Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Hiện tượng chảy máu chất xám tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.94 KB, 5 trang )


Hiện tượng chảy máu chất xám ở giới trẻ Việt
Nam
1. Mở

đầu
Việt Nam đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu. Trong thời đại của nền kinh tế thị trường
với nhiều sự thay đổi, vừa tạo cơ hội tốt, vừa cũng là thách thức rất lớn đối với
những nước đang phát triển như nước ta, đó là sức ép cạnh tranh ngày càng gay
gắt, là sự bùng nổ của công nghệ thông tin hay sự ra đời của những tiến bộ khoa
học, kĩ thuật mới,… thức tế này đòi hỏi nước ta phải nỗ lực hết sức về mọi mặt,
trong đó việc phát huy vai trò của tri thức, trí tuệ là yếu tốt hết sức quan trọng đối
với sự phát triển của đất nước và để bắt kịp với tiến trình phát triển của thế giới.
Trong các nguồn lực cần thiết cho sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, nguồn lực trình độ cao là một yếu tố quyết định. VÌ vậy yêu
cầu đặt ra là cần phải phát triển một đội ngũ nhân lực giàu mạnh “chất xám” để
phục vụ cho sự phát triển bền vững của đất nước. Tuy nhiên, một thách thức lớn
đang đặt ra không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với tất cả các quốc gia trên thế
giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, đó là tình trạng “Chảy máu chất
xám”. Hiện tượng chảy máu chất xám đã và đang diễn ra ngày càng phức tạp, gây
thất thoát nguồn lực giàu chất xám, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước.
2. Khái

niệm

Chảy máu chất xám là hiện tượng di chuyển của những người lao động có trình
độ, có tay nghề cao từ nơi này sang nơi khác ( từ doanh nghiệp nay sang doanh
nghiệp khác, vùng nay sang vùng khác hay là nước này sang nước khác ). Cũng


như hàng hóa, đây là một dòng chảy xuyên quốc gia của con người, của trí tuệ.


3. Nguyên

nhân

Khoảng cách giàu nghèo giữa Việt Nam và các nước phát triển( Mỹ, Đức,
Úc, Canada,…) quá lớn. Có một điều là phải thừa nhận rằng do bị chi phối bởi nền
kinh tế thị trường bất kể là chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa xã hội, giới trẻ Việt
Nam bị lôi quấn mạnh bởi đồng tiền. Một đất nước mà con người phải chịu đựng
nghèo khó trong một thời gian dài, điều này không có gì là ngạc nhiên.
Môi trường quê huơng có thể rất khác môi trường nước ngoài, tùy vào ngành
nghề và trình độ phát triển của xứ sở. Nói cách khác, năng suất có thể là rất cao
của họ trong việc làm tại các quốc gia tiền tiến không thể dễ dàng “bứng rễ” hồi
hương, dù họ có trở về. Sự đóng góp của một người Việt ở nước ngoài và trong
nước, tuy hình thức có khác nhau, không nhất thiết phải là một đàng thì nhiều, một
đàng thì ít. Chất lượng của chất xám không phải hoàn toàn là sở hữu của cộng
đồng, là kết quả đầu tư của nơi họ sinh trưởng. Một phần đáng kể là do những nổ
lực cá nhân của chính họ, không chỉ là do tiền của đóng góp cho sự giáo dục của
họ thuở thiếu thời. “Có công nuôi dưỡng” là một cụm từ cần phải xác định cho rõ.
Chính sách đãi ngộ: Ở các quốc gia phát triển thường có những chính
sách đãi ngộ xứng đáng cho những khoa học gia, những kỹ thuật gia của các quốc
gia khác. Chính sách quản lý: các tập đoàn đa quốc gia(PNJ, Unilever, Cocacola,
HSBC, Nokia, Samsung,…) thường dùng chính sách quản lý theo mục tiêu ( Quản
trị mục tiêu MBO ) là các quản trị thông qua mọi thành viên tự mình xác định mục
tiêu, tự quản lý và thực hiện các mục tiêu đề ra, một phương pháp quyền hạn tương
ứng trách nhiệm thực hiện mục tiêu. Nó tạo điều kiện để người thực hiện phát huy
tính năng động, sáng tạo trong quá trình thực hiện mục tiêu, khiến cho du học sinh
luôn cảm thấy thoải mái vì họ có cơ hội phát huy hết tài năng của mình, khiến họ

phải so sánh giữa quê hương và đất nước họ đang học tập và làm việc.


4. Ảnh

hưởng

Ảnh hưởng tốt: Người dân làm việc và thành công ở hải ngoại thường gởi những
số tiền rất lớn về cho thân nhân của mình ở quê nhà, giúp cho quốc gia có một số
vốn lớn để đầu tư và chi dùng [người Việt hải ngoại hằng năm gởi về từ 2-4 tỉ đô la
(3), đủ để giúp cho chính quyền Việt Nam hiện tại bù đắp vào sự thiếu hụt cán cân
thương mãi (trade deficit)], đây cũng là một nguồn ngoại tệ quan trọng. Người dân
sống ở hải ngoại cũng là những nhịp cầu cho các thương vụ và đầu tư giữa người
ngoại quốc và bản xứ, họ cũng là thành phần đầu tư và giúp cho sự học hỏi ở trong
nước hay chuyên chở các kiến thức, kiến năng từ hải ngoại.
Ảnh hưởng xấu: Khi người tài bỏ xứ ra đi, quốc gia thường mất một nguồn vốn
nhân lực rường cột cho việc phát triển vì theo lý thuyết kinh tế thì yếu tố phát triển
này quan trọng nhất so với các yếu tố như tài chánh, tài nguyên thiên nhiên hay
cấu trúc kinh tế (infrastructure). Quốc gia bị chảy máu chất xám còn mất vốn đầu
tư vào việc giáo dục những nhân tố này từ tấm bé, và mức độ thua kém của quốc
gia về mọi phương diện phát triển (xã hội, kỹ thuật, đồng lương và năng xuất) càng
ngày càng tăng so với thế giới. Trong cuộc đua kinh tế và kỹ thuật, vấn đề tương
quan sức mạnh rất nghiêm trọng, một khi đã thua kém thì mức độ cạnh tranh lại
càng khó hơn.
Tóm lại, hậu quả tiêu cực của chảy máu chất xám khiến các quốc gia nghèo và lạc
hậu không thể tiến triển nhanh để bắt kịp đà văn minh của nhân loại, vì thế càng
ngày càng tụt hậu và đang là một vấn đề quan tâm của toàn thế giới vì chính những
khu vực đói nghèo, lạc hậu này là nguyên nhân của sự bất ổn có thể lan tràn ảnh
hưởng lên toàn cầu.



5.
-

Một số giải pháp

Xây dựng hệ thống giáo dục, đào tạo chất lượng cao trong nước hoặc liên kết với
các trường đại học nước ngoài đào tạo trong nước để giảm tỷ lệ học sinh, sinh viên

-

ở lại nước ngoài, thu hút chất xám quay về
Thay đổi một số khía cạnh của chính sách tiền lương, theo hướng gắn với thang và
ngạch công việc chuyên môn, bỏ thang, ngạch lương lãnh đạo mà thay vào đó là

-

các quy định về phụ cấp trách nhiệm
Cần mở các học viện nghiên cứu thực tiễn và các trung tâm dành riêng cho đào tạo

-

các cá nhân ưu tú, tài năng nhất cả nước
Cần giáo dục tinh thần tự nguyện, tham gia xây dựng đất nước. Nhà nước và doanh
nghiệp cần có những chính sách thiết thực hơn nữa trong việc ưu đãi, động viên
khích lệ những người học tập và làm việc ở nước ngoài trở về. Có các kênh thông
tin chính thức, uy tín, cung cấp thông tin về các cơ hội tìm kiếm việc làm ở quê

-


nhà cho du học sinh
Cần tạo dựng một phương thức quản lý nguồn nhân lực khoa học và công nghệ đi
vào bản chất lấy thành quả lao động, cống hiến làm thước đo. Có nghĩa là nhiệm
vụ đảm trách trong khoa học và công nghệ nào sẽ có lương tương ứng với nó. Việc
thi tuyển, xét tuyển người vào các vị trí công việc khoa học và công nghệ đảm
trách gắn chặt quyền lợi và nghĩa vụ rõ ràng. Cán bộ nghiên cứu có năng lực sáng
tạo cao phải có thu nhập cao hơn hẳn so với mức thu nhập chung.



×