Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

skkn một số giải pháp dạy trẻ 5 6 tuổi thực hiện tốt các hoạt động làm quen với chữ viết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.59 KB, 12 trang )

I-

TÊN ĐỀ TÀI

“Một số giải pháp dạy trẻ 5-6 tuổi thực hiện tốt các hoạt động làm quen với
chữ viết”
II- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1 - Lý do chọn đề tài:
Việc hướng dẫn cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi “làm quen chữ viết” là cơ hội tốt để
phát triển ngôn ngữ, khả năng tư duy sáng tạo, sự ghi nhớ có chủ định và rèn sự khéo
léo của cơ ngón tay,...Dạy trẻ làm quen với chữ viết là một trong những nội dung
quan trọng trong chương trình cho trẻ mẫu giáo lớn để chuẩn bị tâm thế vào lớp 1.
Việc học đọc, học viết còn gắn bó mật thiết với việc phát triển ngôn ngữ trọn vẹn.
Đây là bước khởi đầu giúp trẻ nhận biết con chữ, phát âm chuẩn và phát triển tốt khả
năng quan sát, so sánh những đặc điểm giống và khác nhau giữa các con chữ, đặc biệt
là phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Cho trẻ làm quen với chữ viết là chuẩn bị cho
trẻ kỹ năng tiền biết đọc, biết viết, khả năng ghi nhớ có chủ định…
Trên thực tế, việc dạy trẻ làm quen chữ viết ở lớp tôi còn bị hạn chế do chưa kích
thích được sự tự nguyện, thích thú khi tham gia học tập ở trẻ. Bên cạnh đó trẻ phát âm
chưa chính xác một số chữ cái do bộ máy phát âm ở trẻ còn đang trong giai đoạn hoàn
thiện và ảnh hưởng cách nói hằng ngày từ gia đình, địa phương là đa số. Xuất phát từ
những quan điểm trên và với mong muốn dạy trẻ nhận biết 29 chữ cái, hình thành kĩ
năng cơ bản về cách viết 29 chữ cái…,tôi mạnh dạn đi sâu và nghiên cứu đề tài: “Một
số giải pháp dạy trẻ 5-6 tuổi thực hiện tốt các hoạt động làm quen với chữ viết”
2 - Mô tả nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
Giáo dục Mầm non là phát triển toàn diện cho trẻ, hình thành cho trẻ cơ bản ban
đầu về nhân cách con người, làm tiền đề cho sự phát triển tốt hơn trong những giai
đoạn tiếp theo. Thực tế hiện nay trong lớp tôi đầu năm có nhiều trẻ nói ngọng, nói lắp,
phát âm chưa chính xác. Trẻ không thích học môn Làm quen chữ viết vì khả năng ghi
nhớ chậm, kém nên tôi đã mạnh dạn đưa ra nhiều giải pháp khác nhau để gây sự thích
thú cho trẻ tham gia hoạt động. Để có thể đưa ra những biện pháp cụ thể và phù hợp


với trẻ tôi tiến hành các bước khảo sát sau:
2.1 Khảo sát thực trạng lớp lá 1
STT

Nội dung

Số trẻ

Tỉ lệ đạt

1

Trẻ thực hiện đúng các bài tập làm quen
chữ viết

15/35

42,86%

2

Trẻ tham gia trò chơi làm quen với chữ
viết hứng thú, tích cực

18/35

51,43%

1



3

Trẻ có kỹ năng phát âm đúng, rõ các chữ

13/35

37,14%

4

Trẻ có kỹ năng tô, viết các chữ đúng qui
luật, gọn gàng khéo léo.

12/35

34,29%

5

Trẻ nhận biết, phân biệt đúng từng chữ
cái khi nghe đọc và phát âm

11/35

31,42%

6

Trẻ thuộc và đọc đúng 29 chữ cái


03/35

8,57%

2.2 Nguyên nhân thực trạng có những thuận lợi và khó khăn như sau:
+ Thuận lợi:
- Nhà trường luôn nhận được sự đầu tư về cơ sở vật chất của các cấp lãnh đạo ở
Sở GD và phòng GD&ĐT-TPVL
- Được sự chỉ đạo sâu sát về chuyên môn của Phòng GD&ĐT cũng như BGH
nhà trường
- Ban giám hiệu trang bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi theo thông tư 02/2010 và TT
34/ 2013 ở lớp học
- Các lớp được phân chia theo độ tuổi nên thuận lợi trong việc giảng dạy
- Tôi nhiều năm dạy lớp Lá nên cũng tích lũy được chút kinh nghiệm
+ Khó khăn:
- Việc chăm sóc giáo dục trẻ đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức, hiểu biết để có
thể nắm bắt được đặc điểm tâm lý từng trẻ mà có phương pháp giáo dục phù hợp.
- Đa số phụ huynh chỉ cần quan tâm chăm sóc trẻ, cho trẻ ăn ngủ tốt là được,
phụ huynh không chú ý hình thành cho trẻ thói quen, kĩ năng tự giác nghiêm túc trong
học tập.
- Các cháu hiếu động, thiếu khả năng tập trung chú ý hoạt động, ghi nhớ chậm
và mau quên, có cả trẻ không tham gia học.
- Bên cạnh đó thời gian biểu hoạt động trong ngày của trẻ không có nhiều thời
gian trống để rèn luyện thêm cho trẻ
3- Đề ra biện pháp:
Với mong muốn trẻ tiếp thu và hình thành kỹ năng một cách nhẹ nhàng nhưng
hiệu quả, tôi đã áp dụng các biện pháp sau:
- Xây dựng, tổ chức các hoạt động học theo hướng tích hợp
- Định hướng, gợi mở giúp trẻ liên tưởng và liên hệ thực tế

2


- Sử dụng giáo cụ đồ dùng đồ chơi, đầy đủ phong phú
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy
- Vận dụng trò chơi linh hoạt khéo léo để lôi cuốn trẻ tham gia
- Tạo môi trường chữ viết đa dạng, phong phú, hấp dẫn trẻ
- Luyện kỹ năng tô, viết theo đường chấm mờ
4- Xác định kết quả cần đạt:
- Bước đầu tạo cho trẻ sự hứng thú tham gia vào hoạt động học làm quen với chữ
cái
- Trẻ có kĩ năng phát âm đúng và ghi nhớ tốt
- Trẻ có kĩ năng cầm bút, tô -viết, sao chép đúng chữ cái
III- NHỮNG GIẢI PHÁP CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Thực tế hiện nay trong lớp tôi đầu năm có nhiều trẻ nói ngọng, nói lắp, phát âm
chưa chính xác. Trẻ không thích học môn Làm quen chữ viết vì khả năng ghi nhớ
chậm và kém và còn một số nguyên nhân như: khả năng ghi nhớ và biểu đạt ngôn ngữ
ở mỗi trẻ khác nhau, đa số các cháu phát âm chưa chính xác các âm v,r… vì ảnh
hưởng từ cách nói hằng ngày, vẫn còn một số trẻ bộ máy phát âm chưa hoàn thiện: âm
“t” trẻ đọc thành “c”
1. Giải pháp 1: Xây dựng, tổ chức các hoạt động học theo hướng tích hợp
Tất cả các kỹ năng nghe nói, đọc, viết đều phát triển và có mối quan hệ qua lại
với nhau, không dạy ngôn ngữ một cách riêng rẽ mà được tích hợp trong các hoạt
động nhằm thúc đẩy tất cả các nhu cầu và sự phát triển của trẻ về trí tuệ, hiểu biết về
xã hội, tình cảm...Thông qua các môn học nhằm hình thành cho trẻ các kỹ năng trong
học tập và sự phát triển toàn diện của trẻ về các mặt khác: tình cảm xã hội, thể chất
nhất là các nhóm cơ nhỏ.Sự lồng ghép hòa quyện ấy được tôi thể hiện như sau:
- Lồng ghép trong môn văn học
Cụ thể: Cô đọc đồng dao có chữ v:


Con vỏi con voi
Cái vòi đi trước
Hai chân trước đi trước
Hai chân sau đi sau

Còn cái đuôi đi sau rốt
Tôi xin kể nốt
Cái chuyện con voi
Hay chữ r:
3


Rì rà rì rà
Đội nhà đi chơi
Tối lặn mặt trời
Úp nhà nằm ngủ
Cô cho trẻ đọc nhằm luyện phát âm sau đó yêu cầu trẻ quan sát và gạch dưới
chữ v,r trong từ
- Lồng ghép trong môn Toán: Thông qua bài tập sắp xếp theo qui tắc tôi tạo ra
một qui tắc
V- r - v - r,…Tôi cho trẻ nhận xét cách sắp xếp và đọc các con chữ theo qui tắc
ấy. Sau đó tôi cho nhóm trẻ cùng thảo luận và tạo ra qui tắc mới theo ý thích và một
trẻ đại diện phát âm quá trình mà trẻ vừa sắp xếp. Cụ thể: vv, rr, vv, rr…
- Đối với hoạt động Khám phá khoa học, khám phá xã hội: Tôi lồng ghép các
trò chơi chữ cái bằng cách quan sát và gọi tên các con vật thông qua hình ảnh sau đó
tìm gạch nối chữ cái trong từ tên các con vật vào chữ cái rời theo yêu cầu
- Đối với hoạt động Thể dục: Để những trò chơi với chữ cái không nhàm chán
tôi lồng ghép vào các hoạt động vận động như: Bật nhảy vào các ô và cho trẻ lên chọn
chữ cái theo yêu cầu hoặc mỗi ô tôi dán một con chữ mới làm quen và những con chữ
đã học rồi.Tôi yêu cầu trẻ bật vào ô nào thì đọc to con chữ ở ô đó

- Đối với hoạt động Tạo hình: Trò chơi chữ cái rất đa dạng và phong phú. Để
lôi cuốn tất cả trẻ tham gia vào các trò chơi với chữ cái tôi luôn tìm ra nhiều hình thức
khác nhau vừa luyện tai nghe, luyện phát âm tôi còn giúp trẻ phát triển các cơ tay
thông qua môn học Tạo hình với trò chơi tô màu hình vẽ có chứa chữ cái theo yêu
cầu.
Cụ thể: Khi làm quen với chữ n, m xong, đến trò chơi tìm chữ tôi cho trẻ tô
màu ô chữ có chứa chữ n hoặc m và gọi tên hình ảnh trẻ vừa tô được. Ví dụ: Tôi vẽ
các quả đan xen vào nhau như mận, xoài, táo, chuối…những ô nằm trong quả mận
đều có chữ m. Các ô khác thì chứa các con chữ khác. Tôi yêu cầu trẻ tìm và tô màu đỏ
ô có chữ m. Khi trẻ thực hiện xong bài tập tôi hỏi con tô được quả gì thế?
- Đối với hoạt động Âm nhạc: Về luyện phát âm cho trẻ cách đơn giản nhất là
viết một vài câu thơ đồng dao có chứa chữ cái và yêu cầu trẻ đọc theo cô nhưng đôi
lúc trong một bài thơ chỉ có một vài chữ cái vừa học thì không thể nào giúp trẻ luyện
phát âm tốt được, tôi mạnh dạn sáng tác những câu có vần có điệu và có nhiều chữ
vừa học để việc luyện phát âm cho trẻ được nhiều hơn
Cụ thể: Chữ l, b tôi cho trẻ luyện phát âm qua hai câu: Bà ba bán bánh bò bông
Bán luôn lá lựu, lá lài, lá lê

4


Ngoài việc sáng tác tự do như thế tôi còn luyện phát âm cho trẻ thông qua các
bài hát, trò chơi âm nhạc.
Cụ thể: cô cháu cùng xướng âm đối đáp theo tiết tấu: cô xướng âm kết hợp la la - la - la, các cháu đáp lại là - là - là - là hoặc ngược lại.
2. Giải pháp 2: Định hướng, gợi mở giúp trẻ liên tưởng và liên hệ thực tế
Hãy để trẻ so sánh tưởng tượng chữ giống như những đồ vật nào trẻ thường
thấy trong cuộc sống. Điều này giúp trẻ dễ nhớ, khắc sâu hơn. Cô cho trẻ quan sát,
nhận xét ,so sánh điểm giống và khác nhau giữa các chữ cái, hoặc chữ cái đó có gì đặc
biệt, khác lạ…
Cụ thể: Chữ v giống như cái mỏ gà trống đang gáy, 2 ngón tay đưa lên, chữ o

tròn như quả trứng. Chữ r giống như cái đèn bàn để học, chữ g có cái đuôi, chữ b thì
ngồi, chữ q thì đứng…
Tùy theo con chữ mà tôi lựa chọn đồ dùng, đồ chơi phù hợp với yêu cầu và
hứng thú của trẻ. Có khi thi ghép chữ bằng hột hạt, bằng que tre, lá cây…Nói chung
là cô cháu tôi trãi nghiệm với nhiều hình thức trò chơi khác nhau, nhưng kết quả là
các cháu hứng thú và thực hiện tốt các bài tập theo mục tiêu mà tôi đã đề ra
Trong cách nói hằng ngày người ta thường phát âm giống nhau làm cho trẻ khó
phân biệt được. Con rùa thì nói “con gùa”, đi ra ngoài thì nói “đi ga ngoài” Chính vì
thế khi dạy trẻ phát âm “r” trẻ rất khó phát âm chính xác và cứ lẫn lộn “r” với “g”
điều này làm ảnh hưởng đến cách viết sai chính tả này sau. Đối với những con chữ
khó phát âm như chữ r - g, s- x,.. ,khi dạy tôi phát âm chậm, chính xác cho trẻ nghe.
Phân tích cho trẻ biết khẩu hình miệng như “r” khi đọc lưỡi cong lên và rung, “g” khi
đọc há miệng tròn, lưỡi hơi cong nhưng không rung lưỡi và tập cho trẻ phát âm nhiều
lần. Đối với cặp chữ s - x thì cách viết hoàn toàn khác nhau nhưng khi đọc không chú
ý nghe kỹ thì không phân biệt được. Vì thế tôi dạy trẻ cách phát âm chậm từng chữ
như: “x” phát âm nhẹ, “s” phát âm sờ cong lưỡi nhưng hơi không xì ra ngoài và yêu
cầu trẻ phát âm cùng tôi. Sau đó cô cháu cùng luyện phát âm bằng hình thức cô đưa
thẻ chữ trẻ phát âm, cô nói cấu tao chữ trẻ nói tên con chữ và phát âm….
Để hình thành cho trẻ kĩ năng phát âm đúng, ngoài luyện phát âm cho trẻ trong
giờ học tôi còn chú ý sửa lỗi phát âm cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi và luôn làm gương
trong cách nói, phát âm của mình cho trẻ noi theo
3. Giải pháp 3: Sử dụng giáo cụ đồ dùng đồ chơi, đầy đủ phong phú
Đối với trẻ mầm non học bằng chơi, chơi bằng học, cho nên mỗi một giờ học
tôi chuẩn bị nhiều loại đồ dùng khác nhau để trẻ được hoạt động trãi nghiệm, đây
cũng là cách thu hút trẻ vào hoạt động và ghi nhớ tốt hơn và cũng là một phần làm
nên thành công trong giờ học đó
Cụ thể: Trong giờ làm quen chữ cái mới h, k tôi làm những con kiến từ vật liệu
phế thải như chai nước pepsi lớn tôi làm mình, đầu kiến là một quả banh, tôi sơn màu
5



con kiến thật bắt mắt sau đó tôi đặt kiến lên một chiếc lá. Tôi yêu cầu trẻ tìm bông
hoa, chấm tròn, chân có chứa chữ h hoặc k dán vào con kiến cho nó đẹp. Cả nhóm trẻ
thực hiện một bài tập một cách say mê. Kết quả có một đàn kiến đủ màu bò trên vách
tường trông thật dễ thương làm sao
Hoặc: Trong tiết học chữ v tôi giới thiệu tranh con voi sau đó giới thiệu từ “con
voi”. Hoặc tôi sử dụng con voi làm từ đồ chơi sau đó giới thiệu từ “con voi” và giới
thiệu chữ cái sẽ làm quen là “v” kế tiếp cho trẻ phát âm và sờ đường bao chữ v. Và
trong suốt giờ học phải sử dụng rất nhiều giáo cụ hỗ trợ cho tiết dạy như: giáo cụ chơi
trò chơi để củng cố. Chẳng hạn như trò chơi “Về đúng nhà” thì cô phải làm nhà có
dán chữ v…, mỗi trẻ đội mũ có chữ gì thì về nhà có chữ cái đó
4. Giải pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy
Hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy hầu như ở tất cả các
môn. Điều này gây cho trẻ sức hấp dẫn và thú vị, giờ học không còn nhàm chán. Việc
ứng dụng vào giờ học một cách phù hợp thì mang lại hiệu quả cao còn như “lạm
dụng” công nghệ thông tin thì gây phản ứng ngược, giờ học sẽ nhàm chán, trầm lắng
và trẻ sẽ dễ mệt mỏi…Cho nên đối với môn Làm quen chữ viết, tôi thiết kế giáo án
điện tử có tranh kèm từ để giới thiệu, sau đó cho trẻ tìm chữ cái học rồi nếu trẻ tìm
đúng vào chữ cái đó đã học rồi thì nó sẽ biến mất. Sau đó cho trẻ xem từng nét cấu tạo
nên chữ. Trong giáo án điện tử có những hiệu ứng xuất hiện và biến mất gây sự chú ý
cho trẻ, giúp trẻ dễ nhớ hơn
Cụ thể: trong tiết làm quen chữ e, ê. Tôi dạy kết hợp cùng Power Point. Đầu
tiên tôi cùng trẻ trò chuyện về gia đình trẻ, về tình yêu thương, sự chăm sóc của mẹ
dành cho bé từ khi lọt lòng, sau đó cho trẻ xem tranh và hỏi “Mẹ đang làm gì?” (Mẹ
đang bế bé). Tôi giới thiệu từ: “mẹ bế bé” cho trẻ đọc vài lần sau đó cho trẻ tìm chữ
cái học rồi. Gọi vài trẻ tìm xong tôi giới thiệu chữ cái sẽ học hôm nay là “e”. Tôi phát
âm mẫu chậm, rõ cho trẻ nghe và yêu cầu trẻ phát âm. Tôi cho cá nhân trẻ đọc và sửa
cách phát âm trẻ cho đúng. Tiếp tục cho từng trẻ sờ chữ e và hỏi trẻ về cấu tạo của
chữ. Tôi ghép từng nét chữ trong Power Point cho trẻ xem. Tương tự với chữ ê cũng
thế. Tôi cho trẻ so sánh từng nét chữ xem e, ê giống nhau nét nào? (giống nhau đều có

nét ngang và nét cong) khác nhau ra sao? (khác nhau: e không có mũ còn ê có mũ).
Ngoài ra, tôi còn cho trẻ xem đoạn phim hay hình ảnh cần cung cấp sau đó kèm
từ cho trẻ đọc từ theo nội dung tranh vừa xem,...Với những hình ảnh sinh động, màu
sắc đẹp mắt sẽ lôi cuốn trẻ vào bài học tự nhiên, hứng thú mà không làm trẻ nhàm
chán.
5.Giải pháp 5: Vận dụng trò chơi linh hoạt khéo léo để lôi cuốn trẻ tham gia
Trong mỗi tiết học của trẻ ở lứa tuổi mầm non không thể thiếu trò chơi. Trò
chơi là yếu tố quan trọng để giáo dục trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần,
giúp cho giờ học sinh động, lôi cuốn, trẻ “học mà chơi, chơi mà học”. Thông qua các
trò chơi rèn luyện cho trẻ khả năng ghi nhớ, quan sát:
6


Cụ thể: trò chơi: “Hái quả” “Hái hoa” “Câu cá” có chứa chữ cái theo yêu cầu
Trò chơi “đoán chữ”, trẻ nhắm mắt cô lấy tay viết chữ lên tay trẻ. Cho trẻ đoán
tên đó là chữ gì nhằm tập cho trẻ khả năng tư duy con chữ hoặc tôi cho trẻ chơi truyền
tin “mật” bằng cách ghi chữ vào tay đội trưởng, đội trưởng chạy về ghi con chữ đó
vào tay bạn, cứ thế bạn này ghi cho bạn kia cho đến bạn cuối cúng nhận được tin thì
lên nói cho cô hoặc ghi chữ cái nhận được lên bảng. Sau đó các đội trưởng nhận xét
kết quả của đội mình. Trò chơi này những lần đầu chơi cô cháu tôi cười vỡ bụng vì sự
“tam sao, thất bổn” của trẻ nhưng khi thành thạo thì trẻ thích thú vô cùng và hay rủ tôi
“Cô ơi chơi ‘Tam sao thất bổn’ đi cô”.
Hay trò chơi “tìm đường”. Cô vẽ nhiều con đường trong một bức tranh, mỗi
con đường được đánh dấu một chữ cái. Yêu cầu trẻ dùng bút vẽ trên con đường có
chữ cái theo yêu cầu.
Cụ thể: học chữ e. ê thì tìm đường đưa bé đến trường hoặc trở về nhà khi bé đi
lạc
6. Giải pháp 6: Tạo môi trường chữ viết đa dạng, phong phú, hấp dẫn
Để trẻ được làm quen chữ cái ở mọi lúc mọi nơi tôi luôn cố gắng tạo môi
trường chữ viết thật đẹp,thật phong phú xung quanh lớp để cuốn hút trẻ. Trong lớp có

góc học tập cho trẻ chép từ, tô màu chữ cái, ghép từ theo tranh, Các góc chơi đều ghi
tên , các đồ dùng đồ chơi đều có tên, cho trẻ tô chữ theo đường chấm mờ, cắt những
mẫu chữ cái đẹp và dán vào bộ sưu tập…
Cụ thể: Chủ đề của lớp về thế giới động vật, tôi cho trẻ tự vẽ tranh con vật và
đặt tên tranh, cô giáo ghi tên và trẻ sao chép rồi dán vào góc chủ đề... Mỗi nhóm con
vật tôi đều để tên như: Động vật hoang dã hoặc tên từng con vật. Nội dung bức tranh
chủ đề sống động về hình ảnh mà còn đa dạng về chữ viết nên trẻ rất thích xem và đọc
các chữ cái mà bạn sao chép. Cách học này giúp tăng cường sự phát triển trí não của
trẻ và giúp trẻ nhớ tốt hơn. Khuyến khích trẻ tìm kiếm các chữ cái trong môi trường
xung quanh, miêu tả lại những gì bé thấy, tự viết lại nó, phát âm nó và học nghĩa của
từ, điều này sẽ giúp phát triển nhận thức của trẻ và khơi dậy sự yêu thích của bé với
chữ cái.
- Dán nhãn tên các đồ vật vào vị trí trung tâm của các đồ vật trong phòng học
- Viết tên trẻ lên giấy hoặc ở góc kiểm diện, bình cờ bé ngoan, góc cảm xúc,
góc mừng sinh nhật
- Cho trẻ nói và vẽ hình ảnh mang ý nghĩa tên của trẻ. Ví dụ: “Tên cháu là
Mai”, Mai là hoa mai màu vàng nở trong dịp tết Nguyên đán sau đó cháu có thể vẽ
hoa mai hoặc phụ giúp cô trang trí cây mai
- Tổ chức nhóm hoạt động mọi lúc mọi nơi theo tên các trẻ có tên bắt đầu cùng
một chữ cái.
Cụ thể:
7


Nhóm 1: Các cháu có tên bắt đầu bằng chữ V (Vân, Vy, Vũ, Vinh...) khoanh
tròn chữ v trong 1 bài thơ
Nhóm 2: Các cháu có tên chứa chữ R (Trinh, Trang, Trí, Trúc…) gạch chân
chữ r trong 1 bài thơ
- Thiết kế các từ được làm ra từ các nguyên vật liệu khác nhau như : giấy màu,
miếng xốp, những hạt lấp lánh, hạt đỗ ...

- Dán các thẻ từ lên những bức tranh do trẻ vẽ, tạo hình
- Cho trẻ bắt chước lại các từ bằng cách dùng các chữ cái có nam châm dính
phía sau để ghép thành từ
- Viết các động từ chỉ hành động lên những miếng bìa ví dụ như “chạy”, “ngủ”,
“ăn”, “ chơi” ...vv. Khi đưa ra những từ này, yêu cầu trẻ đứng lên và diễn tả từ đó
bằng hành động
- Giúp trẻ thu thập các từ mà trẻ thích hoặc những từ có ý nghĩa đối với cá nhân
trẻ. Cô có thể bảo trẻ mang một chiếc hộp, trang trí nó thành một “ngân hàng từ”. Cô
viết những từ trẻ thích lên những miếng bìa kích thước 3cm x 5cm, sau đó yêu cầu trẻ
đọc và cất giữ trong hộp “ngân hàng từ”. Trẻ có thể dùng một dây kim loại xâu các
tấm bìa vào với nhau. Sau đó trẻ có thể sử dụng các từ này để tạo thành một câu
chuyện hoặc để sử dụng cho các hoạt động khác
- Tạo hình chữ cái thông qua các giác quan kết hợp với các bộ phận trên cơ thể
trẻ hoặc “Con hãy nghĩ và tạo hình chữ o,ô,ơ trên bất kỳ bộ phận nào của cơ thể con.
Trẻ chụm các ngón tay và giơ cao lên đầu làm chữ ô, hoặc đặt bàn tay phải lên cạnh lỗ
tai làm râu của chữ ơ. Hoặc cô hỏi trẻ “trên cơ thể con bộ phận nào tạo được chữ v,
chữ x.
7. Luyện kỹ năng tô, viết theo đường chấm mờ
Trong chương trình dạy trẻ tô viết theo đường chấm mờ các chữ cái để trẻ làm
quen với cách cầm bút, cách tô đúng.Khi hướng dẫn cách viết, tôi cho trẻ làm quen
bằng cách: dùng phấn viết từng nét cho trẻ xem sau đó cô trò cùng nhau “viết” trên
không bằng ngón tay. Sau đó mở phần mềm “Vui học chữ” cho trẻ xem lại lần nữa
cách viết rồi mới cho trẻ thực hiện.
Cụ thể: Tôi hướng dẫn trẻ cách tô viết chữ a như sau: Cô cầm bút bằng tay
phải, cầm bút bằng 3 ngón tay: ngón cái, ngón trỏ chụm lại và gát bút lên ngón giữa.
Cô viết nét cong tròn trước, viết nét móc dưới sau. Cô trò cùng nhau viết chữ a trên
không để cho trẻ định hình 2 nét chữ, sau đó mở phần mềm “Vui học chữ” để trẻ xem
lại cách viết lần nữa.
Trong quá trình tô viết tôi quan sát thấy cháu nào cầm bút yếu, tô chưa ngay
ngắn tôi kết hợp cho trẻ chơi ở hoạt động góc. Để trẻ không bị nhàm chán, tôi cho trẻ

tô vẽ bông hoa theo đường chấm mờ sau đó tô màu bông hoa để luyện đôi tay tô ngay
ngắn hơn mà trẻ rất thích
8


Kết quả đạt được ở học kỳ II
STT

Nội dung

Đầu năm

Cuối năm

Tăng

1

Trẻ thực hiện đúng các bài
tập làm quen chữ viết

15/35

42,86% 35/35

100%

57,14%

2


Trẻ tham gia trò chơi làm
quen với chữ viết hứng thú,
tích cực

18/35

51,43% 34/35 97,14%

45,71%

3

Trẻ có kỹ năng phát âm đúng,
rõ các chữ

13/35

37,14% 32/35

91,43%

54,29%

4

Trẻ có kỹ năng tô, viết các
chữ đúng qui luật, gọn gàng
khéo léo.


12/35

34,29% 35/35

100%

65,71%

5

Trẻ nhận biết, phân biệt đúng
từng chữ cái khi nghe đọc và
phát âm

11/35

31,42% 34/35

97,14%

65,72%

6

Trẻ thuộc và đọc đúng 29 chữ
cái

03/35

8,57%


100%

91,43%

35/35

So với đầu năm học lớp tôi đạt được một số kết quả như sau:
- 100% trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động làm quen với chữ cái và có
khả năng phát âm đúng từng con chữ
- 100% trẻ có khả năng tô đúng qui trình chữ cái theo nét in mờ và sao chép
được nhiều dạng chữ cái khác nhau
- Phụ huynh quan tâm và hợp tác cùng cô giáo thường xuyên ôn luyện chữ cái
cho trẻ nên tất cả các cháu đều đọc và thuộc được 29 chữ cái đã học
+ Đối với giáo viên
Muốn trẻ học môn làm quen chữ viết đạt hiệu quả thì phải đảm bảo các điều
kiện sau:
- Giáo viên phải nắm được tâm sinh lý, khả năng nhận thức và kỹ năng của
trẻ để lựa chọn phương pháp giảng dạy thích hợp.
- Luôn tạo môi trường lớp học đa dạng về chữ viết để trẻ vừa chơi vừa học
một cách thoải mái bằng chính sản phẩm của trẻ làm ra
- Không vội vàn nhồi nhét, ép buộc trẻ phải thực hiện tốt các mục tiêu đề ra
mà phải tạo cho trẻ không khí vui vẻ trong hoạt động.
9


- Biết động viên, khuyến khích kịp thời, phát huy tối đa tính tích cực ở trẻ để
có niềm tin tham gia vào hoạt động
- Mạnh dạn, sáng tạo ra các trò chơi chữ cái khác nhau để trẻ không nhàm
chán

- Đồ dùng cho cô và trẻ hoạt động phải hấp dẫn, mới lạ, đa dạng vật liệu
- Phải biết phối kết hợp với phụ huynh cùng tạo môi trường hoạt động làm
quen chữ viết cho trẻ trong và ngoài lớp học
+ Đối với trẻ
Qua một năm áp dụng các biện pháp trên tôi nhận thấy các cháu có sự tiến bộ rõ
rệt:
Trẻ rất thích học môm làm quen chữ viết và tích cực tham gia vào các hoạt động
nhận biết chữ cái thông qua các trò chơi với chữ cái, yêu thích tìm hiểu chữ cái ở môi
trường xung quanh như đọc được các chữ cái ở tên góc chơi, biển hiệu trên đường đi
học…Trẻ thấy hứng khởi khi đến lớp, mạnh dạn trong giao tiếp với mọi người và trao
đổi với bạn trong hoạt động học và chơi.
V- KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG
Với những giải pháp trong sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân đã thực hiện và
đạt hiệu quả trong từng tiết dạy. Và đã được các bạn đồng nghiệp trong trường vận
dụng vào giảng dạy cho trẻ ở lớp đạt kết quả tốt. Nếu được nhân rộng ra giáo viên các
trường bạn thì việc áp dụng và thực hiện sẽ đạt hiệu quả cao hơn nữa.
VI- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Môi trường giáo dục luôn có tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển
nhân cách con người thông qua các mối quan hệ xã hội đa dạng. Trẻ em là những
mầm non tương lai của đất nước chính vì vậy phải chăm sóc giáo dục thật tốt ngay từ
khi trẻ còn ở độ tuổi mầm non. Trẻ phải được giáo dục toàn diện để phát triển các
mặt: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm xã hội.
Trường học thân thiện của lứa tuổi mầm non là nơi không chỉ tạo điều kiện
cho trẻ vui chơi, học tập mà còn là môi trường sống lành mạnh, an toàn, nơi đó trẻ
phải được đối xử công bằng, được quan tâm chăm sóc, giáo dục, được bảo vệ và tích
cực tham gia vào quá trình học tập để phát triển nhận thức một cách toàn diện. Vì vậy
việc tổ chức cho trẻ làm quen chữ viết trong trường mầm non là một trong những yếu
tố quan trọng để xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực và phát huy tối đa
“Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”

Trẻ là chủ thể tích cực, giáo viên là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở các
hoạt động để trẻ tìm tòi khám phá. Trẻ được chủ động tham gia các hoạt động để phát
triển khả năng, năng lực của mình không chỉ ở trong giờ học mà còn phải cho trẻ hoạt
10


động tích cực ở mọi lúc mọi nơi. Cho nên việc tạo môi trường học tập xung quanh lớp
cho trẻ là rất cần thiết, nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân nhiều hơn, được
tự do khám phá theo ý thích, theo khả năng của mình, giúp trẻ phát hiện nhiều điều
mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, các kiến thức kỹ năng của trẻ được củng cố và bổ
sung góp phần thực hiện tốt phương pháp đổi mới giáo dục mầm non một cách toàn
diện.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân đã áp dụng vào việc hướng
dẫn trẻ làm quen với chữ cái. Bản thân sẽ cố gắng tìm ra nhiều giải pháp hay hơn nữa
để lôi cuốn các cháu vào hoạt động học tập.
2. Kiến nghị
Để tiếp tục thực hiện các biện pháp trên có hiệu quả, phát huy những thành tích
đạt được vào trong hoạt động thực tiễn, dựa vào điều kiện thực tế của trường tôi xin
đề xuất những việc sau:
- Tổ chức cho giáo viên trường được đi tham quan học tập môi trường lớp học
của các trường trong thành phố và ngoài tỉnh.
Trên đây là một số kinh nghiệm bản thân tôi đã đúc kết rút ra được trong
những năm qua. Song tôi cần nghĩ rằng bản thân phải cố gắng nhiều hơn nữa để góp
một phần nhỏ của mình trong công tác giáo dục./.
Phường 9, Ngày 15 tháng 3 năm 2017
Người thực hiện

Mạc Hồng Vân

11



Nhận xét, đánh giá của Hội đồng khoa học trường MN Thực hành Măng non
Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số giải pháp dạy trẻ 5-6 tuổi thực hiện tốt các
hoạt động làm quen với chữ viết” của Bà Mạc Hồng Vân; đơn vị trường Mầm Non
Thực hành Măng Non Phường 9 đã được Hội đồng khoa học trường đánh giá, đạt
điểm: . . . . . . . Xếp loại : . . . . .
(Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp dạy trẻ 5-6 tuổi thực hiện tốt các
hoạt động làm quen với chữ viết” đã đưa vào vận dụng đạt hiệu quả trong năm học
2016 - 2017)
TM. Hội đồng Khoa học Trường MN.TH Măng Non
CHỦ TỊCH HĐ

Lê Thị Liên
HIỆU TRƯỞNG

Nhận xét, đánh giá của Hội Đồng khoa học
Ngành GD-ĐT thành phố Vĩnh Long
Kinh nghiệm giảng dạy “Một số giải pháp dạy trẻ 5-6 tuổi thực hiện tốt các hoạt động
làm quen với chữ viết” của Bà Phạm Thị Phương, chức vụ giáo viên trường Mầm Non Thực
Hành Măng Non Phường 9 đã được hội đồng khoa học Ngành GD-ĐT thành phố Vĩnh Long
đánh giá.
Điểm ……… xếp loại ...............
(Kinh nghiệm giảng dạy “Một số giải pháp dạy trẻ 5-6 tuổi thực hiện tốt các hoạt động
làm quen với chữ viết” đã đưa vào vận dụng đạt hiệu quả từ năm 2016 đến năm 2017).
TM.Hội đồng khoa học Ngành GD-ĐT TP Vĩnh Long
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

12




×