Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Nhung kien thuc can chuan bi truoc khi den lop

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.42 KB, 76 trang )

Những kiến thức cần chuẩn bị trước khi đến lớp Sinh học 11
LỜI NÓI ĐẦU
Trên cơ sở đổi mới phương pháp dạy học của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo và những tâm
đắt trong quá trình giảng dạy của bản thân thì “Những kiến thức cần chuẩn bị trước khi đến
lớp” sinh học 11 cơ bản đã ra đời nhằm phục vụ cho các học sinh, giáo viên,...
“Những kiến thức cần chuẩn bị trước khi đến lớp” sinh học 11 cơ bản được viết theo
tiến trình bài giảng của sách giáo khoa sinh học 11 cơ bản, do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban
hành. Song hành với sách giáo khoa sinh học 11, thì “Những kiến thức cần chuẩn bị trước
khi đến lớp, sinh học 11 cơ bản là một tài liệu rất hữu ích dành cho học sinh trong việc chuẩn
bị bài học mới (thuộc môn sinh học 11) được tốt hơn trước khi đến lớp. Trên cơ sở đó giúp
học sinh chủ động, phát huy tính tích cực, sáng tạo xây dựng bài học một cách có hệ thống,
khoa học.
Ngoài ra “Những kiến thức cần chuẩn bị trước khi đến lớp” sinh học 11 cơ bản là
một tài liệu hỗ trợ đắt lực cho các giáo viên giảng dạy môn sinh học 11 khi thiết kế bài giảng
cũng như trong tiến trình giảng dạy môn sinh học 11.
Nội dung của “Những kiến thức cần chuẩn bị trước khi đến lớp” sinh học 11 cơ bản
được viết theo từng bài, mỗi bài gồm có hai phần:
Phần thứ nhất: gồm các câu hỏi, từng vấn đề liên quan đến bài học mà học sinh cần
phải chú ý.
Phần thứ hai: hướng dẫn trả lời các câu hỏi, các vấn đề.
Qua đó, giúp học sinh biết trước được những kiến thức trọng tâm của bài học, nhờ vậy
mà chủ động, tự tin hơn trong quá trình học tập. Đặc biệt trong phương pháp đổi mới dạy và
học hiện nay thì “Những kiến thức cần chuẩn bị trước khi đến lớp” sinh học 11 cơ bản càng
có ý nghĩa thiết thực hơn.
Trong quá trình viết, Những kiến thức cần chuẩn bị trước khi đến lớp” sinh học 11
cơ bản luôn bám sát sách giáo khoa Sinh học 11, cố gắng khai thác triệt để nội dung sách giáo
khoa và bổ sung một số câu hỏi có tính ứng dụng thực tiễn. Để cho sáng kiến này ngày càng
hoàn thiện hơn, người viết sáng kiến mong nhận được góp ý từ các thầy cô giáo và các em học
sinh.
DƯƠNG VĂN CƯ
Ý tưởng giáo dục 1


Những kiến thức cần chuẩn bị trước khi đến lớp Sinh học 11
NHỮNG KIẾN THỨC CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI ĐẾN LỚP
SINH HỌC 11 CƠ BẢN
PHẦN I: LÝ LUẬN
I. Lí do chọn đề tài:
1. Cơ sở lí luận:
− Cùng với việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa, tăng cường phương tiện thiết bị
dạy học,… việc đổi mới phương pháp dạy học trong trường Trung học phổ thông hiện
nay là một nhu cầu thiết thực. Nếu không có phương pháp dạy và học phù hợp với
chương trình, sách giáo khoa, việc đổi mới giáo dục sẽ khó có thể đồng bộ nhằm phát
huy khả năng và xu thế phát triển toàn diện người học sinh trong nhà trường.
− Để có phương pháp dạy và học phù hợp với chương trình, sách giáo khoa, phát huy toàn
diện người học sinh, với phương châm lấy học sinh làm trung tâm,… yêu cầu học sinh
cũng như giáo viên cần phải hoạt động tích cực thu thập mọi thông tin liên quan đến bài
học. Khi đó, nhu cầu về tài liệu để tham khảo là cấp bách, là thiết yếu.
− Phương pháp học cổ điển của học sinh dù nhiều hay ít vẫn còn in dầu vết trong tâm trí
của học sinh. Nên việc tự học, tự nghiên cứu của học sinh còn nhiều khó khăn, bất cập.
− Để nâng cao ý thức, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá học tập của
học sinh mà đặc biệt là bước chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Ắc nghĩ cần phải có tài
liệu bổ trợ cho các em giúp các em biết trước được các vấn đề trọng tâm của bài học và
tự tin hơn khi tham gia xây dựng bài.
2. Cơ sở thực tiễn:
− Nhận thức được việc việc đổi mới phương pháp dạy và học với phương châm lấy học
sinh làm trung tâm tức học sinh cần tích cực, chủ động xây dựng hệ thống kiến thức bài
học, người giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn. Xong việc đưa phương pháp mới này
vào thực tiễn ở trường THPT Chu Văn An thật không dễ, đặc biệt càng khó khăn hơn đối
với học sinh tại Phân hiệu Iah Dreh của THPT Chu Văn An (100% học sinh người dân
tộc thiểu số).
− Có rất nhiều lý do dẫn đến những khó khăn và hạn chế đó, xong về góc độ chuyên môn
tôi nhận thấy học sinh thiếu tài liệu nghiên cứu, tài liệu hướng dẫn, tài liệu định hướng

chuyên môn dành riêng cho học sinh đã làm hạn chế tính tích cực, chủ động của học sinh
khi xây dựng hệ thống kiến thức bài học (do thiếu tự tin vào câu trả lợi của bản thân).
− Những trăng trở về phương pháp giảng dạy môn sinh học nói chung và sinh học 11 cơ
bản nói riêng tôi quyết định chọn đề tài “Những kiến thức cần chuẩn bị trước khi đến
Ý tưởng giáo dục 2
Những kiến thức cần chuẩn bị trước khi đến lớp Sinh học 11
lớp” sinh học 11 cơ bản nhằm phục vụ việc nghiên cứu, chuẩn bị bài trước khi đến lớp
(môn sinh học 11 cơ bản) của học sinh và đồng thời cũng giảm bớt gánh năng trong công
tác giảng dạy của giáo viên.
II. Mục đích nghiên cứu:
1. Đối với học sinh: cung cấp thêm tài liệu thuộc môn sinh học 11 cơ bản để học sinh tự
nghiên cứu, tự học, phát triển tính tích cực, chủ động, sáng tạo và đặc biệt tự tin hơn trong
quá trình xây dựng hệ thống kiến thức bài học. Thông qua “Những kiến thức cần chuẩn
bị trước khi đến lớp” sinh học 11 cơ bản còn biết được các vấn đề trọng tâm của từng bài
học, giảm bớt sự nghi chép trên lớp từ đó có nhiều thời gian để hoạt động thảo luận nhóm
trao đổi những vấn đề khó của bài học…
2. Đối với giáo viên: giảm bớt gánh năng cho giáo viên trong quá trình triển khai bài giảng
thuộc môn sinh học 11, giúp giáo viên định hướng cho học sinh hệ thống hoá kiến thức
từng bài học một cách chính xác và dễ dàng hơn. Trên cơ sở đó đã đổi mới phương pháp
dạy và học theo đúng nghĩa của nó.
III. Đối tượng nghiên cứu: dựa trên thực trạng học sinh trường THPT Chu Văn An, Phân hiệu
Iah Dreh học môn sinh học và phương pháp đổi mới dạy học trong trường học.
IV. Nội dung nghiên cứu: nội dung của “Những kiến thức cần chuẩn bị trước khi đến lớp”
sinh học 11 cơ bản được viết theo từng bài, mỗi bài gồm có hai phần:
1. Phần thứ nhất: gồm các câu hỏi, từng vấn đề liên quan đến bài học mà học sinh cần phải
chú ý.
2. Phần thứ hai: hướng dẫn trả lời các câu hỏi, các vấn đề.
V. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1 năm 2008 đến tháng 2 năm 2009.
VI. Kết luận: Đây là một sáng kiến nhỏ mà trong quá trình giảng dạy môn sinh học trong những
năm qua. Tôi mạnh dạn viết ra đây nhằm mục đích phục vụ cho công tác giảng dạy của bản

thân. Đồng thời để đồng nghiệp cùng chuyên môn có thể tham khảo khi giảng dạy. Và luôn
hi vọng đây là tài liệu hỗ trợ đắc lực cho học sinh trong quá trình học. Trong quá trình thực
hiện đề tài do kinh nghiệm còn hạn chế nên khó tránh khỏ những thiếu sót. Rất mong sự góp
ý của Hội đồng giám khảo, đồng nghiệp và những ai quan tâm đến đề tài để đề tài được hoàn
thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm hơn.!.
PHẦN II: NỘI DUNG
Chương I : CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
A - CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT
Ý tưởng giáo dục 3
Những kiến thức cần chuẩn bị trước khi đến lớp Sinh học 11
Bài 1. SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ
I. Trong bài học này học sinh cần chú ý những vấn đề sau:
1. Mô tả cấu tạo bên ngoài của hệ rễ cây trên cạn ?
2. Đặc điểm cấu tạo nào của rễ thích nghi với chức năng hấp thụ nước và các ion
khoáng ? Mục đích của việc phát triển đó ?
3. Nhiều loại thực vật không có miền lông hút thì rễ cây hấp thụ nước, ion khoáng bằng
cách nào ? Cho ví dụ ?
4. Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ?
5. Nước và ion khoáng sau khi đi vào lông hút của rễ, sẽ được vân chuyển đi đâu ? Và
vận chuyển bằng cách nào ?
6. Đai caspari có vai trò gì ?
7. Một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ?
8. Vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu ngày sẽ bị chết ?
9. Vì sao các loại cây trên cạn không sống được trên đất ngập mặn ?
II. Hướng dẫn trả lời:
1. Hệ rễ phân hoá thành các rễ chính, rễ bên. Trên các rễ có các miền lông hút nằm gần
đỉnh sinh trưởng.
2. Rễ cây sinh trưởng nhanh về chiều sâu, phân nhánh chiếm chiều rộng và đặc biệt là
tăng nhanh số lượng lông hút. Nhằm hướng đến nguồn nước ở trong đất, tăng bề mặt
tiếp xúc giữa rễ và đất, giúp rễ hút được nhiều nước và các ion khoáng.

3. Một số thực vật ở cạn, bộ rễ không có miền lông hút (thông, sồi,…) thì hệ rễ có nấm rễ
bao bọc giúp cây hấp thụ được nước ( hay các tế bào còn non, tế bào chưa bị suberin
hoá).
4.
Chỉ tiêu
so sánh
Hấp thụ nước Hấp thụ ion khoáng
Cơ chế
- Thụ động (cơ chế thẩm thấu): nước di
chuyển từ môi trường nhược trương
(thế nước cao) trong đất vào tế bào lông
hút, môi trường ưu trương (thế nước
thấp).
- Thụ động: đi từ đất (nồng độ ion
cao) vào tế bào lông hút (nồng độ
ion thấp).
- Chủ động: di chuyển ngược chiều
građien nồng độ. Ví dụ: ion kali.
Điều
kiện
- Có sự chênh lệch thế nước giữa đất và
tế bào lông hút:
- Chênh lệch nồng độ các chất tan.
- Tiêu tốn năng lượng (ATP).
Ý tưởng giáo dục 4
Những kiến thức cần chuẩn bị trước khi đến lớp Sinh học 11
+ Quá trình thoát hơi nước ở lá.
+ Nồng độ các chất tan trong rễ cao.
5. Nước và các ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ…
− Con đường gian bào: đi theo không gian giữa các tế bào và không gian giữa các bó

sợi xenlulôzơ bên trong thành tế bào đến đai caspari thì chuyển sang con đường tế
bào.
− Con đường tế bào chất: đi xuyên qua tế bào chất của tế bào.
6. Điều chỉnh dòng vân chuyển các chất vào tế bào.
7.
− Độ thẩm thấu (áp suất thẩm thấu).
− Độ pH.
− Lượng ôxi của môi trường (đô thoáng khí).
8. Đối với cây trên cạn, khi ngập úng rễ cây thiếu ôxi → tiến trình hô hấp bình thường
của rễ bị phá hoại, tích luỹ các chất độc đối với tế bào và làm cho lông hút chết, không
hình thành được lông hút mới → cây không hấp thụ được nước, cân bằng nước trong
cây bị phá huỷ và cây bị chết.
9. Dịch bào rễ cây trên cạn nhược trương với môi trường đất ngập mặn nên không thể hấp
thụ được nước từ đất. Ngược lại nước có thể từ trong cây đi ra ngoài môi trường do sự
chênh lệch nồng độ chất tan giữa hai môi trường bên ngoài cao hơn bên trong, cân bằng
nước bị phá vỡ và cây chết.
Bài 2. VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY
I. Trong bài học này học sinh cần chú ý những vấn đề sau:
1. Trong cây có những dòng vận chuyển vật chất nào ?
Ý tưởng giáo dục 5
Những kiến thức cần chuẩn bị trước khi đến lớp Sinh học 11
2. Trình bày cấu tạo của mạch gỗ ?
3. Đặc điểm cấu tạo nào của mạch gỗ phù hợp với chức năng vận chuyển nước ?
4. Các lỗ bên có chức năng gì ?
5. Các thành phần vận chuyển trong mạch gỗ ?
6. Làm thế nào mà dòng mạch gỗ di chuyển được các chất đi ngược với chiều trọng lực
lên cao đến vài chục mét ?
7. Giải thích hiện tượng ứ giọt nước ở mép lá sau những ngày ẩm ướt ?
8. Mô tả cấu tạo của mạch rây ?
9. Điểm khác biệt giữa ống rây với tế bào kèm ?

10.Thành phần của dịch mạch rây ? Động lực vận chuyển ?
11.Vì sao mạch gỗ là các tế bào chết, dạng ống rỗng, còn mạch rây là các tế bào sống
không có dạng ống ?
II. Hướng dẫn trả lời:
1.
− Dòng mạch gỗ (dòng đi lên, ngược chiều với trọng lực) vận chuyển nước và ion
khoáng từ đất vào đến mạch gỗ của rễ rồi tiếp tục dâng lên theo mạch gỗ trong thân
để lan toả đến lá và những phần khác của cây.
− Dòng mạch rây (dòng đi xuống, cùng chiều với trọng lực) vận chuyển những chất
hữu cơ từ các tế bào quang hợp trong phiến lá vào cuống lá rồi đến nơi cần sử dụng
hoặc dự trữ.
2. Mạch gỗ (xilem): gồm các tế bào chết là quản bào và mạch ống. Các tế bào cùng loại
nối kế tiếp nhau tạo thành những ống dài từ rễ lên lá. Cả quản bào và mạch ống đều có
các lỗ bên.
3. Là các tế bào chết, không có màng, không có các bào quan tạo thành ống rỗng dẫn đến
lực cản thấp, thành tế bào mạch gỗ được linhin hoá bền chắc chịu được áp suất nước,
thành thức cấp không có, thành sơ cấp mỏng, các lỗ tạo thành dòng vận chuyển ngang.
4. Tạo lối đi cho dòng vận chuyển ngang.
5. Chủ yếu là nước, các ion khoáng, ngoài ra còn có các chất hữu cơ như: axit amin,
amit, vitamin, hoocmôn) được tổng hợp ở rễ.
6. Nhờ có sự phối hợp của 3 lực :
− Lực đẩy (áp suất rễ).
− Lực hút do thoát hơi nước ở lá.
− Lực liên kế giữa các phân tử nước với nhau và thành tế bào mạch gỗ.
Ý tưởng giáo dục 6
Những kiến thức cần chuẩn bị trước khi đến lớp Sinh học 11
7. Ban đêm cây hút nhiều nước, nước được vận chuyển theo mạch gỗ lên lá và thoát ra
ngoài. Nhưng qua những đêm ẩm ướt độ ẩm tương đối không khí quá cao, bảo hoà hơi
nước → không thể hình thành hơi để thoát ra không khí → ướt giọt nước trên lá.
8. Mạch rây: gồm các tế bào sống là ống rây và tế bào kèm. Các ống rây nối với nhau

thành ống dài đi từ lá xuống rễ.
9. Điểm khác biệt giữa ống rây là không có nhân còn tế bào kèm là có nhân (tế bào kèm là
nơi cung cấp năng lượng cho việc vận chuyển một số chất theo cơ chế chủ động).
10.
− Các sản phẩm đồng hoá ở là chủ yếu: saccarôzơ, axit amin, …một số ion khoáng
được sử dụng lại như kali.
− Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan cho (lá) và cơ quan nhận (rễ).
11.
− Mạch gỗ là các tế bào chết, dạng ống rỗng, giúp vận chuyển các chất đi lên (ngược
hướng với trọng lực) một cách dễ dàng hơn.
− Mạch rây là các tế bào sống không có dạng ống, tránh hiện tượng các chất được tổng
hợp ở phần trên của cây (lá, thân,…) theo hướng trọng lực xuống rễ rồi ra ngoài đất
khi không cần thiết. Do vậy mà không gây ra lãng phí các chất.
Bài 3. THOÁT HƠI NƯỚC
I. Trong bài học này học sinh cần chú ý những vấn đề sau:
1. Nhân xét gì về tỉ lệ giữa lượng hơi nước lá cây thoát ra và lượng nước được sử dụng ?
Ý tưởng giáo dục 7
Những kiến thức cần chuẩn bị trước khi đến lớp Sinh học 11
2. Thoát hơi nước có vai trò gì đối với cây ? Trong các vai trò vừa nêu thì theo em vai trò
nào là quan trọng nhất đối với cây ? Vì sao ?
3. Tại sao nói thoát hơi nước là “hiểm họa” vừa “tất yếu” ?
4. Mô tả cấu tạo của lá ? Đặc điểm cấu tạo nào của lá thích nghi với chức năng thoát hơi
nước ?
5. Sự thoát hơn nước qua khí khổng diễn ra như thế nào ? Nó phụ thuộc vào yếu tố nào ?
6. Sự thoát hơn nước qua lớp cutin diễn ra như thế nào ? Nó phụ thuộc vào yếu tố nào ?
7. So sánh sự thoát hơi nước qua lớp cutin đối với lá non, lá trưởng thành, lá già ?
8. Nếu cây mọc trên đồi thì lượng nước thoát ra qua lớp cutin sẽ như thế nào so với cây
mọc trong vườn ?
9. Theo em tế bào khí khổng có khi nào bị mất nước hoàn toàn không ?
10.Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước ?

11.Cân bằng nước là gì ? Thế nào là tưới tiêu hợp lý ?
12.Tại sao phải trồng cây xanh quanh khu đô thị, sân trường ?
II. Hướng dẫn trả lời:
1. Lượng hơi nước thoát ra quá nhiều so với lượng nước cây giữ lại.
2.
− Là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ vận chuyển nước, các ion khoáng và các chất
khác từ rễ lên mọi cơ quan của cây trên mặt đất; Tạo môi trường liên kết các bộ phân
của cây; Tạo độ cứng cho thực vật thân thảo.
− Nhờ có thoát hơi nước, khí khổng mở ra cho khí CO
2
khuếch tán vào lá cung cấp cho
quá trình quang hợp.
− Thoát hơi nước giúp hạ nhiệt độ của lá vào những ngày nắng nóng, đảm bảo cho quá
trình sinh lí xảy ra bình thường.
− Vai trò thứ 2 là quan trọng nhất. Vì : khí CO
2
vào lá cung cấp cho quá trình quang
hợp → năng lượng sống cho cây.
3.
− “Hiểm hoạ” trong quá trình sinh trưởng và phát triển, thực vật phải mất đi một lượng
nước quá lớn và như vậy nó phải hấp thụ một lượng nước lớn hơn lượng mất
đi. Đó là một điều kiện không dễ dàng gì trong điều kiện môi trường luôn thay đổi.
− “Tất yếu” vì có thoát hơn nước mới lấy được nước. Sự thoát hơn nước ở lá đã tạo ra
một sức hút nước, một sự chênh lệch về thế nước theo chiều hướng giảm dần từ rễ
đến lá và nước có thể chuyển từ rễ lên lá một cách dễ dàng.
Ý tưởng giáo dục 8
Những kiến thức cần chuẩn bị trước khi đến lớp Sinh học 11
4. Lớp cutin, lớp biểu bì, mô giậu (chứa lục lạp).
5.
− Mặt trên và dưới của lá có nhiều tế bào khí khổng. Số lượng tế bào khí khổng trên lá

có liên quan đến sự thoát hơi nước.
− Ngoài tế bào khí khổng, sự thoát hơi nước của lá cây còn được thực hiện qua lớp
cutin.
6.
− Sự thoát hơi nước qua khí khổng: độ mở của khí khổng nó phụ thuộc vào hàm lượng
nước trong tế bào khí khổng (tế bào hạt đậu).
− Khi tế bào khí khổng no nước → khí khổng mở.
− Khi tế bào khí khổng mất nước → khí khổng đóng.
− Sự thoát hơi nước qua lớp cutin: hơi nước có thể khuếch tán qua bề mặt lá. Lớp cutin
càng dày thì thoát hơi nước càng giảm và ngược lại.
7. Lá non có thành cutin mỏng nên thoát hơi nước qua lớp cutin nhiều hơn lá trưởng
thành. Còn là già do lớp cutin bị nứt nẻ nên lượng thoát hơi nước nhanh nhất.
8. Cây trong vườn nhiều hơn vì thành cutin mỏng hơn.
9. Không, vì: tế bào hát đậu không bị mất nước hoàn toàn.
10.
− Nước: thông qua việc đóng mở khí khổng.
− Ánh sáng: cường độ khí khổng ảnh hưởng đến độ mở của khí khổng. Cường độ ánh
sáng càng tăng thì độ mở khí khổng càng tăng và ngược lại.
− Nhiệt độ, gió, các ion khoáng, độ ẩm đất, không khí …
11.
− Cân bằng nước: khi A = B, mô của cây đủ nước, cây phát triển bình thường.
− Tưới tiêu hợp lí: dựa vào đặc điểm di truyền, pha sinh trưởng, phát triển của giống,
loài, đặc điểm của đất và thời tiết. Nhu cầu nước của cây theo các chỉ tiêu sinh lí như
áp suất thẩm thấu, hàm lượng nước, sức hút nước của rễ cây.
12. Tạo môi trường xanh sạch đẹp, thoáng mát,…
Bài 4. VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG
I. Trong bài học này học sinh cần chú ý những vấn đề sau:
1. Hãy liệt kê các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu ?
Ý tưởng giáo dục 9
Những kiến thức cần chuẩn bị trước khi đến lớp Sinh học 11

2. Vì sao các nguyên tố này được coi là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu ?
3. Các nguyên tố thiết yếu được ra làm mấy nhóm ?
4. Nêu tóm tắt vai trò của các ion khoáng ?
5. Tại sao cây thiếu Mg thì lá có màu sắc như vậy ?
6. Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng đó được cung cấp từ đâu ?
7. Để cây có thể sử dụng được các dạng khoáng không hoà tan thì phải có quá trình gì ?
Quá trình đó còn phụ thuộc vào yếu tố nào ?
8. Trong nông nghiệp người nông dân thường là gì để tạo điều kiện cho quá trình chuyển
hoá diễn ra thuận lời, nhanh ?
9. Bón phân như thế nào là được coi là hợp lý ?
10.Điều gì xảy ra khi ta bón phân không hợp lí ?
II. Hướng dẫn trả lời:
1. Có 17 nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu.
2.
− Là nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống.
− Không thay thế được bởi bất kì các nguyên tố nào khác.
− Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể.
3. Chia làm 2 nhóm:
− Nguyên tố đại lượng: C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.
− Nguyên tố vi lượng: Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni.
− Ngoài ra người ta còn chia ra thêm một nhóm nữa là: siêu vi lượng: I, As, Au, Hg….
4. Bảng 4.
− Các nguyên tố đại lượng thường đóng vai trò cấu trúc trong tế bào, là thành phần của
các đại phân tử trong tế bào.
− Các nguyên tố vi lượng thường là thành phần không thể thiếu được của hầu hết các
enzim (xúc tác).
5. Vì Mg tham gia vào cấu trúc của lục lạp.
6. Trong đất và phân bón.
7.
− Chuyển hoá dạng khoáng không tan → dễ tan.

− Quá trình chuyển hoá đó nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: nước, độ thoáng, độ pH,
nhiệt độ, vi sinh vật.
8.
Ý tưởng giáo dục 10
Những kiến thức cần chuẩn bị trước khi đến lớp Sinh học 11
− Làm cỏ, sục bùn, phá váng khi đất bị ngập nước, bón vôi cho đất bị chua,...
− Vi sinh vật phân giải cạn bả hữu cơ.
9.
− Lượng phân bón hợp lí.
+ Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng.
+ Khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất.
+ Hệ số sử dụng phân bón: lương phân bón cây sử dụng được so với tổng lượng phân
bón.
+ Thời kì bón phân.
− Cách bón phân.
− Loại phân bón.
10.
− Không đủ liều thì cây không cho năng suất cao nhất.
− Thừa dẫn đến lãng phí, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến lí tính của đất, vi sinh
vật, động vật.
Bài 5. DINH DƯỠNG NITƠ Ở THỰC VẬT
I. Trong bài học này học sinh cần chú ý những vấn đề sau:
1. Những dạng nitơ nào cây hấp thụ được ? Nguồn cung cấp các ion đó ?
2. Vai trò của nitơ đối với sự phát triển của cây ?
Ý tưởng giáo dục 11
Những kiến thức cần chuẩn bị trước khi đến lớp Sinh học 11
3. Dấu hiệu để nhận biết cây thiếu nitơ ?
4. Thế nào là quá trình khử nitrát ? Quá trình này diễn ra ở đâu ?
5. Sau khi khử NO
3

-
thành NH
4
+
thì quá trình tiếp tục diễn ra như thế nào ?
6. NH
3
tích luỹ lại nhiều trong mô sẽ gây độc cho tế bào, nhưng khi cây sinh trưởng mạnh
lại thiếu hụt NH
3
. Vậy, cơ thể thực đã giải quyết mâu thuẫn đó như thế nào ?
II. Hướng dẫn trả lời:
1.
− Cây hấp thụ nitơ chủ yếu ở dạng: nitơ nitrat (NO
3
-
) và nitơ amôn (NH
4
+
).
− Nguồn cung cấp:
+ Sự phân giải xác động vật, thực vật trong đất nhờ vi sinh vật.
+ Sự cố định nitơ không khí nhờ vi sinh vật cố định đạm.
+ Bón phân vô cơ.
+ Vật lí - hoá học: sự phóng điện trong cơn giông.
2.
− Nitơ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng và
quyết định đén năng xuất và chất lượng thu hoạch.
− Vai trò cấu trúc: là thành phần hầu hết của các chất trong cây: prôtêin, enzym,
côenzym, axít nuclêic, diệp lục, ATP,…

− Vai trò điều tiết: nitơ là thành phần cấu tạo của prôtêin-enzym, côenzym và ATP.
Nitơ tham gia vào điều tiết quá trình trao đổi chất trong cơ thể thực vật thông qua
hoạt động xúc tác, cung cấp năng lượng và điều tiết trạng thái ngậm nước của các
phân tử prôtêin trong tế bào chất.
3. Là có máu vàng nhạt.
4.
− Đó là quá trình chuyển hoá NO
3
-
thành NH
4
+
theo sơ đồ
NO
3
- Mo, Fe
NO
2
-
(nitrit)
Nitratreductaza
NO
2
-

Mo, Fe
NH
4
+
Nitrareductaza

− Diễn ra trong mô rễ, mô lá.
5.
− Amin hoá trực tiếp các axit xêtô (axit xêtô + NH
3
→ axit amin). Ví dụ :
Ý tưởng giáo dục 12
Những kiến thức cần chuẩn bị trước khi đến lớp Sinh học 11
− Chuyển vị amin (axit amin + axit xêtô → axit amin mới + axit xêtô mới). Ví dụ :
− Hình thành amít: liên kết phân tử vào axit amin đicacbôxilic (axit amin đicacbôxilic +
NH
3
→ amit)
6.
− Hình thành amit giúp khử độc cho tế bào khi amôniac tích luỹ nhiều.
− Amit là nguồn dự trữ NH
3
cần cho quá trình tổng hợp axit amin và prôtêin khi cơ thể
có nhu cầu.
→ Đây cũng chính là ý nghĩa sinh học quan trọng của sự hình thành amit.
Bài 6. DINH DƯỠNG NITƠ Ở THỰC VẬT (TT)
I. Trong bài học này học sinh cần chú ý những vấn đề sau:
1. Có những nguồn nitơ tự nhiên nào cung cấp cho cây ?
2. Trong đất tồn tại những dạng nitơ nào ?
Ý tưởng giáo dục 13
Những kiến thức cần chuẩn bị trước khi đến lớp Sinh học 11
3. Quá trình khoáng hoá diễn ra như thế nào ?
4. Vì sao phân hữu cơ chỉ dung để bón lót, mà không dung bón thúc ?
5. Trong quá trình chuyển hoá nitơ có một quá trình diễn ra bất lợi cho cây. Đó là quá
trình nào ? Quá trình đó diễn ra như thế nào ? Qua đó, ta phải làm gì để hạn chế mất N
(đạm).

6. Hãy mô tả quá trình cố định nitơ phân tử ? Trong tự nhiên có những vi sinh vật nào có
khả năng cố định nitơ ?
7. Mục đích của việc cố định này ?
8. Để cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt thường người nông dân chú ý đến phân bón.
Vậy việc bón phân nó mang lại kết quả nào ? Cũng như cách bón ra sao ? Bón phân có
ảnh hưởng gì đến môi trường không ?
9. Quá trình amôn hoá, nitrate hoá diễn ra như thế nào ?
II. Hướng dẫn trả lời:
1.
− Nitơ trong khí quyển (dạng nitơ phân tử (N
2
) chiếm khoảng 80%, nhưng cây không
thể hấp thụ được, mà phải quá trình chuyển hoá thành NH
3
thì cây mới đồng hoá
được).
− Nitơ trong thạch quyển.
− Nguồn nitơ trong đất là chủ yếu
2. Có 2 dạng nitơ tồn tại trong đất:
− Nitơ vô cơ trong các muối khoáng.
− Nitơ hữu cơ trong xác sinh vật.
3. Quá trình khoáng hoá :
VCHC
VK amô hoá
NH
4
+

VK nitrat hoá
NO

2
- Nitrobacter
NO
3
-

Nitrosomoas
4. Vì quá trình chuyển hoá của nó chậm.
5. Quá trình phản nitrat hoá
NO
3
- VK phản nitrat hoá
N
2
− Điều kiện: yếm khí (đất ngập úng, đất quá chặt. Từ đó ta phải cày sâu, xới đất tơi
xốp, thoáng khí).
6.
− N
2
+ H
2
Nitrogenaza
NH
3
trong nước
NH
4
+
VK cố định đạm
Ý tưởng giáo dục 14

Những kiến thức cần chuẩn bị trước khi đến lớp Sinh học 11
− Ngoài ra để quá trình cố định nitơ xảy ra thì phải có lực khử mạnh, ATP và thực hiện
trong điều kiên yếu khí
− Con đường sinh học cố định nitơ do các vi sinh vật : nhóm vi sinh vật sống tự do (vi
khuẩn lam (Cyanobacteria) có trong ruộng lúa; vi sinh vật cộng sinh với thực vật (vi
khuẩn thuộc Rhizobium rễ cây họ đậu).
7. Cung cấp nitơ cho cây, trả lại lượng nitơ bị mất.
8.
− Bón phân hợp lí với năng xuất cây trồng : Bón đúng loại, đủ số lượng, tỉ lệ, đủ nhu
cầu của giống, loại cây, phù hợp với thời kì sinh trưởng, phát triển của cây, đặc điểm
đất đai, thời tiết.
− Các phương pháp bón phân :
+ Bón phân qua rễ (bón vào đất):
+ Bón qua lá:
− Phân bón và mô trường : Phân bón vượt quá mức tối ưu, cây sẽ không hấp thụ hết dẫn
đến ảnh hưởng làm xấu lí tính đất, ô nhiễm môi trường.
9.
− Quá trình amôn hoá: Chất hữu cơ của đất → RNH
2
+ CO
2
+ phụ phẩm.
RNH
2
+ H
2
O → NH
3
+ ROH; NH
3

+ H
2
O → NH
4
+
+ OH
-
− Quá trinh nitrate hoá: 3NH
3
+ 3O
2

nistrosomanas
2HNO
2
+ 2H
2
O
2HNO
2
+ O
2

nitrobacter
2HNO
3
Bài 8. QUANG HỢP Ở THỰC VẬT
I. Trong bài học này học sinh cần chú ý những vấn đề sau:
1. Quá trình quang hợp ở thực vật diễn ra như thế nào ? Công thức tổng quát ?
2. Vai trò của quang hợp ở thực vật ?

Ý tưởng giáo dục 15
Những kiến thức cần chuẩn bị trước khi đến lớp Sinh học 11
3. Quang hợp diễn ra chủ yếu bộ phận nào của cây ?
4. Hãy tả đặc điểm cấu tạo bên ngoài, bên trong của lá thích nghi với chức năng quang
hợp ?
5. Hãy mô tả cấu tạo của lục lạp thích nghi với chức năng quang hợp ?
6. Tại sao lá có màu xanh ?
7. Diệp lục có mấy loại ? Đó là những loại nào ? Chức năng của từng loại đó ?
8. Trong tự nhiên lá cây có rất nhiều màu sắc khác nhau. Đó là do sắc tố quang hợp nào ?
Có mấy loại sắc tố quang hợp ? Chức năng của chúng ?
II. Hướng dẫn trả lời:
1.
− Là quá trình năng lượng mặt trời đước diệp lục hấp thụ để tạo ra cacbohđrat và ôxi từ
CO
2
và H
2
O.
− Công thức tổng quát: 6CO
2
+ 12H
2
O
ASMT
C
6
H
12
O
6

+ 6O
2
+ 6H
2
O
Diệp lục
2. Quang hợp có 3 vai trò chính:
− Sản phẩm quang hợp là nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho mọi sinh vật trên hành
tinh và là nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu chữa bệnh.
− Quang năng chuyển hoá thành hoá năng trong sản phẩm quang hợp. Đây là nguồn
năng lượng duy trì sự sống của sinh giới.
− Quang hợp điều hoà không khí: giải phóng O
2
và hấp thụ CO
2
.
3. Lá là cơ quan quang hợp chủ yếu ngoài ra còn có vỏ thân, đài hoa và quả xanh...
4.
− Đặc điểm hình thái, giải phẫu bên ngoài:
+ Diện tích bề mặt lá lớn giúp hấp thụ được nhiều tia sáng.
+ Trong lớp biểu bì của mặt lá có khí khổng giúp khí CO
2
khuếch tán vào bên lá vào
lục lạp.
+ Phiến lá mỏng thuận lợi cho lá khuếch tán ra vào dễ dàng.
− Đặc điểm hình thái, giải phẫu bên trong:
+ Hệ gân lá có mạch dẫn xuất phát từ bó mạch ở cuống lá đi đến tận từng tế bào nhu
mô của lá. Nhờ vậy mà nước và các ion khoáng đến từng tế bào để thực hiện quang
hợp. Vận chuyển sản phẩm quang hợp ra khỏi lá.
Ý tưởng giáo dục 16

Những kiến thức cần chuẩn bị trước khi đến lớp Sinh học 11
+ Các tế bào chứa lục lạp phân bố nhiều trong mô giậu và mô xốp của phiến lá. Các tế
bào mô giậu xếp xít nhau, nằm ngay dưới lớp tế bào biểu bì trên của lá. Giúp cá
phân tử sắc tố hấp thụ trực tiếp được ánh sáng chiếu lên mặt lá.
+ Các mô khuyết phân bố gần mặt dưới của lá, các tế bào mô khuyết phân bố cách
nhau tạo nên các khoảng rỗng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi khí trong
quang hợp.
5.
− Màng tilacôit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng.
− Xoang tilacôit là nơi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tông hợp
ATP trong quang hợp.
− Chất nền (Strôma) của lục lạp là nơi diễn ra các phản ứng của pha tối quang hợp.
6. Vì có các hệ sắc tố quang hợp. (màu lục: Chlorophin).
7. Có 2 loại: DL
a
, DL
b
.
− Diệp lục a : Có chức năng chuyển hoá NLAS thành NLHH trong ATP, NADPH.
− Diệp lục b : Có chức năng truyền NLAS.
8. Carôtênôit (sắc tố đỏ, dacam, vàng). Có 2 loại: carôtên và xantôphin.
− Carôtên và xantôphyl: có chức năng truyền NLAS tới DL
a
− NLAS→ Carôtênôit → DL
b
→ DL
a
→ DL
a
(ở vị trí trung tâm)→ATP, NADPH.


Bài 9. QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C
3
, C
4
, CAM
I. Trong bài học này học sinh cần chú ý những vấn đề sau:
1. Quang hợp gồm có mấy pha ? Đó là những pha nào ?
Ý tưởng giáo dục 17
Những kiến thức cần chuẩn bị trước khi đến lớp Sinh học 11
2. Pha sáng xảy ra ở đâu ? Các thành phần tham gia trong pha sáng ? Sản phẩm cuối cùng
của pha sáng là gì ?
3. Quang phân ly nước diễn ra ở đâu ? Diễn biến của quá trình ?
4. Qua sơ đồ quang phân ly nước. Hãy cho biết oxi được tạo ra từ đâu ? Các elêctrôn,
prôtôn (H
+
) có nhiệm vụ gì ?
5. Pha tối xảy ra ở đâu ? Các thành phần tham gia ? Sản phẩm tạo thành ?
6. Trình bày diễn biến của pha tối ?
7. So sánh điểm giống và khác nhau giữa quang hợp thực vật C
3
, C
4
, CAM ?
II. Hướng dẫn trả lời:
1. Gồm 2 pha: pha sáng và pha tối.
2. Pha sáng:
− Xảy ra ở màng tilacôit.
− Năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ chuyển hoá thành năng lượng của các
liên kết hoá học trong ATP và NADPH.

− Sản phẩm của pha sáng: ATP, NADPH, O
2
3.
− Tại xoang tilacôit xảy ra quá trình phân li nước.
− Công thức tổng quát: 2H
2
O
A/S
4H
+
+ 4e
-
+O
2
DL
4.
− Ôxi được tạo ra từ nước và ở pha sáng.
− H
+
+ NADP
+
→ NADPH
− e
-
+ DL
+
→ DL (bù đắp lại elêctron của DL bị mất).
5.
− Xảy ra chất nền lục lạp
− ATP và NADPH của pha sáng được sử dụng để khử CO

2
thành chất hữu cơ đầu tiên
là glucôzơ.
6. Chu trình C
3
có 3 giai đoạn:
− Pha cố định CO
2
: Chất nhận CO
2
là Ribulozơ 1.5 điP (PEP).
− Pha khử: APG
ATP, NADPH
ALPG. (đối với thực vật C
3
)
Sau đó, 1 phân tử ALPG tách ra khỏi chu trình kết hợp với 1 TriôzôP khác tạo ra
cacbohiđrat → saccarôzơ, axit amin, prôtêin, lipit.
Ý tưởng giáo dục 18
Những kiến thức cần chuẩn bị trước khi đến lớp Sinh học 11
− Pha tái sinh chất nhận: ALPG Ribulozơ 5 P
ATP
Ribulozơ 1.5 điP. (đối với thực
vật C
3
)
7.
Đặc điểm Thực vật C
3
Thực vật C

4
Thực Vật CAM
Giống nhau
Đều có chu trình Canvin tạo ra ALPG rồi từ đó hình thành nên các hợp
chất cacbohiđrit, axit amin, prôtêin, lipit,…
Khác nhau
Chất nhận là ribulôzơ –
1,5 – điphôtphat.
Chất nhận là PEP (axit phôtphoenol piruvic)
Sản phẩm đầu tiên là
hợp chất 3 cacbon:
APG.
Sản phẩm đầu tiên là hợp chất 4 cacbon:
AOA và axit malic/aspactic.
Chỉ một giai đoạn là chu
trình Canvin xảy ra
trong các tế bào mô
giậu.
Giai đoạn I chu trình
Canvin xảy ra trong
tế bào mô giậu. Giai
đoạn II chu trình
Canvin xảy ra trong
tế bào bó mạch.
Cả giai đoạn cố định
CO
2
lần đầu và chu
trình Canvin đều xảy
ra trong cùn một tế bào

tuy nhiên vào thời gian
khác nhau (cố định
CO
2
lần 1 vào ban
đêm, Tái cố định CO
2
theo chu trình Canvin
vào ban ngày.)
Gồm rất nhiều loài phân
bố khắp nơi trên Trái
Đất.
Điều kiện sống: khí hậu
ôn hoà, cường độ CO
2
,
O
2
bình thường.
Thực vật vùng nhiệt
đới và cận nhiệt đới:
ngô, mía, cao lương.
Thực vật sống vùng sa
mạc, là thực vật mọng
nước.
Điều kiện sống: khí
hậu khô hạn kéo dài.
Bài 10. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NGOẠI CẢNH ĐẾN QUANG HỢP
I. Trong bài học này học sinh cần chú ý những vấn đề sau:
1. Cường độ ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến cường độ quang hợp khi nồng độ CO

2
bằng 0.01, 0.32 ?
Ý tưởng giáo dục 19
Những kiến thức cần chuẩn bị trước khi đến lớp Sinh học 11
2. Thế nào là điểm bù ánh sáng ?
3. Mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng, điểm bù ánh sáng với cường độ quang hợp ?
4. Trong sản xuất nông nghiệp có biện pháp gì để điều chỉnh ánh sáng cho phù hợp với
mục đích sản xuất không ?
5. Quang phổ ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến cường độ quang hợp ?
6. Cây quang hợp mạnh vào thời điểm nào trong ngày ?
7. Các tia sáng đỏ, xanh tím có chức năng gì ?
8. Nồng độ CO
2
, nước, nhiệt độ và muối khoảng ảnh hưởng như thế nào đến cường độ
quang hợp ?
II. Hướng dẫn trả lời:
1. Khi nồng độ CO
2
tăng, tăng cường độ ánh sáng sẽ tăng cường độ quang hợp.
− Xét tại nồng độ CO
2
= 0.01 thì dù ánh sáng có tăng 18.000 lux thì sự chênh lệch về
cường độ quang hợp cũng rất ít.
− Nếu tại nồng độ CO
2
= 0.32 thì khi cường độ ánh sáng tăng → cường độ quang hợp
tăng rất mạnh.
2. Cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp cân bằng cường độ hô hấp được
điểm bù ánh sáng.
3. Nếu tăng cường độ ánh sáng cao hơn điểm bù ánh sáng thì cường độ quang hợp tăng

hầu như tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng cho đến khi đạt tới điểm bảo hoà ánh sáng.
(điểm no ánh sáng, là điểm tại đó cường độ quang hợp không tăng cho dù cường độ
ánh sáng tiếp tục tăng).
4. Có thể điều chỉnh ánh sáng bằng cách trồng cây trong kính đối với vùng ôn đới.
5.
− Ảnh hưởng cả về cường độ quang hợp và phẩm chất sản phẩm quang hợp.
− Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp hơn
ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
6. Vào buổi sáng là mạnh nhất (vì buổi sáng có nhiều tia sáng đỏ).
7. Các tia sáng xanh tím kích thích sự tổng hợp axit amin, prôtêin…Các tia sáng đỏ xúc
tiến quá trình hình thành cacbohiđrat.
8.
− Nồng độ CO
2
:
+ Ban đầu ở những giá trị CO
2
thấp, cường độ quang hợp tỉ lệ thuận với nồng độ CO
2
,
sau đó tăng chậm đến trị số bảo hoà vượt quá trị số đó cường độ quang hợp giảm.
Ý tưởng giáo dục 20
Những kiến thức cần chuẩn bị trước khi đến lớp Sinh học 11
+ Trong điều kiện ánh sáng cao, tăng nồng độ CO
2
kéo theo sự gai tăng cường độ
quang hợp.
− Nước: Thiếu nước 40 – 60% quang hợp bị giảm mạnh và có thể ngừng trệ. Khi thiếu
nước, cây chịu hạn có thể duy trì quang hợp ổn định hơn cây trung sinh và cây ưu ẩm.
− Nhiệt độ:

+ Nhiệt độ ảnh hưởng đến enzym trong pha tối, pha sáng của quang hợp.
+ Nhiệt độ cức tiểu làm ngừng quang hợp ở những loại cây khác nhau thì khác nhau.
TV vùng cực, núi cao và ôn đới ngừng quang hợp ở 50
o
C, thực vật á nhiệt đới: 0 –
2
0
C, thực vật nhiệt đới: 4 – 8
0
C.
+ Nhiệt độ cực đại cây ưu lạnh quang hợp bị hư hại ở 12
0
C, cây ưu nhiệt ở vùng nhiệt
đới vẫn quang hợp được 50
0
C. thực vật ở sa mạc có thể quang hợp ở 58
0
C.
− Muối khoáng:
+ Ảnh hưởng đến nhiều mặt của quang hợp:
+ Tham gia cấu tạo của enzym (N, P, S).
+ Diệp lục (Mg, N).
+ Điều tiết độ mở của khí khổng (K).
+ Quang phân li nước (Mn, Cl…).
Bài 11. QUANG HỢP VÀ NĂNG XUẤT CÂY TRỒNG
I. Trong bài học này học sinh cần chú ý những vấn đề sau:
1. Quang hợp ảnh hưởng như thế nào đến năng suất cây trồng ?
2. Thế nào là năng suất sinh học ? Năng suất cây trồng được tính theo các đại lượng nào ?
3. Năng suất kinh tế được hiểu như thế nào ?
Ý tưởng giáo dục 21

Những kiến thức cần chuẩn bị trước khi đến lớp Sinh học 11
4. Trong sản xuất nông nghiệp người nông dân thường có những biện pháp gì để tăng
năng suất cây trồng thông qua quá trình quang hợp ? Biện pháp cụ thể ?
5. Tại sao, khi tăng diện tích lá lại tăng được năng suất cây trồng ?
II. Hướng dẫn trả lời:
1. 90 – 95% sản phẩm thu hoạch của cây lấy từ CO
2
, H
2
O thông qua hoạt động quang hợp.
2.
− Năng suất sinh học: là tổng lượng chất khô tích luỹ trong mỗi ngày trên một ha gieo
trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
− Được tính theo: năng suất sinh học và năng suất kinh tế.
3. Năng suất kinh tế: là một phần của năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan
(hạt, cũ, quả, lá,…) chứa cá sản phẩm có giá trị đối với con người của từng loại cây.
4.
− Tăng diện tích lá: điều khiển sự sinh trưởng của lá bằng biện pháp bón phân, tưới nước
hợp lí.
− Tăng cường độ quang hợp :
+ Cường độ quang hợp: là chỉ số hiệu suất hoạt động của bộ máy quang hợp. Chỉ số
đó, ảnh hưởng đến sự tích luỹ chất khô và năng suất cây trồng.
+ Điều tiết cường độ quang hợp bằng cách tăng cường các biện pháp kỹ thuật: cung
cấp nước, phân bón hợp lí, tạo điều kiện cho cây hình thành và chuyển hoá năng
lượng mặt trời có hiệu quả; tuyển chọn và tạo ra các giống cây trồng có cường độ
và hiệu suất quang hợp cao.
− Tăng hệ số kinh tế : Tuyển giống; Các biện pháp nông sinh như: bón phân, tưới nước,
… hớp lí.
5. Lá là cơ quan quang hợp chính của cây, trong lá có các lục lạp hấp thụ năng lượng mặt
trời chuyển thành năng lượng hoá học, sau đó, năng lượng này đến cố định CO

2
tạo ra
chất hữu cơ cho cây. Do đó, tăng diện tích lá → tăng khả năng hấp thụ ánh sáng → tăng
cường độ quang hợp → tích luỹ nhiều chất hữu cơ → tăng năng xuất cây trồng.
Bài 12. HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
I. Trong bài học này học sinh cần chú ý những vấn đề sau:
1. Hô hấp ở thực vật là gì ?
2. Vì sao, nước vôi trong ống nghiệm bên phải bình chứa hạt nảy mầm (H 12.1A) vẫn đục
khi bơm hút hoạt động ?
Ý tưởng giáo dục 22
Những kiến thức cần chuẩn bị trước khi đến lớp Sinh học 11
3. Giọt nước màu trong ống mao dẫn di chuyển về phía trái (H 12.1B) có phải là do hạt
nảy mầm hô hấp hút O
2
không, vì sao ?
4. Nhiệt kế trong bình (H 12.1C) chỉ nhiệt độ cao hơn nhiệt độ không khí bên ngoài bình
chứng thực điều gì ?
5. Bình nước vôi phía trái (H 12.1A) có tác dụng gì ?
6. Phương trình tổng quát hô hấp ?
7. Hô hấp ở thực vật có vai trò gì ?
8. Hô hấp ở thực vật diễn ra mấy con đường ?
9. Phân giải kị khí diễn ra như thế nào ? Diễn ra ở đâu ? Có mấy giai đoạn ?
10.Quá trình đường phân diễn ra như thế nào (Chất tham gia, sản phẩm, năng lượng tạo ra
bao nhiêu) ?
11.Lên men diễn ra như thế nào ? Chất tham gia, sản phẩm, năng lượng tạo ra bao nhiêu ?
12.Phân giải hiếu khí diễn ra như thế nào ? Diễn ra ở đâu ? Có mấy giai đoạn ?
13.Các dạng năng lượng như NADH, FADH cơ thể đã sử dụng được hay chưa cần phải
trải qua quá trình chuyển hoá nào tiếp theo ?
14.Hô hấp sáng là gì ? Điều kiện nào thì xảy ra hô hấp sáng ? Hô hấp sáng thường gây ra
hậu quả gì ?

15.Hãy chứng minh quang hợp là tiền đề cho hô hấp và ngược lại ?
II. Hướng dẫn trả lời:
1. Là quá trình chuyển hoá năng lượng của tế bào sống. Các phân tử cacbohiđrat bị phân
giải đến CO
2
, H
2
O, NL (ATP).
2. Nước vôi trong bình vẫn đục là do hạt đang nảy mầm thải ra khí CO
2
→ có quá trình hô
hấp xảy ra.
3. Phải, giọt nước màu di chuyển sang bên trái chứng tỏ thể tích khí trong dụng cụ giảm.
Vì: ôxi đã được hạt nảy mầm hút và sử dụng.
4. Chứng tỏ, hoạt động hô hấp có hiện tượng toả nhiết → năng lương.
5. Để nhận biết khí CO
2
có đi qua hay không.
6. C
6
H
12
O
6
+ 6O
2
→ 6CO
2
+ 6H
2

O + Năng lượng (t
o
C + ATP)
7.
− Duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cơ thể thực vật.
− Năng lượng tích luỹ trong phân tử ATP được sử dụng cho nhiều hoạt động sống của
cây.
Ý tưởng giáo dục 23
Những kiến thức cần chuẩn bị trước khi đến lớp Sinh học 11
− Hô hấp tạo ra sản phẩm trung gian cho quá trình tổng hợp cho các chất hữu cơ khác
trong cơ thể.
8. Hai con đường: phân giải kị khí và phân giải hiếu khí.
9. Phân giải kị khí: không có sự tham giai của O
2
, xảy ra ở tế bào chất, gồm 2 giai đoạn:
đường phân, lên men.
10.Đường phân: là quá trình phân giải đường.
Glucôzơ → 2Axít Pyruvic + 2ATP + 2NADPH + H
2
O
11.Lên men: Axít Pyruvic chuyển hoá theo con đường hô hấp kị khí (len men) → Rượu
êtilic + CO
2
hoặc axít lactic.
12.Phân giải hiếu khí :
− Đường phân: (như trên).
− Chu trình Crep: xảy ra trong chất nền của ti thể. Khi có O
2
, Axít Pyruvic đi từ TBC
vào ti thể, chuyển hoá theo chu trình Crep và bị ôxi hoá hoàn toàn → 6CO

2
.
− Chuỗi chuyền điện tử: hiđrô tách ra từ Axít Pyruvic kết hợp với O
2
→ H
2
O, tích luỹ
được 36 ATP.
13.Chưa sử dụng được mà cần được biến đổi tiếp thông qua chuỗi chuyền điện tử.
14.
− Khái niệm : là quá trình hấp thụ khí O
2
và giải phóng CO
2
ở ngoài sáng. Cacboxilaza
→ Ôxigenaza ôxi hoá Ri – 1.5 điP → CO
2
xảy ra kế tiếp nhau trong ba bào quan: bắt
đầu từ lục lạp → peroxixom → ti thể thải CO
2
.
− Điều kiện : khi cường độ ánh sáng cao, trong lục lạp thực vật C
3
cạn kiệt CO
2
, O
2
nhiều (O
2
/CO

2
= 10 lần).
− Hậu quả : gây lãnh phí sản phẩm quang hợp.
15.Sản phẩm của quang hợp là: C
6
H
12
O
6
, O
2
là nguyên liệu của hô hấp và ngược lại.
B. CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT
Bài 15. TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT
I. Trong bài học này học sinh cần chú ý những vấn đề sau:
1. Tiêu hoá là gì ?
Ý tưởng giáo dục 24
Những kiến thức cần chuẩn bị trước khi đến lớp Sinh học 11
2. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá thì thức ăn được tiêu hoá ở đâu và theo hình thức
nào ?
3. Em có nhận xét gì cơ quan tiêu hoá ở dạng động vật chưa có cơ quan tiêu hoá ?
4. Mô tả quá trình tiêu hoá thức ăn trong túi tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá ?
5. Tại sao, thức ăn sau khi tiêu hoá ngoại bào lại tiếp tục tiêu hoá nội bào ?
6. Ưu điểm của tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá là gì ?
7. Đặc điểm tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá ?
8. Nêu chiều hướng tiến hoá của hệ thống tiêu hoá động vật ?
II. Hướng dẫn trả lời:
1. Là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản
mà cơ thể hấp thụ được.
2. Thức ăn được tiêu hoá trong không bào tiêu hoá (tiêu hoá nội bào). Tiêu hoá theo hình

thức tiêu hoá hoá học.
3. Chưa có sự hình thành các cơ quan chuyên biệt để thực hiện chức năng tiêu hoá.
4.
− Có túi tiêu hoá hình túi, được hình thành từ nhiều tế bào, chỉ có một lỗ thông ra bên
ngoài. Các tế bào tuyến trên thành cơ thể tiết ra enzym tiêu hoá vào lòng túi tiêu hoá
ngoại bào.
− Sau khi tiêu hoá ngoại bào thức ăn tiếp tục được tiêu hoá nội bào trở thành dạng đơn
giản để cơ thể hấp thụ được.
5. Nhằm tạo ra các hợp chất đơn giản (axit amin, đường đơn, glixerin, axít béo,…) cơ thể
dễ dàng hấp thụ hơn.
6. Tiêu hoá được thức ăn có kích thức lơn hơn. Đã có cơ quan tiêu hoá nhưng chưa có
tính chuyên biệt.
7.
Bộ phận Tiêu hoá cơ học Tiêu hoá hoá học
Miệng X X
Thực quản X
Dạ dày X X
Ruột non X X
Ruột già X
8.
− Cấu tạo ngày càng phức tạp: từ chưa có cơ quan tiêu hoá → túi tiêu hoá → ống tiêu
hoá.
Ý tưởng giáo dục 25

×