THANH THẢO
I. Tiểu sử:
+ Tên khai sinh là Hồ Thành Công, sinh 1946 quê ở huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi. Ông
tốt nghiệp khoa văn Trường đại học Hà Nội, tham gia kháng chiến chống Mỹ ở Miền
Nam .
+ Từ sau 1975, ông chuyện sang hoạt động văn nghệ .
II.: Sự nghiệp VH:
1. Đặc điểm thơ: Thơ Thanh Thảo luôn đậm chất triết luận. Mạch suy cảm trữ tình trong
thơ ông thường hướng tới những vẻ đạp tinh thần con người : nghĩa khí, nhân ái, bao dung,
can đảm, trung thực và yêu tự do cho dù cuộc đời còn gặp nhiều vất vả . Ông luôn khát
vọng kiếm tìm những cách biếu đạt mới. Dấu ấn của ông khá đậm nét ở thể loại văn xuôi
và trường ca.
2. Các tác phẩm chính: Những người đi ới biển ( Trường ca 1977) Dấu chân qua trảng cỏ
( thơ 1978) Những ngọc sóng mặt trời ( trường ca 1981 ) Khối vuông ru bích ( thơ 1985 )
….
3. Bài thơ “ Đàn ghi ta của Lorca” trích trong tập “ Khối vuông ru bích” 1985, ca ngợi
và cảm thông sâu sắc đến tài năng, đức độ và cái chết của nghệ sĩ Ga-xi-a Lor-ca
Nội dung chính:
+ Nghệ thuật thơ siêu thực và ngôn ngữ thơ giàu tính tạo hình, nhạc điệu
+ Hình tượng Lor-ca đậm bản sắc dân tộc Tây Ban Nha.
+ cái chết đầy đau thương uất ức của Lor-ca.
+ Niềm tin vào sự bất tử của tiếng đàn Lor-ca.
NGUYỄN KHẮC VIỆN
I. Tiểu sử:
+ Nguyễn Khắc Viện ( 1913 – 1997 ) quê ở huyện Hương Sơn tỉnh Hà tỉnh.
+ Ông đỗ tú tài năm 1934. 1935 học Đại học y khoa Hà Nội .ang Pháp tiếp tục học ngành y
. 1941 trở thàng bác sĩ tại một bệnh viện lớn tại Pa-ri. Từ 1942 -1952 ông bị lao phổi , 7 lần
mỗ . Trong thời gian này ông tìm ra phương pháp dưỡng sinh tự cứu chữa .
+1963, ông về nước làm Uỷ viên Uỷ ban liên lạc văn hoá với nước ngoài. Ông là người
sáng lập và là tổng biện tập tạp chí “Nghiên cưu Việt Nam” tổng biên tập kiêm giám đốc
nhà xuất bản Ngoại văn.
+ Sau khi nghỉ hưu, năm 1989, ông thành lập Trung tâm nghhiên cứu tâm lý trẻ em ( N-T)
II. Sự nghiệp văn chương:
1. Đặc điểm văn chương: Ông là nhà văn hoá nổi tiếng, là một hình mẫu kết hợp
đông – tây của văn hoá Việt Nam trên đường hội nhập.
2. Tác phẩm chính;
+ Tiếng Pháp: Kiều ( dịch 1965); Kinh nghiệm Việt Nam ( 1970 ); VN một thiên lịch
sử…
+ Tiếng Việt: Hỏi đáp về dưỡng sinh; Bàn về đạo nho ( 1963 ).
3. Bài “ Con đường trở thành kẻ sĩ hiện đại” trích trong bài “ Noi theo đạo nhà ”
trong cuốn :” Bàn về đạo nho”
Nội dung chính:
+
NGUYỄN TUÂN
I-CUỘC ĐỜI
1- Tiểu sử
- Nguyễn Tuân (1910-1987) quê ở làng Nhân Mục, nay thuộc phường Nhân Chính, quận
Thanh Xuân, Hà Nội. Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn.
- Nguyễn Tuân học đến cuối bậc Thành chung thì bị đuổi vì tham gia một cuộc bãi khoá
phản đối mấy giáo viên Pháp nói xấu người Việt Nam (1929). Sau đó ít lâu, ông lại bị tù vì
“xê dịch” qua biên giới không có giấy phép. Ở tù ra, ông bắt đầu viết báo, viết văn.
- Nguyễn Tuân cầm bút từ khoảng đầu những năm ba mươi của thế kỉ XX, nhưng nổi
tiếng từ năm 1938 với các tác phẩm có phong cách độc đáo : Một chuyến đi, Vang bóng
một thời…
- Năm 1941, Nguyễn Tuân lại bị bắt giam một lần nữa vì giao du với những người hoạt
động chính trị
- CMT8 thành công, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến, trở
thành một cây bút tiêu biểu của nên văn học mới. Từ năm 1948 đến năm 1958, ông giữ
chức Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam. Ông mất năm 1987 tại Hà Nội
- Nguyễn Tuân để lại một sự nghiệp văn học phong phú với những trang viết độc đáo và
đầy tài hoa. Ông là một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hoá lớn. Ông được Nhà nước tặng Giải
thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật 1996
2- Con người
- Nguyễn Tuân là một trí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc cao. Lòng yêu nước
của ông có những nét riêng : yêu Tiếng Việt, yêu tiếng mẹ đẻ, gắn bó với những giá trị văn
hoá cổ truyền của dân tộc.
- Ở Nguyễn Tuân, ý thức cá nhân phát triển cao, ông là con người rất mực tài hoa, là nhà
văn biết quý trọng nghề nghiệp và am hiểu nhiều lĩnh vực nghệ thuật.
- NT là người rất mực tài hoa uyên bác, ngoài văn chương, ông còn am hiểu sâu sắc nhiều
ngành văn hoá như: hội hoạ, điêu khắc, điện ảnh, sân khấu….
- Nt là nhà văn biết quí trọng nghề nghiệp của mình.
II - SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC
Ông sáng tác ở cả hai giai đoạn
+ Trước CMT8
- Nguyễn Tuân là nhà văn lãng mạn, sáng tác của ông tập trung vào 3 đề tài chính :
• Chủ nghĩa xê dịch
• Đời sống truỵ lạc
• Vẻ đẹp vang bóng
- Tác phẩm tiêu biểu : Chiếc lư đồng mắt cua, Một chuyến đi, Vang bóng một thời…
+ Sau CMT8
- Nguyễn Tuân hoà mình vào cuộc sống kháng chiến của nhân dân, tham gia kháng
chiến, tham gia cách mạng. Nguyễn Tuân trở thành nhà văn Cách mạng. Sáng tác
của Nguyễn Tuân phản ánh cuộc sống kháng chiến, cuộc sống lao động của nhân
dân, của đất nước, nhân vật chính là người chiến sĩ, chị dân công, người lao
động…
- Tác phẩm tiêu biểu : Tuỳ bút sông Đà, Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi, Thời và thơ Tú
Xương…
III-PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT
+ Trước CMT8
- Cá tính sáng tạo của Nguyễn Tuân thể hiện ở một chữ “ngông”, ông thích nói
những điều ngược đời, gai góc như muốn trêu ghẹo thiên hạ (cái ngông dựa trên ý
thức tài năng)
+ Sau CMT8
- Cá tính của Nguyễn Tuân thể hiện ở sự tiếp cận hiện thực, phát hiện những điều
mới mẻ ở cách dùng từ đặt câu
- Mỗi bài viết chứng tỏ Nguyễn Tuân là một cây bút tài hoa, uyên bác
• Nguyễn Tuân luôn tiếp cận sự vật, sự việc, con người ở góc độ thẩm mĩ, văn hoá
• Ông quan sát, miêu tả sự vật, sự việc bằng con mắt của nhiều ngành nghệ thuật văn
hoá khác nhau
• Nguyễn Tuân là nhà văn thích những cảm giác, những cảnh tượng gây ấn tượng
mạnh, ông là nhà văn của những tính cách phi thường, những cảm giác mạnh mẽ,
những phong cảnh tuyệt mĩ
• Nguyễn Tuân có vốn ngôn ngữ phong phú, đa dạng. Ông am hiểu nhiều lĩnh vực
nghệ thuật
IV. TÁC PHẨM: TUỲ BÚT: NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ.
1. Hoàn cảnh sáng tác: Tg có nhiều lần đến và nghiên cứu dòng sông Đà, đến 1960,
viết tuỳ bút này, ca ngợi vẽ đẹp độc đáo của con sông và sức lao động dũng cảm
của con người nơi đây.
2. Nội dung phân tích chủ yếu:
+ Hình tượng con sông Đà.
+ Hình tượng ông lão lái đò sông Đà.