Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

phân bón và ảnh hưởng của phân bón đến môi trường sinh thái đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.81 KB, 13 trang )

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN:
PHÂN BÓN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN MÔI TRƯỜNG SINH
THÁI ĐẤT.


Mục lục :
1.
2.
3.
4.

Giới thiệu về phân bón
Thực trạng sử dụng phân bón
ảnh hưởng của phân bón tới môi trường sinh thái đất
các biện pháp giảm dư lượng phân bón hóa học


I.

giới thiệu phân bón
1. Định nghĩa phân bón
Theo phân định của tổ chức lương nông liên hiệp quốc (1966) ở nhiều nước trên
thế giới biện pháp tăng năng suất nổi bật là biện pháp phân bón.
Phân bón là các hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ được đưa vào trong đất để duy trì , cải
thiện độ phì nhiêu của đất ,bổ sung lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
2. Phân loại
-

Dựa vào thành phần hóa học của phân bón người ta chia phân bón làm 2
loại: phân bón vô cơ và phân bón hữu cơ.
a) Phân bón vô cơ: là loại phân bón hóa học được khai thác trong tự


nhiên hoặc trong sản xuất công nghiệp, có chứa các chất dinh dưỡng
cần thiết cho cây.
Theo mức độ cần thiết nhiều hay ít đối với cây trồng có thể phân thành:
Phân bón đa lượng: đạm(N), lân(P), kali(K), canxi(Ca), magie(Mg),
lưu huỳnh(S).
o Phân bón vi lượng : phân vô cơ có chứa các yếu tố dinh dưỡng cần
thiết cho cây nhưng chỉ cần một lượng rất nhỏ: sắt(Fe), kẽm(Zn),
Mangan(Mn), đồng(Cu), Molipden(Mo), Bo(B)…
b) Phân bón hữu cơ gồm các loại phân có nguồn gốc là sản phẩm hữu
cơ, như các loại phân chuồng ,phân xanh thân lá cây trồng , phân vi
sinh cùng với các chất hữu cơ như xác bã thực vật ,động vật chưa
phân hủy và tổng hợp thành hợp chất mùn.Thành phần của phân hữu
cơ rất phong phú trong đó chứa hầu hết các nguyên tố dinh dưỡng
cần thiết cho cây trồng. loại hàm lượng chất dinh dưỡng có trong
phân hữu cơ phụ thuộc vào nguồn gốc của phân, biện pháp bảo
quản.
Dựa theo chức năng : phân bón bao gồm phân bón lá và phân bón rễ.
c) Phân bón lá: là các loại phân bón thích hợp cho việc phun trực tiếp
vào than, lá và thích hợp cho cây hấp thụ chất dinh dưỡng qua thân,
lá.
d) Phân bón rễ: là các loại phân bón được bón trực tiếp vào đất hoặc
vào nước để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây thông qua bộ rễ.
3. Vai trò của phân bón.
Đối với cây trồng: Phân bón cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho
cây trồng sinh trưởng phát triển. Nếu chỉ lấy từ đất thì cây trồng hoàn toàn
không đủ chất dinh dưỡng mà phải lấy thêm phần lớn từ phân bón. Phân
o

-



bón chính là thức ăn nuôi sống cây trồng. Điều tra tổng kết ở khắp nơi trên
thế giới đều cho thấy trong số các biện pháp kỹ thuật trồng trọt, bón phân
luôn là biện pháp có ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất cây trồng.
Theo tổ chức FAO, trong thập niên 70-80 của thế kỷ XX, trên phạm vi trên
toàn thế giới trung bình phân bón quyết định 50% tổng sản lượng nông sản
tăng thêm. ở nước ta, cho đến năm 1990, trung bình phân bón làm tăng
35% tổng sản lượng, bón 1 tấn chất dinh dưỡng nguyên chất thu được 13
tấn hạt ngũ cốc. Bón phân cân đối và hợp lý còn làm tăng chất lượng nông
sản, cụ thể là làm tăng hàm lượng chất khoáng, protein, đường và vitamin
cho sản phẩm. Tuy nhiên, nếu thiếu chất dinh dưỡng, hoặc bón quá nhiều
và không cân đối cũng có thể làm giảm năng suất và chất lượng nông sản.
(TS. Nguyễn Đăng Nghĩa
T.T. Nghiên cứu Đất-Phân bón & Môi trường phía Nam.)
Đối với đất và môi trường: Bón phân làm tăng độ phì nhiêu cho đất, đất
tốt hơn, cân đối hơn, đặc biệt phân hữu cơ và vôi là biện pháp cải tạo đất rất
hữu hiệu. Ở những đất có độ phì nhiêu tự nhiên ban đầu thấp, tức là đất xấu
thì việc bón phân càng có tác dụng rõ. Việc sử dụng các chất phế thải trong
các hoạt động đời sống vủa người và động vật, chất phế thải của công
nghiệp để làm phân bón góp phần hạn chế các tác nhân gây ô nhiễm môi
trường. Tuy vậy bón phân không hợp lý, không đúng kỹ thuật có thể làm
cho đất xấu đi hoặc gây ô nhiễm môi trường, phân hữu cơ có thể tạo ra
nhiều các chất CH4, CO2, NH3, NO3, phân vô cơ tạo ra nhiều đạm ở thể khí
làm đất trở nên độc với cây trồng và ô nhiễm không khí, nguồn nước.
Đối với hệ thống biện pháp kỹ thuật trồng trọt: Sử dụng phân bón có
liên quan đến hiệu lực của các biện pháp kỹ thuật khác. Ví dụ:sử dụng
giống mới cần kết hợp với bón phân hợp lý và đầy đủ. Ngược lại, các biện
pháp kỹ thuật khác cũng ảnh hưởng đến hiệu lực của phân bón. Ví dụ: Chế
độ nước không thích hợp hoặc kỹ thuật làm đất kém có thể làm giảm 1020% hiệu lực phân bón.
Đối với thu nhập của người sản xuất : Do làm tăng năng suất và chất

lượng nông sản nên sử dụng phân bón hợp lý làm tăng thu nhập cho người
trồng trọt.


II. Thực trạng sử dụng phân bón ở việt nam

Mỗi năm nông dân Việt Nam đã sử dụng tới khoảng 5 triệu tấn phân bón vô cơ
qui chuẩn, không kể phân hữu cơ và các loại phân bón khác do các cơ sở tư
nhân và công ty TNHH sản xuất, cung ứng.
Từ năm 1985 đến nay, mức tiêu thụ phân đạm tăng trung bình 7,2%/năm; phân
lân tăng 13,9%/năm; riêng phân kali có mức tăng cao nhất là 23,9%/năm. Tổng
lượng sử dụng N + P2O5 + K2O trong 15 năm qua tăng trung bình 9,0%/năm
và trong thời gian tới có xu hướng tăng mỗi năm khoảng 10%. Trong 15 năm
qua, ở các giai đoạn: 1985-1990; 199 -1995 và 1996-2001 lượng tiêu thụ phân
kali ở Việt Nam tăng rất nhanh và liên tục. Ở các giai đoạn 1985-1990; 19911995 và 1996-2001 mức tiêu thụ phân đạm tăng hàng năm là 10,3%; 16,7% và
8,2% tương ứng. Như vậy trong 5 năm trở lại đây mức tăng tiêu thụ phân đạm
đã giảm dần. Ở 3 giai đoạn trên, mức tiêu thụ phân lân tăng hàng năm là
13,4%; 26,8%; 21,1% tương ứng và cũng có xu hướng giảm mức tăng như
phân đạm.
Hiện nay, ngành sản xuất phân hóa học nước ta mới đáp ứng được khoảng 45%
nhu cầu của nông nghiệp, còn lại phải nhập khẩu gần như toàn bộ phân đạm
urê, kali và phân phức hợp DAP, một lượng khá lớn phân hỗn hợp NPK với
tổng số trên 3 triệu tấn/năm. Riêng đối với phân khoáng kali, do phải nhập
khẩu hoàn toàn nên tiêu thụ kali ở nước ta bị phụ thuộc thị trường nước ngoài.
Vấn đề sử dụng phân bón ở miền Bắc Việt Nam.
Trước những năm 70, ở miền Bắc Việt Nam, nông nghiệp sử dụng phân hữu cơ
là chủ yếu. Phân bón chủ yếu là các loại phân compốt, phân rác, phân xanh các
loại... Từ khi bắt đầu cuộc "Cách mạng xanh" đến nay, với các cơ cấu cây
trồng mới; giống mới (đặc biệt là các giống lai); hệ thống tưới tiêu được cải
thiện; khả năng cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật được tăng cường.

Đặc biêt sau khi một số điều trong Luật đất đai được sửa đổi (12/ l998), sản
xuất nông nghiệp nước ta đã đi theo hướng thâm canh, tăng vụ để tăng năng
suất, chất lượng nông sản cho phù hợp với yêu cầu của thị trường.
Trong số các thiếu hụt về dinh dưỡng cho cây trồng trên các loại đất ở nước ta,
lớn nhất và quan trọng nhất vẫn là sự thiếu hụt về đạm, lân và kali. Đây cũng là
những chất dinh dưỡng mà cây trồng hấp thụ với lượng lớn nhất và sẽ chi phối
hướng sử dụng phân bón. Mặt khác, khi bón phân người ta cũng bắt đầu tính
đến nhu cầu dinh dưỡng của từng loại cây trồng, thậm chí của từng giống cụ
thể, trong các vụ gieo trồng trên từng loại đất riêng. Vì vậy trong việc bố trí cơ
cấu sản phẩm phân bón, vấn đề quan trọng là phải nắm được cơ cấu cân đối
dinh dưỡng cho cây trồng trong vụ đổng thời có tính đến đặc điểm của các loại
cây trồng vụ trước.
Thực tế cũng chứng minh, phân hữu cơ chỉ có thể là một loại phân bón bổ sung
nhằm cân đối dinh dưỡng và cải thiện tính chất cơ lý của đất chứ không thể
thay thế hoàn toàn phân vô cơ (phân khoáng). Do vậy, để bảo đảm cho một nền


nông nghiệp phát triển bền vững, phải tăng cường sử dụng phân bón trên cơ sở
kết hợp hài hòa giữa phân vô cơ và phân hữu cơ, trong đó các loại phân được
sử dụng không những chỉ cân đối về tỷ lệ mà còn phải cân đối với lượng hấp
thụ để bù lại lượng thiếu hụt do cây trồng lấy đi từ đất.
Vì vậy, nông nghiệp nước ta nói chung và miền Bắc nói riêng không thể chấp
nhận được nguyên lý "tuyệt đối không dùng phân hóa học và thuốc trừ sâu hóa
học", đặc biệt trong điều kiện chúng ta ngày càng sử dụng nhiều giống cây
trồng có năng suất cao. Định hướng phát triển nông nghiệp bền vững đang đặt
ra yêu cầu sử dụng phân bón hợp lý và phù hợp với điều kiện thực tế. Trước
hết phải tăng cường sử dụng các loại phân hữu cơ, cùng các biện pháp kỹ thuật
khác như: cày vặn rạ, cày vùi phụ phẩm các loại cây trồng (đặc biệt là các cây
họ đậu) hoặc trồng xen loại cây họ đậu lớn làm cây bóng mát ở vườn cà phê
hay vườn cây ăn quả.v.v... Trên cơ sở đó dùng một lượng phân hóa học hợp lý,

bón cân đối cho mỗi cây trồng trong hệ thống cơ cấu cây trồng trên từng loại
đất
Kết quả điều tra tình hình sử dụng phân bón của Viện Thổ nhưỡng - Nông hóa
và các viện, trường đại học nông nghiệp từ năm 1995 đến nay cho thấy một số
hạn chế về việc sử dụng phân bón miền Bắc nước ta như sau:
- Việc bón phân mới chỉ chú trọng ở đất đồng bằng nơi có một số cây trồng có
lượng nông sản hàng hóa tương đối lớn như: lúa, ngô, lạc, khoai tây, rau vụ
đông v.v... Ở đất đồi núi, người ta chỉ chú trọng bón phân cho các vùng chuyên
canh như chè, mía. Trong 10 năm qua, tỷ lệ bón N, P, K đã cân đối hơn (Tỷ lệ
N: P: K của các năm 1990, 1995 và 2000 là 1: 0,12: 0,05;1:0,46: 0,12 và 1:
0,44: 0,37 tương ứng. Tuy nhiên, tỷ lệ NPK vẫn còn mất cân đối, đặc biệt đối
với cây trồng trên đất dốc (tỷ lệ kali còn rất thấp so với tỷ lệ đạm, lân). Do
công tác khuyến nông về kỹ thuật bón phân cân đối chưa được làm tốt và tâm
lý ưa chuộng phân đạm của nông dân nên việc tăng bón đạm đã làm trầm trọng
thêm sự mất cân đối dinh dưỡng trong đất làm hiệu quả kinh tế sử dụng phân
bón chưa cao.
- Lượng phân bón trên 1 ha tuy đã được tăng lên (ở các năm 1990- 1995 -2000
tổng lượng bón N + P2O5 + K2O (kg/ha) là 58,7: 117,7 và 170,8 tương ứng, chủ
yếu trên đất đồng bằng và so với các nước phát triển thì mức trên vẫn còn thấp
(ở Mỹ, Hàn Quốc, Pháp, Nhật Bản tổng lượng NPK tiêu thụ khoảng 240-400
kg/ha). Trên đất đồi núi ở nước ta, mức sử dụng phân bón còn thấp hơn nhiều,
đặc biệt phân kali được bón quá ít như đã nêu ở trên.
- Sử dụng phân bón không đồng đều giữa các vùng sinh thái và các thửa ruộng
trong một tiểu vùng. Vì đất trồng trọt ở vùng đồng bằng đã chia cho từng hộ
gia đình, nên lượng phân bón cho nhu cầu của mỗi loại cây trồng cũng rất khác
nhau, phụ thuộc vào khả năng chăn nuôi và tiềm lực kinh tế của mỗi hộ. Mặt
khác, diện tích đất trồng trọt của mỗi hộ gia đình ở vùng đồng bằng là rất thấp,
trung bình là 0,3 ha/hộ, hơn nữa lại chia ra quá nhiều thửa ruộng ở các tiểu địa
hình trong xã (trung bình mỗi hộ có 4-5 thửa, nhiều nơi mỗi hộ có tới 10 - 12



thửa ruộng) nên đã tạo tâm lý cho nông dân không muốn bón phân đầy đủ cho
cây trồng ở mỗi thửa ruộng của mình. Trên đất đồi núi, việc đầu tư cho phân
bón lại rất thấp, đặc biệt đối với cây công nghiệp, cây thực phẩm lâu năm, cây
ăn quả, cây rừng, đồng cỏ. Người ta rất ít chú ý đến phân bón cho các vùng
trồng rừng trong kế hoạch phủ xanh đất trống, đồi trọc.
- Sử dụng phân bón còn gây nguy cơ ô nhiễm môi trường. Sử dụng phân
chuồng và phân rác không hợp vệ sinh gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp, tiêu
hóa v.v... ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Phân vô cơ thuộc nhóm chua
sinh lý (Urê, SA, K2SO4, KCl, supe lân còn dư lượng axit) đã làm chua hóa đất
nên đã làm nghèo kiệt các ion bazơ và làm xuất hiện nhiều nguyên tố độc hại
mà chủ yếu là Al3+, Fe3+, Mn2+ di động có hại cho cây trồng, làm giảm hoạt tính
sinh học của đất. Ngoài ra, việc bón nhiều và bón muộn phân đạm cho rau đã
làm tăng đáng kể hàm lượng nitrat trong sản phẩm rau.
- Chất và lượng các nguyên tố dinh dưỡng của nhiều loại phân bón không bảo
đảm nên khi sử dụng đã ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây trồng. Bón các
loại phân này không những không tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông
sản mà còn gây thiệt hại kinh tế cho các hộ
adlnông dân. Các loại phân này chủ yếu thuộc các nhóm: phân trộn (phân hỗn
hợp), phân hữu cơ sinh học, phân vi sinh, phân hữu cơ - khoáng, phân bón lá
do các đơn vị và tư nhân sản xuất bằng các phương pháp lạc hậu hoặc cố ý lừa
đảo. Các loại phân đó không đạt tiêu chuẩn Việt Nam về liều lượng, tỷ lệ các
nguyên tố dinh dưỡng và hàm lượng các nguyên tố độc hại, khi bón sẽ gây ô
nhiễm môi trường.


III. ảnh hưởng của phân bón tới môi trường sinh thái đất

bên cạnh những ảnh hưởng tốt của phân bón nhưng bù lại lượng chất dinh
dưỡng đã mất đi do cây trồng hút, nếu bón quá nhiều tạo nên dư lượng thì việc

bón phân cũng gây những tác hại đến tính chất đất, hẩm chất nông sản, con
người, động vật, vi sing vật tiếp xúc với đất .
1. Thay đổi tính chất đất : tăng độ chua của đất làm mất cân đối về vi lượng.

Để tăng năng suất cây trồng người ta thường bón thêm phân đạm vô cơ, lân,
kali. Nhưng cây sử dụng không hết , phần còn lại được giữ lại trong môi
trường đất, làm tăng tính chua của môi trường. vì dạng axit HNO 3 rất phổ biến
trong đất với phân super lân thường có 5% lượng axit tự do, riêng lượng axit tự
do H2SO4 này cũng đã làm cho môi trường đất chua thêm. Mặt khác, các dạng
phân hóa học đều là các muối của các axit vì vậy khi chúng hòa tan thường gây
chua cho môi trường đất. cơ chế hóa chua như sau:khi cho vào dung dịch đất
một muối trung tính thì pH đất bị giảm xuống do sự trao đổi ion H + và Al3+
trong phức hệ hấp thụ của keo đất với cation của muối, tạo nên hiện tượng giải
phóng H+ và Al3+ từ keo đất vào trong môi trường đất. khi độ chua của đất tăng
sẽ xảy ra sự mất cân đối về các nguyên tố vi lượng . ví dụ:
Đất quá chua tích tụ nhiều Mn2+ gây độc với cây.
Khi tăng pH từ 5,8 đến 7,2 hàm lượng Co dễ tiêu trong đất giảm rõ rệt. ở đất
trồng cỏ hàm lượng Co khoảng 2 mg/kg đất , cây cỏ ở đó đã bị thiếu Co va gây
ra nhiều loại bệnh đối với động vật chăn thả.
2. Tác hại đến phẩm chất nông sản

Trong cây có chứa một số loại men đặc trưng mà trong các men này có chứa
kim loại tham gia vào các men hoạt động trong quá trình trao đổi chất của cây
như Fe trong men Catalaza, men Peroxydaza, men Cytochrom; đồng trong men
Polyphenol oxidaza, acid ascorbic oxydaza và men lactaza. Một số loại men
khác mặc dù không chứa kim loại nhưng đòi hỏi phải có kim loại để hoạt động
như men Adenosin triphotphat cần Mg hoặc Mn để tiến hành quá trình
phosphoril hóa. Khi trong đất hoặc trong phức hợp bón phân không đủ kim loại
cần thiết cho sự hoạt động của những men đó thì nó sẽ bị sút kém về mặt hoạt
tính đồng thời những men khác lại được tăng cường .

Trên thực tế mặc dù công nghiệp hóa phát triển vùn vụt khối lượng chất dinh
dưỡng cung cấp cho cây trồng vẫn chủ yếu là phân hữu cơ. Loại phân này rất
tốt với cây trồng. tuy nhiên sự phân hủy xác bã hữu cơ và phân hữu cơ tàn dư


trong điều kiện yếm khí do không xử lý kịp thời và sử dụng đúng kĩ thuật sẽ
tao ra những chất độc hại và mùi hôi thối , làm ô nhiễm môi trường sinh thái.
Phân hữu cơ có tác dụng cải thiện độ phì nhiêu cho đất , tăng độ ẩm, độ xốp,
sức chứa ẩm đồng ruộng và tốc độ thấm nước tầng mặt của đất, tăng dung tích
hấp thụ của đất .


3. Những tác hại sinh thái và các vecto truyền bệnh:

Tập quán bón phân bắc ở những vùng trồng rau đã gốp phần gây ô nhiễm
trầm trọng môi trường đất,nước và thực phẩm. các đường lan truyền các
mầm bệnh từ phân người, phổ biến là bệnh giun móc. Cuối cùng người tiêu
thụ sản phẩm nông nghiệp (đặc biệt là rau tươi) được bón bằng phân tươi bị
nhiễm trứng của các loài giun kí sinh và nhiều mầm bệnh gây bệnh tiêu
chảy.
4. Tác hại của phân bón đối với người , động vật, vi sinh vật

Việc bón phân hữu cơ cùng với bón phân hóa học có lợi cho cây trồng. nhưng
sử dụng nhiều phân hữu cơ (đặc biệt là phân ủ chưa hoai và rác thải thành phố
chưa chế biến) có thể làm ô nhiễm môi trường. trong điếu kiện khử thường
xuyên, do các chất hữu cơ độc hại có thể tích tụ, trong phân lại có rất nhiều
giun sán, các mầm bệnh, khi bón vào đất chúng có điều kiện sinh sôi nảy nở,
lan truyền qua mặt nước, qua nước ngầm hoặc bốc hơi vào khoog khí làm ô
nhiễm các thành phần môi trường này tiêu diệt động vật, vi sinh vật có ích ,
làm chậm quá trình sinh trưởng của cây trồng.

Nhược điểm của phân bón hóa học là chỉ chứa một hay vài nguyên tố dinh
dưỡng. khi bón quá nhiều phân hóa học vào đất, cây trồng chỉ sử dụng được
30% lượng phân bón, lượng còn lại bị rửa trôi, phần nằm lại trong đất gây ô
nhiễm môi trường. lượng phân hóa học mà cây không sử dụng bị hòa tan vào
nước ngầm làm ô nhiễm môi trường sinh thái đất, gây cho ao hồ hiện tượng
phú dưỡng hóa. Mặt khác, sự tích luỹ cao các hóa chất dạng hóa học cũng tác
động đến cơ lý tính của môi trường đất. đất nén chặt, độ trương co kém, kết
cấu kém, không tơi xốp, tính thông khí kém đi, vi sinh vật ít đi vì hóa chất.
Ngoài ra lượng oxit nito thải ra từ đất do sử dụng phân bón, nhất là lượng CH 4
thoát ra từ phân hữu cơ, cũng là một trong những khí góp 15-18% gây hiệu ứng
nhà kính.


IV. Các biện pháp giảm dư lượng phân bón hóa học
1. Bón phân hợp lý

"Bón phân cân đối được hiểu là cung cấp cho cây trồng đúng các chất
dinh dưỡng thiết yếu, đủ liều lượng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý
cho từng đối tượng cây trồng, đất, mùa vụ cụ thể, đảm bảo năng suất"
(Cục khuyến nông và khuyến lâm. Bón phân cân đối và hợp lý cho cây
trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 1999).
Bón phân hợp lý là sử dụng lượng phân bón thích hợp cho cây đảm bảo tăng
năng suất cây trồng với hiệu quả kinh tế cao nhất, không để lại các hậu quả tiêu
cực lên nông sản và môi trường sinh thái. Nói một cách ngắn gọn, bón phân hợp lý
là thực hiện 5 đúng và một cân đối:
-

Đúng loại phân

-


Bón đúng lúc

-

Bón đúng đối tượng

-

Bón đúng thời tiết, thời vụ

-

Bón đúng cách

-

Bón phân cân đối

2. Sử dụng phân hữu cơ

Việc lạm dụng quá mức các loại phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật
trong sản xuất nông nghiệp đã làm cho việc sử dụng các loại phân hữu cơ truyền
thống ngày càng ít. Điều này làm cho nhiều diện tích đất trồng trọt bị suy giảm độ
phì nhiêu, mất cân đối dinh dưỡng trong đất, năng suất cây trồng giảm và tăng các
chi phí sản xuất. trong khi đó hầu hết các gia dình ở nông thôn đều có hoạt động
trồng trọt , chăn nuôi và có lượng phế phụ phẩm nông nghiệp rất lớn , nhưng chưa
khai thác hoặc sử dụng hiệu quả để làm phân bón cho cây trồng, thậm chí còn gây
ô nhiễm môi trường như việc đốt rơm , rạ sau thu hoạch lúa, phát mầm bệnh…
phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón mà các hộ nông dân có thể tự làm từ các loại

phế thải như: chất thải người, gia súc, gia cầm, rơm rạ, thân cây ngô, đậu lạc mía,
cây phân xanh…được ủ với chế phẩm vi sinh dùng để bón vào đất làm tăng độ phì


nhiêu, giảm ô nhiễm môi trường. như vậy phân hữu cơ vi sinh chính là sản phẩm
của quá trình phân hủy chất hữu cơ. Các vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ để phát
triển sinh khối và giải phóng các chất hữu cơ dễ phân hủy…
lợi ích của việc hoạt động ủ và sử dụng phân hữu cơ vi sinh là:
-

Tận dụng được các phế phụ phẩm từ trồng trọt chăn nuôi để tạo ra phân bón
tốt cho cây trồng, làm giảm chi phí đầu tư cho trồng trọt như chi phí phân
bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật…

-

Tận dụng được thời gian lao động nhàn rỗi

-

Tiêu diệt các mầm bệnh có trong phân chuồng, nhất là khi gia súc bị bệnh

-

Phân hủy các hợp chất hữu cơ, khó tiêu thành dễ tiêu , khoáng chất nguyên
tố vi lượng cung cấp cho cây trồng sử dụng dễ dàng hơn

-

Làm tăng độ phì nhiêu cho đất và có tác dụng cải tạo đất rất tốt, nhất là đối

với các loại cây trồng đã và đang bị suy thoái. Đặc biệt là đối với cây trồng
cạn phân hữu cơ vi sinh rất thích hợp vì làm tăng độ tơi xốp của đất, giữ độ
ẩm cho đất, hạn chế rửa trôi đất.

-

Sử dụng an toàn và vệ sinh cho cây trồng, vật nuôi, con người, hạn chế các
chất độc hại tồn duwtrong cây trồng như NO3-… hạn chế sự phát tán cảu
các vi sinh vật mang mầm bệnh trên rau màu. Giảm sử dụng phân hóa học
và thuốc bảo vệ thực vật, hạn chế ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức
khỏe con người.

-

Tăng năng suất và chất lượng cho cây trồng

-

Rút ngắn được thời gian phân hủy và thuận lợi hơn trong việc vận chuyển
so với các loại phân hữu cơ không tiến hành ủ.

3. Sử dụng phân bón sinh học

Trong tự nhiên có nhiều nhóm vi sinh vật có khả năng chuyển hóa vật chất,
trong quá trình sống chúng có thể tạo nên nhiều chất dinh dưỡng dễ tiêu cho
cây trồng. ví dụ nhóm vi khuẩn cố định nito có khả năng chuyển hóa nito tự do
trong không khí thành nito hợp chất cho cơ thể chúng và cho cây trồng(nếu là
nhóm vi khuẩn Rhizobium cộng sinh với thực vật) hoặc cho đất(nếu là nhóm vi
khuẩn sống tự do trog đất như Azotobacter, Enterobacter, Clostridium…). Chất
ding dưỡng đạm do nhóm này cố định được cây sử dụng qua quá trình tự phân

hủy của tế bào vi khuẩn hoặc các chất được chúng bài tiết ra trong quá trình
sống. có những nhóm vi khuẩn có khả năng phân hủy những hợp chất hữu cơ


có sẵn trong đất thành những hợp chất đơn giản , hoặc chuyển hóa những hợp
chất vô cơ phức tạp thành những hợp chất vô cơ đơn giản mà cây trồng có thể
dễ dàng hấp thụ
Vi sinh vật đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu và sản xuất phân vi
sinh. Đó là việc tìm kiếm trong tự nhiên những chủng vi sinh vật có khả năng
chuyển hóa vật chất , tạo môi trường ding dưỡng tốt cho thực vật hấp thụ, chọn
giống, nâng cao hoạt tính của chúng, sa đó sản xuất ra chế phẩm vi sinh để làm
phân bón.
Ưu điểm của phân vi sinh là: không gây ô nhiễm môi trường hơn hẳn phân hóa
học , không làm hỏng kết cấu đất mà ngược lại còn cải thiện các tính chất vật
lý của do tế bào vi sinh vật thường tiết ra những hợp chất có tính keo dính liên
kết các hạt đất tạo thành kết cấu đất. các vi sinh vật có lợi được đưa trở lại đất
góp phần nâng cao hoạt tính sinh học của đất, giữ gìn sự cân bằng sinh thái
trong đất. phân vi sinh không tạo ra những hợp chất vô cơ quá dư thừa để đi
vào nông sản gây ra quá ngưỡng chất độc hại đối với con người hoặc ngấm
xuống các tầng dưới làm ô nhiễm nước ngầm.
Dựa vào chất dinh dưỡng mà vi sinh vật cung cấp trực tiếp hay gián tiếp cho
cây, có thể chia thành các loại phân vi sinh học khác nhau như: phân nito vi
sinh, phân photpho vi sinh, phân kali, phân vi sinh tổng hợp.



×