Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Giáo trình Chuẩn bị trước khi Trồng sầu riêng, măng cụt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 72 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN

CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI TRỒNG
MÃ SỐ MÔ ĐUN: MĐ 01
NGHỀ: TRỒNG SẦU RIÊNG, MĂNG CỤT
Trình độ: Sơ cấp nghề


2
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 01


3
LỜI GIỚI THIỆU
Bộ giáo trình nghề “Trồng sầu riêng, măng cụt” trình độ sơ cấp nghề có 07
mô đun. Đây là mô đun đầu tiên “Chuẩn bị trước khi trồng”. Mô đun này hướng
dẫn cách lập kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện để trồng sầu riêng, măng cụt
như chuẩn bị đất, chuẩn bị mô/hố, chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị, vật tư, nhân
công… để phục vụ cho quá trình trồng sầu riêng, măng cụt. Nội dung cuốn giáo
trình được phân bố giảng dạy trong thời gian 60 giờ và bao gồm 04 bài như sau:
Bài 01: Lập kế hoạch trồng sầu riêng, măng cụt
Bài 02: Chuẩn bị đất
Bài 03: Chuẩn bị mô, hố


Bải 04: Chuẩn bị cơ sở, vật liệu
Để hoàn thiện cuốn giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo,
hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;
Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác giúp
đỡ của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật nghiên cứu và chỉ đạo sản xuất
cây sầu riêng, măng cụt ở Đồng Bằng sông Cửu Long và các tỉnh Tây
Nguyên, các cơ sở, các nông dân sản xuất sầu riêng, măng cụt giỏi, các nhà
giáo đã tham gia đóng góp ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi xây
dựng chương trình và biên soạn giáo trình.
Các thông tin trong giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế, tổ chức và
vận dụng phù hợp với điều kiện, bối cảnh thực tế của từng vùng để giảng dạy cho
học viên học mô đun Chuẩn bị trước khi trồng sầu riêng, măng cụt.
Trong quá trình biên soạn chương trình, giáo trình. Dù đã hết sức cố gắng
nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận
được ý kiến đóng góp từ các nhà giáo, các chuyên gia, người sử dụng lao động và
người lao động trực tiếp trong lĩnh vực trồng sầu riêng, măng cụt để chương trình,
giáo trình được điều chỉnh, bổ sung cho hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất
lượng, hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu học nghề trong thời kỳ đổi mới.
Xin chân thành cảm ơn!
Tham gia biên soạn
1. Kiều Thị Ngọc
2. Đoàn Thị Chăm
3. Đinh Thị Đào
4. Nguyễn Hồng Thắm


4
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC


TRANG

LỜI GIỚI THIỆU ……………………………...…………………

3

Mô đun: CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI TRỒNG SẦU RIÊNG, MĂNG CỤT

6

Bài 1: Lập kế hoạch trồng sầu riêng, măng cụt .........................

7

A. Nội dung ……………..………………………………….…….

7

1.1. Bảng kế hoạch ………….…..…………….......................……
1.2. Nội dung của bảng kế hoạch ………….…..…………………
1.3. Căn cứ để lập kế hoạch trồng sầu riêng, măng cụt ..................
1.4. Các bước lập một bảng kế hoạch ………….…..………….....
1.5. Lập bảng kế hoạch trong 1 năm của 1 ha sầu riêng/măng cụt

7
7
8
8
8


B. Câu hỏi và bài tập thực hành ………….…..…………………

14

C. Ghi nhớ …………………………………..….………………..

15

Bài 2: Chuẩn bị đất …………………………………….……….

16

A. Nội dung ………………………………………………………

16

2.1. Vệ sinh đất trồng ………….…..……………......……………

16

2.2. Xác định thành phần cơ giới đất ………….….....……………

20

2.3. Làm đất ....................................................................................

20

2.4. Xẻ mương và lên liếp ………….…..……............……………


21

2.5. Đắp bờ bao, đặt cống bọng ………….…..…...………………

24

2.6. Trồng cây chắn gió cho vườn trồng …......………......……....

25

B. Câu hỏi và bài tập thực hành ……………..….………………

27

C. Ghi nhớ ………………………………………………………..

27

Bài 3: Chuẩn bị mô, hố ……………...…………….…………….

28

A. Nội dung…………………………………………...…………..

28

3.1. Xác định thời điểm trồng …......………......…….........……..

28


3.2. Đắp mô, đào hố ………….…..………….........…..…………

28

3.3. Bón phân lót ………….…..……………….....…….......……

29

3.4. Xử lý hố trước trồng ………….…..………….….............…

32

B. Câu hỏi và bài tập thực hành ……...…………………………

37

C. Ghi nhớ ………………………………………………………..

37


5
ĐỀ MỤC

TRANG

Bài 4: Chuẩn bị cơ sở vật liệu …………………….…………….

38


A. Nội dung ……………………………………...……………….

38

4.1. Chuẩn bị giống cây để trồng ………….…...…………………

38

4.2. Chuẩn bị phân bón, thuốc bảo vệ thực vật: …......……..........

44

4.3. Chuẩn bị nhân công ………….…..……………......…………

45

B. Câu hỏi và bài tập thực hành ………………………...………

48

C. Ghi nhớ ………………………………………………………..

48

Bài đọc thêm: Xác định nhu cầu thị trường đối với cây sầu
riêng, măng cụt ………………………………………………….

49

A. Nội dung……………………………………………………….


49

1. Khái niệm về thị trường ………….…..…………......…….……

49

2. Xác định loại thông tin cần thu thập …......………......…….......

54

3. Lập bảng câu hỏi ………….…..……………………......……...

54

4. Thu thập thông tin về trồng và tiêu thụ sầu riêng, măng cụt ......

57

5. Phân tích thông tin trồng và tiêu thụ sầu riêng, măng cụt …......

60

6. Kết luận thông tin phân tích được ………….…..…......…………

60

B. Câu hỏi và bài tập thực hành …………………………...……

61


C. Ghi nhớ ………………………………………………………..

62

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN …………………...……

63

I. Vị trí, tính chất của mô đun …………………………………….

63

II. Mục tiêu mô đun ………………………………………...…….

63

III. Nội dung chính của mô đun …………………………………..

63

IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành …………………

64

V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ………………………….

64

TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………..….……...


70

Danh sách ban chủ nhiệm …………………………….…..………

71

Danh sách hội đồng nghiệm thu ………………..………….……..

72


6
MÔ ĐUN: CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI TRỒNG SẦU RIÊNG, MĂNG CỤT
Mã mô đun: MĐ 01
Giới thiệu mô đun
Mô đun “Chuẩn bị trước khi trồng” có thời gian đào tạo là 60 giờ trong đó
có 14 giờ lý thuyết, 40 giờ thực hành và 06 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị
cho người học các kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc: Lập kế
hoạch trồng sầu riêng, măng cụt, chọn giống cây để trồng, chuẩn bị vật tư,
dụng cụ, trang thiết bị, nhân công và chuẩn bị đất để trồng sầu riêng, măng cụt.
Tất cả các công việc vừa nêu đều nhằm phục vụ thuận lợi cho quá trình trồng
sầu riêng, măng cụt để cây sinh trưởng, phát triển tốt và cũng là tiền đề để cây
cho năng suất cao, chất lượng tốt và hiệu quả kinh tế cao.


7
Bài 1: LẬP KẾ HOẠCH TRỒNG SẦU RIÊNG, MĂNG CỤT
Mã bài: MĐ 01-01
Mục tiêu

- Nêu được sự cần thiết của bảng kế hoạch trồng sầu riêng, măng cụt;
- Xác định được nội dung của một bản kế hoạch;
- Lập được bản kế hoạch trồng sầu riêng, măng cụt.
A. Nội dung
1. Bảng kế hoạch
1.1. Khái niệm
Bảng kế hoạch là một bảng thể hiện toàn bộ những nội dung về thời gian,
kinh phí, sản phẩm... được dự tính trước, sắp xếp trước, để từ đó, người trồng
sầu riêng, măng cụt làm căn cứ thực hiện các công việc đã được sắp xếp đó.
Sầu riêng, măng cụt là cây ăn quả lâu năm, nhưng bảng kế hoạch có thể lập
hàng năm cho sát với thực tế. Ví dụ: Lập kế hoạch cho một năm trồng mới, cho
một năm ở giai đoạn cơ bản hay cho một năm thu quả...
1.2. Tác dụng của bảng kế hoạch
Lập kế hoạch trồng sầu riêng, măng cụt là để chủ động về tiền vốn, công
lao động, vật tư, mùa vụ, tiêu thụ sản phẩm..., để thực hiện các công việc trồng
và tiêu thụ sầu riêng, măng cụt được thuận lợi.
Trên cơ sở bảng kế hoạch để bố trí sắp xếp thời gian, chuẩn bị được đầy đủ
kinh phí, trang thiết bị - dụng cụ, vật tư. Đồng thời cũng giúp quản lý tốt các
công việc để đạt được mục tiêu sản xuất và hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng
xấu của các yếu tố bên ngoài, đảm bảo cho quá trình trồng sầu riêng, măng cụt
được thuận lợi và hiệu quả.
2. Nội dung của bảng kế hoạch
Nội dung bảng kế hoạch bao gồm:
a. Phần chi phí
- Các loại công việc và kinh phí cần để thực hiện các loại công việc đó;
- Các dụng cụ - trang thiết bị và kinh phí cần để có được các dụng cụ-trang
thiết bị đó;
- Các loại vật tư và kinh phí cần để có được các loại vật tư đó;
b. Phần thu
- Thu từ cây trồng chính

- Thu từ cây trồng xen


8
b. Chênh lệch thu-chi
- Tiễn lãi
- Tiền lỗ
3. Căn cứ để lập kế hoạch trồng sầu riêng, măng cụt
- Căn cứ vào các nguồn lực hiện có của cơ sở
- Căn cứ vào các nguồn lực bên ngoài mà cơ sở có thể huy động được
- Căn cứ vào nhu cầu thị trường
- Căn cứ vào thời vụ chính của vùng.
- Căn cứ vào kết quả phân tích thông tin đã thu thập được.
4. Các bước lập một bảng kế hoạch
Bước 1. Lên danh sách các công việc và dụng cụ cần thực hiện;
Bước 2. Lên khung bảng kế hoạch;
Bước 3. Điền nội dung và kinh phí thực hiện vào khung bảng kế hoạch
Bước 4. Dự kiến năng suất, giá thành, và hiệu quả
Bước 5. Hoàn thiện bảng kế hoạch
5. Lập bảng kế hoạch trong 1 năm của 1 ha sầu riêng, măng cụt
5.1. Lập bảng kế hoạch ở giai đoạn cơ bản
a. Các công việc, dụng cụ cần thực hiện
Năm đầu tiên trồng mới cũng như một số năm tiếp theo, cây trong vườn
còn nhỏ chưa cho thu quả, còn gọi là vườn trong giai đoạn cơ bản. Các công
việc và dụng cụ cần thực hiện được thể hiện như bảng 1.1.1
Bảng 1.1.1. Các công việc và dụng cụ cần thực hiện
TT

Nội dung


1

Công lao động: Làm đất; Chuẩn bị vườn; Xử lý, bón
lót; Trồng cây; Chăm sóc:

2

Cây giống sầu riêng/măng cụt:

3

Phân bón:

4

Thuốc bảo vệ thực vật:

5

Khấu hao (thuê mượn) thiết bị:

6

Dụng cụ vật rẻ:

7

Chi phí phát sinh của ha/năm:

8


Chi trồng cây trồng xen:

Ghi chú


9
Lưu ý: Nếu các năm sau còn ở giai đoạn cơ bản thì bỏ nội dung mua cây
giống mà thêm nội dung phù hợp ví dụ chỉ cần mua cây giống trồng dặm, hay
thuốc bảo vệ thực vật phát sinh…
b. Lên khung bảng kế hoạch: Khung bảng kế hoạch (bảng 1.1.2) có số hàng
tùy theo các nội dung thực hiện và có 4 cột.
Bảng 1.1.2. Khung bảng kế hoạch
TT

Nội dung

Kinh phí (đồng)

Ghi chú


c. Điền nội dung và kinh phí thực hiện vào khung bảng kế hoạch
Điền toàn bộ các nội dung và kinh phí cần thực hiện của các loại công việc
vào khung bảng kế hoạch (bảng 1.1.3). Sau khi điền xong, nhìn vào bảng là thấy
được những công việc và kinh phí cần phải thực hiện của 1 ha sầu riêng (măng
cụt)/1 năm là 10 300 000 đồng (mười triệu ba trăm ngàn đồng).
Bảng 1.1.3. Nội dung và kinh phí cần thực hiện của 1 ha/1 năm
TT


Nội dung

Kinh phí (đồng)

Ghi chú

Trồng cây sầu riêng/măng cụt

8 300 000 Cây trồng chính

1

- Công lao động: Làm đất;
Chuẩn bị vườn; Xử lý, bón lót;
Trồng cây; Chăm sóc:

4 500 000

2

- Cây giống sầu riêng/măng cụt:

2 000 000

3

- Phân bón:

500 000


4

- Thuốc bảo vệ thực vật:

500 000

5

- Khấu hao (thuê mượn) thiết bị:

500 000

6

- Dụng cụ vật rẻ:

300 000

7

- Chi phí phát sinh của ha/năm:

500 000

8

Trồng cây trồng xen
Tổng cộng

2 000 000

10 300 000

d. Dự kiến năng suất, giá thành, và hiệu quả
Dự kiến năng suất, giá thành, thu nhập: Năm đầu tiên và các năm cơ bản,
cây trồng chính chưa được thu hoạch, nhưng vẫn có thu hoạch sản phẩm của cây
trồng xen. Ví dụ: Trồng xen cây đậu xanh, một ha, thu được 250 kg hạt đậu, giá
bán là 50 000 đồng/kg, sẽ được 12 500 000 đồng (mười hai triệu năm trăm ngàn
đồng, bảng 1.1.4).


10
Bảng 1.1.4. Dự kiến phần thu
II

Nội dung thu
Năng suất đậu xanh trồng xen (kg/ha)
Giá bán (đồng/kg)
Dự kiến tiền bán được

250
50 000
12 500 000

e. Hoàn thiện bảng kế hoạch (1 ha sầu riêng, giai đoạn cơ bản, năm 2012)
Điền toàn bộ các loại công việc và tiền thu, chi, chệnh lệch như bảng 1.1.5,
là có được một bảng kế hoạch hoàn chỉnh.
Bảng 1.1.5. Kế hoạch các công việc và chi, thu trồng sầu riêng/măng cụt
TT

Nội dung


I

Phần chi phí

1

Trồng cây trồng chính: Sầu riêng/măng cụt

Kinh phí
(đồng)
10 300 000

Công lao động: Làm đất; Chuẩn bị vườn; Xử
lý, bón lót; Trồng cây; Chăm sóc

4 500 000

Cây giống

2 000 000

Phân bón: Phân urea; Phân lân; Phân kali

Ghi chú

500 000

Thiết bị, dụng cụ vật rẻ
+ Khấu hao (thuê mượn) thiết bị


500 000

+ Dụng cụ vật rẻ

300 000

Chi phí phát sinh của ha/vụ

500 000

2

Chi trồng cây trồng xen

II

Dự kiến phần thu
Năng suất đậu xanh trồng xen (kg/ha/năm)
Giá bán (đồng/kg)
Dự kiến tiền bán thu được

III

Chênh lệch thu - chi

2 000 000
250
50 000
12 500 000

2 200 000

Từ bảng kế hoạch, chúng ta sẽ chủ động thực hiện các loại công việc và
chuẩn bị đủ kinh phí, vật tư cần thiết để trồng sầu riêng/măng cụt ở năm đầu
cũng như các năm cơ bản khác. Tùy theo điều kiện thực tế, chúng ta nên điền
ngày tháng cụ thể vào cột ghi chú để còn chủ động luôn cả thời gian thực hiện
Lưu ý, tính chênh lệch thu – chi ở giai đoạn kiến thiết cơ bản: Lấy tổng thu
từ cây trồng xen là 12 500 000 đồng ở bảng 1.1.4 trừ đi tổng chi phí 10 300 000
đồng ở bảng 1.1.2 được 2 200 000 đồng.


11
5.2. Lập bảng kế hoạch ở giai đoạn thu quả
a. Các công việc, dụng cụ và kinh phí cần thực hiện:
Cũng tương tự các bước lập bảng kế hoạch (mục 1.5.1) ở giai đoạn cơ bản.
Lập bảng kế hoạch ở giai đoạn thu quả, trước tiên lên danh sách các công việc,
dụng cụ cần thực hiện như bảng 1.1.6 sau đây:
Bảng 1.1.6. Công việc cần thực hiện ở giai đoạn vườn cho thu quả
TT

Nội dung

Ghi chú

1

Công lao động: Làm đất; Chuẩn bị vườn; Xử lý, bón
lót; Trồng cây; Chăm sóc

2


Phân bón

3

Thuốc bảo vệ thực vật

4

Khấu hao (thuê mượn) thiết bị

5

Dụng cụ vật rẻ

6

Chi phí phát sinh của ha/năm

b. Lên khung bảng kế hoạch:
Khung bảng kế hoạch có số hàng tùy theo các nội dung thực hiện và có 4
cột (bảng 1.1.7).
Bảng 1.1.7. Khung bảng kế hoạch
TT

Nội dung

….

Kinh phí (đồng)


Ghi chú


12
c. Điền nội dung và kinh phí thực hiện vào khung bảng kế hoạch
Điền các nội dung và kinh phí cần thực hiện của 1ha sầu riêng cho một
năm thu quả vào khung bảng kế hoạch như bảng 1.1.8 sau đây.
Bảng 1.1.8. Nội dung và kinh phí cần thực hiện cho 1 ha/1 năm thu quả
TT

Nội dung

Kinh phí (đồng)

1

- Công lao động: Làm đất;
Chuẩn bị vườn; Xử lý, bón lót;
Trồng cây; Chăm sóc:

3

- Phân bón:

1 500 000

4

- Thuốc bảo vệ thực vật:


1 000 000

5

- Khấu hao (thuê mượn) thiết bị:

1 400 000

6

- Dụng cụ vật rẻ:

1 000 000

7

- Chi phí phát sinh của ha/năm:

1 000 000

Tổng cộng

Ghi chú

55 000 000

60 900 000

Lưu ý

Nội dung và lượng kinh phí ở bảng 1.1.8 là của 1 ha. Trên cơ sở 1 ha
sẽ tính toán được lượng kinh phí phù hợp ở diện tích cụ thể lớn hơn hay
nhỏ hơn 1 ha.

d. Dự kiến năng suất, giá thành và hiệu quả
- Tính năng suất
+ Một ha có 90 cây được thu hoạch, mỗi cây dự kiến thu 60 quả. Mỗi quả
nặng trung bình 2 kg. Một ha thu được 1080 kg (90 cây x 60 quả/cây x 2kg/quả).
+ Giá là 24 500 đồng/kg (giá bán tại vườn ở thời điểm thu hoạch, năm 2012)
sẽ thu được 264 600 000 đồng/ha.
- Tính chệnh lệch thu-chi là lấy tổng tiền bán sản phẩm (264 600 000 đồng)
trừ đi toàn bộ chi phí (60 900 000 đồng) như sau: 264 600 000 – 60 900 000 =
203 700 000 đồng (hai trăm lẻ ba triệu bảy trăm ngàn đồng). Đây là tiền lời của 1
ha trồng sầu riêng (măng cụt) trong một năm ở giai đoạn thu quả.
e. Hoàn thiện bảng kế hoạch


13
Sau cùng, điền số liệu đã có vào bảng là có được bản kế hoạch hoàn chỉnh
(bảng 1.1.9). Nhìn vào bảng kế hoạch này có thể biết được các loại công việc,
kinh phí cần thực hiện, dự tính được lỗ lãi cho 1 ha vườn trồng sầu riêng/măng
cụt của một năm ở giai đoạn thu quả.
Bảng 1.1.9. Tiền chi và thu của 1 ha sầu riêng, giai đoạn thu quả, năm 2012
TT

Nội dung

Kinh phí
(đồng)


I

Phần chi phí

60 900 000

- Công lao động: Làm đất; Chuẩn bị vườn;
Xử lý, bón lót; Trồng cây; Chăm sóc:

55 000 000

- Phân bón:

1 500 000

- Thuốc bảo vệ thực vật:

1 000 000

- Khấu hao (thuê mượn) thiết bị:

1 400 000

- Dụng cụ vật rẻ:

1 000 000

- Chi phí phát sinh của ha/năm:

1 000 000


Chi phí phát sinh của ha/vụ
II

III

Ghi chú

500 000

Dự kiến phần thu
Năng suất quả sầu riêng thu được (kg/ha)

10 800

Giá bán (đồng/kg)

24 500

Dự kiến tiền bán thu được

264 600 000

Chênh lệch thu - chi

203 700 000

Lưu ý:
- Trường hợp diện tích trồng nhiều hơn hay ít hơn 1 ha, chúng ta
dựa trên cơ sở của 1 ha để lập kế hoạch cho diện tích cụ thể.

- Số liệu trong bảng kế hoạch 1.1.9 tính ở điều kiện vườn cây
cho quả ở mức trung bình, không phải ở các năm vườn cây quá trúng
mùa, quá thất mùa hay những năm mới cho thu quả, cũng không phải
ở những năm cây đã bị cỗi.


14
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Các câu hỏi: Hãy khoanh tròn vào phương án trả lời đúng của các câu
sau đây
Câu hỏi 1: Có cần lập bảng kế hoạch để trồng sầu riêng, măng cụt không?
a. Có.
b. Không.
Câu hỏi 2: Tại sao phải lập kế hoạch trồng sầu riêng, măng cụt?
a. Để chủ động về tiền vốn, công lao động, vật tư, mùa vụ, bán sản phẩm.
b. Hạn chế rủi ro để quá trình trồng, tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi
c. Cả a, b và c.
Câu hỏi 3: Lập bảng kế để trồng sầu riêng (măng cụt) đã học có 5 bước?
a. Đúng.
b. Sai.
2. Các bài thực hành
2.1. Bài thực hành 1.1.1: Lập một bảng kế hoạch trồng mới 1 ha sầu
riêng. Biết rằng chi phí trồng cây trồng chính (cây sầu riêng) và cây trồng xen là
11 400 000 đồng (mười một triệu, bốn trăm ngàn đồng, bảng 1.1.10), thời vụ
trồng sầu riêng là tháng 4/2012. Thu cây đậu nành trồng xen là 300 kg, giá bán
50 000 đồng/1 kg và nhận xét bảng kê hoạch vừa lập.
Bảng 1.1.10. Chi phí cho một ha trồng mới cây sầu riêng/một năm
TT
Nội dung
Kinh phí (đồng)

Ghi chú
Trồng cây sầu riêng

8 900 000 Cây trồng chính

1

- Công lao động: Làm đất;
Chuẩn bị vườn; Xử lý, bón lót;
Trồng cây; Chăm sóc:

4 500 000

2

- Cây giống sầu riêng

2 000 000

3

- Phân bón:

500 000

4

- Thuốc bảo vệ thực vật:

200 000


5

- Khấu hao (thuê mượn) thiết bị:

500 000

6

- Dụng cụ vật rẻ:

200 000

7

- Chi phí phát sinh của ha/năm:

1 000 000

Trồng cây trồng xen

2 500 000 Cây trồng xen

Tổng cộng

11 400 000


15
- Mục tiêu: Lên được khung bảng kế hoạch, điền đủ các nội dung vào bản

kế hoạch và hoàn chỉnh bản kế hoạch.
- Nguồn lực: Giấy A4, thước kẻ dài 50 cm, bút chì, bút bi và tẩy, khung
bảng kế hoạch mẫu, đề bài tập/bài thực hành.
- Cách thức tiến hành: Chia các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 5 học viên, nhận một
bộ dụng cụ gồm 5 tờ giấy A4, một thước kẻ dài 50 cm, một bút chì, một bút bi, một
tẩy, một khung bảng kế hoạch mẫu, một đề bài tập/bài thực hành.
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài thực hành: Chuẩn bị nguồn lực, kẻ
khung bảng kế hoạch và hoàn chỉnh bản kế hoạch.
- Thời gian hoàn thành: 60 phút/1 nhóm học viên.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được: Các nhóm học viên kẻ
khung bảng đúng mẫu và hoàn chỉnh bản kế hoạch.
C. Ghi nhớ:
- Các bước lập bảng kế hoạch
- Lập bảng kế hoạch trồng sầu riêng, măng cụt hoàn chỉnh.


16
Bài 2: CHUẨN BỊ ĐẤT
Mã bài: 01-02
Mục tiêu:
- Trình bày được cách vệ sinh vườn, làm đất, đắp bờ bao, đặt cống bọng và
trồng cây chắn gió cho vườn trồng sầu riêng, măng cụt;
- Vệ sinh vườn và làm đất để trồng sầu riêng, măng cụt đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Đắp được bờ bao, đặt được cống bọng và trồng cây chắn gió phù hợp cho
vườn trồng sầu riêng, măng cụt.
A. Nội dung
1. Vệ sinh đất trồng
1.1. Dọn cỏ dại và tàn dư cây trồng
a. Tác hại của cỏ dại
- Làm giảm năng suất và phẩm chất của cây trồng: Cạnh tranh với cây

trồng về dinh dưỡng, ánh sáng và nước;
- Là ký chủ của sâu bệnh;
- Làm tăng chi phí sản xuất: Tốn công làm cỏ, diệt cỏ bằng hóa chất...
b. Tác hại của tàn dư cây trồng: Tàn dư cây trồng là cây trồng và những bộ
phận của cây trồng vụ trước còn sót lại, chúng cũng có những tác hại như:
- Là nơi trú ẩn của mầm mống sâu bệnh;
- Làm giảm độ thoáng khí của đất.
c. Dọn cỏ dại và tàn dư cây trồng: Cỏ dại và tàn dư cây trồng có nhiều tác
hại đối với đất trồng, chính vì vậy, trước khi trồng trọt, chúng ta phải dọn sạch
cỏ dại và tàn dư cây trồng. Có thể dọn cỏ dại và tàn dư cây trồng như sau

- Dọn cỏ dại và tàn dư cây
trồng bằng phương pháp cơ học
Dùng cuốc để dọn cỏ dại và
tàn dư cây trồng (hình 1.2.1).

Hình 1.2.1. Cuốc cỏ dại và tàn dư cây trồng


17

Dùng liềm để dọn cỏ dại và
tàn dư cây trồng (hình 1.2.2).

Hình 1.2.2. Dùng liềm dọn cỏ dại và tàn dư cây trồng

Dùng dao dọn cỏ dại và tàn dư
cây trồng (hình 1.2.3).

Hình 1.2.3. Dọn cỏ dại và tàn dư cây trồng bằng dao


Dọn cỏ dại và tàn dư cây
trồng bằng máy cắt cỏ (hình 1.2.4)

Hình 1.2.4. Dọn cỏ dại và tàn dư cây trồng bằng máy


18

- Dọn cỏ dại và tàn dư cây trồng bằng
thuốc trừ cỏ:
Trường hợp đất trồng có nhiều loại cỏ
lâu năm, tầng cỏ dại dày, phải sử dụng
thuốc trừ cỏ có tính chất khai hoang để xử
lý. Hiện nay một số thuốc trừ cỏ có tính
chất khai hoang thường được dùng như
sau:
+ Thuốc trừ cỏ VIFOSAT (hình
1.2.5): Dùng 2 - 5 lít thuốc trừ cỏ pha
trong 400 lít nước, xịt đều cho diện tích 1
ha (khoảng 2-2,5 bình 16 lít cho 1000 m2).
Hình 1.2.5. Thuốc trừ cỏ Vifosat

+ Thuốc trừ cỏ Glyphosan (hình
1.2.6) trừ cỏ tranh, cỏ khó trừ khác;
Dùng 4 lít thuốc xịt đều cho diện tích
1 ha, pha 80 ml/bình 8 lít;
Phun 4 bình cho 1.000 m2.

Hình 1.2.6. Thuốc trừ cỏ Glyphosan

+ Thuốc trừ cỏ Roundup (hình 1.2.7)
trừ nhiều loại cỏ lá hẹp và lá rộng như cỏ
tranh, cỏ chỉ, cỏ ống, cỏ gấu, cỏ lá tre, cỏ
lông tây, cỏ sâu róm, cỏ lồng vực...
Cỏ tranh dùng 80 – 100 ml/bình 8 lít;
Cỏ cú, các loại cỏ khác dùng 50
ml/bình 8 lít.
Phun 4 bình cho 1000 m2

Hình 1.2.7. Thuốc trừ cỏ Roundup


19
1.2. Xử lý cỏ dại và tàn dư thực vật
a. Tận dụng làm thức ăn cho gia súc
Sau khi cắt cỏ dại và tàn dư cây trồng bằng phương pháp cơ học, chúng ta
có thể tận dụng làm thức ăn cho gia súc (hình 1.2.8)

Hình 1.2.8. Tận dụng cỏ làm thức ăn cho gia súc
b. Ủ cỏ thành phân hữu cơ:
Cỏ và tàn dư thực vật băm nhỏ bỏ
vào đống ủ (hình 1.2.9). Khi ủ cần:
- Tạo nhiều lớp ủ: Cỏ dại/tàn dư,
phân chuồng, mỗi lớp dày 0,4 mét;
- Luôn giữ đủ ẩm trong quá trình ủ;
- Cứ tiếp tục ủ từng lớp nguyên
liệu như vậy cho đến hết;
Hình 1.2.9. Ủ cỏ dại và tàn dư

Sau ủ khoảng 3 tháng, cỏ dại và tàn

dư cây trồng hoai hoàn toàn sẽ nát vụn
và có màu đen thì sử dụng được.
Trước khi sử dụng: Phải loại bỏ vật
cứng hay cỏ dại và tàn dư cây trồng
phân hủy không hoàn toàn bằng sàng có
kích thước 2 - 2,5cm (hình 1.2.10).

Hình 1.2.10. Loại khỏi phân vật > 2-2,5 cm


20

Cũng có thể ủ mùn trên nền đất
(hình 1.2.11).

Hình 1.2.11. Ủ mùn trên nền đất
Hay ủ trên nền bằng gạch hoặc nền
xi măng (hình 1.2.12).
Khi ủ thành đống trên nèn phải
để đáy đống ủ không bị úng hay ngập
nước bằng cách đào rãnh qua giữa
nền, phủ một lớp lưới trước khi bắt
đầu chất các lớp nguyên liệu hoặc xếp
cây dưới đáy đống ủ.
Hình 1.2.12. Ủ mùn trên nền gạch hay ximăng
2. Xác định thành phần cơ giới đất
Sầu riêng, măng cụt trồng được trên nhiều loại đất khác nhau:
- Đất thịt pha cát: cát 40 – 45%, limon 30 – 45%, sét 0 – 15%; Đất phù sa;
- Độ pH từ 5,5 - 7; Không bị nhiễm mặn.


3. Làm đất
3.1. Cày đất
Cày đất bằng máy cày loại
nhỏ như hình 1.2.13.

Hình 1.2.13. Dùng máy cày loại nhỏ để cày đất


21

3.2. Xới đất
Dùng máy xới đất để xới đất
(hình 1.2.14).

Hình 1.2.14. Máy xới đất

3.3. San ủi
Ủi bằng đất bằng máy san ủi
như hình 1.2.15.

Hình 1.2.15. Dùng máy san ủi để san ủi đất
4. Xẻ mương và lên liếp
Các vùng đất dễ bị ngập úng trong mùa mưa, thiếu nước trong mùa nắng cần
phải xẻ mương, lên liếp để tránh ngập úng trong mùa mưa, có mương để tưới và
tiêu nước trong mùa khô, thậm chí còn nuôi xen thủ sản trong mương.
4.1. Xẻ mương
Tỷ lệ mương/liếp thường là
1/2. Vách bên của mương và mặt
bên của liếp phải có độ nghiêng
thích hợp để tránh sạt lở; Độ

nghiêng có góc 30 - 45o giống
hình 1.2.16 là tốt nhất.

Hình 1.2.16. Mương trong vườn măng cụt


22
- Ở những vùng thấp thì cần đào mương để: Tăng độ dày tầng canh tác; Có
hệ thống mương thông nhau để thoát nước; Rửa phèn và cung cấp nước cho
vườn khi cần thiết; Độ sâu và rộng của mương tùy thuộc vào điều kiện riêng của
từng vườn, thông thường mương rộng 1,5 – 2 m, sâu 1 - 1,2 m (hình 1.2.17).

Hình 1.2.17. Mô hình xẻ mương trồng sầu riêng/măng cụt
4.2. Lên liếp trồng sầu riêng, măng cụt
a. Hướng liếp:
- Vườn chỉ trồng một loại cây (độc canh) và các cây trồng trên liếp theo
hình tam giác, liếp xây dựng theo hướng Bắc Nam;
- Vườn ngoài cây trồng chính còn trồng xen các loại khác, chọn hướng liếp
theo Đông - Tây.
Lưu ý:
+ Xây dựng hướng liếp luôn song song hay thẳng góc với đê bao để dễ
dàng trong việc điều tiết nguồn nước vào vườn;
+ Giữ đúng khoảng cách cây trồng hợp lý.
b. Kiểu lên liếp thường được áp dụng:
- Lên liếp theo kiểu cuốn chiếu (hình 1.2.18):
Khi lên liếp, chúng ta lấy lớp đất dưới của mương thứ nhất để lên mặt liếp
thứ nhất, sau đó trải đều lớp đất mặt của mương thứ nhất lên trên lớp đất liếp thứ
nhất, cứ tiếp tục như vậy cho đến liếp cuối cùng.

Hình 1.2.18. Lên liếp kiểu cuốn chiếu



23
- Lên liếp và đắp mô trên liếp (hình 1.2.19)
Ở những vùng đất thấp, sau khi lên liếp, còn phải đắp các mô trên liếp để
tránh cây bị úng ngập trong mùa mưa. Chiều rộng mặt liếp và khoảng cách giữa
các mô tùy thuộc vào mật độ trồng cây. Khoảng cách giữa các mô và khoảng
cách giữa các hàng mô thường từ 7-10 mét.

Hình 1.2.19. Đắp mô trên liếp
- Lên liếp đắp đất theo băng (hình 1.2.20)
+ Lên liếp đơn: Lớp đất mặt đào ở mương được trải dài thành băng ở giữa
dọc theo liếp, sau đó lớp đất dưới của mương được đắp vào hai bên của băng lớp
đất mặt đó. Mặt liếp đơn thường rộng từ 4-5 mét, mương rộng 5-6 mét.

Hình 1.2.20. Liếp đơn
+ Lên liếp đôi: Mặt liếp đôi rộng 9-10 mét (hình 1.2.21), trên mặt liếp được
trải hai băng lớp đất mặt của mương song song và cách nhau 7-8 mét. Lớp đất
dưới của mương trải cạnh hai băng đất mặt này để tạo thành mặt phẳng của liếp,
mương rộng 6-7 mét.

Hình 1.2.21. Liếp đôi


24
Hoặc lên liếp đôi có mương phụ ở giữa liếp (hình 1.2.22), mương phụ có
chiều rộng 1-1,5 mét cũng có tác dụng tưới hay tiêu nước cho cây.

Hình 1.2.22. Liếp đôi có mương phụ ở giữa liếp


Lưu ý: Đất ở mặt liếp rất dễ bị rửa trôi, nên phải có biện pháp trồng
cây trồng xen để che phủ đất, tránh bị xói mòn, đồng thời giữ độ ẩm và
tăng dinh dưỡng cho đất.

5. Đắp bờ bao, đặt cống bọng
5.1. Đắp bờ bao: Đắp bờ bao quanh vườn để
- Làm vành đai bảo vệ và chống ngập lũ trong mùa mưa, ngăn mặn trong
mùa nắng. Chủ động nuôi xen tôm, cá trong mương;
- Là nơi trồng các hàng cây chắn gió;

Chiều cao của bờ thường căn cứ
vào đỉnh lũ cao nhất trong vùng để
không bị ngập. Mặt bờ bao cần rộng
và chắc chắn (hình 1.2.23).

Hình 1.2.23. Đắp mặt bờ bao rộng và chắc chắn

Formatted: Font color: Black, Danish


25

5.2. Đặt cống bọng
Sau khi đắp bờ bao, để chủ động
mức nước trong vườn, ở bờ bao cần
phải đặt cống/bọng để lưu thông
nước giữa trong vườn với bên ngoài
vườn. Vườn lớn thường dùng các ống
cống (hình 1.2.24) bằng bê tông chắc
chắn có đường kính 40-50 cm để đặt

cống đầu mối cho vườn.
Hình 1.2.24. Cống bằng bê tông
- Ngoài cống đầu mối, trong vườn cần lắp thêm hệ thống dẫn nước nhỏ để
điều tiết nước giữa các mương trong vườn và mương chính dẫn ra cống đầu mối.
Các ống bọng có thể làm bằng ống mủ (hình 1.2.25) hay thân cây đục rỗng (hình
1.2.26)

Hình 1.2.25. Bọng bằng nhựa

Hình 1.2.26. Bọng bằng thân cây dừa

6. Trồng cây chắn gió cho vườn trồng
Cây chắn gió thường là những cây có thân to, khỏe như dừa, bạch đàn, phi
lao... được trồng dọc theo phía ngoài bờ bao, bộ rễ của chúng chủ yếu mọc trên bờ
bao có tác dụng làm vững chắc thêm bờ bao, không gây hại đất trong vườn trồng.
Đồng thời có tác dụng che chắn gió cho cây trong vườn, giảm việc rụng hoa, trái,
tổn thương lá và đổ cây.


×