Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố hà nội trong điều kiện biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 83 trang )

Trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp tôi được:
Các Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư phát triển thuỷ lợi trên địa
bàn thành phố Hà Nội đã cho phép tiếp cận, tìm hiểu và nghiên cứu các số
liệu hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Chi cục Thuỷ lợi Hà Nội, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành kế hoạch đúng tiến độ và chất lượng
yêu cầu.
Bên cạnh đó có sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của gia đình, của thầy cô
và các bạn học viên thuộc chuyên ngành Kinh tế - Tài nguyên thiên nhiên
và Môi trường - trường Đại học Thuỷ lợi. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận
tình của PGS.TSKH. Nguyễn Trung Dũng.
Cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành trước những sự giúp đỡ quý
báu trên!
Hà Nội, tháng 12/2010


Trường Đại học Thuỷ lợi

2

Luận văn Thạc sĩ

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 6
Tính cấp thiết ..................................................................................................................... 6
Mục tiêu của đề tài ............................................................................................................ 7
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 7
Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 8
Thu thập số liệu và thông tin ......................................................................................... 8
Phân tích và đề xuất giải pháp....................................................................................... 9
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................................................... 11


1.1. Thuỷ lợi trong điều kiện biến đổi khí hậu ................................................................ 11
1.1.1. Tình hình biến đổi khí hậu, các kịch bản có thể xảy ra ..................................... 11
1.1.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến thuỷ lợi ................................................... 14
1.1.3. Ảnh hưởng của thuỷ lợi đến biến đổi khí hậu ................................................... 15
1.2. Công tác quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi .................................................... 16
1.2.1. Một số khái niệm............................................................................................... 16
1.2.2. Đặc điểm của công tác quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi ...................... 17
CHƯƠNG 2. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ......................................................................... 19
2.1. Nội dung quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi ................................................... 19
2.1.1. Quản lý nhà nước .............................................................................................. 19
2.1.2. Quản lý khai thác phục vụ sản xuất .................................................................. 20
2.2. Bộ máy quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi...................................................... 24
2.2.1. Nguyên tắc chung.............................................................................................. 24
2.2.2. Mô hình và cơ cấu bộ máy quản lý khai thác công trình thuỷ lợi ..................... 25
2.3. Một số kinh nghiệm về quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi ............................. 28
2.3.1. Quản lý và khai thác dự án tưới Colombia, miền nam nước Mỹ ...................... 28
2.3.2. Quản lý và khai thác tưới ở Trung Quốc........................................................... 29
2.3.3. Nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................................... 31
2.4. Xu hướng quản lý, khai thai thác công trình thuỷ lợi trong điều kiện biến đổi khí
hậu. .................................................................................................................................. 33
2.4.1. Phân cấp cho cơ sở ............................................................................................ 33

Học viên: Mai An Đông

Lớp CH16KT


Trường Đại học Thuỷ lợi

3


Luận văn Thạc sĩ

2.4.2. Huy động dân tham gia ở các khâu ................................................................... 33
2.4.3. Thành lập các Hội dùng nước thay các Hợp tác xã dịch vụ thuỷ nông............. 34
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG .......................................................................... 35
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................................... 35
3.2. Hiện trạng hệ thống công trình thuỷ lợi ................................................................... 38
3.2.1. Hiện trạng công trình tưới ................................................................................. 38
3.2.2. Hiện trạng công trình tiêu ................................................................................. 41
3.3. Mô hình quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi tại Hà Nội ................................... 44
3.3.1. Bộ máy nhà nước về công tác thuỷ lợi .............................................................. 45
3.3.2. Các đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành công trình thuỷ lợi ............................... 46
3.4. Đánh giá về công tác quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi hiện nay hiện nay ở Hà
Nội ................................................................................................................................... 52
3.4.1. Kết quả đạt được ............................................................................................... 52
3.4.2. Những tồn tại chính ........................................................................................... 53
CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ................................................................................. 60
4.1. Quan điểm và yêu cầu đối với công tác tổ chức, quản lý công trình thuỷ lợi trên địa
bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu .................................................. 60
4.1.1. Quan điểm ......................................................................................................... 60
4.1.2. Yêu cầu.............................................................................................................. 60
4.2. Giải pháp chung ........................................................................................................ 61
4.2.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách ............................................................................ 61
4.2.2. Cải tạo, nâng cấp hệ thống công trình thuỷ lợi ................................................. 63
4.2.3. Hoàn thiện bộ máy quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi ............................ 64
4.3. Một số đề xuất cụ thể................................................................................................ 64
4.3.1. Phân cấp công trình thuỷ lợi ............................................................................. 64
4.3.2. Thành lập và phát triển Hội dùng nước............................................................. 71
4.3.3. Hoàn thiện chính sách thuỷ lợi đối với các công trình thuỷ lợi và hệ thống kênh

nội đồng....................................................................................................................... 74
4.3.4. Về vấn đề thuỷ lợi phí ....................................................................................... 76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 82

Học viên: Mai An Đông

Lớp CH16KT


Trường Đại học Thuỷ lợi

4

Luận văn Thạc sĩ

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tổng hợp hậu quả của trận mưa bất thường cuối tháng 10/2008 đối với công
trình thuỷ lợi trên địa bàn Hà Nội ........................................................................................ 15
Bảng 1.2. Đặc trưng mực nước sông Hồng tại Hà Nội thấp nhất qua các thời kỳ từ năm
1956 đến năm 2010 .............................................................................................................. 15
Bảng 2.1. Chi phí thường xuyên tính theo chi phí tưới tiêu ................................................ 21
Bảng 2.2. Chi phí thường xuyên tính theo giá trị tài sản cố định ........................................ 22
Bảng 3.1. Cơ cấu ngành tính theo GDP ............................................................................... 36
Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng GDP ..................................................................................... 37
Bảng 3.3. Tổng hợp diện tích tưới tiêu của công trình thuỷ lợi ........................................... 43
Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu sản xuất chính năm 2009 của các Công ty Đầu tư phát triển thuỷ
lợi trên địa bàn Hà Nội......................................................................................................... 46
Bảng 3.5. Kết quả sản xuất năm 2009 của một số Tổ hợp tác dùng nước ........................... 50
Bảng 3.6. Sự tham gia của người dân trong thiết kế, thi công và nghiệm thu công trình thuỷ

lợi ......................................................................................................................................... 56
Bảng 3.7. Ý kiến của người dân về chất lượng quản lý công trình ..................................... 57
Bảng 4.1. So sánh đặc trưng cơ bản của Hội dùng nước và Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ
hiện nay ................................................................................................................................ 72
Bảng 4.2. Tình hình thu nộp thuỷ lợi phí trong thời gian trước đây .................................... 77
Bảng 4.3. Ý kiến của người dân về mức thu thuỷ lợi phí .................................................... 78

Học viên: Mai An Đông

Lớp CH16KT


Trường Đại học Thuỷ lợi

5

Luận văn Thạc sĩ

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Một số hình ảnh về úng ngập tại Hà Nội năm 2008 ............................................ 14
Hình 1.2. Một số hình ảnh về hạn hán trong vụ xuân 2010 ................................................. 14
Hình 2.1. Cơ cấu Vụ Cải tạo đất, Hội Quản lý tưới............................................................. 28
Hình 3.1. So sách giữa các nguồn thu .................................................................................. 48
Hình 3.2. So sách tỷ trọng giữa chi phí sửa chữa thường xuyên và tổng các khoản chi phí
khác ...................................................................................................................................... 49
Hình 3.3. So sánh thu – chi đối với hoạt động tưới tiêu ...................................................... 51
Hình 3.4. Mô hình quản lý khai thác công trình thuỷ lợi tại địa bàn Hà Nội ...................... 52
Hình 3.4. Biểu đồ sự tham gia của người dân trong thiết kế, thi công và nghiệm thu công
trình thuỷ lợi ........................................................................................................................ 56
Hình 3.5. Tỷ lệ các ý kiến của người dân về chất lượng quản lý công trình ....................... 57

Hình 4.1. Đề xuất về sự tham gia của người dân trong quản lý, khai thác khi phân cấp công
trình thuỷ lợi ........................................................................................................................ 71
Hình 4.2. Tình hình thu nộp thuỷ lợi phí trong thời gian trước đây .................................... 78
Hình 4.3. Tỷ lệ các ý kiến của người dân về mức thu thuỷ lợi phí ...................................... 79

Học viên: Mai An Đông

Lớp CH16KT


Trường Đại học Thuỷ lợi

6

Luận văn Thạc sĩ

MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết
Các hiểm họa khí hậu và thiên tai đang ngày càng tăng về tần suất và mức
độ nghiêm trọng trên toàn thế giới. Những thiên tai như lũ lụt, hạn hán, gia
tăng mực nước biển và các hiện tượng cực đoan khác luôn gây khó khăn cho
đời sống, có tác động trầm trọng hơn đến bộ phận dân cư. Thiệt hại thường
xảy ra trên diện rộng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, giao thông, công
nghiệp, du lịch và do vậy ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Ngoài ra còn là
những chi phí xã hội về dịch bệnh, mất chỗ ở và thất nghiệp.
Hà Nội không tránh khỏi tác động của các hiểm họa thiên tai này, đặc biệt
là hạn hán, lũ lụt. Có thể nhận thấy khả năng dễ bị tổn thương của Hà Nội
trước úng lụt qua đợt mưa to bất thường vào cuối tháng 10, đầu tháng 11 năm
2008. Mực nước của các hồ chứa vượt quá mức lũ thiết kế, mưa lớn đã gây
ngập úng trên diện rộng và làm thiệt hại 54.356 ha hoa màu vụ đông, 9.407 ha

đất nuôi trồng thủy sản và 2.718 ha lúa mùa muộn. Gần 100.000 hộ dân bị
ảnh hưởng trực tiếp của ngập úng, đồng thời toàn bộ cư dân thành phố bị tác
động gián tiếp qua việc đình trệ giao thông. Ngoài ra, từ năm 2004 đến nay
mực nước sông Hồng vào vụ xuân thường xuyên duy trì thấp, chỉ có vài đợt
xả từ hồ Hoà Bình có thể duy trì mực nước trên +2,0 m tại Hà Nội, còn lại
đều thấp hơn và có những thời điểm chỉ còn thấp dưới +1,0 m (ngày
27/2/2010, mực nước sông Hồng tại Hà Nội đã xuống thấp đến mức lịch sử là
+0,1 m).
Công trình thủy lợi là công trình thuộc kết cấu hạ tầng nhằm phòng chống
thiên tai, khai thác mặt lợi của nước; phòng, chống tác hại do nước gây ra,
bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái. Tuy nhiên, các công trình thủy lợi
Học viên: Mai An Đông

Lớp CH16KT


Trường Đại học Thuỷ lợi

7

Luận văn Thạc sĩ

trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng không tránh khỏi tác động của biến đổi
khí hậu. Trong trận mưa bất thường nêu trên, máy bơm của 112 trạm bơm
(tương đương 9,6% tổng số trạm bơm thuộc thành phố Hà Nội) phải di dời,
55 trạm bơm phải sửa chữa, 32 km kênh tưới tiêu bị sạt lở hoặc bồi lấp, hơn
200 hạng mục công trình thủy công bị hư hỏng. Một trong những nguyên
nhân đó là do công tác quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi chưa tốt, chưa
mang lại hiệu quả cao.
Để hệ thống công trình thuỷ lợi phục vụ tốt phát triển nông nghiệp và dân

sinh xã hội chúng ta cần “Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác
hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện
biến đổi khí hậu”. Từ đó chúng ta có những biện pháp kỹ thuật, đồng thời
giải quyết những khía cạnh kinh tế - xã hội và môi trường với sự tham gia tích
cực, trực tiếp của cơ quan liên quan.
Mục tiêu của đề tài
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận trong công tác quản lý và khai thác
công trình thuỷ lợi.
- Đánh giá thực trạng quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi trên địa bàn
thành phố Hà Nội.
- Đề xuất một số định hướng, chính sách nhằm hoàn thiện công tác quản lý
và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trong điều kiện biến đổi khí hậu.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hệ thống công trình thuỷ lợi trên địa bàn thành
phố Hà Nội (công trình thuỷ lợi trong bản luận văn này chỉ mang nghĩa là
các công trình thuỷ nông).

Học viên: Mai An Đông

Lớp CH16KT


Trường Đại học Thuỷ lợi

8

Luận văn Thạc sĩ

Phạm vi nghiên cứu về:
- Nội dung: Công tác quản lý và khai thác hệ thống công trình thuỷ lợi.

- Không gian: Trên địa bàn thành phố Hà Nội (tập trung tại khu vực ngoại
thành, thuộc vùng phục vụ của 5 công ty TNHH một thành viên Đầu tư
phát triển thuỷ lợi: Sông Nhuệ, Sông Đáy, Sông Tích, Mê Linh, Hà Nội).
Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Thu thập số liệu và thông tin
Trên cơ sở các tài liệu: báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh; dự
toán thu chi của các công ty Thủy lợi; các Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội,
Quy hoạch Thuỷ lợi và phỏng vấn trực tiếp một số người dân tại các xã Đại
Áng (Thanh Trì), thị trấn Trâu Quỳ, xã Thuỵ Lâm (Gia Lâm), phường
Thượng Thanh (Long Biên), thu thập các số liệu và thông tin ở các cấp như:
Cấp Thành phố:
- Diện tích đất nông nghiệp
- Diện tích tưới
- Diện tích tiêu
Cấp Quận, huyện:
- Tình hình đất đai và sử dụng
- Tình hình khai thác và sử dụng nguồn nước tưới
- Tình hình tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp
- Tình hình quản lý hệ thống công trình thuỷ lợi của huyện
- Tình hình huy động sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý
và sử dụng các công trình thuỷ lợi
Học viên: Mai An Đông

Lớp CH16KT


Trường Đại học Thuỷ lợi

9


Luận văn Thạc sĩ

Cấp công ty:
- Công trình thuỷ lợi: trạm bơm tưới, trạm bơm tiêu, trạm bơm kết hợp
tưới tiêu kết hợp, hồ chứa nước
- Diện tích tưới
- Diện tích tiêu
- Kinh phí thuỷ lợi phí được cấp bù hàng năm
- Kinh phí trả lương cho cán bộ, công nhân viên
- Kinh phí đầu tư để sửa chữa hàng năm
- Kinh phí nhà nước hỗ trợ hàng năm
Cấp cộng đồng:
- Những thông tin liên quan đến sự tham gia của cộng đồng trong thiết
kế, xây dựng, quản lý sử dụng công trình thuỷ lợi
- Tình hình tham gia xác định nhu cầu, khảo sát thiết kế công trình
- Tình hình tham gia thi công , giám sát thi công
- Tình hình tham gia quản lý vận hành công trình
Phân tích và đề xuất giải pháp
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả: mô tả những đặc tính cơ bản
của hiệu quả quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi trong điều kiện biến đổi
khí hậu.
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê so sánh: so sánh tìm ra mối quan hệ
giữa các sự vật hiện tượng để tính toán các chỉ tiêu tương đối, tuyệt đối và so
sánh để thấy sự khác biệt các chỉ tiêu theo thời gian hoặc là không gian, từ đó
đánh giá mức độ thành công của đề xuất dự kiến.
Học viên: Mai An Đông

Lớp CH16KT



Trường Đại học Thuỷ lợi

10

Luận văn Thạc sĩ

Trên cơ sở tổng hợp các tài liệu của các tác giả đã nghiên cứu những vấn đề
liên quan đến đề tài, rút ra những vấn đề chung có thể đề xuất cho địa bàn
nghiên cứu.
Phương pháp phân tích của đề tài là chỉ rõ các hạn chế trong trong công tác
quản lý và khai thác hệ thống công trình thuỷ lợi trên địa bàn thành phố Hà
Nội hiện nay; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức, quản lý hệ
thống công trình.

Học viên: Mai An Đông

Lớp CH16KT


Trường Đại học Thuỷ lợi

11

Luận văn Thạc sĩ

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Thuỷ lợi trong điều kiện biến đổi khí hậu
1.1.1. Tình hình biến đổi khí hậu, các kịch bản có thể xảy ra
Biến đổi khí hậu là “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu”, là
những biến đổi về môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng

có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ
sinh thái tự nhiên hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc
đến sức khỏe và phúc lợi con người (Theo công ước chung của Liên hợp quốc
về biến đổi khí hậu).
Các biểu hiện của biến đổi khí hậu:
- Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung;
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường
sống của con người và các sinh vật trên trái đất.
- Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các
vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.
- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng
khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh
vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người.
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu
trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác.
- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành
phần của thủy quyển, sinh quyển và địa quyển.
Biến đổi khí hậu đang ngày càng tăng về tần suất và mức độ nghiêm trọng

Học viên: Mai An Đông

Lớp CH16KT


Trường Đại học Thuỷ lợi

12

Luận văn Thạc sĩ


trên toàn thế giới. Những thiên tai như lũ lụt, hạn hán, gia tăng mực nước biển
và các hiện tượng cực đoan khác luôn gây khó khăn cho đời sống, có tác động
trầm trọng hơn đến bộ phận dân cư. Thiệt hại thường xảy ra trên diện rộng,
ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, giao thông, công nghiệp, du lịch và do
vậy ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, ngoài ra còn là những chi phí xã hội
về dịch bệnh, mất chỗ ở và thất nghiệp:
- Giao thông cũng bị ảnh hưởng đáng kể: lũ lụt và ngập úng có thể gây ra
tình trạng tắc nghẽn giao thông, phá hỏng đường xá, vỉa hè, cầu cống…
Các phương tiện giao thông cũng có thể bị hư hỏng nếu xảy ra lũ lụt.
- Ngành năng lượng cũng có thể bị ảnh hưởng: một số trạm biến áp có
thể bị ngập phải ngừng hoạt động khi xảy ra ngập úng. Khi có hạn hán
nghiêm trọng, một số nhà máy thuỷ điện chỉ có thể vận hành với công
suất tối thiểu làm thiếu điện cho sản xuất cũng như sinh hoạt.
- Các trường học, bệnh viện và cơ sở dịnh vụ công cộng cũng dễ bị ảnh
hưởng của các hiện tượng thời tiết cực đoan. Quy chuẩn xây dựng cũng
cần được sửa đổi để thích ứng với mưa to, gió bão, động đất…
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm chịu ảnh hưởng
của nhiều thiên tai do thời tiết hơn như các cơn bão nhiệt đới, hạn hán, lũ lụt.
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 nóng và ẩm. Mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 4 lạnh và khô. Mùa mưa bão từ tháng 6 đến tháng 12. Hạn hán xảy ra
trong các tháng khác nhau ở các vùng khác nhau. Miền Bắc, cao nguyên
Trung Bộ, và miền Nam từ tháng 11 đến tháng 4; Bắc Trung Bộ, và Trung Bộ
từ tháng 6 đến tháng 7; Nam Trung Bộ từ tháng 3 đến tháng 8.
Các số liệu ghi nhận xu hướng tăng nhiệt độ ở cả 3 miền, với mức tăng từ
0,5 đến 1°C trong vòng 1 thế kỷ qua. Cùng với tăng nhiệt độ, lượng mưa

Học viên: Mai An Đông

Lớp CH16KT



Trường Đại học Thuỷ lợi

13

Luận văn Thạc sĩ

trung bình năm tăng không đáng kể, nhưng tần suất cũng như lượng mưa
tháng thay đổi. Mùa mưa có lượng mưa tăng cao, mùa khô lượng mưa giảm đi
dẫn tới các sự kiện thời tiết bất thường có xu hướng tăng lên. Trong 50 năm
qua, nhiệt độ trung bình tại Việt Nam đã tăng 0,7 oC, mực nước biển dâng 20
cm. Việt Nam đã và đang chịu ảnh hưởng biến đổi khí hậu, thiên tai bão lụt
hạn hán đã diễn ra khốc liệt hơn trước.
Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam theo những xu hướng sau:
Hạn hán tăng cả về tần suất và cường độ; Mùa lạnh thu hẹp; Bão tăng về tần
suất, nhất là vào cuối năm.
Theo các mô hình dự báo biến đổi khí hậu, với các kịch bản khác nhau dựa
trên các kịch bản phát thải khí nhà kính toàn cầu ở 3 mức: mức thấp, trung
bình và cao, trong đó Việt Nam ưu tiên và lấy kịch bản trung bình làm định
hướng. Kết quả dự báo đến năm 2100, nhiệt độ trung bình ở nước ta sẽ tăng
cao từ 1,2 đến 2,5°C, mực nước biển dâng tương ứng từ 38 đến 55 cm. Nhiệt
độ sẽ tăng đáng kể ở các khu vực Tây Bắc, Đông Bắc và cao nguyên Trung
Bộ. Trong mùa mưa, lượng mưa sẽ tăng đáng kể ở các khu vực Bắc Trung Bộ
và Nam Trung Bộ. Vào nửa sau thế kỷ XXI, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ
chịu ảnh hưởng trực tiếp và khốc liệt do nước biển dâng.
Thông qua phân tích Ma trận Địa hình và đặc điểm rủi ro những tác động
của biến đổi khí hậu đối với thành phố Hà Nội đã được xác định bao gồm lũ
lụt, ngập úng và hạn hán. (Theo Chương 3 cuốn “Cẩm nang về giảm thiểu các
khả năng dễ bị tổn thương trước các thảm họa – Ngân hàng thế giới, tháng
2/2009)

Một số hình ảnh về tác động của biến đổi khí hậu đối với Hà Nội:

Học viên: Mai An Đông

Lớp CH16KT


Trường Đại học Thuỷ lợi

14

Luận văn Thạc sĩ

Hình 1.1. Một số hình ảnh về úng ngập tại Hà Nội năm 2008

Hình 1.2. Một số hình ảnh về hạn hán trong vụ xuân 2010

1.1.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến thuỷ lợi
Trước các biến đổi khí hậu, thuỷ lợi bị tác động:
- Công trình thuỷ lợi bị tổn thương trước tác động trực tiếp của thiên tai
(sạt lở, hư hỏng…).
- Thay đổi mục tiêu, nhiệm vụ và tiêu chuẩn thiết kế. Chế độ mưa thay
đổi có thể gây lũ lụt nghiêm trọng vào mùa mưa, và hạn hán vào mùa
Học viên: Mai An Đông

Lớp CH16KT


Trường Đại học Thuỷ lợi


15

Luận văn Thạc sĩ

khô, gây khó khăn cho việc cấp nước và tăng mẫu thuẫn trong sử dụng
nước.
Bảng 1.1. Tổng hợp hậu quả của trận mưa bất thường cuối tháng 10/2008 đối
với công trình thuỷ lợi trên địa bàn Hà Nội
TT

Loại công trình

Tình hình sự cố
Hồ Đồng Mô bị vỡ quai thi công, cống lấy nước bị phá huỷ

1

Hồ chứa

phải xây lại; tràn hồ Miễu bị sụt sạt đường tràn phía hạ lưu;
đập hồ Quan Sơn bị sạt mái ngoài đập dài 180m, rộng 0,4m

2

Trạm bơm

3

Kênh mương


112 trạm bơm phải di dời động cơ
55 trạm bơm phải thay thế động cơ do bị ngập nước
32 km kênh tưới, tiêu bị sạt lở hoặc bồi lấp

(Nguồn: Báo cáo Tổng hợp hậu quả của trận mưa cuối tháng 10/2008 đối với
công trình thuỷ lợi trên địa bàn Hà Nội – Chi cục Thuỷ lợi Hà Nội)
Bảng 1.2. Đặc trưng mực nước sông Hồng tại Hà Nội thấp nhất qua các thời
kỳ từ năm 1956 đến năm 2010
Tháng

I

II

III

IV

H min (1956 – 1987) (m)

2,10

1,92

1,57

1,67

Năm


1963

1956

1956

1958

H min (1988 – 2010) (m)

0,94

0,10

0,40

1,16

Năm

2010

2010

2010

2007

(Nguồn: Tổng hợp tình hình khí tượng, thuỷ văn – Chi cục Thuỷ lợi Hà Nội)
1.1.3. Ảnh hưởng của thuỷ lợi đến biến đổi khí hậu

Trong từ điển tiếng Việt có ghi: “Thuỷ lợi là việc lợi dụng tác dụng của
nước và chống lại tác hại của nó”. (Theo Từ điển Tiếng Việt – Nhà xuất bản
Đà Nẵng, năm 1998). Công trình thuỷ lợi là công trình thuộc kết cấu hạ tầng

Học viên: Mai An Đông

Lớp CH16KT


Trường Đại học Thuỷ lợi

16

Luận văn Thạc sĩ

nhằm khai thác mặt lợi của nước; phòng chống tác hại của nước gây ra, bảo
vệ môi trường và cân bằng sinh thái, bao gồm: hồ chứa nước, đập, cống, trạm
bơm, giếng, đường ống dẫn nước, kênh, công trình trên kênh và bờ bao các
loại. (Theo Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi - Uỷ ban
thường vụ Quốc hội, năm 2001)
Như trên đã trình bày, tác động của biến đổi khí hậu đối với thành phố Hà
Nội đã được xác định bao gồm lũ lụt, ngập úng và hạn hán. Vì vậy, “công
trình thủy lợi là công cụ hiệu quả nhất để ứng phó với biến đổi khí hậu tại Hà
Nội”.
1.2. Công tác quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi
1.2.1. Một số khái niệm
Công trình thủy lợi là công trình thuộc kết cấu hạ tầng nhằm khai thác mặt
lợi của nước; phòng, chống tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường và cân
bằng sinh thái, bao gồm: hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường
ống dẫn nước, kênh, công trình trên kênh và bờ bao các loại.

Hệ thống công trình thủy lợi bao gồm các công trình thủy lợi có liên quan
trực tiếp với nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu vực nhất định.
Quản lý công trình thuỷ lợi là quá trình điều hành hệ thống công trình thuỷ
lợi theo một cơ chế phù hợp, bao gồm công tác kế hoạch hoá, điều hành bộ
máy, quản lý vận hành, duy tu công trình, quản lý tài sản và tài chính.
Khai thác công trình thuỷ lợi là quá trình sử dụng công trình thuỷ lợi vào
phục vụ điều hoà nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh, xã hội.

Học viên: Mai An Đông

Lớp CH16KT


Trường Đại học Thuỷ lợi

17

Luận văn Thạc sĩ

Quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi có quan hệ mật thiết với nhau:
quản lý tốt là điều kiện để khai thác tốt. Khai thác tốt góp phần hoàn thiện
hơn nữa công tác quản lý công trình thuỷ lợi.
Một hệ thống công trình thuỷ lợi sau khi xây dựng xong cần thiết lập một
hệ thống quản lý để khai thác phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp và phục
vụ cho sự phát triển dân sinh, kinh tế, xã hội. Hệ thống quản lý là tập hợp và
phối hợp theo không gian và thời gian của tất cả các yếu tố như: hệ thống
công trình, trang thiết bị, con người và các yếu tố chính trị - xã hội… mục tiêu
để phục vụ tốt ba nhiệm vụ đó là: (i) quản lý công trình, (ii) quản lý nước và
(iii) quản lý sản xuất kinh doanh.
1.2.2. Đặc điểm của công tác quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi

Do đặc điểm của công trình cũng như mục đích sử dụng, vì vậy công tác
quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi có một số đặc điểm khác biệt so với
quản lý và khai thác ở các ngành khác. Cụ thể là:
Một là, khai thác công trình thuỷ lợi là hoạt động mang tính công ích, vừa
mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội. Khi các đơn vị sản xuất sử dụng
công trình thủy lợi phục vụ sản xuất kinh doanh (ví dụ: khai thác du lịch, cấp
nước công nghiệp…) thì hoạt động đó đơn thuần mang tính kinh tế và đòi hỏi
đơn vị quản lý công trình thuỷ lợi phải hạch toán, lấy mục tiêu hiệu quả kinh
tế để quyết định phạm vi, quy mô sản xuất. Khi tưới, tiêu phục vụ sản xuất
nông nghiệp, dân sinh thì hoạt động đó lại mang tính dịch vụ xã hội, cung cấp
hàng hoá công cộng cho xã hội, hoạt động mang tính công ích. Khi xảy ra hạn
hán, lũ lụt, hoạt động khai thác công trình thuỷ lợi gần như hoàn toàn vì mục
tiêu chính trị - xã hội, các cấp chính quyền can thiệp vào việc điều hành sản
xuất của đơn vị quản lý công trình.

Học viên: Mai An Đông

Lớp CH16KT


Trường Đại học Thuỷ lợi

18

Luận văn Thạc sĩ

Hai là, hệ thống công trình thuỷ lợi có giá trị lớn tuy nhiên vốn lưu động ít,
lại quay vòng chậm. Để có kinh phí hoạt động, có những lúc các đơn vị quản
lý công trình phải vay ngân hàng và trả một khoản lãi vay khá lớn.
Ba là, sản phẩm của công tác khai thác công trình thuỷ lợi là hàng hoá đặc

biệt có tính chất đặc thù riêng biệt. Sản phẩm là khối lượng nước tưới, tiêu
phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và cho
sinh hoạt. Hiện nay đang sử dụng đơn vị diện tích tưới tiêu để tính toán xác
định số lượng của sản phẩm, nhưng đơn vị diện tích lại không phản ánh đúng
hao phí nhân công, vật liệu để sản xuất ra sản phẩm và không phản ánh đúng
số lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm của người bán cũng như người mua
nên gây khó khăn cho cả người mua và người bán.
Bốn là, lao động của các đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi bị
phân bố dàn trải và mang tính chất thời vụ. Công trình trải rộng khắp nên lực
lượng công nhân phải trải rộng theo để vận hành hệ thống. Công trình thuỷ lợi
phục vụ nông nghiệp là chính nên nó mang đặc thù phụ thuộc vào thời vụ sản
xuất nông nghiệp.
Năm là, công trình thuỷ lợi phục vụ cho nhiều đối tượng. Trước kia, công
trình chủ yếu chỉ phục vụ cho tưới tiêu nông nghiệp, hiện nay phục vụ cung
cấp nước cho công nghiệp, tiêu cho khu công nghiệp và khu dân cư...

Học viên: Mai An Đông

Lớp CH16KT


Trường Đại học Thuỷ lợi

19

Luận văn Thạc sĩ

CHƯƠNG 2. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Nội dung quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi
Quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi có hai lĩnh vực: quản lý nhà nước

và quản lý khai thác phục vụ sản xuất kinh doanh.
2.1.1. Quản lý nhà nước
Theo Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, quản lý nhà nước về
công trình thuỷ lợi gồm:

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính
sách về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy
trình, quy phạm, tiêu chuẩn về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
- Quyết định việc điều chỉnh quy hoạch hệ thống công trình thủy lợi, dự
án đầu tư sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi và kế hoạch tài chính
cho doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy lợi, tổ chức hợp
tác dùng nước; giám sát chất lượng thi công; tổ chức nghiệm thu, bàn
giao công trình;
- Cấp, thu hồi giấy phép đối với các hoạt động phải có phép trong phạm
vi bảo vệ công trình thủy lợi;
- Phê duyệt phương án bảo vệ công trình thủy lợi; quyết định biện pháp
xử lý trong trường hợp công trình thủy lợi có nguy cơ xảy ra sự cố; chỉ
đạo việc điều hòa, phân phối nước của công trình thủy lợi trong trường
hợp xảy ra hạn hán, ưu tiên nước cho sinh hoạt;
- Tổ chức việc nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào
Học viên: Mai An Đông

Lớp CH16KT


Trường Đại học Thuỷ lợi

20


Luận văn Thạc sĩ

việc khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; tổ chức bộ máy tuyên
truyền, phổ biến pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho người làm công tác quản lý khai thác
và bảo vệ công trình thủy lợi;
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi
phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
- Tổ chức thực hiện việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khai thác và bảo
vệ công trình thủy lợi.
2.1.2. Quản lý khai thác phục vụ sản xuất
Quản lý khai thác phục vụ sản xuất gồm: (i) Quản lý tài sản, (ii) Lập kế
hoạch, (iii) Quản lý tưới tiêu, (iv) Quản lý duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa công
trình, (v) Quản lý tài chính.
Quản lý tài sản: đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi có trách nhiệm
quản lý, bảo vệ, khai thác tốt tài sản để phục vụ cho nhiệm vụ tưới tiêu đáp
ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp và sự phát triển của dân sinh, kinh tế.
Lập kế hoạch: công tác kế hoạch của đơn vị quản lý khai thác công trình
thuỷ lợi phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngắn hạn cũng như dài hạn của
khu vực phục vụ, phải có kế hoạch nhiều năm và kế hoạch từng năm. Các cấp
quản lý, đơn vị quản lý khai thác phải có kế hoạch tưới, tiêu, đáp ứng với nhu
cầu thực tế của sản xuất nông nghiệp và nhu cầu của dân sinh kinh tế, đô thị.
Các kế hoạch của đơn vị quản lý phải được các ngành liên quan nghiên cứu,
đóng góp và thống nhất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi quyết
định đưa ra thực hiện.

Học viên: Mai An Đông

Lớp CH16KT



Trường Đại học Thuỷ lợi

21

Luận văn Thạc sĩ

Quản lý tưới, tiêu: từng vụ, tuỳ theo từng địa phương xã, thôn, các hộ dùng
nước có nhu cầu sử dụng tưới, tiêu cho cây trồng. Các trạm thuỷ nông tập hợp
báo cáo thời gian cần thiết tưới, tiêu để có kế hoạch đề xuất với đơn vị quản
lý khai thác công trình thuỷ lợi. Sau đó, các trạm thuỷ nông sẽ phối hợp với
các hợp tác xã dùng nước, các hội dùng nước để thực hiện nhiệm vụ tưới, tiêu
nước cho cây trồng và cho nhu cầu dùng nước. Các hợp tác xã dùng nước, các
hộ dùng nước căn cứ vào kế hoạch tưới và khối lượng tưới, tiêu thực tế để thu
thuỷ lợi phí nội đồng. Thành phố cũng căn cứ vào kế hoạch tưới, tiêu để cấp
bù kinh phí tưới, tiêu.
Quản lý duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa công trình thuỷ lợi: để công trình
thuỷ lợi bảo đảm khả năng vận hành theo yêu cầu thiết kế, thì công tác duy tu,
bảo dưỡng thường xuyên công trình, theo quy đinh của Nghị định
143/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi thì: "Doanh nghiệp nhà
nước khai thác công trình thuỷ lợi, tổ chức hợp tác dùng nước trực tiếp quản
lý , khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi có trách nhiệm duy tu, bảo dưỡng
thường xuyên công trình thuỷ lợi".
Mức chi phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định của doanh nghiệp khai
thác công trình thuỷ lợi được tính theo khung chi phí thường xuyên trên tổng
chi phí hoạt động tưới tiêu hoặc tính theo giá trị tài sản cố định:
Bảng 2.1. Chi phí thường xuyên tính theo chi phí tưới tiêu
Loại hệ thống công trình


Tỷ lệ so với tổng chi phí tưới tiêu
(%)

Tưới tiêu tự chảy (hồ, cống, đập, kênh, rạch)

25-30

Tưới tiêu bằng bơm điện

20-25

Học viên: Mai An Đông

Lớp CH16KT


Trường Đại học Thuỷ lợi

22

Luận văn Thạc sĩ

Tỷ lệ so với tổng chi phí tưới tiêu

Loại hệ thống công trình

(%)

Tưới tiêu tự chảy kết hợp trạm bơm điện


23-28

(Nguồn: Quyết định 211/1998/QĐ-BNN-QLN ngày 19/12/1998 của Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn).
Đối với Công ty Thuỷ lợi có tài sản cố định đã được đánh giá lại phù hợp
với thực tế hoặc các hệ thống công trình xây dựng cơ bản mới đưa vào sử
dụng có giá trị sát với giá thực tế hiện nay thì tính kinh phí sửa chữa thường
xuyên theo phần trăm giá trị tài sản cố định của hệ thống.
Bảng 2.2. Chi phí thường xuyên tính theo giá trị tài sản cố định
Loại hệ thống

Vùng đồng

Vùng trung

công trình

bằng

du

0,4-1,0

0.45-1.0

0.55-1.2

0.5-1.2

0.5-1.0


0.6-1.2

0.7-1.3

0.6-1.3

0.45-01.05

0.55-1.15

0.65-1.25

0.55-1.25

Hệ thống tự chảy (hồ,
đạp, cống, kênh, rạch)
Tưới tiêu bằng bơm
điện
Tưới tiêu tự chảy kết
hợp bơm điện

Miền núi

Vùng ven
biển

(Nguồn: Quyết định 211/1998/QĐ-BNN-QLN ngày 19/12/1998 của Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn).


Học viên: Mai An Đông

Lớp CH16KT


Trường Đại học Thuỷ lợi

23

Luận văn Thạc sĩ

Quản lý tài chính: bao gồm quản lý nguồn thu và quản lý các khoản chi
trong hoạt động quản lý khai thác. Hàng năm, căn cứ vào quy định và hướng
dẫn của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp và cơ quan tài chính, các
đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi lập dự toán thu chi tài chính
(trong đó gồm cả kế hoạch trợ cấp) báo cáo cơ quan quyết định thành lập
doanh nghiệp và cơ quan tài chính cùng cấp.
Nguồn thu của đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi bao gồm:
- Doanh thu từ dịch vụ tưới, tiêu: chủ yếu là khoản thu từ cấp bù thuỷ lợi
phí được cấp.
- Kinh phí thu từ hoạt động kinh doanh khai thác tổng hợp công trình
thuỷ lợi như: nuôi bắt thuỷ sản, cho thuê âu thuyền, kinh doanh du lịch,
phát điện, cấp nước cho công nghiệp, cấp nước cho khu công nghiệp,
tiêu cho khu công nghiệp, hoặc các hoạt động kinh doanh khác.
- Kinh phí thu từ các khoản cấp bù, hỗ trợ của nhà nước theo quy định.
- Doanh thu khác như khoản nợ khó đòi đã xoá nợ nay lại thu được,
khoản thu thanh lý, nhượng bán tài sản, liên doanh liên kết, cho thuê tài
chính và các khoản thu khác...
- Nguồn cấp phát các khoản hỗ trợ tài chính của đơn vị quản lý khai thác
công trình thuỷ lợi được chủ tịch UBND tỉnh, thành phố quyết định cấp

từ ngân sách địa phương.
Các khoản chi của đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi bao gồm:
- Tiền lương và phụ cấp lương;
- Các khoản nộp theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
- Khấu hao cơ bản;
Học viên: Mai An Đông

Lớp CH16KT


Trường Đại học Thuỷ lợi

24

Luận văn Thạc sĩ

- Nguyên vật liệu để vận hành, bảo dưỡng công trình;
- Sửa chữa lớn tài sản cố định;
- Sửa chữa thường xuyên tài sản cố định;
- Chi phí tiền điện bơm nước tưới, tiêu;
- Chi trả tạo nguồn;
- Chi phí quản lý doanh nghiệp;
- Chi phí cho công tác thu thuỷ lợi phí;
- Chi phí cho hoạt động kinh doanh, khai thác tổng hợp;
- Chi phí cho hoạt động khác bao gồm các chi phí cho việc thu hồi các
khoản nợ khó đòi đã được xoá nợ, chi phí thanh lý tài sản...
2.2. Bộ máy quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi
2.2.1. Nguyên tắc chung
Để công trình thuỷ lợi phát huy tác dụng, điều kiện tiên quyết là phải tổ
chức bộ máy quản lý và khai thác phù hợp. Theo Pháp lệnh Khai thác và bảo

vệ công trình thuỷ lợi, bộ máy quản lý khai thác công trình thuỷ lợi phải đáp
ứng các yêu cầu sau:
- Việc quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi phải bảo đảm tính hệ thống,
không chia cắt theo địa giới hành chính. Thiết lập bộ máy quản lý, khai
thác công trình thuỷ lợi phải bảo đảm tính thống nhất giữa quản lý theo
ngành với quản lý theo địa phương, phát huy vai trò lãnh đạo của chính
quyền các cấp.
- Mô hình, cơ cấu quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi phải căn cứ vào
qui mô và phạm vi phục vụ để bảo đảm công tác quản lý vận hành hệ

Học viên: Mai An Đông

Lớp CH16KT


Trường Đại học Thuỷ lợi

25

Luận văn Thạc sĩ

thống an toàn và hiệu quả. Các công trình thuỷ lợi do nhà nước đầu tư xây
dựng thì nhà nước có thẩm quyền quyết định loại hình doanh nghiệp phù
hợp để trực tiếp khai thác và bảo vệ.
- Mỗi hệ thống công trình thuỷ lợi sau khi được xây dựng phải được một tổ
chức hoặc cá nhân trực tiếp quản lý.
2.2.2. Mô hình và cơ cấu bộ máy quản lý khai thác công trình thuỷ lợi
Hiện nay các hệ thống công trình thuỷ lợi được hai cấp quản lý, đó là cấp
các công ty Thuỷ lợi (doanh nghiệp nhà nước) và tổ chức thuỷ nông cơ sở
(thông qua các tổ chức Hợp tác xã dùng nước, Hội dùng nước, tổ đội thuỷ

nông ...)
Các công ty Thuỷ lợi: Nhà nước thành lập các công ty Thuỷ lợi để quản lý
các công trình thuỷ lợi, khai thác, bảo vệ các công trình. Các công ty hoạt
động công ích tuỳ theo quy mô mà tổ chức thành công ty hay xí nghiệp cho
phù hợp. Đối với các hệ thống công trình lớn, phục vụ tưới tiêu cho nhiều tỉnh
thì tổ chức thành lập công ty Thuỷ lợi liên tỉnh. Công ty này có thể trực thuộc
Bộ Nông nghiệp và PTNT hay trực thuộc tỉnh do Bộ uỷ quyền. Các hệ thống
thuỷ nông có quy mô vừa, phục vụ tưới tiêu cho nhiều huyện và chỉ nằm
trong phạm vi một tỉnh thì thành lập công ty Thuỷ lợi tỉnh. Còn các hệ thống
công trình nhỏ, phục vụ tưới, tiêu nằm gọn trong một huyện, thì thành lập xí
nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi. Ngoài ra các hệ thống công trình thuỷ lợi
liên tỉnh phải thành lập Hội đồng quản lý hệ thống, Hội đồng quản lý hệ thống
thành viên gồm đại diện Bộ Nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo các tỉnh, thành
phố, doanh nghiệp thuỷ nông, các ngành có liên quan. Hội đồng tham mưu
cho Bộ Nông nghiệp và PTNT quyết định các chủ trương, chính sách, kế
hoạch khai thác và giám sát các hoạt động của các doanh nghiệp khai thác

Học viên: Mai An Đông

Lớp CH16KT


×