Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Áp dụng án treo đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bình Phước (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (516.33 KB, 89 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THÀNH LONG

ÁP DỤNG ÁN TREO ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
PHẠM TỘI THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THÀNH LONG

ÁP DỤNG ÁN TREO ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
PHẠM TỘI THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Chuyên ngành : Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 60.38.01.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS VÕ KHÁNH VINH



HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của tôi, dưới sự hướng
dẫn của GS.TS Võ Khánh Vinh . Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Luận văn, tôi
có tham khảo một số bài viết, công trình nghiên cứu và các tài liệu liên quan của các
tác giả, cơ quan Nhà nước, những số liệu trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính
chính xác, tin cậy và trung thực.
Việc sử dụng các nguồn tham khảo được trích dẫn, chỉ ra trong Danh mục tài
liệu tham khảo.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên.

TÁC GIẢ

LÊ THÀNH LONG


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT
NAM VỀ ÁN TREO ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI ....7
1.1. Những vấn đề lý luận về áp dụng án treo đối với người chưa thành niên
phạm tội ...................................................................................................................7
1.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về áp dụng án treo đối với người
chưa thành niên phạm tội ......................................................................................26
Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG ÁN TREO ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA
THÀNH NIÊN PHẠM TỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC ...............49
2.1. Tổng quan kết quả thụ lý và giải quyết các vụ án có bị cáo là người chưa

thành niên phạm tội ...............................................................................................49
2.2. Kết quả áp dụng án treo đối với người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn
tỉnh Bình Phước.....................................................................................................51
Chương 3: CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ÁN TREO
ĐÚNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN ...............................................64
3.1. Các yêu cầu bảo đảm áp dụng án treo đúng đối với người chưa thành niên
phạm tội .................................................................................................................64
3.2. Các giải pháp bảo đảm áp dụng án treo đúng đối với người chưa thành niên
phạm tội .................................................................................................................67
KẾT LUẬN ..............................................................................................................78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................80


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLHS

: Bộ luật hình sự

BLTTHS

: Bộ luật Tố tụng hình sự

NCTN

: Người chưa thành niên

NCTNPT

: Người chưa thành niên phạm tội


TNHS

: Trách nhiệm hình sự

TAND

: Tòa án nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1. Thống kê số vụ án hình sự có bị cáo là người chưa thành niên đã thụ lý
trên địa bàn tỉnh Bình Phước từ năm 2011 đến 2015...............................................50
Bảng 2.2. Các tội phạm mà bị cáo là người chưa thành niên thực hiện đã thụ lý và
giải quyết trên địa bàn tỉnh Bình Phước từ năm 2011 đến 2015...............................50
Bảng 2.3. Tình hình áp dụng án treo của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước đối với
NCTNPT từ năm 2011 đến năm 2015…..…………………………………………52
Bảng 2.4. Tình hình áp dụng án treo của các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc tỉnh
Bình Phước từ năm 2011 đến năm 2015 ...................................................................54


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trẻ em có vai trò đặc biệt quan trọng đối với gia đình và xã hội. Người Việt
Nam vốn có truyền thống yêu thương gắn bó với con cháu, con cháu không chỉ là
nguồn hạnh phúc mà còn là niềm mong ước, là nơi gửi gắm những ước mơ, niềm
tin và sự hãnh diện. Vì vậy, ngay từ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra
đời, Đảng và Nhà nước ta đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với trẻ em. Nhiều chủ
trương, chính sách ra đời hướng tới mục tiêu vì lợi ích tốt nhất cho sự phát triển
toàn diện về thể chất, tinh thần và đạo đức của trẻ em. Nhà nước đã ban hành và tổ

chức thực hiện nhiều chính sách tầm chiến lược, chương trình đào tạo, bồi dưỡng và
đã đào tạo được những lớp người giàu lòng yêu nước, có sức khỏe, có văn hóa, hết
lòng, hết sức phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
Trong giai đoạn đất nước đổi mới, cùng với nhiều chính sách kinh tế, xã hội
được ban hành, Nhà nước ta đã phê chuẩn Công ước quốc tế về Quyền trẻ em (ngày
20-2-1990), là quốc gia đầu tiên ở châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công
ước này. Điều đó đã làm thay đổi khá nhanh nhận thức và hành động đối với trẻ em
về thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam. Chúng ta đã ban hành luật, chính sách, văn
bản hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy chuẩn, chương trình hành động, chương trình
mục tiêu, các dự án, xây dựng tổ chức bộ máy, bố trí và đào tạo cán bộ quản lý, xây
dựng và phát triển các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến bảo vệ, chăm sóc trẻ
em. Nhờ đó công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã có những chuyển biến
tích cực. Sự nghiệp này được kết tinh bởi tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
công tác giáo dục “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định: “Chính sách chăm sóc,
bảo vệ trẻ em tập trung vào thực hiện quyền trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em được
sống trong môi trường an toàn và lành mạnh, phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ,
tinh thần và đạo đức; …”
Tuy nhiên, vấn đề người chưa thành niên phạm tội hiện nay vẫn đang thu hút
sự quan tâm của xã hội và các cơ quan bảo vệ pháp luật. Trong những năm gần đây,
tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật, người chưa thành niên phạm tội
gia tăng, sự trẻ hóa của tội phạm chưa thành niên đòi hỏi phải có những biện pháp
thích hợp, không chỉ nhằm đảm bảo trật tự an toàn xã hội mà còn nhằm để bảo vệ
sự phát triển bền vững của cộng đồng trong tương lai. Trong khi đó BLHS năm
1


1999 là một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu nhằm đấu tranh phòng ngừa tội
phạm. Các tội phạm rất phong phú và đa dạng, khác nhau về tính chất và mức độ

nguy hiểm cho xã hội. Để đấu tranh có hiệu quả với các tội phạm, đảm bảo được
các nguyên tắc phân hóa TNHS, cá thể hóa hình phạt đối với người phạm tội, BLHS
quy định một hệ thống hình phạt rất phong phú, đa dạng và có tính phân hóa cao để
áp dụng đối với từng tội phạm, từng người phạm tội.
Mục đích của việc áp dụng hình phạt đối với người phạm tội là giáo dục họ
trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của
cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới, có nghĩa là hoàn trả cho xã
hội con người đã trở nên vô hại, không còn nguy cơ tái phạm. Tuy nhiên, để đạt
được mục đích đó, ngoài việc áp dụng hình phạt - biện pháp cưỡng chế nghiêm
khắc nhất - trong một số trường hợp nhất định sẽ có hiệu quả cao hơn nếu áp dụng
biện pháp khác, không cần bắt người phạm tội phải chấp hành hình phạt tù. Một
biện pháp được áp dụng nhiều trong thực tiễn là án treo.
Phạt tù cho hưởng án treo là một chế định pháp lý độc lập, thể hiện quan
điểm của Đảng, Nhà nước trong việc áp dụng pháp luật hình sự là nghiêm minh
nhưng nhân đạo, nghiêm trị nhưng khoan hồng, tính ưu việt của chế định án treo
chính là ở sự kết hợp đó.
Tuy nhiên, thực tiễn vận dụng án treo đối với NCTNPT trên địa bàn tỉnh
Bình Phước trong thời gian qua bên cạnh những mặt tích cực là chủ yếu, còn làm
bộc lộ những hạn chế nhất định trong cả pháp luật thực định và trong quá trình áp
dụng các quy định đó. Chẳng hạn như việc vận dụng các quy định về điều kiện cho
hưởng án treo hiện nay ở một số tòa án huyện, thị còn không chuẩn xác, đó là cho
hưởng án treo cả những đối tượng đã có tiền án, tiền sự hoặc ngược lại những người
có nhân thân tốt nhất thời phạm tội đáng được xử treo nhưng lại xử giam, có nơi có
lúc còn xử quá nhẹ dưới mức 3 năm tù để rồi cho bị cáo được hưởng án treo. Việc
thi hành, giám sát, giáo dục đối với người được hưởng án treo trên địa bàn tỉnh Bình
Phước ở nhiều xã, phường, thị trấn còn chưa chặt chẽ, thậm chí có nơi không thực
hiện việc quản lý, giám sát, giáo dục người được hưởng án treo. Việc phối hợp giữa
Tòa án với cơ quan thực hiện việc giám sát, giáo dục và gia đình người được hưởng
án treo còn lỏng lẻo, mang tính hình thức dẫn tới việc quản lý, giám sát, giáo dục
chưa hiệu quả do vậy vẫn còn trường hợp người được hưởng án treo phạm tội mới

trong thời gian thử thách.

2


Từ những phân tích trên đây thì việc nghiên cứu một cách sâu rộng và toàn
diện về chế định án treo đối với người chưa thành niên phạm tội cũng như thực tiễn
áp dụng tại ở tỉnh Bình Phước là cần thiết góp phần hoàn thiện hơn các quy định về
án treo và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng án treo trên thực tế. Với ý nghĩa
đó, tác giả chọn và nghiên cứu "Áp dụng án treo đối với người chưa thành niên
phạm tội theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bình Phước" để làm
đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Án treo là một chế định đặc biệt của pháp luật hình sự và việc áp dụng chế
định này có ý nghĩa to lớn đối với việc thực hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước
đối với người phạm tội. Vì vậy, đề tài cũng đã được rất nhiều tác giả quan tâm
nghiên cứu ở các cấp độ và mức độ khác nhau.
Ở cấp độ giáo trình, có: Giáo trình Luật hình sự của Khoa Luật - Đại học
Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà
Nội... Trong các giáo trình Luật hình sự này chế định án treo mới chỉ cập nhật ở
mức độ cơ bản.
Ở cấp độ bình luận khoa học, phân tích chuyên sâu, có: "Tội phạm học, luật
hình sự và tố tụng hình sự’’, của Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, "Hình
phạt trong luật hình sự Việt Nam" (sách chuyên khảo của tập thể nghiên cứu khoa
học của Bộ Tư pháp do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 1995, "Chế
định án tích và mô hình lý luận của nó" của GS.TSKH Lê Cảm; luận văn thạc sĩ của
tác giả Nguyễn Hữu Nhuận với đề tài: "Án treo trong luật hình sự Việt Nam" và một
số cuốn sách chuyên khảo như "Án treo trong luật hình sự Việt Nam" của tác giả
Phạm Thị Học, Trường Đại học Luật Hà Nội xuất bản năm 1996, "Chế định án treo
trong luật hình sự Việt Nam" của tác giả Lê Văn Luật do Nhà xuất bản Tư pháp ấn

hành năm 2007... Trong các cuốn bình luận khoa học Bộ luật hình sự và cuốn sách
chuyên khảo nêu trên, các tác giả mới chỉ dừng lại ở đề cập một cách tổng thể hoặc
từng khía cạnh nào đó của chế định án treo.
Ngoài các công trình nghiên cứu nêu trên, còn có một số bài viết đăng trên
các tạp chí như: "Nhân thân người phạm tội và việc áp dụng biện pháp án treo", của
Vũ Thế Đoàn, đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân, số 6/1990; "Án treo và thực tiễn
áp dụng", của Đỗ Văn Chỉnh, đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân, số 7/2007 và các
số 12, 13, 14/2013; “Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội”
của tác giả Đinh Văn Quế (Tạp chí kiểm sát số 6/2007),…
3


Các công trình nghiên cứu nêu trên đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và
thực tiễn về án treo trong luật hình sự Việt Nam. Tuy nhiên ở góc độ nghiên cứu
những lý luận cao của án treo đối với người chưa thành niên phạm tội trong luật
hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng ở tỉnh Bình Phước thì chưa có một công
trình khoa học nào nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích tổng quát của luận văn là làm sáng tỏ hơn về mặt lý luận của án
treo và áp dụng án treo đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình
sự Việt Nam; xây dựng, đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả án
treo đối với người chưa thành niên phạm tội trong thực tiễn xét xử tại địa bàn tỉnh
Bình Phước.
Quá trình nghiên cứu của luận văn là tiếp cận tổng thể đi từ cái chung đến cái
cụ thể, từ lý luận đến đánh giá thực tiễn để từ đó để tìm ra những nguyên nhân tồn
tại, thông qua đó đề ra được các giải pháp nhằm hoàn thiện chế định này.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ của luận văn là làm rõ những vấn đề lý luận và pháp luật hình sự
Việt Nam về áp dụng án treo đối với NCTNPT; Thực tiễn áp dụng án treo đối với

NCTNPT trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Đồng thời thông qua việc nghiên cứu đề tài tác giả mong muốn đưa ra các
yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng án treo đúng đối với NCTNPT.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận, quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng án treo
đối với NCTNPT từ thực tiễn tỉnh Bình Phước.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung, đề tài nghiên cứu các quy định hiện hành của pháp luật hình
sự Việt Nam về người chưa thành niên phạm tội; Thực tiễn áp dụng án treo đối với
người chưa thành niên phạm tội;
- Về thời gian, đề tài nghiên cứu việc áp dụng quy định pháp luật hình sự
Việt Nam về áp dụng án treo đối với NCTNPT từ năm 2011 đến 2015;
- Về không gian, đề tài nghiên cứu thực tiễn áp dụng án treo đối với
NCTNPT tại địa bàn tỉnh Bình Phước.

4


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full

















×