Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tom tat TG 12 - 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.02 KB, 2 trang )

NGUYỄN ĐĂNG MẠNH
I. Cuộc đời:
+ NĐM sinh 1930, tại tỉng Nam Định, trong một gia đình viên chức, ở Hà Nội.
+ Ông công tác trong ngành giáo dục từ năm 21 tuổi. Từ 1960, ông dạy học ở khoa văn
Trường Đại học sư phạm Vinh, sau đó dạy Trường Đại học sư phạm Hà Nội.
+ Ông được tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2000.
II . Sự nghiệp văn chương:
1. Đặc điểm văn chương::
Ông vừa đi dạy vừa nghiên cứu phê bình VH, có nhiều đóng góp trong việc phát hiện tư
tưởng nghệ thuật và phong cách những nhà văn tiêu biểu của VN.
2. TP chính : Nhà văn, tư tưởng và phong cách 1979; Con đường đi vào thế giới nghệ
thuật của nhà văn 1994…
3. Tác phẩm: Bài “ Thương tiếc nhà văn Nguyên Hồng” ông viết ngay sau nhà văn NH
mất, được in trên báo Nhân dân số ngày: 16/05/1982, thể hiện sự thương xót trân trọng cho
một nhà văn tiêu biểu , nổi tiếng một thờ của văn học dân tộc.
Nội dung chính:
+ Tấm lòng của nhà văn NH đối với cuộc đời, con người.
+ Vị trí của nhà văn NH trong lịch sử văn học VN.
+ Tình cảm tg dành cho NH.
+ Sức hấp dẫn của bài viết.


Quang Dũng
I. Tiểu sử:
+ Quang Dũng ( 1921 – 1988) tên thật Bùi Đình Diệm, quê ở huyện Đan Phượng- Hà
Tây (nay thuộc Hà Nội).
+ Trước 1945, ông học tại trường Thăng Long, Hà Nộị.
+ Sau 1945, ông vào bộ đội, từng làm đại đội trưởng đoàn quân Tây Tiến (1947).
Sau 1954, làm biên tập ở nhà xuất bản văn học.
+ Ông là nhà nghệ sĩ đa tài: vẽ tranh, sáng tác viết văn làm thơ…Từ bài thơ tây Tiến
1948, ông mới thực sự có tiếng vang.


+ Ông được tặng giải thưởng Nhà nước về VHNT năm 2001.
II.Tác phẩm tiêu biểu:
+ Thơ QD vừa hồn nhiên vừa tinh tế, mang vẽ đẹp hào hoa phóng khoáng, đầy lãng
mạn .
+ TP chính: Rừng Biển Quê Hương (1957), Mây Đầu Ô (1986); truyện ngắn Mùa
Hoa Gạo (1950); hồi ký Làng Đồi Đánh Giặc (1976)...
III. Bài thơ : Tây Tiến>
1. Hoàn cảnh sáng tác: Đầu năm 1947, QD được điều động gia nhận vào đơn vị
Tây Tiến vừa thành lập. Đơn vị này hoạt động một vùng rộng lớn bao gồm các
tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình…và một phần nước Lào, có nhiệm vụ vừa
đánh tiêu hao sinh lực địch vừa tuyên truyền vận động nhân dân kháng chiến.
Chiến sị TT phần lớn là thanh niên Hà Nội lần đầu đến một vùng rừng núi
hiễm trở, khắc nghiệt. Hầu hết lính TT đều bị sốt rét và không ít người đã hy
sinh, bệnh tật nhưng họ rất lạc quan, hào hùng. Cuối năm 1948, QD rời đơn
vị TT, nhận nhiệm vụ khác, tại Phù Lưu Chanh, ông viết bài thơ này.Ban đầu
bài thơ có tên là “Nhớ TT”rất nổi tiếng. Trong một thời gian dài, ít được nhắc
đến vì bị coi là còn rơi rớt chất lãng mạn tiểu tư sản. Phải đến thời kỳ đổi mới,
Bài thơ mới được khôi phục vị trí xứng đáng của nó.
2. Nội dung chính:
+ Hành trình đầy gian khổ, hy sinh, nhưng hào hùng lãng mạn của TT.
+ Những kỷ niệm không quên.
+ Cảm hứng bi tránh về người lính TT.
+ Lời thề của người lính TT.


CHẾ LAN VIÊN
I.CUỘCĐỜI
+ Chế Lan Viên ( 1920 – 1989 ) tên thật Phan Ngọc Hoan, quê ở Cam Lộ, tỉnh Quảng
Trị. Thời trẻ, ông sống nhiều năm ở Bình Định có thể xem là quê hương thứ hai của ông.
+ Sau khi tốt nghiệp trung học, ông dạy trường tư làm báo ở Sài Gòn và các tỉnh miền

trung.
+ 17 tuồi xuất bản tập thơ “Điêu tàn” nổi tiếng, trở thành tiêu biểu cho các nhà thơ mới.
+ Từ năm 1945 ông tham gia cách mạng , hoạt động văn nghệ ở Liên khu IV . Sau 1954,
ông ra Hà Nội oạt động văn học trong Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam.
+ Ông từng là đai biểu Quốc Hội nhiều khoá. Sau 1975, ông vào sống ở thành phố Hồ Chí
Minh tiếp tục sáng tác cho đến lúc qua đời.
+ Ông được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT năm 1996.
II Sự nghiện văn chương :
1. Đặc điểm thơ:Thơ Chế Lan Viên có phong cách độc đáo mà nổi bật nhất là chất
suy tưởng triết lý mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng phong phú của thế giới hình ảnh
2. Tác phẩm tiêu biểu: tập văn xuôi Vàng Sao (1942), các tập thơ Điêu Tàn (1937),
Gửi Các Anh (1954), Ánh Sáng và Phù Sa (1960), Hoa Ngày Thường -- Chim Báo Bão
(1967), Hoa Trên Đá (1984)...
3. Bài thơ “ Tiếng hát con tàu”
a. Xuất xứ; rút từ tập “ Ánh sáng và phù sa” được gợi cảm hứng từ một sự kiện
kinh tế xã hội là cuộc vận động nhân dân miền xuôi lên tham gia xây dựng Tây Bắc
vào những năm 1958 – 1960 ở Miền Bắc. Baì thơ vừa cổ vũ nhân dân miền xuôi lên
tây Bắc xây dựng quê hương, vừa thể hiện tình cảm gắn bó tha thiêt với nhân dân
vừa tìm thấy chân trời nghệ thuật.
b. Nội dung chính:
+ Ý nghĩa nhan đề bài thơ.
+ Sự trăn trở và lời mời gọi lên đường.
+ Giá trị lịch sử, kinh tế Tây Bắc.
+ Những kỷ niệm thân thương.
+ Lời thúc giục, mời gọi lên đường.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×