Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Đề cương lịch sử các học thuyết kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.06 KB, 17 trang )

Câu A1: Phân tích biểu kinh tế của Quesnay. Ý nghĩa của việc nghiên cứu học thuyết kinh
tế của trường phái trọng nông đối với nền kinh tế VN.
Để xây dựng biểu kinh tế, ông đưa ra 3 giả định:
-Chỉ nghiên cứu tái sản xuất giản đơn
-Trìu tượng hóa sự biến động của giá cả
- Không xét đến ngoại thương
+Ông chia xã hội thành 3 giai cấp:
-Giai cấp sản xuất: là những người hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ( gồm chủ đồn điền và
công nhân của họ). Giai cấp này tạo ra sản phẩm thuần túy
-Giai cấp không sản xuất: là những người hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và thương
nghiệp
-Giai cấp sở hữu: chủ ruộng đất. Giai cấp này sẽ nhận sản phẩm thuần túy
+Ông chia tổng sản phẩm xã hôi
-Về mặt hiện vật: sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm công nghiệp
-Về mặt giá trị( 7 tỷ Lơ-vơ-rơ)
Trong đó :
-Sản phẩm nông nghiệp chiếm 5 tỷ
-Tư bản ứng trước đầu tiên( mua công cụ) : 5 tỷ
-Tư bản ứng trước hàng năm(mua thóc giống, thuê công nhân,...): 2 tỷ
-Sản phẩm thuần túy: 2 tỷ
-Sản phẩm công nghiệp: 2 tỷ
-Tư liệu tiêu dùng: 1 tỷ
-Nguyên liệu sản xuất: 1 tỷ
*) Sơ đồ tái sản xuất:
G/c SX
G/c sở hữu
G/c ko SX

I
III


1 tỷ tiền tư liệu tiêu dùng
1 tỷ tiền hàng nông phẩm
1 tỷ tiền hàng công nghệ phẩm
1 tỷ tiền tư bản ứng trước đầu tiên

V

II

IV

1 tỷ tiền nguyên liệu SX

-Mô tả sơ đồ:
I/ Giai cấp sở hữu dùng 1 tỷ tiền để mua hàng nông phẩm của giai cấp sản xuất
II/ Giai cấp sở hữu dùng 1 tỷ tiền còn lại để mua hàng công nghệ phẩm của giai cấp không sản
xuất


III/ Giai cấp không sản xuất dùng 1 tỷ tiền để mua tư liệu tiêu dùng( lương thực, thực phẩm) của
giai cấp sản xuất
IV/ Giai cấp sản xuất dùng 1 tỷ tiền để mua tư bản ứng trước( nông cụ) của giai cấp không sản
xuất
V/ Giai cấp không sản xuất lại dùng 1 tỷ để mua nguyên liệu của giai cấp sản xuất.
-Kết quả:
.Giai cấp không sản xuất bán hết 2 tỷ hàng
.Giai cấp sản xuất bán được 3/5 hàng hóa, còn lại 2/5 hàng hóa là tư bản ứng trước hàng năm và
nhận lại 2 tỷ tiền mặt để tiếp tục thuê đất của chủ đất
*Công lao:
-Những giả định ông nêu ra cơ bản là đúng đắn

-Ông đã phân tích sự vận động của tổng sản phẩm xã hội trên cả 2 mặt: hiện vật và giá trị, sự vận
động của hàng gắn liền với sự vận động của tiền
-Ông đã tuân theo tính quy luật đúng: tiền bỏ vào lưu thông rồi quay lại vị trí xuất phát
-Ông là người đầu tiên đưa ra lý luận tái sản xuất, lý luận ấy của ông sau này được Mác kế thừa
và phát triển
*Hạn chế:
-Ông mới chỉ thấy được cơ sở của tái sản xuất giản đơn, chưa thấy được cơ sở của tái sản xuất
mở rộng trong nông nghiệp
-Ông quá đề cao vai trò của nông nghiệp nên đã xem nhẹ vai trò của công nghiệp
-Ông chưa phân chia tổng sản phẩm của xã hội thành tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng
-Ông chưa thấy được nguy cơ khủng hoảng kinh tế
*Ý nghĩa:
-Đề cao vai trò của nông nghiệp, bỏ qua vai trò của ngọ phản đối sự can thiệp của nhà nước vào
nền kinh tế để ủng hộ nền kinh tế thị trường
-Vn cơ bản vẫn là 1 nước nông nghiệp nên ngành nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong cơ
cấu kinh tế ngành ở nước ta. Việc nhận thức đúng vị trí của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế
là 1 điều hết sức quan trọng để từ đó có biện pháp, chính sách hợp lý để có thể khuyến khích sản
xuất nông nghiệp, đa dạng hóa nông nghiệp, sử dụng hiệu quả tài nguyên nông nghiệp. Tuy vậy
không thể phủ định vai trò của ngành công nghiệp như phái trọng nông. Bởi muốn 1 nền kinh tế
phát triển không thể dựa trên sản xuất nông nghiệp mà phải là sản suất công nghiệp hiện đại,
muốn phát triển kinh tế tất yếu phải phát triển cơ cấu kinh tế công nghiệp. Vì vậy cần phải có các
biện pháp, các chính sách phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn, từng bước chuyển dịch
cơ cấu kinh tế và cơ cấu sử dụng lao động trong ngành nông nghiệp góp phần đẩy mạnh CNHHĐH đất nước. Để giải quyết các vấn đề này không thể không có sự can thiệp, điều chỉnh tác
động có hiệu quả của nhà nước.
-Học thuyết kinh tế của trường phái trọng nông có ý nghĩa với VN nói riêng và các nước nông
nghiệp nói chung tuy nhiên cần có 1 cách nhìn nhận đúng đắn và vận dụng hợp lý vào nền kinh
tế của từng nước cho có hiệu quả.
Câu A2: Theo C.Mac, phương pháp luận của A.Smith có tính 2 mặt: vừa khoa học vừa tầm
thường. Dựa vào lý thuyết giá trị lao động của A.Smith để cm.



-Lý luận giá trị của A.Smith đã mở ra giai đoạn mới của sự phát triển các học thuyết kinh tế. Ông
đi sâu phân tích bản chất để tìm ra các quy luật sự vận động của các hiện tượng và các quá trình
kinh tế. So vs W.P và trường phái trọng nông, lý thuyết giá trị lao động của A.S có bước tiến
đáng kể.
-A.Smith cũng chỉ ra rằng tát cả các loại giá trị sản xuất đều tạo ra giá trị. Lao động là thước đo
cuối cùng của giá trị
-Phân biệt rõ ràng giá trị sử dụng và giá trị trao đổi và khẳng định giá trị sử dụng ko quy định giá
trị trao đổi. Ông bác bỏ quan điểm ích lợi quyết định giá trị trao đổi.
-Khi phân tích giá trị hàng hóa: giá trị được biểu hiện ở giá trị trao đổi của hàng hóa trong mối
quan hệ với số lượng hàng hóa khác, còn trong nền sản xuất hàng hóa phát triển nó được biểu
hiện ở tiền.
- Ông chỉ ra lượng giá trị hàng hóa do lao động hao phí, lao động trung bình cần thiết quy định.
Lao động giản đơn và lao động phức tập ảnh hưởng khác nhau đến lượng giá trị hàng hóa. Trong
cùng một thời gian lao động chuyên môn, phức tạp sẽ tạo ra 1 lượng giá trị nhiều hơn so với lao
động giản đơn hay lao động không có chuyên môn
-Phân biệt giá cả tự nhên và giá cả thị trường. Giá cả tự nhiên là biểu hiện bằng tiền của giá trị.
Ông khẳng định hàng hóa được bán theo giaiascar tự nhiên, nếu giá đó ngang với mức giá cần
thiết để trả cho tiền lương, địa tô và lợi nhuận. Theo ông giá cả tự nhiên là trung tâm, giá cả thị
trường là giá bán thực tế của hàng hóa, Giá cả này nhất trí với giá cả tự nhiên khi được đưa ra thị
trường với số lượng đủ “thỏa mãn lượng cầu thực tế”. Giá cả tự nhiên có tính chất khách quan
còn giá cả thị trường phụ thuộc vào những yếu tố như quan hệ cung cầu và các loại quan hệ
đường khác.
*Cái tầm thường trong htkt của A.Smith
- Ông đưa ra 2 định nghĩa:
+Giá trị toàn điểm là do lao động quy định, giá trị là do hao phí lao động để sản xuất ra hàng hóa
quyết định.
+Giá trị của 1 hàng hóa bằng số lượng lao động mà nhờ hàng hóa đó có thể mua được.
=>Đây là điều sai lầm, luẩn quẩn của A.S. Ông đã đưa vào hiện tượng ,một bên là chủ nghĩa lao
động cho nhà tư bản, một bên là nhà tư bản trả lương cho công nhân.

-Về cơ cấu lượng giá trị hàng hóa: theo ông trong sản xuất tư bản chủ nghĩa, tiền lương, lợi
nhuận và địa tô là 3 nguồn gốc đầu tiên của mọi thu nhập, đó là quan điểm đúng đắn. Song ông
lại lầm lẫn ở chỗ coi các khoản thu nhập là nguồn gốc đầu tiên của mọi giá trị. Ông đã lẫn lộn 2
vấn đề hình thành giá trị và phân phối giá trị, ông cũng xem thường tư bản bất biến, coi giá trị có
(v+m)
Câu A3: Theo C.Mac “ D.Rcardo đứng vững trên cơ sở lý luận giá trị lao động, nhưng ông
vẫn ko giải quyết triệt để lý luận này” . Dựa vào lý thuyết giá trị lao động của D.R để
chứng minh nhận xét trên.
*) Lý luận giá trị lao động của D.Ricardo
-Giống A.Smith : ông cũng đã phân biệt được 2 thuộc tính của hàng hóa là giá trị sử dụng và giá
trị trao đổi. Ông cũng bác bỏ quan điểm cho giá trị sử dụng quyết định giá trị trao đổi.


-Khác A.Smith: ông đã nhất quán khi cho rằng giá trị là do lao động hao phí quyết định (Giữ lại
định nghĩa 1)
-Nhận thức đúng giá trị trao đổi của hàng hóa là do lượng lao động đồng nhất của con người
quyết định chứ không phải do lượng hao phí cá biệt quyết định. Về điểm này ông là người đầu
tiên phân biệt được lao động xã hội và lao đọng cá biệt nhưng ông lại nhầm lẫn khi cho rằng giá
trị của hàng hóa là lượng lao động hao phí lớn nhất trong điều kiện xấu nhất điều tiết
-Phân biệt giá cả tự nhiên và giá cả thị trường. Theo ông giá cả không phải do cung-cầu quy
định, quyết định mức giá là ở trong tay những người sản xuất
-Ông đã c.m 1 cách tài tình: giá trị hàng hóa giảm khi năng suất lao động tăng và ông cũng khắc
phục được hạn chế của A.Smith: cho năng suất lao động trong nông nghiệp cao hơn trong công
nghiệp
-Về cơ cấu giá trị hàng hóa: Ông cũng khắc phục được sự giáo điều của A.Smith. Theo ông : giá
trị không chỉ do lao động trực tiếp tạo ra mà còn do lao động cần thiết trước đó tạo ra như: máy
móc, thiết bị, nhà xưởng
= C1+V+m
=>Nhận xét: Hạn chế:
-Ông đã siêu hình khi đồng nhất giá trị với giá cả sản xuất

-Ông đã bỏ qua bộ phận chi phí nguyên,nhiên, vật liệu (tức bỏ qua C2 trong cơ cấu giá trị hàng
hóa)
-Chưa phát hiện ra tính 2 mặt
-Ông cũng chỉ chú ý đến nghiên cứu mặt lượng của giá trị, ít chú ý đến nghiên cứu mặt chất của
giá trị. Chưa phân tích các hình thái giá trị.
Câu A4: Hãy cm: C.Mác đã thực hiện cuộc cách mạng trong lịc sử các học thuyết kinh tế.
*Chỉ ra quan niệm mới về đối tượng và của KT chính trị.
-Về đối tượng: Nếu các nhà KTCT trước Mác cho đối tượng nghiên cứu cảu KTCT là phương
thức làm tăng của cải, cách thức làm tăng lợi nhuận or tính cách phân phối lợi nhuận của xã hội
đã tạo ra thì Mác cho rằng đối tượng nghiên của KTCT là quan hệ sản xuất, tức alf mói quan hệ
kinh tế giữa người với người trong SX, phân phối trao đổi, tiêu dùng. Từ đó C.Mác vạch ra quy
luật vận động của QHSX, các quy luật kih tế của CNTB, chỉ ra những quy luật kinh tế chung đặc
thù và quy luật cơ bản của CNTB là quy luật SX gái trị thặng dư.
-Về phương pháp:
+Kế thừa có chọn lọc và phát triển phương pháp trừu tượng hóa khoa học của các nhà kinh tế
học cổ điển.
+Đưa phương pháp mới: Phương pháp biện chứng duy vaath vào phân tích các hiện tượng, các
quá trình kinh tế.
a) C.Mác đã đưa quan điểm lịch sử vào phân tích các phạm trù quy luật kinh tế.
-Nếu các nhà KTCT trước Mác cho rằng các phạm trù kinh tế tồn tại song song bên cạnh nhau
không có sự phát triển và chuyển hóa cho nhau từ hình thái này sàn hình thái khác, họ đồng nhất
các quy luật kinh tế của CNTB với các quy luật tự nhiên khác cho rằng CNTB tồn tại vĩnh viễn
thì Mác cho rằng các phạm trù kinh tế không chỉ tồn tại song song bên cạnh nhau mà còn có sự
phát triển, chuyển hóa chi nhau từ hình thái này sang hình thái khác.


b) C.Mác đa thực hiện cuộc cách mạng trong học thuyết giá trị lao động.
-Nếu các nhà KTCT trước Mác chỉ nhận biết được 2 thuộc tính của hàng hóa: giá trị sử dụng và
giá trị thì Mác đã đi sậu phân tích mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa 2 thuộc tính của hàng
hóa, là người đầu tiên chỉ ra tính chất 2 mặt của lao động SX hàng hóa là lao động cụ thể là lao

động trừu tượng. Đây là chìa khóa để giải quyết 1 loạt vấn đề của KTCT như chất và lượng của
giá trị, nguồn gốc của giá trị sử dụng, giá trị. Mác cũng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
lượng hàng hóa được đo bằng giá trị máy móc, nhà xưởng + giá trị nguyên vật liệu + tiền lương,
giá trị thặng dư.
-C.Mác cũng nghiên cứu sự phát triển của các hình thái giá trị, chỉ ra nguồn gốc, bản chất, chức
năng của tiền đấy chính là 1trong những bế tắc của các nahf kinh tế cổ điển, phân tích sự chuyển
hóa của giá trị sang giá cả sản xuất trong điều kiện chủ nghĩa tư bản tự do, cạnh tranh. Ông cũng
nghiên cứu một số vấn đề mà trước đó các nhà kinh tế cổ điển chưa đề cập đến: địa tô chênh lệch
2, địa tô tuyệt đối.
d) Công lao to lớn của Mác.
-Công lao to lớn cảu Mác là xây dựng hoàn chỉnh or thuyết gí trị thặng dư “ hoàn đá tảng” trong
toàn bộ học thuyết của Mác.
-C.mác là người đầu tiên xác định điều chỉnh học thuyết giá trị thặng dư và khẳng định rằng giá
trị thặng dư vận động phát triển tuần hoàn theo lí luận giá trị. Nó là một phần giá trị mới dôi ra
ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm ra bị nhà tư bản chiếm không.
-C.Mác cũng chỉ ra các hình thức biến tưởng của giá trị thặng dư như lợi nhuận công nghiệp, lợi
nhuận thương nghiệp, lợi tức cho vay.
-C.Mác là người đầu tiên đư tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến, chia tư bản sản xuất
thành tư bản cố định và tư bản lưu động. Đồng thời lý luận hàng hóa, sức lao động và hoạt động
nó là một hàng hóa đặc biệt.
Tư bản:
-Tư bản bât biến (C):
+C1: Tư bản cố định
+C2: Tư bản lưu thông
-Tư bản khả biến (V):
e) Công lao to lớn của Mác được thể hiện ở 1 loạt các phát hiện khác như:
-Học thuyết tích lũy tư bản: Thực chất và động cơ của tích lũy cơ bản chỉ ra những nhân tố ảnh
hưởng đến quy mô của quá trình tích lũy quy luật chung của tư bản.
-Học thuyết tuần hoàn và chu chuyển tư bản: C.Mác đã nghiên cứu sự vận động của tư bản cá
biệt.

-Học thuyết tái sản xuất tư bản xã hội: Ông chỉ rõ nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng kinh tế
trong chủ nghĩa tư bản tình trạng thất nghiệp và bần cùng hóa cảu giai câp công nhân.
-Dự đoán về xã hội tương lai: Dự đoán xã hội mới thay thế chủ nghĩa tư bản, chỉ ra sứ mệnh lịch
sử của giai câp công nhân, vai trò của quần chúng nhân dân, lực lượng chân chính xây dựng xã
hội mới.
Câu A5: Hãy chứng minh: C.Mác đã thực hiện cuộc cách mạng học thuyết giá trị lao động.


-Nếu các nhà KTCT trước Mác chỉ nhận biết được 2 thuộc tính của hàng hóa: giá trị sử dụng và
giá trị thì Mác đã đi sậu phân tích mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa 2 thuộc tính của hàng
hóa, là người đầu tiên chỉ ra tính chất 2 mặt của lao động SX hàng hóa là lao động cụ thể là lao
động trừu tượng. Đây là chìa khóa để giải quyết 1 loạt vấn đề của KTCT như chất và lượng của
giá trị, nguồn gốc của giá trị sử dụng, giá trị. Mác cũng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
lượng hàng hóa được đo bằng giá trị máy móc, nhà xưởng + giá trị nguyên vật liệu + tiền lương,
giá trị thặng dư.
-C.Mác cũng nghiên cứu sự phát triển của các hình thái giá trị, chỉ ra nguồn gốc, bản chất, chức
năng của tiền đấy chính là 1trong những bế tắc của các nhà kinh tế cổ điển, phân tích sự chuyển
hóa của giá trị sang giá cả sản xuất trong điều kiện chủ nghĩa tư bản tự do, cạnh tranh. Ông cũng
nghiên cứu một số vấn đề mà trước đó các nhà kinh tế cổ điển chưa đề cập đến: địa tô chênh lệch
2, địa tô tuyệt đối.
Câu A6: Phân tích lý thuyết việc làm của J.M.Keynes.
*Nội dung: Khi việc làm tăng lên thì tổng thu nhập thực tế tăng lên, do đó tiêu dùng cũng tăng
lên. Song do tốc độ tăng tiêu dùng chậm lại hơn so với mức tăng thu nhập dẫn đến cầu tiêu dùng
giảm tương đối để điều chỉnh sự thiếu hụt của cầu tiêu dùng, cần tăng đầu tư tăng tiêu dùng sản
xuất. Song khối lượng đầu tư phụ thuộc vào ý muốn đầu tư của các nhà kinh tế, còn ý muốn đầu
tư lại phụ thuộc hiệu quả kinh doanh nên cần khuyến khích gia tăng đầu tư với khuyếch đạicủa
số nhân dầu tư của tổng cầu được nâng cao. Tuy nhiên trong khi lãi suất tương đối ổn định, hiệu
quả giới hạn của tư bản khuynh hướng giảm sút tạo ra giới hạn chật hẹp của đầu tư mới => cần
có sự can thiệp của NN.
*Một số phạm trù cơ bản trong lý thuyết việc làm.

-Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn là khuynh hướng chia phần thuh nhập tưng lên cho tiêu dùng
(gia tưng tiêu dùng)/gia tăng thu nhập giảm.
-Nguyên nhân:
+Khách quan: Sự thay đổi tiền công danh nghĩa, chính sách thức hay lãi suất.
+Chủ quan:
++Cá nhân: Những nhân tố chủ qua ảnh hưởng đến khuynh hướng tiêu dùng. Có 8 nhân tố mang
tính chủ quan đưa cá nhân đến chỗ phải tự kìm chế chi tiêu lấy từ thu nhập cảu mình, đó cũng là
8 động cơ: đ/c dự phòng, nhìn xa thấy trước, tính toán chi ly, cải thiện mức sống, tự lập, kinh
doanh, kiêu hãnh và hà tiện. Nói chung là các nhân tố phụ thuộc váo cá tính từng người.
++Cơ quan tiết kiệm chi tiêu: Ngoài phần tiết kệm do cá nhân tự tichskuyx được, còn một số lớn
thu nhập do các cơ quan chính quyền trung ương và địa phương, các định chế và các công ty
kinh doanh nắm giữ với những động cơ:
+++Động cơ kinh doanh tức là chuẩn bị cho sự đầu tư mới của công ty hay của NN.
+++Động cơ dành những nguồn lực để đôi phó với những tình trạng khẩn cấp, những khó khăn
và những cuộc suy thoái.
+++Động cơ cải tieensnhawfm đảm bảo thu nhập dần dần tăng lên.
+++Độngc ơ thận trọng về tài chính và mong muốn làm ăn tót bằng cách lập quỹ dự trữ tài chính
vượt quá chi phí sử dụng và chi phí bổ sung nhằm khấu trừ chi phí tài sản nhanh hơn để đỏi mới
kỹ thuật.


Như vậy, mức tiêu dùng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, nhưng xét về lâu dài và tổng thể thì
nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến mức tiêu dùng là thu nhập, mà thu nhập lại lệ thuộc
vào khối lượng sản xuất và việc làm.
Khi dự vào bản chất của con người và những kinh nghiệm thực tế, Keynes tin tưởng sâu sắc
rằng con người luôn luôn sẵn sang tăng mức tiêu dùng, nhưng con người không tăng mức tiêu
dùng bằng với mức thu nhập. Ông nói rằng “ quy luật tâm lý thông thường của chúng ta khi thu
nhập thực tế của cộng đồng tăng và giảm, thì tiêu dùng của cộng đồng thực tế sẽ tăng hay giảm
nhưng không nhanh bằng”, do đố cộng đồng nhất thiết sẽ tiết kiệm số lượng tiền.
+++Công thức: Nếu ký hiệu R là thu nhập, C là tiêu dùng, dR là gia tăng thu nhập, dC là gia tăng

tiêu dùng, thì khuynh hướng tiêu dùng giới hạn được định nghĩa là tỷ số giữa gia tăng tiêu dùng
và gia tăng thu nhập dC/dR và 0Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khối lượng việc làm.
Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn càng lớn thì khối lượng việc làm càng lớn.
-Trong nền kinh tế khi việc làm tăng dẫn đến thu nhập tăng lên tuy nhiên do khuynh hướng tiêu
dùng giới hạn đã dẫn tới giảm sút tương đối cầu tiêu dùng để khuyến khích gia tăng hoạt động
đầu tư để đưa ra nguyên lý số nhân đầu tư. Số nhân đầu tư là mối qua hệ giữa gia tưng thu nhập
với gia tăng đầu tư nó xác định sự gia tăng đầu tư dẫn đến gia tăng thu nhập lên bao nhiêu lần
với sự gia tăng của vốn bổ sung dẫn tới gia tang bổ sung nguồn nhân công và tư liệu sản xuất - >
cầu tiêu dùng tăng -> tăng hàng hóa ->quy mô sản xuất mở rộng -> tăng thu nhập là tiền đề để
phát triển đầu tư mới.
-Lãi suất: là sự trả công cho việc không sử dụng tiền mặt của người sở hữu nó trong khoảng thời
gian nhất định. Nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất là khối lượng tiền tệ và sự ưa chuộng tiền mặt.
-Hiệu quả giới hạn tư sản:
+Các doanh nhân còn quan tâm đến phí tổn thay thế gia cung tài sản, đó là mức giá đủ kiểu khiến
cho nhà sản xuất quy định sản xuất thêm một đơn vị tài sản.
+Tương quan giữa thu nhập trong tương lai với phí tổn thay thế là hiệu quả giới hạn của tư sản.
=>Trong nền kinh tế CNTB cùng với tiến độ KHKT, máy móc mang lại hiệu quả hơn, giảm giá
hàng hóa, giảm đầu tư sản xuất đình trệ.
Câu A7: Phân tích quan điểm của J.M.Keynes về vai trò kinh tế của nhà nước. Đánh giá
thành công, hạn chế trong học thuyết kinh tế của J.M.Keynes.
*Vai trò kinh tế của nhà nước
-Để khắc phục tình trạng khủng hoảng, lạm phát, thất nghiệp cân có ựu can thiệp cảu nhà nước.
-Nhà nước cần đưa ra biện pháp để tăng cường hiệu quả. Muốn vậy, nhà nước phải sử dụng ngân
sách để đầu tư cho tư nhân thông qua các đơn đặt hàng, các hợp đồng nhà nước lý vớ tư nhân,
nahf nước trợ cấp về mặt tài chính, bảo đả tín dụng từ đó sẽ đảm bảo lợi nhuận ổn định cho các
tổ chức độc quyền tư nhân.
-Trong lý thuyết kinh tế của ông: Tài chính, tiền tệ, tín dụng là những công cụ quản lý vĩ mô
quan trọng của nhà nước.
+Dùng tài chính, tiền tệ, tín dụng để tạo niềm tin, kích thchs tính lạc quan, tính tích cực đầu tư

của tư nhân. Để thực hiện ý tưởng trên, ông chủ trương đưa khói lượng tiền tệ vào lưu thông làm
giảm lãi suất cho vay, qua đó khuyến khích các nahf kinh doanh mở rộng vay vốn.


+Tăng hiệu quả giới hạn tư bản bằng cách tăng giá cả hàng hóa, nói cách khác: sử dụng lạm phát
“ có kiểm soát”.
+Khi giá cả hàng hóa tăng trong điều kiện chi phí sản suất chưa thay đỏi => Lợi nhuận tư bản
tăng.
+Sử dụng công cụ thuế.
++Với người lao động chủ trương tăng thuế => Tăng thu ngân sách để hỗ trợ tư nhân.
++Với nhà kinh doanh, chủ trương giảm thuế => Tăng hiệu quả giới hạn của tư bản.
++Chính sách việc làm: Theo ông đầu tư vào lĩnh vực nào cũng được miễn là có việc làm kể cả
sản xuất vũ khí, quân sự hóa kinh tế.
=>Nhận xét:
*Những thành công:
-Thấy được mâu thuẫn và khó khăn của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, thừa nhận những khuyết
điểm của nó như khủng hoảng, thất nghiệp.
Lý thuyết của ông khẳng định cần phải có sự can thiệp của nhà nước về lĩnh vực kinh tế. Đây là
1 yếu tố đúng trong lý thuyết của ông, sau này được các trường phái kinh tế hiện đại kế thừa.
*Hạn chế:
-Phân tích kinh tê của ông về mâu thuẫn – khó khăn của tư bản chủ nghĩa mới chỉ có giới hạn bề
ngoài chưa thấy được bản chất và nguyên nhân sâu xa của chúng.
-Phương pháp phân tích tâm lý của ông dựa vào các yeeys tố tâm lý chủ quan không phải dự vào
sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan.
-Mục đích lý thuyết kinh tế của ông nhằm khắc phục khủng hoảng, lạm phát, thất nghiệp, nhưng
khi áp dụng thì thất nghiệp lại có xu hướng gia tăng, chủ trương dùng lạm phát “ có kiểm soát
của ông đã đưa nền kinh tế đến tình trạng lạm phát phi mã”.
-Khi đề cao vai trò của nhà nước, ông lại xem nhẹ, bỏ qua vai trò của cơ chế thị trường.
Câu A8: Phân tích mô hình nền kinh tế hỗn hợp của trường phái chính hiện đại.
*Cơ chế thị trường:

-Cơ chế thị trường là một hình thức tổ chức kinh tế trong đó cá nhân người tiêu dùng và nhà kinh
doanh tác động qua lại lẫn nhau thông qua thị trường để xác định ba vẫn đề trung tâm của sản
xuất kinh tế: SX cái gì? SX ntn? SX cho ai?
-Thị trường là một quá trình trong đó người bán và người mua một thứ hàng hóa tác động qua lại
lẫn nhau để xác định gái cả và số lượng hàng hóa.
-Nói đến thị trường, cơ chế thị trường là nói đến hàng hóa, giá cả hàng hóa, người mua, người
bán. Hàng hóa bao gồm nhiều loại khác nhau: Hàng tiêu dùng, dịch vụ và các yếu tố sản xuất.
-Trong hệ thống thị trường, mỗi hàng hóa đều có giá cả của nó và hệ thống tự tạo ra sự cân đối
giữa giá cả và SX.
-Nói đến cơ chế thị trường là nói đến cung cầu hàng hóa, là sự khái quát của 2 lực lượng: người
bán và người mua. Sự biến động của giá cả làm cho trạng thái cân bằng cung cầu thường xuyên
biến đổi. Đó là nội dung quy luật cung cầu.
-Trong nền kinh tế thị trường có sự thống trị của 2 ông vua: người tiêu dùng + kỹ thuật.
+Người tiêu dùng: là người bỏ tiền mua hàng hóa của người sản xuất nhưng kỹ thuật lại hạn chế
người tiêu dùng vì sản xuất không thể vượt qua giới hạn khả năng của nó.


+Người tiêu dung phải chịu sự cung ứng của người sản xuất. Người sản xuất định ra giá cả hàng
hóa cảu mình theo chi phí sản xuất. Người SX sẽ chuyển sang SX những mặt hàng có lợi nhuận
cao hơn.
-Trong nền kinh tế thị trường lợi nhuận là động lực chi phối hoạt động của nhà kinh doanh. Lợi
nhuận sẽ đưa các nhà kinh doanh đến việc sử dụng kỹ thuật hiệu quả nhất, đến khu vực SX hàng
hóa mà người tiêu dùng cần nhiều hơn.
-Trong nền kinh tế thị trường người ta phải dungfloox, lãi để giải quyết ba vấn đề: SX cí gì? SX
ntn? SX cho ai?.
-Ông cũng thừa nhận: bàn tay vô hình cũng có những khuyết điểm – khuyết tật cẩu hệ thống kinh
tế thị trường bằng thất bại của thị trường do độc quyền gây ra, sự hủy hoại môi trường mà doanh
nghiệp không phảo tar giá cho sự hủy hoại đó. Phân phối thu nhập bất bình dẳng => khủng
hoảng, lạm phát, thất nghiệp. Đẻ khắc phục tình trạng trên phải có sự điều tiết của chính phủ.
*Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường:

Thể hiện thông qua 4 chức năng:
-Chức năng thứ nhất: Thiết lập khuôn khổ pháp luật, chính phủ đề ra các quy tắc, trò chơi kinh tế
mà cacsdaonh nghiệp, người tiêu dùng chính phủ phải tuân theo.
-Chức năng thứ 2: Sửa chữa những thất bại của thị trường để thi trường hoạt động có hiệu quả.
+Thất bại của thị trường do độc quyền gây ra. Nên chính phủ ban hành luật chống độc quyền,
phải đưa ra nhiều luật lệ để tăng tính hiệu quả của hệ thống thị trường cạnh tranh không hoàn
hảo.
+Thất bại của thị trường do tác động từ bên ngoài xảy ra khi cá nhân or doanh nghiệp tạo ra chi
phí, ích lợi cho cá nhân or doanh nghiệp khác nhưng không được nhận đúng lợi ích lẽ ra phải
được nhận or phải trả chi phí lẽ ra không phải trả.
+Chính phủ phải đảm nhận SX các mặt hàng hó công cộng có lợi cho quốc gia: quốc phòng, an
ninh, xây dựng kết cấu hạ tầng.
+Thuế: Chính phủ sử dụng công cụ thuế để bù đắp sự chi tiêu của mình.
-Chức năng thứ 3: Đảm bảo công bằng xã hội thông qua chính sách chính phủ điều tiết thu nhập
bằng thuế thu nhập, thuế thừa kế, hỗ trợ tiêu dùng cho người thu nhập thấp, người già, người tàn
tật.
-Chức năng thứ 4:Đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, trong quá trình phát triển của mình, chủ nghĩa
tư bản luôn gặp phải tình trạng khủng hoảng, lạm phát, thất nghiệp => chính phủ thể hiện các
chức năng trên thông qua các loại thuế, các khoản chi phí tiêu dùng, khối lượng tiền tệ, lãi suất,
những quy định hay kiểm soát.
Phần II: B
Câu B5: Phân tích giá trị lao động của D.Ricardo
-Giống như Ađam Smith ông đã phân biệt được hai thuộc tính của hàng hóa, giá trị sử dụng, giá
trị trao đổi, bác bỏ quan điểm cho giá trị sử dụng quyết định giá trị trao đổi.
-Khác với Ađam Smith:
+Nếu A.Smith đưa ra 2 định nghĩa về giá trị thì ông lại giữ lại định nghĩa 1 và nhất quán khi cho
rừng giá trị của hàng hóa là do lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa quyết định.


+Ông đã nhận thức đúng giá trị trao đổi của hàng hóa được quyết định bởi lượng lao động đồng

nhất của con người chứ không phải do lao động hao phí cá biệt quyết định. Ông là người đầu tiên
phân biệt được lao động xã hội và lao động cá biệt nhưng ông lại nhầm lẫn khi cho rằng gí trị của
hàng hóa la do lượng lao động hao phí lớn nhất trong điều kiện xấu nhất điều tiết.
+Ông phân biệt được giá cả tự nhiên và giá cả thi trường. Theo ông, giá cả không phải do cung,
cầu quyết định. Cung cấu chỉ ảnh hưởng đến giá cả, còn xác định mức giá là trong tay người sản
xuất.
+Ông cũng đã có ý kến kiệt suất và chứng minh tài tình giá trị hàng hóa giảm khi năng lao động
giảm.
+Ông cũng khắc phục được hạn chế của A.Smith cho rằng năng suất lao động trong công nghệp
thấp hơn trong nông nghiệp.
+Về cơ cấu giá trị hàng hóa, ông cũng khắc phục được sự giáo điều của A.Smith, giá cả hàng hóa
bằng giá trị máy móc nhà xưởng + tiền lương + giá trị thặng dư. Giá trị hàng hóa không chỉ do
lao động trực tiếp tạo ra mà cong do lao động cần thiết trước đó tạo ra như máy móc, thiết bị, nhà
xưởng.
=>Nhận xét:
-Công lao: ông là người đàu tiên phân biệt sự khác nhau giữa lao động xã hội và lao động cá biệt.
-Dựa trên qun điểm lao động là nguồn gốc của giá trị đẻ xây dựng nguyên lý kinh tế của mình.
-Hạn chế:
+Ông đã siêu hình khi đồng nhất gí trị với giá cả sản xuất.
+Ông bỏ qua bộ phận chi phí chi nguyên nhiên vật liệu.
+Chưa phát hiện ra tính hai mặt của LĐSX hàng hóa: lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
+Chỉ nghiên cứu mặt lượng, chưa nghiên cứu mặt chất, giá trị, chưa phân tích các hình thái giá
trị.
Câu B6: Vai trò kinh tế của nhà nước
*Vai trò kinh tế của nhà nước
-Để khắc phục tình trạng khủng hoảng, lạm phát, thất nghiệp cân có ựu can thiệp cảu nhà nước.
-Nhà nước cần đưa ra biện pháp để tăng cường hiệu quả. Muốn vậy, nhà nước phải sử dụng ngân
sách để đầu tư cho tư nhân thông qua các đơn đặt hàng, các hợp đồng nhà nước lý vớ tư nhân,
nahf nước trợ cấp về mặt tài chính, bảo đả tín dụng từ đó sẽ đảm bảo lợi nhuận ổn định cho các
tổ chức độc quyền tư nhân.

-Trong lý thuyết kinh tế của ông: Tài chính, tiền tệ, tín dụng là những công cụ quản lý vĩ mô
quan trọng của nhà nước.
+Dùng tài chính, tiền tệ, tín dụng để tạo niềm tin, kích thchs tính lạc quan, tính tích cực đầu tư
của tư nhân. Để thực hiện ý tưởng trên, ông chủ trương đưa khói lượng tiền tệ vào lưu thông làm
giảm lãi suất cho vay, qua đó khuyến khích các nahf kinh doanh mở rộng vay vốn.
+Tăng hiệu quả giới hạn tư bản bằng cách tăng giá cả hàng hóa, nói cách khác: sử dụng lạm phát
“ có kiểm soát”.
+Khi giá cả hàng hóa tăng trong điều kiện chi phí sản suất chưa thay đổi => Lợi nhuận tư bản
tăng.
+Sử dụng công cụ thuế.


++Với người lao động chủ trương tăng thuế => Tăng thu ngân sách để hỗ trợ tư nhân.
++Với nhà kinh doanh, chủ trương giảm thuế => Tăng hiệu quả giới hạn của tư bản.
++Chính sách việc làm: Theo ông đầu tư vào lĩnh vực nào cũng được miễn là có việc làm kể cả
sản xuất vũ khí, quân sự hóa kinh tế.
Câu B7: Cơ chế thị trường
*Cơ chế thị trường:
-Cơ chế thị trường là một hình thức tổ chức kinh tế trong đó cá nhân người tiêu dùng và nhà kinh
doanh tác động qua lại lẫn nhau thông qua thị trường để xác định ba vẫn đề trung tâm của sản
xuất kinh tế: SX cái gì? SX ntn? SX cho ai?
-Thị trường là một quá trình trong đó người bán và người mua một thứ hàng hóa tác động qua lại
lẫn nhau để xác định gái cả và số lượng hàng hóa.
-Nói đến thị trường, cơ chế thị trường là nói đến hàng hóa, giá cả hàng hóa, người mua, người
bán. Hàng hóa bao gồm nhiều loại khác nhau: Hàng tiêu dùng, dịch vụ và các yếu tố sản xuất.
-Trong hệ thống thị trường, mỗi hàng hóa đều có giá cả của nó và hệ thống tự tạo ra sự cân đối
giữa giá cả và SX.
-Nói đến cơ chế thị trường là nói đến cung cầu hàng hóa, là sự khái quát của 2 lực lượng: người
bán và người mua. Sự biến động của giá cả làm cho trạng thái cân bằng cung cầu thường xuyên
biến đổi. Đó là nội dung quy luật cung cầu.

-Trong nền kinh tế thị trường có sự thống trị của 2 ông vua: người tiêu dùng + kỹ thuật.
+Người tiêu dùng: là người bỏ tiền mua hàng hóa của người sản xuất nhưng kỹ thuật lại hạn chế
người tiêu dùng vì sản xuất không thể vượt qua giới hạn khả năng của nó.
+Người tiêu dung phải chịu sự cung ứng của người sản xuất. Người sản xuất định ra giá cả hàng
hóa cảu mình theo chi phí sản xuất. Người SX sẽ chuyển sang SX những mặt hàng có lợi nhuận
cao hơn.
-Trong nền kinh tế thị trường lợi nhuận là động lực chi phối hoạt động của nhà kinh doanh. Lợi
nhuận sẽ đưa các nhà kinh doanh đến việc sử dụng kỹ thuật hiệu quả nhất, đến khu vực SX hàng
hóa mà người tiêu dùng cần nhiều hơn.
-Trong nền kinh tế thị trường người ta phải dungfloox, lãi để giải quyết ba vấn đề: SX cí gì? SX
ntn? SX cho ai?.
-Ông cũng thừa nhận: bàn tay vô hình cũng có những khuyết điểm – khuyết tật cẩu hệ thống kinh
tế thị trường bằng thất bại của thị trường do độc quyền gây ra, sự hủy hoại môi trường mà doanh
nghiệp không phảo tar giá cho sự hủy hoại đó. Phân phối thu nhập bất bình dẳng => khủng
hoảng, lạm phát, thất nghiệp. Đẻ khắc phục tình trạng trên phải có sự điều tiết của chính phủ.
Câu B8: Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường:
Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường:
Thể hiện thông qua 4 chức năng:
-Chức năng thứ nhất: Thiết lập khuôn khổ pháp luật, chính phủ đề ra các quy tắc, trò chơi kinh tế
mà cacsdaonh nghiệp, người tiêu dùng chính phủ phải tuân theo.
-Chức năng thứ 2: Sửa chữa những thất bại của thị trường để thi trường hoạt động có hiệu quả.


+Thất bại của thị trường do độc quyền gây ra. Nên chính phủ ban hành luật chống độc quyền,
phải đưa ra nhiều luật lệ để tăng tính hiệu quả của hệ thống thị trường cạnh tranh không hoàn
hảo.
+Thất bại của thị trường do tác động từ bên ngoài xảy ra khi cá nhân or doanh nghiệp tạo ra chi
phí, ích lợi cho cá nhân or doanh nghiệp khác nhưng không được nhận đúng lợi ích lẽ ra phải
được nhận or phải trả chi phí lẽ ra không phải trả.
+Chính phủ phải đảm nhận SX các mặt hàng hó công cộng có lợi cho quốc gia: quốc phòng, an

ninh, xây dựng kết cấu hạ tầng.
+Thuế: Chính phủ sử dụng công cụ thuế để bù đắp sự chi tiêu của mình.
-Chức năng thứ 3: Đảm bảo công bằng xã hội thông qua chính sách chính phủ điều tiết thu nhập
bằng thuế thu nhập, thuế thừa kế, hỗ trợ tiêu dùng cho người thu nhập thấp, người già, người tàn
tật.
-Chức năng thứ 4:Đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, trong quá trình phát triển của mình, chủ nghĩa
tư bản luôn gặp phải tình trạng khủng hoảng, lạm phát, thất nghiệp => chính phủ thể hiện các
chức năng trên thông qua các loại thuế, các khoản chi phí tiêu dùng, khối lượng tiền tệ, lãi suất,
những quy định hay kiểm soát.
III. C1(4 điểm/câu)
Câu C1: phân tích hoàn cảnh ra đời của trường phái Trọng thương.
-Chủ nghĩa trọng thương là tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản.
-Ra đời vào thời kỳ quá độ chuyển từ phương thức sản xuất phong kiến sang phương thức tư bản
chủ nghĩa.
-Xuất hiện năm 1450, phát triển năm 1650 sau đó bị suy đồi.
-Về mặt lịch sử: là thời kỳ tích lũy nguyên thủy tư sản.
-Về mặt kinh tế: sản xuất hàng hóa phát triển, quan hệ hàng hóa, tiền tệ ngày càng trở nên phổ
biến, địa tô tiền xuất hiện,thị trường dân tộc chính trị hình thành
-Về mặt chính trị: Giai cấp tư sản đang hình thành và phát triển nhưng dưới sự bảo hộ của nhà
nước phong kiến.
-Về mặt tư tưởng: Phong trào phục hưng phát triển, Chủ nghĩa duy vật tấn công chủ nghĩa duy
tâm, khoa học tự nhiên phát triển, cơ học, địa lý, thiên văn học phát triển, có nhiều phát triển địa
lý, tìm ra được châu Mỹ, tìm ra đường đi vòng qua châu Phi đến châu Á.
=>Kết luận: Tát cả những điều kiện trên đã tạo điều kiện cho hoạt động thương mại phát triển,
cho thấy vai trò quan trọng của tư bản thương nghiệp, đòi hỏi phải có một lý thuyết kinh tế để
hướng dẫn chỉ đạo hoạt động thương mại. Chủ nghĩa trọng thương ra đời và phát triển mạnh ở
Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan.
Câu C2: Phân tích lý thuyết “cất cánh”. Ý nghĩa và khả năng ứng dụng lý thuyết này trong
điều kiện kinh tế Việt Nam hiện nay?
*Do nhà kinh tế, giáo sư Rostow(người mỹ) đưa ra. Theo ông, quá trình tăng trưởng kinh tế phải

trải qua 5 giai đoạn:
a)Giai đoạn xã hội truyền thống.


-Năng suất lao động thấp do lao động chủ yếu bằng công cụ thủ công lạc hậu, vật chất khan
hiếm, hoạt động xã hội kém linh hoạt, nông nghiệp giữ vị trí thống trị, sản xuất mang nặng tính
tự cung tự cấp, nền sản xuất xã hội kém phát triển.
b)Giai đoạn chuẩn bị cất cánh.
Tầng lớp xí nghiệp có đủ khả năng thực hiện đổi mới, phát triển cơ cấu hạ tầng. Trong xã hội
xuất hiện đội ngũ chủ xí nghệp có khả năng thực hiện đổi mới. Xuất hiện những khu vực kinh tế,
thúc đẩy quá trình kinh tế tăng trưởng.
c)Giai đoạn cất cánh.
Để đạt tới giai đoạn này cần 3 điều kiện:
-Tỷ lệ tăng lên 5-10% thu nhập quốc dân thuần túy(NNP)
-Phải xác được những lĩnh vực công nghiệp có khả năng phát triển nhanh, có hiệu quả, đóng vai
trò như “lĩnh vực đầu tàu”.
-Phải xác định được bộ máy chính trị-xã hội, tạo điều kiện phát huy năng lực của khu vực hiện
đại, tăng cường quan hệ quốc tế.
d)Giai đoạn trưởng thành.
-Xuất hiện nhiều ngành công nghiệp mới hiện đại
-Cơ cấu xã hội biến đổi
e)Giai đoạn tiêu dùng tăng cao
-Đây là giai đoạn quốc gia thịnh vượng, xã hội hóa sản xuất, dân cư giàu, thu nhập bình quân đầu
người tăng cao
*Ý nghĩa ứng dụng:
-Muốn tăng trưởng, phát triển kinh tế thì phải xây dựng được những lĩnh vực công nghiệp có vai
trò đầu tàu, có khả năng tăng nhanh.
-Tăng cường quan hệ quốc tế ngoại giao
-Những người đứng đầu trong bộ máy lãnh đạo phải là những con người tiến bộ, không bảo thủ,
biết sử dụng kỹ thuật.

-Ý nghĩa: Giúp nền kinh tế VN biết rõ phương hướng cách thức để phát triển, chọn lọc áp dụng
những phương thức phù hợp cho nền kinh tế VN
Câu C3: Phân tích lý thuyết “cái vòng luẩn quẩn và cú huých từ bên ngoài”. Ý nghĩa và
khả năng ứng dụng lý thuyết này trong điều kiện nền kinh tế VN hiện nay?
a)Về nhân lực
-Ở những nước nghèo, tuổi thọ trung bình thấp=> cần có chương trình kiểm soát bệnh tật, nâng
cao sức khỏe và đảm bảo dinh dưỡng để họ làm việc có năng suất cao hơn.
-Số người biết chữ chiếm tỉ lệ thấp=> phải xóa nạn mù chữ, trang bị kỹ thuật mới trong nông
nghiệp,công nghiệp.
b)Về tài nguyên.
-Tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất của các nước đang phát triển là đất nông nghiệp. Để sử
dụng tốt tài nguyên đất cần có chế độ bảo vệ, đầu tư phân bón, canh tác, thực hiện tư hữu hóa đất
đai để kích thích chủ trại đầu tư vốn và kỹ thuật.
c) Về cơ cấu tư bản


-Công nhân có ít tư bản->năng suất thấp-> không có tiết kiệm-> không có vốn để phát triển kinh
tế, xác định cơ sở hạ tầng. Để có tư bản phải vay vốn nước ngoài nhưng khả năng trả nợ thấp->
tư bản đối với các nước này đang là vấn đề nan giải.
d)Về kỹ thuật
-Trình độ kỹ thuật kém nhưng có lợi thế là có thể bắt chước về công nghệ của các nước đi trước.
SƠ ĐỒ CÁI VÒNG LUẨN QUẨN CỦA CÁC NƯỚC NGHÈO…
Tiết kiệm và
đầu tư thấp
Thu nhập bình
quân thấp

Tốc độ tích lũy
vốn thấp
Năng suất thấp


=>Kết luận: ở các nước đang phát triển, 4 nhân tố trên đây còn rất khan hiếm, việc kết hợp chúng
đang gặp lại trở ngại. Ở nhiều nước khó khăn lại càng tăng thêm trong “cái vòng luẩn quẩn” của
sự nghèo khổ.
Để tăng trưởng và phát triển phải có cú huých từ bên ngoài nhằm phá vỡ cái vòng luẩn quẩn ở
nhiều điểm tương đương tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi nhằm kích thích tích cực đầu tư của tư
bản nước ngoài.
*Ý nghĩa và ứng dụng
-Muốn tăng trưởng phát triển kinh tế thì phải xây dựng được những lĩnh vực công nghiệp có vai
trò đầu tàu, có khả năng tăng nhanh
-Tăng cường quan hệ quốc tế ngoại giao
-Những người đứng đầu trong bộ máy lãnh đạo phải là những con người tiến bộ, không bảo thủ,
biết sử dụng kỹ thuật
-Ý nghĩa: giúp nền kinh tế VN biết rõ phương hướng cách thức để phát triển, chọn lọc áp dụng
những phương thức phù hợp cho nền kinh tế VN.
Câu C4: Phân tích lý thuyết về mô hình kinh tế nhị nguyên. Ý nghĩa và khả năng ứng dụng
lý thuyết này trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay
*Ngoài số lao động cần đủ cho sản xuất nông nghiệp còn có lao động thừa làm các ngành nghề
lặt vặt họ không có tiền lương, thu nhập hoặc thu nhập không đáng kể. Vì vậy khi có một mức
lương cao hơn so với khu vực này thì các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sẽ có ngay nguồn
cung sức lao động không giới hạn từ nông ngiệp chuyển sang -> việc chuyển lao động dư thừa từ
khu vực nông nghiệp sang công nghiệp có 2 tác dụng:
-Chuyển bớt lao động ra khỏi lĩnh vực nông ngiệp -> nâng cao sản lượng theo đầu người.
-Việc di chuyển này sẽ làm tăng lợi nhuận trong công nghiệp, tạo điều kiện nâng cao mức tăng
trưởng và phát triển kinh tế nói chung.
*Ý nghĩa và ứng dụng
-Muốn tăng trưởng phát triển kinh tế thì phải xây dựng được những lĩnh vực công nghiệp có vai
trò đầu tàu, có khả năng tăng nhanh.



-Tăng cường quan hệ quốc tế ngoại giao
-Những người đứng đầu trong bộ máy lãnh đạo phải là những con người tiến bộ, không bảo thủ,
biết sử dụng kỹ thuật.
-Ý nghĩa: giúp nền kinh tế VN biết rõ phương hướng cách thức để phát triển, chọn lọc, áp dụng
những phương thức phù hợp cho nền kinh tế VN
Câu C5: Phân tích lý thuyết tăng trưởng kinh tế ở Châu Á gió mùa. Ý nghĩa và khả năng
ứng dụng lý thuyết này trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hiện nay?
-Theo H. Toshima: Ở các nước đang phát triển có tình trạng thiếu lao động vào thời điểm cao của
mùa vụ, thừa lao động vào thời kỳ nông nhàn. Vì vậy, biện pháp cơ bản để tăng việc làm cho
người lao động trong thời kỳ nông nhàn là thâm canh, tăng vụ, đa dạng hóa vật nuôi cây trồng
( trồng thêm hoa màu, cây ăn quả, nuôi thêm gia súc gia cầm). Từ đó có thể làm cho thu nhập
của người lao động tăng, họ có điều kiện mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ cho lĩnh vực nông
nghiệp.
Mặt khác, nhà nước cần hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng KTXH như mạng lưới giao thông ,thủy
nông,thủy lợi…
Tất cả những biện pháp trên sẽ làm cho sản lượng lương thực tăng, ngoài việc đáp ứng nhu cầu
lương thực trong nước sẽ có nguồn lương thực để xuất khẩu. Từ đó sẽ có ngoại tệ để nhập khẩu
máy móc, thiết bị phục vụ cho các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động.
Khi nông nghiệp phát triển sẽ mở rộng thị trường sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Người
lao động cần phải có thêm tư liệu sản xuất như: máy móc, phân bón, thuốc trừ sâu… Cần có
thêm các loại hình dịch vụ như: dịch vụ cung ứng vốn, dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp, thu
mua nông sản… Đồng thời họ sẽ cung cấp thêm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế
biến, do đó sẽ thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển, tạo điều kiện để thu hút nguồn lao
động từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
=>Con đường mà ông chọn là “nông nghiệp hóa” nhằm xây dựng một cơ cấu kinh tế: Công
nghiệp- Nông nghiệp- Dịch vụ tiên tiến, hiện đại.
*) Ý nghĩa và khả năng ứng dụng:
- Trồng xen canh cây ngắn ngày,dài ngày, ngoài 2 vụ chính nên có thêm một vụ màu.
- Khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công mỹ nghệ.
- VN ko chỉ xuấ khẩu gạo mà c.ta nên xuất khẩu thêm hàng may mặc,gốm sứ, hồ tiêu, cafe …

=> đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu.
- C.ta cần đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp,nông thôn:
+ Đẩy mạnh cơ giới hóa : chuyển lao động thủ công sang máy móc kỹ thuật
+ Điện lý hóa: đưa mạng lưới điện về các thôn xóm
+ Thủy lợi hóa
+ Phát triển công nghệ sinh học
+ Lấy lý thuyết này bù lý thuyết trên.
CâuC6: Đánh giá thành công và hạn chế học thuyết kinh tế của trường phái Keynes.
*) Thành công:
- Ông đã thấy được mâu thuẫn và khó khăn của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa,thừa nhận những
khuyết điểm của nó như: Khủng hoảng, lạm phát, thất nghiệp.


- Ông đã phân tích ngyên nhân của khủng hoảng thất nghiệp và đưa ra những biện pháp để giải
quyết, mặc dù còn có những hạn chế song vẫn có những hạt nhân hợp lý.
- Lý thuyết của ông đã thấy được sự cần thiết phải có vai trò của nhà nước đối với nền kinh tế.
Đây là 1 yếu tố đúng sau này sẽ được các trường phái kinh tế học hiện đại kế thừa.
*) Hạn chế:
- Phân tích kinh tế của ông về những mâu thuẫn và khó khăn của chủ nghĩa tư bản chỉ mới dừng
lại ở hiện tượng bề ngoài, chưa thấy được bản chất và nguyên nhân sâu xa của chúng.
- Phương pháp phân tích của ông dựa vào các yếu tố tâm lý chủ quan chứ không phải dựa vào sự
tác động của các quy luật kinh tế khách quan.
- Lý thuyết của ông nhằm khắc phục tình trạng khủng hoảng,thất nghiệp nhưng khi áp dụng thì
thất nghiệp không được loại trừ. Chủ trương dùng lạm phát có kiểm soát của ông đã đưa nền
kinh tế tới tình trạng lạm phát phi mã
- Lý thuyết của ông quá đề cao vai trò của nhà nước dẫn đến xem nhẹ vai trò của cơ chế thị
trường.
Câu C7: Trình bày tóm tắt nội dung lý thuyết việc làm của J.M.Keynes.
-Khi việc làm tăng lên thì thu nhập cũng tăng lên, do đó tiêu dùng cũng tăng lên. Song do
khuynh hướng tiêu dùng giới hạn nên mức tăng tiêu dùng không bằng mức tăng thu nhập, do đó

làm cầu tiêu dùng giảm tương đối, tức làm giảm cầu có hiệu quả lại ảnh hưởng đến quy mô sản
xuất và khối lượng việc làm.
-Để điều chỉnh sự thiếu hụt của cầu tiêu dùng cần phải tăng đầu tư ( tăng tiêu dùng và sản xuất ),
khối lượng đầu tư đóng vai trò quyết định đối với quy mô việc làm. Song khối lượng đầu tư lại
phụ thuộc vào ý muốn đầu tư của các nhà kinh doanh, còn ý muốn đầu tư lại phụ thuộc vào hiệu
quả giới hạn của tư bản. Các nhà kinh doanh sẽ mở rộng đầu tư cho đến khi hiệu quả và giới hạn
của tư bản giảm xuống đến mức lãi suất. Cái khổ trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là ở chỗ
hiệu quả giới hạn của tư bản giảm sút, còn lãi suất của tư bản cho vay lại có tính ổn định. Điều
đó tạo ra giới hạn chật hẹp cho đầu tư mới.
-Để thoát khỏi tình trạng trên, phải điều chỉnh sự thiếu hụt của cầu tiêu dùng. Muốn vậy, nhà
nước phải sử dụng các công cụ tài chính, tiền tệ, tín dụng để điều tiết kinh tế, kích thích tiêu
dùng và đầu tư để tăng cầu có hiệu quả. Đặc biệt, nhà nước phải có chương trình đầu tư với quy
lớn để sử dụng để sử dụng lao động thất nghiệp và tư bản nhàn rỗi,số người này tham gia vào sản
xuất sẽ nhận được thu nhập và tham gia vào thị trường. Vì thế cầu có hiệu quả tăng nên, giá cả
hàng hóa tăng lên và hiệu quả giới hạn của tư bản cũng tăng lên. Điều đó khuyến khích các nhà
kinh doanh mở rộng sản xuất. Theo nguyên lý số nhân nền kinh tế được tái phát triển, khủng
hoảng, thất nghiệp được ngăn chặn.
Câu C8: Phân tích phạm trù khuynh hướng tiêu dùng giới hạn trong lý thuyết việc làm của
J.M.Keynes.
Ông cho rằng: phần thu nhập tăng thêm của mỗi cá nhân sẽ chia làm 2 phần: phần để tiêu dùng
và tiết kiệm.
-Phần để tiêu dùng phụ thuộc vào mức thu nhập, mức chi cho tiêu dùng của xã hội và khuynh
hướng tâm lý tiêu dùng cá nhân.
+Khuynh hướng tiêu dùng cá nhân phụ thuộc vào:


Các nhân tố khách quan:
. Sự thay đổi trong một đơn vị tiền lương
. Sự thay đổi về chênh lệch giữa thu nhập và thu nhập ròng
. Sự thay đổi giá trị tiền vốn

. Sự biến đổi về tỷ suất lợi tức
. Sự thay đổi về chính khóa, tài khóa
Nhân tố chủ quan:
. Cá nhân: những nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến khuynh hướng tiêu dùng. Có 8 nhân tố mang
tính chủ quan đưa cá nhân đến chỗ phải tự kìm chế chi tiêu lấy từ thu nhập của mình, đó cũng là
8 động cơ: động cơ dự phòng, nhìn xa thấy trước, tính toán chi li, cải thiện mức sống, tự lập,
kinh doanh, kiêu hãnh và hà tiện. Nói chung là các nhân tố phụ thuộc vào cá tính của từng người.
. Cơ quan tiết kiệm chi tiêu: ngoài phần tiết kiệm do cá nhân tự tích lũy được, còn một số lớn thu
nhập do các cơ quan chính quyền trung ương và địa phương, các định chế và các công ty kinh
doanh nắm giữ với những động cơ:
..Động cơ kinh doanh, tức là chuẩn bị cho sự đầu tư mới của công ty hay của nhà nước.
..Động cơ dành những nguồn lực để đối phó với những tình trạng khẩn cấp, những khó khăn và
những cuộc suy thoái.
..Động cơ cải tiến nhằm đảm bảo thu nhập dần tăng lên.
..Động cơ thận trọng về tài chính và mong muốn làm ăn tốt bằng cách lập quỹ dự trữ tài chính
vượt quá chi phí sử dụng và chi phí bổ sung nhằm khấu trừ chi phí tài sản nhanh hơn để đổi mới
kỹ thuật.
=>Kết luận: Ông cho rằng: tiêu dùng phụ thuộc vào thu nhập, con người sẵn sang tăng tiêu dùng
của mình nhưng con người không dám tăng tiêu dùng đúng bằng mức tăng thu nhập. Vì vậy tiết
kiệm có xu hướng phát triển nhanh hơn. Từ đó tạo ra khuynh hướng tiêu dùng giới hạn.



×