Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Giả sử rằng bạn là ông giáo sư kinh tế đang hướng dẫn cuộc tập huấn, bạn sẽ giải thích như thế nào để ông giáo sư, bác sĩ đồng tình với ý kiến của bạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.42 KB, 16 trang )

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
NHÓM 12
TÌNH HUỐNG THỨ 1
Câu 57: Giả sử rằng bạn là ông giáo sư kinh tế đang hướng dẫn cuộc tập huấn, bạn
sẽ giải thích như thế nào để ông giáo sư, bác sĩ đồng tình với ý kiến của bạn?
Giả sử tôi là vị giáo sư kinh tế đang hướng dẫn cuộc tập huấn, tôi sẽ giải thích như sau:
“Đây là một bệnh viện nhân đạo quốc tế, nên cũng cần phải có kết quả trong công việc, và sự
tồn tại của bệnh viện và chữa bệnh cho bệnh nhân là rất quan trọng. Muốn đạt được những
điều đó cần phải có nhà quản lý giỏi, tôi sẽ dẫn chứng điều đó cho ngài và các vị ở đây hiểu sự
cần thiết phải có ở nhà quản lý:
+Về quản lý chuyên môn các bộ y tế ở đây đều là những người có chuyên môn rất cao,
thậm chí một số người đã được đi tu nghiệp ở nước ngoài về chuyên môn. Vì vậy khi đứng
trước một vấn đề nào đó chẳng hạn như trong một ca bệnh phức tạp, cần phải họp hội đồng
chuyên môn để có được một giải pháp tốt nhất. Vì vậy sẽ có rất nhiều ý kiến, ai cũng cho rằng
ý kiến mình là tốt nhất. Chính vì vậy cần phải có một người đứng ra để tổng hợp ý kiến và
chọn ra một phương pháp tốt nhất. Chính người đó đang thực hiện một trong những chức
năng của nhà quản lý.
+Giáo sư là trưởng khoa của trung tâm này. Vậy công việc của một trưởng khoa là gì?
Có phải chăng là lên kế hoạch hoạt động cho trung tâm? Phân công công việc? Kiểm tra quá
trình làm việc của nhân viên trong trung tâm. Khi đó một vấn đề xảy ra thì ai là người chịu
trách nhiệm để giải quyết vấn đề đó? Ví dụ: Trong một ca mổ thì cần phải phân công sao cho
ai là người trực tiếp mổ và chịu trách nhiệm chính đó là ca trưởng và những bác sĩ nào, y tá
nào là người giúp việc cho ca trưởng. Đồng thời ca trưởng phân công công việc cho từng
người nào. Nếu không có ca trưởng thì mọi người không biết thực hiện thế nào chỉ biết nhìn
bệnh nhân mà thôi. Khi thực hiện các công việc đó thì giáo sư và ca trưởng đang thực hiện các
chức năng của nhà quản lý.


+Đây là trung tâm y tế nhân đạo, mặc dù tài chính được sự giúp đỡ của một thức nhân
đạo quốc tế nên việc tồn tại trung tâm này rất quan trọng. Vậy ngoài việc nâng cao hiệu quả
khám chữa bệnh để tạo sự uy tín của trung tâm, thì vấn đề tài chính rất quan trọng, phải có các


biện pháp để thu nguồn ngân sách từ các tổ chức từ thiện, đồng thời phải có chính sách chi tiêu
hợp lý vì số tiền viện trợ không phải là mãi mãi. Vì vậy việc quản lý tài chính sẽ ảnh hưởng
đến sự tồn tại của trung tâm này.
+Nếu có kế hoạch thì giúp cho chúng ta ở tư thế sẵn sàng để đối phó diễn biến mới, có
thể tối thiểu hoá chi phí sản xuất. Ví dụ trong bệnh viện có một khoa điện tim, hay khoa phẩu
thuật có sự giúp đỡ của máy móc, nếu xảy ra tình trạng cúp điện đột ngột thì sẽ rất nguy hiểm
cho bệnh nhân. Nhưng khi ta đã có kế hoạch dự đoán được tình trạng cúp điện thì sẽ giảm chi
phí, công việc sẽ thuận lợi. Muốn đạt được những điều trên thì cần phải có một nhà quản lý
tốt.
Câu 58: Bạn có nghĩ rằng một nhà khoa học lớn như vị giáo sư bác sĩ kia lại có thể phát
biểu như vậy không? Hãy giải thích tại sao một nhà khoa học cao cấp lại có thể phát biểu như
vậy?
Vị giáo sư có thể phát biểu những lời như thế bởi vì ông là một nhà khoa học lớn. Ông
rất chuyên tâm vào công việc nghiên cứu và chữa bệnh, là một người có chuyên môn cao và
tâm huyết với nghề, ông nghĩ ai cũng có thể như ông nên ông nghĩ công tác quản lý chỉ dành
cho các công ty, xí nghiệp… Ông chưa hiểu được các chức năng của nhà quản lý mà chính
mình đã làm mà không biết.

TÌNH HUỐNG THỨ 2
Câu 59: Theo bạn tại sao Hội đồng quản trị bổ nhiệm vị giám đốc mới đó? Bạn có ý
kiến gì về việc này?


Hội đồng quản trị bổ nhiệm chuyên viên tài chính đó vào cương vị giám đốc mới vì
lúc đó công ty đang khủng hoảng tài chính. Hội đồng quản trị hi vọng với tài năng chuyên
môn tài chính của mình, ông có thể giúp đỡ công ty vượt qua khó khăn trước mắt.
Theo ý kiến của tôi việc quyết định bổ nhiệm giám đốc mới là chỉ để giải quyết tình
hình tài chính trước mắt của công ty, nhưng xét về lâu dài thì đây là một quyết định chưa
chính xác. Tuy vị giám đốc này có năng lực chuyên môn giỏi nhưng ông lại chưa có năng
lực cơ bản của người làm quản trị. Bởi vì, để làm được một nhà quản trị vị giám đốc không

những chỉ cần có kỹ năng chuyên môn mà còn phải có kỹ năng tư duy, kỹ năng nhân sự. Kỹ
năng tư duy: đòi hỏi nhà quản trị phải hiểu rõ mức độ phức tạp của hoàn cảnh, và biết cách
giảm thiểu sự phức tạp xuống một mức độ có thể đối phó được. Nó được xem là cái khó
tiếp thu nhất và quan trọng đặc biệt đối với các nhà quản trị. Trong hoàn cảnh công ty gặp
khó khăn về tài chính, bằng trình độ và chuyên môn tài chính của mình ông đã giải quyết
được vấn đề đó. Tuy nhiên những vấn đề ngoài chuyên môn ông vẫn chưa giải quyết được.
Ví dụ: Kỹ năng nhân sự là khả năng cùng làm việc, động viên, điều khiển con người và tập
thể trong xí nghiệp, dù những người đó cùng thuộc một cấp, đồng nghiệp ngang hàng hay
cấp trên, trong việc quan hệ với người khác nhằm tạo thuận lợi và thúc đẩy sự hoàn thành
công việc chung. Một vài kỹ năng nhân sự cần thiết cho nhà quản trị là biết cách thông đạt
hữu hiệu (viết và nói), có thái độ quan tâm tích cực đến người khác và xây dựng môi trường
làm việc, không khí hợp tác giữa mọi người cùng làm việc chung,và biết cách động viên các
nhân viên dưới quyền. Nhưng ở đây ông thường bối rối khi tiếp xúc với nhân viên, thường
sử dụng văn bản giấy tờ cho các mệnh lệnh chỉ thị hơn là tiếp xúc trực tiếp với mọi người.
Ông cũng phó mặc những vấn đề kế hoạch và nhân sự cho các cấp phó của mình. Ông ta
không cso khả năng khuyến khích được cấp dưới và nhân viên tham gia vào vấn đề sản
xuất, cho nên hiệu quả làm việc không cao và dẫn đến sự bất mãn, chưng hửng của nhân
viên.
Câu 60 : Qua tình huống trên bạn nhận xét gì về hoạt động quản trị trong công ty?
Qua tình huống trên ta nhận thấy mọi hoạt động quả trị trong công ty chưa hợp lý rất
rời rạc không liên kết với nhau. Điều đó thể hiện ở chỗ, các quản trị viên cấp giữa ít hợp


tác, các quản trị viên cao cấp thì không thống nhất. Bên cạnh đó giữa các quản trị viên lại có
ý kiến không đồng tình, bất mãn với vị giám đốc mới. Nhưng nguyên nhân dẫn đến các hoạt
động công ty rời rạckhông liên kết với nhau xuất phát từ vị giám đốc mới được bổ nhiệm.
Lẽ ra với cương vị giám đốc công ty thì ông phải là người đứng ra điều khiển công nhân
làm việc, tổ chức, phân công công việc cho nhân viên nhưng tất cả ông chỉ giải quyết bằng
giấy tờ và ủy nhiệm cho các cấp phó của mình. Đồng thời là một người đứng đầu ông phải
biết lắng nghe suy nghĩ của nhân viên để cùng nhau bàn bạc đi đến một ý kiến thống nhất.

Câu 61:Giám đốc công ty đã làm tốt chức năng quản trị nào,chưa tốt chức năng quản
trị nào?
Trong trường hợp này giám đốc công ty này đã làm tốt chức năng hoạch định và tổ
chức. Ông là một chuyên viên tài chính giỏi nên ông đã xác định được vấn đề khó khăn của
công ty là khủng hoảng tài chính và đã tìm ra phương hướng giải quyết vấn đề tài chính để
đưa công ty vượt qua khó khăn. Tuy nhiên ông đã chưa thực hiện tốt chức năng điều khiển
và kiểm soát. Điều đó được thể hiện, ông không xác định rõ ràng những công việc phải
làm? Ai làm công việc gì? Mà chỉ đưa ra văn bản và phó mặc cho mọi người tự làm, không
để ý và chỉ tập trung vào chuyên môn của mình. Ông đã không giải quyết tốt vấn đề trong
công ty, khi có vấn đề do nhân viên cấp dưới nêu ra, ông đã bỏ mặc lại cho rằng đó là nhiệm
vụ của giám đốc nhân sự. Chính điều này đã gây ra bất mãn trong công ty. Vậy mà ông lại
phó mặc không quan tâm nhưng vấn đề bức xúc đó và còn nhấn mạnh đó là công việc của
giám đốc phụ trách nhân sự. Chính điều này đã tạo nên sự ngăn cách, cản trở công việc của
các nhân viên. Với suy nghĩ lệch lạc như vậy ông đã coi nhẹ hoạt động quản trị và đã không
thực hiện tốt chức năng của mình.
Câu 62: Nếu bạn ở cương vị giám đốc, bạn sẽ làm gì?
Trước tiên là tìm một người có đủ năng lực quản trị để điều hành công ty để giải
quyết khó khăn trước mắt. Chuyển vị Giám đốc mới sang cương vị cố vấn tài chính Tổ chức
cuộc họp giữa các phòng ban, cùng nhau bàn bạc để giải quyết vấn đề của công ty. Khen
thưởng những người có công để động viên tinh thần làm việc của mọi người.


TÌNH HUỐNG THỨ 3
Câu 63: Ông Giám đốc Vân đã thực hiện chức năng gì trong quản trị?
Ông Vân đã thực hiện chức năng quản trị là hoạch định, tổ chức, và quản trị con
người. Đối với chức năng hoạch định: Ông đã nhận thấy rằng tình hình sản xuất kinh doanh
của công ty trong thời gian gần đây đã có nhiều dấu hiệu xấu. Ông đã lên kế hoạch lập ra
một ban tham mưu để thực hiện mục tiêu, tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng tì trệ hiện
nay của công ty. Từ đó tìm giải pháp để khắc phục kịp thời đưa công ty trở lại trạng thái ổn
định và phát triển sản xuất. Chức năng tổ chức: ông thành lập ra ban tham mưu với sự phối

hợp của những bộ phận, ban ngành trong công ty với những chuyên gia giỏi, có nhiều kinh
nghiệm, có trách nhiệm cao với công việc của các ngành kinh tế, tài chính, quản lý, kỹ thuật
và luật để đạt được kết quả cao nhất và tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng xấu
của công ty hiện nay. Chức năng quản trị con người: Ông tuyển chọn những người có năng
lực và tín nghiệm để bố trí công việc. Ông đã bố trí ông Thanh làm lãnh đạo ban tham mưu
để thực hiện nhiệm vụ đề ra và tạo cơ hội để ban tham mưu hoạt động một cách thoải mái
nhất.
Câu 64: Theo anh (chị) tại sao phó giám đốc và trưởng phòng liên quan lại phản bác
kết luận của Ban tham mưu?
Theo tôi Phó Giám Đốc và trưởng phòng liên quan phản bác kết luận của ban tham
mưu do:
Thứ nhất: do phó giám đốc có tật giật mình có thể do họ có liên quan đến sự trì trệ
của công ty và chính những sai sót của họ trong công tác quản lý của mình đã ảnh hưởng
đến hoạt động của công ty làm cho công ty ngày càng đi xuống. Họ lo sợ rằng giám đốc sẽ
kiểm tra đánh giá chứng thực những kết luận của ban tham mưu là đúng sự thật thì chức


vụ, quyền hạn, uy tín của họ sẽ bị ảnh hưởng. Họ sẽ phải chịu trách nhiệm trước công ty và
mất sự tín nhiệm của Giám Đốc. Chính vì thế mà họ phản bác kết luận của ban tham mưu.
Thứ hai: do “quá tự tin” cũng có thể là do phó giám đốc và trưởng phòng có liên
quan đã quá tự tin vào năng lực của mình. Họ cho rằng họ là những người có kinh nghiệm,
năng lực trong quản lý nên không thể xảy ra sai sót trong những quyết định kinh làm việc.
Họ nghĩ rằng nguyên nhân của sự trì trệ của công ty hiện nay không phải lỗi của họ.
Thứ ba: có thể do sự sai sót của ban tham mưu trong quá trình kiểm tra.
Trong khi đó thành viên ban tham mưu là những chuyên viên giỏi và có kinh nghiệm
trong các ngành kinh tế, tài chính, quản lý, kỹ thuật và luật. Cùng với những chứng cứ số
liệu chứng minh đầy tính thuyết phục, nên việc sai sót của ban tham mưu là khó xảy ra. Mặt
khác ban tham mưu được quyền phối hợp và kiểm tra các phòng ban và phân xưởng nhưng
phó giám đốc và trưởng phòng liên quan lại cho rằng ban tham mưu can thiệt quá sâu vào
công việc của họ và đề nghị giám đốc hủy bỏ những kết luận của ban tham mưu. Như vậy

càng chứng tỏ bên trong có chứa những nguyên nhân gây sự trì trệ đó có thể là nguyên nhân
chủ yếu nhất.
Câu 65: Nếu là Giám đốc anh(chị)sẽ giải quyết tiếp tình huống này như thế nào?
Nếu là Giám Đốc, tôi sẽ giải quyết tình huống này như sau: Tôi sẽ tổ chức một cuộc
họp để bàn luận và tìm hiểu về tình trạng xấu đi của công ty, để từ đó tìm ra lý do, cơ sở của
việc trì trệ đó và chứng thực xem kết quả điều tra của ban tham mưu có chính xác hay
không? Và lý do các phòng ban phản bác kết luận của ban tham mưu. Giám Đốc cần phải
xem xét, kiểm tra, đánh giá các kết luận. chứng cứ, số liệu mà ban tham mưu thu được sau
khi điều tra.
Nếu qua kiểm tra đánh giá mà những kết luận, chứng cứ trên đều đúng sự thật thì
Giám Đốc phải thực hiện quyền của mình là đình chỉ công tác hoặc kỷ luật thích đáng Phó
Giám Đốc và Trưởng phòng về những thiếu sót trong công tác quản lý . Bằng kỹ năng nhân
sự và tầm hiểu biết của mình, Giám Đốc đưa ra cách xử lý hợp lý để không làm mất lòng
những nhân viên khác mà vẫn giữ được những người như Phó Giám Đốc và các Trưởng


phòng có thể ở lại dùng khả năng của mình giúp đỡ công ty vượt qua khó khăn, và trong
qua trình làm việc họ sẽ tích cực để sửa chữa những sai sót của mình. Đồng thời giám đốc
phải khen thưởng sự tích cực và tinh thần làm việc có trách nhiệm của ban tham mưu và
động viên mọi người dùng khả năng cả mình giúp công ty ngày càng phát triển và đi lên.
Bên cạnh đó với việc trên giám đốc cần lập nên kế hoạch, đề ra phương hướng tổ
chức lại bộ máy của công ty từ ban quản trị xuống các phân xưởng, thường xuyên kiểm tra,
đốc thúc khuyến khích nhân viên làm việc để ổn định lại công ty và phát triển công ty ngày
càng đi lên. Nếu kết luận của ban tham mưu là sai thì Giám Đốc phải xem xét việc bác bỏ
những kết luận của ban tham mưu từ Phó Giám Đốc và các Trưởng phòng có liên quan. Từ
đó Giám Đốc phải kiểm điểm ban tham mưu vì làm ăn thiếu trách nhiệm, tiêu tốn tiền của
của công ty. Và lúc này Giám Đốc phải tổ chức cuộc họp để tìm ra nguyên nhân mới gây
nên sự trì trệ của công ty. Đồng thời tìm cách giải quyết nhanh chóng để công ty hoạt động
lại bình thường.


TÌNH HUỐNG 4
Câu 66: Bà Hương phải làm gì để giải quyết tình huống trên?
Trước tiên cần phải cho đội bảo trì máy đến sửa chữa máy tính đánh bột này để đảm
bảo sự an toàn trong quá trình làm việc của công nhân trước mặt toàn thể công nhân và ông
Thịnh. Nếu máy đánh bột vẫn vận hành tốt thì việc ông Thịnh có ác cảm với công nhân kia
là hoàn toàn sai và vô căn cứ. Thì lúc đó bà nên tìm lý do tại sao người công nhân kia từ
chối vận hành máy. Có phải anh ta muốn chống đối lệnh của cấp trên không? Hay vì một lý
do khác? Để từ đó đưa ra cách giải quyết thỏa đáng nhất. Nếu kết quả ngược lại- máy vận
hành trong điều kiện không an toàn thì việc làm của người công nhân kia là hoàn toàn chính
xác. Và phải xem xét lại lý do vì sao ông Thịnh lại đình chỉ người công nhân đó.
+ Có phải chăng vì ông ta ác cảm với người công nhân kia, nếu như vậy thì bà
Hương nên tạm đình chỉ công tác của ông Thịnh.


+ Nhưng nếu vì ông muốn làm kịp hàng mà không hề quan tâm đến sự an toàn của
công nhân, thì ông Thịnh vi phạm nguyên tắc an toàn khi lao động, lú này bà Hương nên có
hình thức kỷ luật hay kiểm điểm ông. Bên cạnh đó cần hủy bỏ việc đình chỉ công nhân kia
và có sự giải quyêt thỏa đáng, những người bị thương thì có chế đọ chăm sóc phụ cấp hợp
lý giảm bầu không khí căng thẳng, nhân viên tích cực hơn.
Câu 67: Tình huống xảy ra có liên quan đến tổ chức của xưởng không?
Tình huống trên có liên quan tới tổ chức xưởng. Xưởng sản xuất có 40 người công
nhân, 3 quản lý phụ trách ba phần công việc khác nhau và Bà Hương là người quản lý cao
nhất. Đây là mô hình đơn giản, có quy mô nhỏ do đó công việc quản lý cũng không phức
tạp lắm. Do tổ chức xưởng của Bà Hương chưa chặt chẽ và hợp lý ở các điểm sau:
+ Việc quá tin tưởng cấp dưới mà giao toàn bộ công việc quản lý cho Ông Thịnh
+ Sự phối hợp giữa các bộ phận và công việc trong xưởng chưa hợp lý và chưa có
hiệu quả.
Chính vì thế, khi xảy ra việc trên thì cả xưởng rơi vào tình trạng hoang mang và lộn
xộn, không an tâm khi làm việc sẽ làm cho chất lượng sản phẩm giảm.
Câu 68: Bạn có nghĩ rằng bà Hương cũng có phần lỗi khi để xảy ra tình huống trên

không?
Xảy ra việc như thế này một phần cũng do bà Hương vì bà là lãnh đạo cao nhất mà:
+ Quá tin tưởng và giao toàn bộ công việc cho ông quản lý. Không kiểm tra, giám sát
công việc thực hiện của cấp dưới.
+ Thời gian xuống phân xưởng ít nên không nắm bắt được tình hình hoạt động của
phân xưởng.
Vì vậy khi phân xưởng xáy ra việc thì mới vội vàng giải quyết. Và bà Hương phải
chịu trách nhiệm trong những sai sót của mình.


Câu 69: Nếu ông Thịnh cứ giữ nguyên ý kiến cho rằng phần sai hoàn toàn thuộc về
người công nhân. Bạn sẽ phản ứng ra sao khi bạn là người công nhân ấy?
Nếu ông Thịnh giữ nguyên ý kiến của mình là sai lầm thuộc về người công nhân thì
nếu tôi là người công nhân tôi sẽ làm như sau : gửi đơn đề nghị lên bà Hương, yêu cầu bà
Hương phải tổ chức một cuộc kiểm tra máy đánh bột với sự có mặt của toàn bộ công nhân,
ông thịnh và bà Hương. Nếu máy không hư: tôi sẵn sàng chấp nhận đình chỉ công việc và
chịu trách nhiệm hoàn toàn về vụ việc này. Nếu máy hư: tôi đè nghị bà Hương yêu cầu ông
Thịnh phải xin lỗi và đình chỉ hủy bỏ công việc đối với tôi, đồng thời ông Thịnh phải chịu
kỷ luật theo đúng nội quy của phân xưởng.
Nhưng nếu bà Hương vì tình riêng với ông Thịnh vì ông là người làm việc lâu năm,
có kinh nghiệm, và là người bà tin tưởng mà không giải quyết vấn đề này thì tôi sẽ làm đơn
kiện ông Thịnh ra tòa vì đã vi phạm luật an toàn lao động.
TÌNH HUỐNG 5
Câu 70:Phân tích khía cạnh tâm lý trong tình huống này, liên hệ đến tâm lý
ngườiViệt Nam chúng ta?
Phân tích khía cạnh tâm lý: Bố vợ là Gíam đốc sản xuất, con rể là Tổng giám đốc
trong 1 công ty nên khó đưa quyết định vì quan hệ gia đình Nhưng hai ông này là người
phương tây nên quan hệ gia đình chỉ ở nhà còn ở công ty thì quan hệ là đồng nghiệp, trên
dưới không quan hệ đến nhau => Công tư rõ ràng.
Liên hệ đến tâm lý người Việt Nam: Bố vợ và con rể làm chung một công ty, lại là

quan hệ cấp trên, cấp dưới như vậy khó lòng mà giải quyết công việc chung của công ty, dễ
dẫn đến việc dung túng nhau trong công việc. => Công tư không rõ ràng.
Câu 71:Bạn có đồng ý cách lãnh đạo của Tổng giám đốc Ubrick Bava không? Vì
sao?
Chúng tôi không đồng ý với cách lãnh đạo của tổng giám đốc bởi vì: Việc bác bỏ ý
kiến của GĐ mà không nói rõ nguyên nhân vì sao lại không cháp nhận kế hoạch của ông


GĐ dẫn đến việc báo cáo vượt cấp của ông giám đốc. Hành động chỉ tay cảnh cáo ông GĐ
vì hành động vượt cấp trong buổi họp là hành động khiếm nhã không tôn trọng đồng nghiệp
Câu 72:Trong tình huống này có sự hiện diện của quyền lực trong cơ cấu tổ chức
không?
Trong tình huống này có sự hiện diện của quyền lực trong cơ cấu tổ chức công ty.
Bởi vì: mặc dù là quan hệ bố vợ, con rể nhưng ở trong cơ cấu tổ chức công ty thì là quan hệ
đồng nghiệp, cấp trên TGĐ( con rể), cấp dưới GĐ( bố vợ). Và TGĐ có quyền lực cao hơn

TÌNH HUỐNG THỨ 6
Câu 73: Đứng trên giác độ hiệu quả kinh tế, lợi ích toàn diện của công ty ABC. Nếu anh

(chị) là giám đốc anh(chị) sẽ chọn phương án kế hoạch sản xuất của ai?
Đứng trên góc độ hiệu quả kinh tế:
+ Phương án của ông Phong:
-

Doanh thu từ bán sản phẩm: 5.000*60.000 = 300.000.000đ
Tiền thuê nhà xưởng: 97.500.000đ
Tổng thu: 397.500.000đ
Chi phí biến đổi: 5.000*20.000 = 100.000.000đ
Chi phí cố định: 175.000.000đ
Tổng chi: 297.000.000đ

Lợi nhuận: 397.500.000 – 297.000.000 = 122.500.000đ

+Phương án của ông Sỹ:
-

Tổng thu: 5.000*60.000 +5.000*39.000 = 495.000.000đ
Tổng chi: 10.000*20.000 + 175.000.000 = 375.000.000đ
Lợi nhuận:495.000.000 – 375.000.000 = 120.000.000đ

=> Lợi nhuận từ kế hoạch của ông Phong là : 122.500.000đ
Lợi nhuận từ kế hoạch của ông Sỹ là : 120.000.000đ
Kết quả trên cho thấy sự chênh lệch về lợi nhuận giữa 2 phương án là hơn kém nhau
không đáng kể. Đứng trên lợi ích toàn diện của công ty, phương án của ông Sỹ sử dụng
được toàn bộ lao động trong công ty, mọi công nhân đều có việc làm. Hoạt động trong công
ty không bị đình trệ


Khi bán hàng cho 1 tổ chức xã hội chỉ với giá ngang bằng sản xuất: Thứ nhất, vừa
bán được hàng mà không phải lỗ vốn. Thứ hai, công ty sẽ được tiếng là làm việc tốt. Thứ
ba, thay vì bỏ tiền ra để làm quảng cáo, thì đây chính là 1 phương pháp để maketing cho
công ty Phương án của ông Phong: Không giải quyết được việc làm cho công nhân Khi cho
thuê nhà xưởng: Nếu người thuê xưởng sản xuất biết giữ tài sản cho công ty thì tốt nhưng
nếu người thuê không giữ tài sản cho công ty thì công ty sẽ tổn thất thêm 1 chi phí nữa để
bảo quản tài sản. Vì những lí do trên, nếu tôi là ông Quang tôi sẽ lựa chọn phương án kinh
doanh của ông Sỹ, hiệu quả kinh tế thấp nhưng lợi ích toàn diện của công ty cao.
Câu 74:Trong tình huống này ông Quang , Giám đốc công ty, đã thực hiên chức năng
nào trong quản trị?
Trong tình huống này ông Quang đã thực hiện chức năng hoạch định trong quản trị
vì: Ông đang lựa chọn một trong hai phương án sản xuất để đem lại hiệu quả cao nhất cho
công ty đúng như mục tiêu hoạt động của công ty mình và thiết lập nên kế hoạch hoạt động

cụ thể (chính là phương án kinh doanh).
TÌNH HUỐNG 7
Câu 75: Dựa vào thuyết ngũ hành nhu cầu phân tích kế bắt thả của Khổng Minh?
Ngũ hành là mô hình gồm 5 yếu tố về cấu trúc không gian của vũ trụ đó là " ThủyHỏa Mộc- Kim- Thổ". Thứ tự quen dùng "Kim- Mộc- Thủy- Hỏa - Thổ" là thứ tự sai.
Ta thấy, Gia Cát Lượng ở phương Bắc nên tính khí điềm tỉn ( thể hiện cho hành thủy.
Còn Mạnh Hoạt ở phương nam nên nóng nảy ( thể hiện cho hành Hỏa). Theo ngũ hành,
thủy khắc hỏa ( nước dập tắt lửa), nên Gia Cát Lượng đã dùng kế thu phục nhân tâm để thu
phục Mạnh Hoạt, bằng cách bắt thả 7 lần nhưng không giết.
Phân tích 7 lần bắt thả của Gia Cát lượng:
Lần 1: Mạnh hoạt là người đứng đầu vùng Tây Nam, được người dân ủng hộ nên đã
giúp Mạnh Hoạt ngày càng mạnh hơn (thủy sinh mộc). Khi Gia Cát Lượng tiến hành chinh
phục Tây Nam, Mạnh Hoạt nuôi quân, tập trận đánh Gia Cát Lượng (mộc sinh hỏa). Bị Gia
Cát Lượng đánh bại, binh mã giả (hỏa sinh thổ). Khi được Gia Cát Lượng thả mà không
giết, Mạnh Hoạt về nuôi ý định đánh lại (thổ sinh kim)


Vẫn nuôi ý phục thù, đánh đuổi Gia Cát lượng (thủy sinh mộc) và cứ thế liên tiếp
trong 7 lần.
Đến lần thứ 7, Mạnh hoạt nản và thấy khâm phục Gia Cát Lượng nên đã đầu hàng.

TÌNH HUỐNG 8
Câu 76: Dùng cơ chế tương sinh hay tương khắc hãy giải thích:
-

Nguyên nhân làm Nam bê trễ trong công việc là:

Như ta đã biết, trước đây Nam là nhân viên có năng lực, làm việc tốt nhưng sau đó bị
bạn bè xấu lôi kéo bỏ bê công việc. Nam làm việc tốt, có năng lực không đàn đúm ăn chơi
bạn bè, nhu cầu tự thể hiện bản thân thắng nhu cầu xã hội (hỏa thắng thủy), lửa mạnh làm
nước không dập tắt nổi. Nhưng sau đó Nam bị bạn bè xấu rủ rê, quan hệ xã hội chiến thắng

quan hệ tự thể hiện là công việc (thủy khắc hỏa, nước dập tắt lửa).
- Nguyên nhân làm Nam trở thành người tốt.
Do Nam nhận được lời khuyên từ ông Dũng trưởng phòng nhân sự. Ông Dũng đã
dùng phương pháp đánh vào tâm lý của Nam,ông đã đề cao năng lực của Nam từ đó nhu
cầu tôn trọng tăng cao lấn át nhu cầu sinh lý (ăn chơi, bỏ bê công việc) của Nam. Ngoài ra
ông Dũng còn có thể thực hiện các cách sau: Khi nhu cầu sinh lý đang ở mức cao, việc đầu
tiên là hạ thấp nó xuống, ông Dũng có thể chỉ ra lợi ích và tác hại của việc ăn chơi để Nam
so sánh.Tất nhiên tác hại của nó là vô cùng to lớn và ai cũng thấy đó là bỏ bê công việc, tốn
tiền bạc, thời gian vào những cuộc chơi vô bổ,bị bạn bè xa lánh….Từ đó Nam sẽ nhận ra
được tác hại và tìm đến nhu cầu an toàn của mình.Khi nhu cầu an toàn lên cao sẽ giảm bớt
nhu cầu sinh lý từ đó Nam sẽ không ăn chơi nữa mà tập trung vào công việc. Tiếp đến có
thể bạn bè, những người xung quanh giúp Nam nhận ra tác hại của việc ăn chơi, khuyên
nhủ Nam để Nam trở lại như trước.Đó là khi nhu cầu xã hội lên cao sẽ lấn át nhu cầu sinh

TÌNH HUỐNG 9


Câu 77: Bạn hãy kiểm tra xem vì sao cô Linh không đạt được dự kiến của mình?
Phần lợi nhuận Linh nhận được sẽ tính bằng cách lấy tổng doanh thu trừ tổng chi phí
(trong trường hợp thuế khoán như trên thì thuế tính vào chi phí)
Tổng doanh thu: TR = 33.000 x 30 x 30 = 29.700.000 (đ)
Chi phí chung (cố định hàng tháng): TVC = 2400 + 2400 + 600 + 150 + 60 + 2400 +
600 = 8.610.000 (đ)
Chi phí gội đầu 1 tháng: TFC = (6,6 + 3 + 1,5 + 4,2 + 9) x 30 x 30 = 21.870.000 (đ)
Tổng chi phí: TC = TVC + TFC TC = 8.610.000 + 21.870.000 = 30.480.000(đ)
Tổng doanh thu: TR = 33.000 x 30 x30 = 29.700.000 (đ)
Tổng chi phí: TC = TVC + TFC TC = 8.610.000 + 21.870.000 = 30.480.000(đ)
Lợi nhuận = TR – TC = 29.700.000 – 30.480.000 = 780.000 (đ)
Tóm lại, với mức chi phí và mức giá mà Linh đưa ra như vậy là không hợp lý vì lợi
nhuận âm có nghĩa 1 tháng Linh sẽ lỗ 780.000(đ)

Câu 78: Hãy đề nghị một kế hoạch sửa chữa những sai sót để cửa hàng cô đạt được
lợi nhuận trong điều kiện lượng khách trung bình không đổi (30người/ngày)?
Với lượng khách hàng không đổi, giả sử chi phí là cố định như ban đầu, để có lợi
nhuận ta xét 2 trường hợp :
Không lỗ cũng không lãi ( hòa vốn): TR = TC = 30.480.000
Giá mới = 30.480.000 / (30x30) = 34.000(đ)
Với lượng khách hàng không đổi, giả sử chi phí là cố định như ban đầu thì Linh sẽ
phải tăng giá uốn tóc lên thành 34.000đ/đầu để không lỗ cũng không lãi
Để đạt mức lời 3.000.000 đ/1 tháng TR = TC + lợi nhuận = 30.480.000 + 3.000.000
= 33.480.000 (đ)
Giá mới = 33.480.000 / (30x30) = 37.200 (đ)
Để có lời 3 triệu đ/tháng ít nhất Linh phải tăng giá uốn tóc lên 37.200(đ)/người.
Ngoài ra Linh có thể cắt giảm một vài phần chi phí nếu có thể thay đổi.
Câu 79: Phân tích công việc quản trị mà cô Linh đã làm ở cửa hàng?


Cô Linh đã thực hiện những công việc sau: Hoạch định: + Lựa chọn mặt bằng thuận
lợi + Tính toán chi phí + Tham khảo giá cả + Đưa ra giá Tổ chức: + Thu ngân + Kế toán +
Thuê nhân viên,thợ cắt tóc + Phân công công việc
Điều khiển: + Tuyển chọn và bố trí công việc Kiểm soát: Cô Linh đã tổng kết doanh
thu và lợi nhuận cuối tháng
TÌNH HUỐNG 10
Câu 80: Khó khăn mà cá nhân ông Mạnh đang gặp phải trong công việc của mình là
gì? Nguyên nhân nào dẫn đến điều đó?
Khó khăn :
+Do đảm nhận nhiều công việc khiến ông Mạnh mệt mỏi, thiếu sự chính xác trong
công việc , dẫn đến việc quên thông báo việc thay đổi kế hoạch giao hàng cho bộ phận bán
hàng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến bộ phận sản xuất.
+Bộ phận sản xuất phải thay đổi kế hoạch sản xuất thường xuyên, công nhân phải
làm việc thêm giờ, NVL bị thiếu hụt do KHSX không ổn định.

+Bộ phận sx và bộ phận bán hàng không thể phối hợp làm việc được với nhau.
+Áp lực công việc khiến nhân viên mệt mỏi, không muốn gắn bó với công ty, người
trưởng bộ phận sx đầu tiên đã xin nghỉ việc, người thứ hai cũng đang gặp rắc rối với trưởng
bộ phận bán hàng và ông Mạnh.
+KHSX không ổn định khiến việc sản xuất và phân phối sản phẩm gặp khó khăn,
khách hàng thường xuyên than phiền về thời gian giao hàng và chất lượng sản phẩm, uy tín
công ty có thể bị giảm sút nghiêm
Nguyên nhân:khả năng quản trị kém hiệu quả của ông Mạnh.
+Thứ nhất, bản thân ông Mạnh vừa là chủ vừa là giám đốc của công ty, lẽ ra ông phải
phối hợp hoạt động của các bộ phận trong công ty để đạt được những mục tiêu , kế hoạch đã
đề ra. Tuy nhiên, ông chỉ quan tâm đến bộ phận bán hàng, tuy đã thuê nhân sự mới phụ
trách bán hàng nhưng ông lại là người trực tiếp làm những công việc của bộ phận này, điều
đó đã làm cho công việc quản trị toàn công ty của ông bị sao nhãng. Quản trị kém hiệu quả,
phong cách lãnh đạo mệnh lệnh, áp đặt đã khiến hệ thống tổ chức của công ty bị rối loạn,


các bộ phận trong công ty không thể phối hợp làm việc được với nhau, công ty gặp nhiều
khó khăn.
+Thứ hai, tuy đã mắc sai lầm trong việc lãnh đạo công ty nhưng ông Mạnh vẫn
không nhận ra. Ông cho rằng, nhân viên không làm tốt công việc như ông mong đợi nên đã
tăng cường kiểm soát công việc của nhân viên dưới quyền, áp lực công việc đè nặng khiến
nhân viên bất mãn, xin nghỉ việc, làm tình hình sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng
xấu đi.
Câu 81:Làm thế nào để giải quyết khó khăn đó? Vấn đề mấu chốt nhất ông Mạnh
cần quan tâm để giải quyết khó khăn là gì?
*Cách giải quyết khó khăn: Ông Mạnh phải nhận ra sai lầm trong cách quản lý của
mình, giao lại công việc cho người trưởng bộ phận bán hàng, bản thân ông là người phối
hợp hoạt động giữa hai bộ phận sản xuất và bán hàng để tránh tình trạng KHSX bị phá vỡ
gây khó khăn cho công ty. Tạo điều kiện thuận lợi để cấp dưới phát huy hết năng lực, trí
lực, óc sáng tạo và lòng nhiệt tình vào công việc Duy trì mối quan hệ tốt đẹp, hài hòa giữa

những người dưới quyền và phát huy tinh thần đoàn kết thân ái với nhau. Khi có rắc rối xảy
ra thì nên tìm cách tháo gỡ, không nên cáu gắt hơn với nhân viên cấp dưới. Vấn đề mấu
chốt mà ông Mạnh cần quan tâm: Là thay đổi cách lãnh đạo từ mệnh lệnh sang dân chủ,
biết phối hợp các cách lãnh đạo cho phù hợp với từng tình hình cụ thể của công ty
Câu 82: Hãy hình dung các rủi ro đến với công ty này khi vấn đề không được giải
quyết thấu đáo?
Nhân viên cấp dưới bất mãn về thái độ kiểm soát gắt gao của ông Mạnh, họ luôn phải
làm việc trong áp lực dẫn tới hiệu quả làm việc không cao. Sẽ có nhiều người rời bỏ công
ty Uy tín: Mất các đối tác kinh doanh, lòng tin của nhân viên sụt giảm, người tiêu dùng hay
khách hàng không còn trung thành. Quy trình: thất bại trong hệ thống tổ chức của nội bộ,
cách phân chia trách nhiệm và quyền hạn, các quy trình, thủ tục xử lý công việc. Hoạt
động sản xuất của công ty rơi vào tình trạng thua lỗ và rất có thể sẽ bị phá sản nếu cứ tiếp
tục như vậy.




×