Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Kỹ thuật nâng chuyển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.94 KB, 12 trang )

Câu 1: Ý nghĩa của môn học máy nâng chuyển:
a. Nghiên cứu các thiết bị tự động hoá.
b. Nghiên cứu các thiết bị điện tử.
c. Nghiên cứu các phương tiện cơ giới hoá.
d. Cả 3 câu trên đều đúng. [
]
Câu 2: Kiến thức môn học máy nâng chuyển có thể giúp việc lựa chọn đúng đắn:
a. Phương tiện nâng chuyển có lợi nhất.
b. Tổ chức hợp lý việc tiến hành cơ giới hoá các công tác xếp dỡ.
c. Tổ chức hợp lý các quá trình công nghệ nhằm tăng năng suất lao động.
d. Cả 3 câu trên đều đúng[
]
Câu 3: Biết cách sử dụng thiết bị nâng chuyển làm tăng:
a. Độ tin cậy.
b. Độ bền lâu.
c. Độ ổn định và năng suất máy.
d. Cả 3 câu trên đều đúng. [
]
Câu 4: Chọn phát biểu đúng:
a. Máy trục là loại máy làm việc có tính chu kỳ, có sự luân phiên của các thời kỳ làm việc và không
làm việc.
b. Máy trục là loại máy làm việc không có tính chu kỳ, có sự luân phiên của các thời kỳ làm việc và
không làm việc.
c. Máy trục là loại máy làm việc có tính chu kỳ, không có sự luân phiên của các thời kỳ làm việc và
không làm việc.
d. Máy trục là loại máy làm việc có tính chu kỳ, có sự luân phiên của các thời kỳ làm việc. [
]
Câu 5: Thiết bị nào sau đây không phải là máy trục:
a. Kích
b. Cầu trục
c. Băng tải
d. Cần trục [
]
Câu 6: Thiết bị nào sau đây không phải là máy vận chuyển liên tục:
a. Vít chuyển
b. Palăng điện


c. Guồng tải
d. Xích tải [
]
Câu 7: Các cơ cấu cơ bản của cần trục:
a. Nâng và quay
b. Di chuyển
c. Thay đổi tầm với
d. Cả 3 câu trên. [
]
Câu 8: Chọn phát biểu đúng:
a. Máy vận chuyển liên tục là loại máy vận chuyển thành dòng tuần hoàn, không có thời gian dừng
máy.
b. Máy vận chuyển liên tục là loại máy vận chuyển thành dòng liên tục, có thời gian dừng máy.
c. Máy vận chuyển liên tục là loại máy vận chuyển thành dòng liên tục, không có thời gian dừng
máy.
d. Máy vận chuyển liên tục là loại máy vận chuyển thành dòng liên tục, có thời gian dừng máy
nhưng không nhiều. [
]
Câu 9: Trọng tải Q bao gồm:
a. Khối lượng vật nâng.

Trang 1/12


b. Khối lượng bộ phận quay.
c. Khối lượng vật nâng và bộ phận mang.
d. Khối lượng vật nâng và bộ phận mang và bộ phận quay. [
]
Câu 10: Trọng tải cần trục phụ thuộc vào:
a. Chiều cao nâng.
b. Tầm rộng.
c. Tầm với.
d. Cả 3 câu trên. [
]
Câu 11: Tầm với của cần trục là:

a. Khoảng cách từ bánh trước của cần trục đến đường tâm của móc treo.
b. Khoảng cách từ đường quay của cần trục đến đường tâm của móc treo.
c. Khoảng cách từ đường quay của cần trục đến đường quay của động cơ.
d. Khoảng cách từ bánh sau của cần trục đến đường tâm của móc treo. [
]
Câu 12: Những thông số nào liên quan đến độ ổn định cần trục:
a. Chiều cao nâng.
b. Vận tốc nâng.
c. Mô men tải.
d. Cả 3 trên. [
]
Câu 13: Chế độ làm việc nhẹ của máy trục có đặc điểm:
a. Vận tốc làm việc nhỏ.
b. Tải trọng làm việc thấp hơn trọng tải rất nhiều.
c. Số lần đóng mở máy trong một giờ nhỏ.
d. Cả 3 câu trên. [
]
Câu 14: Chế độ làm việc nặng của máy trục có đặc điểm:
a. Làm việc với tải trọng bằng trọng lượng danh nghĩa.
b. Làm việc với tải trọng gần bằng trọng lượng danh nghĩa.
c. Làm việc với tải trọng lớn hơn trọng lượng danh nghĩa.
d. Không có câu nào đúng. [
]
Câu 15: Chọn phát biểu sai:
a. Móc có thể nâng vật có trọng lượng vài trăm tấn.
b. Vật liệu của móc yêu cầu phải có độ bền và độ dẻo cao.
c. Móc được chế tạo bằng phương pháp đúc.
d. Móc có 2 loại: móc đơn và móc kép. [
]
Câu 16: Với máy trục có trọng tải lớn, móc thường được chế tạo bằng phương pháp:
a. Đúc.
b. Rèn dập.
c. Dùng các tấm thép ghép lại.
d. Cả 3 câu trên đều đúng. [
]
Câu 17: Trọng tải thử móc sau khi chế tạo:

a. Lớn hơn 15% so với trọng tải cho phép của móc.
b. Lớn hơn 20% so với trọng tải cho phép của móc.
c. Lớn hơn 25% so với trọng tải cho phép của móc.
d. Lớn hơn 30% so với trọng tải cho phép của móc. [
]
Câu 18: Lý do chọn gầu ngoạm 2 cáp:
a. Trọng lượng bản thân nhỏ.
b. Điều khiển bằng 2 cơ cấu nâng.
c. Năng suất cao.
d. Cả 3 câu trên. [
]

Trang 2/12


Câu 19: Trường hợp cần trục phải làm việc luân phiên với vật liệu thể khối và vật liệu thể
vụn, nên chọn loại gầu ngoạm:
a. 2 cáp.
b. 1 cáp
c. Có cơ cấu dẫn động.
d. Cả 3 loại trên. [
]
Câu 20: Đặc điểm của gầu ngoạm có cơ cấu dẫn động riêng:
a. Làm việc không phụ thuộc vào các thao tác của gầu.
b. Có kết cấu phức tạp và nặng.
c. Năng suất làm việc cao.
d. Cả 3 câu trên. [
]
Câu 21: Bộ phận mang điện từ dùng để nâng:
a. Vật bằng kim loại.
b. Vật bằng thép hay gang.
c. Cả 2 câu trên đều đúng.
d. Cả 2 câu trên đều sai. [
]
Câu 22: Bộ phận mang điện từ thường được sử dụng tại:

a. Kho vật liệu.
b. Kho phế liệu.
c. Công trường xây dựng.
d. a&b đúng. [
]
Câu 23: Sức nâng của bộ phận mang điện từ phụ thuộc vào:
a. Hình dáng, kích thước vật nâng.
b. Thành phần hoá học và nhiệt độ của vật nâng.
c. a&b đúng.
d. a&b sai. [
]
Câu 24: Ngưỡng nhiệt độ bộ phận mang điện từ có khả năng nâng được vật:
a. 8000C
b. 7000C
c. 6000C
d. 3000C[
]
Câu 25: Lý do dây cáp thép được dùng rộng rãi trong ngành máy trục:
a. Làm việc vận tốc cao mà không ồn, không đứt đột ngột.
b. Uốn được theo mọi phương, làm việc tin cậy.
c. Chịu được các tải trọng khác nhau, trọng lượng bản thân tương đối nhỏ.
d. Cả 3 câu trên đều đúng. [
]
Câu 26: Độ mềm và độ bền mòn của cáp phụ thuộc chủ yếu vào:
a. Đường kính cáp.
b. Số sợi trong dây cáp
c. Cách bện cáp.
d. Cả 3 câu trên đều đúng. [
]
Câu 27: Khi cần chằng cột buồm nên chọn cáp:
a. Cáp bện đơn.
b. Cáp bện kép.
c. a&b.
d. Không có câu nào đúng. [
]
Câu 28: Khi cần dây cáp để làm đường cáp treo, nên chọn loại cáp:

a. Cáp bện kép.
b. Cáp bện đơn.

Trang 3/12


c. Cáp bện xuôi.
d. Cả 3 câu trên đúng. [
]
Câu 29: Khi cần quấn lên tang nhiều lớp cáp, nên chọn loại cáp có lõi:
a. Amiăng.
b. Đay.
c. Thép.
d. Cả 3 câu trên. [
]
Câu 30: Cáp có lõi đay có đặc điểm:
a. Mềm.
b. Giữ dầu bôi trơn.
c. a&b đúng.
d. a&b sai. [
]
Câu 31: Chọn đúng chiều bện cáp có ý nghĩa:
a. Làm tăng độ bền.
b. Làm tăng độ chịu nhiệt.
c. Làm tăng độ cứng.
d. Cả 3 câu trên đều đúng. [
]
Câu 32: Ưu điểm của cáp bện xuôi:
a. Bề mặt ngoài trơn láng.
b. Dễ uốn và bền.
c. Không bị xoắn khi treo vật.
d. Cả 3 câu trên. [
]
Câu 33: Khi cần nâng vật lên một nhánh dây, nên sử dụng loại cáp:
a. Bện xuôi.

b. Bện chéo.
c. Bện hỗn hợp.
d. Cả 3 câu trên đều đúng. [
]
Câu 34: Các sợi riêng rẽ của cáp chịu những ứng suất:
a. Xoắn và uốn.
b. Dập và kéo.
c. Kéo và nén.
d. a&b đúng. [
]
Câu 35: Kích thước cơ bản của xích hàn là:
a. Bước xích.
b. Bề rộng mắt xích.
c. Đường kính thép tròn làm mắt xích.
d. Cả 3 câu trên. [
]
Câu 36: Chọn phát biểu sai:
a. Xích hàn không thể làm việc với vận tốc cao.
b. Xích hàn ít được thông dụng vì trọng lượng bản thân tương đối lớn.
c. Xích hàn dễ uốn theo mọi phương.
d. Xích hàn không thể làm việc với các đường kính tang nhỏ. [
]
Câu 37: Trong cơ cấu nâng, tang quấn cáp dùng để:
a. Biến chuyển động quay của động cơ thành chuyển động tịnh tiến.
b. Biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay.
c. Biến chuyển động quay của động cơ thành chuyển động quay nâng vật.
d. Không có câu trả lời đúng. [
]
Câu 38: Trong ngành máy trục, tang có hình dạng:
a. Trụ

Trang 4/12


b. Nón

c. Conoit
d. Tất cả đều đúng. [
]
Câu 39: Tang có rãnh có ưu điểm:
a. Dây cáp không bị chồng chéo
b. Dây cáp ít mòn và áp lực cáp lên tang nhỏ.
c. a&b đúng.
d. a&b sai. [
]
Câu 40: Ròng rọc được dùng trong cơ cấu nâng để:
a. Đổi hướng dây.
b. Giảm lực kéo.
c. Tăng nhanh tốc độ nâng hạ vật.
d. Tất cả đều đúng. [
]
Câu 41: Chọn phát biểu đúng về palăng:
a. Là một hệ ròng rọc.
b. Là một hệ ròng rọc cố định.
c. Là một hệ ròng rọc di động.
d. Tất cả đều sai. [
]
Câu 42: Phương pháp bện cáp ảnh hưởng như thế nào đến cáp:
a. Không ảnh hưởng
b. Ảnh hưởng lớn
c. Chống ồn
d. Trọng lượng nhỏ [
]
Câu 43: Cáp bện kép dùng để:
a. Quấn quanh tang, ròng rọc
b. Làm đường cáp treo
c. Dùng để nâng tải
d. Tất cả đều đúng [
]
Câu 44: Hiện nay, việc chọn dây cáp được tính toán theo:
a. Lực kéo đứt
b. Moment uốn

c. Moment xoắn
d. Moment dập [
]
Câu 45: Trong hệ thống palăng cáp:
a. Palăng đơn có m nhánh cáp treo vật thì lợi m lần về lực.
b. Palăng đơn có m nhánh cáp treo vật thì lợi m/2 lần về lực
c. Palăng lợi về lực thì vận tốc nhánh cáp cuốn vào tang chuyển động chậm.
d. Cả câu a và c đều đúng [
]
Câu 46: Trong hệ thống palăng cáp:
a. Palăng kép có m nhánh cáp treo vật thì lợi m/2 lần về lực.
b. Khi dùng palăng lợi về lực thì vận tốc nhánh cáp cuốn vào tang chuyển động nhanh.
c. Khi dùng palăng lợi về lực thì vật nâng lại chuyển động chậm.
d. Cả câu a, b, c đều đúng. [
]
Câu 47: Các loại móc treo dùng để nâng vật được chế tạo bằng:
a. Gang
b. Đồng
c. Thép hàm lượng cacbon cao
d. Thép hàm lượng cacbon thấp [
]
Câu 48: Móc treo được chế tạo bằng phương pháp:
a. Đúc

Trang 5/12


b. Rèn
c. Gia công trên máy công cụ
d. Cán[
]
Câu 49: Khi móc treo bị hư hỏng như nứt hoặc biến dạng cong thì sửa chữa bằng cách:
a. Hàn vết nứt
b. Thay bằng móc mới
c. Dùng để nâng tải trọng nhẹ hơn

d. Hàn nẹp thêm sắt vào chổ nứt hoặc chỗ cong sau khi sửa chữa. [
]
Câu 50: Ưu điểm của đĩa xích có gờ là:
a. Ứng suất uốn nhỏ.
b. Mỗi mắt xích tiếp xúc với đĩa xích tại 4 điểm.
c. Xích không bị văng ra ngoài khi chuyển động nhanh.
d. Tất cả đều đúng. [
]
Câu 51: Momen tải được xác định bằng:
a. Tích số của khối lượng vật nâng và tầm rộng của cần trục.
b. Tích số của khối lượng vật nâng và tầm với của cần trục.
c. Tích số của khối lượng vật nâng và chiều cao nâng của cần trục.
d. Tất cả đều sai. [
]
Câu 52: Chiều cao nâng là khoảng cách cao nhất từ:
a. Mặt đất đến móc.
b. Mặt đất đến điểm cao nhất của tâm móc treo vật nâng.
c. Mặt đất từ bãi làm việc của máy trục đến tâm móc treo vật nâng.
d. Mặt đất từ bãi làm việc của bộ phận nâng đến tâm móc treo vật nâng . [
]
Câu 53: Yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định của máy trục:
a. Vận tốc gió.
b. Trọng lượng máy.
c. Độ dốc mặt đường.
d. Tất cả đều đúng. [
]
Câu 54: Lý do không sử dụng móc đúc rộng rãi:
a. Giá thành cao.
b. Khuyết tật bên trong vật đúc.
c. Khó chế tạo.
d. Tất cả đều đúng. [
]
Câu 55: Ở máy trục có tải trọng lớn, móc thường được chế tạo bằng phương pháp:
a. Rèn dập
b. Đúc
c. Ghép các móc tấm.

d. Tất cả đều đúng. [
]
Câu 56: Khi cần vận chuyển vật liệu rời, nên chọn thiết bị mang:
a. Kìm lệch tâm.
b. Kìm đối xứng.
c. Gầu ngoạm.
d. Bộ phận mang điện từ. [
]
Câu 57: Khuyết điểm của bộ phận mang điện từ:
a. Năng suất lao động giảm.
b. Giảm mạnh trọng tải có ích do bộ phận mang lớn.
c. Cơ cấu phức tạp.
d. Tất cả đều đúng. [
]
Câu 58: Nếu số giờ làm việc trong ngày là 10 tiếng, thì hệ số sử dụng trong ngày là:
a. 0.417

Trang 6/12


b. 0.418
c. 0.419
d. Tất cả đều sai. [
]
Câu 59: nếu số ngày làm việc trong năm là 365, thì hệ số sử dụng trong năm là:
a. 0.5
b. 1
c. 1.5
d. 2 [
]
Câu 60: Khi cần làm việc ở nhiệt độ cao, nên sử dụng cáp có lõi:
a. Thép
b. Amiang
c. Đay
d. c&b đúng. [
]

Câu 61: Khi quấn cáp lên tang trơn cần lưu ý đến:
a. Lõi cáp
b. chiều dài cáp
c. Chiều quấn cáp
d. số tao của cáp. [
]
Câu 62: Đặc điểm của cáp bện hỗn hợp:
a. Chiều bện của các tao nằm kề nhau khác nhau.
b. Chiều bện của các tao nằm kề nhau giống nhau.
c. Chiều bện của các tao nằm đối xứng nhau khác nhau.
d. Tất cả đều sai. [
]
Câu 63: Cáp tiếp xúc điểm chỉ được dùng trong:
a. chế độ làm việc không căng thẳng
b. Thời gian phục vụ không phụ thuộc chất lượng dây cáp
c. Thời gian phục vụ phụ thuộc điều kiện sử dụng.
d. Tất cả đều đúng. [
]
Câu 64: Cáp có những sợi đường kính lớn có đặc điểm:
a. Độ cứng lớn.
b. Khó uốn
c. Chống mòn tốt.
d. Tất cả đều đúng. [
]
Câu 65: Biện pháp bảo quản cáp thép:
a. Để nơi thoáng mát.
b. Không để cáp va chạm vào nhau.
c. Thường xuyên bôi mỡ.
d. Tất cả đều đúng. [
]
Câu 66: Vật liệu chế tạo xích hàn:
a. Thép
b. Gang
c. Đồng
d. Tất cả đều đúng. [
]

Câu 67: Đường kính tang được xác định dựa vào:
a. Đường kính cáp.
b. hệ số thực nghiệm e
c. Chiều dài cáp.
d. a&b đúng. [
]
Câu 68: Chiều dài tang được xác định dựa vào:
a. Đường kính cáp

Trang 7/12


b. Chiều dài cáp
c. chiều cao nâng vật
d. Tất cả đều đúng. [
]
Câu 69: Để tránh đứt cáp tại vị trí tiếp xúc cáp với móc, thường sử dụng:
a. Vòng lót cáp bằng thép
b. Ống lót cao su
c. Vòng lót bằng gỗ
d. Tất cả đều đúng. [
]
Câu 70: Phanh thường mở là loại phanh có bộ phận ma sát ở trạng thái
a. Thường đóng
b. Thường mở
c. Vừa đóng vừa mở
d. Tất cả đều đúng. [
]
Câu 71: Khi sử dụng phanh thường đóng cần phải dùng ngoại lực:
a. Mở phanh
b. Đóng phanh
c. Di chuyển cơ cấu nâng cần
d. Tất cả đều đúng. [
]
Câu 72: Phanh thường đóng an toàn hơn phanh thường mở vì:

a. Vận tốc nâng vật thấp
b. Lực phanh nhỏ
c. Vật nâng không bị rơi đột ngột
d. Tất cả đều đúng. [
]
Câu 73: Cơ cấu nâng thông thường thường sử dụng loại phanh:
a. Thường mở
b. Thường đóng
c. Hỗn hợp
d. Tất cả đều đúng. [
]
Câu 74: Cơ cấu nâng đặc biệt quan trọng đôi khi người ta sử dụng phanh:
a. Thường mở
b. Thường đóng
c. Hỗn hợp
d. Tất cả đều đúng. [
]
Câu 75: Cơ cấu di chuyển trong máy trục thường sử dụng phanh:
a. Thường mở
b. Thường đóng
c. Hỗn hợp
d. Tất cả đều đúng. [
]
Câu 76: Cơ cấu quay trong máy trục thường sử dụng phanh:
a. Thường mở
b. Thường đóng
c. Hỗn hợp
d. Tất cả đều đúng. [
]
Câu 77: Muốn khoá dừng bánh cóc có kết cấu nhỏ gọn, cần đặt ở vị trí:
a. Trục tang
b. Trục động cơ
c. Trục ra của hộp giảm tốc
d. Trục vào hộp giảm tốc. [
]
Câu 78: Khi yêu cầu về độ an toàn, nên đặt khoá dừng bánh cóc ở vị trí:

a. Trục tang

Trang 8/12


b. Trục động cơ
c. Trục ra của hộp giảm tốc
d. Trục vào hộp giảm tốc. [
]
Câu 79: Cơ cấu khoá dừng bánh cóc chỉ cho phép bánh cóc quay theo chiều:
a. Hạ vật
b. Nâng vật
c. Cả hai chiều
d. Tất cả đều đúng. [
]
Câu 80: Khoá dừng con lăn được sử dụng rộng rãi do:
a. Kết cấu đơn giản
b. Hãm được hai chiều
c. Lực hãm lớn
d. Không có lực tác dụng lên trục và hãm từ từ. [
]
Câu 81: Ở phanh má, để lực ép nhỏ, cần phải:
a. Tăng diện tích má phanh
b. Tăng hệ số ma sát
c. Tăng áp lực phanh
d. Tất cả đều đúng. [
]
Câu 82: Phanh lò xo kiểu TK là loại phanh:
a. Phanh hai má kiểu thanh kéo
b. Phanh một má
c. Phanh có nam châm điện
d. Phanh đai. [
]
Câu 83: Để tăng ma sát, bề mặt làm việc của đai phanh cần:
a. Bọc một lớp vật liệu ma sát

b. Xử lý nhiệt
c. Tăng diện tích bề mặt.
d. Tất cả đều đúng. [
]
Câu 84: Phần dẫn động phanh đai thường sử dụng:
a. Động cơ điện
b. Động cơ thuỷ lực
c. Hệ thống điện từ
d. Tất cả đều đúng. [
]
Câu 85: Để đảm bảo đai áp sát vào bánh phanh, chiều rộng đai phanh không nên:
a. Bé hơn 125mm
b. Bé hơn 150mm
c. Lớn hơn 125mm
d. Lớn hơn 150mm. [
]
Câu 86: Khi đường kính bánh phanh lớn hơn 1m, nên sử dụng phanh má:
a. Một đai
b. Hai đai
c. Ba đai
d. Tất cả đều đúng. [
]
Câu 87: Trong trường hợp momen phanh đổi chiều, nên sử dụng loại phanh:
a. Phanh đai đơn giản
b. Phanh đai vi sai
c. Phanh đai hai chiều
d. Tất cả đều sai. [
]
Câu 88: Trong trường hợp cần có lực phanh K nhỏ, nên sử dụng loại phanh:
a. Phanh đai đơn giản

Trang 9/12


b. Phanh đai vi sai

c. Phanh đai hai chiều
d. Tất cả đều sai. [
]
Câu 89: Ở phanh đĩa, muốn lực phanh K giảm, có thể sử dụng:
a. Phanh nhiều đĩa
b. Phanh có cần dài
c. Phanh có diện tích lớn
d. Tất cả đều đúng. [
]
Câu 90: Trong cơ cấu nâng có bộ truyền động trục vít, nên sử dụng loại phanh:
a. Phanh đĩa
b. Phanh má
c. Phanh áp trục tự động có mặt ma sát không tách rời
d. Tất cả đều đúng. [
]
Câu 91: Trong cơ cấu nâng sử dụng bộ truyền bánh răng trụ, nên sử dụng loại phanh:
a. Phanh đĩa
b. Phanh má
c. Phanh áp trục tự động có mặt ma sát tách rời
d. Tất cả đều đúng. [
]
Câu 92: Ở các cơ cấu nâng quay tay, khi hạ vật trục của cơ cấu quay rất nhanh. Để tránh
nguy hiểm cần phải:
a. Có hộp giảm tốc
b. Có cơ cấu khoá dừng
c. Sử dụng tay quay an toàn
d. Tất cả đều đúng. [
]
Câu 93: Cơ cấu nâng máy trục thường dẫn động bằng:
a. Động cơ điện
b. Động cơ đốt trong
c. Động cơ thuỷ lực
d. Tất cả đều đúng. [
]
Câu 94: Đối với máy trục có trọng tải nhỏ, vận tốc làm việc nhỏ, làm việc qui mô nhỏ thường
dẫn động bằng:

a. Động cơ điện
b. Sức người
c. Động cơ đốt trong
d. Tất cả đều đúng. [
]
Câu 95: Với cơ cấu nâng dẫn động bằng tay, bán kính tay quay thông thường:
a. 100 đến 200mm
b. 150 đến 350mm
c. 250 đến 300mm
d. Không có câu nào đúng. [
]
Câu 96: Với cơ cấu nâng dẫn động bằng tay, để tay quay không làm rộp da tay, nên sử dụng:
a. Ống cao su
b. Ống lót vải
c. Ống lồng vào lõi tay nắm
d. Tất cả đều đúng. [
]
Câu 97: Yêu cầu cơ bản của bánh xe trong cơ cấu di chuyển là:
a. Kết cấu cứng vững
b. Làm việc không trật khỏi đường ray
c. Hệ số ma sát giữa bánh xe và đường ray lớn
d. Tất cả đều đúng. [
]

Trang 10/12


Câu 98: Bộ phận dẫn động của cơ cấu di chuyển bằng dây kéo thường đặt ở:
a. Trên máy trục
b. Trên xe lăn
c. Trên dây kéo
d. Tất cả đều sai. [
]
Câu 99: Cơ cấu di chuyển bằng xe lăn thường dùng để di chuyển xe lăn trên:
a. Cổng trục

b. Cần trục tháp
c. Cần trục cáp
d. Tất cả đều đúng. [
]
Câu 100: Ưu điểm của cơ cấu tầm với kiểu xe lăn:
a. Công suất tiêu hao cho thay đổi tầm với nhỏ
b. Dễ dàng đạt được tầm với nhỏ nhất
c. Đạt được không gian làm việc có hiệu quả tương đối lớn
d. Tất cả đều đúng. [
]
Câu 101: Cơ cấu cần trục kiểu xe lăn thường dùng ở các cần trục kiểu:
a. Trụ quay
b. Trụ cố định
c. Cần trục tháp
d. Tất cả đều đúng. [
]
Câu 102: Ưu điểm cơ cấu thay đổi tầm với bằng cách nâng hạ cần:
a. Trọng lượng của cần nhỏ, tính cơ động của cần trục cao
b. Công suất tiêu hao cho thay đổi tầm với nhỏ
c. Có thể đạt được tầm với nhỏ
d. Tất cả đều đúng. [
]
Câu 103: Cơ cấu quay của cần trục thường sử dụng bộ truyền:
a. Bánh răng trụ răng thẳng
b. Bánh răng trụ răng nghiêng
c. Trục vít bánh vít
d. Tất cả đều sai. [
]
Câu 104: Số vòng quay của cần trục (trong cơ cấu quay) thường lấy trong khoảng:
a. 10 đến 15 vòng/ph
b. 1 đến 3,5 vòng/ph
c. 3 đến 5 vòng/ph
d. Tất cả đều sai. [
]
Câu 105: Khi thiết kế cơ cấu nâng tải trọng Q=5000N lên độ cao h=3m, công toàn phần của
tải trọng:

a. A=1667Nm
b. A=15000Nm
c. A=1500Nm
d. Tất cả đều sai. [
]
Câu 106: Công suất trung bình của một công nhân khi sử dụng cơ cấu nâng dẫn động bằng
tay là:
a. 1 mã lực
b. 10 mã lực
c. 0,1 mã lực
d. Tất cả đều sai. [
]
Câu 107: Với hệ thống phanh đĩa có 5 đĩa, nếu momen phanh là 1000kNmm, đường kính đĩa
300mm, hệ số ma sát 0,1 thì lực phanh là:
a. 16,7kN

Trang 11/12


b. 17kN
c. 16,7N
d. 30kN. [
]
Câu 108: Động cơ điện một chiều có ưu điểm:
a. Điện có sẵn trên điện lưới quốc gia
b. Cho phép điều chỉnh số vòng quay trong phạm vi lớn
c. Tất cả đều đúng
d. Tất cả đều sai. [
]
Câu 109: Trong ngành máy trục người ta thường sử dụng động cơ điện:
a. Xoay chiều
b. Một chiều
c. Tất cả đều đúng
d. Tất cả đều sai. [
]

Câu 110: Trong thời kỳ mở máy, động cơ tiêu hao năng lượng cho việc:
a. Nâng vật
b. Tạo gia tốc cho các chi tiết quay
c. Tạo gia tốc cho vật nâng
d. Tất cả đều đúng. [
]

Trưởng bộ môn

Tp. HCM, ngày 14 tháng 06 năm 2010
Giáo viên biên soạn

Trang 12/12



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×