VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ TRUNG HIẾU
QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT
ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI
Chuyên ngành
Mã số
: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
: 60.38.01.04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. HỒ SỸ SƠN
HÀ NỘI, năm 2016
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội
theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi” là công trình nghiên
cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Hồ Sỹ Sơn. Tôi xin cam đoan
kết quả nghiên cứu và số liệu trong Luận văn là hoàn toàn trung thực, chưa được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các thông tin và tài liệu trích dẫn trong
Luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Lê Trung Hiếu
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT CỦA QUYẾT
ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI .....6
1.1. Các hình phạt được quy định đối với người chưa thành niên phạm tội .....................6
1.2. Khái niệm, ý nghĩa của quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên
(dưới 18 tuổi) phạm tội .............................................................................................15
1.3. Các nguyên tắc và căn cứ quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên
(người dưới 18 tuổi) phạm tội ...................................................................................18
CHƯƠNG 2. QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH
NIÊN PHẠM TỘI TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI ....................................................29
2.1. Khái quát tình hình xét xử hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội trên
địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ...........................................................................................29
2.2. Thực tiễn quyết định hình phạt theo khoản cơ bản ............................................32
2.3. Thực tiễn quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo
khoản tăng nặng hoặc giảm nhẹ ................................................................................40
2.4. Thực tiễn quyết định hình phạt trong trường hợp đặc biệt ................................44
Kết luận Chương 2 ....................................................................................................50
CHƯƠNG 3. CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYẾT ĐỊNH
HÌNH PHẠT ĐÚNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH PHẠM TỘI .............51
3.1. Các yêu cầu đối với quyết định hình phạt đúng .................................................51
3.2. Các giải pháp bảo đảm quyết định hình phạt đúng ............................................53
Kết luận Chương 3 ....................................................................................................66
KẾT LUẬN ..............................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLDS
: Bộ luật Dân sự
BLHS năm 1999
: Bộ luật Hình sự 1999
BLHS năm 2015
: Bộ luật Hình sự 2015
BLLĐ
: Bộ luật Lao động
BLTTHS
: Bộ luật Tố tụng hình sự
CQĐT
: Cơ quan điều tra
HĐXX
: Hội đồng xét xử
NCTN
: Người chưa thành niên
QĐHP
: Quyết định hình phạt
TAND
: Tòa án nhân dân
TANDTC
: Tòa án nhân dân Tối cao
TNHS
: Trách nhiệm hình sự
VKSND
: Viện kiểm sát nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng và tỷ lệ vụ án đưa ra xét xử sơ thẩm có bị cáo là người chưa
thành niên trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ..................................................................30
Bảng 2.2: Số lượng và tỷ lệ bị cáo là người chưa thành niên bị đưa ra xét xử sơ
thẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ...........................................................................31
Bảng 2.3. Các tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi từ năm 2011 đến năm 2015 ..............................................................................32
Bảng 2.4. Kết quả xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với người chưa thành niên .....33
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ....................................................................................33
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quảng Ngãi là một tỉnh nhỏ nằm ở Trung Trung Bộ của Việt Nam, phía Bắc
giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh Bình Định, phía Tây giáp dãy Trường
Sơn và liền kề với 2 tỉnh Gia Lai và tỉnh Kon Tum, phía Đông giáp biển Đông có
chiều dài gần 120 km bờ biển. Diện tích 5137,6Km2, dân số 1.263.880 người. Về
địa lý thì tỉnh có ¾ diện tích là đồi núi; ¼ là diện tích đồng bằng. Ngoài ra, hiện nay
tỉnh Quảng Ngãi có khu kinh tế Dung Quất đã hình thành và phát triển trong đó Nhà
máy lọc hóa dầu Bình Sơn đã đi vào hoạt động ổn định, trong tỉnh có nhiều khu
công nghiệp như: Khu Công nghiệp Tịnh Phong (Huyện Sơn Tịnh), khu công
nghiệp Quảng Phú (Thành phố Quảng Ngãi), khu công nghiệp Phổ Phong (Huyện
Đức Phổ). Đặc biệt, khu phức hợp công nghiệp - đô thị và dịch vụ VSIP đang xây
dựng sẳn sàng thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia ... nhìn chung
tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã chuyển biến tích cực,
nhiều khu kinh tế, khu công nghiệp đi vào hoạt động có hiệu quả. Khu vực kinh
tế vừa và nhỏ phát triển mạnh, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, diện mạo xã hội
có nhiều thay đổi rõ rệt, kể cả nông thôn và thành thị nhưng mặt trái của nền kinh
tế thị trường đã làm cho một bộ phận thanh thiếu niên hư hỏng, không lo tu
dưỡng, rèn luyện bản thân mà chạy theo lối sống thực dụng, ích kỷ, có lối hành
xử theo kiểu xã hội đen, côn đồ, hung hãn; NCTN phạm tội không chỉ trẻ hóa về
độ tuổi, sự tinh vi, xảo quyệt trong hành vi mà còn lập băng nhóm phạm tội có tổ
chức như: trộm cắp, cướp giật, giết người, mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái
phép chất ma túy. Và thậm chí có nhiều loại tội phạm trước đây NCTN ít hoặc
không thực hiện thì nay có xu hướng gia tăng như: nhóm tội xâm phạm đến tính
mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, xâm phạm an toàn công
cộng, trật tự công cộng...
Trước diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, chính trị và trật
tự an toàn xã hội tình hình tội phạm nói chung và tình hình NCTN phạm tội nói
riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Vấn đề nâng cao chất lượng xét xử, phục vụ
1
cho đấu tranh và phòng chống tội phạm được đặt ra như là một yêu cầu cấp bách
và cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Thực tiễn trong công tác xét xử tại địa bàn
tỉnh Quảng Ngãi, việc áp dụng pháp luật hình sự đối với NCTN phạm tội của
TAND hai cấp đã đem lại những kết quả nhất định. Song bên cạnh đó, vẫn còn
một số trường hợp Tòa án để xảy ra sai sót, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp
pháp của bị cáo là NCTN. Nguyên nhân của những sai sót đó thì nhiều, trong đó
phải kể đến một số nguyên nhân chính như: quy định của pháp luật còn hạn chế, bất
cập, việc hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật chưa được kịp thời, kinh nghiệm
và năng lực của những người tiến hành tố tụng chưa đáp ứng được yêu cầu... Chính
vì vậy, tác giả chọn đề tài “Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên
phạm tội theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi” để làm
luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Quyết định hình phạt không phải là vấn đề mới trong lý luận và thực tiễn xét
xử nhưng việc nhận thức đúng về mặt lý luận và những vấn đề liên quan trực tiếp
đến quyết định hình phạt theo pháp luật hình sự là cơ sở để quyết định hình phạt
đúng và nâng cao hiệu quả của hình phạt. Chính vì vậy, vấn đề nhận thức lý luận về
quyết định hình hình phạt nói chung và quyết định hình phạt đối với người chưa
thành niên phạm tội nói riêng có ý nghĩa to lớn đối với việc giáo dục, cải tạo người
phạm tội, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người.
Để có cơ sở lý luận cho việc thực hiện đề tài Luận văn, các công trình khoa
học sau đây đã được nghiên cứu và tham khảo: “Giáo trình luật hình sự Việt nam phần các tội phạm” (2008), Võ Khánh Vinh, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; “Lý
luận chung về định tội danh” (2013), Võ Khánh Vinh, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội; “Giáo trình luật hình sự Việt Nam - Phần chung” (2014), Võ Khánh Vinh,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; “Tội phạm học, Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự
Việt Nam” (1994), Nxb Chính trị quốc gia; “Quyết định hình phạt trong luật hình
sự Việt Nam“ (1995), Nguyễn Ngọc Hòa, Nxb Chính trị quốc gia; “Giáo trình luật
hình sự Việt Nam - Phần các tội phạm” (1997), Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội,
2
Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội; “Tìm hiểu về hình phạt và quyết định hình
phạt trong Luật hình sự Việt Nam” (2000), Đinh Văn Quế, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
Những công trình khoa học về hình phạt đã được tác giả luận văn tham khảo
bao gồm: Một số ý kiến về áp dụng hình phạt tù đối với người chưa thành niên
phạm tội (1997), Trịnh Đình Thể, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 10; Quyết định
hình phạt tù đối với người chưa thành niên phạm tội (2003), Đinh Văn Quế, Tạp chí
luật học, Toà án nhân dân tối cao, số 05; Những đặc điểm cơ bản về trách nhiệm
hình sự của người chưa thành niên phạm tội trong lịch sử lập pháp hình sự Việt
Nam (2005), Trần Văn Dũng, Tạp chí tòa án nhân dân, số 22; Quyết định hình phạt
trong trường hợp người chưa thành niên chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt
(2012), Nguyễn Khắc Quang, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 08; Hoàn thiện quy định
pháp luật hình sự Việt Nam về hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên
phạm tội (2014), Lương Ngọc Trâm, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 19…
Ngoài ra, nhiều tác giả cũng chọn vấn đề quyết định hình phạt nói chung làm
đề tài luận văn như:
- Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, Nguyễn Thị
Hương, Luận văn thạc sĩ luật học - Học viện khoa học xã hội, năm 2011;
- Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp
luật hình sự từ thực tiễn tỉnh Sóc Trăng, Nguyễn Gia Viễn, Luận văn thạc sĩ luật
học - Học viện khoa học xã hội, năm 2015...
Những công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn ở trên rất có giá trị để tham
khảo và kế thừa trong việc nghiên cứu đề tài “Quyết định hình phạt tù đối với người
chưa thành niên phạm tội từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi“ trong tình hình thực tiễn
hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và pháp luật của quyết định hình phạt đối với
người chưa thành niên phạm tội, những quy định của pháp luật có liên quan đến việc
3
xét xử vụ án hình sự đối với người chưa thành niên tại tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2011
đến năm 2015, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm quyết định hình phạt
đúng đối với NCTN phạm tội
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Thứ nhất, phân tích vấn đề lý luận và pháp luật về quyết định hình phạt đối
với người chưa thành niên phạm tội;
- Thứ hai, phân tích, đánh giá thực tiễn quyết định hình phạt đối với người
chưa thành niên phạm tội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn từ năm 2011
đến năm 2015;
- Thứ ba, lập luận về các yêu cầu và kết hợp kết quả nghiên cứu lý luận, pháp
luật và thực tiễn quyết định hình phạt ở chương 1 và chương 2, luận văn đề xuất các giải
pháp bảo đảm quyết định hình phạt đúng đối với người chưa thành niên phạm tội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đó là quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trên địa
bàn tỉnh Quảng Ngãi. Luận văn lấy các quan điểm khoa học, các quy định của pháp
luật hình sự về quyết định hình phạt và thực tiễn quyết định hình phạt đối với người
chưa thành niên phạm tội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi để nghiên cứu các vấn đề
thuộc nội dung nghiên cứu của đề tài.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dưới góc độ chuyên ngành Luật hình sự và Tố tụng hình
sự. Các số liệu nghiên cứu thực tế được thu thập trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong
thời gian từ năm 2011 đến năm 2015.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta về tội
phạm và hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội.
4
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, luận văn áp dụng các phương pháp nghiên
cứu đặc trưng của chuyên ngành Luật hình sự và Tố tụng hình sự như: phương pháp
tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, phương pháp thống kê hình
sự... Các phương pháp nghiên cứu này được sử dụng trong một tổng thể để nghiên
cứu các vấn đề cụ thể thuộc nội dung nghiên cứu của đề tài.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn thiện pháp luật cũng như
hoàn thiện lý luận quyết định hình phạt; đồng thời có thể được sử dụng làm tài liệu
tham khảo trong công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo luật.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Trên cơ sở phân tích làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận, luận văn góp phần
nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật, nâng cao kỹ năng trong thực tiễn xét xử của
Tòa án. Do vậy, luận văn này cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những
người làm công tác xét xử trong thực tiễn
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận
văn được cấu trúc thành 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật của quyết định hình phạt đối
với người chưa thành niên phạm tội.
Chương 2: Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trên
địa bàn tỉnh Quảng Ngãi từ 2011- 2015.
Chương 3: Các yêu cầu và giải pháp bảo đảm quyết định hình phạt đúng đối
với người chưa thành niên phạm tội.
5
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT CỦA QUYẾT ĐỊNH
HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
1.1. Các hình phạt được quy định đối với người chưa thành niên phạm tội
Hình phạt theo Điều 30 Bộ luật hình sự năm 2015: “là biện pháp cưỡng chế
nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết
định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ
hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó”. Theo Điều 32
Bộ luật hình sự năm 2015, hệ thống hình phạt bao gồm: hình phạt chính và hình
phạt bổ sung. Trong đó, hình phạt chính bao gồm: Cảnh cáo; Phạt tiền; Cải tạo
không giam giữ; Trục xuất; Tù có thời hạn; Tù chung thân; Tử hình và hình phạt bổ
sung bao gồm: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định; Cấm cư trú; Quản chế; Tước một số quyền công dân; Tịch thu tài sản; Phạt
tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính; Trục xuất, khi không áp dụng là hình
phạt chính.
Tuy nhiên, đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy cần phải áp
dụng hình phạt đối với họ thì Tòa án căn cứ vào quy định tại Điều 98 BLHS năm
2015 để xác định các loại hình phạt cụ thể có thể được áp dụng đối với họ, bao gồm
bốn loại sau đây: Cảnh cáo; Phạt tiền; Cải tạo không giam giữ; Tù có thời hạn.
1.1.1. Hình phạt cảnh cáo
“Cảnh cáo là sự khiển trách công khai của Tòa án đối với người bị kết án”
[52, tr. 354]. Hình phạt cảnh cáo không có khả năng gây thiệt hại về tài sản hoặc
hạn chế quyền tự do thân thể của người phạm tội nhưng với tính chất là sự khiển
trách công khai của Tòa án, cảnh cáo cũng gây ra những thiệt hại nhất định về mặt
tinh thần. Cảnh cáo là hình phạt chính nhẹ nhất trong hệ thống hình phạt Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 34 và Điều 98 BLHS năm 2015 thì hình phạt cảnh cáo được
áp dụng như sau:
“Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều
6
tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.”
Như vậy, để áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
khi đáp ứng được ba điều kiện:
+ Tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện phải là loại tội phạm ít nghiêm
trọng, nghĩa là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của
khung hình phạt đối với tội phạm ấy là đến ba năm tù. Tuy nhiên, không phải người
dưới 18 tuổi nào cũng có thể được áp dụng hình phạt cảnh cáo. Theo quy định tại
Điều 12 BLHS năm 2015 thì: Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm
hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác;
Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình
sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ
đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về
tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại các điểm a,
b, c, d, đ, e khoản 2 Điều 12 BLHS năm 2015. Như vậy, từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ
16 tuổi khi thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng thì không phải chịu trách nhiệm hình sự
nên không thể áp dụng hình phạt cảnh cáo. Do đó, chỉ người đủ 16 tuổi đến chưa đủ 18
tuổi thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng mới có thể bị áp dụng hình phạt cảnh cáo;
+ Người dưới 18 tuổi phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nghĩa là có từ hai
tình tiết giảm nhẹ trở lên được quy định tại Điều 51 BLHS năm 2015. Điều 34
BLHS năm 2015 không đòi hỏi các tình tiết giảm nhẹ này phải được quy định tại
khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015. Do đó, đây có thể là các tình tiết giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự được qui định tại khoản 1, 2 Điều 51 BLHS năm 2015;
+ Chưa đến mức miễn hình phạt. Điều kiện để được miễn hình phạt theo quy
định tại Điều 59 BLHS năm 2015 là: Người phạm tội có thể được miễn hình phạt
nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 51 của Bộ luật này mà
đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình
sự. Như vậy, người dưới 18 tuổi phạm tội khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định
tại khoản 1, khoản 2 Điều 51 BLHS năm 2015 nhưng không đáng để được khoan
7
hồng đặc biệt thì áp dụng hình phạt cảnh cáo để răn đe, giáo dục họ.
Khi đáp ứng đầy đủ ba điều kiện nêu trên thì Tòa án xem xét và quyết định
áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
1.1.2. Hình phạt tiền
“Với tính cách là hình phạt hình sự, hình phạt tiền ở người bị kết án một
khoản tiền nhất định trong những trường hợp do pháp luật quy định và sung vào
công quỹ nhà nước” [52, tr. 355]. Đây là hình phạt mang tính chất kinh tế đánh vào
cơ sở kinh tế, tài sản của người phạm tội nhằm làm cho bị cáo nhận thức và sửa
chữa tư tưởng tư lợi, chủ nghĩa cá nhân, nhằm xóa bỏ hoặc hạn chế các điều kiện về
kinh tế để bị cáo không phạm tội mới. Theo quy định tại Điều 99 BLHS năm 2015,
điều kiện để áp dụng hình phạt tiền đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là
“nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng”.
Mức tiền phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội không
quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định.
Còn theo quy định tại Điều 33 BLHS năm 2015 thì hình phạt tiền có thể
được áp dụng với tư cách là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung. Tuy nhiên, khi
áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thì hình phạt tiền chỉ có thể được áp
dụng với tư cách là hình phạt chính vì hình phạt bổ sung không được áp dụng đối
với người dưới 18 tuổi phạm tội. Đồng thời, để áp dụng hình phạt tiền đối với người
dưới 18 tuổi phạm tội thì ngoài các quy định chung được quy định tại Điều 35
BLHS năm 2015, Tòa án còn phải xem xét các điều kiện riêng biệt được quy định
tại Điều 99 BLHS này.
Do vậy, khi xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với người dưới 18 tuổi, Tòa án
cần phải xác định chính xác độ tuổi của họ tại thời điểm phạm tội và xác định rõ họ
có thu nhập hoặc có tài sản riêng hay không, để từ đó xem xét họ có đủ điều kiện để
áp dụng hình phạt tiền hay không. Nếu người dưới 18 tuổi có thu nhập hoặc có tài
sản riêng nhưng không đáng kể, không đủ để thi hành khoản tiền phạt buộc họ phải
thi hành thì Tòa án không được áp dụng hình phạt tiền đối với họ. Trong mọi trường
hợp, Tòa án không được áp dụng hình phạt tiền đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
8
rồi buộc cha mẹ họ phải có nghĩa vụ nộp thay giống như trường hợp bồi thường
thiệt hại về trách nhiệm dân sự.
Điều 99 BLHS năm 2015 quy định “Mức tiền phạt đối với người từ đủ 16
tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật
quy định”. Khi áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội, Tòa án cần phải lưu ý là mức phạt tiền đối với họ không được quá một
phần hai mức phạt tiền mà điều luật quy định.
Chẳng hạn: Trần M (16 tuổi 2 tháng) bị Tòa án kết án về tội “Tội gây rối trật
tự công cộng” theo khoản 1 Điều 318 BLHS năm 2015 có mức phạt tiền từ 5 triệu
đồng đến 50 triệu đồng. Nếu đủ điều kiện để áp dụng hình phạt tiền là hình phạt
chính đối với Trần M thì mức phạt tiền tối đa mà Tòa án áp dụng không được quá
25 triệu đồng.
Theo quy định tại Điều 90 BLHS năm 2015 thì khi QĐHP đối với người dưới
18 tuổi phạm tội, ngoài việc phải tuân theo những quy định tại Chương XII của BLHS
năm 2015, Tòa án còn phải áp dụng những quy định khác của Phần chung BLHS năm
2015 không trái với những quy định của Chương XII. Do đó, khi áp dụng hình phạt
tiền đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thì mức phạt tiền đối với họ cũng không
được thấp hơn một triệu đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 35 BLHS năm 2015.
Đồng thời, trong bản án Tòa án phải quyết định họ nộp một lần hoặc nhiều lần trong
một thời hạn nhất định.
1.1.3. Hình phạt cải tạo không giam giữ
Cải tạo không giam giữ là hình phạt chính trong hệ thống hình phạt của nước
ta, cải tạo không giam giữ được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng
hoặc tội nghiêm trọng với thời hạn từ sáu tháng đến ba năm. Người chịu hình phạt
cải tạo không giam giữ không phải cách ly khỏi xã hội mà được cải tạo ngay tại nơi
thường trú hoặc tại cơ quan nhà nước hoặc tổ chức nơi người đó làm việc. Do đó
hình phạt này chỉ được áp dụng nếu người phạm tội đang có nơi làm việc ổn định
hoặc có nơi thường trú rõ ràng [52, tr. 357].
9
Cải tạo không giam giữ là loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, nặng hơn hình
phạt tiền và cảnh cáo. Quy định hình phạt cải tạo không giam giữ trong hệ thống
hình phạt là một biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo của pháp luật hình sự nước ta.
Áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc
phạm tội nghiêm trọng là một điều kiện để lôi cuốn các cơ quan nhà nước, các tổ
chức xã hội và toàn thể quần chúng nhân dân tham gia vào việc giám sát và giáo
dục người phạm tội.
Theo Điều 36 BLHS năm 2015 hình phạt cải tạo không giam giữ được áp
dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng đều được
áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ. Phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội
nghiêm trọng là điều kiện cần chứ chưa đủ để quyết định hình phạt cải tạo không
giam giữ với người phạm tội. Ngoài điều kiện trên, Tòa án chỉ có thể quyết định áp
dụng hình phạt cải tạo không giam giữ với người phạm tội khi có những tình tiết
cho phép nhận định người phạm tội có thể giáo dục và cải tạo họ trở thành người tốt
mà không cần cách ly khỏi xã hội.
Khi quyết định hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người phạm tội, Tòa
án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm
việc, học tập hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để giám sát, giáo
dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức hoặc Ủy
ban nhân dân cấp xã trong việc giám sát, giáo dục người đó. việc này được nêu
trong bản án hoặc Tòa án ra quyết định riêng.
Trong thời gian chấp hành án, người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ
theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ
05% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Việc khấu trừ thu nhập được thực hiện hàng
tháng. Trong trường hợp đặc biệt, Tòa án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập,
nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án.
Không khấu trừ thu nhập đối với người chấp hành án là người đang thực hiện
nghĩa vụ quân sự.
Trường hợp người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị
10
mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này thì phải thực hiện một số công
việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ. Thời gian
lao động phục vụ cộng đồng không quá 04 giờ trong một ngày và không quá 05
ngày trong 01 tuần. Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với
phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh
hiểm nghèo, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng. Người bị kết án
cải tạo không giam giữ phải thực hiện những nghĩa vụ quy định tại Luật thi hành án
hình sự.
Hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng đối với người từ đủ 16 đến
dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng hoặc phạm tội rất
nghiêm trọng do vô ý hoặc người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất
nghiêm trọng do cố ý những tội được quy định rõ trong Điều 12 BLHS năm 2015
khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội,
thì không khấu trừ thu nhập của người đó. Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định.
1.1.4. Tù có thời hạn
“Tù có thời hạn về thực chất là giam người bị kết án ở các trại giam, tức là
cách ly người đó ra khỏi môi trường xã hội bình thường trong một thời gian nhất
định để giáo dục và cải tạo họ” [52, tr. 359]. So với hình phạt cải tạo không giam
giữ, tù có thời hạn có nội dung cưỡng chế nghiêm khắc hơn nhiều. Điều đó thể hiện
ở chỗ nếu như cải tạo không giam giữ tác động đến người bị kết án mà không cần
cách ly họ khỏi xã hội, khỏi môi trường sống và hoạt động bình thương của họ như
trước khi phạm tội, thì đối với tù có thời hạn người bị kết án bị tước tự do, bị giam
giữ trong một môi trường chịu sự chi phối của một chế độ rất chặc chẽ và nghiêm
khắc. Hạn chế tự do đối với người bị kết án phạt tù có thời hạn là nội dung pháp lý
chủ yếu của loại hình phạt này.
Bộ luật hình sự quy định thời hạn tối đa của hình phạt tù đối với người từ đủ
16 đến dưới 18 tuổi khi phạm tội là ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định và
đối với người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là một phần hai mức phạt tù theo Điều
11
101 BLHS năm 2015
Theo quy định tại Điều 101 BLHS năm 2015, khi áp dụng hình phạt tù có
thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, bắt buộc Tòa án phải tuân thủ các quy
định mang tính nguyên tắc sau đây:
Thứ nhất, đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều
luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt
cao nhất được áp dụng không được quá mười tám năm tù, nếu là tù có thời hạn thì
mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều
luật quy định. Ví dụ: Trần M (khi phạm tội 17 tuổi 7 tháng) bị kết án về tội “Hiếp
dâm người dưới 16 tuổi” theo khoản 3 Điều 142 BLHS năm 2015, mức hình phạt tù
quy định 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Trong trường hợp này, Tòa án chỉ
được áp dụng mức hình phạt đối với Trần M tối đa là 18 năm tù. Nếu Trần M bị kết
án theo khoản 2 Điều 142 BLHS năm 2015, có quy định mức hình phạt tù từ 12
năm đến 20 năm. Trong trường hợp này, Tòa án chỉ được áp dụng mức hình phạt
đối với Trần M tối đa là 15 năm (3/4 x 20 năm).
Thứ hai, đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều
luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt
cao nhất được áp dụng không quá mươi hai năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức
hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật
quy định. Ví dụ: Lê Thanh T (khi phạm tội 15 tuổi 5 tháng) bị kết án về tội “Vận
chuyển trái phép chất ma túy” theo khoản 4 Điều 250 BLHS năm 2015, có quy
định mức hình phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Trong trường hợp này,
Tòa án chỉ được áp dụng mức hình phạt đối với T tối đa là 12 năm tù. Nếu Trần
Thanh T bị kết án về tội “Cướp tài sản” theo khoản 1 Điều 168 BLHS năm 2015,
có quy định mức hình phạt tù từ 3 năm đến 10 năm. Trong trường hợp này, Tòa án
chỉ được áp dụng mức hình phạt đối với T tối đa là 5 năm tù (1/2 x 10 năm).
Thứ ba, không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội. Trong hệ thống hình phạt ở nước ta, đây là hai hình phạt thể hiện tính
trừng trị cao nhất, các hình phạt này chỉ được áp dụng trong những trường hợp hành
12
vi phạm tội, nhân thân người phạm tội cho thấy người đó khó hoặc không còn khả
năng cải tạo, giáo dục. Những hình phạt này trái với đường lối xử lý chung đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội.
Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi được hưởng mức
án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi phạm tội tương tự. Không áp
dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Thứ tư, án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi thì không tính để xác định
tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm theo khoản 7, Điều 91 BLHS năm 2015. Quy
định này thể hiện tính khoan hồng cao hơn trong xử lý người ở độ tuổi từ đủ 14 đến
dưới 16 tuổi phạm tội so với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Như vậy, trong các loại hình phạt có thể được áp dụng đối với người dưới 18
tuổi phạm tội thì có đến ba loại hình phạt không tước tự do (chiếm tỷ lệ 75%) và chỉ
có một loại hình phạt tước tự do là tù có thời hạn (chiếm tỷ lệ 25%). Điều đó cho
thấy đường lối xử lý trách nhiệm hình sự của Nhà nước ta đối với người dưới 18
tuổi phạm tội là tạo điều kiện tốt nhất để cho họ được tự do cư trú, tự do đi lại, tự do
sinh hoạt trong cộng đồng,... để tự cải tạo, giáo dục và chỉ trong trường hợp thật sự
cần thiết thì Nhà nước mới cách ly họ khỏi xã hội để thuận lợi trong việc cải tạo,
giáo dục. Từ đó, có thể khẳng định nhà trường, gia đình và xã hội chính là môi
trường cải tạo, giáo dục tốt nhất cho người dưới 18 tuổi phạm tội.
1.1.5. Tổng hợp hình phạt trong trường hợp người dưới 18 tuổi phạm tội
Trường hợp phạm nhiều tội có thể được hiểu là trường hợp một người đã
phạm nhiều tội khác nhau được quy định trong luật hình sự mà những tội này chưa
hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự cũng như người phạm tội chưa bị kết án
lần nào, nay bị Tòa án đưa ra xét xử cùng một lần về các tội phạm đó.
Trên thực tế có một số trường hợp người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội nên
vấn đề quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội là một trong
những vấn đề quan trọng trong hoạt động xét xử của Tòa án. Với chính sách hình sự
đặc biệt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nên việc quyết định hình phạt trong
trường hợp người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội cũng có những đặc trưng riêng biệt,
13
nhất là trong vấn đề tổng hợp hình phạt. Khi tổng hợp hình phạt đối với người dưới
18 tuổi phạm nhiều tội, Tòa án ngoài việc căn cứ vào Điều 55 và Điều 56 BLHS
năm 2015 như đối với người đủ 18 tuổi phạm nhiều tội thì Tòa án còn phải căn cứ
vào Điều 103 và Điều 104 BLHS năm 2015.
Theo quy định tại Điều 103 BLHS năm 2015 thì việc tổng hợp hình phạt
trong trường hợp người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội được thực hiện như sau:
1. Khi xét xử cùng một lần người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội thì Tòa án
quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt chung theo quy định tại
Điều 55 của Bộ luật này. Nếu hình phạt chung là cải tạo không giam giữ thì mức
hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 03 năm. Nếu hình phạt chung là tù có
thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không được vượt quá 18 năm đối
với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội và 12 năm đối với người từ đủ
14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội.
2. Đối với người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi
đủ 16 tuổi, có tội được thực hiện sau khi đủ 16 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp
dụng như sau:
a) Nếu mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện trước khi người đó
đủ 16 tuổi nặng hơn hoặc bằng mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện
sau khi đủ 16 tuổi thì hình phạt chung không vượt quá mức hình phạt cao nhất đối
với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Nếu mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện sau khi người đó
đủ 16 tuổi nặng hơn mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện trước khi đủ
16 tuổi thì hình phạt chung không vượt quá mức hình phạt cao nhất đối với người
từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Đối với người phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 18 tuổi, có
tội được thực hiện sau khi đủ 18 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng như sau:
a) Nếu mức hình phạt Toà án tuyên đối với tội được thực hiện khi người đó
chưa đủ 18 tuổi nặng hơn hoặc bằng mức hình phạt áp dụng đối với tội được thực
hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung không được vượt quá mức hình
14
phạt cao nhất quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Nếu mức hình phạt Toà án tuyên đối với tội được thực hiện khi người đó đã đủ
18 tuổi nặng hơn mức hình phạt áp dụng đối với tội thực hiện khi người đó chưa đủ 18
tuổi thì hình phạt chung áp dụng như đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội.
Như vậy, căn cứ theo quy định tại Điều 103 BLHS năm 2015 về hình phạt
đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, nếu họ phạm nhiều tội thì khi tổng hợp hình
phạt, mức hình phạt chung cao nhất sẽ không thể nào cao hơn mức hình phạt quy
định tại Điều 101 BLHS năm 2015. Theo điểm b, khoản 3, Điều 103 BLHS năm
2015, nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi, thì hình phạt
chung áp dụng như đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội, (thỏa mản theo Điều
55 BLHS năm 2015) điều này thể hiện sự thống nhất trong vấn đề quyết định hình
phạt nói riêng và trong chính sách hình sự của Nhà nước đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội nói chung.
1.2. Khái niệm, ý nghĩa của quyết định hình phạt đối với người chưa
thành niên (dưới 18 tuổi) phạm tội
1.2.1. Khái niệm quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên
(dưới 18 tuổi) phạm tội
Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội là một trong
những giai đoạn cơ bản, một trong những nội dung của quá trình áp dụng pháp luật
hình sự. Giai đoạn này chiếm vị trí đặc biệt trong quá trình áp dụng pháp luật hình
sự. Điều đó thể hiện trước hết ở chỗ chỉ Tòa án mới có quyền quyết định hình phạt
[52, tr. 384]. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy
định: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, thực hiện quyền tư pháp” (Điều 102). Điều 30 của BLHS năm 2015 quy định
“Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định
trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân
thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp
nhân thương mại đó”. Như vậy, hình phạt là biện pháp cưỡng chế của Nhà nước
giao cho do Tòa án nhân dân, nhân danh nhà nước quyết định áp dụng đối với người
15
phạm tội, không một cơ quan nào khác ngoài Tòa án nhân dân có quyền áp dụng
hình phạt. Tòa án căn cứ vào luật hình sự tuyên bố áp dụng hình phạt đối với người
phạm tội, thể hiện sự lên án của nhà nước đối với họ về việc thực hiện tội phạm, là
sự trừng trị người phạm tội.
Nội dung của quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội
thể hiện ở hai điểm sau: 1) Tòa án lựa chọn một trong những hình phạt cụ thể được
quy định trong điều luật (khoản điều luật) được áp dụng để quyết định đối với bị
cáo; 2) và tiếp đến xác định một mức hình phạt cụ thể đối với bị cáo.
Loại và mức hình phạt được quyết định áp dụng đối với bị cáo phải được thể
hiện trong bản án buộc tội theo các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và được
công bố một cách công khai khi tuyên án.
Hình phạt do Tòa án quyết định tùy thuộc vào tình hình cụ thể của vụ án có
thể là nghiêm khắc, ít nghiêm khắc hoặc nhẹ nhưng trong mọi trường hợp bao giờ
cũng đảm bảo đúng pháp luật, công bằng và cá thể hóa. Điều đó có nghĩa rằng, khi
quyết định hình phạt phải bảo đảm sự tương xứng của hình phạt được tuyên với tính
chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã thực hiện, với các đặc điểm
nhân thân người phạm tội, với các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình
sự, với dư luận xã hội, với ý thức pháp luật. Tức là để bảo đảm sự tương xứng đó
khi quyết định hình phạt phải cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
của tội phạm đã thực hiện, cân nhắc nhân thân người phạm tội, cân nhắc các tình
tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Như vậy, có thể đưa ra khái niệm về quyết định hình phạt đối với người chưa
thành niên phạm tội như sau: “Quyết định hình phạt là một giai đoạn, một nội dung
của áp dụng pháp luật hình sự thể hiện ở việc Tòa án lựa chọn loại và mức hình
phạt cụ thể được quy định trong điều luật (khoản điều luật) theo một thủ tục nhất
định để áp dụng đối với người phạm tội là người chưa thành niên thể hiện trong
bản án buộc tội”.
Quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội không chỉ là việc
Tòa án lựa chọn loại hình phạt và xác định mức hình phạt cụ thể để áp dụng đối với
16
họ là đủ. Bởi đây là một đối tượng chưa có sự phát triển đầy đủ về thể chất cũng
như về tâm sinh lý. Người dưới 18 tuổi bị hạn chế về khả năng nhận thức cũng như
về kinh nghiệm sống, thiếu những điều kiện về bản lĩnh tự lập cùng với khả năng tự
kiềm chế chưa cao nên họ dễ bị kích động, dễ bị lôi kéo vào hoạt động phạm tội.
Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi là phải nhằm giúp đỡ,
cải tạo, giáo dục để họ nhận ra sai lầm của mình mà sửa chữa, từ đó trở thành những
người có ích cho xã hội. Do đó, bên cạnh các nguyên tắc chung thì pháp luật hình
sự Việt Nam phải đặt ra những nguyên tắc riêng, mang tính chất đặc thù khi xử lý
hành vi phạm tội của người dưới 18 tuổi. Vì vậy, nhà làm luật đã xây dựng một
chương riêng quy định đường lối xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội tại
Chương XII của BLHS năm 2015. Trong Chương này, nhà làm luật đã đề ra các
đường lối xử lý cũng như các nguyên tắc mà Tòa án bắt buộc phải tuân thủ khi
quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nhằm bảo đảm các quyền
và lợi ích hợp pháp cho họ, điều này được thể hiện ở Điều 91 của BLHS năm 2015.
1.2.2. Ý nghĩa của quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng về chính trị và pháp luật. Chỉ khi hình phạt được quyết định một cách
chính xác và công bằng thì mục đích của hình phạt mới đạt được, tức là có tác dụng
giáo dục và cải tạo người phạm tội, ngăn ngừa phạm tội mới và giáo dục người khác.
Hình phạt được quyết định quá nhẹ so với tính chất mức độ nguy hiểm của tội phạm
đã được thực hiện sẽ không đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm
mà còn nảy sinh thái độ xem thường pháp luật của người phạm tội nói riêng và
trong quần chúng nhân dân nói chung. Ngược lại hình phạt được quyết định quá
nặng sẽ gây ra tâm lý không tin tưởng vào tính công bằng của pháp luật và sự công
minh của cơ quan tiến hành tố tụng cũng như không thể hiện được tính khoan hồng
của pháp luật và chính sách nhân đạo của Nhà nước ta. Cả hai tình trạng đó đều dẫn
đến hậu quả làm giảm ý nghĩa giáo dục riêng và phòng ngừa chung của hình phạt.
Như vậy, quyết định đúng đắn sẽ góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa,
trật tự và kỷ cương xã hội.
17
Khi quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, Tòa án phải
xem xét nhiều khía cạnh như nhân thân; hoàn cảnh phạm tội; nguyên nhân dẫn đến
việc thực hiện tội phạm; ý kiến của gia đình, nhà trường, tổ chức để tìm ra phương
thức cải tạo, giáo dục tối ưu để áp dụng mức phạt phù hợp, tạo điều kiện cho bị cáo
học tập, hối cải và hoàn lương. Hình phạt tù có thời hạn được áp dụng đối với người
dưới 18 tuổi phạm tội trong trường hợp thật sự cần thiết, đối với cá nhân có nhiều
tình tiết tăng nặng TNHS, nhân thân xấu, cần phải được cách ly khỏi môi trường
sống thường ngày trong thời gian nhất định, nhằm giúp họ từ bỏ con đường phạm
tội. Việc áp dụng hình phạt tù vừa đủ là biện pháp hiệu quả, phù hợp với chính sách
giáo dục, cải tạo của Đảng, Nhà nước hơn là trừng trị người dưới 18 tuổi phạm tội.
Như vậy, người dưới 18 tuổi phạm tội là chủ thể đặc biệt so với chủ thể là
người đủ 18 tuổi. Từ yêu cầu của nguyên tắc nhân đạo và nguyên tắc phân hóa trách
nhiệm hình sự, việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội vừa phải tuân thủ các quy
định về xử lý các tội phạm nói chung, vừa phải tuân thủ các quy định được xây
dựng phù hợp với đặc thù của người dưới 18 tuổi phạm tội. Những quy định phù
hợp với đặc thù của người dưới 18 tuổi phạm tội chính là cơ sở để việc xử lý vừa
đảm bảo tính nghiêm khắc của việc xử lý hình sự, vừa phát huy hiệu quả giáo dục
đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
1.3. Các nguyên tắc và căn cứ quyết định hình phạt đối với người chưa
thành niên (người dưới 18 tuổi) phạm tội
1.3.1. Các nguyên tắc quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội
Các nguyên tắc quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là
một trong những vấn đề quan trọng của chế định quyết định hình phạt, bởi vì, việc
quyết định hình phạt đúng pháp luật, công bằng và hợp lý hay không tùy thuộc rất
nhiều vào việc nhận thức và áp dụng các nguyên tắc đó trong thực tiễn xét xử. Đây
là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất lớn. Ý nghĩa luận của chúng thể hiện ở
chỗ: việc làm sáng tỏ các nguyên tắc đó góp phần vào việc nhận thức được bản chất,
nội dung, nguồn gốc, ý nghĩa của chế định quyết định hình phạt, phân biệt đúng các
18
căn cứ quyết định hình phạt, đưa ra những phương án tối ưu của việc thể hiện chúng
trong các quy phạm của Bộ luật hình sự. Còn về mặt thực tiễn, các nguyên tắc đó là
những tư tưởng chỉ đạo, là kim chỉ nam cho hoạt động của Tòa án khi chọn và quyết
định loại và mức hình phạt đối với từng bị cáo trong từng vụ án cụ thể, là tiền đề, là
điều kiện cho việc cải tạo và giáo dục người bị kết án được tốt, góp phần vào việc
phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung.
Các nguyên tắc quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là
những tư tưởng được thể hiện trong luật hoặc được làm sáng tỏ bắt nguồn từ việc
giải thích luật. Các nguyên tắc quyết định hình phạt với tính cách là các tư tưởng chỉ
đạo định hướng hoạt động của Tòa án khi áp dụng các chế tài luật hình sự, được thể
hiện rất nhiều quy phạm pháp luật hình sự.
Như vậy, có thể định nghĩa các nguyên tắc quyết định hình phạt đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội như sau:“là những tư tưởng xuất phát, tư tưởng chỉ
đạo được quy định trong pháp luật hình sự và do giải thích pháp luật mà có, xác
định và định hướng hoạt động của Tòa án khi áp dụng chế tài luật hình sự đối với
người phạm tội.” [52 tr. 388]. Với tư cách là những tư tưởng xuất phát, tư tưởng chỉ
đạo định hướng hoạt động của Tòa án khi quyết định hình phạt đối với người phạm
tội, các nguyên tắc quyết định hình phạt là một trong những nội dung quan trọng
của chính sách hình sự nhà nước ta.
Để có cơ sở đưa ra các ngyên tắc quyết định hình phạt, cần phải đưa vào
những tiêu chuẩn nhất định. Những tiêu chuẩn đó là: thứ nhất, phải là những tư
tưởng chỉ đạo đầu tiên; thứ hai, phải được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp trong
luật hình sự; thứ ba, phải là những tư tưởng chỉ đạo định hướng hoạt động của Tòa
án trong lĩnh vực quyết định hình phạt; thứ tư, những tư tưởng đó phải phù hợp với
chính sách hình sự trong từng gian đoạn phát triển của đất nước. Dựa vào những tư
tưởng đó giúp chúng ta tránh khỏi hoặc thu hẹp, hoặc quá mở rộng khi đưa ra các
nguyên tắc quyết định hình phạt. Căn cứ vào các tiêu chuẩn trên, quyết định hình
phạt đối với người dưới 18 tuổi cần phải dựa vào các nguyên tắc sau đây: 1)
19
Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa; 2) Nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa; 3)
Nguyên tắc cá thể hóa hình phạt; 4) Nguyên tắc công bằng.
Với tư cách là những tư tưởng xuất phát, tư tưởng chỉ đạo định hướng hoạt
động của Tòa án khi QĐHP đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, các nguyên tắc
QĐHP là một trong những nội dung quan trọng của chính sách hình sự của Nhà
nước ta.
- Nguyên tắc pháp chế: Tư tưởng cơ bản của nguyên tắc này thể hiện ở chỗ
khi áp dụng hình phạt đối với người phạm tội Tòa án phải tuân thủ các quy định của
pháp luật hình sự, đây là nguyên tắc cực kỳ quan trọng, vì có thể áp dụng các
nguyên tắc khác của chế định quyết định hình phạt vào thực tiễn xét xử, chỉ tuân thủ
nghiêm chỉnh nguyên tắc này. Nội dung nguyên tắc này thể hiện cụ thể tại khoản 1
Điều 2 Bộ luật hình sự 2015 quy định rõ: “Chỉ người nào phạm tội đã được Bộ luật
hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”; điều này có nghĩa là hành vi
vi phạm pháp luật nào được quy định trong BLHS năm 2015 thì người phạm tội
mới chịu trách nhiệm hình sự. Nguyên tắc này áp dụng chung cho tất cả người
phạm tội. Pháp luật nước ta loại bỏ nguyên tắc tương tự trong lĩnh vực hình sự là
một việc làm có ý nghĩa chính trị - pháp lý rất lớn đối với việc cũng cố và tăng
cường nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, là cơ sở pháp lý vững chắc của việc
QĐHP, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải định tội danh đúng với
hành vi phạm tội của bị cáo.
Nội dung của tính pháp chế còn thể hiện ở chỗ: khi quyết định hình phạt, Tòa
án phải tuân theo trình tự và các điều kiện áp dụng các loại hình phạt cụ thể và chỉ
khi có thể tuyên những hình phạt được quy định trong luật.
Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi khi tuyên một hình phạt phải có tính xác định,
có căn cứ lập luận và bắt buộc có lý do, Tính xác định của hình phạt trong bản án
buộc tội thể hiện ở chỗ hình phạt được quyết định đối với bị cáo phải cụ thể về loại
hình phạt và thời gian. Tính có căn cứ, lập luận và bắt buộc có lý do trong bản án
đòi hỏi Toà án phải nghiên cứu kỹ và làm sáng rõ các tình tiết có trong vụ án để làm
căn cứ cho việc QĐHP. Những tình tiết đó phải là những tình tiết đã được xét hỏi,
20