Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

skkn sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn trong dạy học các bài về cây cối môn tự nhiên và xã hội cho học sinh lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (799.97 KB, 41 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ VĨNH LONG
TRƯỜNG TIỂU HỌC SƯ PHẠM THỰC HÀNH

BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG

ĐỀ TÀI
SỬ DỤNG KĨ THUẬT KHĂN PHỦ BÀN TRONG DẠY
HỌC CÁC BÀI VỀ CÂY CỐI MÔN TỰ NHIÊN
VÀ XÃ HỘI CHO HỌC SINH LỚP HAI

NGƯỜI THỰC HIỆN
ĐỖ THỊ MỸ HẠNH

Thành phố Vĩnh Long, năm 2017
1


MỤC LỤC
1. Tóm tắt ……………………………………………………………... trang 1
2. Giới thiệu …………………………………………………………… trang 3
3. Phương pháp ………………………………………………………... trang 5
3.1. Khách thể nghiên cứu …………………………………………….. trang 6
3.2. Thiết kế nghiên cứu ………………………………………………. trang 6
3.3.Quy trình nghiên cứu………………………………………………. trang 7
3.4. Đo lường và thu thập dữ liệu……………………………………… trang 8
4. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả ………………………………. trang 9
4.1. Phân tích dữ liệu ………………………………………………….. trang 9
4.2. Bàn luận ……………………………………………………........ trang 10
5. Kết luận và khuyến nghị……………………………………………trang 11
5.1. Kết luận …………………………………………………………. trang 11


5.1. Khuyến nghị..……………………………………………………. trang 12

2


1

1. TÓM TẮT
Kĩ thuật khăn phủ bàn là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết
hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm.Với mục tiêu là kích thích thúc đẩy sự tham gia tích
cực của học sinh, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của từng cá nhân học sinh, làm
phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh.
Ưu điểm kĩ thuật khăn phủ bàn có tác dụng làm cho học sinh tiếp cận được nhiều giải
pháp và chiến lược khác nhau. Rèn kĩ năng suy nghĩ, quyết định và giải quyết vấn đề,
tăng cường sự phối hợp làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm nhỏ, tạo cơ hội nhiều
hơn cho học tập, nâng cao mối quan hệ giữa học sinh. Tăng cường sự hợp tác, giao tiếp,
học cách chia sẻ kinh nghiệm và tôn trọng lẫn nhau, nâng cao hiệu quả học tập.
Kĩ thuật “Khăn phủ bàn” được tiến hành như sau:
Chia học sinh thành các nhóm và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A O. Trên giấy AO
chia thành các phần, gồm phần chính giữa và các phần xung quanh. Phần xung quanh
được chia theo số thành viên của nhóm (ví dụ nhóm 4 học sinh). Mỗi học sinh ngồi vào
vị trí tương ứng với từng phần xung quanh. Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng
vài phút, tập trung suy nghĩ trả lời câu hỏi theo cách nghĩ, cách hiểu riêng của mỗi cá
nhân và viết vào phần giấy của mình trên tờ giấy AO. Trên cơ sở những ý kiến của mỗi cá
nhân, học sinh thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa của tờ giấy
AO “Khăn phủ bàn”.
Ý kiến cá nhân

Ý kiến
cá nhân


Ý kiến cả nhóm

Ý kiến
cá nhân

Ý kiến cá nhân

Kĩ thuật khăn phủ bàn là một kĩ thuật dạy học đơn giản, dễ thực hiện, có thể tổ chức
trong các môn học, bậc học khác. Đối với giáo viên giúp cho tiết dạy nhẹ nhàng, sinh
động, giáo viên không cần giảng nhiều. Đối với học sinh được thực hành hợp tác giữa cá
nhân, nhóm, đòi hỏi tất cả các thành viên phải làm việc cá nhân, suy nghĩ, viết ra ý kiến

1


2

của mình trước khi thảo luận nhóm. Như vậy có sự kết hợp giữa hoạt động cá nhân và
hoạt động nhóm. Từ đó, các cuộc thảo luận thường có sự tham gia của tất cả các thành
viên và các thành viên có cơ hội chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm của mình, tự đánh giá và
điều chỉnh nhận thức của mình một cách tích cực. Nhờ vậy hiệu quả học tập được nâng
cao và không mất thời gian, giữ được trật tự trong lớp học.
Sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn vào dạy học hiện nay có vị trí vai trò rất quan trọng,
đây là kĩ thuật dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học tích cực, kĩ thuật
dạy học này có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các phương pháp dạy học trước đây
mà tôi đã sử dụng như phương pháp thuyết trình, giảng giải,… các phương pháp ấy
không phát huy hết tính tích cực sáng tạo và sự hứng thú học tập của các em, với những
ưu điểm vượt trội của “Kĩ thuật khăn phủ bàn” như vừa nêu trên, kết hợp với việc kiểm
tra đánh giá qua các bài kiểm tra sẽ góp phần làm tăng chất lượng dạy các bài về cây cối

cho học sinh lớp 2.
Nguồn : sách Dạy và học tích cực, NXB ĐHSP, HN, 2010.
Nội dung đề tài tôi đang nghiên cứu tập trung việc Sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn
dạy các bài về cây cối cho học sinh lớp 2, nhóm thực nghiệm được tác động bằng kĩ thuật
khăn phủ bàn, nhóm đối chứng được tác động bằng phương pháp diễn giảng, đàm thoại
(mỗi nhóm 20 học sinh) được lựa chọn ngẫu nhiên trên cơ sở tương đương của 104 học
sinh lớp 2 trường Sư phạm Thực hành.Thời gian tác động ở mỗi nhóm là 3 tiết học. Tôi
lựa chọn thiết kế 4 “Chỉ kiểm tra sau tác động đối với nhóm ngẫu nhiên”.
Thực trạng việc sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn tôi đang nghiên cứu bản thân được
dự giờ các đồng nghiệp trong các tiết hội giảng đổi mới phương pháp trên địa bàn và học
được cách tổ chức kĩ thuật khăn phủ bàn.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này được thực hiện trên học sinh khối 2 trường Sư
phạm Thực hành. Từ 40 học sinh của hai nhóm ngẫu nhiên (nhóm thực nghiệm 20 học
sinh, nhóm đối chứng 20 học sinh) được lựa chọn ngẫu nhiên từ 104 học sinh của khối 2
trường Sư phạm Thực hành, đây là một việc làm có cơ sở khoa học theo bảng số liệu
ngẫu nhiên (tài liệu phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên của Bộ GD – ĐT ban hành). Để
có được hai nhóm thực nghiệm và đối chứng tôi đã tiến hành theo bảng số liệu ngẫu
nhiên. Sau đó bốc thăm chọn nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng theo sự chỉ đạo của
Ban Giám Hiệu. Tôi tiến hành soạn bài cho nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng và
soạn đề kiểm tra sau tác động cho cả hai nhóm, kế tiếp tôi thông qua Tổ chuyên môn và

2


3

Ban Giám Hiệu xin tiến hành dạy và kiểm tra. Nhóm thực nghiệm được tiến hành nghiên
cứu bằng giải pháp sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn, nhóm đối chứng được nghiên cứu theo
phương pháp dạy học truyền thống hằng ngày. Dạy xong tôi tiến hành cho học sinh kiểm
tra cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng, chấm bài kiểm tra, tiếp đó là thống kê kết quả

vào bảng điểm có sự chứng kiến của Tổ chuyên môn và Ban Giám Hiệu trường.
Quy trình thực hiện nghiên cứu đề tài bắt đầu từ việc xác định hiện trạng chất lượng
dạy học nội dung các bài về cây cối có vấn đề bức xúc, chất lượng không cao, học sinh
thụ động, tiếp thu bài chậm, tiết học nhàm chán không phát huy được tính tích cực và
sáng tạo của học sinh, từ các nguyên nhân và hạn chế đó tôi lựa chọn giải pháp sử dụng
kĩ thuật khăn phủ bàn có thể tác động để làm cải thiện hiện trạng được tốt hơn. Tiếp theo
tôi xây dựng kế hoạch nghiên cứu, soạn bài, soạn đề, thực hiện giảng dạy và tổ chức kiểm
tra theo sự phân công của tổ chuyên môn; tổ chức chấm bài, thực hiện thống kê số liệu,
và cuối cùng là viết báo cáo nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của
học sinh. Nhóm thực nghiệm đạt kết quả học tập cao hơn so với nhóm đối chứng. Điểm
bài kiểm tra của nhóm thực nghiệm có giá trị trung bình là 9,35; điểm bài kiểm tra của
nhóm đối chứng là 7,15. Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p = 0,0002 có nghĩa là có sự
khác biệt lớn giữa điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
Kết luận: Điều đó chứng minh rằng việc thực hiện kĩ thuật khăn phủ bàn dạy các
bài về cây cối cho nhóm thực nghiệm đã mang lại hiệu quả rất lớn và làm nâng cao chất
lượng học tập cho học sinh lớp 2 trường Sư phạm Thực hành.
2.GIỚI THIỆU
Hiện trạng:
Chương trình môn tự nhiên và xã hội là một môn học cung cấp, trang bị cho học
sinh những kiến thức hiểu biết cơ bản ban đầu về các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và
xã hội với mối quan hệ trong đời sống thực tế của con người, có cấu trúc phù hợp với
nhận thức của học sinh, phù hợp với quy luật nhận thức của con người từ trực quan sinh
động đến tư duy trừu tượng. Chương trình môn tự nhiên và xã hội gồm có 35 bài ứng với
35 tiết, Các bài về cây cối được phân bố ở tiết 24 tuần 24 bài: “Cây sống ở đâu?”, tiết 25
tuần 25 bài: “Một số loài cây sống trên cạn”, tiết 26 tuần 26 bài: “Một số loài cây sống

3



4

dưới nước”. Qua bài học các em sẽ biết được cây sống ở đâu?; một số loài cây sống ở
trên cạn; sống ở dưới nước cũng như ích lợi của nó đối với đời sống con người.
Việc thực hiện kĩ thuật khăn phủ bàn trong dạy học của bản thân và của đồng
nghiệp ở trường tôi có sử dụng nhưng chưa thuần thục lắm.
Chất lượng: Việc dạy học nội dung các bài về cây cối chưa được khả quan, trong
giảng dạy giáo viên chưa ứng dụng nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào
các tiết dạy; học sinh còn mơ hồ, lúng túng, chưa nắm vững tên các loài cây và nơi sống
của các loài cây, chưa biết rõ được ích lợi của nó đối với đời sống con người.
Nguyên nhân: Các nguyên nhân dẫn đến chất lượng dạy các bài về cây cối chưa
cao do giáo viên còn lệ thuộc vào SGV, SGK sử dụng các câu hỏi vấn đáp, thiếu sự liên
hệ thực tế, phương pháp dạy chưa kích thích sự tìm tòi, hứng thú học tập của học sinh, về
học sinh chưa có ý thức học tập, chưa phát huy tính tích cực sáng tạo, nội dung học tương
đối khó so với mức độ nhận thức của học sinh lớp 2, do các em ít được tiếp xúc với môi
trường xã hội, chưa hiểu rõ về cây cối, thao tác thực hành còn hạn chế nên các em khó
khắc sâu kiến thức. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập học sinh lớp 2
trường Sư phạm Thực hành còn thấp. Vì thế tôi quyết định tiến hành áp dụng kĩ thuật
khăn phủ bàn dạy các bài về cây cối của môn tự nhiên và xã hội để nghiên cứu tác động
cho nhóm thực nghiệm ở đề tài này nhằm mong rằng sẽ cải thiện chất lượng dạy nội dung
các bài về cây cối tốt hơn.
Giải pháp thay thế: Đề tài này tôi tập trung nghiên cứu sử dụng kĩ thuật khăn phủ
bàn trong dạy học các bài về cây cối cho đối tượng nhóm thực nghiệm là 20 học sinh
được lựa chọn ngẫu nhiên từ lớp 2/1; 2/2 của trường Sư phạm Thực hành. Thời gian tác
động trong 3 tiết dạy.
Mong muốn, hy vọng giải pháp nghiên cứu trên sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho việc
sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn dạy các bài về cây cối. Đối với giáo viên đỡ vất vả, tiết
dạy nhẹ nhàng, chỉ gợi mở bằng tranh ảnh, vật thật cho học sinh thực hiện, đối với học
sinh tự thao tác, tự hoạt động, chiếm lĩnh kiến thức, tiếp thu bài một cách tự nhiên, không
gò bó, Từ đó nâng cao chất lượng hiểu biết khắc sâu kiến thức cũng như vốn sống của

các em được nâng lên rõ rệt.
Các công trình nghiên cứu của các tác giả gần đây có liên quan đến nội dung và giải
pháp của đề tài này bao gồm:

4


5

Đề tài: “Sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn dạy học giải toán về tỉ số phần trăm cho học
sinh lớp 5” của tác giả Nguyễn Minh Hiếu Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn
Huệ.
Đề tài: Tìm hiểu về hoạt động sống của thế giới thực vật - thân cây thông qua kỹ
thuật khăn phủ bàn cho học sinh lớp 6, của tác giả Đỗ Thành Duy trường THCS Nguyễn
Trường Tộ.
Đề tài: Sử dụng Ki ̃ thuật khăn phủ bàn vào dạy học bài: Từ chỉ sự vật. Câu kiểu Ai
là gì ? cho học sinh lớp 2 của tác giả Trịnh Thị Dung trường Tiểu học Hùng Vương.
Đề tài: Sử dụng Ki ̃ thuật khăn phủ bàn trong dạy học bài: Tìm từ khó (tiết 19, 20,
21) môn chính tả lớp 5 của tác giả Nguyễn Khánh Duy trường Tiểu học Nguyễn Huệ.
Các tài liệu vừa trích dẫn giới thiệu của các tác giả vừa nêu trên tập trung nghiên
cứu về giải pháp sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn. Nhưng chưa có đề tài nào đi sâu nghiên
cứu giải pháp nội dung mà tôi đang nghiên cứu. Trong đề tài này tôi tập trung nghiên cứu
giải pháp sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn trong dạy học các bài về cây cối môn tự nhiên và
xã hội cho học sinh lớp 2 trường Sư phạm Thực hành.
Đề tài này tôi kế thừa các công trình nghiên cứu vấn đề sử dụng kĩ thuật khăn phủ
bàn và tôi tập trung nghiên cứu sâu các bài về cây cối, để phát triển nâng cao kinh
nghiệm dạy học của mình ngày càng phong phú và đạt hiệu quả cao hơn.
Vấn đề nghiên cứu: Việc thực hiện kĩ thuật khăn phủ bàn có làm nâng cao chất
lượng dạy học các bài về cây cối cho HS lớp 2 trường Sư phạm Thực hành hay không?
Giả thuyết nghiên cứu: Có, việc thực hiện kĩ thuật khăn phủ bàn sẽ làm nâng cao

chất lượng dạy học các bài về cây cối cho học sinh lớp 2 trường Sư phạm Thực hành.
3. PHƯƠNG PHÁP
3.1. Khách thể nghiên cứu
- Để thực hiện nghiên cứu đề tài này, tôi tiến hành nghiên cứu trên trên mẫu học
sinh của khối 2 trường Sư phạm Thực hành.Tổng số học sinh khối 2 là 104 học sinh; 52
học sinh nữ. Dựa vào kết quả học kì I năm học 2016 - 2017, có 39 HS giỏi, 43 HS khá,
22 HS trung bình, thành lập nhóm thực nghiệm và đối chứng, cụ thể như sau, học sinh
trong hai nhóm này đều có ý thức học tập tốt, gia đình rất quan tâm đến việc học tập của
các em.

5


6

Số học sinh

Nhóm

Học lực

Tổng số

Nam

Nữ

Giỏi

Khá


Trung bình

Thực nghiệm

20

08

12

07

08

05

Đối chứng

20

11

09

07

08

05


Yếu

3.2. Thiết kế nghiên cứu:
Đề tài này thực hiện thiết kế “Chỉ sử dụng bài kiểm tra sau tác động với các nhóm
ngẫu nhiên” (thiết kế 4)
Kí hiệu

Tác động

Nhóm

Bài kiểm tra
sau tác động

N1

Thực nghiệm

Sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn

01

N2

Đối chứng

Phương pháp truyền thống

02


Cả hai nhóm chỉ thực hiện bài kiểm tra sau tác động. Kết quả đo được thông qua
việc so sánh chênh lệch kết quả các bài kiểm tra sau tác động. Nếu có chênh lệch về kết
quả (biểu thị bằng |O1 – O2| > 0), người nghiên cứu có thể kết luận hoạt động thực
nghiệm đã mang lại kết quả. Thiết kế này bỏ qua bài kiểm tra trước tác động vì đây là
hoạt động không cần thiết. Điều này sẽ giảm tải công việc cho giáo viên.
Theo quan điểm của chúng tôi đây là thiết kế đơn giản và hiệu quả nhất đối với
NCKHSPƯD.Các nhóm được lựa chọn ngẫu nhiên. Điều này đảm bảo sự công bằng giữa
các nhóm do có cùng xuất phát điểm.
Về mặt lôgic, điểm trung bình bài kiểm tra trước tác động với nhóm đối chứng và
thực nghiệm được coi là như nhau. Do đó có thể đo kết quả của tác động bằng việc kiểm
chứng giá trị trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai nhóm này.
Nếu như sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn để tác động nhóm N1, phương pháp thuyết
trình giảng giải để tác động với nhóm N2 thì thiết kế này còn giúp ta so sánh hiệu quả của
hai phương pháp dạy học khác nhau. Đây là thiết kế đơn giản và hiệu quả nhất đối với
NCKHSPƯD quy mô lớp học.
Nguồn: Tài liệu NCKHSPUD, Bộ GD- ĐT, NXB ĐHSP, HN 2010.
3.3. Quy trình nghiên cứu
Đối với Ban giám hiệu: Chỉ đạo, tập hợp học sinh, phụ huynh các nhóm ngẫu
nhiên để thông báo nội dung, yêu cầu, mục đích, lý do chọn lựa những học sinh này.
Duyệt các hồ sơ NCKHSPƯD của giáo viên khi tổ trình lên, xếp lịch dạy, kiểm tra chấm

6


7

bài, giám sát theo dõi thúc đẩy các tổ chuyên môn thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa
học sư phạm ứng dụng. Thành lập hội đồng chuyên môn đánh giá sản phẩm
NCKHSPƯD cấp tổ và cấp trường. Theo hướng dẫn của Phòng Giáo dục – Đào tạo.

Đối với Tổ chuyên môn: Duyệt kế hoạch nghiên cứu, kế hoạch bài dạy, đề kiểm
tra cho giáo viên trong tổ; chọn nhóm ngẫu nhiên, nhóm thực nghiệm, nhóm đối chứng
theo các bước đối với học sinh khối lớp 2 mình nghiên cứu. Báo cáo danh sách, kết quả
chọn ngẫu nhiên nhóm thực nghiệm, nhóm đối chứng cho BGH nhà trường. Chọn ngày
để kiểm tra học sinh và xếp lịch dạy cho giáo viên trong tổ, báo cáo cho BGH duyệt. Tổ
chức chấm kết quả NCKHSPƯD cho giáo viên trong tổ. Nộp báo cáo chấm kết quả và
sản phẩm NCKHSPƯD cho Ban giám hiệu nhà trường.
Đối với giáo viên: Xây dựng kế hoạch nghiên cứu (7 bước có mẫu). Soạn 03 kế
hoạch bài dạy phương pháp truyền thống cho nhóm đối chứng, 03 kế hoạch sử dụng kĩ
thuật khăn phủ bàn cho nhóm thực nghiệm. Soạn đề kiểm tra sau tác động theo nội dung
các tiết dạy, kiến thức và kĩ năng các bài về cây cối, tìm hiểu cây sống ở đâu, biết tên các
loài cây sống trên cạn, loài cây sống dưới nước và ích lợi của nó, xây dựng thang điểm
10, đáp án theo nội dung, thời gian làm bài kiểm tra là 30 phút. Tiến hành dạy, kiểm tra,
chấm bài cho hai nhóm thực nghiệm và đối chứng theo lịch cụ thể như sau:
Ngày dạy

Giờ dạy

Nhóm đối chứng

7g 30 – 8g 10
03/01/2017

X

9g 25 – 10g5

X

7g 30 – 8g 10

04/01/2017

X

9g 25 – 10g5

X

7g 30 – 8g 10
05/01/2017

Nhóm thực nghiệm

X

9g 25 – 10g5

X

Tiến hành kiểm tra vào ngày 06 tháng 01 năm 2017, chấm bài kiểm tra, lên điểm
thống kê số liệu vào ngày 07 tháng 01 năm 2017. Thực hiện thống kê điểm lên máy tính,
thực hiện các công thức trên Excel. Viết báo cáo NCKHSPƯD và thông qua tổ chuyên
môn góp ý, đánh giá.
3.4. Đo lường và thu thập dữ liệu

7


8


Bài kiểm tra sau tác động được thiết kế theo nội dung cơ bản tìm hiểu về cây sống
ở đâu, biết kể tên các loài cây sống ở trên cạn, tên các loài cây sống ở dưới nước cũng
như ích lợi của chúng, nhằm đánh giá sự hiểu biết và vận dụng của học sinh.
Đề kiểm tra gồm 6 câu: Câu 1, 2, 4 đúng mỗi câu đạt 1 điểm), câu 3 điền Đ – S
đúng mỗi câu đạt 0,5 điểm; câu 5: 4 điểm, câu 6: 2 điểm).
Về kế hoạch bài dạy và đề kiểm tra đều được giáo viên soạn, tổ chuyên môn và
Ban giám hiệu duyệt trước khi dạy, kiểm tra; chấm bài và thống kê kết quả có sự chứng
kiến của tổ chuyên môn, nhập điểm có sự chứng kiến của Ban giám hiệu nhà trường và
giáo viên trong khối.
Đề tài này sử dụng các công thức thống kê như sau: Mốt, trung vị, trung bình, độ
lệch chuẩn, giá trị trung bình chuẩn SMD, giá trị p.
4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
4.1. Phân tích dữ liệu (so sánh số liệu của kiểm tra sau tác động)

Nhóm thực nghiệm

Nhóm đối chứng

Mốt

10.000

9.000

Trung vị

10.000

8.000


Trung bình

9.3500

7.150

Độ lệch chuẩn (SD)

0.9333

2.183

Mức độ ảnh hưởng (ES),
độ lớn của (SMD)

1.0078

Giá trị P (T-test)

0.0002
Bảng số liệu các giá trị thống kê kiểm tra

sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
10
9
8
7
6
5
4

3
2
1
0

10

10

9.35

9
8

7.15
TN
ĐC

MỐT

T.VỊ

8

TBÌNH


9

Biểu đồ các giá trị Mốt, Trung vị, Trung bình của 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối

chứng

Độ lệch chuẩn
3
2.183
2
1

TN
ĐC

0.933

0

ĐC

TN

Biểu đồ giá trị độ lệch chuẩn của 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
Nhìn vào bảng thống kê và các biểu đồ trên ta thấy:
Mốt của nhóm thực nghiệm là 10. Mốt của nhóm đối chứng là 9. Vậy điểm số xuất
hiện nhiều nhất ở nhóm thực nghiệm là 10 lớn hơn so với điểm điểm số xuất hiện ở nhóm
đối chứng là 9 (chênh lệch 1 điểm)
Trung vị của nhóm thực nghiệm là điểm 10. Trung vị của đối chứng chỉ có 8
điểm. Vậy điểm nằm vị trí ở giữa của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng (chênh
lệch 10 – 8 = 2).
Trung bình của nhóm thực nghiệm là 9,35. Trung bình của nhóm đối chứng là
7,15. Điều đó cho thấy có sự chênh lệch lớn của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối
chứng.

Độ lệch chuẩn của nhóm thực nghiệm là 0,93 của nhóm đối chứng là 2,18. Vậy
độ phân tán của nhóm thực nghiệm thấp hơn nhóm đối chứng. Điều này cho thấy giải
pháp thay thế (sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn) có hiệu quả.
Mức độ ảnh hưởng (SMD) độ chênh lệch chuẩn trung bình của nhóm thực
nghiệm là 1,007 Theo bảng Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 1,007.
Cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn để dạy các bài về
thực vật là có ý nghĩa rất lớn.
Giá trị p của phép kiểm chứng điểm chênh lệch điểm trung bình bằng T-test cho
kết quả p = 0,0002 < 0,05. Điều này cho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình của
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là có ý nghĩa. Điểm chênh lệch này không phải là
ngẫu nhiên mà do kết quả tác động mang lại, chứng tỏ giải pháp kĩ thuật khăn phủ bàn
dạy các bài về cây cối cho học sinh lớp 2 của đề tài này có chất lượng.
Chênh lê ̣ch giá tri ̣trung bin
̀ h chuẩn

9


10

Tóm lại: Giải pháp Sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn dạy các bài về cây cối có làm
nâng cao chất lượng học tập cho học sinh lớp 2 trường Sư phạm Thực hành đã được kiểm
chứng.
4.2. Bàn luận
Ưu điểm: Đề tài nghiên cứu “Sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn dạy các bài về cây cối
cho học sinh lớp 2” đã mang lại thành công trong việc giảng dạy của giáo viên và học tập
của học sinh.
Đối với giáo viên sẽ thay đổi quan niệm dạy học cũ nhàm chán bằng các hoạt
động dạy học tích cực, hiệu quả, giáo viên là người tổ chức hướng dẫn mọi hoạt động học
tập, tổng hợp và củng cố kiến thức.

Đối với học sinh là người trực tiếp hoạt động, phát huy tính tích cực, tự quan sát
tìm tòi và khắc sâu kiến thức, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh,
học sinh tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng. Từ đó giúp các em say mê học tập cũng như
học các môn khác.
Hạn chế: Đề tài này tôi chỉ thực hiện nghiên cứu với thời lượng 3 tiết học cho
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, thời gian tác động chưa nhiều
Điểm kiểm tra không ảnh hưởng đến xếp loại học lực nên một số học sinh còn chủ
quan, dẫn đến kết quả chưa được như mong muốn.
Để thực hiện nghiên cứu tương tự thì giáo viên cần nghiên cứu tiến hành thử
nghiệm trong thời gian lâu hơn, đòi hỏi giáo viên cần phải có trình độ, năng lực sư phạm,
kỹ năng thiết kế kế hoạch bài học, biết vận dụng phương pháp dạy học hợp lý, cần lưu ý
cách soạn đề kiểm tra phải thiết kế các câu hỏi ở nhiều dạng có nhiều mức độ khác nhau
từ dễ đến khó, mới thu được chênh lệch giá trị trung bình chuẩn và ảnh hưởng của tác
động rất lớn thì đề tài nghiên cứu mới có ý nghĩa.
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1. Kết luận: Kết quả nghiên cứu của nhóm thực nghiệm so với nhóm đối chứng
cho thấy việc áp dụng kĩ thuật khăn phủ bàn mang lại hiệu quả rất cao, nhằm giúp cho
học sinh phát triển năng lực suy luận, thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh, phát
triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh, giúp học sinh say mê học tập.
Có thể khẳng định rằng đề tài mà bản thân nghiên cứu đã thành công.

10


11

Các giá trị nghiên cứu đo được ở nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng đã nói lên
sự thành công của đề tài. Minh chứng các giá trị đó là mode của nhóm thực nghiệm là 10,
trung vị là 10, trung bình là 9,3 đều cao hơn nhóm đối chứng; giá trị mode của nhóm đối
chứng là 9, trung vị là 8, trung bình là 7,1. Chỉ số SMD là 1,007 cho thấy mức độ ảnh

hưởng của đề tài này là rất lớn. Điều đó chứng tỏ rằng giải pháp sử dụng kĩ thuật khăn
phủ bàn dạy các bài về cây cối cho học sinh lớp 2 trường Sư phạm Thực hành đã mang
lại thành công, đạt được mục tiêu đề ra, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
Điểm mới: Sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn trong dạy học các bài về cây cối tôi thấy
có nhiều ưu điểm vượt trội hơn, đã mang lại thành công cho giáo viên làm cho tiết học
nhẹ nhàng sinh động, giáo viên chỉ hướng dẫn tổ chức các trò chơi, củng cố kiến thức,
không cần giảng nhiều. Học sinh tích cực tham gia các trò chơi, tiếp thu bài một cách tự
nhiên. Qua các trò chơi kích thích, tạo hứng thú trong học tập, giúp cho học sinh phát huy
năng lực quan sát, năng lực hợp tác giao tiếp, học cách chia sẻ kinh nghiệm tạo sự tự tin
trong quá trình chiếm lĩnh tri thức và vận dụng tốt vào trong thực tế.
Phạm vi ứng dụng: Dạy nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng (mỗi nhóm 20 học
sinh) được lựa chọn ngẫu nhiên trên cơ sở tương đương của khối lớp 2 trường Sư phạm
Thực hành. Thời lượng nghiên cứu có nhiều hơn so với nghiên cứu trước đây mà bản
thân đã thực hiện, thời gian tác động cho mỗi nhóm thực nghiệm và đối chứng là 3 tiết
học.
Khả năng phát triển đề tài cũng rất lớn. Qua giảng dạy, nghiên cứu cho thấy việc
sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn trong dạy học các bài về cây cối mang lại hiệu quả cao, có
thể vận dụng cho tất cả các môn học, các khối lớp, nó sẽ nâng cao chất lượng dạy học của
cả thầy và trò, đồng thời đóng góp vào mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng tích cực hiện nay.
5.2. Khuyến nghị :
Đối với cấp Lãnh đạo: Tổ chức hội thảo chuyên đề NCKHSPƯD, phổ biến kỹ
thuật dạy học mới hiện nay để giáo viên có thể tự trao đổi những kinh nghiệm, nâng cao
chất lượng giảng dạy ở từng tiết dạy, từng bài dạy,…
Đối với Ban giám hiệu và tổ chuyên môn: Tổ chức hội giảng, thao giảng, báo cáo
chuyên đề, khuyến khích giáo viên viết đề tài NCKHSPƯD.

11



12

Đối với giáo viên: Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, tiếp cận việc đổi mới
phương pháp dạy học tích cực phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, để nâng cao chất
lượng dạy học, gây hứng thú học tập cho học sinh.
Bài viết không tránh khỏi những thiếu sót tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến
của quý thầy cô để đề tài hoàn chỉnh hơn. Có thể ứng dụng đề tài này vào việc dạy học
môn khác để nâng cao chất lượng dạy học ngày càng cao hơn.
Vĩnh Long, ngày 20 tháng 2 năm 2017
Ký tên, ghi rõ họ tên

Đỗ Thị Mỹ Hạnh

Nhận xét của Tổ chuyên môn
Sản phẩm NCKHSPƯD đề tài: Sử dụng kỹ thuật khăn phủ bàn trong dạy học các bài về
cây cối môn tự nhiên và xã hội cho học sinh lớp 2.
Của giáo viên: Đỗ Thị Mỹ Hạnh.
Đã được thông qua Hội đồng chuyên môn Tổ khối 1 đánh giá vào ngày...........
Đạt ....... điểm; xếp loại .........
TM.Hội đồng chuyên môn cấp Tổ
Tổ trưởng (Kí tên)

12


13

Nhận xét của Hội đồng chuyên môn cấp trường
Sản phẩm NCKH SPUD đề tài: Sử dụng kỹ thuật khăn phủ bàn trong dạy học các bài về
cây cối môn tự nhiên và xã hội cho học sinh lớp 2.

Của giáo viên: Đỗ Thị Mỹ Hạnh.
Đã được thông qua Hội đồng chuyên môn cấp Trường Tiểu học Sư phạm Thực hành
đánh giá vào ngày .............................
Đạt ……..điểm; xếp loại………......................
TM. Hội đồng chuyên môn cấp Trường
Hiệu trưởng (Kí tên, đóng dấu)

Nhận xét của Hội đồng chuyên môn cấp Phòng GD-ĐT
Sản phẩm NCKH SPUD đề tài: Sử dụng kỹ thuật khăn phủ bàn trong dạy học các bài về
cây cối môn tự nhiên và xã hội cho học sinh lớp 2.
Của giáo viên: Đỗ Thị Mỹ Hạnh.
Đã được thông qua Hội đồng chuyên môn cấp Phòng GD - ĐT đánh giá.
Đạt …......điểm; xếp loại………..................
TM. Hội đồng chuyên môn cấp Phòng GD-ĐT
Trưởng phòng (Kí tên, đóng dấu)

13


1

PHỤ LỤC CỦ A ĐỀ TÀ I
1. Kế hoa ̣ch (Mẫu 7 bước).
2. Kế hoa ̣ch bài da ̣y.
2.1. Kế hoạch bài dạy: Cây sống ở đâu? (nhóm đối chứng)
2.2. Kế hoạch bài dạy: Cây sống ở đâu? (nhóm thực nghiệm)
2.3. Kế hoạch bài dạy: Một số loải cây sống trên cạn. (nhóm đối chứng)
2.4. Kế hoạch bài dạy: Một số loải cây sống trên cạn. (nhóm thực nghiệm)
2.5. Kế hoạch bài dạy: Một số loải cây sống dưới nước. (nhóm đối chứng)
2.6. Kế hoạch bài dạy: Một số loải cây sống dưới nước (nhóm thực nghiệm)

3. Lịch dạy và lịch kiểm tra nhóm đố i chứng, nhóm thực nghiê ̣m.
4. Đề kiể m tra, đáp án và biểu điểm nhóm đố i chứng, nhóm thực nghiê ̣m.
4.1. Đề kiể m tra nhóm đố i chứng.
4.2. Đề kiể m tra nhóm thực nghiệm.
4.3. Đáp án và biểu điểm nhóm đố i chứng, nhóm thực nghiệm .
5. Danh sách nhóm đố i chứng, nhóm thực nghiê ̣m.
5.1. Danh sách nhóm đố i chứng.
5.2. Danh sách nhóm thực nghiệm .
6. Bảng điể m kiể m tra sau tác đô ̣ng nhóm đố i chứng, nhóm thực nghiệm .
(có số liê ̣u minh chứng).
6.1. Bảng điể m kiể m tra sau tác đô ̣ng nhóm đố i chứng.
6.2. Bảng điể m kiể m tra sau tác đô ̣ng nhóm thực nghiệm .

1


2

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo dự án Việt - Bỉ - Dạy và Học tích cực. Một số phương pháp và
kĩ thuật dạy học - Nhà xuất bản Đại học Sư phạm năm 2010.
2. Bùi Phương Nga (Chủ biên). Sách Tự nhiên và Xã hội, sách giáo viên 2 - Nhà xuất bản
giáo dục.
3. Bùi Quan Tuấn (Thiết kế sách). Sách Tự nhiên và Xã hội 2 - Nhà xuất bản giáo dục
Việt Nam - Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Bùi Phương Nga (Chủ biên).Vở Bài Tự nhiên và Xã hội 2 - Nhà xuất bản giáo dục.
5. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học ở Tiểu học - Bộ Giáo dục Đào tạo.

PHỤ LỤC ĐỀ TÀI


2


3

1. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU KHSPƯD
Tên đề tài:

Sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn trong dạy học các bài về cây
cối môn tự nhiên và xã hội cho học sinh lớp 2.

Người NC:

Đỗ Thị Mỹ Hạnh

Tổ chức:

Trường Tiểu học Sư phạm Thực hành.

Bước
1. Hiện
trạng

Hoạt động
Chất lượng dạy các bài về cây cối đang nghiên cứu còn hạn chế.
Học sinh chưa hiểu biết về nơi sống và ích lợi của cây.
Nguyên nhân chính là do GV chưa lựa chọn PPDH thích hợp.

2.Giảipháp
thay thế


Tôi chọn kĩ thuật dạy học khăn phủ bàn.

Việc thực hiện“Kĩ thuật khăn phủ bàn” có làm nâng cao chất lượng
3.Vấnđề
nghiên cứu dạy “ Các bài về cây cối” môn tự nhiên và xã hội cho học sinh lớp 2
Giả thuyết
trường Sư phạm Thực hành hay không?
NC
Có, việc thực hiện “Kĩ thuật khăn phủ bàn” sẽ làm nâng cao chất
lượng dạy các bài về cây cối môn tự nhiên và xã hội cho học sinh
lớp 2 trường Sư phạm Thực hành.
Đề tài này thực hiện thiết kế “Chỉ sử dụng bài kiểm tra sau

4. Thiết kế

tác động với các nhóm ngẫu nhiên” (Thiết kế 4)
Kí hiệu

N1

N2
5.Đo lường

Nhóm

Tác động

Bài kiểm tra sau
tác động


Thực nghiệm

Kĩ thuật dạy học
khăn phủ bàn

O1

Đối chứng

Phương pháp
truyền thống

O2

Đề kiểm tra sau tác động nhằm đo lường kiến thức và kĩ năng về sử
dụng kĩ thuật khăn phủ bàn để dạy các bài về cây cối. Qua bài học
các em sẽ nắm vững kiến thức, từ đó hình thành cho các em có kĩ
năng và thái độ đúng đối với cây cối.

6.Phân tích Đề tài này sử dụng các công cụ thống kê sau: Mốt, Trung vị, Trung

3


4

dữ liệu

bình, Độ lệch chuẩn, Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD),

phép kiểm chứng T-test độc lập (giá trị p).

7. Kết quả

Giải pháp đề tài thực hiện có tác dụng, ảnh hưởng “rất lớn” đối với
nhóm thực nghiệm trong việc nâng cao chất lượng dạy học các bài
về cây cối. Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình
chuẩn SMD = 1,0078 cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng
kĩ thuật khăn phủ để dạy các bài về cây cối là rất lớn.

Ban giám hiệu

Tổ chuyên môn

Giáo viên

Nguyễn Thị Hồng Thủy

Đỗ Thị Mỹ Hạnh

2. KẾ HOẠCH BÀI HỌC
2.1 Kế hoạch bài học (Nhóm đối chứng)

4


5

Trường TH Sư phạm Thực hành.
Lớp: Hai


Tuần : 24
Tiết : 24

KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn : Tự nhiên và xã hội.
Tựa bài : CÂY SỐNG Ở ĐÂU (trang 50, 51)
Ngày dạy: 03/01/2017
I. Mục tiêu:
- HS biết được cây có thể sống ở khắp nơi trên cạn, dưới nước.
- HS yêu thích sưu tầm cây cối.
- HS biết bảo vệ cây cối.
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK, SGV, bảng nhóm.
- Tranh trong SGK trang 50, 51. Một số loài cây, tranh ảnh khác.
- HS: SGK; Sưu tầm một số cây mà em biết.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hát
Ổn định:
Bài mới: Giới thiệu bài.
 Hoạt động 1:
- Hoạt động nhóm, lớp.
Mục tiêu: HS biết được cây sống ở đâu?
* Bước 1:
- Hãy kể về một loại cây mà em biết theo - HS trả lời
các nội dung sau:
- Nhận xét – Bổ sung
1. Tên cây

2. Cây được trồng ở đâu ?
* Bước 2: Làm việc với SGK
- HS thảo luận để thực hiện yêu cầu
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm, chỉ và nói của giáo viên.
tên cây, nơi cây được trồng.
+ Hình 1
- Đây là cây thông, được trồng ở
trong rừng; sống trên cạn.
+ Hình 2
- Đây là cây hoa súng được trồng
trong hồ; sống ở dưới nước.
+ Hình 3
- Đây là cây lấy gỗ được trồng trên
cạn.
+ Hình 4
- Đây là cây dừa được trồng trên cạn.
- HS trình bày.
- Yêu cầu HS trình bày
- Nhận xét, bổ sung.
- Vậy cây có thể sống được ở đâu ?
- Cây có thể sống được ở khắp nơi
- Nhận xét – Kết luận.
trên cạn, dưới nước.
 Hoạt động 2: Quan sát
Mục tiêu: Biết được tên cây và nơi sống
của chúng.
- Yêu cầu HS trình bày trước lớp nêu tên
cây và nơi sống của chúng, (cây các em
sưu tầm).
- Theo dõi – Nhận xét


- Hoạt động cá nhân, lớp.
- Lần lượt các em nêu tên các cây, nơi
sống của cây mà các em sưu tầm
được.
- Nhận xét, bổ sung.

5


6

- Các cây mà các em vừa nêu được trồng ở
đâu ?
- Vậy cây có thể sống được ở đâu ?
- Kết luận : Cây có thể sống được ở khắp
nơi trên cạn, dưới nước.
- Liên hệ giáo dục HS.
 Hoạt động 3:
- Trò chơi: “Tôi sống ở đâu ?”
- GV tổ chức cho HS chơi.
- Chia lớp thành 2 đội chơi
Đội 1: 1 bạn đứng nói tên một loài cây
Đội 2 : 1 bạn khác đứng lên nói tên loại
cây đó sống ở đâu?
- Nhận xét - Tổng kết trò chơi.
Củng cố - Dặn dò:
- Qua bài học em biết được điều gì ?
- Nhận xét, liên hệ giáo dục.
- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài: Một số loài cây sống trên
cạn.

Ban giám hiệu

- HS nêu
- Nhận xét.
- Hoạt động nhóm, lớp.
- Nghe phổ biến luật chơi.
- HS tham gia trò chơi.
- Yêu cầu HS trả lời nhanh
- Đội nào trả lời đúng nhiều hơn là
đội đó thắng cuộc.
- Nhận xét - Tổng kết trò chơi.
- HS nêu.
- Nhận xét.
- Nhận việc về nhà.

Khối trưởng

Nguyễn Thị Hồng Thủy

2.2 Kế hoạch bài học (Nhóm thực nghiệm)
Trường TH Sư phạm Thực hành.
Lớp: Hai

Giáo viên

Đỗ Thị Mỹ Hạnh


Tuần : 24
Tiết : 24

6


7

KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn : Tự nhiên và xã hội.
Tựa bài : CÂY SỐNG Ở ĐÂU ( trang 50, 51)
Ngày dạy: 03/01/2017
I. Mục tiêu:
- HS biết được cây có thể sống ở khắp nơi trên cạn, dưới nước.
- HS yêu thích sưu tầm cây cối.
- HS biết bảo vệ cây cối.
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK, SGV, bảng nhóm.
- Tranh trong SGK trang 50, 51. Một số loài cây, tranh ảnh khác.
- HS: SGK; Sưu tầm một số cây mà em biết.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
- Hát
Ổn định:
Bài mới: Giới thiệu bài.
 Hoạt động 1:
- Hoạt động nhóm, lớp.
Mục tiêu: HS biết được cây sống ở đâu?
* Bước 1:

- HS trả lời
- Hãy kể về một loại cây mà em biết theo - Nhận xét – Bổ sung
các nội dung sau:
1. Tên cây
2. Cây được trồng ở đâu ?
* Bước 2: Làm việc với SGK
- HS thảo luận nhóm. Cá nhân ghi ý
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm, chỉ và nói kiến vào xung quanh khăn phủ
tên cây, nơi cây được trồng.
bàn.Thảo luận nhóm, thống nhất ý
- Cho HS thực hiện kĩ thuật khăn phủ bàn. kiến ghi vào giữa khăn phủ bàn.
Cá nhân


nhân

- Theo dõi, giúp đỡ HS.

Ý kiến cả
nhóm


nhân

Cá nhân

- Yêu cầu HS trình bày

- Trình bày, nhận xét, sửa bài.
- H1: cây thông, được trồng ở trong

rừng, sống trên cạn.
- H2: cây hoa súng được trồng trong
hồ, sống ở dưới nước.
- H3: cây lấy gỗ được trồng trên cạn.
- H4: cây dừa được trồng trên cạn.

- Vậy cây có thể sống được ở đâu ?
- Cây có thể sống được ở khắp nơi
- Nhận xét – Kết luận.
trên cạn, dưới nước.
 Hoạt động 2: Quan sát.
Mục tiêu: Biết được tên cây và nơi sống - Hoạt động cá nhân, lớp.

7


8

của chúng.
- Yêu cầu HS trình bày trước lớp nêu tên
cây và nơi sống của chúng, (cây các em
sưu tầm).
- Theo dõi – Nhận xét
- Các cây mà các em vừa nêu được trồng ở
đâu ?
- Vậy cây có thể sống được ở đâu ?
- Kết luận : Cây có thể sống được ở khắp
nơi trên cạn, dưới nước.
- Liên hệ giáo dục HS.
 Hoạt động 3: Trò chơi.

Mục tiêu: Biết được tên cây và nơi sống
của chúng.
- Trò chơi: “Tôi sống ở đâu ?”
- GV tổ chức cho HS chơi.
- Chia lớp thành 2 đội chơi
Đội 1: 1 bạn đứng nói tên một loài cây
Đội 2 : 1 bạn khác đứng lên nói tên loại
cây đó sống ở đâu?
- Nhận xét - Tổng kết trò chơi.
Củng cố - Dặn dò:
- Qua bài học em biết được điều gì ?
- Nhận xét, liên hệ giáo dục.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Một số loài cây sống trên
cạn.
Ban giám hiệu

- Lần lượt các em nêu tên các cây, nơi
sống của cây mà các em sưu tầm
được.
- Nhận xét, bổ sung.

- HS nêu
- Nhận xét.
- Hoạt động nhóm, lớp.
- Nghe phổ biến luật chơi.
- HS tham gia trò chơi
- Yêu cầu HS trả lời nhanh
Đội nào trả lời đúng nhiều hơn là đội
đó thắng cuộc.

- Nhận xét - Tổng kết trò chơi.
- HS nêu.
- Nhận xét.
- Nhận việc về nhà.

Khối trưởng

Nguyễn Thị Hồng Thủy

2.3 Kế hoạch bài học (Nhóm đối chứng)
Trường TH Sư phạm Thực hành.
Lớp: Hai

Giáo viên

Đỗ Thị Mỹ Hạnh

Tuần : 25
Tiết : 25

KẾ HOẠCH BÀI HỌC

8


9

Môn : Tự nhiên và xã hội.
Tựa bài : MỘT SỐ LOÀI CÂY SỐNG TRÊN CẠN (trang 52, 53)
Ngày dạy: 04/01/2017

I. Mục tiêu.
- Nhận dạng và nói tên được một số loài cây sống trên cạn.
- Nêu được lợi ích của những loài cây đó.
- Hình thành và rèn luyện kĩ năng quan sát, mô tả. Ham thích môn học.
II. Các kỹ năng sống cơ bản được GD.
- Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giao tiếp,
kĩ năng hợp tác.
III. Các phương pháp / Kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.
- Thảo luận nhóm; Trò chơi; Suy nghĩ - Thảo luận cặp đôi - Chia sẻ.
IV. Phương tiện dạy học.
- GV: SGK, SGV, bảng nhóm. Tranh ảnh về cây sống trên cạn.
- HS: SGK; Sưu tầm một số cây.
V. Tiến trình dạy học.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
a. Khám phá
- Kể tên một số loài cây mà em biết ?
- HS nêu
- Nhận xét - Kết luận
- Nhận xét bổ sung
- Bài mới: Giới thiệu bài.
b. Kết nối
 Hoạt động 1: Kể tên các loài cây
- Hoạt động cặp đôi, lớp.
Mục tiêu: Biết kể tên các loài cây sống
trên cạn.
- Yêu cầu HS kể tên các loài cây sống - HS nêu tên các loài cây mà mình biết.
trên cạn mà em biết và mô tả về chúng
theo nội dung sau:
- Tên cây; Thân, cành, lá có gì đặc biệt - Nhận xét bổ sung.

và có vai trò gì ?
- KT: Suy nghĩ - Thảo luận cặp đôi - KNS: Kĩ năng quan sát, giao tiếp, tìm Chia sẻ.
kiếm và xử lí thông tin về các loài cây
sống trên cạn.
- Hoạt động nhóm đôi, lớp.
c. Thực hành
 Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
Mục tiêu biết nêu tên và lợi ích của các - HS thảo luận nhóm đôi.
loài cây đó.
- Trình bày trước lớp. Nhận xét bổ sung
- Yêu cầu HS Thảo luận nhóm đôi, nêu
tên và lợi ích của các loại cây đó.
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
+ Hình 1
- Cây mít:Thân thẳng, có nhiều cành.
+ Hình 2
- Cây phi lao: Thân tròn, thẳng, lá dài,
+ Hình 3
- Cây ngô:Thân mềm, không có cành.
+ Hình 4
- Cây đu đủ: Thân thẳng, có nhiều cành.
+ Hình 5
- Cây thanh long: Có dạng giống cây
xương rồng.
+ Hình 6
- Cây sả: Không có thân.
+ Hình 7
- Cây lạc: Không có thân, mọc lan trên

9



10

mặt đất, ra củ.
- Hỏi:Trong tất cả các cây các em vừa
nói, cây nào thuộc: Cây ăn quả? Cây
lương thực,thực phẩm? Cây cho bóng
mát ? Cây hoa ? Cây gia vị ?
- GV chốt lại.
d. Vận dụng
 Hoạt động 3:
Mục tiêu biết nêu tên và lợi ích của các
loại cây sống trên cạn.
- Trò chơi:“Đố vui” tìm đúng tên cây.
- Nhận xét - Tổng kết.
Củng cố - Dặn dò
-Cây xanh có ích lợi gì cho con người
Vậy ta cần làm gì để bảo vệ cây cối ?
- Giáo dục HS biết hợp tác với mọi
người cùng bảo vệ cây cối.
- Chuẩn bị: Một số loài cây sống dưới
nước.

Ban giám hiệu

- HS nêu
- Nhận xét bổ sung

- Hoạt động nhóm, lớp.

- HS nghe, ghi nhớ
- Các nhóm tham gia trò chơi.
- Nhận xét bổ sung

- HS nêu
- Nhận xét bổ sung.
- Nhận xét tiết học.
- Nhận việc về nhà.

Khối trưởng

Nguyễn Thị Hồng Thủy

2.4 Kế hoạch bài học ( Nhóm thực nghiệm)
Trường TH Sư phạm Thực hành.
Lớp: Hai

Giáo viên

Đỗ Thị Mỹ Hạnh

Tuần : 25
Tiết : 25

KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn : Tự nhiên và xã hội.

10



×