Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

hiệu quả và thay đổi tổ chức của CÔNG TY cổ PHẦN ĐÔNG á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.22 KB, 11 trang )

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Á
1. Giới thiệu về tổ chức
1.1 Giới thiệu chung

Tên Công ty (tiếng Việt): Công ty Cổ Phần Đông Á
Tên Công ty viết tắt tiếng Anh: DOPACK
Trụ sở chính: 18 Nguyễn Xiển, phường Vĩnh Hải, TP.Nha Trang, Khánh Hòa
Công ty được thành lập năm 1995, là thành viên của Tổng Công ty Khánh Việt
(KHATOCO).
1.2 Lĩnh vực kinh doanh
Đây là nhà cung cấp bao bì giấy chuyên nghiệp
1.3 Phương châm kinh doanh
“ Chất lượng – Giá cả - Phương cách phục vụ “ là phương châm kinh doanh của Công ty
Đông Á với ý nghĩa cam kết luôn mang đến cho khách hàng sự hài lòng về chất lượng
sản phẩm đồng thời phương cách phục vụ uy tín, tận tình và chu đáo .
1.4 Giá trị cốt lõi
D – Development (Phát triển)
O – Originality (Độc đáo trong kinh doanh đồng nghĩa với Khác biệt)
P – Precision (Chính xác, tỉ mỉ, nghiêm ngặt)
A – Association (Liên kết)
C – Creativity (Sáng tạo)
K – Knowledge (Tri thức, kiến thức)
1.5 Quy mô sản xuất
DOPACK áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2008 để sản
xuất ra sản phẩm chất lượng cao với qui trình kiểm soát chặt chẽ từ chất lượng nguyên
liệu đầu vào cho đến sản phẩm đầu ra cũng như đối với dịch vụ sau bán hàng.
Năng lực sản xuất đạt trên 35 000 tấn sản phẩm/ năm.
Hệ thống dây chuyền sản xuất bao gồm :
+ Dây chuyền tạo song carton 3-5-7 lớp với công nghệ hút chân không hiện đại.
+ Máy in Flexco và xẻ rãnh 5 màu.
+ Máy khắc bản lazer.


+ Máy bế tự động.
+ Máy bồi carton tự động.
+ Máy in offset 6 màu và tráng phủ.
Với dây chuyền máy móc thiết bị sản xuất công nghệ hiện đại và đội ngũ nhân viên thiết
kế chuyên nghiệp, am hiểu về ngành nghề, luôn sẵn sàng tư vấn, thiết kế miễn phí để tạo
ra sản phẩm đẹp, sử dụng hiệu quả cho khách hàng.

1


2. Môi trường bên ngoài
2.1 Bối cảnh kinh tế
2.1.1 Tình hình kinh tế chung

Tổng sản phẩm trong nước năm 2004 ước tính đạt 362,1 nghìn tỷ đồng tính theo giá năm
1994 và tăng 7,7% so với năm 2003 (tương đương với tăng thêm 25,85 nghìn tỷ đồng)
trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,5 %; khu vực dịch vụ tăng 7,5%;
khu vực công nghiệp và xây dựng tăng cao nhất là 10,2%.
2.1.2 Tình hình ngành công nghiệp
Sản xuất công nghiệp năm 2004 tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao hơn mức kế hoạch đề
ra và tăng cao so với năm 2003, giá trị sản xuất tăng 16% so với cùng kỳ.
Cụ thể, ngành công nghiệp chế biến tăng 16,1% so với năm 2003; mức tăng này không
biến động nhiều so với mức tăng của các năm trước, nhưng trong công nghiệp chế biến
có nhiều loại sản phẩm dựa vào nguyên liệu đầu vào phải nhập khẩu, nên các biến động
về giá đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất: làm chi phí tăng nhanh hơn và phần nào đã
giảm sức cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước. Tuy vậy, do cầu trên thị trường
trong nước và xuất khẩu tăng nên sản lượng một số mặt hàng công nghiệp chế biến vẫn
ổn định tăng ở mức cao.
Sản xuất công nghiệp năm 2004 vẫn giữ được mức tăng trưởng ở mức cao là do:
+ Nhu cầu sản phẩm công nghiệp trên thị trường trong nước tăng lên, do nâng cao được

chất lượng và phù hợp hơn với người tiêu dùng trong nước
+ Xuất khẩu sản phẩm công nghiệp tăng mạnh, đóng góp tới khoảng 80% vào mức tăng
trưởng xuất khẩu
+ Các doanh nghiệp tiếp tục tăng đầu tư cho sản xuất nhằm đổi mới thiết bị công nghệ,
giảm giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp trên thị
trường nội địa cũng như xuất khẩu để từng bước hội nhập tốt hơn vào kinh tế khu vực và
kinh tế quốc tế
2.2 Đặc điểm ngành kinh doanh
2.2.1 Tông Quan về cấu trúc ngành giấy năm 2004

2


Giấy bao bì chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu ngành giấy của Việt Nam. Tính trong
giai đoạn 2000-2008, sản lượng sản xuất giấy tăng khoảng 16%, trong đó nhóm bao bì
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất với tốc độ tăng trung
bình 27%.

Mặc dù đầu tư vào ngành giấy tăng mạnh trong những năm qua nhưng sản xuất vẫn chưa
đủ đáp ứng nhu cầu, nhất là những sản phẩn tiêu thụ nhiều và doanh nghiệp Viêt Nam
vẫn chưa sản xuất được giấy bao bì chất lượng cao. Tốc độ tăng nhu cầu tiêu dùng cao
hơn tốc đô tăng của sản xuất vì vậy nhập khẩu vẫn tăng và cao qua các năm.
Do máy móc cũ công nghệ lạc hậu, nên nhiều nhà máy giấy ở Việt Nam không sản xuất
được hết công suất vì vậy khả năng đáp ứng nhu cầu nội địa càng thấp và tỷ trọng nhập
khẩu cao

3


2.2.2


Tổng quan về thị trường cung cầu bao bì giấy Carton

Bao bì giấy Carton là một trong những sản phẩm thiết yếu được dùng để đóng gói, vận
chuyển, bảo quản cũng như trưng bày các sản phẩm trong ngành công nghiệp và tiêu
dùng vì có ưu điểm là:
+ độ cứng nhất định tạo điều kiện dễ xếp chồng với nhau trong lưu kho, vận chuyển,
trưng bày
+ mặt bìa Carton bên ngoài có lớp giấy sáng đẹp, dễ in ấn để truyền tải thông tin cho
doanh nghiệp.
+ đáp ứng hầu hết các tính năng như chịu sự đè nén, va đạp cao và áp lực môi trường có
độ ẩm lớn.
+ vẫn giữ được những ưu thế truyền thống của mình như nhẹ và có thể tái sinh lại 100%,
thân thiện với sức khỏe cũng như môi trường tự nhiên.
Do vậy, sử dụng bao bì giấy Carton dần như một xu thế tất yếu thay thế các loại bao bì
khác trong tình hình hiện nay.
Các ngành sử dụng bao bì giấy Carton chủ yếu:
+ Ngành công nghiệp thực phẩm
+ Ngành công nghiệp hóa mỹ phẩm
+ Ngành công nghiệp hàng tiêu dùng
+ Ngành công nghiệp điện tử
+ Ngành công nghiệp da-giày
+ Ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản

bao bì giấy Carton
Dựa vào chức năng của bao bì giấy Carton, có thể dễ dàng nhận biết được tốc độ tăng
trưởng của ngành bao bì giấy Carton phụ thuộc vào sự tăng trưởng của các ngành công
nghiệp, nhất là ngành công nghiệp chế biến.
Ngành công nghiệp nước ta có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 15%, đối với khu
vực trọng điểm phía Nam (Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, TP. HCM) có mức

4


tăng trưởng cao hơn từ 18-25%. Trong số đó, tỷ lệ phát triển của ngành công nghiệp chế
biến chiếm 80% giá trị. Vì thế, sự phát triển của ngành bao bì giấy Carton cũng tăng lên
tương xứng.
Không chỉ từ năm 2000 – 2008 mà Theo nghiên cứu và đánh giá thị trường của các
chuyên gia hiện nay thì:
+ Thị trường bao bì giấy Carton ở khu vực Đông Nam Bộ có tốc độ tăng trưởng bình
quân là 17% trong giai đoạn từ 2010 – 2014.
+ Công suất mang lại của ngành này có thể đạt tới 41.000 tấn/năm.
+ Vào những năm 2011 – 2012, sản xuất bao bì giấy Carton đang từng bước phát triển và
được các doanh nghiệp nhận diện cơ hội nên có sự cạnh tranh gay gắt.
2.2.3 Đối thủ cạnh tranh
a. Về quy mô sản xuất, các doanh nghiệp có quy mô tương đối nhỏ:
+ 40,5% doanh nghiệp công suất dưới 1.000 tấn/năm
+ 44,1% công suất từ 1.000-10.000 tấn/năm
+ 14,2% công suất từ 10 000 – 100 000 tấn/năm
+ chỉ có 3 doanh nghiệp có công suất từ 100.000 tấn/ năm là: Công ty giấy Bãi Bằng,
Công ty cổ phần Giấy Tân Mai và Công ty TNHH giấy Chánh Dương.
Công suất trung bình của Việt nam là 5.800 tấn giấy và 13.000 tấn bột/năm thấp hơn rất
nhiều so với công suất trung bình của các nước có nền công nghiệp giấy phát triển như
Đức, Phần Lan và thấp hơn so với các nước có trình độ phát triển tương đương như Thái
Lan và Indonesia.
Nhìn chung thị phần của các doanh nghiệp đứng đầu đều giảm xuống qua các năm, do sự
gia nhập ngành của các doanh nghiệp mới cũng như sự cạnh tranh ngày càng tăng của
hàng nhập khẩu.
2.2.4 Khách hàng
Bình quân giai đoạn 2000 - 2008, nhu cầu tiêu dùng giấy của Việt Nam tăng trưởng
16,2% - tương đương tốc độ tăng trưởng của sản xuất. Tổng nhu cầu giấy năm 2008 đạt

hơn 2 triệu tấn, cao gấp khoảng 4 lần 504 ngàn tấn năm 2000.
Về cơ cấu tiêu dùng, giấy bao bì chiếm tỷ trong cao nhất trong tổng cầu về giấy của Việt
Nam và có tốc độ tăng trưởng tương đối cao. Giấy bao bì chủ yếu phục vụ cho ngành
công nghiệp trong khi ngành công nghiệp lại tăng bình quân 15%/ năm nên dẫn đến việc
tăng nhu cầu giấy bao bì.
Đây là một thị trường đầy tiềm năng.
2.2.5 Nhà cung cấp nguyên liệu sản xuất giấy
a. Các loại nguyên liệu giấy
5


Hai nguồn nguyên liệu chính để sản xuất giấy: từ gỗ và phi gỗ và giấy loại đang ngày
càng trở thành nguồn nguyên liệu chủ yếu trong sản xuất giấy
+ Bột giấy từ nguyên liệu nguyên thủy (gỗ hay phi gỗ):
Nguyên liệu để sản xuất bột giấy từ các loại phi gỗ có chi phí sản xuất thấp hơn nhưng
không phù hợp với nhà máy có công suất lớn do nguyên liệu loại này được cung cấp theo
mùa vụ và khó khăn trong việc cất trữ.
Tại Việt Nam năng lực sản xuất bột giấy chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất giấy. Do đó
ngành công nghiệp giấy luôn phải phụ thuộc vào nguồn bột giấy nhập khẩu. Hiện nay chỉ
có Công ty Giấy Bãi Bằng và Công ty cổ phần Giấy Tân Mai chủ động đáp ứng được
khoảng 80% tổng số bột cho sản xuất giấy của mình. Ngành giấy Việt Nam cũng không
có các doanh nghiệp sản xuất bột thương mại, chỉ có các doanh nghiệp sản xuất bột phục
vụ cho việc sản xuất giấy của chính doanh nghiệp đó.
Bảng: Tình hình sản xuất và nhập khẩu bột giấy qua các năm (2000-2008)
2000
2001
2002
2003
2004
2005

2006
2007
Bột nguyên
174,0
197,2
251,9
231,5
303,0
289,0
280,0
327,0
thủy
Bột tái chế
144
180
253
371
402
450
533
669
Nhập khẩu
bột giấy

50

141

60


80

140,9

125,8

131,8

110

+ Bột giấy từ giấy loại:
Giấy loại ngày càng được sử dụng nhiều làm nguyên liệu cho ngành giấy do: 1 là tiết
kiệm được chi phí sản xuất (Giá thành bột giấy từ giấy loại luôn thấp hơn các loại bột
giấy từ các loại nguyên liệu nguyên thủy vì chi phí vận chuyển, thu mua và xử lý thấp
hơn); 2 là chi phí đầu tư dây chuyền xử lý giấy loại thấp hơn dây chuyền sản xuất bột gỗ
từ các nguyên liệu nguyên thủy; 3 là sản xuất giấy từ giấy loại có tác động bảo vệ môi
trường.
Svới bột giấy làm từ nguyên liệu nguyên thủy, bột giấy tái chế có chất lượng kém hơn do
đó không thể sử dụng để sản xuất các loại sản phẩm chất lượng cao như các loại bao bì
yêu cầu độ bền và độ dai lớn.
Nguồn giấy loại được cung cấp từ 2 nguồn là thu gom hay nhập khẩu. Hiện nay chưa có
công ty chuyên doanh giấy thu hồi do đó việc thu gom và tái chế diễn ra khá tự phát. Hơn
nữa nhà nước chưa có chính sách khuyến khích thu gom cũng như chưa có hành lang
pháp lý điều hành hoạt động này do đó tỉ lệ thu hồi giấy đã qua sử dụng ở Việt Nam rất
thấp chỉ khoảng 25%.

6


Bảng: Tình hình sử dụng giấy tái chế ở Việt Nam (1999-2007) (đơn vị: tấn)

2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Giấy
240.500 233.966 329.157 481.650 522.262 533.000 708.500
tái chế
Thu
120.960 153.626 194.618 242.675 280.079 331.751 388.645
gom
Nhập
119.540 80.341 134.540 238.975 242.184 201.249 319.856
khẩu

2007
903.045
450.058
452.988

Nhìn chung, bột giấy từ gỗ hay phi gỗ có chi phí sản xuất cao hơn nhưng chất lượng hơn
bột giấy từ giấy loại. Năng lực sản xuất hai nguồn nguyên liệu này tại Việt Nam vẫn chưa
đáp ứng được nhu cầu sản xuất nên vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập
khẩu.
b.Biến động giá bột giấy
Sản xuất giấy bằng nguyên liệu bột giấy từ gỗ, chi phí nguyên liệu chiếm từ 45%-65%
giá thành sản phẩm. Cùng với việc hàng năm các doanh nghiệp giấy Việt nam phải nhập
khẩu một lượng bột giấy lớn thì việc biến động giá bột giấy có ảnh hưởng rất lớn đến tình

hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp giấy trong nước.
Từ tháng 12/2005 đến tháng 7/2008 giá bột giấy liên tục tăng. Từ 8/2008 giá bột giấy
giảm mạnh. Đến 3/2009, mới có xu hướng tăng trở lại.
2.2.6 Công nghệ sản xuất
Theo số liệu thống kê cả nước có gần 500 doanh nghiệp sản xuất giấy nhưng chỉ có
khoảng 10% doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép, còn hầu hết các nhà máy
đều không có hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng chưa đạt yêu cầu nên gây ra các
vấn nạn về môi trường trầm trọng.
3. Môi trường bên trong
3.1 Lĩnh vực kinh doanh

Đây là nhà cung cấp bao bì giấy chuyên nghiệp
3.2 Sản phẩm
Công ty Cổ phần Đông Á chuyên sản xuất và cung cấp:
+ các loại hộp giấy
+ bao bì carton (carton 3-5-7 lớp)
+ tem nhãn
+ các ấn phẩm khác
Trong đó, sản phẩm chủ yếu của công ty là bao bì carton.
7


3.3 Tình hình công nghệ trước năm 2004

Công ty chỉ sử dụng dây chuyền máy dợn sóng 3 và 5 lớp sóng; chưa đầu tư nhiều vào
các thiết bị công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng giấy, màu sắc, mẫu mã; chưa có hệ
thống xử lý nước thải hiện đại.
Công nghệ lạc hậu sẽ gây nên lãng phí nguyên vật liệu, tăng cao chi phí sản xuất làm
giảm năng lực cạnh tranh của ngành giấy, kéo theo việc gây ra những ảnh hưởng đến môi
trường.

4. Phân tích doanh nghiệp theo mô hình chẩn đoán tổ chức
4.1 Đầu vào:
Theo bối cảnh kinh tế chung và tình hình ngành công nghiệp giấy nói riêng (năm 2000 –
2008) có những cơ hội và thách thức như sau:
Cơ hội
Thách thức
+ Giá trị sản xuất công nghiệp tăng, ngành + Nhiều doanh nghiệp mới tham gia vào
công nghiệp chế biến cũng tăng ở mức ổn
ngành nên nhiều đối thủ cạnh tranh
định => nhu cầu sử dụng giấy ngày càng
+ Tỷ trọng giấy nhập khẩu cao nên đối mặt
tăng
với sự cạnh tranh khốc liệt của hàng nhập
+ Bao bì giấy carton sử dụng trong nhiều
khẩu
ngành công nghiệp tăng trung bình 27%
+ Giá nguyên liệu bột giấy nhập khẩu tăng
+ Nhiều nhà máy không sản xuất được hết liên tục
công suất nên khả năng đáp ứng nhu cầu
nội địa thấp
4.2 Hoạt động sản xuất của tổ chức
Tình hình hoạt động sản xuất, cụ thể là công nghệ sản xuất của tổ chức tồn tại những
điểm mạnh và yếu như sau:
Điểm mạnh
Điểm yếu
+ Sản xuất chủ yếu bao bì giấy – đây là
+ Chưa chủ động được nguồn nguyên vật
nhóm sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất
liệu cho sản xuất
trong tổng sản phẩm ngành giấy và có tốc

+ Giá bột giấy nhập khẩu liên tục tăng làm
độ phát triển cao (tăng trung bình 27%)
ảnh hưởng đến chi phí sản xuất
+ Công nghệ lạc hậu
4.3 Kết quả
Chính vì những điểm yếu trên đã dẫn đến những kết quả:
+ Chi phí sản xuất tăng, bị ảnh hưởng bởi nguồn nguyên liệu đầu vào
+ Công nghệ lạc hậu nên sản xuất kém hiệu quả làm chi phí sản xuất tăng, mất lợi thế
cạnh tranh, chưa có biện pháp ngăn chặn ô nhiễm môi trường

8


5. Phân tích những thành công khi thay đổi và phát triển tổ chức

5.1 Đổi mới công nghệ sản xuất
Nhờ nắm bắt được nhu cầu của thị trường và có định hướng phát triển lâu dài, Công ty đã
chủ động đầu tư và cải tiến công nghệ, thiết bị để giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh.
Đặc biệt cải tiến thiết bị để phù hợp với việc sử dụng nguyên liệu trong nước, giảm lượng
giấy nhập ngoại nhưng vẫn đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của khách hàng.
Những thay đổi về thiết bị công nghệ:
Năm 2004: Công ty đã đầu tư đổi mới toàn bộ dây chuyền máy dợn sóng 7 lớp sóng, khổ
1,88m hiện đại; đồng thời trang bị thêm 01 máy in ngang Flexo 3 màu để phục vụ nhu
cầu khách hàng về chất lượng cao in ấn trên bao bì carton và các yêu cầu khác.
Năm 2005: Đầu tư 01 máy bồi tự động, đồng thời cải tạo nâng cấp nhà xưởng để giải
quyết không gian làm việc đủ thông thoáng, bảo đảm an toàn lao động và PCCN trong
công ty.
Năm 2006: Đầu tư 01 máy in Offset 2 màu và 01 máy xẻ rãnh hiện đại.
Năm 2007: Đầu tư một máy bế tự động, để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm;
đầu tư xây dựng hội trường, nhà ăn tập thể cải thiện môi trường làm việc ngày càng tốt

hơn.
Năm 2008: Đầu tư một máy in ngang Flexo 5 màu để nâng cao chất lượng bao bì hơn
nữa, nhất là bao bì xuất khẩu đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
Năm 2009: Mở rộng nhà xưởng Offset và dợn sóng, đầu tư máy in Offset 6 màu; Nồi hơi
chạy than thay cho chạy dầu. Đây là sự đầu tư đúng hướng và kịp thời, được khách hàng
chấp nhận và đánh giá cao, tăng lợi nhuận cho Công ty và góp phần hoàn thành vượt
mức kế hoạch được giao.
Năm 2010: Công ty tiếp tục đầu tư 01 xe nâng giấy; 01 máy xén giấy tự động và đầu tư
một hệ thống xử lý nước thải hiện đại để đảm bảo môi trường xã hội. Tổng mức đầu tư
trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2010 đạt 34,3 tỷ đồng.
5.2 Những đổi mới của công tác quản lý:
Để tạo điều kiện phát triển dựa vào nền tảng đổi mới công nghệ, cần phải tạo ra nguồn
nhân lực được đào tạo chuẩn mực về công nghệ, phù hợp với nhu cầu thực tế sản xuất.
Năm 2007, tổ chức dạy nghề cho hơn 150 công nhân (100% công nhân lao động trực
tiếp) đạt trình độ sơ cấp nghề tại Trường Cao đẳng kỹ thuật nghề Nha Trang, bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ qua các khóa ngắn hạn cho 36 lượt CBNV tham dự.
Từ năm 2009, Công ty bắt đầu tổ chức bồi dưỡng nghề, thi nâng bậc nghề cho công nhân
lao động.
Đào tạo nguồn nhân lực kết hợp với thay đổi quản lý bằng hàng loạt các quy chế, quy
định, xây dựng hệ thống quản lý thống nhất từ trên xuống dưới, phân công, phân cấp
quản lý có chức năng nhiệm vụ cụ thể, tránh chồng chéo; xây dựng quy chế đánh giá
9


chấm điểm thi đua, cách đánh giá thiên về định lượng thay cho định tính trước đây. Công
ty luôn coi trọng công tác cán bộ, từ đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cho đến đào tạo,
bồi dưỡng, bố trí và thực hiện chính sách cán bộ.
Công tác tiền lương, công tác đời sống, thi đua, sáng kiến, văn hóa thể thao… được công
ty rất chú trọng. Bên cạnh đó, đời sống tinh thần người lao động tiếp tục được quan tâm,
các hoạt động du lịch, tham quan, sinh hoạt dã ngoại kết hợp với các bài học kỹ năng

hoạt động theo nhóm được duy trì, giúp cho người lao động thêm gắn bó với Công ty và
tăng cường sự thông hiểu, phối hợp của người lao động trong sản xuất.
Phong trào thi đua lao động sáng tạo được duy trì trong nhiều năm qua, mọi sáng kiến cải
tiến của công nhân luôn được coi trọng và có chế độ khen thưởng kịp thời.
5.3 Hiệu quả của việc thay đổi và phát triển
+ Mang lại thành công cho công ty cổ phần đông Á qua việc: đa dạng hoá mẫu mã sản
phẩm, sản phẩm tiên tiến hơn, cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ được giá
thành sản phẩm, ưu thế cạnh tranh trên thị trường ngày càng tốt hơn
+ Nâng cao năng suất sản xuất lên 35 000 tấn sản phẩm/ năm
+ Phù hợp với việc sử dụng nguyên liệu trong nước, giảm lượng giấy nhập ngoại nhưng
vẫn đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của khách hàng
+ Làm giảm chi phí vật tư trong sản xuất từ 19% xuống còn 13,5%.
Bên cạnh đó, việc đổi mới công tác quản lý và đào tạo cũng đem đến nhiều hiệu quả:
+ Phát huy tối đa năng lực sáng tạo của lực lượng lao động qua đó năng cao năng suất lao
động và tạo ra những sản phẩm có mẫu mã đẹp hơn nhằm nâng cao uy tính của công ty.
Mỗi năm có từ 10 – 15 sáng kiến lớn nhỏ trong đó có nhiều sáng kiến làm lợi hàng trăm
triệu đồng như: lắp đặt hệ thống đếm số lượng sản phẩm, chế tạo hệ thống băng tải tự
động để đưa sản phẩm ra ngoài trên dây chuyền dợn sóng Trung Quốc giá trị làm lợi
468.000.000đ, cải tiến tách một máy in 3 màu thành hai máy in 2 màu và 1 màu làm lợi
gần 200.000.000đ.
6. Một số giải pháp đề xuất
+ Dựa trên những thành công ban đầu của việc đổi mới thiết bị công nghệ, công ty nên
cập nhật liên tục những thông tin về công nghệ ngành sản xuất bao bì giấy, thị hiếu nhu
cầu của khách hàng để tránh bị lạc hậu, thay đổi kịp thời theo xu hướng phát triển của thị
trường.
+ Dựa trên những thành công ban đầu của việc đổi mới công tác quản lý và đào tạo: công
ty nên tiếp tục duy trì các công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để phát huy được
tối đa khả năng sáng tạo của họ; duy trì hệ thống quản lý bằng các quy chế, quy định
thống nhất; xây dựng hệ thống đánh giá định lượng hiệu quả; chú trọng công tác khen
thưởng.


10


+ Công ty nên chủ động được nguồn nguyên liệu bột giấy bằng cách: tìm kiếm nhà cung
cấp trong nước hợp tác lâu dài hoặc đầu tư một hệ thống thu gom để sản xuất bột giấy từ
giấy loại.

11



×