Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Ôn tập lý thuyết tài chính tiền tệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.82 KB, 22 trang )

Ôn tập Lý thuyết Tài chính Tiền tệ
Chương 1: Những vấn đề lí luận cơ bản về tài chính
II. Bản chất của tài chính:
1.Nguồn tài chính:
- Khái niệm:
Nguồn tài chính là tiền tệ đang vận động độc lập trong quá trình phân phối bộ phận tài sản quốc dân
mà chủ yếu là tổng hợp sản phẩm quốc dân để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ cho các mục đích xác
định.
- Hình thức tồn tại của nguồn tài chính:
+ Là dạng tiền tệ thực tế đang vận động trong các luồng giá trị của chu trình tuần hoàn kinh tế
thị trường. Điều này có nghĩa là nguồn tài chính được hình thành bằng việc thực hiện về mặt giá trị của
tổng sản phẩm quốc dân, phản ánh kết quả chuyển hóa giá trị của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trong
nền sản xuất xã hội. Đây chính là các khoản thu nhập bằng tiền của các pháp nhân và thể nhân trong
các ngành sản xuất kinh doanh và dịch vụ.
Nguồn tài chính không bao hàm toàn bộ giá trị khối lượng sản phẩm, dịch vụ được tạo ra ở một kinh tế
hay giá trị tổng sản phẩm, dịch vụ của toàn bộ nền kinh tế. Nguồn tài chính chỉ bao gồm giá trị những
sản phẩm và dịch vụ cuối cùng đã tiêu thụ được và tập hợp trong nó tất cả các yếu tố hình thành nên
giá trị của sản phẩm, dịch vụ đã được tiêu thụ.
VD : tiền mặt , tiền gửi tại NH ( ko kì hạn ) , trái phiếu chính phủ
+ Là dạng hiện vật nhưng có khả năng tiền tệ hóa. Khi có tác động của ngoại lực thì nó có thể
trở thành nguồn tiền tệ chảy vào các kênh tài chính trong chu trình tuần hoàn kinh tế thị trường, làm
bành trướng thêm các tụ điểm tài chính.
VD : đất đai , sở hữu trí tuệ
Trong thực tế nguồn tài chính được hình thành chủ yếu từ kết quả chuyển hóa giá trị của sản phẩm
hàng hóa và dịch vụ. Trong điều kiện tồn tại và phát triển các quan hệ hàng hóa tiền tệ nguồn tài chính
tạo lập ra trước hết được phân phối dưới hình thức giá trị và biểu hiện ở quá trình tạo lập, sử dụng các
quỹ tiền tệ.

2. Bản chất tài chính:
Bản chất tài chính phản ánh các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối
các nguồn tài chính bằng việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng những cầu


tích lũy hoặc tiêu dùng trong các chủ thể trong xã hội.
Đặc điểm bản chất của tài chính:
-Các quan hệ tài chính luôn luôn gắn liền với sự vận động độc lập tương đối của đồng tiền để tiến hành
phân phối các nguồn tài chính.
- Các quan hệ tài chính luôn luôn gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ
thể trong xã hội.
III. Chức năng của tài chính: 2 chức năng
1.Chức năng phân phối:
Đối tượng của phân phối của tài chính là các nguồn tài chính mà chủ yếu là tổng SP quốc dân ( GNP )
Phân phối tài chính bao gồm quá trình phân phối lần đầu và quá trình phân phối lại:


-

Phân phối lần đầu nguồn tài chính là sự PP dc tiến hành trong lĩnh vực SXKD và dịch vụ cho những
chủ thể tham gia trong quá trình tạo ra của cải vật chất hay thực hiện các giao dịch , được tạo ra trong
khu vực kinh doanh hình thành những bộ phận của các quỹ tiền tệ như :
+ Phần bù đắp những chi phí vật chất đã tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh. Phần này hình
thành quỹ khấu hao tài sản cố định và quỹ bù đắp vốn lưu động đã ứng ra.
+ Phần hình thành quỹ tiền lương để trả lương, tiền công cho người lao động.
+ Phần đóng góp vào việc hình thành các quỹ bảo hiểm: BHXH, BH thương mại.
+ Một phần là thu nhập cho các chủ sở hữu về vốn hay nguồn tài nguyên.
Kết quả phân phối lần đầu các nguồn tài chính của xã hội dưới hình thức giá trị mới chỉ hình thành
nên những phần thu nhập cơ bản của các chủ thể, hình thành các khoản thu cho các quỹ tiền tệ.
- Phân phối lại là tiếp tục phân phối những phần thu nhập cơ bản được hình thành trong phân
phối lần đầu ra phạm vi toàn xã hội để đáp ứng nhu cầu tích lũy và tiêu dùng của các chủ thể trong xã
hội. Được thực hiện bằng 2 phương pháp:
+ Huy động, tập trung một phần thu nhập của các tổ chức và dân cư vào các quỹ tiền tệ dưới các
hình thức: thuế, các khoản vốn nhàn rỗi gửi vào hệ thống tín dụng ngân hàng, mua các loại bảo hiểm
phí, các loại cổ phiếu, trái phiếu và các loại giấy tờ có giá.

+ Sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong xã hội.
Để phân phối các nguồn tài chính đòi hỏi phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
• Trước hết phân phối của tài chính phải xác định quy mô, tỷ trọng của đầu tư trong tổng sản phẩm quốc
dân phù hợp với khả năng và sự tăng trưởng kinh tế ở mỗi thời kỳ nhất định.
• Phân phối vốn của tài chính phải đảm bảo giải quyết mối quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tư và tiêu dùng.
• Phân phối của tài chính phải giải quyết thỏa đáng các quan hệ về lợi ích kinh tế của những chủ thể
tham gia phân phối.
2.Chức năng giám đốc của tài chính:
Phân phối các nguồn TC để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trong nền KT
- Chức năng giám đốc của tài chính được thực hiện dựa vào sự vận động của tiền tệ trong nền
kinh tế quốc dân để kiểm tra và phân phối các nguồn tài chính và tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ.
Giám đốc của tài chính được thực hiện thông qua sự vận động của tiền vốn nhưng không phải với tất
cả các chức năng của tiiefn tệ mà chỉ sử dụng chức năng thước đo giá trị và phương tiện trao đổi của
đồng tiền.
- Giám đốc bằng đồng tiền của tài chính được thực hiện không những đối với sự vận động của
các nguồn tài chính mà còn đối với sự vận động của các quỹ hiện vật và lao động. như vậy giám đốc tc
là giám đốc phân phối các nguồn tc trong XH , giám đốc việc tạo lập , phân phối và sử dụng các quỹ
tiền tệ
Đặc điểm của giám đốc tài chính:
Kiểm tra tài chính được thực hiện thông qua các chỉ tiêu tài chính. Ở đâu có sự vận động
của tiền tệ thuộc phạm trù tài chính thì ở đó có giám đốc tài chính. Mục đích của giám đốc tài chính
nhằm thúc đẩy phân phối các nguồn tài chính của xã hội cân đối và hợp lý, phù hợp với các quy luật
kinh tế và đòi hỏi của xã hội, thúc đẩy việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ theo mục đích đã định
với hiệu quả cao, thúc đẩy chấp hành tốt luật tài chính.
Kiểm tra tài chính được thực hiện thường xuyên. Trong nền kinh tế thị trường yêu cầu về
hiệu quả phân phối, về tính sinh lời trong sử dụng các nguồn tài chính và các quỹ tiền tệ được đặt ra
một cách gay gắt và thông qua đó thúc đẩy sự phát triển các hoạt động kinh tế xã hội đặc biệt là hoạt


động sản xuất kinh doanh và dịch vụ, thúc đẩy sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm tất cả các yếu tố của quá

trình tái sản xuất.
Chức năng giám đốc của tài chính có 2 khía cạnh:
• Khía cạnh thứ nhất là thực hiện việc kiểm tra các mặt hoạt động tài chính – mặt kiểm tra kiểm soát
thuần túy của tài chính.
• Khía cạnh thứ hai là trên cơ sở thực hiện kiểm tra các mặt hoạt động của tài chính, đặc biệt trên cơ sở
tài chính và thẩm tra tài chính.

Chương 2: Những lí luận cơ bản về tiền tệ
I.

Bản chất và chức năng của tiền tệ:
1. Khái niệm của tiền tệ:
Theo K. Marx (1818 – 1883), tiền tệ là thứ hàng hóa đặc biệt, tách ra khỏi thế giới hàng hóa,
dùng làm vật ngang giá chung để thể hiện và đo lường giá trị của mọi hàng hóa, nó trực tiếp thể hiện
lao động xã hội và biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hóa.
Có quan điểm lại nói, tiền tệ là đơn vị để đo lường giá trị trao đổi và để bảo tồn giá trị.


Trường phái tiền tệ mới, những nhà kinh tế đương đại lại cho rằng, tiền tệ là bất cứ cái gì được
chấp nhận chung trong việc thanh toán để đổi lấy hàng hóa hay dịch vụ hoặc trong việc hoàn trả các
món nợ thì được xem là tiền tệ.
Hình thái của tiền tệ:
- Hóa tệ : ko kim loại và kim loại
+ ko kim loại : khoảng 2000 năm TCN , vật trung gian trao đổi thường được chọn từ 1 loại hàng hóa
có giá trị sử dụng cần thiết chung cho nhiều người, có thể bảo tồn lâu ngày và có tính phổ biến . Ưu
điểm là dễ kiếm trong tự nhiên.
Hy lạp , la mã dùng súc vật : cừu , dê ,…..
Tây tạng , mông cổ dùng chè
Các nước ở Bắc mỹ dùng thuốc lá
+ kim loại : từ TK 7 TCN , tiền kim loại đã bắt đầu được sử dụng rộng rãi trong các triều đại phong

kiến, kim loại được dùng là sắt , kẽm , đồng .Khi chủ nghĩa tư bản hình thành, nền SX và trao đổi hàng
hóa phát triển mạnh mẽ đòi hỏi vật trung gian trao đổi phải có giá trị cao , tồn tại như 1 hình thức được
nhiều người chấp nhận và phải có độ bền cao theo thời gian , từ đó vàng bạc đã loại dần các kim loại
kém giá, dễ rỉ sét để trở thành kim loại phổ biến. Ưu điểm là đồng nhất với nhau
- Tín tệ : phải được phát hình từ 1 NH có uy tín đồng thời có phạm vi lưu thông rộng.
Tiền giấy khả hoán : có thể chuyễn đổi ra vàng
Tiền giấy bất khả hoán : ko có khả băng chuyễn đổi ra vàng
Ngày nay các nước đều áp dụng lưu thông tiền giấy , do NHTW phát hành là đồng tiền hợp pháp được
lưu hành với giá trị bắt buộc và nhà nước ko thực hiện việc chuyển đổi tiền ra vàng.
D = 1/r . B = n . B
B : tiền gửi r : dự trữ bắt buộc
- Bút tệ : dựa trên cơ sở tiền pháp định ( tiền huy động ) , cùng với sự phát triển mạnh mẽ của NH , quá
trình thanh toán ngày nay được tập trung đại phận qua NH thông qua các bút toán CK or thanh toán bù
trừ trên các TK khác. Sự ra đời của tiền ghi sổ cùng với các chứng từ thanh toán như : séc, giấy chuyển
ngân , ủy nhiệm thu – chi đã làm đa dạng hóa các phương tiện thanh toán bên cạnh tiền mặ, đồng thời
tạo điều kiện giảm bớt những chi phí lưu hành tiền giấy như in ấn , bảo quản , kiểm đếm , vận
chuyển…..
- Tiền điện tử : trong thời đại mà những tiến bộ KHKT đi sâu vào đời sống KTXH thì việc sử dụng
những loại thẻ thanh toán trở nên được ưa chuộng vì có thể thanh toán nhanh, giám thiểu thời gian luân
chuyễn chứng từ qua NH or ghi chép chứng từ thanh toán
Chức năng của tiền tệ:
Theo K.Marx, ông cho rằng vàng trong vai trò vật ngang giá chung là hàng hóa tiền tệ và Marx đã nêu
lên 5 chức hăng mà vàng – tiền tệ thực hiện trong điều kiện kinh tế hàng hóa phát triển là :
- Thước đo giá trị
- Phương tiện lưu thông
- Phương tiện cất trữ
- Phương tiện thanh toán
- Tiền tệ thế giới
Theo các nhà kinh tế đương đại, thì tiền tệ có 3 chức năng sau:
• Chức năng phương tiện trao đổi:



Đây là chức năng cơ bản của tiền tệ nó không chỉ giúp chúng ta phân biệt giữa tiền với những dạng tài
sản khác như chứng khoán, bất động sản...mà còn biểu hiện một trạng thái động của tiền tệ khi bộc lộ
bản chất kinh tế vốn có. Nói cách khác, tiền tệ đã tạo ra một khả năng thanh toán tức thời và đây chính
là ý nghĩa thiết thực của tiền trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển ngày nay.
Thực hiện chức năng phương tiện trao đổi tiền không chỉ góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa mà
qua quá trình đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng còn giúp chúng ta phát hiện những
khiếm khuyết trong sản xuất như mẫu mã, chất lượng hàng hóa cũng như điều tiết cung – cầu hàng hóa
trong từng khu vực của nền kinh tế.
• Chức năng thước đo giá trị hay chức năng đơn vị tính toán:
Trong nền kinh tế phát triển với sự tham gia của hàng nghìn mặt hàng trên thương trường nếu
không có một đơn vị thanh toán chung người ta sẽ tốn nhiều thời gian để xác định những quan hệ tỉ lệ
giữa các hàng hóa với nhau khi muốn thực hiện trao đổi. Nhưng nếu có một đơn vị thanh toán chung
người ta không chỉ quy định giá cả hiện tại và hơn nữa còn dự đoán cả mức giá trong tương lai.
Trong nền kinh tế thị trường, chức năng đơn vị tính toán đã giúp cho các doanh nghiệp có thể
hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và qua đó đánh giá hiệu quả kinh doanh
để chọn hướng đầu tư thích hợp. Ngoài ra còn giúp chúng ta đánh giá hiệu quả nền kinh tế để có biện
pháp tận dụng những nguồn tài nguyên quốc gia phục vụ cho sự nghiệp xây dựng đất nước.
• Chức năng phương tiện tích lũy:
Đồng tiền không chỉ được sử dụng tất cả cho chi tiêu mà người ta còn thực hiện tích lũy để
đề phòng rủi ro trong tương lai hoặc tích lũy để mua sắm, nghĩa là ta chuyển nhu cầu tiêu dùng từ thời
điểm này sang thời điểm khác. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển, khi các doanh nghiệp muốn đầu
tư mở rộng sản xuất, khi các tầng lớp dân cư có nhu cầu mua sắm những vật phẩm có giá trị cao để
thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt người ta thường tích lũy dưới dạng tiền giấy hoặc số dư trên tài khoản ký
thác tại ngân hàng. Với chức năng này cho phép người sở hữu nó dự trù một sức mua cho các giao dịch
trong tương lai. Tuy nhiên chức năng tích lũy không phải chỉ có tiền mới có mà phần lớn các dạng
động sản, trang sức, chứng khoán đều có thể đóng vai trò lưu giữ.

I.


Chương 3: Tài chính công
Những vấn đề cơ bản về tài chính công:

1. Sự phát triển của tài chính công:
Khái niệm: TCC là những hoạt động thu, chi bằng tiền của Nhà nước hướng vào phục vụ lợi ích
cộng đồng xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận.
2. Đặc điểm của tài chính công:
• Tài chính công là loại hình tài chính thuộc sở hữu Nhà nước
• Quyền thu – chi tài chính công do Nhà nước quy định và áp đặt lên mọi công dân
• Tài chính công phục vụ cho những hoạt động không vì lợi nhuận, chú trọng lợi ích cộng đồng.
• Tài chính công tạo ra hàng hóa công, mọi người dân có nhu cầu có thể tiếp cận.


• Quản lý theo nguyên tắc công khai, minh bạch và có sự tham gia của công chúng.
3.
Vai trò của tài chính công:
• Huy động nguồn tìa chính đảm bảo nhu cầu chi tiêu cuả Nhà nước:
Các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước được thỏa mãn từ các nguồn thu bằng hình thức thuế và thu
ngoài thuế.
Để phát huy vai trò của tài chính công trong quá trình phân phối, huy động các nguồn tài chính
của xã hội cho Nhà nước cần phải xác định:
+ mức đọng viên từ các nguồn tài chính từ đơn vị cơ sở để hình thành nguồn thu của Nhà nước.
+ các công cụ kinh tế được sử dụng tạo nguồn thu cho Nhà nước và thực hiện các khoản chi của
Nhà nước.
+ tỷ lệ động viên (tỷ suất thu) của Nhà nước trên GDP
• Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng ổn định và bền
vững:
Vai trò này được thể hiện rõ nét thông qua casckhoarn chi cho đầu tư xây dựng cở hạ tầng như
đường sa, cảng, sân bay, điện, viễn thông, nươc sạch, bảo vệ môi trường, bệnh viện, trường học,...Chất

lượng của hàng hóa công cộng này giúp cho ta hiểu được tại sao quốc gia này thành công trong phát
triển kinh tế, quốc gia khác lại thất bại.
Cùng với chính sách chi tiêu, chính sách thu của tài chính công, đặc biệt là chính sách thuế cũng
tác động không nhỏ đến chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh tế.
• Góp phần ổn định thị trường và giá cả hàng hóa:
Để ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, đòi hỏi Nhà nước phải sử dụng công cụ tài chính công để
can thiệp vào thị trường thông qua chính sách chi tiêu công dưới hình thức tài trợ vốn, trợ giá và sử
dụng các quỹ dự trữ Nhà nước về hàng hóa và dự trữ tài chính.
Cũng cần thấy rằng , chính sách chi tiêu công vào cung ứng hàng hóa đã hình thành nên một thị
trường đặc biệt – thị trường Nhà nước. Thị trường Nhà nước lại trở thành công cụ kinh tế quan trọng
của Nhà nước nhằm tích cực tái tạo lại cân bằng của thị trường hàng hóa khi bị mất cân đối.
Trong quá trình điều chỉnh thị trường ngân sách Nhà nước còn tác động đến sự hoạt động của
thị trường tiền tệ, thị trường vốn và trên cơ sở đó thực hiện giảm lạm phát, kiểm soát lạm phát.
• Tái phân phối thu nhập xã hội giữa các tầng lớp tầng lớp dân cư, thực hiện công bằng xã hội:
Thuế là công cụ mang tính chất động viên nguồn thu cho Nhà nước, thì chi tiêu công mang tính chất
chuyển giao thu nhập đó đến những người có thu nhập thấp thông qua các khoản chi an sinh xã hội, chi
cho các chương trình giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo...
II.
Ngân sách Nhà nước:
1. Khái niệm:
NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong 1 năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm
vụ của Nhà nước.
Về bản chất NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và các chủ thể kinh tế - xã
hội trong quá trình phân phối và sử dụng các nguồn tài chính.
2. Nguyên tắc :
Tập trung dân chủ , công khai , minh bạch, có thể phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với
trách nhiệm. Tổ chức bộ máy hành chánh của nhà nước VN là thống nhất từ TW đến địa phương dưới
sự lãnh đạo và điều hành của quốc hội và chính phủ. Các khoản thu chủ yếu của ngân sách nhà nước là



1.
2.
3.
-

-











từ thuế , phí , lệ phí do hệ thống thu của nhà nước và tập trung qua kho bạc nhà nước đồng thời có 1
phần thu hút từ ngoài nước đề thực hiện các chiến lược phát triển KTXH. Các khoản chi của ngân sách
là các khoản chi thường xuyên, chi đầu tư và được thực hiện theo nguyên tắc, chế độ thống nhất trong
cả nước, do TW quy định và hướng dẫn nhằm thực hiện chiến lược CN hóa , hiện đại hóa đất nước,
đầu tư cho con người và đảm bảo quốc phòng an ninh.
III. Các quỹ tài chính ngoài ngân sách:
Quỹ dự trữ nhà nước : đây là loại quỹ tiền tệ có tính chất tích lũy đặc biệt được hình thành và sử dụng
cho những trường hợp sau:
Thực hiện các giải pháp khẩn cấp nhằm phòng chống thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn trên diện rộng
Khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn đối với thiệt hại tài sản NN, tổ chức và dân cư.
Các nhiệm vụ quan trọng về ANQP
Bình ổn thị trường, giá cả hàng hóa và lưu thông tiền tệ

Các quỹ bảo hiểm nhà nước
BHXH : đảm bảo về đời sống cơ bản của các thành viên trong XH do NN thực hiện trên cơ sở phân
phối thu nhập XH
BHYT : chia sẽ rủi ro trong chăm sóc y tế với cộng đồng dân cứ
Các quỹ hổ trợ tài chính NN
Quỷ hổ trợ phát triển : hổ trợ các dự án đầu tư phát triển kinh tế thuộc 1 số ngành, lĩnh vực và hoạt
động ko vì mục tiêu lợi nhuận nhưng phải bảo đảm hoàn vốn , được NN miễn giảm thuế và các khoản
phải nộp để giảm lãi suất cho vay.
Quỹ hổ trợ XK : hổ trợ về tài chính nhằm khuyến khích các DN phát triển kinh doanh XK ( chủ yếu là
nông sản ), tìm kiếm và mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh của HHXK
Quỹ đầu tư phát triển địa phương : huy động vốn để thực hiện đầu tư trực tiếp và gián tiếp các cơ sở hạ
tầng KTXH, các dự án p.triển KT địa phương, cung cấp các DV đầu tư và tham gia thị trường vốn.
Sự tồn tại khách quan của các quỹ tài chính khác của Nhà nước:
Đặc điểm:
Thực hiện chức năng quản lý kinh tế xã hội của Nhà nước
Về cơ bản có nguồn gốc từ NSNN
Hoạt động theo chính sách chế độ của Nhà nước, không vì mục tiêu lợi nhuận
Phạm vi hoạt động rộng
Cơ chế hoạt động thường mềm mại linh hoạt
Hoạt động của các quỹ này không ổn định và thường xuyên
Cơ chế quản lý:
Quản lý minh bạch, tăng cường tính trách nhiệm của người quản lý
Xây dựng cơ chế huy động và phân bổ nguồn lực như các đòn bẩy kích thích
Định hướng chiến lược hoạt động của các quỹ


CHƯƠNG IV: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
01. Khái niệm DN:
Theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam “ DN là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở
giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các

hoạt động kinh doanh”
Theo Paul A. Samuclon & William D. Nordhaus “ Doanh nghiệp là đơn vị sản xuất cơ bản trong
một nền kinh tế tư bản hoặc hỗn hợp. Nó thuê lao động và mua những thứ khác ở đầu vào nhằm sản
xuất và bán hàng hóa”.
II/ Khái niệm và vai trò của tài chính DN:
1. Khái niệm Tài chính doanh nghiệp:
TCDN là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình chuyển giao các nguồn lực tài
chính giữa DN và các chủ thể KT – XH, được thể hiện thông qua quá trình tạo lập, phân phối và sử
dụng các loại vốn, quỹ tiền tệ nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của DN.
2.
Vai trò của tài chính DN:
- Tổ chức huy động và phân phối sử dụng các nguồn lực tài chính có hiệu quả
+ Về mặt kinh tế: Lợi nhuận tăng, vốn của doanh nghiệp không ngừng được bảo toàn và phát triển.
+ Về mặt xã hội: Các DN không chỉ làm tròn nghĩa vụ của mình đối với nhà nước mà còn không
ngừng nâng cao mức thu nhập của người lao động.
- Tạo lập các đòn bẩy tài chính để kích thích điều tiết các hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp
Hoạt động kinh doanh của DN luôn cần có sự phối hợp đồng bộ của nhiều người, nhiều bộ phận
với nhau, đặt trong các mối quan hệ kinh tế. Vì vậy nếu sử dụng linh hoạt, sáng tạo các quan hệ phân
phối của tài chính để tác động đến các chính sách tiền lương, tiền thưởng, và các chính sách khuyến
khích vật chất khác sẽ có tác động tích cực đến việc tăng năng suất, kích thích tiêu dùng, tăng vòng


quay vốn và cuối cùng là tăng được lợi nhuận của DN. Ngược lại, nếu người quản lý phạm phải những
sai lầm trong việc sử dụng các đòn bẩy tài chính và tạo nên cơ chế quản lý tài chính kém hiệu quả, thì
chính tài chính DN lại trở thành “Vật Cản” gây kìm hãm hoạt động kinh doanh.
- Kiểm tra đánh giá hiệu quả các hoạt động kinh doanh của DN
Tài chính DN thực hiện kiểm tra bằng đồng tiền và tiến hành thường xuyên liên tục thông qua phân
tích các chỉ tiêu tài chính. Cụ thể các chỉ tiêu đó là: chỉ tiêu về kết cấu tài chính, chỉ tiêu về khả năng
thanh toán, chỉ tiêu đặc trưng về hoạt động, sử dụng các nguồn lực tài chính; chỉ tiêu đặc trưng về khả
năng sinh lời…Bằng việc phân tích các chỉ tiêu tài chính cho phép DN có căn cứ quan trọng để đề ra

kịp thời các giải pháp tối ưu làm lành mạnh hóa tình hình của DN, cụ thể:
+ Đảm bảo cung ứng đủ vốn cho quá trình kinh doanh
+ Sử dụng vốn có hiệu quả
+ Giảm thấp chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm
+ Nâng cao tỷ suất lợi nhuận của DN
III/ Quản lý vốn kinh doanh:
1.
Khái niệm vốn kinh doanh:
Vốn là tiền tệ nhưng nhiều khi tiền không phải là vốn, tiền trở thành vốn khi và chỉ khi có 1 khoản
tiền đủ lớn để thực hiện được một dự án KD hoặc một PA KD và được đưa vào SXKD xác định và
đem lại hiệu quả
2. Quản lý vốn kinh doanh của DN:
2.1 Vốn cố định:
2.1.1 Khái niệm và đặc điểm vốn cố định
- Khái niệm: Vốn cố định của DN là sự biểu hiện bằng tiền về toàn bộ TSCĐ phục vụ cho hoạt động
kinh doanh của DN. Các loại tài sản dùng vào hoạt động kinh doanh của DN được gọi là TSCĐ khi và
chỉ khi tài sản đó hội tụ đủ đồng thời 2 điều kiện:
+ Có thời gian sử dụng dài
+ Có giá trị lớn
* TSCĐ có 2 loại:
+ TSCĐ hữu hình: là những TS có hình thái vật chất cụ thể, như công trình kiến trúc, trang thiết bị,
phương tiện vận tải..
+ TSCĐ vô hình: đây là một dạng tài sản không có hình thái vật chất. Loại tài sản này gồm: bằng phát
minh sáng chế, chi phí đầu tư mua bản quyền, phần mềm vi tính, văn hóa DN, thương hiệu…
* Đặc điểm TSCĐ:
+ TSCĐ được sử dụng thông qua nhiều chu kỳ hoạt động SXKD của DN
+ Nhiều khi giá trị TSCĐ đã được thu hồi hết, những giá trị sử dụng vẫn như ban đầu.
- Đặc điểm của vốn cố định: Vốn cố định sẽ được thu hồi từng phần thông qua từng chu kỳ sản xuất
kinh doanh của DN.
2.2 Vốn lưu động:

2.2.1 Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động:
- Khái niệm: Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền về toàn bộ tài sản lưu động của DN để phục vụ cho
quá trình kinh doanh của DN
* Tài sản lưu động có những đặc điểm sau:
+ Khi tham gia vào kinh doanh, tài sản lưu động luôn vận hành, thay thế và chuyển hóa lẫn nhau qua
các công đoạn của quá trình kinh doanh
+ Chỉ tham gia 1 chu kỳ kinh doanh
- Đặc điểm vốn lưu động: VLĐ sẽ được thu hồi hết khi kết thúc 1 chu kỳ SXKD
2.3 Vốn đầu tư tài chính:
* Khái niệm: VĐTTC là 1 phần nguồn vốn mà nhà KD sử dụng để kinh doanh sang lĩnh vực khác,
ngoài hoạt động chính của họ.




-

-




-

* Đầu tư tài chính là hoạt động đầu tư ra bên ngoài của một DN được thực hiện dưới nhiều hình thức.
- Nếu căn cứ tính chất kinh tế, hoạt động đầu tư được chia thành các loại:
+ Hoạt động đầu tư mua bán các loại chứng khoán có giá như cổ phiếu, trái phiếu…nhằm mục đích
kiếm lời từ lợi tức của chứng khoán hay từ phần chênh lệch giá chứng khoán.
+ Hoạt động góp liên doanh: Thực hiện trên cơ sở DN góp vốn, đầu tư vốn vào một DN khác hoặc
cùng với DN khác hình thành nên một DN mới để thực hiện một hoạt động kinh doanh nào đó.

+ Hoạt động cho thuê tài chính:
Nếu căn cứ vào thời gian hoàn vốn, hoạt động đầu tư tài chính được chia thành 2 loại:
+ Hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn: Bao gồm những hoạt động đầu tư tài chính có thời hạn thu
hồi vốn không quá 1 năm
+ Hoạt động đầu tư tài chính dài hạn: Bao gồm những hoạt động đầu tư tài chính có thời hạn thu
hồi vốn trên 1 năm
IV/ Nguồn vốn tài trợ cho hoạt động kinh doanh trong DN
1. Căn cứ vào phạm vi tài trợ:
Nguồn vốn tài trợ bao gồm:
Nguồn vốn bên trong: Chủ yếu trích lập từ lợi nhuận có được từ kết quả kinh doanh của DN
Nguồn vốn bên ngoài: Bao gồm nguồn vốn liên doanh, liên kết, phát hành thêm cổ phiểu, trái
phiếu, tín dụng ngân hàng….
2. Căn cứ vào thời gian tài trợ:
Nguồn vố tài trợ bao gồm:
Nguồn vốn tài trợ ngắn hạn: Bao gồm tín dụng thương mại; các khoản chiếm dụng về tiền
lương, tiền thế, tín dụng ngắn hạn ngân hàng và các khoản phải trả khác
Nguồn vốn dài hạn: Bao gồm tín dụng dài hạn, phát hành trái phiếu, huy động vốn góp cổ phần,
liên doanh, bổ sung vốn từ lợi nhuận
3. Căn cứ vào tính chất kinh tế:
Nguồn vốn tài trợ bao gồm:
- Nguồn vốn chủ sở hữu doanh nghiệp
+ Vốn đóng góp ban đầu của chủ sở hữu: Đây là nguồn vốn do chính những người chủ sở hữu DN trực
tiếp đầu tư khi thành lập DN. Tùy theo laoi5 hình sở hữ của DN mà nguồn vốn này được tạo lập theo
cơ chế khác nhau
Đối với DNNN, NN là người CSH thì số vốn này do ngân sách NN cấp. Các DN sở hữu một
chủ được thành lập dưới hình thức DNTN, DN có vốn 100% của nước ngoài thì số vốn ban đầu là do
chính người sở hữu đầu tư. Các DN thuộc sở hữu tập thể dưới hình thức liên doanh, trách nhiệm hữu
hạn, cổ phần, hợp tác xã, thì số vốn đầu tư ban đầu của các doanh nghiệp này được hình thành từ sự
tham gia đóng góp cổ phần của các thành viên cổ đông.
+ Nguồn vốn tài trợ từ lợi nhuận sau thuế: Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp có

thể làm tăng nguồn vốn sở hữu bằng hình thức tự tài trợ từ nguồn lợi nhuận. Tuy vậy, nguồn vốn tài trợ
này lệ thuộc nhiều vào quy mô lợi nhuận kiếm được trong quá trình kinh doanh của DN
+ Nguồn vốn bổ sung bằng cách kết nạp thêm các thành viên mới: Khi cần mở rộng quy mô kinh
doanh, các DN thuộc loại hình công ty có thể huy động tăng thêm vốn bằng các kêu gọi thêm các nhà
đầu tư mới. Cũng cần thấy rằng, phương thức tài trợ theo nguồn vốn này sẽ dẫn đến tình trạng là các
nhà đầu tư cũ phải phân chia lại quyền kiểm soát DN và lợi ích kinh tế cho các nhà đầu tư mới.
Nguồn vốn chủ sở hữu có những ưu điểm sau:
DN được chủ động trong đầu tư lâu dài, không bị áp lực về thời gian sử dụng
Tạo ra năng lực tài chính mang lại sự an toàn, uy tín trong kinh doanh
Tạo ra khả năng để huy động các nguồn vốn khác.
Nguồn vốn đi vay và chiếm dụng
Để bổ sung cho vốn đầu tư kinh doanh, DN còn phải khai thác từ các nguồn sau:


+ Nguồn vốn tín dụng ngân hàng: Vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn quan trọng để tài trợ
vốn cho DN. Do đặc điểm luân chuyển vốn quá trình kinh doanh luôn tạo ra sự không ăn khớp về thời
gian và quy mô giữa nhu cầu và khả năng tài trợ và dẫn đến trình trạng thiếu hụt vốn. Phần thiếu hụt
đối này chỉ có thể được giải quyết một các kịp thời bằng nguồn vốn vay ngân hàng. Ngân hàng thương
mại có thể cung cấp vốn tương ứng với thời gian và qui mô mà DN có nhu cầu. Nguồn vốn tín dụng
ngân hàng có những ưu điểm sau:

Làm tăng nguồn vốn kinh doanh, đáp ứng kịp thời nhu cầu cho đầu tư

Lãi suất đi vay được hạch toán vào chi phí kinh doanh, nên có sự chia sẻ về lợi ích kinh tế giữa
các nhà đầu tư và nhà nước

Các ngân hàng không chi phối trực tiếp sự quản lý và điều hành kinh doanh của DN.
V/ Chi phí kinh doanh:
1. Chi phí sản xuất trực tiếp:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ giá trị của nguyên liệu, vật liệu chính và vật

liệu phụ được sử dụng trực tiếp để sản xuất, chế tạo sản phẩm; thực hiện dịch vụ trong kỳ SXKD
- Chi phí nhân công trực tiếp: Là những khoản tiền phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản
xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện cung ứng dịch vụ như: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, tiền
BHXH
- Chi phí SXC: Là những chi phí phục vụ trực tiếp trong quá trình chế tạo sản phẩm, thực hiện
cung ứng dịch vụ như chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ sản xuất, khấu
hao TSCĐ
2.- Chi phí bán hàng: là những chi phí phát sinh trong công đoạn tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và
cung ứng dịch vụ. Chi phí bán hàng có thể chia ra làm hai loại:
+ Chi phí lưu thông: Là những chi phí liên quan trực tiếp tới việc tiêu thụ sản phẩm, hàng rào, cung
ứng dịch vụ, bao gồm chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, hoa hồng bán hàng…
+ Chi phí tiếp thị: Là những chi phí gắn liền với việc tìm kiếm và mở rộng thị trường, như: Chi phí
quảng cáo; chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa, chi phí nghiên cứu thị trường
3- Chi phí quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh:
Bao gồm chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý hành chính tổ chức. Đây là những khoản chi
phí gián tiếp. Về cơ bản, chi phí gián tiếp không quan hệ trực tiếp tới việc SXSP. Hay cách khác, sự
tăng giảm của qui mô và khối lượng sản phẩm sản xuất không ảnh hưởng trực tiếp tới sự tăng giảm của
chi phí gián tiếp. Thậm chí, nhiều khoản chi phí vẫn phát sinh ngay cả khi DN tạm dừng sản xuất. Do
tính chất như vậy, nên trong giá trị sản phẩm dở dang, thanh phẩm, lao vụ chưa tiêu thụ không chứa
đựng chi phí gián tiếp
Những chi phí nêu trên là những chi phí phục vụ cho hoạt động kinh doanh cơ bản của DN. Ngoài
ra đểthực hiện các mục tiêu của kinh doanh DN cần phải bỏ ra những chi phí liên quan đến hoạt động
tài chính như: Chi phí liên doanh, chi phí đầu tư tài chính, chi phí cho vay vốn, chi phí liên quan mua
bán ngoại tệ; hoặc những chi phí từ các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động kinh doanh cơ bản, hoạt
động tài chính như: chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản, chi phi thuê tài sản, tài sản thiếu hụt. Về
nguyên tắc những chi phí hoạt động tài chính, chi phí dất thường được theo dõi riêng và không hạch
toán vào giá thành sản phẩm kinh doanh.
4 – giá thành SPDN
GTSX là toàn bộ CP của DN bỏ ra để hoàn thành việc SXSP
GT tiêu thụ SP, lao vụ hay còn gọi là GT toàn bộ bao gồm GTSX + CP tiêu thụ + CPQL

GT là chỉ tiêu TC cơ bản để phân tích và đánh giá hiệu quả KT của DN
GT là công cụ KT quan trọng để kiểm soát tình hình hoạt động KD của DN
GT là xuất điểm để xây dựng giá cả. Trên thị trường mỗi SP, hh , dv muốn thực hiện
được giá trị bắt buộc phải có giả trị rõ ràng, do vậy cần phải xác định GT mới xác định được giá cả.


Chương 5: CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH TRUNG GIAN
I.Khái niệm, chức năng và vai trò các định chế tài chính trung gian.
1. Khái niệm:
-Các định chế TC trung gian là những tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tài chính – tiền tệ.
-Hoạt động chủ yếu và thường xuyên của nó là huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh
tế xã hội dưới các hình thức tiền gửi, phí bảo hiểm, phát hành kì phiếu, trái phiếu và các loại chứng từ
có giá khác, sau đó sử dụng các nguồn vốn huy động này để cấp tín dụng cho vay hoặc thực hiện các
hoạt động đầu tư tài chính và các hoạt động kinh doanh khác, nhằm mục đích lợi nhuận.
Đặc điểm:
- Làm cầu nối giữa những chủ thể cung và cầu vốn trên thị trường.
- là một đơn vị kinh doanh tiền tệ, tín dụng.
Phân loại:
- căn cứ vào mức độ thực hiện chức năng trung gian:
* Các định chế nhận tiền gửi
* Các định chế tiết kiệm theo hợp đồng.
* Các trung gian đầu tư.
- căn cứ vào mục đích hoạt động:
* Các trung gian tài chính kinh doanh
* Các trung gian tài chính vì mục đích xã hội.
2. Chức năng:
- Chức năng huy động – cung ứng vốn cho nền kinh tế vốn:
+ Thực hiện chức năng này, các trung gian tài chính tiến hành huy động các nguồn vốn tiết kiệm
hoặc tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế để hình thành nên các quỹ tiền tệ tập trung vơi quy mô lớn.
Huy động theo 2 phương thức: PT tự nguyện (cơ chế lãi suất, phát hành chứng khoán nợ), PT bắt buộc

(cơ chế điều hành chủa CP).
+ Nguồn vốn huy động được cung ứng vốn cho những chủ thể có nhu cầu thông qua việc cấp tín
dụng và tài trợ vốn đầu tư, mua chứng khoán,..
- Chức năng kiểm soát các hoạt động tài chính và các hoạt động kinh tế xã hội.
+ Kiểm soát nhằm giảm đến mức tối thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh là sự cần thiết của
thực tế khách quan.
+ Khi điều tiết vốn, các tổ chứ TC trung gian đã thực hiện điều tiết và phân bổ các nguồn lực tài
chính hoặc định hướng các hoạt động kinh tế xã hội.
Chẳng hạn, khi NHTM cấp cho vay đã thực hiện khâu thẩm định tín dụng trong suốt quá trình
cho vay, tức NHTM đã đứng ra kiểm soát trực tiếp nguồn vốn, Chính phủ không phải trực tiếp kiểm
soát vấn đề này.
3. Vai trò của các định chế TC trung gian:
- Thúc đẩy kinh tế phát triển:
+ hoạt động của các định chế TC trung gian giúp cho chủ thể tiết kiệm, rút ngắn thời gian tích
luỹ vốn, chuyển vốn nhanh cho đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, kích thích quá trình tập trung vốn
cho phát triển kinh tế.
+ Trong nền kinh tế thị trường việc điều tiết nguồn lực tài chính đã vượt qua khỏi phạm vi quốc
gia, góp phần đưa đất nước vào quá trình phân công lao động của thế giới, thúc đẩy tiến trình hội nhập
phát triển kinh tế.
- Kích thích sự luân chuyển vốn đầu tư:


-

+ Do cạnh tranh và đa năng hoá trong hoạt động kinh doanh, các Trung gian TC đã thay đổi lãi
suất hình thành trên thị trường ngày càng hợp lý hơn, có tác kích thích sự dịch chuyển các luồng vốn
đầu tư, làm cho nguồn vốn thực tế được tài trợ cho đầu tư tăng lên mức cao nhất.
+ Sự phong phú của các loại hình trung gian tài chính, các sản phẩm do chúng tạo ra cũng rất đa
dạng, khi các nhà đầu tư đặt tiền của họ vào các trung gian tài chính, những công ty này có thể đầu tư
số tiền đó vào nhiều danh mục đầu tư khác nhau, giảm thiểu được rủi ro.

Góp phần làm giảm chi phí XH:
+ Hoạt động của các đinh chế TC trung gian làm giảm bớt những chi phí thông tin và giao dịch
lớn cho mỗi cá nhân, tổ chức và toàn bộ nền kinh tế.
+ Hoạt động của thị trường tài chính chỉ phát huy hiệu quả đối với những khoản tiết kiệm và nhu
cầu đầu tư lớn.
+ Ngoài ra đinh chế TC trung gian còn thực hiện có hiệu quả các dịch vụ tư vấn, môi giới, tài
trợ,.. đặc biệt là các loại hình định chê tài chính ngân hàng và cty tài chính.

III. Lãi suất tín dụng.
1. Khái niệm:
LSTD là tỷ lệ % giữa tổng số lợi tức tín dụng thu được với tổng số tiền cho vay phát ra trong
một khoảng thời gian nhất định.
Tổng số lợi tức tín dụng trong kỳ thu được
LSTD trong kỳ = ----------------------------------------------- x 100
Tổng số tiền cho vay trong kỳ
2. Các loại LSTD
- Căn cứ vào nghiệp vụ huy động vốn:
• Ls tiền gửi không kỳ hạn
• LS tiền gửi có kỳ han
• LS tiền gửi tiết kiệm
• Ls các loại giấy tờ có giá
- Căn cứ vào nghiệp vụ sử dụng vốn:
• Ls chiết khấu các giấy tờ có giá.
• LS cho vay bằng tài sản
• LS cho vay bằng tiền
• LS cho vay ưu đãi
- Căn cứ vào quan hệ điều tiết vốn:
• LS cơ bản: do NHTW công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất KD
• LS tái chiết khấu: LS cho vay ngắn hạn ma NHTW áp dụng đối với NHTM thông qua nghiệp vụ tái
chiết khấu giấy tờ có giá.

• LS trên thị trường liên NH: Ls cho vay giữa các NHTM
- Căn cứ vào giá trị thực của lãi suất:
• Ls danh nghĩa
• Ls thực = Ls danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát.
3. Các nhân tố tác động đến lãi suất:
- Quan hệ cung – cầu vốn tín dụng: là nhân tố quan trong nhất
+ Khi mức cầu về vốn vượt quá mức cung thì lãi suất tăng và ngược lại thì lãi suất giảm.
+ Nguồn cầu vốn tín dụng phụ thuộc vào mục tiêu mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp,
tình hình bội chi ngân sách, tình hình thu nhập dân cư,…
+ Nguồn cung vốn tín dụng phụ thuộc vào lượng vốn tiền tệ nhàn rỗi trong dân cư, quy mô
các doanh nghiệp trong nền kinh tế, tình hình cân đối ngân sách.


-

-

Tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế:
+ Lạm phát và LS có mối quan hệ chặt chẻ với nhau và được biểu hiện theo hướng khi
trong thời gian lạm phát tăng kéo dài thì lãi suất sẽ tăng.
+ Lạm phát tạo ra tâm lý chuyển đổi tiền giấy sang tài sản thực gây nên những biến động
trong cung cầu vốn tín dụng trên thị trường.
Hiệu quả hoạt động của sản xuất kinh doanh:
+ Hiệu quả sử dụng vốn là cơ sở xác định lợi tức tín dụng. Do đó giữa lãi suất và hiệu quả
hoạt động kinh doanh có quan hệ mật thiết với nhau, lại suất tín dụng được xem là biểu hiện mức sinh
lợi bình quân của nền kinh tế.
+ Khi kinh tế tăng trưởng, tức hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, cầu vốn tín dụng
cao hơn cung làm cho lãi suất có xu hướng tăng lên và ngược lại.
- Ngoài ra, LS tín dụng còn chịu sự tác động của các chính sách quản lý điều hành vĩ mô nền
kinh tế của NN, chính sách tiền tệ của NHTW. NN can thiệp vào lãi suất tín dụng qua 2 hình thức: cơ

chế quản lý lãi suất trực tiếp và cơ chế lãi suất tự do hoá dưới sự điều hành gián tiếp của NN
+ Chính sách tài khoá mở rộng – kích thích kinh tế phát triển bằng việc kích thích đầu tư – CP
bơm tiền bằng cách tăng cung vốn cho DN – chi phí vốn thấp ( biểu hiện lãi suất thấp)  nhu cầu đầu
tư tăng. Trong ngắn hạn, lãi suất có xu hướng tăng do nhiều DN cần vốn để xây dựng CSHT, trong dài
hạn, nhu cầu vốn giảm – lãi suất có xu hướng giảm.
+ Chính sách tiền tệ thắt chặt (kiểm soát lạm phát)- cung vốn cho nền kinh tế bị hạn chế - lãi
suất tăng trong ngắn hạn, đầu tư giảm dần, trong dài hạn lãi suất giảm, Cs này không khuyến khích DN
đổi mới công nghệ sản xuất.


Chương 6 Ngân hàng trung ương
I.

Ngân hàng TW
1.Khái niệm: NHTW là NH phát hành công quản, có thể biệt lập hoặc phụ thuộc chính phủ, vừa thực
hiện chức năng độc quyền phát hành giấy bạc và lưu thông, vừa thực hiện quản lý nhà nước trên lĩnh
vực tiền tệ - ngân hàng
- NHTW thực hiện quản lý nhà nước thông qua các nghiệp vụ mang tính chất kinh doanh có đem lại
lợi nhuận.
2.Chức năng của NHTW
a. là trung tâm phát hành tiền & điều tiết lưu thông tiền tệ
- tiền trong lưu thông gồm nhiều loại như giấy bạc NH, tiền = KL , bút tệ….. giấy bạc do NHTW độc
quyền phát hành. Ngày nay, thời đại của chế độ lưu thông tiền giấy bất khả hoán, bản thân tiền giấy ko
thể tự điều tiết giữa chức năng p.tiện lưu thông, p.tiện thanh toán và chức năng cất trữ. Do vậy, việc
phát hành giấy bạc NH của NHTW phải đảm bảo phù với nhu cầu của nền KT về cả số lượng lẫn cơ
cấu cũng như yêu cầu quản lý vĩ mô.
-việc phát hành tiền của NHTW được thực hiện qua các con đường sau
+ kênh ngân sách nhà nước
+ kênh tín dụng
+ thị trường mở

+ thị trường vàng và ngoại tệ
b. NHTW là NH của các NH
-NHTW chỉ thực hiện chức năng NH đối với các NH trung gian, nghĩa là KH của NHTW trong các
quan hệ tiền tệ - tín dụng – thanh toán là NHTM và các tổ chức tín dụng khác thể hiện trên các khía
cạnh
+ NHTW mở tài khoản và nhận tiền gởi của các NH trung gian
+ NHTW cấp tín dụng cho các NH trung gian
+ NHTW thực hiện việc quản lý nhà nước đối với hệ thống NH
c. NHTW là NH của nhà nước
- NHTW thuộc sở hữu của NN
- NHTW nhận tiền gửi của các kho bạc NN, tổ chức thanh toán giữa kho bạc với ngân hàng trung
gian , làm đại lý phát hành các loại trái phiếu NN, quản lý dự trữ quốc gia và cho chính phủ vay để cân
đối bằng thu – chi ngân sách trong những trường hợp cần thiết.
- NHTW thay mặt NN quản lý các hd tiền tệ - tín dụng và thanh toán đối nội củng như đối ngoại của
nhà nước
- NHTW thay mặt CP ký kết các hiệp định tiền tệ , tín dụng và thanh toán với nước ngoài và tham gia
với cương vị là thành viên của 1 số tổ chức tài chính – tiền tệ quốc tế
IV. Chính sách tiền tệ và vai trò quản lý vĩ mô của NHTW.
1. Khái niện CS tiền tệ:
CS tiền tệ là tổng hoà những phương thức mà NHTW thông qua các hoạt động của mình tác động
đến khối lượng tiền trong lưu thông, nhằm phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế- XH của
đất nước trong một thời kỳ nhất định
2.Mục tiêu CS tiền tệ: (Tăng trưởng, tạo việc làm, kiểm soát lạm phát)


-

-

- Phát triển kinh tế, gia tăng sản lượng:

+ Muốn kinh tế tăng trưởng thì phải thực hiện tái SX mở rộng trên cơ sở khai thác triệt để các
nguồn vốn tiềm năng trong và ngoài nước.
+ NHTW thông qua CS tiền tệ, các NH huy động một cách triệt để các nguồn vốn nhàn rỗi trong
XH để phân phối lại cho các đơn vị kinh tế sử dụng.
Hay, NHTW ổn định giá trị tiền tệ - giá cả hàng hoá ổn định – kích thích đầu tư – gia tăng sản
lượng  kinh tế phát triển. Đây là mục tiêu hàng đầu phải đạt được của CP.
Tạo công ăn việc làm:
+Việc làm nhiều hay ít, tăng hay giảm chủ yếu phụ thuộc vào tình hình tăng trưởng ktế
• Kt mở rộng và Phát triển thì việc làm được tạo ra nhiều hơn
• Kt trì trệ thì công ăn việc làm giảm, thất nghiệp tăng.
• Tăng trưởng Kte do cải tiến kỹ thuật thì việc làm có thể không tăng mà còn giảm
• GDP thực tế giảm 2% so với GNP tiềm năng, thì mức thất nghiệp tăng 1%
+ NHTW phải vận dụng các công cụ của mình để góp phần tăng cường đầu tư, mở rộng SX-KD,
phải tham gia tích cực vào việc chống suy thoái kinh tế theo chu kỳ, tạo ra sự tăng trưởng kinh tế ổn
định và bền vững nhằm mục đích khống chế tỷ lệ thất nghiệp
Hay, đầu tư được gia tăng trong nền kte – tạo được nhiều việc làm.
Kiểm soát lạm phát:
Lạm phát vừa phải là mục tiêu phấn đấu của các NHTW trong vấn đề kiểm soát lạm phát
+ Lạm phát và thất nghiệp tỷ lệ nghịch với nhau. Giảm 1% tỷ lệ lạm phát thì tỷ lệ thất nghiệp tăng 2%.
• CS tài khoá mở rộng, tiền tệ mở rộng – bơm tiền vào thị trường – tăng đầu tư – tạo nhiều
việc làm, đồng thời làm dư tiền trong lưu thông – lạm phát (do khả năng hấp thụ vốn của mỗi chủ thể
kinh tế và trình độ sử dụng vốn không cao, phụ thuộc trình độ KHCN)
• CS tiền tệ thắt chặc – rút tiền về - lãi suất tăng – hạn chế đầu tư – thất nghiệp tăng.
+ Lạm phát quá thấp thì kinh tế dễ rơi vào tình trạng suy thoái.
Rõ ràng 3 mục tiêu: tăng trưởng, việc làm và lạm phát là rất quan trọng, và không phải cùng 1 lúc
mà 3 mục tiêu cùng thực hiện được mà không co sự mâu thuẩn với nhau, do vậy khia đặt mục tiêu chgo
CS tiền tệ cần phải có sự dung hoà. Muốn vậy NHTW phải nắm bắt được thực tế diễn biến của quá trình
thực hiện các mục tiêu và điều chỉnh giải pháp cho phù hợp

-


3. Những công cụ để thực hiện CS tiền tệ:( DTBB, LS, TTM, TGHĐ)
- Dữ trự bắt buộc:
+ DTBB là phần tiền gửi mà các NH trung gian phải đưa vào dự trữ theo luật định.
+ DTBB là công cụ mang tính hành chính của NHTW, nhằm điều tiết mức cung tiền tệ của NH
trung gian cho nền kinh tế thông qua hệ số tạo tiền.
+ Ưu điểm: DTBB tác động đến tất cả các NH như nhau và tác động một cách đầy quyền lực và
một sự thay đổi nhỏ của DTBB thì tác động của nó đối với khối tiền tệ là rất lớn.
+Nhươc điểm: Ưu điểm cũng chính là nhược điểm của DTBB, thường xuyên thay đổi tỷ lệ dự
trữ bắt buộc sẽ gây ra tình trạng không ổn định cho các NH thương mại và làm cho việc quản lý khả
năng thanh khoản của các Nh này khó hơn.
Lãi suất: (Ls cơ bản, Ls tái chiết khấu, Ls trên thi trường liên NH,…)
+ Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng vốn, thay đổi lãi suất kéo theo biến đổi chi phí tín dụng
từ đó tác động đến mở rộng hay thu hẹp khối lượng tín dụng trong nền kinh tế.
+ NHTW sử dụng công cụ lãi suất để điều hành CS tiền tệ theo các chính sách:


-

-

• NHTW kiểm soát trực tiếp lãi suất thị trường bằng cách quy định các loại lãi suất : Ls
tiền gửi và cho vay theo từng kỳ hạn / Ls tiền gửi và trần lãi suất cho vay / Công bố lại suất cơ bản
cộng với biên độ giao dịch,…
• NHTW áp dụng chính sách tự do hoá để lãi suất hình thành theo cơ chế thị trường:
NHTW gián tiếp can thiệp bằng chính sách: công bố Ls cơ bản để hướng dẫn ls thị trường / sử dụng
công cụ Ls tái cấp vốn và kết hợp Ls thị trường mở để can thiệp và điều chỉnh Ls thị trường.
Thị trường mở:
+công cụ TT mở phản ánh việc NHTW mua hoặc bán chứng từ có giá trên thị trường tài chính,
nhằm đạt đến mục tiêu điều chỉnh lượng tiền trong lưu thông.

+NHTW đem chứng khoán ra TT mở bán nó sẽ thu được tiền mặt và séc về, làm cho cung ứng
tiền trong nền kinh tế bị thắt chặt lại. Bên cạnh đó, do cung chứng khoán tăng trong điều kiện các nhân
tố khác không đổi thì giá chứng khoán sẻ giãm, do vậy lãi suất chứng khoán tăng lên. Để hạn chế nhà
đầu tư rút tiền ra khỏi NH để đầu tư chứng khoán, thì các NH trung gian phải tăng lãi suất NH lên
theo. Và ngược lại Khi NHTW đem tiền mặt và séc mua chứng khoán trên TT mở.
+ Ưu điểm:
• NHTW có thể chủ động tiến hành mà không phải phụ thuộc nhu cầu của các NH trung gian.
• Nghiệp vụ này tương đối linh hoạt và chính xác, có thề được sử dụng ở bất ký mức độ nào.
• Nghiệp vụ TT mở dễ dàng được đảo ngược lại khi có một sai lầm xảy ra trong lúc tiến hành.
• Nghiệp vụ TT mở có thể được hoàn thành nhanh chống, không gây nên những chậm trễ về mặt
hành chính.
+ Nhược điểm:
Phát huy hết hiệu quả công cụ TT mở khi tiền trong lưu thông phải nằm ở tài khoản của NH, cơ
chế thanh toán không dùng tiền mặt.
Tỷ giá hối đoái:
+ TGHĐ là đại lượng biểu thị mối tương quan về mặt giá trị giữa 2 đồng tiền.
+ Sự biến đổi của TGHĐ có tác động mạnh mẽ đến mọi hoạt động kinh tế, từ xuất nhập khẩu
cho đến tiêu dùng hàng hoá,…, đây là 1 công cụ để NHTW thực thi chính sách tiền tệ của mình, và
phải ổn định TGHĐ ở một mức độ hợp lý trong từng giai đoạn.
+ NHTW có thể ấn định tỷ giá thả nổi hoặc cố định theoq uan hệ cung – cầu ngoại tệ trên thị
trường ngoại hối.


CHƯƠNG 7: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
I.Cơ sở hình thành và phát triển tài chính Quốc tế:
Tài chính QT là tồng thể các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị gắn liền với sự chuyển dịch
các nguồn lực tài chính giữa các quốc gia với nhau. Sự hình thành và phát triển tài chính quốc tế chủ
yếu dựa trên cơ sở của sự phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế, cụ thể:
- Sự phân công lao động và hợp tác quốc tế:
+dựa vào tiềm lực và lợi thế của từng quốc gia mà có sự phân công lao động ở mỗi quốc gia ( văn

hoá, trình độ khoa học kỹ thuật, vốn, lao động, chính trị,….) cho phù hợp, từ đó hình thành việc trao
đổi hàng hoá lẫn nhau.
+ Hệ quả tất yếu của sự phân công lao động và hợp tác quốc tế không những làm cho sự trao đổi
hàng hoá, dịch vụ trong nước gia tăng mà còn làm cho trao đổi hàng hoá, cung cấp dịch vụ quốc tế
phát triển  tiền của quốc gia này sẽ chuyển sang quốc gia khác, làm nảy sinh những quyền lợi và
nghĩa vụ về tiền tệ của nước này đối với nước khác. Từ đó tạo ra nguồn chảy tài chính đa phương và
hình thành nên cán cân thương mại, dịch vụ quốc tế giữa các quốc gia, phạm trù tỷ giá hối đoái xuất
hiện đã hình thành trong hệ thống tài chính quốc tế.
- Sự phát triển các hoạt động đầu tư quốc tế:
+ đầu TK 20 các nền kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nguồn tiền tiết kiện
trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu vốn, do đó phải thu hút nguồn vốn nước ngoài để toạ cú hích
cho sự phát triển kinh tế. Trong khi đó các quốc gia thừa vốn cũng làm nhiều nổ lực để xuất khẩu vốn
(đầu tư vốn) nhằm mở rộng thị trường đầu tư và thu lợi nhuận tối đa.
+ các luồng vốn đầu tư quốc tế đã va đang phát triển theo một hệ thống bao gồm: đầu tư trực tiếp
nước ngoài FDI; đầu tư qua thị trường chứng khoán; nguồn vốn viện trợ ODA.
+ kết hợp hoạt độnh thu chi thương mại, dịch vụ quốc tế hình thành cán cân thành toán quốc tế tổng
thể của một quốc gia, kết quả của cán cân này quyết định vị thế tài chính quốc tế của mỗi nước. Đòi
hỏi mỗi quốc gia phải phát triển cân đối giữa kinh tế đối nội và đối ngoại.
Tóm lại tài chính quốc tế tuy ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển của các mối quan hệ
kinh tế và đầu tư quốc tế, nhưng tài chính quốc tế cũng có tác động rất mạnh đối với sự phát triển kinh
tế của các nước, như:
+ tạo điều kiện cho sự mở rộng và tăng cường hơn nữa các mối quan hệ trao đổi, hợp tác quốc tế
nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển cho phù hợp với xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá.
+ mở ra nhiều cơ hội cho các quốc gia phát triển kinh tế XH như khai thác vôn, trao đổi kỹ thuật
khoa học va công nghệ, mở rộng thị trường tiêu thụ SP,..
+ nâng cao hiệu quả sữ dụng các nguồn lực tài chính trong nước.
II. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI:
1. Khái niệm TGHĐ:
TGHĐ là hệ số quy đổi của một đồng tiền nước này sang đồng tiền nước khác
Hay: TGHĐ là giá cả đơn vị tiền tệ của một nước được biểu hiện bằng khối lượng các đơn vị

tiền tệ nước ngoài
VD: USD/VND = 21078 hay 1 USD = 21078 VND
2. Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái
Trong chế độ tỷ giá thả nổi có các nhân tố sau:
- Cán cân thanh toán quốc tế: là bảng tổng hợp phản ánh tình hình thu chi giữa quốc gia này
với quốc gia khác hoặc quốc gia này với những quốc gia khác trong một thời gian nhất định.
+ Bội chi: thiếu hụt ngoại tệ làm cho đồng ngoại tệ lên giá, đồng nội tệ mất giá – cầu ngoại tệ
tăng – tỷ giá hối đoái tăng.
+ Bội thu: dư thừa ngoại tệ - đồng ngoại tệ mất giá, đồng nội tệ lên giá – cầu ngoại tệ giảm – tỷ
giá hối đoái giảm
-Lạm phát: Biểu hiện của lạm phát là sự tăng giá trên thị trường. Khi lạm phát tăng làm cho sức
mua của đồng tiền nội tệ giảm đi, dư thừa tiền lưu thông trên thị trường, đồng nội tệ mất giá – tỷ giá


hối đoái tăng. Đồng tiền của nước có mức lạm phát cao sẽ bị giảm giá so với đồng tiền của nước có
mức lạm phát thấp hơn.
- Lãi suất: Khi lãi suất trong nước của đồng nội tệ cao hơn lãi suất đồng ngoại tệ hay lãi suất
trên thị trường quốc tế - thu hút dòng ngoại tệ chuyển vào trong nước và chuyển hoá lượng ngoại tệ
này sang đồng nội tệ để hưởng lãi suất cao  cung ngoại tệ trong nước tăng lên – giá của đồng ngoại
tệ co xu hướng giảm và đồng nội tệ có xu hướng tăng giá – tỷ giá hối đoái giảm. Và ngược lại.
- Các yếu tố khác:
+ chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ: CP thay đổi chính sách kinh tế vĩ mô sẽ tác động
đến các chỉ số về tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, bội chi ngân sách,… tất cả đều ảnh hưởng đến
sự thay đổi tỷ giá hối đoái.
Chẳng hạn khi CP áp dụng chính tài khoá mở rộng để tăng trưởng kinh tế, tức là CP bơm vốn
vào nền kinh tế, làm lãi suất giảm xuống, kích thích đầu tư. Trong giai đoạn đầu thì đầu tư vào CS hạ
tầng, nhập khẩu hàng hoá tăng tức cầu về ngoai tệ tăng lên, tỷ giá hối đoái tăng, nhưng sau khi cơ sở
hạ tầng ổn định và đi vào sản xuất, xuất khẩu hàng hoá và thu về ngoại tệ, lúc này cầu ngoại tệ giảm, tỷ
giá hối đoái giảm.
+Yếu tố tâm lý: sự phán đoán của thị trường từ các sự kiện kinh tế, chinh trị,… ma có những

hành động đầu tư về ngoại hối làm cho tỷ giá đột biến tăng, giảm trên thị trường.
Chẳng hạn, giá cả hàng hoá ngày càng tăng cao, thì người dân lại càng tiêu dùng nhiều do sợ giá
cả hàng hoá đó sẽ tăng cao hơn nữa, đáp ứng nhu cầu này thì nhà đầu tư đẩy mạnh nhập khẩu hàng
hoá, cung ngoại tệ tăng lên đột biến – tỷ giá hối đoái tăng.
Tóm lại, tỷ giá hối đoái ở tại một thời điểm là sự tổng hợp tác động của nhiều nhân tố, chúng
vừa phụ thuộc lẫn nhau, vừa là kết quả của nhiều biến kinh tế khác nhau. Vai trò và cường độ tác động
của từng nhân tố đối với tỷ giá hối đoái lại phụ thuộc vào tình hính kinh tế - tài chính của mỗi quốc gia
trong từng thời kì phát triển, bên cạnh đó còn có những nhân tố bên ngoài không thuộc tầm kiểm soát
của quốc gia. Chính vì vậy trong quá trình vận hành của tỷ giá luôn xuất hiện hiện tượng có sự tách rời
giữa tỷ giá thực và tỷ giá danh nghĩa.

CHƯƠNG 8: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH







I. thị trường tài chính
Khái niệm : TTTC là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng các
khoản vốn ngắn hạn hoặc dài hạn thông qua các công cụ tài chính nhất định (Chứng khoán).
Công cụ của TTTC : dc gọi là chứng khoán , CK là những trái quyền ( q` dc hưởng ) đối với
thu nhập hoặc tài sản trong tương lai của nhà phát hành.
Các loại CK:
- CK nợ : có tg hoàn trả ( trái phiếu , kì phiếu , hối phiếu )
- CK vốn : ko quy định tg hoàn trả , hình thành nên nguồn vốn ( cổ phiếu )
Vai trò của TTTC
- Thúc đẩy việc tích lũy và tập trung tiền vo61nm để phục vụ cho các nhu cầu phát triển KT của
DN và NN

- Nâng cao hiệu quả của việc sd vốn trong nền KT
- Tạo ra kênh thông tin quan trọng hổ trợ công tác giám đốc các hoạt động TC
- Tạo điều kiện thuận lợi cho những hoạt động điều tiết và mở cửa nhà nước vào nền KT
II. Thị trường tiền tệ:`
Khái niệm : TTTT là nơi diển ra hoạt động mua bán, chuyển nhượng các công cụ tài chính
ngắn hạn có kỳ hạn dưới 1 năm, là nơi đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn cho nền kinh tế.
Công cụ của TTTT :
- Tín phiếu kho bạc
- Các CCTG có thể chuyễn nhượng được
- Chấp phiếu NH
- Hợp đồng mua bán
- Thương phiếu
III. Thị trường vốn:
Khái niệm : TT Vốn là thị trường giao dịch của các công cụ tài chính có kỳ hạn trên 1 năm, là
thị trường cung ứng vốn đầu tư dài hạn cho nền kinh tế.
Các công cụ của TT vốn :
Bao gồm: công cụ vốn (cổ phiếu) và công cụ nợ (trái phiếu) có thời gian đáo hạn trên 1 năm
- Cổ phiếu: là 1 loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu vốn góp vào công ty và quyền được
hưởng 1 khoản cổ tức theo định kỳ.
+ căn cứ vào hình thức: cổ phiếu vô danh và cổ phiếu ký danh.
+ căn cứ vào quyền lợi được hưởng: CP ưu đãi và CP thường
+ Căn cứ vào phương thức góp vốn: CP hiện kim và CP hiện vật.
- Trái phiếu: Là 1 loại chứng khoán xác nhận 1 khoản vốn cho vay và quyền được hưởng mức
thu nhập theo định kỳ.
+ căn cứ vào chủ thể phát hành:
Trái phiếu doanh nghiệp: mục đích bổ sung vốn kinh doanh của DN, có các loại như trái phiếu có đãm
bảo bằng tài sản của Cty; trái phiếu không cần đảm bảo; Trái phiếu có thể chuyển hoán thành cổ phiếu
thường; trái phiếu phát hành bán dưới mệnh giá.
Trái phiếu NN
Trái phiếu do chính quyền địa phương phát hành

Trái phiếu đầu tư
- Các khoản cho vay thế chấp
VI. Vai trò của TTTC
TTTC được cấu thành từ TT tiền tệ và TT vốn, vì vậy nó có vai trò rất quan trọng trong nền
kinh tế thị trường.
1.TTTC là trung tâm điều tiết cung nguồn vốn tiền tệ từ nơi thừa đến nơi thiếu:


+ điều tiết để cung cầu vốn cho các doanh nghiệp, các dự án phát triển kinh tế xã hội thông qua
thị trường vốn.
+ tạo ra môi trường thuận lợi để dung hoà lợi ích kinh tế khác nhau: người đi vay co điều kiện
thu hút được vốn và người cho vay có thể sinh lời từ lượng tiền tiết kie65mS.
+ Xu hướng quốc tế hoá, TTTC ngày nay còn tham gia vào sự vận động vốn với nước ngoài.
2.Sự có mặt của TTTC tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển nhượng sở hữu vốn, từ đó
tăng thêm sự mời gọi đối với nhà đầu tư.
3.TTTC góp phần không nhỏ trong chức năng điều tiết vĩ mô của NN đối với quá trình điều hoà
cung cầu về tiền tệ và ngăn chặn lạm phát:
+ thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong XH đã làm giảm khối lượng tiền dư thừa trong lưu thông,
góp phần tăng vòng vay đồng vốn.
+ NHTW thông qua TT tiền tệ để vận dụng linh hoạt công cụ điều tiết vĩ mô như lãi suất thị
trường, lãi suất tái chiết khấu,… để thực hiện chính sách tiền tệ nhằm mục đích kiểm soát lạm phát và
ổn định tiền tệ.
Với những vai trò quan trọng trên, trong xu thế nhuyển sang nền kinh tế thị trường, chủ trương
hình thành thị trường tài chính ở VN của NN là đúng đắn. Nhu cầu vốn cho các mục tiêu phát triển
kinh tế XH trong giai đoạn hiện nay là bức bách, tuy nhiên số tiền nhàn rỗi trong dân và các tổ chức
kinh tế XH con rất lớn. TT tiền tệ, TT vốn đã trở thành yêu cầu cấp thiết nhằm phục vụ cho nhu cầu đa
dạng hoá các phương thức đầu tư, tăng cường hấp dẫn với các nguồn vốn trong và ngoài nước. TTTC
biểu hiện tính hiệu quả của hệ thống tài chính, tạo điều kiện cho người đi vay và người cho vay lựa
chọn phương án đầu tư sử dụng vốn tiền tệ hiệu quả nhất.


CHƯƠNG 7: LẠM PHÁT & CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT LẠM PHÁT


1.Khái niệm lạm phát
- Theo quan điểm K.Marx, “lạm phát là hiện tượng tiền giấy tràn ngập các kênh lưu thông
tiền tệ, vượt quá các nhu cầu của nền kinh tế làm cho tiền tệ ngày càng bị mất giá và
phân phói lại thu nhập quốc dân
- Theo học thuyết hiện đại
o Keynes: “việc tăng nhanh cung tiền tệ sẽ làm cho mức giá cả tăng kéo dài với tỷ
lệ cao, do vậy gây nên lạm phát
o Paul A.Samuelson: “lạm phát biểu thị một sự tăng lên trong mức giá chung. Tỷ lệ
lạm phát là tỷ lệ thay đổi mức giá chung”
o Milton Friedman, cho rằng: “ lạm phát ở bất cứ nơi nào luôn là một hiện tượng
tiền tệ với nghĩa là, nó được và co thể được tạo ra chỉ bằng cách tăng lượng tiền
nhanh hơn so với tăng sản lượng”
2.Phân loại : căn cứ vào cường độ của lạm phát, lạm phát được chia làm 3 mức độ
o lạm phát vừa phải: khi giá cả tăng chậm ở mức độ một con số hay dưới 10% một
năm
o lạm phát phi mã: khi giá cả tăng với tỷ lệ 2 hoặc 3 con số
o siêu lạm phát: khi tốc độ tăng giá vượt xa mức lạm phát phi mã
- Lạm phát giá cả
- Lạm phát tiền tệ
- Lạm phát cầu kéo , Lạm phát chi phí
3.Nguyên nhân
- Những nguyên nhân có liên quan đến chính sách của nhà nước
- Những nguyên nhân có liên quan đến các chủ thể KD làm tăng chi phí tiền lương, tăng
chi phí về vật tư,nguyên nhien liệu
- Những nguyên nhân có liên quan đến các điều kiện quốc tế: giá dầu mỏ tăng, chiến
tranh….
- Những nguyên nhân có liên quan đến các điều kiện tự nhiên như: thiên tai, động đất…

4.Biện pháp
a. cổ điển
- loại bỏ tiền giấy ko bồi hoàn
- khôi phục
- phá giá tiền tệ
b. hiện nay
- trước mắt :
+ tiền tệ tín dụng
+ tài chính ngân sách
+ ngăn chặn sự leo thang của giá cả
-cơ bản chiến lược
+ xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển KTXH đúng đắn
+ điều chỉnh cơ cấu KT, phát triển ngành mũi nhọn xuất khẩu
+ nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý nhà nước.



×