Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Thực trạng tài nguyên nước đồng bằng sông cửu long (ĐBSCL)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.89 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
I. Giới thiệu về GIS ....................................................................................... 1
II. Ứng dụng GIS ........................................................................................... 2
III. Thực trạng tài nguyên nước đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)
1. Giới thiệu ĐBSCL .................................................................................. 2
2. Thực trạng tài nguyên nước ĐBSCL ....................................................... 4
IV. Mục tiêu của dự án ................................................................................... 4
V. Phương pháp thực hiện
1. Cấu trúc của hệ thống ............................................................................. 4
2. Cấu trúc dữ liệu ...................................................................................... 6
3. Giao diện hệ thống .................................................................................. 6
4. Thông tin về điều kiện tự nhiên ĐBSCL ................................................. 7
5. Thông tin về điều kiện kinh tế xã hội ở ĐBSCL ..................................... 7
V. Kết luận ..................................................................................................... 7
Tài liệu tham khảo


NỘI DUNG
I. Giới thiệu về GIS:
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một thu thập có tổ chức phần cứng, phần
mềm, dữ liệu địa lý và con người được thiết kế nhằm nắm bắt, lưu trữ, cập nhật sử
dụng, phân tích và hiển thị các thông tin liên quan đến địa lý. Mục đích đầu tiên
của GIS là xử lý không gian, hay các thông tin liên quan đến địa lý. Công nghệ
GIS kết hợp với các thao tác cơ sở dữ liệu thông thường và các phép phân tích
thống kê, phân tích địa lý và hình ảnh được cung cấp duy nhất từ các bản đồ.
những khả năng này phân biệt GIS với các hệ thống thông tin khác và khiến cho
GIS có phạm vi ứng dụng rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là biểu
đồ thể hiện tỷ lệ các cơ quan ứng dụng công nghệ GIS.

Hiện nay các cơ quan này đang sử dụng các chương trình phần mềm phổ
biến như: Mapinfo, Span, WinGIS, IWLIS, ARC/INFC …



Tỉ lệ các phần mềm được sử dụng

2


II. Ứng dụng GIS
Môi trường
Rất nhiều ứng dụng đã phát triển trong những tổ chức quan tâm đến môi
trường. Mức đơn giản nhất thì sử dụng GIS để đánh giá môi trường, ví dụ như vị
trí và thuộc tính của cây rừng. Ứng dụng GIS với mức phức tạp hơn là dùng khả
năng phân tích của GIS để mô hình hóa các tiến trình xói mòn đất sự lan truyền ô
nhiễm trong môi trường khí hay nước, hoặc sự phản ứng của một lưu vực sông
dưới sự ảnh hưởng của một trận mưa lớn.
Khí tượng thuỷ văn
Trong lĩnh vực này GIS được dùng như là một hệ thống đáp ứng nhanh,
phục vụ chống thiên tai như lũ quét ở vùng hạ lưu, xác định tâm bão, dự đoán các
luồng chảy, xác định mức độ ngập lụt, từ đó đưa ra các biện pháp phòng chống kịp
thời... vì những ứng dụng này mang tính phân tích phức tạp nên mô hình dữ liệu
không gian dạng ảnh (raster) chiếm ưu thế.
Nông nghiệp
Những ứng dụng đặc trưng: Giám sát thu hoạch, quản lý sử dụng đất, dự
báo về hàng hoá, nghiên cứu về đất trồng, kế hoạch tưới tiêu, kiểm tra nguồn
nước.
Chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương là một trong những lĩnh vực ứng dụng rộng lớn
nhất của GIS, bởi vì đây là một tổ chức sử dụng dữ liệu không gian nhiều nhất. Tất
cả các cơ quan của chính quyền địa phương có thể có lợi từ GIS. GIS có thể được
sử dụng trong việc tìm kiếm và quản lý thửa đất, thay thế cho việc hồ sơ giấy tờ
hiện hành. Nhà cầm quyền địa phương cũng có thể sử dụng GIS trong việc bảo

dưỡng nhà cửa và đường giao thông. GIS còn được sử dụng trong các trung tâm
điều khiển và quản lý các tình huống khẩn cấp.
Giao thông
GIS có khả năng ứng dụng đáng kể trong lĩnh vực vận tải. Việc lập kế
hoạch và duy trì cở sở hạ tầng giao thông rõ ràng là một ứng dụng thiết thực,
nhưng giờ đây có sự quan tâm đến một lĩnh vực mới là ứng dụng định vị trong vận
tải hàng hải, và hải đồ điện tử. Loại hình đặc trưng này đòi hỏi sự hỗ trợ của GIS.
Ngoài ra GIS còn được ứng dụng trong rất nhiều những lĩnh vực khác như:
bán lẻ, dịch vụ tài chính, y tế, dịch vụ điện, nước, gas …

3


III. Thực trạng tài nguyên nước ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)
1. Giới thiệu ĐBSCL
Khu vực ĐBSCL nằm ở phía Nam TPHCM, cuối miền Nam Việt Nam.
Gồm 13 tỉnh thành: Cà Mau, Cần Thơ, Tiền Giang, An Giang, Vĩnh Long, Trà
Vinh, Sóc Trăng, Long An, Bến Tre, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu
Giang. ĐBSCL với 17 triệu dân, có diện tích 39.747 km2, chiếm trên 12 % diện
tích của cả nước.

Từ bao đời nay, ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất nước. ngành kinh tế quan trọng
nhất là sản xuất lúa gạo. Nuôi trồng thuỷ sản ngày càng trở nên quan trọng, nhất là
nuôi tôm.
Điểm đặc trưng của ĐBSCL là người dân sinh sống dọc theo hệ thống sông
ngòi và kênh rạch chằng chịt. Hầu hết các đô thị trong khu vực đều nằm trên bờ

4



sông hoặc trên ngã ba sông trong hệ thống thuỷ lợi và tưới tiêu chính, phần lớn số
hộ nông dân cư ngụ ven kênh rạch thay vì tập trung thành khu dân cư đông đúc
theo thứ tự khóm, phường và thị xã như ở khu vực nội thị. Do thiếu đường xá và
các dịch vụ hạ tầng nên đã ảnh hưởng lớn đến tốc độ phát triển kinh tế của cả khu
vực.
2. Thực trạng tài nguyên nước ĐBSCL
Vùng ĐBSCL có vũ lượng hàng năm là khoảng 2000mm, là một vùng ngập
nước điển hình với trên 90% diện tích ngập nước theo mùa mưa lũ và theo thuỷ
triều thuộc lưu vực sông Mê Kông đổ ra biển Đông. Tuy nhiên nguồn nước ở vùng
này đang bị biến đổi cả về trạng thái và chất lượng không những đe doạ đến phát
triển bền vững nền kinh tế - xã hội mà còn tác động đến sức khoẻ của con người
và các hệ thống sông ở đây.
Tình trạng khô hạn và thiếu nước ngọt ở ĐBSCL đang diễn ra trên diện
rộng, nhiều kênh rạch bị kiệt nước hoàn toàn. Trạng thái nước bị biến đổi, thiếu
nước trên các dòng sông chính vào mùa khô, chất lượng nước mặt diễn biến xấu đi
do tác động của các nguồn thải của đô thị, sản xuất công nghiệp, canh tác nông
lâm – ngư nghiệp … chưa được xử lý triệt để vẫn tiếp tục thải ra sông rạch. Tình
trạng mặn hoá, phèn hoá cục bộ ngày càng diễn biến phức tạp tác động nhiều mặt
đến chất lượng nước mặt ở ĐBSCL
Mặt khác ĐBSCL sử dụng nước rất tuỳ tiện, hệ thống thuỷ lợi chưa đáp ứng
yêu cầu của sản xuất, dẫn đến tình trạng lãng phí nước vào mùa mưa nhưng mùa
khô lại thiếu nước trầm trọng.

5


IV. Mục tiêu của dự án
Mục tiêu chính của đề tài là xây dựng hệ thống thông tin địa lý (GIS) nhằm
cung cấp thông tin cần thiết cho công tác nghiên cứu, qui hoạch quản lý tổng hợp
tài nguyên nước ở ĐBSCL. Từ đó đề ra việc sử dụng hợp lý và bền vững tài

nguyên nước ngọt sông Mê Kông; sử dụng hiệu quả vùng ngập mặn cho phát triển
thủy sản, hệ sinh thái rừng ngập mặn ... với vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái
vùng ven biển … để phát huy tốt nhất thế mạnh của vùng, tạo tiền đề phát triển
kinh tế - xã hội
V. Phương pháp thực hiện
1. Cấu trúc của hệ thống
Tổng quan, hệ thống thông tin địa lý phục vụ quản lý tổng hợp tài nguyên nước
ĐBSCL có hai bộ phận chính:
Bộ phận thu thập số liệu thực hiện việc xử lý số liệu thô như bản đồ chuyên
đề trên giấy, ảnh vệ tinh và các báo cáo thống kê … để đưa vào cơ sở dữ liệu
(CSDL) của hệ thống.
Bộ phận chuyển đổi dữ liệu chuyển dữ liệu thành dạng mà hệ thống thông
tin địa lý phục vụ quản lý tổng hợp tài nguyên nước ĐBSCL có thể thể hiện kết
quả trên bản đồ.
Thu thập các dữ liệu:
• Bản đồ địa hình ĐBSCL
• Bản đồ đất ĐBSCL
• Bản đồ đơn vị đất đai ĐBSCL
• Các bản đồ sử dụng đất của ĐBSCL ở các thời đoạn khác nhau
• Bản đồ hệ thống thủy nông ĐBSCL
• Bản đồ phân bố nước ĐBSCL
• Bản đồ nước ngầm ĐBSCL
• Bản đồ ngập lũ ĐBSCL
• Bản đồ mưa và bốc hơi trung bình ĐBSCL
• Các ảnh vệ tinh về ĐBSCL
• Số liệu thứ cấp về đất đai, khí tượng thủy văn, công trình thủy lợi
(kênh, cống, đập) theo từng cấp thể hiện

6



Một số bản đồ có sẵn:

7


2. Cấu trúc dữ liệu
Hệ thống cơ sở dữ liệu bao gồm:
Cơ sở dữ liệu quản lý hành chánh các cấp
Quá trình sử dụng đất theo các giai đoạn khác nhau
Hệ thống kênh bao gồm vị trí, các thông số kỹ thuật của các kênh chính,
kênh cấp hai của ĐBSCL
Hệ thống đê bao
Thủy công: cống, trạm bơm
3. Giao diện hệ thống:
Giao diện hệ thống được thiết kế bằng ngôn ngữ VisualBasic. Cho phép:

8


Truy vấn các thông tin về điều kiện tự nhiên của vùng ĐBSCL;
Truy vấn thông tin về điều kiện kinh tế xã hội của vùng và của các tỉnh
trong vùng
Tìm kiếm thông tin theo điều kiện đơn hay điều kiện phức
Nhập, kích hoạt các mô hình toán liên quan đến quản lý tài nguyên nước;
4. Thông tin về điều kiện tự nhiên ĐBSCL
Thông tin về điều kiện tự nhiên của ĐBSCL bao gồm:
Các đơn vị đất đai phục vụ cho công tác quy hoạch của ĐBSCL phân theo
điều kiện thổ nhưỡng và khí tượng thủy văn
Phân vùng sinh thái nông nghiệp của ĐBSCL

Nguồn nước:
• Lượng mưa
• Bốc hơi
• Nước ngầm
• Lụt
• Xâm nhập mặn
Quản lý nước: các dự án quản lý nước trong vùng
5. Thông tin về điều kiện kinh tế xã hội ở ĐBSCL
Thông tin về kinh tế xã hội bao gồm:
Đơn vị hành chánh: bao gồm các thông tin tổng quát như dân số, mật độ
dân số, diện tích canh tác và năng suất của các cây nông nghiệp chính của các
tỉnh.
Thành phần kinh tế chính của ĐBSCL như nông nghiệp, thủy sản, lâm
nghiệp …
Các thành phần kinh tế xã hội khác như cấp nước, sức khoẻ cộng đồng,
năng lượng …
Chi tiết về kinh tế xã hội của các tỉnh trong vùng ĐBSCL

9


V. Kết luận
Đề tài thực hiện với mục tiêu là xây dựng một cấu trúc của hệ thống thông
tin địa lý phục vụ công tác quản lý tổng hợp tài nguyên nước ĐBSCL. Hệ thống
thiết kế với giao diện dễ sử dụng. Hệ thống khi được xây dựng hoàn chỉnh sẽ rất
hữu dụng trong công tác qui hoạch quản lý tài nguyên nước của ĐBSCL, góp phần
nâng cao sự phát triển bền vững của vùng.

10



Tài liệu tham khảo
Võ Thành Hưng, Hệ Thống Thông Tin Địa Lý
/> /> /> /> />www.nea.gov.vn/html/khungphaply/gis.htm
www.3deltatowns.org/

11



×