Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

văn hóa truyền thống của dân tộc thiểu số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.82 KB, 13 trang )

Câu 1 : Anh chị hãy phân tích vai trò của văn hóa các dân tộc thiểu số trong sự phát
triển của văn hóa Việt Nam. Liên hệ thực tế.
- Bảo lưu thuần phong mỹ tục, phong tục tập quán. Vậy thuần phong mỹ tục có nghĩa
là gì? Thuần: thuần túy, không pha tạp - Mỹ: đẹp - Phong tục: lề thói, thói quen. Thuần
phong mỹ tục gộp nghĩa chung có nghĩa là các thói quen, lề thói đẹp và không pha tạp.
VD: Ví dụ trong việc bảo lưu các giá trị văn hóa của dân tộc thiểu số đó chính là tục
đội khăn phiêu của người dân tộc Thái: Khăn phiêu là 1 loại khăn đội đầu của phụ nữ
Thái, có thể xem là một đặc trưng văn hoá. Nhìn khăn đội đầu, người ta có thể phân biệt
được người đó thuộc dân tộc nào, thậm chí có thể phân biệt được các ngành khác nhau
trong cùng một dân tộc. Khăn piêu của phụ nữ Thái đen dệt bằng sợi bông nhuộm màu
chàm tím sẫm, có độ dài chừng một sải tay. Mặt khăn piêu gọi là Nả piêu, được thêu bằng
những đường chỉ ngũ sắc, tạo ra những đường dây hoa văn, gọi là dây Sài peng (dây
tình). Khi đã tìm hiểu nhau rồi, đi đến đính ước, thì khăn piêu trở thành vật tin. Piêu là
quà biếu khi về nhà chồng, là sợi dây tình. Và cũng có thể là vật dâng cúng trong ngày lễ.
Ngày nay, việc đội khăn piêu vẫn được duy trì trong cộng đồng dân tộc Thái.
- Tăng cường tính cố kết cộng đồng :ý thức cộng đồng có thể hiểu là tổng thể những
tư tưởng, quan điểm, tâm trạng, thói quen, cách hành xử,v.v.. thể hiện thái độ của con
người, của các nhóm xã hội đối với cộng đồng. Nói cách khác đó là sự quan tâm, cư xử
của mỗi người, của mỗi nhóm xã hội, mỗi tổ chức với cộng đồng xung quanh. Ở VN, tính
cố kết của cộng đồng được thể hiện rõ nhất trong việc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
Ngày nay, khi chiến tranh đã chấm dứt thì tính cố kết cộng đồng được thể hiện rõ nét nhất
qua việc tổ chức các lễ hội.
Vd: Việc tổ chức các lễ hội truyền thống được tổ chức hằng năm là 1 trong những cơ
hội để nâng cao tính cố kết cộng đồng, tiêu biểu như lễ hội lồng tồng của người dân tộc
Tày, đây k chỉ là hoạt động nhằm tạ ơn thần linh, mà còn nhằm tăng cường tính cộng
đồng trong làng bản, giải quyết các bất hòa của các cá nhân thông qua việc chuẩn bị các
lễ vật để cúng thần linh và các sinh hoạt vui chơi chung tại nhà sàn.
- Giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc ( trang phục, ngôn ngữ, nếp sống gia đình, giáo
dục trong gia đình, dân ca....) mỗi dân tộc thiểu số đều có 1 nền văn hóa riêng không bị
lẫn với các dân tộc khác.
Vd: Mỗi dân tộc đều có một loại trang phục truyền thống riêng : nếu người kinh có


trang phục truyền thống là áo dài thì người Tày Nùng thường mặc những bộ trang phục
có màu chàm có hoa văn trang trí trên vải. Người Thái lại mặc những bộ trang phục cầu
kỳ và duyên dáng hơn với áo ngắn : với hàng cúc bạc hoặc kim loại bên trên, áo dài ,


váy , thắt lưng , khăn , nón , xà cạp , các loại hoa tai, vòng cổ, vòng tay và xà tích. Người
Thái đen và người Thái trắng được phân biệt bởi màu sắc của trang phục mặc trên người.
- Bình ổn xã hội ( lễ nghi, tín ngưỡng dân gian )
Vd: Đối với người Kinh, nếu làm điều sai trái thì sợ bị phát hiện và phải chịu sự
trừng phạt của pháp luật. Tuy nhiên, đối với hầu hết các dân tộc thiểu số, không chịu ảnh
hưởng nhiều bởi pháp luật thì người ta lại sợ bị thần linh trừng phạt vì cuộc sống của họ
phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố tự nhiên cho nên họ có niềm tin và sự sùng bái đối với
các yếu tố siêu nhiên này. Chính điều này đã hạn chế các hành vi sai trái của các cá nhân
trong các dân tộc thiểu số.
- Phát triển bền vững tri thức dân gian bản địa.
Vd: Mỗi dân tộc đều có một nền văn hóa dân gian khác nhau. Nhờ có các dân tộc
thiểu số mà các tri thức dân gian này được bảo tồn và phát triển qua thời gian. Tiêu biểu
như các dân tộc thiểu số thường xác định thời gian bằng cách xem vị trí của mặt trời, xác
định hướng đi trong rừng bằng hướng lá hoặc hướng nước chảy.
Câu 2: Tại sao nói văn hóa vùng Tây Bắc là sự nổi trội của văn hóa Thái? Phân tích
và cho ví dụ.
 Khái quát vùng Tây Bắc :
Tây Bắc được xem là vùng có địa hình hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi cao
chạy theo hướng TB-ĐN. Là nơi sinh sống của trên 20 tộc người, đông nhất là người
Thái và người H'Mông. Đây là vùng có vị trí chiến lược trong an ninh quốc phòng của
quốc gia.
 Đặc điểm của sự nổi trội :
- Sự nổi trội của văn hóa Thái trước hết nằm ngay trong đặc điểm sinh thái tộc người:
Kiến trúc nhà sàn : Nhà sàn của người Thái gồm có 2 loại:Loại mái mui rùa của
người Thái Đen và loại 4 mái phẳng của người Thái trắng. Đây là lối kiến trúc đặc trưng

của người Thái nói riêng và của người dân vùng Tây Bắc nói chung.
Nghệ thuật ẩm thực: Với những món ăn được chế biến công phu, độc đáo, ẩm thực
truyền thống của dân tộc Thái vùng Tây Bắc được xem là cách truyền tải hữu hiệu nhất
nét văn hóa của dân tộc. Các món ăn nổi tiếng là: cá nướng, thịt trâu hun khói, cơm lam,
xôi ngũ sắc.


Sự tinh tế trong bộ trang phục: Trang phục của dân tộc Thái được coi là một trong
những trang phục truyền thống cầu kỳ và duyên dáng với áo ngắn: có hàng cúc bạc hoặc
kim loại bên trên, áo dài, váy, thắt lưng, khăn, nón, xà cạp, các loại hoa tai, vòng cổ, vòng
tay và xà tích. Người Thái đen và người Thái trắng được phân biệt bởi màu sắc của trang
phục mặc trên người.
Chữ viết cổ: Người Thái sử dụng thứ tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ gốc Thái của hệ
ngôn ngữ Thái-Kadai.
Là dân tộc của thơ ca: Dân tộc Thái rất yêu mến thơ ca. Thần thoại, cổ tích, truyền
thuyết, truyện thơ, ca dao... là những vốn quý báu của văn học cổ truyền người Thái.
Những tác phẩm thơ ca nổi tiếng của dân tộc Thái là: Xống chụ xon xao, Khun Lú Nàng
Ủa.
- Sự nổi trội còn thể hiện ở khả năng lan tỏa và ảnh hưởng mang tính khu vực của
văn hóa Thái :
Nhà cửa : Nhà của người Thái được sử dụng ở khắp mọi nơi. đặc điểm ngôi nhà sàn
của người Thái rất giống với nhà của người Tày - Nùng.
Tổ chức dòng họ :Là cách thức tổ chức phổ biến nhất trong vùng.
Ngôn ngữ : Hệ ngôn ngữ Tày - Thái là hệ ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất ở các
tỉnh trong khu vực Tây Bắc.
 Nguyên nhân nổi trội của văn hóa Thái :
Liên quan đến nguồn gốc và quá trình lịch sử tộc người của các tộc người vùng Tây
Bắc - quá trình hỗn dung văn hóa của người Thái với các nhóm bản địa để kết tinh, thu
nhận và hòa quyện lại thành văn hóa Thái như ngày nay.
- Dân số Thái ở Tây Bắc đông nhất trong số hơn 20 dân tộc ở Tây Bắc.

- Xã hội cổ truyền của dân tộc Thái là xã hội tiêu biểu của dạng phong kiến sơ kỳ đã
có sự phát triển cao.
- Văn hóa Thái mang tính lan tỏa cao.
- Cùng với ưu thế về số lượng dân cư và trình độ phát triển xã hội thì sức hút và lan
tỏa của dân tộc Thái ở Tây Bắc còn là bởi trong nó đã thu nạp được những yếu tố chung
đại diện cho văn hóa vùng.


 Ngoài ra, sự nổi trội còn là do văn hóa của dân tộc Thái còn bảo lưu được nhiều
yếu tố bản địa :
- Bảo lưu được chữ Thái cổ, văn học dân gian và lưu giữ được nhiều nét cổ truyền
của dân tộc.
- Tín ngưỡng sơ khai bản địa ít chịu ảnh hưởng bởi yếu tố du nhập.
- Thầy cúng bản địa : Thầy mo.
- Các nghi lễ đơn giản trong đời sống hằng ngày.
- Làm nhà mồ cho người chết.
- Văn hóa vật chất của người Thái còn bảo lưu được những giá trị văn hóa truyền
thống hơn so với các dân tộc khác trong vùng và các vùng khác.
Câu 3: Phân tích hiện trạng văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Liên hệ một
hoặc nhiều dân tộc thiểu số cụ thể
- Mất dần một số yếu tố văn hóa dân gian cổ truyền do sự giao lưu, tiếp biến các yếu tố
văn hóa du nhập. Do sự xâm nhập về văn hóa của các vùng văn hóa khác nhau và hơn hết
là việc khai thác phục vụ cho nhu cầu du lịch làm cho một số yếu tố văn hóa mất dần đi
hoặc có nhiều sự biến đổi khác nhau.
Ví dụ : Một số lễ hội của các dân tộc đang dần mất đi những nét đẹp truyền thống và
có nhiều thay đổi để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Ví dụ như chợ tình Sa Pa của
các dân tộc cư trú tại đây.
- Có sự biến đổi các yếu tố cổ truyền để đáp ứng nhu cầu cuộc sống đương đại. Cuộc
sống ngày càng hiện đại,nhu cầu của con người cũng có sự thay đổi dẫn tới sự biến đổi
của các yếu tố truyền thống.

Ví dụ : Ngày nay, việc đi xem các lễ hội cổ truyền, xem biểu diễn các làn điệu dân ca
đã không còn phổ biến nữa do sự xuất hiện của các loại máy ghi hình, máy phát thanh
nên người ta có thể xem ngay tại nhà mình.
- Một số loại hình văn hóa cổ truyền vẫn tiếp tục tồn tại trên cơ sở đã có sự biến đổi
cho phù hợp với cuộc sống ngày nay ( nghi lễ vòng đời người )
Ví dụ tiêu biểu nhất đó chính là trong những nghi lễ của vòng đời người. Từ khi sinh
ra đến lúc mất đi, con người thực hiện rất nhiều nghi lễ. Nhưng hiện nay, một số đã bị


đơn giản hoặc lược bỏ đi. Dân tộc khơ me trước đây thường tổ chức nghi lễ trưởng
thành,tuy nhiên, hiện nay rất ít người tổ chức nghi lễ này.
- Xu hướng lai tạp văn hóa.Do sự du nhập của nhiều nền văn hóa khác nhau, sự di cư
và tác động của hoạt động du lịch làm cho nền văn hóa của các dân tộc thiểu số bị lai tạp
với nhau tiêu biểu là trong trang phục và nhà ở.
Ví dụ : Ngày nay,các dân tộc thiểu số đã biết mặc đồ Tây, áo vest. Thường ngày, họ
thường mặc áo phông, quần jean thay vì những bộ trang phục truyền thống để thuận tiện
cho việc du lịch. Nhà ở cũng đã được xây bằng bêtông.
- Thương mại hóa một số loại hình nghệ thuật biểu diễn, sản phẩm may mặc để phục
vụ cho hoạt động du lịch.
Ví dụ : Các sản phẩm thủ công và các món ăn truyền thống của các dân tộc thiểu số
đã được sử dụng để làm quà lưu niệm cho du khách : rượu cần,các loại thổ cẩm...
- Xuất hiện nhiều yếu tố văn hóa nghệ thuật mới như nhà văn hóa thưởng thức văn
hóa nghệ thuật, phương tiện thông tin đại chúng .
Ví dụ : Ngày nay, người dân của các dân tộc thiểu số đã biết sử dụng xe máy để di
chuyển, điện thoại di động để liên lạc với nhau.
Câu 4 : Trình bày và phân tích đặc điểm các dân tộc thiểu số Việt Nam ?
 Khái quát về đặc điểm các tộc người thiểu số :
- Các tộc người thiểu số ở Việt Nam có nguồn gốc và đặc điểm di cư khác nhau, dân
số k đồng đều.
VD: Các dân tộc đông nhất : Thái, Hoa, Tày, Mường có dân số vào khoảng 100,000

đến 1 triệu người.
Các dân tộc ít dân nhất : Brâu, Rơ- măn,ơ- đu dân số vào khoảng 100 đến 1000
người.
- Các tộc người thiểu số ở Việt Nam cư trú phân tán và xen kẽ
VD : Trong một tỉnh thường có nhiều dân tộc cư trú chung với nhau: ở Sapa có các
dân tộc : Dao,Tày, giáy,Phó. NgườiTày thường tập trung cư trú ở vùng trung du và miền
núi phía Bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng. ngoài ra còn cư trú ở một số tỉnh Tây
Nguyên như Đắk Lắk và Lâm Đồng.


- Các tộc người thiểu số ở Việt Nam chủ yếu cư trú ở các vùng rừng núi, có vị trí
quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, môi trường sinh thái.
VD : Dân tộc Dao cư trú chủ yếu ở biên giới Việt-Trung, Việt-Lào và ở một số tỉnh
trung du và ven biển Bắc bộ Việt Nam. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ biên
giới quốc gia.
- Các tộc người thiểu số ở Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế - xã hội k đều.
VD : Do số lượng người và địa bàn cư trú khác nhau nên giữa các dân tộc thiểu số có
sự khác biệt về trình độ. Các dân tộc có dân số đông và sinh sống xen kẽ với dân tộc
Kinh như Thái, Tày thường có trình độ phát triển văn hóa cao hơn so với các dân tộc
khác.
- Các tộc người thiểu số Việt Nam có truyền thống đoàn kết trong đấu trang dựng
nước và giữ nước, xây dựng một cộng đồng dân tộc thống nhất.
VD: Điều này được thể hiện rõ nhất qua các sử thi của các dân tộc thiểu số, qua các
anh hùng tiêu biểu như a hùng Núp trong công cuộc tham gia giải phóng đất nước.
 Những đặc điểm cơ bản của văn hóa các tộc người thiểu số ở Việt Nam :
+ Sự đa dạng của văn hóa các tộc người :
* Đa dạng văn hóa ngôn ngữ :
- Nhóm ngôn ngữ Nam Á ( chiếm 36/54 dân tộc tính cả người Kinh ) gồm có :
Nhóm văn hóa Việt - Mường. Nhóm ngôn ngữ Môn- khmer. Nhóm ngôn ngữ TàyThái. Nhóm ngôn ngữ H'Mông- Dao
- Nhóm ngôn ngữ Nam Đảo ( chiếm 5/54 dân tộc) gồm có : nhóm ngôn ngữ Mã Lai Đa Đảo.

- Nhóm ngôn ngữ Hán-Tạng ( chiếm 9/54 dân tộc ) gồm có : nhóm ngôn ngữ Tạng Miama. Nhóm ngôn ngữ Hán
- Ngoài 3 nhóm văn hóa ngôn ngữ trên còn có một số ngôn ngữ khác được gọi là
nhóm văn hóa ngôn ngữ kadai.
* Đa dạng về loại hình văn hóa bản làng :


Tên gọi

KT-XH
Nương rẫy là chủ yếu. Chưa
Loại hình buôn ( Tây có trâu bò làm sức kéo, chủ
Nguyên-Trường Sơn ). yếu dùng cuốc. Trong xã
Chế độ xh cuối thời kỳ hội chưa phân biệt giai cấp.
công xã nguyên thủy
Loại hình buôn sóc Không có giai cấp, việc
(Khmer Nam Bộ )
quản lý xã hội có 2 dòng :
quản lí dân sự và quản lí
nhà chùa.
Loại hình bản Mường - Làm nông nghiệp lúa
( Mường Thái ) chế độ nước, nương rẫy.
phong kiến thời kỳ đầu
- Bắt đầu dùng trâu bò làm
sức kéo. Bắt đầu có sự phân
biệt giai cấp, có tầng lớp
trên.
Loại hình xóm làng người Có phân biệt giai cấp, phân
Kinh
biệt người giàu kẻ nghèo.


VH dân gian
- Trâu bò làm vật cúng
thần
- Chưa có văn hóa bác học.
- VHDG là do all mọi
người cùng thực hiện.
VH phát triển cao, có
nhiều truyện kể, thơ ca,
kịch hát, nhạc ngữ âm,
nghề thủ công phát triển
Bắt đầu có người làm chức
dịch ghi chép lại văn hóa
dân gian để phục vụ tầng
lớp trên. dần có Vh bán
chuyên nghiêp ( ông mo,
then)
Văn hóa từ chỗ có tính
cộng đồng cao đã mang
tính cá nhân phục vụ cho 1
số người

* Đa dạng các thành tố văn hóa dân gian :
- Văn học dân gian ( truyện cổ tích các dân tộc, truyện thơ, sử thi )
- Nghệ thuật tạo hình dân gian ( nhà ở Tây Nguyên, Việt Bắc...thổ cẩm )
- Nghệ thuật biểu diễn ( cồng chiêng Tây Nguyên, dân ca, nghi lễ tang ma, cưới xin,
dân ca giao duyên ).
- Tri thức dân gian ( tri thức dân gian trong lao động sản xuất ).
- Tín ngưỡng dân gian ( các hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của các dân tộc ).
 Sự giao lưu, tiếp biến văn hóa của các tộc người :
* Nguyên nhân:

- Do các tộc người có cùng nguồn gốc.
- Sống xen kẽ, cộng xư, hôn nhân khác tộc.
* Đặc điểm :
- Có sự giao lưu, tiếp thu, ảnh hưởng lẫn nhau giữa văn hóa của các dân tộc.


- Từ giao lưu, tiếp thu đến tiếp biến, hình thành nên yếu tố văn hóa mới.
- Giao lưu, tiếp biến văn hóa các tộc người thiểu số với văn hóa người Kinh ( TàyKinh).
- Giao lưu, tiếp biến văn hóa các tộc người thiểu số vơi nhau ( Tày- Nùng- Giao).
- Giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa các tôc người trong nước với các tộc người ở nước
ngoài ( Tày- Choang )
* Sự bảo lưu các yếu tố văn hóa đặc sắc :
Do đa dạng về loai hình văn hóa mà ở các tôc người còn bảo lưu được nhiều yếu tố
đặc sắc :
- Sử thi và cồng chiêng Tây Nguyên.
- Hát dân ca : nghi lễ và giao duyên.
- Múa nghi lễ ( múa thiêng), múa sinh hoạt ( xòe Thái ).
- Shaman của các tộc người thiểu số ( Then : Tày việt bắc, nhảy lửa của người pà
Then ).
-Lễ hội và phong tục cổ truyền :Lễ hội nàng Hai, lễ hội then, mo của người Tày Nùng
Thai ).
Câu 5: Các giải pháp để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của
Tây Nguyên trong xã hội hiện đại. VD?
Hiện nay, các giá trị văn hóa truyền thống ở Tây Nguyên đang có nhiều sự biến đổi.
Nhiều di sản văn hóa cổ truyền đâng bị mai một và biến đổi. Do đó, việc bảo tồn và phát
huy các giá trị văn hóa là rất cần thiết.
 Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể :
Gía trị văn hóa vật thể tiêu biểu nhất của người Tây Nguyên đó chính là ngôi nhà
Rông. Đây là giá trị văn hóa quý giá vừa tiện lợi cho sinh hoạt vừa có giá trị thẩm mỹ ca.
Đây là nơi diễn ra các nghi lễ cộng đồng, các nghi lễ truyền thống của người dân Tây

Nguyên. Do đó, cần tập trung lưu giữ, bảo tồn giá trị này trong khả năng cho phép.
VD: Người Êđê, khi xây dựng nhà Rông, dù có sử dụng nguyên liệu công nghiệp
hiện đại đi chăng nữa thì cũng phải giữ được 2 k gian ( gah và ôk ) như ngôi nhà dài
truyền thống.


 Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể :
* Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên, là phương tiện quan trọng nhất trong văn hóa phi vật thể
của mỗi dân tộc. Là phương tiện tư duy, đồng thời cũng là phương tiện thể hiện cảm xúc,
thẩm mĩ của con người. Việc giữ gìn kho từ vựng các tộc người Tây Nguyên có giá trị to
lớn trong việc bảo tồn sắc thái văn hóa của họ. Muốn duy trì bản sắc văn hóa của các tộc
người Tây Nguyên, trước tiên cần bảo tồn ngôn ngữ của họ.
VD : Dạy tiếng mẹ đẻ trong lớp học của các dân tộc Tây Nguyên một cách bài bản.
Các thí dụ minh họa cần lấy các câu thành ngữ, tục ngữ, dân ca của dân tộc để các em
bước đầu cảm nhận được tư tưởng, tình cảm của dân tộc mh, để từ đó yêu tiếng mẹ đẻ
của mình hơn, thiết tha, trân trọng hơn đối với di sản văn hóa này.
* Tôn giáo, tín ngưỡng :
Các cư dân bản địa Tây Nguyên theo tín ngưỡng đa thần. Tuy nhiên, ngày nay các
loại tôn giáo khác như thiên chúa giáo,phật giáo...đang ngày càng phát triển trong cộng
đồng. Do đó, chúng ta phải lưu giữ niềm tin với tín ngưỡng đa thần trong tâm thức của
người dân TN.
VD : Chú trọng xây dựng làng văn hóa theo các tiêu chí mới. Cần sử dụng một số
hình ảnh về các vị thần sáng tạo nên quê hương, các nhân vật huyền thoại trong sử thi của
người TN làm biểu tượng dân tộc. như vậy, người TN dù theo tôn giáo nào vẫn nhớ về
cội nguồn của dân tộc họ.
* Sử thi :
Sử thi TN có giá trị về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội. Bảo tồn và phát huy các giá
trị tiêu biểu của sử thi trong xã hội hiện đại sẽ có rất nhiều lợi ích cho việc phát triển bền
vững của 1 tộc người. Ta có thể bảo tồn bằng cách :

- Tuyên truyền, phổ cập các giá trị sử thi trong các thế hệ trẻ em.
- Duy trì ý niệm về cội nguồi dân tộc trong các thế hệ người TN bản địa rằng " khở
nguyên" của dân tộc họ là do sáng tạo đầu tiên của các nhân vật huyền thoại sử thi và các
thần linh bản địa.
- Giáo dục lý tưởng vì cộng đồng trong các thế hệ người TN.


- Trách nhiệm, nghĩa vụ đối với cộng đồng, tính ràng buộc, trách nhiệm và bổn phận
của các thành viên đối với gia đình, dòng họ, buôn làng.
VD: Đưa sử thi TN vào các tiết học để giáo dục cho các thế hệ trẻ em về những giá
trị to lớn của sử thi.
* Cồng chiêng và nghi lễ, lễ hội :
Không gian văn hóa cồng chiêng TN được Unessco công nhận là di sản văn hóa phi
vật thể, Nó có giá trị quan trọng đối với đời sống của các dân tộc nơi đây. Do đó, việc bảo
tồn cồng chiêng và nghi lễ, lễ hội là mang tính tất yếu
- Cần lĩnh hội linh hồn của lễ hội và hướng tinh thần cơ bản đó vào đời sống cộng
đồng hơn là giúp kinh phí để tạo dựng lễ hội một cách hình thức, phong trào.
- Gìn giữ các lễ hội truyền thống , đầu tư vào cơ sở hạ tầng, vật chất,kỹ thuật.
VD : Duy trì sinh hoạt cồng chiêng và các nghi lễ,lễ hội bằng cách tạo ra các sân
khấu biểu diễn,mở rộng không gian diễn tấu của loại hình nghệ thuật đặc biệt này.
* Luật tục :
Luật tục có vai trò giữu ổn định xã hội , dòng họ, gia đình nhắc nhở con người có
cách ứng xử cân đối,hài hòa đối với môi trường. Đó là những yếu tố rất cần được bảo tồn
nhằm giúp người TN k bị tha hóa vì tác động bởi mặt trái của kinh tế thị trường.
VD: Tạo điều kiện tổ chức các buổi sinh hoạt cộng đồng của các dân tộc TN để nhằm
phổ biến và giáo dục về các luật tục của dân tộc mình.
* Ngoài ra, cần có các biện pháp giáo dục với các dân tộc khác di cư đến cư trú tại
TN nhằm góp phần vào việc bảo tồn văn hóa của các dân tộc TN.
Câu 6: Trình bày những xu hướng biến đổi của văn hóa vùng Tây Bắc. Theo a c
thay đổi đó có hợp lý không? Vd?

 Khái quát vùng Tây Bắc :
- Địa lý : địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam.
- Hành chính : Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu,Lào Cai, Yên Bái.
- Tộc người : có khoảng trên 20 tộc người, đông nhất là người Thái và người
H'Mông.


- Văn hóa : Nhà sàn và xòe Thái, mo Mường.
- Quân sự : có vị trí chiến lược trong an ninh, quốc phòng: trận Điện Biên Phue và
trận Nà San trong chiến tranh Đông Dương.
 Đặc điểm văn hóa vùng Tây Bắc :
Văn hóa vùng Tây Bắc mang đậm yếu tố văn hóa sinh thái tộc người:
- Văn hóa các dân tộc người cư trú tại vùng thung lũng lòng chảo thuộc nhóm ngôn
ngữ Tày- Thái và Việt- Mường như Thái, Mường, Tày, Nùng.
- Văn hóa các dân tộc người cư trú ở các sườn núi thuộc rẻo giữa nói ngôn ngữ MônKhmer như là: Khơ mú. Kháng, Mảng.
- Văn hóa các dân tộc cư trú tại các dãy núi cao thuộc nhóm ngôn ngữ H'Mông-Dao
và Tạng-Miên như : H'Mông, Dao, Hà Nhì, Si La.
 Những xu hướng biến đổi của văn hóa vùng Tây Bắc :
- Xu hướng biến đổi hoặc loại bỏ dần các yếu tố cổ truyền ( trong trang phục, nhà cửa
, ngôn ngữ, dân ca, lễ hội ).
VD: Sự loại bỏ các yếu tố cổ truyền được thể hiện rõ nhất trong nhà ở của các dân tộc
vùng Tây Bắc. Từ ở nhà sàn, người ta đã dần chuyển sang ở nhà đất được xây dựng bằng
các vật liệu công nghiệp như xi măng, thép...
- Xu hướng giao lưu, tiếp biến văn hóa cổ truyền với các yếu tố văn hóa mới ,sự xuất
hiện những sáng kiến mới trong quản lý bản làng, dòng họ, tái cấu trúc lễ hội.
VD : Trong lễ cưới của các dân tộc thiểu số,bên cạnh việc mặc các bộ trang phục
truyền thống người ta còn mặc những bộ váy, đầm mang xu hướng của những đám cưới ở
phương Tây.
- Xu hướng bảo tồn trên cơ sở điều chỉnh lại các yếu tố cổ truyền .

VD : các nghi lễ đời người đã có sự thay đổi một số tiểu tiết hoặc giản lược những
yếu tố k cần thiết hoặc k phù hợp để phù hợp với cuộc sống hiện đại đặc biệt trong các
nghi lễ sinh đẻ, cưới xin, tang ma, nghi lễ cộng đồng .
- Xu hướng xuất hiện các yếu tố mới.
VD: Sự xuất hiện của các hoạt động du lịch. Các yếu tố văn hóa đã được sử dụng
đểphục vụ nhu cầu của khách du lịch.


Câu 7: So sánh văn hóa tộc người ở vùng cao và vùng thấp ở Tây Bắc Việt Nam.
Liên hệ thực tế.
 Khái quát vùng Tây Bắc :
- Địa lý : địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo
hướng Tây Bắc- Đông Nam.
- Hành chính : Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu,Lào Cai, Yên Bái.
- Tộc người : có khoảng trên 20 tộc người, đông nhất là người Thái và người
H'Mông.
- Văn hóa : Nhà sàn và xòe Thái, mo Mường.
- Quân sự : có vị trí chiến lược trong an ninh, quốc phòng: trận Điện Biên Phue và
trận Nà San trong chiến tranh Đông Dương.
 Đặc điểm văn hóa vùng Tây Bắc :
Văn hóa vùng Tây Bắc mang đậm yếu tố văn hóa sinh thái tộc người:
- Văn hóa các dân tộc người cư trú tại vùng thung lũng lòng chảo thuộc nhóm ngôn
ngữ Tày- Thái và Việt- Mường như Thái, Mường, Tày, Nùng.
- Văn hóa các dân tộc người cư trú ở các sườn núi thuộc rẻo giữa nói ngôn ngữ MônKhmer như là: Khơ mú. Kháng, Mảng.
- Văn hóa các dân tộc cư trú tại các dãy núi cao thuộc nhóm ngôn ngữ H'Mông-Dao
và Tạng-Miên như : H'Mông, Dao, Hà Nhì, Si La.
 Văn hóa sinh thái tộc người Tây Bắc qua so sánh cư dân vùng thấp với cư dân vũng
cao :
Văn hóa Thái ở vùng thấp


Văn hóa H'Mông-Dao và các dân
tộc vùng cao
VH
vật - Nhà sàn.
-Nhà đất.
chất
- ăn cơm nếp, cá
-Ăn ngô, thực phẩm săn bắt, hái
- Trang phục đơn giản, màu trầm.
lượm.
- Trang phục sặc sỡ, đa dạng.
VH xã hội - Quan hệ vợ chồng bình đẳng.
- Quan hệ vợ chồng bình đẳng.
-Quan hệ dòng họ sâu đậm.
-Quan hệ dòng họ sâu đậm.
-Tính cộng đồng trong bản làng -Tính cộng đồng trong bản làng
cao.
cao.


VH
thần

tinh - Ngôn ngữ Thái- Mường
-VHDG phong phú về thể loại, dặc
sắc và trữ tình về nội dung.
-NTDG:thổ cẩm Thái,Mường.
Xòe Thái và cồng chiênMường.
-TNDG: Bản địa và du nhập.
-Hôn nhân con cái tự do tìm hiểu

nhưng do cha mẹ quyết định
-Tang lễ theo nghi thức cổ truyền

-Đa dạng,phong phú về ngôn ngữ
-Phong phú về thể loại truyện cổ
dân gian và hát dân ca.
-NT: trang trí thổ cẩm của người
Dao, H'Mông (in sáp ong) Xà
Phó, Hà Nhì, các loại nhạc cụ
phong phú.
- TNDG: bản địa.
- Hôn nhân do con cái quyết định
- Tang lễ theo nghi thức cổ truyền.
-Có kiến thức và cách tính lịch tiết
riêng.

 Nhà cửa :
- Nhà cửa của các dân tộc dù ở vùng thấp hay vùng cao đều là sự thể hiện cách ứng
xử khôn khéo, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của từng tộc người. Đây
vừa là sản phẩm vật chất vừa là không gian văn hóa- xã hội của từng tộc người.
Nhà sàn dân tộc Thái
Gồm 2 loại :
-Loại mái mui rùa - Thái đen.
-Loại 4 mái phẳng - Thái Trắng
 Đặc trưng về ẩm thực:

Nhà đất- Dân tộc Dao
- Nhà 3 gian với 1 cửa chính

- Với đặc trưng của 1 nền kinh tế nông nghiêp tự cấp, tự túc, cộng với môi trường tự

nhiên có sông suối dày đặc nên bữa ăn của các cư dân vùng thấp tiêu biểu là người Thái
mang đậm nét của các cư dân nông nghiệp lúa nước ở ĐNA với nét điển hình là " cơm
cày ruộng, cá kiếm ăn ".
- Các cư dân vùng cao thì thức ăn lại chủ yếu dựa vào săn bắt, đánh bắt các con vật
có sẵn trong rừng, điều đó đã góp phần làm nên nét riêng trong ăn uống của 2 khu vực cư
dân ở đây.



×