Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

vị trí pháp lý của ngân hàng nhà nước việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.59 KB, 14 trang )

ĐỀ TÀI
VỊ TRÍ PHÁP LÝ CỦA
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Nhóm 8



PHẦN MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam, ngân hàng trung ương đã ra đời từ những năm cuối của thế
kỉ 19 dưới thời Pháp thuộc. Nước Việt Nam khi đó là một nước nửa thuộc địa,
nửa phong kiến đặt dưới sự đô hộ của chính quyền Pháp. Hệ thống tiền tệ tín
dụng ngân hàng được thiết lập và bảo hộ bởi thực dân Pháp thông qua Ngân
hàng Đông Dương (Banque de I’Indochine, được coi như là ngân hàng đặt nền
móng cho việc thành lập ngân hàng trung ương đầu tiên của Việt Nam, được
thành lập vào năm 1875). Ngân hàng Đông Dương vừa đóng vai trò là ngân
hàng Trung ương trên toàn cõi Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia), vừa là
ngân hàng thương mại. Ngân hàng này là công cụ phục vụ đắc lực chính sách
thuộc địa của chính phủ Pháp và làm giàu cho tư bản Pháp. Sau này ngân hàng
được chuyển giao lại cho nhà nước sau tháng 8-1945 nhưng phải đến 6-1951
ngân hàng trung ương đầu tiên của Việt Nam mới được thành lập sau sắc lệnh
15/SL lấy tên là ngân hàng quốc gia, được thành lập thực hiện 5 nhiệm vụ cấp
bách: phát hành giấy bạc, quản lý kho bạc, thực hiện chính sách tín dụng để
phát triển sản xuất phối hợp với mậu dịch để quản lý tiền tệ và đấu tranh tiền
tệ với địch.
Như vậy Ngân hàng quốc gia Việt Nam ra đời là kết quả nối tiếp của cuộc đấu
tranh xây dựng hệ thống tiền tệ, tín dụng độc lập, tự chủ đánh dấu bước phát
triển mới, thay đổi về chất trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng của nước ta. Đến
nay, ngân hàng nhà nước Việt Nam vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh
tế nước nhà. Để thực hiện được tốt vai trò của mình, ngân hàng luôn có một vị
trí pháp lý nhất định đúng đắn được nhà nước giao cho.




PHẦN I : LÝ LUẬN CHUNG
1.

KHÁI NIỆM

Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, khái niệm Ngân hàng nhà nước Việt Nam
được hiểu như sau: “Ngân hàng nhà nước Việt Nam là cơ quan của Chính phủ
và là Ngân hàng Trung ương của nước CHXHCN Việt Nam. Ngân hàng nhà nước
Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân
hàng; đồng thời, đây còn là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng cuả các tổ
chức tín dụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. Hoạt động ngân
hàng nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, góp phần bảo đảm an toàn hoạt
động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, thúc đẩy phát triển kinh tếxã hội theo định hướng XHCN. Ngân hàng nhà nước là một pháp nhân, có vốn
pháp định thuộc sở hữu nhà nước và có trụ sở chính tại thủ đô Hà nội”.
Từ khái niệm trên có thể nhận thấy:
-NHNNVN Cơ quan quản lý nhà nước. NHNNVN là cơ quan ngang bộ, trực
thuộc Chính Phủ, Thống đốc NHNNVN mang hàm Bộ trưởng. NHNNVN được tổ
chức và hoạt động theo những qui định tại các văn bản pháp luật liên quan đến
tổ chức và hoạt động của Chính phủ. Qui trình bổ nhiệm, miễn nhiệm Thống
đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam theo các qui định pháp luật hiện hành trong
Luật Tổ chức Quốc Hội và Luật tổ chức Chính Phủ.
-NHNNVN quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Với
tư cách là cơ quan quản lý nhà nước, NHNNVN sử dụng các phương thức và
công cụ quản lý khi thực thi nhiệm vụ của mình.
-Ngân hàng nhà nước Việt Nam là Ngân hàng trung ương. Đây là điểm khác
biệt giữa NHNNVN với các Bộ khác trong Chính Phủ. Ngân hàng nhà nước Việt
Nam còn là một Ngân hàng. Ngân hàng này thực hiện một số hoạt động ngân
hàng đặc biệt, bao gồm: hoạt động độc quyền phát hành tiền; cung ứng các

dịch vụ tài chính, tiền tệ cho Chính phủ và cho các tổ chức tín dụng.
-Về mặt dân sự, NHNNVN là một pháp nhân. NHNNVN có vốn pháp định thuộc
sở hữu nhà nước, Thủ tướng Chính phủ qui định mức vốn pháp định của
NHNNVN phù hợp trong từng thời kỳ. NHNNVN hoạt động theo nguyên tắc
Chênh lệch thu, chi hàng năm của Ngân hàng Nhà nước được xác định từ


nguồn thu về hoạt động nghiệp vụ ngân hàng và các nguồn thu khác, sau khi
trừ chi phí hoạt động và khoản dự phòng rủi ro. Ngân hàng Nhà nước trích từ
chênh lệch thu, chi để lập quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo quy
định của Chính phủ; số còn lại phải nộp vào ngân sách nhà nước.
2. VỊ TRÍ PHÁP LÝ
2.1 NHNNVN LÀ MỘT CƠ QUAN CỦA CHÍNH PHỦ
2.1.1 Đặc điểm pháp lý
- NHNNVN Cơ quan quản lý nhà nước. NHNNVN là cơ quan ngang bộ, trực
thuộc Chính Phủ, Thống đốc NHNNVN mang hàm Bộ trưởng. NHNNVN được tổ
chức và hoạt động theo những qui định tại các văn bản pháp luật liên quan đến
tổ chức và hoạt động của Chính phủ. Qui trình bổ nhiệm, miễn nhiệm Thống
đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam theo các qui định pháp luật hiện hành trong
Luật Tổ chức Quốc Hội và Luật tổ chức Chính Phủ.
- NHNNVN quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Với
tư cách là cơ quan quản lý nhà nước, NHNNVN sử dụng các phương thức và
công cụ quản lý khi thực thi nhiệm vụ của mình.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt
động Ngân hàng
- Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để trình Chính phủ xem xét, trên
cơ sở đó, Chính phủ trình Quốc hội quyết định. Ngân hàng nhà nước Việt Nam
tổ chức thực hiện các chính sách này. Theo đó, chính sách tiền tệ quốc gia là
một bộ phận chính sách kinh tế- tài chính của nhà nước với mục tiêu ổn định
giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy phát triển kinh tế, giữ vững an

ninh quốc phòng, nâng cao đời sống nhân dân
- Xây dựng các dự án luật , pháp lệnh, Nghị định để trình Quốc Hội, Chính phủ
và các dự án khác về tiền tệ ngân hàng. Ban hành các văn bản qui phạm pháp
luật trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng theo thẩm quyền.
- Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động cho các tổ chức tín dụng (trừ
trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định); cấp, thu hồi giấy phép hoạt
động ngân hàng của các tổ chức khác. Quyết định giải thể, chia tách, hợp nhất
các tổ chức tín dụng theo qui định của pháp luật. NHNN là cơ quan quản lý nhà


nước có quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng cho các tổ
chức tín dụng khi có đủ các điều kiện luật định. Ngân hàng nhà nước Việt Nam
cấp giấy phép hoạt động ngân hàng cho các tổ chức khác không phải là tổ chức
tín dụng
-Kiểm tra thanh tra hoạt động ngân hàng, kiểm soát tín dụng, xử lý các vi phạm
trong lĩnh vực ngân hàng, tiền tệ, và hoạt động ngân hàng theo thẩm quyền.
-Quản lý hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng: Chính sách ngoại
hối là một bộ phận quan trọng của chính sách tiền tệ, vì vậy NHNN được giao
nhiệm vụ quản lý ngoại hối và việc tổ chức kiểm tra thực hiện. NHNN ban hành
các văn bản hướng dẫn về quản lý ngoại hối, tổ chức thực hiện và kiểm tra.
NHNN có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối trong nước qua các nghiệp vụ
mua bán, kinh doanh ngoại hối nhằm ổn định tỉ gía hối đoái của đồng Việt
Nam.
-Ký kết và tham gia các điều ước quốc tế về hoạt động ngân hàng và tiền tệ.
-Đại diện cho nhà nước CHXHCNVN tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế
trong trường hợp được Chủ tịch nước, Quốc hội ủy quyền.
-Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng khoa
học công nghệ ngân hàng.
Những nhiệm vụ quyền hạn của Ngân hàng nhà nước trong lĩnh vực quản lý
nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng cho thấy chủ trương “nhà nước

thống nhất quản lý mọi hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân
hàng”.
2.1.3 Đánh giá chung
Hoạt động Ngân hàng mang tính chất rủi ro dây chuyền, đặc điểm này có
nguyên nhân từ bản chất của hoạt động ngân hàng. Để thực hiện hoạt động
kinh doanh này, tổ chức tín dụng có quyền nhận tiền gửi từ công chúng, sau đó
sử dụng phần lớn số tiền này để cấp tín dụng cho khách hàng dưới nhiều hình
thức khác nhau. Chính vì vậy, nếu xảy ra tình trạng rút tiền hàng loạt của người
gửi tiền tại một thời điểm nhất định đương nhiên ảnh hưởng nghiêm trọng
đến khả năng thanh toán của tổ chức tín dụng.


Như vậy, để hạn chế rủi ro. Ngân hàng nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng
khi thực hiện chức năng của một cơ quan Chính phủ, điều tiết thị trường tiền
tệ bằng biện pháp bảo đảm: Kiểm soát đặc biệt; hạn chế kinh doanh như hạn
chế cho vay, hạn chế lĩnh vực kinh doanh, mức cho vay…
2.2 NHNNVN LÀ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
2.2.1 Đặc điểm pháp lý
- Ngân hàng nhà nước Việt Nam là Ngân hàng trung ương. Đây là điểm khác
biệt giữa NHNNVN với các Bộ khác trong Chính Phủ. Ngân hàng nhà nước Việt
Nam còn là một Ngân hàng. Ngân hàng này thực hiện một số hoạt động ngân
hàng đặc biệt, bao gồm: hoạt động độc quyền phát hành tiền; cung ứng các
dịch vụ tài chính, tiền tệ cho Chính phủ và cho các tổ chức tín dụng.
2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của NHNNVN trong việc thực hiện
chức năng là Ngân hàng trung ương.
-Tổ chức in đúc, bảo quản, vận chuyển tiền; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu
hồi, thay thế và tiêu hủy tiền. Điều 23,24,25,26 Luật NHNN VN qui định các
hình thức, thủ tục nghiệp vụ phát hành, in đúc, bảo quản vận chuyển, phát
hành tiêu hủy tiền, thu hồi thay thế tiền. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy
nhất phát hành tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm

tiền giấy và tiền kim loại.
-Ngân hàng Nhà nước quản lý tiền dự trữ phát hành theo quy định của Chính
phủ. Ngân hàng Nhà nước bảo đảm cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền giấy,
tiền kim loại cho nền kinh tế.Ngân hàng Nhà nước thiết kế mệnh giá, kích
thước, trọng lượng, hình vẽ, hoa văn và các đặc điểm khác của tiền giấy, tiền
kim loại trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ngân hàng Nhà nước tổ chức
thực hiện việc in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành, tiêu huỷ tiền.
-Thực hiện tái cấp vốn nhằm cung ứng tín dụng ngắn hạn và phương tiện thanh
toán cho nền kinh tế. Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng có bảo đảm của
NHNN nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và các phương tiện thanh toán cho các
ngân hàng. Tín dụng tái cấp vốn được thực hiện dưới 3 hình thức:
+Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng;
+Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác;


+Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác
-Điều hành thị trường tiền tệ; thực hiện nghiệp vụ thị trường mở. Theo đó,
Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua, bán ngắn hạn các giấy tờ có giá do
Ngân hàng Nhà nước thực hiện trên thị trường tiền tệ nhằm thực hiện chính
sách tiền tệ quốc gia. Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ thị trường mở
thông qua việc mua, bán ngắn hạn tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín
phiếu Ngân hàng Nhà nước và các loại giấy tờ có giá khác trên thị trường tiền
tệ để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
-Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là trung tâm thanh toán chuyển nhượng, bù
trừ cho các ngân hàng trung gian.
-Các tổ chức tín dụng mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để thực
hiện việc thanh toán giữa các ngân hàng và đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
-Ngoài ra, NHNNVN còn thực hiện nhiệm vụ quản lý dự trữ bắt buộc đối với các
TCTD. Hoạt động ngân hàng là hoạt động có độ rủi ro cao nhất và phụ thuộc
vào nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy các tổ chức có huy động tiền gửi của công

chúng phải thực hiện nghĩa vụ dự trữ bắt buộc. Dự trữ bắt buộc là số tiền mà
tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chính sách tiền
tệ quốc gia.
-Với vai trò của một ngân hàng trung ương, Ngân hàng nhà nước Việt Nam mở
tài khoản và làm đại lý tài chính cho chính phủ, bao gồm những dịch vụ như:
mở tài khoản tiền gửi cho chính phủ và trả lãi cho những khoản tiền gửi ấy. Cho
chính phủ vay và nhận lãi suất từ khoản cho vay. NHNN cũng là đại lý của Chính
phủ trong việc phát hành thanh toán các loại chứng khoán chính phủ trên thị
trường sơ cấp và thứ cấp. Cố vấn cho chính phủ về các chính sách tài chính ,
tiền tệ , ngân hàng..
-Quản lý dự trữ quốc gia. Dự trữ quốc gia là các loại tài sản chiến lược dùng để
chi phí cho các việc ngoài dự kiến, khẩn cấp (các thảm họa chiến tranh, thiên
tai, khủng hoảng tài chính, kinh tế, khủng hoảng chính trị…). Có 2 loại dự trữ:
Dự trữ chính thức và Dự trữ không chính thức. Tài sản dự trữ là vàng, ngoại tệ,
quyền rút tiền tại quĩ tiền tệ quốc tế, kim cương, kim loại quí.
2.2.3 Đánh giá chung


Có thể nhận thấy NHNNVN là Ngân hàng của các Ngân hàng. NHNNVN có thể
đưa ra giải pháp cứu cánh cuối cùng cho các Ngân hàng khi lâm vào tình trạng
khó khăn bằng những hoạt động, nhiệm vụ, chức năng như đã nêu trên.
3. So sánh NHNNVN với 1 số hệ thống ngân hàng khác
FED
Vị trí

Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Cục dự trữ liên bang Mỹ là tổ chức Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ
độc lập với chính phủ và Quốc hội quan ngang bộ của Chính phủ, là
Mỹ.

Ngân hàng trung ương của Việt
Nam.
Vị
trí Ngân hàng trung ương độc lập với Ngân hàng trung ương trực thuộc
pháp lý
chính phủ.
chính phủ.
Chính phủ không có quyền can Chính phủ có ảnh hưởng lớn đối với
thiệp vào hoạt động của NHTW, NHTW thông qua việc bổ nhiệm các
đặc biệt trong việc xây dựng và thành viên, can thiệp trực tiếp vào
thực thi chính sách tiền tệ.
việc xây dựng và thực thi chính sách
FED là ngân hàng của các ngân tiền tệ.
hàng và là ngân hàng của chính Ngân hàng nhà nước Việt Nam là cơ
phủ liên bang. FED vừa là tư nhân quan ngang bộ của chính phủ, là
vừa là nhà nước.
Ngân hàng trung ương của nước
Hội đồng không nhận tài trợ của CHXHCN Việt Nam
quốc hội và bảy thành viên của hội
đồng theo cơ chế dân chủ. Thành
viên của hội đồng độc lập và không
phải chấp hành yêu cầu của hệ
thống lập pháp cũng như hành
pháp. Tuy nhiên hội đồng phải gửi
báo cáo tới quốc hội theo định kì.
Chức
Thực thi những chính sách tiền tệ Đảm trách việc phát hành tiền tệ,
năng,
quốc gia để duy trì mức việc làm, quản lý tiền tệ và tham mưu các
nhiệm vụ giá cả ổn định và lãi suất tương đối chính sách liên quan đền tiền tệ cho

thấp.
Chính phủ như: phát hành tiền tệ,
Giám sát và quản lý các thể chế chính sách tỷ giá, chính sách về lãi
ngân hàng để đảm bảo đó là suất, quản lý dự trữ ngoại tệ, soạn
những nơi an toàn để gửi tiền và thảo các dự thảo luật về kinh doanh
để bảo về quyền lời tín dụng của ngân hàng và các tổ chức tín dụng,
người dân.
xem xét việc thành lập tổ chức tín
Cung cấp dịch vụ tài chính cho các dụng, quản lý các ngân hàng thương
tổ chức tín dụng, chinh phủ Hoa Kì mại nhà nước,…


và các ngân hàng trung ương các
nước khác nhau như thanh tóa bù
trừ, thanh toán điện tử,…
Ngoài ra FED còn nghiên cứu về
nền kinh tế Hoa Kì cũng như kinh
tế các bang,


PHẦN II: THỰC TRẠNG
Ví dụ : Tin đồn về tổng giám đốc ngân hàng Á Châu (ACB) bỏ trốn và các vụ việc
liên quan đến các thành viên của ngân hàng này đã gây nên một tâm lý hoang
mang, hốt hoảng ở khách hàng có quan hệ giao dịch với ACB. . Chiều và tối
14.10, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Ðức Thuý, các phó chủ tịch UBND
TP.HCM đã trực tiếp đến ACB, lên tiếng bác bỏ tin đồn thất thiệt này.
Nhưng do tâm lí của người cho vay tiền thì họ vẫn đến ngân hang để rút lại tiền
làm cho ngân hang rơi vào tình trạng khá khó khan. Ngân hang phải báo cáo tài
chính để đính chính thong tin trên Theo báo cáo tài chính của ACB, tổng tài sản
có của ngân hàng này hiện đến 11.000 tỉ đồng, lợi nhuận liên tục tăng trong 10

năm qua, và 9 tháng đầu năm nay lãi trước thuế ước tính 148 tỉ đồng. Ðiều này
cũng được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Ðức Thuý khẳng định để đảm
bảo khả năng chi trả của NH này. Ông Phạm Văn Thiệt cũng cho biết đang
chuẩn bị cho Hội nghị khách hàng được tổ chức vào thứ sáu này (17.10) để báo
cáo tình hình hoạt động ACB 9 tháng đầu năm. Tính đến cuối tháng 9, huy động
vốn của ACB đạt 10.683 tỉ đồng, dư nợ cho vay 5.364 tỉ đồng, nợ quá hạn
0,71%, lợi nhuận trước thuế đạt 148 tỉ đồng.
Các ngân hang khác cũng ủng hộ cho ACB,đồng thời về phía Ngân hàng Nhà
nước cũng cho NH ACB vay 1.400 tỉ đồng.
Từ ví dụ này ta thấy vai trò lớn của NHNN trong việc điều tiết hoạt động của các
NHTM. Ngân hàng Nhà nước cần cải thiện năng lực giám sát và điều tiết nguồn
nhân lực, cơ sở thông tin trong khi ngân hàng thương mại cần phát triển cái gọi
là ""văn hóa tín dụng"", hay còn gọi là cách đơn giản hoá khiến các dịch vụ tín
dụng gần gũi hơn với người dân. Các ngân hàng cần dành cho người dân một
hệ thống dịch vụ tín dụng với chất lượng cao hơn chứ không chỉ là số lượng
như hiện nay.
Vai trò và nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước là lúc nào cũng phải đảm bảo an
toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại . Ngân hàng Nhà nước
lúc nào cũng phải đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng
thương mại luôn có đầy đủ các công cụ, nghiệp vụ cần thiết để hỗ trợ các NH
khi xảy ra sự cố.


NHNN là cơ quan ngang Bộ của Chính Phủ và là NHTW của nước CHXHCNVN.Về
địa vị pháp lý và chức năng của NHTW hiện nay trên thế giới đã biết đến 3 mô
hình NHTW: (1) NHTW độc lập với chính phủ: (VD:Mỹ, Đức, NHật, Thụy Điển,
Thụy Sỹ…); (2) NHTW là một cơ quan thuộc chính phủ; và (3) NHTW thuộc Bộ
Tài chính: (VD: Anh..) Trong đó, hai mô hình đầu tiên là phổ biến hơn cả.
Thực tế, NHTW các nước trên thế giới hiện nay đều có sự độc lập nhất định
trong hoạt động ở 3 lĩnh vực: Điều hành CSTT, giám sát các tổ chức tín dụng và

quản trị điều hành nội bộ, tuy nhiên, mức độ độc lập là không giống nhau,
phân thành 4 cấp độ, bao gồm:
Thứ nhất, độc lập tự chủ trong thiết lập mục tiêu hoạt động: Đây là cấp
độ độc lập tự chủ cao nhất mà một NHTƯ có thể đạt được mà ví dụ điển hình
là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ - FED
Thứ hai, độc lập tự chủ trong thiết lập chỉ tiêu hoạt động: Ví dụ, trong
Điều lệ tổ chức và hoạt động của NHTƯ Châu Âu (ECB) quy định, mục tiêu hoạt
động hàng đầu của ngân hàng này là “duy trì sự ổn định giá cả” và ECB được
quyết định chỉ tiêu hoạt động
Thứ ba, tự chủ trong việc lựa chọn công cụ điều hành: Tiêu biểu cho cấp
độ độc lập tự chủ này là Ngân hàng Dự trữ (NHDT) New Zealand và Ngân hàng
Canada)
Thứ tư, độc lập tự chủ hạn chế: Đây chính là trường hợp của NHNN Việt
Nam hiện nay và trên thực tế thì mức độ độc lập tự chủ này đã từ lâu bộc lộ
những mặt hạn chế, bất cập.
Mặc dù định hướng chiến lược của NHNN vẫn là NHTƯ độc lập trong điều hành
chính sách và độc lập trong việc lựa chọn mục tiêu tiền tệ. Tuy nhiên, NHNN
hiện tại vẫn chưa thực sự đạt được mức độ độc lập theo cả hai tiêu chuẩn này.
Tuy nhiên, cũng phải nhấn mạnh rằng, tính độc lập của NHNN Việt Nam đang
dần được cải thiện. Như trên đã đề cập, Khoản 4, Điều 3 Luật NHNN Việt Nam
số 46/2010/QH12 ngày 29/06/2010 và Điều 10 trong Luật NHNN Việt Nam năm
2010. Ở một mức độ nào đó, có thể nói, NHNN Việt Nam đang tiến dần từ cấp
độ độc lập tự chủ thứ tư “độc lập tự chủ hạn chế” lên cấp độ độc lập tự chủ
thứ ba “độc lập tự chủ trong lựa chọn công cụ điều hành”. Với sự đổi mới này,
NHNN sẽ có được sự linh hoạt và độc lập nhất định trong khâu thực hiện các


mục tiêu đề ra của CSTT. Nhờ đó, thị trường tiền tệ và giá trị đồng tiền được kỳ
vọng ổn định hơn, vai trò của một NHTƯ cũng được thể hiện rõ nét hơn và uy
tín của NHNN cũng được nâng cao hơn.

Một số gợi ý cho chính sách cho Việt Nam
Các biện pháp:


Trong ngắn hạn:

Trong thời gian trước mắt, nhằm tăng tính độc lập của NHNN trong khuôn khổ
các quy định của Luật NHNN 2010, cần tập trung vào các vấn đề sau:
+Một là, xác định rõ mục tiêu hoạt động cho NHNN. Điều 4, Luật NHNN 2010
+ Hai là, NHNN phải thực sự được độc lập trong quyết định thực thi chính sách
và việc lựa chọn công cụ điều hành.
+ Ba là, NHNN cần độc lập hơn trong quan hệ với ngân sách.
+ Bốn là, trao cho NHNN quyền chủ động quyết định về tài chính và độc lập
tương đối về mặt nhân sự (bổ nhiệm và miễn nhiệm)
+ Năm là, về trách nhiệm giải trình: Nâng cao tính độc lập và tự chủ của NHNN
đối với các mục tiêu và quyết định chính sách phải đi kèm với trách nhiệm giải
trình đầy đủ và minh bạch.
+ Sáu là, cần thiết lập các quy định pháp lý về mối quan hệ giữa NHNN với
Chính phủ nhằm bảo đảm hoạt động của NHNN hỗ trợ tốt cho các chương
trình kinh tế của Chính phủ
+ Bảy là, tách bạch chức năng điều hành và quản trị.


Trong dài hạn:

Trong tương lai dài hơn, có thể hướng tới:
Một là, thực hiện “Chính sách lạm phát mục tiêu”.
Hai là, tăng cường tính độc lập về mặt tổ chức nhân sự của NHNN.



KẾT LUẬN
Những việc cần làm để nâng vị trí pháp lý của NHNNVN








Tăng cường sự ổn định vĩ mô


Chính sách tiền tệ



Chính sách tỷ giá



Quản lý nợ quốc gia



Giám sát các khoản nợ quốc tế của khu vực DN



Thực hiện tốt chức năng thông tin


Quản lý rủi ro


Nhận diện, quản lý, kiểm soát rủi ro



Giám sát hệ thống ngân hàng thương mại

Củng cố tính ổn định của hệ thống tài chính


Đảm bảo tính thanh khoản và lượng vốn khả dụng



Đảm bảo sự ổn định, hiệu quả, và tính cạnh tranh của thị trường
và các tổ chức tài chính

Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ


Quản lý và phát triển nguồn nhân lực



Quản lý và phát triển hệ thống thông tin




×