khoa, vì nội
7


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Khai th¸c kªnh h×nh
M«n §Þa LÝ líp 7
dung của chúng đều được lựa chọn cẩn thận, phù hợp nội dung các bài dạy trong
chương trình.

Trong các bài địa lí, tranh ảnh minh họa có thể được sử dụng trong nhiều
khâu giảng dạy khác nhau, nhưng nhiều hơn cả là khâu lĩnh hội kiến thức mới
của học sinh. Thông thường, giáo viên có thể cho học sinh quan sát, đặt một số
câu hỏi cho học sinh phân tích tranh ảnh, rồi sau đó mới dùng cách quy nạp trình
bày tài liệu, rút ra kết luận.
Trong quá trình sử dụng tranh ảnh, giáo viên hay dùng nhất là phương pháp
đàm thoại để hướng dẫn học sinh quan sát, tập trung chú ý những chi tiết quan
trọng. Học sinh trong khi lĩnh hội tri thức, phải vừa quan sát, vừa suy nghĩ, trả lời
những câu hỏi của giáo viên.
Trong quá trình dạy học, tranh ảnh cũng phải được sử dụng đúng chỗ, đúng
lúc thì mới phát huy hết tác dụng, không làm cho học sinh giảm hứng thú hoặc
phân tán tư tưởng.
Cùng với tranh ảnh giáo khoa về địa lí, người ta cũng còn sử dụng những
tranh ảnh nhỏ trong các tạp chí, họa báo. Những tranh ảnh đó được cắt ra, lựa
chọn, sắp xết lại theo các chủ đề khác nhau như: cảnh vịnh Hạ Long, Đà Lạt hoặc
các dạng địa hình trên thế giới.
Điều quan trọng và cần thiết là giáo viên phải biết vẽ. Trong thực tế, không
phải giáo viên nào cũng vẽ được những điều mình muốn vẽ (kể cả vẽ các lược
đồ). Khả năng này đòi hỏi người giáo viên phải có ý thức nghề nghiệp và nhất là
phải có một quá trình dày công luyện tập.
* Khai thác kiến thức từ các lược đồ:
Trong sách giáo khoa Địa lí cấp Trung học cơ sở hiện nay có nhiều loại biểu
đồ khác nhau như; hình cột (đứng, ngang, chồng), hình tròn, đường, miền ... Mỗi
loại biểu đồ đều có nhiều chức năng thể hiện đối tượng, nhưng do đặc tính riêng
của mình nên mỗi loại biểu đồ có khả năng tốt hơn cho việc thể hiện một đặc
điểm nào đó của đối tượng. Ví dụ, biểu đồ đường thể hiện rõ quá trình vận
động,phát triển của sự vật; biểu đồ hình tròn có ưu thế về thể hiện cơ cấu; biểu đồ
hình cột có nhiều lợi thế trong biểu hiện số lượng và tình hình phát triển của sự
vật, hiện tượng ...
6. Nội dung và cách thức hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức, rèn luyện

kĩ năng qua các kênh hình:
a. Một số kênh hình và vai trò của chúng trong từng bài học:
* Biểu đồ tháp tuổi dân số hình 1.1 ( ở bài 1 - Dân số)
- Nội dung biểu đồ tháp tuổi này thể hiện dân số về giới tính, độ tuổi
- Vai trò của tháp tuổi giúp học sinh có thể đọc, nhận dạng tháp tuổi và nêu ý
nghĩa của chúng trong một tháp tuổi bất kì.
+ Biết được dân số mộtt địa phương thường được biểu hiện cụ thể bằng một
tháp tuổi
+ Đọc tháp tuổi biết được số lượng người trong từng nhóm tuổi (trẻ, già, tuổi
lao động); tổng số nam, nữ ...
+ Hình dạng tháp tuổi cho biết dân số là trẻ, già ...
8


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Khai th¸c kªnh h×nh
M«n §Þa LÝ líp 7
+ Nhận xét và nêu được thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội ... ở mỗi loại biểu đồ tháp tuổi dân số của một địa phương, quốc gia ...
* Lược đồ phân bố dân cư thế giới 9 (hình 2.1).
+ Biểu đồ về số lượng dân cư ở các khu vực trên thế giới.
+ Vai trò: Học sinh quan sát lược đồ, qua những chấm biểu đồ số lượng, mật
độ dân cư ở một khu vực, biết được sự phân bố dân cư trên thế giới. Kết hợp với
quan sát bản đồ tự nhiên thế giới và kiến thức đã học có thể giải thích được sự
phân bố đó.
* Ảnh học sinh thuộc ba chủng tộc làm việc ở phòng thí nghiệm ( hình 2.2)
Vai trò: Giúp học sinh quan sát về hình thái bên ngoài ( mắt, mũi,tóc, màu
da ...) và thấy được sự khác nhau của con người thuộcc 3 chủng tộc.
b. Hướng dẫn cho học sinh khai thác kiến thức từ một số kênh hình cụ thể:
* Biểu đồ tháp tuổi dân số (hình 1.1) sách giáo khoa.

Có thể yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm để đọc, phân tích tháp tuổi theo
những gợi ý sau:
+ Trên mỗi tháp tuổi có bao nhiêu bé trai bao nhiêu bé gái từ 0-4 tuổi? ( A có
khoảng 5,4 triệu bé trai và 5,6 triệu bé gái. B có khoảng 4,4 triệu bé trai và 4,8
triệu bé gái)
+ Hình dạng hai tháp khác nhau như thế nào?(Tháp A có đáy mở rộng ,lên cao
và thu hẹp nhanh, đỉnh nhọn, là dạng tháp tuổi trẻ.Tháp B có đáy bớt mở rộng,
tốc độ thu hẹp trên cao chậm hơn, đỉnh bớt nhọn hơn, so với tháp tuổi A thì tháp
B "già" hơn).
+ Tháp tuổi có hình dạng như thế nào thì số người trong độ tuổi lao động cao
hơn?(Tháp tuổi già thì số người trong độ tuổi lao động cao hơn)
+ Dựa vào tháp tuổi, chúng ta có thể biết những gì ?( Số người trong độ tuổi
lao động, dưới độ tuổi lao động, ngoài độ tuổi lao động .Số nam, nữ ở các độ
tuổi,từ đó tính ra số lao động phụ, dự đoán lực lượng lao động trong tương
lai,tuổi thọ......)
+ Đánh giá được khái quát về những thuận lợi, khó khăn về mức sống, lao
động, học hành ... qua những đặc điểm dân số và liên hệ thực tế ở địa phương.
* Biểu đồ dân số thế giới từ đầu công nguyên và dự báo đến năm 2050
+ Quan sát hình 1.2 em hãy nhận xét về tình hình tăng dân số thế giới giai
đoạn trước thế kỉ XIX và từ đầu thế kỉ XIXđến cuối thế kỉ XX.
-Trước thế kỉ XIX dân số tăng chậm chạp do dịch bệnh đói kém ,chiến
tranh.Liên hệ tới Việt Nam.
- Dân số thế giới tăng vọt trong hai thế kỉ XIX và XX.
+ Dân số thế giới tăng từ 2 đến 3 tỉ người trong 33 năm.
+ Dân số thế giới tăng từ 3 đến 4 tỉ người trong 14 năm.
→Do đời sống được nâng cao, chăm sóc y tế tốt hơn, số trẻ em chết yểu giảm
trong lúc sinh vẫn nhiều , tử ít tuổi thọ tăng .... liên hệ tới Việt Nam.
+ Trong khoảng gần 200 năm từ 1804 đến 1999 dân số thế giới tăng 6 lần, từ 1
tỉ đến 6 tỉ người.)
* Biểu đồ gia tăng dân số tự nhiên ở các nước phát triển(hình 1.3) và biểu

đồ gia tăng dân số tự nhiên ở các nước đang phát triển(hình 1.4)
9


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Khai th¸c kªnh h×nh
M«n §Þa LÝ líp 7
Quan sát H1.3 và1.4 sgk em hãy:
? Nhận xét chung về tình hình tăng dân số ở hai nhóm nước phát triển và đang
phát triển? (Nhóm phát triển có hai giai đoạn dân số tăng nhanh và khoảng năm
1870 và 1950, còn nay sự gia tăng dân số lại giảm. Ngược lại, nhóm đang phát
triển lại có tỷ lệ gia tăng dân số cao kể từ năm 1950)
? Trong giai đoạn từ 1950 đến năm 2000 nhóm nước nào có tỉ lệ gia tăng dân
số cao hơn, vì sao? (Nhóm nước đang phát triển có tỷ lệ gia tăng dân số cao hơn.
Ta thấy tỷ lệ sinh ở các nước đag phát triển ổn định cao trong suốt thời kỳ 1800 1950, trong giai đoạn này tỷ lệ tử vong cũng rất cao nên dân số tăng ít. Sau 1950
tỷ lệ sinh đã giảm nhưng vẫn còn cao trong khi tỷ lệ tử lại giảm nhanh hơn nhiều
nên dân số tăng cao. Sự tăng dân số ở các nước phát triển góp phần quan trọng
tạo ra sự bùng nổ dân só thế giơí)
Thảo luận nhóm (5phút)
B1 Gv giao nhiệm vụ
+ Quan sát lược đồ hình 2.1 nêu nhận xét chung về sự phân bố dân cư thế
giới ?
+ Cho biết những khu vực nào đông dân cư nhất thế giới ?
+ Đối chiếu bản đồ tự nhiên, bản đồ kinh tế thế giới và hình 2.1 sgk hãy cho
biết những khu vực có mật độ dân số cao nhất, thấp nhất ?
+ Nơi có mật độ dân số thấp ?
+ Kết hợp quan sát bản đồ tự nhiên thế giới hoặc quả Địa Cầu và kiến thức đã
học giải thích sự phân bố đó ?
B2 Đại diện 1-2 nhóm trình bày các nhóm khác lắng nghe theo dỏi bổ sung.
B3 GV chuẩn xác kiến thức

- Phân bố dân cư không đồng đều
- Dân cư tập trung đông ở Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á,Tây- Trung Âu, và
Nam Âu, Tây Nam Á, Tây Phi, Đông Bắc Hoa Kì, Đông Nam Braxin......
- Những khu vực có mật độ dân số cao nhất là những nơi có điều kiên sống ,
đi lại thuận tiện như vùng đồng bằng,các vùng có khí hậu ấm áp, mưa nắng thuận
hoà hoặc các đô thị thuận lợi buôn bán, các khu công nghiệp......
- Nơi có mật độ dân số thấp là những vùng có núi non hiểm trở,vùng sâu đi lại
khó khăn hoặc những vùng có khí hậu khắc nghiệt như vùng cực hay hoang
mạc.......
* Ảnh học sinh ba chủng tộc chính trên thế giới làm việc ở phòng thí nghiệm
(hình: 2.2)
Quan sát hình 2.2 kết hợp vốn hiểu biết hãy cho biết dân cư trên thế giới chia
làm mấy chủng tộc ? đó là những chủng tộc nào?
Thảo luận nhóm (4phút)
Hãy điền những kiến thức thích hợp vào các cột sau:
Tên chủng tộc
Môn-gô-lô-it
(da vàng)

Đặc điểm ngoại hình

Nơi phân bố

10


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Khai th¸c kªnh h×nh
M«n §Þa LÝ líp 7
Nê-grô-ít

( da đen)
Ơ-rô-pê-ô-it
(da trắng)
B2 Đại diện 1-2 nhóm trình bày các nhóm khác lắng nghe theo dỏi bổ sung.
B3 GV chuẩn xác kiến thức
Tên chủng tộc
Môn-gô-lô-it
(da vàng)
Nê-grô-ít
Ơ-rô-pê-ô-it
(da trắng)

Đặc điểm ngoại hình

Nơi
phân bố
Da vàng,tóc đen thẳng, mắt đen, môi vừa Châu Á……..
phải, mủi thấp hẹp.........
Da đen tóc xoăn và ngắn, mắt đen và to, Châu Phi, Tây
mũi thấp và rộng......
Á......
Da trắng,tóc đen đến vàng hạt dẻ, mắt to có Châu Âu, Bắc
màu đen hoặc nâu, môi mỏng.....
Mỹ ..............

* Quang cảnh nông thôn (hình3.1) quang cảnh đô thị (hình3.2)
? Quan sát hình 3.1 và hình 3.2 và sự hiểu biết của mình hãy so sánh đặc điểm
của hai kiểu quần cư này theo bảng sau?
Nội dung so sánh
Mật độ dân số nhà cửa

Tên của các đơn vị quần

Nghề nghiệp chủ yếu
Lối sống
Dõn số

Quần cư nông thôn
Thấp hơn
Làng, bản ,thôn, xã.

Quần cư đô thị
Cao hơn
Phố phường

Nông, lâm, ngư.
Dựa vào các mối quan
hệ làng xóm, dòng họ
các tập tục.
Giảm đi

Công nghiêp và dịch vụ
Theo cộng đồng có tổ
chức theo pháp luật các
qui định chung.
Tăng lên

* Phân tích lược đồ các siêu thị trên thế giới có từ 8 triệu dân trở lên năm
2000 (Hình 3.3)
Giáo viên có thể yêu cầu học sinh quan sát lược đồ và trao đổi theo cặp những
nội dung sau:

+ Cho biết tên của các siêu thị đô thị có từ 8 triêu dân trở lên ở từng châu lục
( Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mĩ) ?( HS kể tên)
+ Tổng số siêu thị đô thị có 8 triệu dân trở lên là bao nhiêu ?( 23)
+ Châu lục nào có nhiều siêu đô thị nhất? (Châu Á)
+ Kết hợp đọc kênh chữ trong mục 2 sách giáo khoa ( trang .11) nêu nhận xét
về sự thay đổi của các siêu thị đô thị trên thế giới (số lượng, mức độ tập
trung ..) ?
+ Hậu quả của sự phát triển tự phát các siêu thị đô thị và các đô thị mới ?
11


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Khai th¸c kªnh h×nh
M«n §Þa LÝ líp 7
- Giáo viên yêu cầu đại diện một số học sinh lên trình bày kết quả dựa vào bản
đồ Dân cư và đô thị thế giới và lược đồ hình 3.3 sách giáo khoa.
- Yêu cầu học sinh trong lớp bổ sung, góp ý kiến.
- Giáo viên chuẩn xác lại kiến thức bằng bản đồ dân cư và đô thị trên thế giới:
số siêu đô thị trên thé giới ngày càng nhiều, số dân trong các siêu đô thị ngày
càng đông. Số siêu đô thị tập trung nhiều ở châu Á. Thật là một nghịch lí khi các
nước phát triển có ít siêu đô thị .Còn các nước đang phát triển lại nhiều siêu đô
thị. Sự tăng nhanh, phát triển của các siêu đô thị và các đô thị mới cũng gây ra
những hậu quả.
+ Ở nông thôn sản xuất đình đốn do lao động trẻ rời bỏ nông thôn chuyển
vào thành thị kiếm việc làm.
+ Ở thành thị thiếu việc làm gia tăng dân nghèo thành thị. Thiếu nhà ở mất
mĩ quan thành thị bởi các khu nhà ổ chuột xuất hiện . Gây tình trạng quá tải với
các cơ sở hạ tầng hiện có, đặc biệt làm giao thông đô thị hay bị ách tắc trong
những giờ cao điểm. Môi trường bị ô nhiễm do dân số quá đông và xử lý chất
thải không đáp ứng yêu cầu ...

*Quan sát lược đồ mật độ dân số( hình 4.2,4.3)
Thảo luận nhóm:( 5 phút)
B1: Quan sát hình 4.2 và hình 4.3 nhận xét
- Hình dạng tháp tuổi có thay đổi gì ?
- Nhóm tuổi nào tăng về tỷ lệ, nhóm tuổi nào giảm về tỷ lệ ?
B2: Đại diện 1 - 2 nhóm trả lời, các nhóm khác theo dõi và bổ sung
B3: Giáo viên chuẩn xác kiến thức:
a. Hình dạng tháp tuổi 4.3 so với 4.2:
+ Phần chân tháp (màu xanh lá cây) thu hẹp hơn.
+ Phần giữa tháp (màu xanh nước biển) phình to hơn
b. Hình dáng tháp tuổi cho thấy:
+ Nhóm tuổi lao động của thành phố Hồ Chí Minh năm 1999 tăng về tỷ lệ so
với năm 1989.
+ Nhóm tuổi trẻ em của thành phố Hồ Chí Minh năm 1999 giảm về tỉ lệ so với
năm 1989.
 Dân số thành phố Hồ Chí Minh năm 1999 "già" hơn so với năm 1989.
* Lược đồ phân bố dân cư Châu Á (hình 4.4).
- Quan sát hình vẽ 4.4 hãy tìm lược đồ phân bố dân cư Châu Á những khu
vực tập trung đông dân. Các đô thị lớn ở châu Á thường phân bố ở đâu ?
- Đọc tên lược đồ (lược đồ phân bố dân cư châu Á) ?
- Đọc các kí hiệu trong bản chú giải để hiểu ý nghĩa về giá trị của các chấm
trên lược đồ ?
- Tìm trên lược đồ những nơi tập trung các chấm nhỏ (500.000 người) dày
đặc. Đó là những nơi có mật độ dân số cao nhất ? Căn cứ vào vị trí của các nơi đó
ở châu Á, học sinh xác định được đó là Nam Á, Đông Nam Á hay Đông Á...
- Tìm trên lược đồ những nơi có chấm tròn (các siêu đô thị). Giúp học sinh xác
định các siêu đô thị đó đều ở dọc ven biển hay dọc các con sông lớn.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu rồi rút ra nhận xét: Mỗi chủng tộc chỉ khác
12



S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Khai th¸c kªnh h×nh
M«n §Þa LÝ líp 7
nhau về hình thái bên ngoài. Các chủng tộc trên thế giới đều bình đẳng, có khả
năng như nhau trong việc chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội ........
- Quan sát hình vẽ 4.4 hãy tìm lược đồ phân bố dân cư Châu Á những khu
vực tập trung đông dân. Các đô thị lớn ở châu Á thường phân bố ở đâu ?
- Đọc tên lược đồ (lược đồ phân bố dân cư châu Á) ?
- Đọc các kí hiệu trong bản chú giải để hiểu ý nghĩa và giá trị của các chấm
trên lược đồ ?
- Tìm trên lược đồ những nơi tạp trung các chấm nhỏ (500.000 người) dày
đặc. Đó là những nơi có mật độ dân số cao nhất ? Căn cứ vào vị trí của các nơi đó
ở châu Á, học sinh xác định được đó là Nam Á, Đông Nam Á hay Đông Á ...
- Tìm trên lược đồ những nơi có chấm tròn (các siêu đô thị). Giúp học sinh xác
định các siêu đô thị đó đều ở dọc ven biển hay dọc các con sông lớn.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu rồi rút ra nhận xét: Mỗi chủng tộc chỉ khác
nhau về hình thái bên ngoài. Các chủng tộc trên thế giới đều bình đẳng, có khả
năng như nhau trong việc chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội .......
7. Kết quả của việc thực hiện đề tài.
Thiết bị dạy học có vai trò quan trọng trong việc dạy học Địa Lý. Để giúp học
sinh học tập có hiệu quả, học sinh được hoạt động, được làm việc, trong quá trình
dạy học giáo viên cần hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ các thiệt bị dạy
học và làm việc với các thiệt bị dạy học theo những yêu cầu và nguyên tắc trên,
đồng thời phải trang bị cho học sinh các kỹ năng làm việc với các thiệt bị dạy học
địa lý.
Trong năm học 2014 – 2015 và năm học 2015 – 2016 tôi nhận thấy; Nhìn
chung khi sử dụng kênh hình, kênh chữ trong sách giáo khoa lớp 7 môn Địa lí để
dạy học phần “Thành phần nhân văn của môi trường” đạt kết qủa tốt. Có 100%
học sinh đều có thể đọc hiểu và sử dụng tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ, lược đồ.

* Kết quả quá trình kiểm tra phần " thành phần nhân văn của môi trường"
năm học 2014 - 2015
- Lớp 7A1: Tổng số học sinh là 28 trong đó:
+ 12 học sinh đạt kết quả tốt
+ 8 học sinh đạt kết quả khá
+ 8 học sinh đạt kết quả trung bình
- Lớp 7A 2: Tổng số học sinh là 25 trong đó:
+ 12 học sinh đạt kết quả tốt
+ 8 học sinh đạt kết quả khá
+ 5 học sinh đạt kết quả trung bình
* Kết quả đầu năm học 2015 - 2016( khi dạy phần thành nhân văn và môi
trường)
- Lớp 7A1: Tổng số học sinh là 25 trong đó:
+ 14 học sinh đạt kết quả tốt
+ 6 học sinh đạt kết quả khá
+ 5 học sinh đạt kết quả trung bình
- Lớp 7A 2: Tổng số học sinh là 25 trong đó:
+ 10 học sinh đạt kết quả tốt
13


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Khai th¸c kªnh h×nh
M«n §Þa LÝ líp 7
+ 13 học sinh đạt kết quả khá
+ 2 học sinh đạt kết quả trung bình
VI. Phần kết luận
Hiệu quả của việc dạy học Địa lý phụ thuộc rất nhiều vào kĩ năng của học
sinh biết cách làm việc với các phương tiện dạy học Địa lí nói chung, kênh hình
(bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh ...) và hiểu biết kiến thức chứa đựng trong đó đến mức

nào. Vì vậy, tổ chức cho học sinh khai thác các tri thức địa lí qua kênh hình là rất
cần thiết, trên cơ sở đó phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, nâng cao
chất lượng học tập của học sinh
Để có thể sử dụng kênh hình một cách có hiệu quả cao, giáo viên cần nắm
được các nguyên tắc, yêu cầu trong việc sử dụng kênh hình, biết cách hướng dẫn
học sinh khai thác kênh hình theo hướng đề cao chủ thể nhận thức của học sinh.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi đã rút ra trong khi trực tiếp giảng
dạy, rất mong các đồng chí, đồng nghiệp đóng góp thêm để khi thực hiện đạt kết
quả tốt hơn.

Đánh giá của hội đồng khoa học trường
Kết quả điểm:
Xếp loại:

Lộc ngãi, ngày 13 tháng 12 năm 2015
Người viết

Nguyễn Đức Toản

14



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×