Tải bản đầy đủ (.pptx) (26 trang)

chính sách thuốc thiết yếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.28 KB, 26 trang )

Bài 6
CHÍNH SÁCH THUỐC THIẾT YẾU
NỘI DUNG

1.Thuốc thiết yếu và danh mục thuốc thiết yếu
1.1-Khái niệm, đặc điểm thuốc thiết yếu
Thuốc thiết yếu là thuốc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe
(CSSK) của đại đa số nhân dân, danh mục thuốc thiết yếu do
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Thuốc thiết yếu, được nhà nước đảm bảo bằng chính sách
quốc gia, gắn liền nghiên cứu, sản xuất, phân phối với nhu cầu
thực tế CSSK của nhân dân, Thuốc thiết yếu:luôn có sẵn với số
lượng đầy đủ, dạng bào chế phù hợp, chất lượng tốt, an toàn
và giá cả phù hợp.


1.2-Nguyên tắc lựa chọn thuốc thiết yếu

a.Có hiệu lực phòng chữa bệnh cao.
b.An toàn trong điều trị.
c.Dạng bào chế (dạng chế phẩm, nồng độ, hàm lượng) dễ sử dụng.
d.Phù hợp với trình độ chuyên môn của nhân viên y tế.
e.Phù hợp với các phương tiện, trang thiết bị để sử dụng, bảo quản tại các tuyến y
tế.
f.Giá thành điều trị hợp lý.
g.Có sự ưu tiên nhất định cho các thuốc sản xuất trong nước.


1.3-Khái niệm và đặc điểm của danh mục thuốc thiết yếu

+ Danh mục thuốc thiết yếu, thoả mãn nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho đa số


nhân dân. Những loại thuốc này luôn có sẵn bất cứ lúc nào với số lượng cần
thiết, dạng bào chế thích hợp, giá cả hợp lý.
+ Với chủng loại và số lượng thuốc phong phú, phù hợp với mô hình bệnh tật và
hệ thống y tế của từng nơi. phù hợp với điều kiện kinh tế -tài chính, chủng loại
và lực lượng thuốc này là tối ưu cho việc chăm sóc sức khoẻ đa số nhân dân.





Chủng lọại thuốc luôn có sẵn với số lượng vừa đủ không quá thừa, không quá
thiếu, dạng thuốc phù hợp với trình độ của cán bộ y tế và dân trí địa phương.
Danh mục thuốc thiết yếu tên thuốc ,là tên gốc để dễ nhớ và đủ thông tin hơn
so với thuốc ở ngoài thị trường.


1.4-Nguyên tắc xây dựng Danh mục thuốc thiết yếu
1.4.1-Cơ cấu danh mục TTY phải phù hợp để giải quyết mô hình bệnh tật của nhân dân
trong từng-thời kỳ.
1.4.2-Cơ cấu danh mục TTY phải đảm bảo có đầy đủ các nhóm thuốc cấp cứu, các nhóm
thuốc điều trị các bệnh thông thường nhiều người mắc, bệnh xã hội
1.4.3-Danh mục TTY phải được rà soát, ban hành lại theo chu kỳ 5 năm một lần và được
thay thế bổ sung kịp thời nếu cần.


1.5- Sự cần thiết và ưu điểm của danh mục TTY

*danh mục thuốc hợp lý nên có những ưu điểm sau:
+ Danh mục thuốc và vaccin đã được xác nhận là an toàn và có hiệu lực.
+ Loại trừ được hạn chế về sử dụng thuốc do không biết hết mọi tác dụng và tác

dụng không mong muốn của thuốc.
+ Tập trung đầu tư cho sản xuất, cung ứng các thuốc thiết yếu nên đảm bảo việc
cung cấp đầy đủ, thường xuyên, có chất lượng các loại thuốc cho nhu cầu y tế.







Có điều kiện tài chính để hỗ trợ cho nghiên cứu, phát triển sản xuất các loại
thuốc mới phù hợp với nhu cầu thực tế ở những nước phát triển.
Đảm bảo việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn hơn.
Thầy thuốc và nhân dân dễ lựa chọn thuốc cho nhu cầu khám chữa bệnh của
mình.
Hạn chế được sự lãng phí, tốn kém trong dùng thuốc. dễ biết, dễ tìm mua, giá
cả dễ chấp nhận, đặc biệt là với cả cộng đồng.





Xác định nhu cầu thuốc một cách hợp lý.



Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan quản lý trong công tác quản lý ngành.

Thuận tiện cho việc cung cấp thông tin cũng như việc đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ.


2. Chính sách Quốc gia về thuốc thiết yếu - chương trình thuốc thiết yếu



Chăm sóc sức khoẻ toàn dân là chiến lược hàng đầu của đại đa số các quốc gia.
Để thực hiện việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, việc cung cấp đầy đủ, kịp
thời các thuốc thiết yếu (TTY) với chất lượng tốt và giá cả hợp lý đang là một
nhu cầu cấp bách hàng đầu, đặc biệt là ở các nước nghèo







Tổ chức y tế thế giới đều xác định rõ: “Việc lựa chọn và cung ứng TTY với giá cả
hợp lý, chất lượng phù hợp là một yêu cầu khẩn cấp và việc xây dựng chính
sách thuốc quốc gia”. Hưởng ứng chương trình hành động về TTY, tính đến
đầu năm 1995 có 113 nước thành viên của WHO đã tiến hành xây dựng danh
mục quốc gia TTY
Ở Việt Nam, chương trình TTY đã từ lâu là một trong những chương trình
giành được sự quan tâm lớn và trở thành một trong những nộị đung mang
tính chiến lược của ngành. .
Để nâng cao chất lượng phục vụ thuốc cho chăm sóc sức khoẻ của đại đa số
nhân dân, danh mục thuốc thiết yếu đã ra đời như một bộ phận cốt lõi của
chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam.


2.1-Mục tiêu chung

Nhà nước đảm bảo chính sách, cơ chế và biện pháp cung cấp TTY cho công tác dự
phòng chữa bệnh cho nhân dân trong toàn quốc đến tận cộng đồng.
Bộ y tế xây dựng và phổ biến danh mục quốc gia TTY và triển khai việc sản xuất,
cung ứng TTY đáp ứng với nhu cầu CSSK nhân dân trong từng thời kỳ.
2.2. Nội dung của chính sách quốc gia về thuốc thiết yếu
Gồm mười nội dung sau:
2.2.1-Lựa chọn thuốc thiết yếu và ban hành danh mục về thuốc thiết yếu
Mục tiêu:
+ Lựa chọn các loại thuốc cần thiết cho việc thỏa mãn nhu cầu CSSK của đại đa
số công chúng trong cộng đồng (trên cơ sở nguyên tắc chung của WHO và
nguyên tắc của Việt Nam).


Chính sách thuốc thiết yếu
+ Bộ trưởng Bộ y tế thành lập hội đồng quốc gia làm tư vấn để lựa chọn TTY và
xây dựng danh mục quốc gia TTY
+ Bộ trưởng Bộ y tế chịu trách nhiệm trước Nhà nước việc ban hành Danh mục
quốc gia TTY và triển khai thực hiện chương trình quốc gia TTY.


2.2.2- Danh pháp thuốc thiết yếu
-Mục tiêu:
Sử dụng chính thức danh pháp TTY theo tên gốc hoặc tên quốc tế trong tất cả
các lĩnh vực hoạt động y, dược có liên quan đến tên TTY.
Chính sách:
+ Tên thuốc được ghi trong Danh mục TTY phải là tên gốc hoặc tên quốc tế (theo
đúng danh pháp đã được quy định trong dược điển Việt)
+ Tên thuốc theo quy định trên được sử dụng trên nhãn thuốc, trong qúa trình
đăng ký, sản xuất, phân phối, kê đơn, hướng dẫn sử dụng thuốc, trong các
phương tiện thông tin, quảng cáo, các tài liệu chuyên môn. sách giáo khoa, các

văn bản giao dịch...


2.2.3- Sản xuất thuốc thiết yếu
Mục tiêu:
Đảm bảo sản xuất trong nước được tối đa các loại thuốc trong danh mục TTY để
đáp ứng cơ bản về TTY cho nhu cầu điều trị.
Chính sách:
+ Khuyến khích các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư trong và ngoài nước xây
dựng các cơ sở sản xuất TTY.
+ Đảm bảo ưu tiên cung cấp ngoại tệ, đầu tư vốn và hỗ trợ thích đáng cho các dây
chuyền sản xuất, TTY phấn đấu đến năm 2010 tất cả các dây chuyền sản xuất TTY
đều đạt GMP.


+ Có chính sách ưu đãi về tài chính, thủ tục hành chính, giảm thuế thích hợp đối
với việc sản xuất phân phối TTY, nhập khẩu TTY mà trong nước chưa sản xuất
được.
+ Khuyến khích việc liên doanh, liên kết, hợp tác nghiên cứu sản xuất giữa các cơ
sở sản xuất, nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm sản xuất TTY.
+ Nhà nước và Bộ Y tế có các qui hoạch, phân công và các biện pháp hữu hiệu để
đạt được các mục tiêu đã nêu trên.


2.2.4-Cung ứng thuốc thiết yếu
-Mục tiêu:
Đảm bảo phân phối đầy đủ, kịp thời với giá cả hợp lý các loại TTY đến người dùng,
đặc biệt quan tâm việc phân phối thuốc đến những địa phương xa xôi hẻo lánh,
gặp nhiều khó khăn.
Chính sách:

+ Có chính sách, cơ chế, biện pháp thích hợp, hữu hiệu để đảm bảo phân phối TTY
đến mọi đối tượng sử dụng.
+ Có chính sách trợ giá thuốc: cho những vùng kinh tế khó khăn; cấp không một số
TTY: phục vụ y tế cộng đồng, các TTY phòng, chữa các bệnh xã hội: cấp không
một số TTY thích hợp; cho đồng bào dân tộc miền núi, đồng bào nghèo.


+ Nhà nước đảm bảo có đủ TTY đến tận tuyến y tế cơ sở.
+ Đảm bảo mỗi xã có một nhân viên y tế làm nhiệm vụ hướng dẫn sử dụng TTY
cho cộng đồng.
+ Các công ty Dược của nhà nước chịu trách nhiệm giữ vai trò chủ đạo trong mạng
lưới phân phối TTY.
+ Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia mạng lưới bán lẻ thuốc.
+ Có chính sách và biện pháp cụ thể để ổn định giá TTY cho nhân dân như mục
tiêu đã định.
+ Có chính sách miễn giảm thuế cho việc phân phối TTY.
+ Bộ Y tế ban hàng đầy đủ các qui chế chuyên môn để hướng dẫn và quản lý hoạt
động cung ứng TTY.


2.2.5-Kê đơn, hướng dẫn sử dụng an toàn, hợp Iý thuốc thiết yếu
Mục tiêu:
Đảm bảo việc sử dụng TTY cho bệnh nhân được an toàn, hợp lý. Hạn chế những
tai biến do việc kê đơn, bán thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc, tự điều trị không
đúng quy định của chuyên môn.
Chính sách:
+ Bộ Y tế có kế hoạch phổ biến rộng rãi “Qui chế kê đơn và bán thuốc theo đơn”
cho các cán bộ y tế làm nhiệm vụ khám chữa bệnh và bán thuốc. Đồng thời qui
định rõ trách nhiệm của người kê đơn, bán TTY với bệnh nhân và các qui định xử
lý những trường hợp gây ra tai biến do dùng thuốc sai quy định chuyên môn.



+ Bộ y tế :đào tạo cán bộ y dược các trình độ và định kỳ kiểm tra tiến hành đào
tạo lại cho nhân viên y tế cơ sở trực tiếp làm nhiệm vụ khám chữa bệnh và
bán TTY.
+ Bộ y tế phối hợp với các cơ quan văn hoá, thông tin đại chúng, đưa vào chương
trình y học thường thức những thông tin cần thiết về nguyên tắc sử dụng
thuốc an toàn, hợp lý.
+ Bộ y tế qui định rõ chức năng, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về
thuốc ở các cấp trong việc giám sát thực hiện kê đơn, hướng dẫn sử dụng an
toàn hợp lý TTY.


2.2.6-Chất lượng thuốc thiết yếu
Mục tiêu:
Đảm bảo chất lượng TTY từ khâu nguyên liệu, thành phẩm xuất xưởng, tồn trữ,
phân phối đến tận tay người dùng.

Chính sách:
+ Phấn đấu đến năm 2010 tất cả các dây chuyền công nghệ sản xuất TTY đạt tiêu
chuẩn GMP.
+ Bộ Y tế có các biện pháp tổ chức , giám sát việc chấp hành qui chế quản lý chất
lượng thuốc, qui chế kiểm tra chất lượng thuốc có liên quan các đối tượng
nhập khẩu, sản xuất, phân phối, tồn trữ, sử dụng thuốc.


+ Nhà nước có chính sách đảm bảo kinh phí cho bộ máy và hoạt động kiểm tra
chất lượng thuốc các cấp.
+ Bộ y tế các cơ quan quản lý, giám sát chất lượng thuốc đang sản xuất, lưu hành
trên thị trường. Đặc biệt ưu tiên việc kiểm tra chất lượng TTY.

+ Nhà nước phối hợp giữa các cơ quan hữu quan: Hải quan, công an, quản lí thị
trường, để xoá bỏ và chấm dứt các hiện tượng sản xuất, lưu hành TTY kém
phẩm chất, thuốc giả, đồng thời xử lý nghiêm minh đối với các đối tượng sản
xuất, lưu hành những loại thuốc này.


2.2.7-Thông tin về thuốc thiết yếu
Mục tiêu:
Đảm bảo sự phổ biến rộng rãi về lợi ích và sự cần thiết của việc dùng TTY .
Chính sách:
+ Bộ y tế ban hành, phổ biến và giám sát việc thực hiện các qui chế thông tin thuốc
nói chung và TTY nói riêng.
+ Bộ y tế chủ trì việc nghiên cứu, xây dựng và phổ biến rộng rãi các phác đồ điều
trị chuẩn ( trong đó khuyến khích sử dụng TTY) để điều trị các chứng, bệnh
thông thường tới các nhân viên y tế các cấp (kể cả người bán thuốc).


+ Danh mục TTY được niêm yết ở tất cả các cơ sở khám chữa bệnh và bán thuốc.
+ Nhà nước và Bộ y tế đưa các nội dung thông tin, giáo dục về TTY trên các
phương tiện thông tin đại chúng.
+ Nhà nước đảm bảo kinh phí cần thiết cho hoạt động phát hành các tài liệu
chuyên môn về TTY.


2.2.8-Đào tạo nhân viên y tế
Mục tiêu:
Đảm bảo tất cả các nhân viên y tế, được đào tạo đầy đủ các kiến thức và kỹ
năng thực hành cần thiết cho việc hướng dẫn sử dụng TTY cho nhân dân.
Chính sách:
+ Đào tạo các cán bộ y, dược ở mọi trình độ.nắm chắc nội dung hướng dẫn sử

dụng TTY và các nguyên tắc sử dụng thuốc an toàn.


+ Định kỳ đào tạo bổ sung, đào tạo lại, đào tạo nâng cao cho nhân viên y tế cơ sở
trực tiếp khám chữa bệnh và bán thuốc.
+ Bộ Y tế đảm bảo đến năm 2010 có cán bộ dược làm nhiệm vụ phân phối và
hướng dẫn sử dụng TTY đến tuyến xã trong toàn quốc.


2.29- Hợp tác trong nước và hợp tác quốc tế
Mục tiêu:
Tạo được sức mạnh tổng hợp từ sự hợp tác phối hợp giữa các tổ chức trong và
ngoài nghành y tế, các tổ chức quốc tế có liên quan. để triển khai đạt hiệu quả
cao nhất
Chính sách:
+ Nhà nước chủ trì sự phối hợp giữa các ban nghành trong toàn quốc để thúc đẩy
sự hợp tác chung, tạo điều kiện cho Bộ Y Tế hoàn thành các mục tiêu đã đề ra
của chương trình TTY trên phạm vi toàn quốc.


×