Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

Dự án ĐTM nhà máy đông lạnh 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (863.94 KB, 81 trang )

Dự án đầu tư mở rộng nhà máy Đông lạnh 7 – KCN Thành Hải, Ninh Thuận

SỞ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG TỈNH NINH THUẬN
=======  ======

BÁO CÁO

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
DỰ ÁN CẢI TẠO
NHÀ MÁY ĐÔNG LẠNH 7

NINH THUẬN 11/2015

1


Dự án đầu tư mở rộng nhà máy Đông lạnh 7 – KCN Thành Hải, Ninh Thuận

MỤC LỤC

2


Dự án đầu tư mở rộng nhà máy Đông lạnh 7 – KCN Thành Hải, Ninh Thuận

DANH MỤC HÌNH ẢNH

3


Dự án đầu tư mở rộng nhà máy Đông lạnh 7 – KCN Thành Hải, Ninh Thuận


DANH MỤC BẢNG BIỂU

MỞ ĐẦU
1.

Xuất xứ của dự án:

Ngành chế biến thủy sản hiện nay phát triển thành một ngành kinh tế mũi nhọn,
ngành sản xuất hàng hóa lớn, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế. Sản phẩm thủy sản
chế biến ngày càng đa dạng về chủng loại, chất lượng ngày một nâng cao, giá bán ngày
càng cao hơn. Trong giai đoạn 2001 – 2013, XKTS VN tăng nhanh về cả giá trị và sản
lượng. Đến năm 2013, giá trị XK đạt trên 6,7 tỷ USD, sản phẩm thủy sản được XK sang
165 nước và vùng lãnh thổ. 3 thị trường chính là EU, Mỹ và Nhật Bản chiếm trên 60% tỷ
trọng.
Với tình hình như vậy, các nhà máy chế biến thủy hải sản đông lạnh và các sản
phẩm đông lạnh cũng thi nhau mọc lên và phát triển mạnh mẽ.
Nắm bắt được nhu cầu trên và với mục tiêu góp phần xây dựng ngành chế biến và
xuất khẩu thủy sản Việt Nam thêm vững mạnh. Sử dụng hoàn toàn nguyên liệu và nhân
công trong nước, nhằm góp phần xây dựng kinh tế cho tỉnh nhà và cho xã hội, Công ty
thủy sản Hà My – Ninh Thuận tiến hành xây dựng nhà máy đông lạnh số 7
Tên dự án: Dự Án Đầu Tư Mở Rộng Nhà Máy Đông Lạnh 7
Tên tiếng Anh: Project Investment Factory Expansion Frozen No.7
Địa chỉ: Lô C1 – Cụm Công Nghiệp Thành Hải mở rộng, Xã Thành Hải, Thành
phố Phan Rang – Tháp Chàm, Tỉnh Ninh Thuận.
Loại hình dự án: đầu tư mở rộng.
Cơ quan phê duyệt dự án: Chủ đầu tư dự án.
2. Các căn cứ pháp luật và kỹ thuật dùng trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường

này
Luật

− Luật Bảo vệ môi trường 2014 số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
2.1.

chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7, thông qua ngày 23/6/2014.
4


Dự án đầu tư mở rộng nhà máy Đông lạnh 7 – KCN Thành Hải, Ninh Thuận


Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012.
2.2.
Văn bản của Chính phủ
− Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính Phủ về việc Quy định chi tiết


và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường;
Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính Phủ về việc Quy định



chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường;
Nghị định 29/2011/NĐ-CP quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường. Nghị định này thay thế quy định tại các
Điều từ 6 đến 17 của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006; các khoản từ 3 đến
10 Điều 1 Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008. Ngày ban hành 18/04/2011,


ngày có hiệu lực 03/06/2011;
− Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
− Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/03/2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường
đối với nước thải;
− Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính Phủ về việc Quản lý chất thải
rắn.
Các văn bản pháp lý liên quan
− Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về
2.3.

Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết
bảo vệ môi trường;
− Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 03/07/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về
việc Hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần xử
lý;
− Thông tư số36/2015/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về
việc Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề,
mã số quản lý chất thải nguy hại;
− Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15/07/2009 của Bộ Tài nguyên và môi trường
quy định quản lý về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao
và cụm công nghiệp;
5


Dự án đầu tư mở rộng nhà máy Đông lạnh 7 – KCN Thành Hải, Ninh Thuận


Thông tư số 48/2011/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày

15/07/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quản lý và bảo vệ môi



trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp;
Thông tư số 14/2009/TT-BNN ngày 12/03/2009 của Bộ Nông nghiệp về việc hướng dẫn

quản lý môi trường trong chế biến thủy sản;
− Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT, ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về


quản lý chất thải nguy hại.
Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Ban

hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động;
− Quyết định số 1933/QĐ-BKHCN ngày 13/09/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ về


việc công bố Tiêu chuẩn Quốc Gia TCVN 7629-2007 và TCVN7648-2007;
Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/07/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

về việc Ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường;
− Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT, ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường


về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
Thông tư 16/2009/TT-BTNMT, ngày 07/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi

trường Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
− Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ trưởng trưởng Bộ Tài nguyên

và Môi trường Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
2.4.
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
− Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thuỷ sản số


11:2008/BTNMT.
QCVN 03:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép của kim






loại nặng trong đất.
QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt.
QCVN 09:2008/BTNMT -Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm;
QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt;
QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung

quanh;
− QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong
không khí xung quanh;
− QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp đối với
bụi và các chất vô cơ;
6


Dự án đầu tư mở rộng nhà máy Đông lạnh 7 – KCN Thành Hải, Ninh Thuận



QCVN 20:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp đối một

số chất hữu cơ;
− QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp;
− Tiêu chuẩn TCXDVN 33:2006. Cấp nước - mạng lưới đường ống và công trình - tiêu
chuẩn thiết kế.
2.5.
Các nguồn tài liệu, dữ liệu
 Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo
− Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận
− Số liệu thống kê KT-XH tỉnh Ninh Thuận năm 2013
− Các kết quả khảo sát thực tế và các số liệu tổng hợp
 Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án cung cấp
− Hồ sơ xây dựng dự án.
− Hồ sơ kỹ thuật của các thiết bị sử dụng cho dự án.
− Và các số liệu khác do chủ đầu tư cung cấp.

7


Dự án đầu tư mở rộng nhà máy Đông lạnh 7 – KCN Thành Hải, Ninh Thuận
Tổ chức thực hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường

3.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: “NHÀ MÁY ĐÔNG LẠNH SỐ
7” tại Lô C1 – Cụm Công Nghiệp Thành Hải mở rộng, Xã Thành Hải, Thành phố Phan
Rang – Tháp Chàm, Tỉnh Ninh Thuậnđược sự tư vấn của Công ty TNHH Quỳnh Như
Địa chỉ: Khu phố 1, Phường Mỹ Bình, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh

Ninh Thuận.
Điện thoại: 01684044445
Đại diện: Bà Phạm Ngọc Quỳnh Như, Giám đốc Công ty.
Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo gồm có:



STT

Họ tên

1

Nguyễn Thị Hà My và
Phạm Ngọc Quỳnh Như

2

Huỳnh Thị Minh Hào

3

Ngô Đức Thông

4

Phạm Hồng Lạc Thư

5


Nguyễn Thành Danh

6

Trương Thị Trà My

7

Phạm Vũ Ngọc Đăng

8

Lê Minh Ngọc

Chức vụ

Chức danh trong
nhóm
Giám đốc Công ty thuỷ sản
Đồng trưởng
Hà My và Giám đốc Công
nhóm
ty TNHH Quỳnh Như
Cán bộ công ty thuỷ sản
Thành Viên
Hà My
Cán bộ công ty thuỷ sản
Thành Viên
Hà My
Cán bộ công ty thuỷ sản

Thành Viên
Hà My
Cán bộ công ty thuỷ sản
Thành Viên
Hà My
Công ty TNHH Quỳnh
Thành Viên
Như
Công ty TNHH Quỳnh
Thành Viên
Như
Công ty TNHH Quỳnh
Thành Viên
Như

4.
Các phương pháp áp dụng trong quá trình lập ĐTM
Phương pháp thống kê: thu thập, xử lý các số liệu về khí tượng, thủy văn, kinh tế xã hội

tại khu vực xây dựng dự án để đánh giá các tác động của các chất thải, việc sử dụng tài


nguyên đến môi trường sinh thái khu vực.
Phương pháp nhận dạng: liệt kê từng yếu tố tác động để phân tích, đánh giá từng yếu tố
cụ thể sau đó đưa ra các phương án giảm thiểu cho từng yếu tố đã liệt kê.
8


Dự án đầu tư mở rộng nhà máy Đông lạnh 7 – KCN Thành Hải, Ninh Thuận



Phương pháp khảo sát hiện trường: thực hiện ghi nhận tất cả các yếu tố mang tính đặc thù
tại hiện trường lô C1 như: địa hình, cơ sở hạ tầng, hệ thống cấp và thoát nước, hệ thống

xử lý nước thải tập trung của Cụm công nghiệp.
• Phương pháp chuyên gia: dựa vào hiểu biết, kinh nghiệm của chủ đầu tư, đơn vị tư vấn và
các cá nhân trực tiếp tham gia đánh giá tác động môi trường.

9


Dự án đầu tư mở rộng nhà máy Đông lạnh 7 – KCN Thành Hải, Ninh Thuận

CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. Tên dự án:

Tên dự án: Dự Án Đầu Tư Mở Rộng Nhà Máy Đông Lạnh 7
Tên tiếng Anh: Project Investment Factory Expansion Frozen No.7
1.2. Chủ đầu tư:

CÔNG TY THỦY SẢN HÀ MY
Địa chỉ: Lô C1 – Cụm Công Nghiệp Thành Hải mở rộng, xã Thành Hải, thành phố
Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận
Đại diện: Bà Nguyễn Thị Hà My
Chức vụ: Giám đốc
1.3. Vị trí địa lý của dự án:
Dự án có vị trí địa lý: thuộc lô C1 Cụm Công Nghiệp Thành Hải mở rộng, xã






Thành Hải, Thành Phố Phan Rang-Tháp Chàm, Tỉnh Ninh Thuận.
Phía Đông - Bắc giáp: Đường liên tỉnh đi Khánh Hải.
Phía Đông Nam giáp: Khu đất sản xuất nông nghiệp.
Phía Tây Nam giáp: Đường N2, Cụm công nghiệp Thành Hải mở rộng.
Phía Tây Bắc giáp: Kho dự trữ lương thực và lô C2, Cụm công nghiệp Thành Hải mở
rộng.
Hiện tại tiếp giáp với ranh giới dự án trong phạm vi bán kính 50m là ruộng rẫy, đất

trống, không có dân cư sinh sống.
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án:
1.4.1. Mục tiêu của dự án:
o Đầu tư mở rộng xây dựng nhà máy phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của
tỉnh Ninh Thuận , tạo được sự hài hoà phát triển bền vững và phù hợp với địa phương.
o Đầu tư tăng thêm năng lực sản xuất, chế biến sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu theo qui trình
công nghệ tiên tiến, đáp ứng yêu cầu VSAT thực phẩm. Tạo thêm nhiều mặt hàng thuỷ
sản xuất khẩu mới có giá trị gia tăng, mở rộng mạng lưới khách hàng, thị trường, tăng
năng lực cạnh tranh, giữ vững uy tín, thương hiệu trên thị trường quốc tế, đẩy mạnh kim
ngạch xuất khẩu, phấn đấu để :"Nhà máy đông lạnh 7 trở thành Công ty có uy tín hàng
đầu Việt Nam trong việc cung cấp những sản phẩm thuỷ sản chất lượng cao, phong phú
về chủng loại và mang tính đặc thù riêng."
1.4.2. Các hạng mục công trình và kinh phí:
 Quy mô phân xưởng chế biến thủy sản đông lạnh
 Xây dựng cơ bản:
+ Phân xưởng sản xuất thuỷ sản đông lạnh với diện tích 28.400 m2;
10


Dự án đầu tư mở rộng nhà máy Đông lạnh 7 – KCN Thành Hải, Ninh Thuận

+ Khu văn phòng có diện tích 342 m2;
+ Các công trình phụ trợ phục vụ cho hoạt động của phân xưởng chế biến thủy

sản đông lạnh.
 Thiết bị chính
+ 05 tủ cấp đông tiếp xúc và 01 tủ đông gió với công suất 18 tấn thành
phẩm/ngày;
+ 06 kho lạnh với tổng công suất trữ đông 1500 tấn;
+ 01 hệ thống xử lý nước ngầm phục vụ chế biến công suất 450 m3/ngđ;
+ 01 hệ thống xử lý thải công suất 500 m3/ngđ;
+ 03 máy biến thế với tổng công suất 1.860 KVA;
+ 01 cụm máy phát điện dự phòng công suất 1.000 KVA.
 Quy mô phân xưỡng sản xuất các sản phẩm cá basa đã qua chế biến đông
lạnh:
 Xây dựng cơ bản:
+ Xây dựng phân xưởng chế biến các mặt hàng mới trên khu đất có diện tích
1.714 m2;
+ Xây dựng 01 toà nhà văn phòng diện tích 350 m2;
+ Còn lại là diện tích sân bãi, khoảng cách quay đầu xe và cây xanh
 Đầu tư thiết bị chính:
+ 01 hệ thống thiết bị, máy móc sản xuất các sản phẩm cá basa đã qua chế biến

với cống suất 6 tấn sản phẩm/ngày
+ 01 tủ cấp đông 1000 kg;
+ 01 bộ mạ băng IQF;
+ Cải tạo, nâng cấp Trạm xử lý nước thải từ 500 m3/ngđ lên công suất 1200
m3/ngđ;
+ Các hệ thống trang thiết bị phụ trợ khác.
1.4.3. Công nghệ sản xuất, vận hành:


11


Dự án đầu tư mở rộng nhà máy Đông lạnh 7 – KCN Thành Hải, Ninh Thuận

Hình 1.1: Quy trình chế biến cá basa của nhà máy Đông lạnh 7
Thuyết minh dây chuyền công nghệ
Quy trình công nghệ chế biến cá ba sa được thực hiện qua rất nhiều công doạn chế biến,
các công đoạn sản xuất chính có thể mô tả như sau:
 Tiếp nhận nguyên liệu
12


Dự án đầu tư mở rộng nhà máy Đông lạnh 7 – KCN Thành Hải, Ninh Thuận
Nguyên liệu cung cấp cho quá trình chế biến chu yếu từ hai nguồn chính: từ hoạt
động nuôi trồng thủy hải sản của công ty và từ sản phẩm đánh bắt của ngư dân. Vì chất
lượng thành phẩm phụ thuộc vào chất lượng nguyên liệu nên mỗi lô nguyên liệu chuyển
đến xí nghiệp cần được kiểm tra, phân loại để đánh giá chắc rằng tất cả các nguyên liệu
đều đảm bảo độ tươi, hình dáng, vệ sinh trước khi đưa vào sản xuất. Chất lượng nguyên
liệu được đánh giá bằng cảm quan bởi đội ngũ KCS có kinh nghiệm.
Nguyên liệu là cá basa còn tươi sống khi được vận chuyển đến công ty, bộ phận
tiếp nhận sẽ tiến hành tiếp nhận ngay. Thao tác tiếp nhận phải nhẹ nhàng, cẩn thận tránh
làm cho nguyên liệu bị sứt đầu, dập,… Trong quá trình tiếp nhận tiến hành phân loại sơ
bộ, kiểm tra chất lượng nguyên liệu dựa vào các yêu cầu: không mùi ươn thối, không có
các đặc điểm bất thường khác trên thân hoặc có nhưng không quá 3%, vết bẩn không quá
1/3 chu vi.
 Phân loại và bảo quản nguyên liệu

Mỗi loại và cỡ thành phẩm sẽ có giá bán khác nhau. Khâu này rất quan trọng đòi
hỏi độ chính xác cao. Phân cỡ và loại dựa vào chỉ tiêu cảm quan đòi hỏi công nhân phải

có kinh nghiệm sản xuất.
Những yêu cầu kỹ thuật khi phân cỡ:
-

Người công nhân phải chắc chắn chủng loại và các cỡ trước khi thực hiện phân loại;
Biết cách thử cỡ;
Phân đúng cỡ, đúng loại theo yêu cầu của KCS;
Nguyên liệu luôn được bảo quản trong nước đá vảy để đảm bảo nhiệt độ trung tâm sản
phẩm từ 5 – 10oC.

13


Dự án đầu tư mở rộng nhà máy Đông lạnh 7 – KCN Thành Hải, Ninh Thuận
 Chế biến

Mục đích chung của giai đoạn này là làm sạch nội tạng của nguyên liệu để loại trừ
các vi sinh vật gây hư hỏng nguyên liệu trong khi bảo quản. Đồng thời, nguyên liệu sẽ
được chế biến theo đúng quy cách sản phẩm (theo yêu cầu của khách hàng). Các công
đoạn chế biến bao gồm các khâu như sau:
Cắt tiết
Cá được cân để xác định khối lượng trước khi cắt tiết. Sau đó, công nhân sẽ làm
chết cá nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho các công đoạn sau. Máu cá được lấy ra khỏi thân
cá nhằm làm cho thịt cá trắng hơn.
Fillet
Công đoạn fillet là công đoạn công nhân sẽ dùng dao sắc mổ tách thịt cá ra khỏi
xương. Công đoạn này yêu cầu sự khéo léo của người công nhân. Fillet phải tránh phạm
thịt và đứt xương. Do đó, mỗi công nhân được quy định số lượng cho 1 lần lên bàn fillet
là 25 kg, fillet hết mới lấy tiếp.
Lạng da

Cá sau khi fillet được lạng da bằng thiết bị lạng da chuyên dùng. Tùy theo kích cỡ
của cá mà điều chỉnh lưỡi dao cho phù hợp. Sau đó, cá sẽ được cân để lấy định mức cho
công đoạn định hình. Trung bình cân 5kg cá cho một rổ hoặc tùy theo quy định của ban
điều hành sản xuất.
Cá fillet được lạng bỏ hết da. Phần thịt cá được ướp lạnh bằng đá vảy trong quá
trình lạng da để đảm bảo độ tươi ngon cho thành phẩm.
Rửa
Sau mỗi công đoạn chế biến, bán thành phẩm được rửa sạch cho công đoạn sản
xuất tiếp theo. Bán thành phẩm được rửa rất nhiều lần và được thực hiện theo các cách
thức khác nhau. Nước rửa luôn được làm lạnh ≤ 10oC bằng nước đá, để giữ cho bán
thành phẩm luôn tươi trong suốt quá trình sản xuất.
Soi ký sinh trùng

14


Dự án đầu tư mở rộng nhà máy Đông lạnh 7 – KCN Thành Hải, Ninh Thuận
Công nhân phải kiểm tra hoạt động của bàn soi trước khi đặt cá lên soi vào đầu ca
sản xuất. Ánh sáng của bàn phải sẵn sàng (cường độ ánh sáng bàn soi ký sinh trùng
15.000 LUX đến 18.000 LUX tương đương với 2 bóng đèn 20W), soi từng miếng một.
Quay thuốc
Cá sau khi soi ký sinh trùng được đưa vào máy quay với tỉ lệ dung dịch 20%.
Nồng độ sử dụng 1,5% Nutrifos B75, muối 0,2% và thời gian quay 5-10 phút, trọng
lượng sản phẩm sau khi quay không vượt quá 2% so với trọng lượng trước khi quay.
 Cân, xếp khuôn

Tiếp theo sau công đoạn chế biến là công đoạn cân – xếp khuôn. Mục đích của
công việc cân là chia thành phẩm theo khối lượng quy định tiện lợi cho việc sử dụng.
Trong quá trình cấp đông và bảo quản sẽ có sự mất nước, giảm trọng lượng nên phải cân
thêm 1 lượng phụ trội. Lượng phụ trội chiếm từ 2 - 10% so với khối lượng sản phẩm.

Công đoạn xếp khuôn gồm hai dạng: xếp khuôn cho quá trình đông Block và xếp
-

khuôn cho quá trình đông IQF.
Đông Block: các miếng fillet được xếp từng lớp rời nhau trong một khuôn cấp đông,

-

ngăn cách từng lớp bằng lớp PE, xếp cho đến khi đầy khuôn;
Đông IQF: từng miếng fillet được xếp tách rời nhau bởi một lớp PE, xếp cho đến khi đầy
khuôn.
 Cấp đông

Nguyên liệu sau khi xếp khuôn được đưa vào cấp đông trong các tủ cấp đông.
Thời gian cấp đông phụ thuộc vào loại, kích cỡ sản phẩm, công suất máy,… Tủ được vệ
sinh trước khi cấp đông để đảm bảo an toàn vệ sinh cho sản phẩm.
Việc cấp đông tức là hạ thấp nhiệt độ sản phẩm đến một mức độ nhất định để ức
chế sự phát triền của VSV, làm chậm sự hư hỏng, tăng thời gian bảo quản, đảm bảo khi
sử dụng sản phẩm vẫn giữ được mức độ tươi tốt và chất lượng như trước khi cấp đông.
Với sản phẩm đông Block sẽ được cấp đông ở nhiệt độ - 38oC đến - 40oC, đông IQF ở to
= - 35oC. Thời gian cấp đông khoảng 1 giờ.
 Tách khuôn, mạ băng
Quá trình tách khuôn được tiến hành khi quá trình cấp đông kết thúc. Việc tách
khuôn phải nhẹ nhàng không làm vỡ sản phẩm và đảm bảo vệ sinh nghiêm ngặt. Tách
khuôn trong nước lạnh có pha chlorine 5 ppm.

15


Dự án đầu tư mở rộng nhà máy Đông lạnh 7 – KCN Thành Hải, Ninh Thuận

Đối với sản phẩm đông dạng Block: úp ngược khuôn cá và gõ nhẹ xuống mặt bàn
để tách block cá ra khỏi khuôn, không mạ băng.
Đối với sản phẩm đông IQF: nhận sản phẩm ở đầu ra băng chuyền bằng rổ. Sau
đó, được chuyển qua băng chuyền mạ băng. Khi mạ băng, sản phẩm được xốc đều để tạo
lớp băng đều và đẹp. Nhiệt độ nước mạ băng nhỏ hơn 3 oC và thời gian mạ băng không
quá 3 giây. Mạ băng có tác dụng bảo vệ sản phẩm và làm tăng vẻ đẹp cho sản phẩm do
-

-

khi mạ băng xong sản phẩm được cách ly với môi trường bên ngoài nên:
Giảm mất trọng lượng của sản phẩm do sự bay hơi nước;
Chống lại sự lây nhiễm của vi sinh vật;
Tránh được sự va chạm từ bên ngoài vào sản phẩm;
Sản phẩm sáng bóng, đẹp nhờ lớp băng.
 Đóng gói và bảo quản
Thành phẩm sau khi mạ băng xong sẽ được bao gói theo hai dạng đông block hoặc
IQF:
Đông IQF: cho vào túi PE hút chân không để không còn không khí bên trong túi rồi tiến
hành hàn kín miệng lại. Sản phẩm được cho vào thùng carton để tiện lợi cho việc bốc xếp

-

và vận chuyển;
Đông block: Mỗi block cho vào thùng carton sau đó niềng dây.
Thùng chứa sản phẩm phải được đánh kí hiệu kích cỡ bên ngoài cho từng loại.
Trên thùng có ghi tên công ty, tên sản phẩm, ngày sản xuất, hạn tiêu dùng và số cỡ. Tiến

-


hành nẹp đai (2 ngang, 2 dọc) sau đó chuyển về kho bảo quản.
Bao gói cho sản phẩm nhằm các mục đích:
Bảo quản sản phẩm chống lại các hiện tượng mất nước, giảm trọng lượng;
Tránh cho sản phẩm không bị ôxy hoá, không bị va đập sứt mẻ góc hay gãy đôi;
Không cho các nguồn vi sinh vật trực tiếp lây nhiễm vào sản phẩm;
Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận chuyển và mua bán sản phẩm.
Nhiệt độ trong kho bảo quản là - 20 ± 2 0C. Thùng sản phẩm được xếp theo quy
định của kho. Thời gian bảo quản không quá 18 tháng kể từ ngày sản xuất - nhập kho.
Bên cạnh các công đoạn trên, trước cấp đông có thể có thêm một công đoạn chờ đông để
bảo quản các sản phẩm chưa kịp cấp đông. Nhiệt độ bảo quản trong kho chờ đông từ -1 oC
đến 4oC. Thời gian chờ đông ≤ 4 giờ.
Công nghệ sản xuất của phân xưởng chế biến sản phẩm mới
Như đã trình bày phía trên, phân xưởng mới với việc đầu tư các trang thiết bị máy
móc để sản xuất các sản phẩm thức ăn đã qua chế biến như: lạp xưởng cá basa, khô cá
16


Dự án đầu tư mở rộng nhà máy Đông lạnh 7 – KCN Thành Hải, Ninh Thuận
basa, bánh phồng cá basa, chà bông basa, nấm đông cô nhân basa, chạo cá basa, chả bắp
basa, tẩm bột,… Mỗi sản phẩm có một quy trình sản xuất khác nhau. Dưới đây là một số
quy trình chế biến các mặt hàng chính.

17


Dự án đầu tư mở rộng nhà máy Đông lạnh 7 – KCN Thành Hải, Ninh Thuận

Hình 1.2: Quy trình chế biến cá tàu hũ cá basa của nhà máy Đông lạnh 7.
18



Dự án đầu tư mở rộng nhà máy Đông lạnh 7 – KCN Thành Hải, Ninh Thuận

Hình 1.4: Quy trình chế
biến cá tàu hũ cá basa của
nhà máy Đông lạnh 7.

Hình 1.3: Quy trình
chế biến chả giò cá
basa của nhà máy
Đông lạnh 7.

19


Dự án đầu tư mở rộng nhà máy Đông lạnh 7 – KCN Thành Hải, Ninh Thuận
1.4.4. Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các sản phẩm (đầu ra), nhu cầu sử dụng điện của

dự án:
 Nhu cầu nguyên liệu

Nguyên liệu chính cho quá trình sản xuất của công ty là cá basa.. Lượng nguyên
liệu cần thiết cung cấp cho hoạt động sản xuất của phân xưởng chế biến mới là 30 tấn
nguyên liệu/ngày. Trong khi đó. lượng nguyên liệu cung cấp cho quá trình sản xuất sản
phẩm đông lạnh là 100 tấn nguyên liệu/ngày, nâng tổng lượng nguyên liệu của nhà
máymỗi ngày là 130 tấn nguyên liệu/ngày.

Vùng nguyên liệu được công ty ký hợp đồng thu mua theo thời giá
Lượng nguyên liệu còn lại, công ty sẽ mua từ các đại lý bên ngoài bằng hình thức
hợp đồng mùa vụ hoặc từng lô theo thời giá. Lượng nguyên liệu mua từ ngoài được nuôi

trồng tại các tỉnh Nam Trung Bộ, Nam Bộ và Quảng Bình. Lượng nguyên liệu mua từ
bên ngoài chủ yếu sản xuất các mặt hàng PD, PTO… nên có thể nhận được cả các lô thủy
sản ngâm có thời gian vận chuyển dài ngày.
Phương án xử lý khi thiếu nguyên liệu



Theo đặc thù chung của ngành chế biến cá basa tại Việt nam cũng như tại tất cả
các nước trên thế giới, các thời điểm khan hiếm nguyên liệu là không thể tránh khỏi do
tính chất mùa vụ của nguyên liệu. Trong trường hợp không đủ nguyên liệu cho sản xuất,
chúng tôi có 3 phương án như sau:
-

Tích trữ nguyên liệu: chúng tôi có hệ thống kho đông lạnh với tổng năng

suất khoảng gần 10000 tấn, tùy vào việc đánh giá nguồn nguyên liệu, chúng tôi sẽ
có kế hoạch trữ nguyên liệu để sản xuất trong các thời điểm giáp mùa.
Lập kế hoạch nuôi và xuất bán cụ thể cho các đơn vị nuôi trực thuộc công
ty.
-

Giảm công suất nhà máy: đây là phương án chung của tất cả các nhà máy

chế biến thủy sản, chúng tôi có thể giảm công suất từ 10 đến 30% tùy tình hình
thực tế.
 Nhu cầu dùng điện.

Điện cung cấp cho nhà máy là nguồn điện lấy từ lưới điện Quốc gia.
Mục đích sử dụng điện bao gồm:


20


Dự án đầu tư mở rộng nhà máy Đông lạnh 7 – KCN Thành Hải, Ninh Thuận
-

Điện phục vụ sản xuất (chủ yếu là các hệ thống máy lạnh cho các tủ cấp đông, kho, các
hệ thống bơm, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống máy làm đá, hệ thống chiếu sáng

-

trong nhà máy…).
Điện sinh hoạt (gồm điện điều hòa khối văn phòng, các loại máy văn phòng, chiếu sáng

-

văn phòng và khuôn viên…).
Nguồn điện sử dụng: 380/220 V, 3 pha/1 pha, 50 Hz.
Công suất tiêu thụ điện: từ 450 đến 2.500 KVA (như đã nói, công suất tiêu thụ điện của
công ty phụ thuộc chủ yếu vào các máy cấp đông sản phẩm, hệ thống máy này không

-

hoạt động liên tục mà phụ thuộc vào thị trường và nguồn nguyên liệu).
 Nhu cầu dùng nước
 Nước cung cấp cho nhà máy dự kiến được khai thác từ 2 nguồn:
Nguồn nước cấp của thành phố;
Và khai thác nước dưới đất (< 100m3/ngày. đêm, chủ yếu để tưới cây và xối khuôn đá).
Công ty sẽ thuê một đơn vị tư vấn: “Lập đề án khai thác nước dưới đất”, và được UBND
tỉnh phê duyệt cho phép Công ty được khai thác nước dưới đất.

 Mục đích và phương án sử dụng nước:

-

Nước phục vụ sản xuất: tối đa 850 m3/ngày. Được lấy từ nguồn nước cấp của thành phố,
nước này được xử lý lại đến đạt tiêu chuẩn EU (98/83/EC: tiêu chuẩn nước uống được

-

của liên minh EU), và Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01:2009/BYT).
Nước sinh hoạt công nhân, nước thải từ nhà ăn, giặt giũ vv...: 123 m 3/ ngày, được lấy từ

-

nguồn nước cấp của thành phố.
Nước tưới cây, rửa đường: khoảng 8 m 3/ngày, bơm từ bể xả (bể cuối cùng của hệ thống

-

xử lý nước thải) hoặc khai thác từ nước dưới đất.
Nước chữa cháy: không đáng kể (nguồn tại bể trữ nước 540 m 3), lấy từ nguồn nước

-

Thành phố.
Nước giải nhiệt cho hệ thống lạnh: không đáng kể vì hệ thống này tuần hoàn.
 Phụ gia, gia vị cho quá trình chế biến
Loại phụ gia và gia vị phục vụ chế biến tùy theo loại sản phẩm. Các loại sử dụng
chủ yếu là Nutrifos B75, muối, đường, bột ngọt.
 Bao bì

Bao bì sử dụng gồm túi PE, PA và thùng carton được phân loại theo kích cỡ sản
phẩm và sản xuất theo yêu cầu của khách hàng. Nguồn nguyên liệu này cũng được công
ty đặt hàng tại các cơ sở trong nước.
21


Dự án đầu tư mở rộng nhà máy Đông lạnh 7 – KCN Thành Hải, Ninh Thuận
 Sản Phẩm
-

Sản phẩm chính của nhà máy bao gồm các sản phẩm cá basa đông lạnh:
Cá basa fillet;
Cá basa cắt khúc;
Cá basa nguyên con bỏ đầu.
Với công suất 9.000 tấn sản phẩm/năm (tương ứng khoảng 30 tấn sản phẩm/ngày).
Và các sản phẩm cá basa đã qua chế biến đông lạnh:

-

Lạp xưởng cá basa;
Khô cá basa;
Bánh phồng cá basa;
Chà bông basa;
Nấm đông cô nhân basa;
Chạo cá basa;
Chả bắp basa.
1.5. Tiến độ đầu tư dự án

ST


Nội dung công Từ tháng Từ tháng Từ tháng Từ tháng Từ

T

việc

1

đến 3

tháng 3

đến 9

tháng 9

đến 11

tháng 11

đến tháng

tháng 13

13

trở

đi
1


Hoàn tất thủ tục

2

đầu tư dự án
Xây dựng

các

hạng mục công
4

trình dự án
Lắp đặt máy móc,

5

thiết bị
Vận hành

6

nghiệm
Dự án đi vào hoạt

thử

động chính thức


22


Dự án đầu tư mở rộng nhà máy Đông lạnh 7 – KCN Thành Hải, Ninh Thuận

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.1.
Điều kiện môi trường tự nhiên:
2.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất
 Địa lý

Khu vực thực hiện dự án là khu vực thuộc Cụm công nghiệp Thành Hải mở rộng
nên dự án sẽ không làm thay đổi các yếu tố địa lý ở khu vực xung quanh.
 Địa chất

Bên dưới đất phong hóa chủ yếu là cát hạt thô đến thô vừa lẫn nhiều hạt bụi, ít
mảnh dăm sạn phong hóa, bên dưới lớp cát là các lớp đất đá có nguồn gốc bồi tích sông,
nguồn gốc trầm tích và trầm tích biển là chủ yếu. Địa tầng theo thứ tự từ trên xuống dưới
gồm có 4 lớp:
-

Lớp 1: Lớp cát thô, chặt. Nằm trên bề mặt địa hình, bề dày lớn nhất 2.6m (K 15), nhỏ nhất
0.8m (K4), trung bình đạt 1.7m. Cát có màu nâu đỏ, nâu gụ, xám trắng, trạng thái chặt

-

vừa đến chặt. Thành phần chủ yếu hạt cát lẫn thạch anh, dăm sạn phong hóa từ đá bazan.
Lớp 2: Thấu kính sét pha, cứng. Thấu kính phân bố ở phía Đông Bắc, Tây Bắc khu vực
khảo sát, bề dày lớn nhất 5.9m (K 6), nhỏ nhất là 0.7m (K5), trung bình đạt 3.05m. Đất có

màu nâu vàng, vàng ghi. Trạng thái dao động từ nửa cứng đến cứng. Thành phần chủ yếu

-

sét pha lẫn oxit sắt, dăm sạn phong hóa.
Lớp 3: Lớp bột kết, cát kết, cứng. Chỉ phân bố tại các hố khoan K 1, K2, K3, K4, K5, K7, K8,
K9, bề dày lớn nhất 2.5m (K3), bề dày nhỏ nhất 0.6m (K8), trung bình đạt 1.39m, cát bột
kết có màu nâu vàng, xám tro, xám đen, trạng thái cứng đến rất cứng. Thành phần cát kết,

-

bột kết phong hóa mạnh.
Lớp 4: Lớp đá gốc, rất cứng. Đây là lớp dưới cùng của chiều sâu khảo sát, bề dày trung
bình đạt 2.5m. Đá có màu xám tro, nâu đen, rắn chắc búa đập khó vỡ, vết vỡ thường sắt
cạnh. Thành phần trên mặt lớp là đá bazan, qua đá bazan là đá granit hạt mịn.
Khả năng chịu tải của nền đất khu vực dự án tương đối thuận lợi cho xây dựng các
công trình.

 Địa hình: Trong khuôn viên dự án, địa hình tương đối bằng phẳng vì đã được san lấp khi

thực hiện dự án cụm công Nghiệp.
23


Dự án đầu tư mở rộng nhà máy Đông lạnh 7 – KCN Thành Hải, Ninh Thuận
2.1.2 Điều kiện về khí hậu, khí tượng

Khu vực Cụm công nghiệp Thành Hải, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm thuộc
khu vực khô hạn của tỉnh Ninh Thuận.
Một số các đặc trưng khí tượng được trình bày dưới đây, được tính toán từ tài liệu

thực đo của Trạm Khí tượng Phan Rang. Trạm ở về phía nam của khu vực thực hiện dự
án khoảng 7 km, vì vậy khá đồng nhất về mặt khí tượng với khu vực thực hiện dự án.
Các số liệu khí tượng trình bày dưới đây được thu thập từ Phân Viện Khí tượng
Thủy văn và Môi trường phía nam.
Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí bình quân hằng năm khoảng 27,00C. Nhiệt độ bình quân nhiều
năm là 27,20C. Nhiệt độ cao nhất quan trắc được là 39,4 0C, nhiệt độ thấp nhất quan trắc
được là 16,1 0C . Một số đặc trưng cơ bản về nhiệt độ không khí của Trạm Khí tượng
Phan Rang được trình bày trong bảng sau.
Bảng 2.1: Đặc trưng nhiệt độ không khí TBNN tại Trạm Khí tượng Phan Rang
(đơn vị: oC)
Nhiệt độ

Tháng
1
2
3
(0C)
Trung bình 25,1 25,6 26,9
Cao nhất
30,7 31,4 33,4
trung bình
Cao nhất
33,1 32,3 35,7
tuyệt đối
Thấp nhất 21,6 21,7 23,5
Thấp nhất
17,0 18,7 18,1
tuyệt đối


TB
4
5
6
7
8
9
10 11 12 năm
28,0 29,0 28,8 28,5 28,6 27,9 26,8 26,0 24,8 27,2
34,0 35,7 35,7 35,5 35,6 34,4 32,5 31,3 30,2 33,4
35,5 39,4 38,8 36,7 37,1 36,6 34,7 32,6 31,9

Max

39,4
24,2 24,6 24,7 24,6 24,7 24,3 23,0 22,3 21,7 23,4
Min
21,2 22,8 22,6 23.3 21,0 22,2 21,4 19,1 16,1
16,1

• Tốc độ gió

Tốc độ gió trung bình của Trạm Khí tượng Phan Rang khoảng từ 2,3 đến 2,4 m/s.

24


Dự án đầu tư mở rộng nhà máy Đông lạnh 7 – KCN Thành Hải, Ninh Thuận
Khu vực thực hiện dự án có tốc độ gió thấp hơn một ít, khoảng từ 1,8m/s đến
2,2m/s, do bị núi Cà Đú ở gần khống chế. Tốc độ gió bình quân trong tháng và năm được

trình bày trong bảng sau.
Bảng 2.2: Tốc độ gió bình quân trong tháng của Trạm khí tượng Phan Rang (m/s)

Đặc

Cả

Tháng

trưng

năm

1

2

3

4

5

6

7

8

9


10

11

12

3,5

3,4

2,5

2,0

1,5

1,7

2,0

2,1

1,6

1,7

2,9

4,0


Tốc độ
trung

2,4

bình
• Tốc độ gió trung bình theo các hướng gió chính trong tháng

Từ tháng X năm trước đến tháng III năm sau hướng gió chính là gió hướng đông
bắc. Tốc độ gió phổ biến từ 4,0 đến 5,5 m/s. Các tháng IV và V thường là gió đông nam.
Các tháng VI đến IX chủ đạo là gió tây nam, với tốc độ phổ biến khỏang 3,5 đến 4,0 m/s.
Bảng 2.3: Tốc độ gió bình quân theo các hướng gió chính trong các tháng ở Trạm khí
tượng Phan Rang (m/s )
Đặc

Tháng
1
2

3

4

5

6

7


8

9

10

11

12

4,5

5,1

4,3

4,2

4,3

3,3

3,5

3,6

3,5

4,1


4,3

5,5

thịnh NE

NE

NE

SE

SE

SW

SW

SW

SW

NE

NE

NE

trưng
Tốc độ

trung
bình
Hướng
hành

Ghi chú: NE: Hướng Đông Bắc
SE: Hướng Đông Nam
SW: Hướng Tây Nam..
Tốc độ gió theo các hướng gió chính trong các tháng tại khu vực thực hiện dự án
khá lớn, nhất là theo các hướng gió chính là đông bắc và tây nam. Vì vậy, nếu tải lượng
25


×