Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

BÁO CÁO KHẢO SÁT, MÔ TẢ, ĐÁNH GIÁ CÁC DI TÍCH, DI SẢN VĂN HÓA MIỀN TRUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 37 trang )

MỤC LỤC


PHẦN 1: LỊCH TRÌNH THỰC TẾ
(Từ ngày 27/05/2017 đến ngày 01/06/2017)
STT

THỜI GIAN

ĐỊA ĐIỂM

NỘI DUNG

1

Thứ 7
27/05/2017

Hà Nội

Lên xe xuất phát từ trường Đại Học
Nội Vụ Hà Nội, bắt đầu hành trình
thực tế “Con đường di sản miền
Trung”

2

Chủ nhật
28/05/2017

Đà Nẵng



Địa điểm đầu tiên trong hành trình là
Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Đà Nẵng
Du lịch bãi biển Mỹ Khê- tp.Đà
Nẵng.

3

Thứ hai
29/05/2017

Đà Nẵng, Quảng
Nam

Tham quan, tìm hiểu làng đá Ngũ
Hành Sơn
Giao lưu trực tiếp với sinh viên khoa
Quản lý văn hóa Đại học Nội vụ phân
hiệu Quảng Nam.
Tìm hiểu, khám phá văn hóa, kiến
trúc, ẩm thực tại Phố cổ Hội An

4

Thứ ba
30/05/2017

Thành phố Đà
Nẵng, thành phố
Huế


Chùa Linh Ứng
Tham quan Lăng Khải Định
Nhận phòng tại Huế vào buổi trưa
Buổi tối thưởng thức Ca Huế trên
sông Hương

5

Thứ tư
31/05/2017

Thành phố Huế

Tham quan, tìm hiểu về Cố Đô Huế
Đi chùa Thiên Mụ

6

Thứ năm
01/06/2017

Quảng Trị,
Quảng Bình

Tìm hiểu giá trị về Thành Cổ Quảng
Trị
Thăm viếng mộ Đại tướng Võ
Nguyên Giáp
Buổi chiều lên xe trở về Hà Nội


2


PHẦN 2: KHẢO SÁT, MÔ TẢ, ĐÁNH GIÁ CÁC DI TÍCH, DI SẢN VĂN
HÓA TRONG CHUYẾN KHẢO SÁT THỰC TẾ
2.1. Bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chăm
2.1.1. Giới thiệu chung về bảo tàng
2.1.1.1. Lịch sử hình thành
Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chăm Đà Nẵng là bảo tàng trưng bày hiện
vật Chăm quy mô nhất ở Việt Nam, trực thuộc Bảo tàng Đà Nẵng. Đây là bảo
tàng do người Pháp xây dựng, chuyên sưu tập, cất giữ và trưng bày các di vật về
nghệ thuật điêu khắc của vương quốc Chăm Pa tìm thấy ở các, thành lũy
Chăm tại các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ từ Hà Tĩnh tới Bình Thuận và các
tỉnh Tây Nguyên.
Vào cuối thế kỉ 19, công sứ tỉnh Quảng Nam là Charles Lemire, , đã tiến
hành công tác khảo cổ các di tích Văn hóa Chăm và đem các di vật tìm được
đem về trưng bày tại Đà Nẵng. Sau đó, năm 1900, Trường Viễn Đông Bcas
cổ (École Française d'Extrême-Orient) tiến hành khai quật khảo cổ ở quy mô
lớn hơn. Từ đó, nảy sinh nhu cầu xây dựng một nhà bảo tàng tại Đà Nẵng cho
các cổ vật Chăm. Năm 1902, Henri Parmentier của Trường Viễn Đông Bác cổ
chính thức đề cử dự án kiến thiết rồi được hai kiến trúc sư người Pháp là Delaval
và Auclair thực hiện. Kết quả là một tòa nhà có một số nét kiến trúc Chăm.
Công trình nay là Bảo tàng Chàm được Trường Viễn Đông Bác cổ cho
khởi xây năm 1915 đến năm 1919 thì hoàn tất và khánh thành với 160 cổ vật
điêu khắc. Bộ sưu tập nguyên thủy là do nhà khảo cổ Henri Parmentier thu thập
từ thế kỷ 19 được bổ túc thêm bằng những phát hiện sau. Năm 1927 kiến trúc sư
J.Y. Claeys thuộc trường Viễn Đông Bác cổ đề xướng khuếch trương nhà bảo
tàng nhưng dự án trì trệ đến năm 1936 mới hoàn tất. Ngày 11 tháng 3 nhân việc
tái khánh thành viện bảo tàng có sự hiện diện của Parmentier, Viện Bác cổ vinh

danh ông bằng cách đổi tên Viện Bảo tàng Chàm thành Musée Henri Parmentier.
Diện tích mới được dùng để thu nhận thêm bộ sưu tập cổ vật khai quật ở Trà
Kiệu và Tháp Mẫn ở Bình Định.
Năm 1946 khi chiến tranh Pháp-Việt lan rộng thì Viện Bảo tàng Chàm bị
cướp phá. Thư khố và nhiều cổ vật bị trộm. Đến năm 1948 thì thu thập lại được
3


150 món, có thứ lưu lạc sang tận bên Lào.
Dưới thời Việt Nam Cộng hòa cơ sở này mang tên Viện Bảo tàng Chàm.
Vào thập niên 1950 và 1960 kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng thuộc Viện Khảo
cổ cho nới rộng diện tích các sảnh trưng bày một cách hài hòa, bắt nhịp với phần
kiến trúc nguyên thủy. Nguyễn Xuân Đồng, người từng làm việc với Parmentier
được bổ làm giám đốc. Năm 1972 thì Nguyễn Khôn Liêu đảm nhiệm.
Trong thời gian Chiến tranh việt Nam qua sự vận động của Viện Bảo tàng
Guimet bên Pháp, Viện Bảo tàng Chàm được canh giữ cẩn thận, luôn có lính
canh gác thường trực nên không bị thiệt hại.
Sau năm 1975 chính quyền mới tiếp thu và đến cuối thập niên 1980 thì bị
kẻ gian đột nhập lấy mất một số cổ vật.
Bảo tàng điêu khắc Chăm được mở rộng hai lần. Lần mở rộng thứ nhất
được tiến hành vào những năm đầu thập kỷ 1930, hoàn thành vào năm 1936. Đó
là việc xây dựng thêm hai phòng trưng bày hai bên, thẳng góc về phía trước của
tòa nhà cũ, nhằm đủ chỗ để trưng bày thêm những hiện vật mới được thu thập về
trong những năm 1920, 1930. Theo ý tưởng của Henri Parmentier, hiện vật được
phân loại để trưng bày theo nguồn gốc địa điểm nơi chúng được phát hiện hoặc
khai quật. Không gian của toà nhà bảo tàng gần 1000 m2 đã được bố trí thành
những khu vực trưng bày, tạm gọi tên như sau: Phòng Mỹ Sơn - Quảng Trị,
Phòng Trà Kiệu, Phòng Đồng Dương, Phòng Tháp Mẫm và các hành lang
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum. Ngoài ra còn có một phòng nhỏ
làm kho. Cách bố trí không gian trưng bày này cơ bản vẫn được duy trì cho đến

hiện nay.
Lần mở rộng thứ hai là việc xây thêm một toà nhà hai tầng ở phía sau
khu nhà cũ, với diện tích sử dụng khoảng 2.000 m2 dành cho việc trưng bày và
hơn 500 m2 dành làm kho, xưởng phục chế và phòng làm việc. Tại tầng 1 của
khu nhà mới này hiện đang trưng bày những hiện vật trước đó còn để trong kho
và một số hiện vật sưu tầm được sau năm 1975. Tầng 2 trưng bày về văn hóa
Chăm đương đại bao gồm sưu tập về trang phục, nhạc cụ và hình ảnh lễ hội của
đồng bào dân tộc Chăm.
4


Trước năm 2007, Bảo tàng Điêu khắc Chăm là một bộ phận của cơ quan
Bảo tàng Đà Nẵng. Ngày 02 tháng 7 năm 2007, Ủy ban nhân dân thành phố Đà
Nẵng có Quyết định số 5070/QĐ-UBND về việc thành lập Bảo tàng Điêu khắc
Chăm Đà Nẵng, là một đơn vị độc lập với Bảo tàng Đà Nẵng, trực thuộc Sở Văn
hóa - Thông tin, nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng.
2.1.1.2. Vị trí
Tọa lạc tại ngã gần ngã ba 2 tuyến phố đẹp nhất thành phố Đà Nẵng ở số
2, đường 2/9, quận Hải Chau, Đà Nẵng, ngay ngã ba giao lộ Trưng Nữ Vương,
Bạch Đằng và 2/9, đối diện với Trung tâm Truyền hình Việt Nam Thành phố Đà
Nẵng, Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng có tổng diện tích 6.673
m², trong đó phần diện tích trưng bày là 2.000 m².
Hình dáng mặt tiền nhà bảo tàng mô phỏng theo kiến trúc Gothique, hài
hòa với không gian xung quanh, là một điểm tham quan cho du khách khi đến
thăm Đà Nẵng. Bảo tàng mở cửa đón khách tham quan bảy ngày trong tuần.
c, Bảo tàng điêu khắc Chăm là di sản văn hóa vật thể cần được bảo vệ, tôn
tạo để lưu giữ nét văn hóa độc đáo củ dân tộc ta.
2.1.2. Thực trạng của Bảo tàng điêu khắc Chăm
2.1.2.1. Nét đẹp kiến trúc- văn hóa và công tác trưng bày hiện vật
Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng trở thành một trong những bảo tàng ra

đời sớm nhất ở Việt Nam với giá trị kiến trúc đặc sắc. Các tác phẩm điêu khắc
được trưng bày ở đây đều thể hiện rõ nét đời sống tâm linh, văn hóa và tín
ngưỡng của người Chăm xưa cũng như quan niệm, tư duy tạo hình trong kiến
trúc, điêu khắc. Bên cạnh đó, trong Bảo tàng có phần lớn các tác phẩm miêu tả
những vị thần trong Ấn Độ giáo và một số tác phẩm khác với nội dung gần gũi
cuộc sống.
Để thuận tiện cho việc tham quan và tìm hiểu của du khách, nhà khảo cổ
Henri Parmentier đã đưa ra ý tưởng phân chia không gian trưng bày hiện vật ở
Bảo tàng Điêu khắc Chăm thành 10 khu, đặt tên theo nguồn gốc, địa điểm khai
quật, phát hiện hiện vật. Hiện nay, ở đây có gần 2.000 hiện vật lớn nhỏ, trong đó
khoảng 288 hiện vật đang trưng bày trong bảo tàng và chia thành các khu trưng
bày gồm Hành lang Quảng Nam, Quảng Ngãi; Phòng Quảng Trị, Trà Kiệu,
5


Đồng Dương, Mỹ Sơn, Tháp Mẫm, Bình Định, Kom Tom và Khu trưng bày mở
rộng. Mỗi khu trưng bày lại mang đặc trưng văn hóa của từng vùng và có những
nét độc đáo riêng.
Ngoài cách phân chia hiện vật theo nguồn gốc, nơi đây còn có nhiều cách
sắp xếp, phân loại các hiện vật, tác phẩm điêu khắc Chăm khác như niên đại,
chất liệu, nội dung tác phẩm, loại hình tác phẩm điêu khắc (tượng tròn, phù điêu,
chi tiết kiến trúc)… Ngoài ra, những tác phẩm của Bảo tàng Điêu khắc Chăm
còn được chia thành các bộ sưu tập như theo nội dung có tượng thần, đài thờ, chi
tiết kiến trúc, vật linh; theo chất liệu có đá sa thạch, đồng, đất nung và chất liệu
khác.
Đến Bảo tàng Điêu khắc Chăm, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng
những hiện vật được tập hợp từ một số Đền và Tháp Chàm của các tỉnh miền
Trung nước ta, từ Quảng Bình cho đến Ninh Thuận. Hiện nay, Bảo tàng đã trưng
bày hơn 300 hiện vật là các tác phẩm điêu khắc nguyên bản được làm bằng chất
liệu sa thạch với niên đại từ thế kỷ VII – thế kỷ XV, cùng một vài sản phẩm

được làm từ đất nung. Một số hiện vật tiêu biểu trong Bảo tàng như nhạc cụ, đài
thời… của đồng bào dân tộc Champa. Đặc biệt, ở đây còn lưu giữ 3 bảo vật của
quốc gia thuộc nền văn hóa Champa là Đài thờ Trà Kiệu, Đài thờ Mỹ Sơn E1 và
Tượng Bồ tát Tara rất độc đáo đã thu hút nhiều khách du lịch quốc tế đến chiêm
ngưỡng.
Tại Đài thờ Mỹ Sơn E1, du khách sẽ được ngắm nhìn những bức chạm
miêu tả một cách sống động và đầy tính nghệ thuật về các cảnh sinh hoạt hàng
ngày của Ấn Độ giáo trong rừng. Còn Đài thờ Trà Kiệu lại là một kiệt tác điêu
khắc chạm trổ rất tỉ mỉ, trau chuốt đến từng chi tiết nhỏ nhất; trong đó gồm hai
phần, phần trên có hai thớt tròn được trang trí những cánh hoa sen đối xứng
nhau, phần dưới là một đế thờ hình vuông có bốn mặt với vô số hình người
chạm khắc tinh xảo.
Tuy nhiên, nổi bật nhất trong gần hàng trăm các tác phẩm điêu khắc Chăm
tuyệt đẹp là Tượng Bồ tát Tara – một tác phẩm bằng chất liệu đồng duy nhất ở
Bảo tàng Điêu khắc Chăm. Tượng Bồ tát cao 1.148m được trưng bày trong
phòng Đông Dương, mang vẻ đẹp vô cùng quyến rũ với những đường nét chạm
6


trổ tinh tế. Do đó, đã thu hút sự tò mò và ngưỡng mộ của hầu hết du khách khi
đến đây tham quan.
Một khi đã bước vào không gian độc đáo này, du khách sẽ có thể “rũ bỏ”
được mọi buồn phiền thường ngày trong cuộc sống và chìm đắm vào sự tĩnh
lặng ở nơi đây. Bảo tàng Điêu khắc Chăm đã trở thành niềm tự hào của người
dân Đà Nẵng vì là nơi duy nhất vẫn còn mang dấu ấn về nền văn minh Champa.
2.1.2.1. Các hoạt động nổi bật
Trong năm 2016 vừa qua, Bảo tàng điêu khắc Chăm đã có những hoạt
động tiêu biểu như sau:
- Khởi công dự án cải tạo, nâng cấp Bảo tàng Điêu khắc Chăm do Ủy ban
nhân dân thành phố đầu tư với tổng chi phí 44,6 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách

thành phố.
- Triển khai công tác nghiên cứu hkoa học, sưu tầm hiện vật, xây dựng
trưng bày bảo tàng sau cải tạo, nâng cấp.
- Khởi công dự án biên soạn ca-ta-lô hiện vật tiêu biểu tại Bảo tàng, phối
hợp với Trường Nghiên cứu Á- Phi (SOAS), Luân Đôn, Anh.
- Triển lãm: “Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng: Một thế kỷ bảo tồn và
phát huy giá trị di sản văn hóa Chăm”.
- Triển khai dự án Giáo dục phục vụ cộng đồng dành cho sinh viên, học
sinh THPT
- Điểm tham quan nổi bật của địa phương, đóng góp vào việc quảng bá du
lịch thành phố trong các sự kiện quốc tế năm 2016.
- Phó Thủ tướng Thái Lan đến thăm Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng.
- Trưng bày cuộc thi ảnh Di sản Vietnam Heritage 2016.
- Hoạt động: Công đoàn, đoàn thanh niên.
- …v.v…

7


2.1.3. Công tác quản lý, phát huy giá trị Bảo tàng điêu khắc Chăm
- Chọn đơn vị tư vấn để lập dự án đầu tư nâng cấp Bảo tàng Điêu khắc
Chăm nhằm tăng cường khả năng thu hút khách du lịch.
- Tăng cường đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, sưu tầm nhằm hoàn thiện
các bộ sưu tập hiện vật đã có và xây dựng thêm các bộ sưu tập hiện vật mới.
- Tiến hành nghiên cứu, thẩm định, kiểm kê khoa học, làm rõ các giá trị
lịch sử, văn hóa và khoa học của hiện vật phục vụ công tác trưng bày và nghiên
cứu khoa học.
- Ứng dụng các thành tựu khoa học và phương tiện kỹ thuật bảo quản lâu
dài hiện vật theo chất liệu.
- Hoàn chỉnh hệ thống trưng bày mới tại bảo tàng với sự hợp tác nghiên

cứu của các chuyên gia quốc tế.
2.2. Lăng Khải Định
2.2.1. Giới thiệu chung về Lăng Khải Định
2.2.1.1. Lịch sử hình thành
Lăng Khải Định hay còn gọi là Ứng Lăng, là nơi yên nghỉ của vua Khải
Định (1885 – 1925) – vị vua thứ 12 của triều Nguyễn, trị vì 9 năm (1916 –
1925), tọa lạc ở trên triền núi Châu Chữ, phía Tây Nam của Kinh Thành Huế,
thuộc xã Thủy Bằng, Thị xã Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên – Huế.
1916, vua Duy Tân bị đày sang đảo Reúnion do vua tham gia phong trào
chống lại chính phủ bảo hộ Pháp. Ngay năm đó, Pháp đưa Hoàng tử trưởng
Nguyễn Phúc Bửu Đảo – con của vua Đồng Khánh lên ngôi, lấy hiệu là Khải
Định. Bước lên ngai vàng ở tuổi 31, vua Khải Định say sưa với công việc xây
dựng cung điện, lăng tẩm, dinh thự,… như cung An Định, Điện Kiến Trung, Cửa
Chương Đức (cổng phía Tây Hoàng Thành), cửa Hiển Nhơn (cửa phía Đông
Hoàng Thành), đặc biệt vua đã cho xây dựng nơi yên nghỉ sau này của mình –
Ứng Lăng.
Để xây dựng lăng cho mình, vua Khải Định đã tham khảo nhiều tấu trình
của các thầy địa líí́ dâng lên và cuối cùng vua đã chọn triền núi Châu Chữ (còn
gọi là Châu Ê) làm vị trí tọa lạc cho nơi an nghỉ của mình sau này. Tọa lạc ở vị
8


trí này, Ứng Lăng lấy một quả đồi thấp ở phía trước làm “Tiền án”, có khe suối
Châu Ê chảy từ trái qua làm nơi “Thủy tụ”, núi Chóp Vung ở bên Tả và Kim
Sơn ở bên Hữu làm Tả Thanh Long và Hữu Bạch Hổ (Rồng, Cọp chầu Ứng
Lăng). Nhà vua đã cho đổi tên núi Châu Chữ là nơi khu lăng tọa lạc thành Ứng
Sơn và khu lăng được gọi tên là Ứng Lăng.
Lăng Khải Định (Ứng Lăng) là công trình có diện tích nhỏ nhất so với
lăng tẩm của các vị vua tiền nhiệm trong hệ thống lăng tẩm triều Nguyễn (Ứng
Lăng chỉ có diện tích khoảng 0,5265 ha với chiều dài 117m và chiều rộng 45m)

nhưng lại là công trình được xây dựng kì công nhất, thời gian xây dựng lâu nhất,
kinh phí xây dựng nhiều nhất và hiện đaị nhất trong hệ thống lăng tẩm Huế.
Lăng chính thức được khởi công xây dựng năm 1920 và mãi 11 năm sau,
đến năm 1931 mới hoàn tất, do Tiền quân Đô Thống Phủ Lê Văn Bá chỉ huy,
người chịu trách nhiệm chính trong việc kiến tạo những tuyệt tác nghệ thuật
trong lăng Khải Định là nghệ nhân Phan Văn Tánh, ông cũng chính là tác giả
của 3 bức bích gian nhà giữa trong cung Thiên Định.
Vật liệu xây dựng lăng được sử dụng toàn bộ bằng sắt thép, xi măng nhập
từ nước Pháp, khác hoàn toàn so với vật liệu truyền thống của dân tộc như gỗ,
đá, vôi,… Bên cạnh đó, đồ trang trí bên trong Cung Thiên Định (Công trình
quan trọng nhất của Ứng Lăng) được nhập từ Nhật Bản, Trung Hoa về. Để có
kinh phí xây dựng một khu lăng hoành tráng như vậy, vua Khải Định đã xin
Chính phủ Pháp cho tăng thuế ruộng đất (thuế điền) trong cả nước lên 30% và
sử dụng số tiền này để xây dựng khu lăng. Hành động này của vua đã bị lịch sử
phê phán gay gắt, nhân dân oán trách, để lại một hình ảnh không tốt về một vị
“Thiên tử” trong lòng người dân.
2.2.1.2. Vị trí
Lăng Khải Định toạ lạc trên triền núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) bên
ngoài kinh thành Huế, nay thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa
Thiên Huế, nằm cách thành phố Huế 10km và là nơi yên nghỉ của vị hoàng đế
thứ 12 của triều Nguyễn - Khải Định. Lăng Khải Định là di sản văn hóa thế giới
9


được UNESCO công nhận.
2.2.2. Hiện trạng của Lăng Khải Định
2.2.2.1. Kiến trúc
Ứng Lăng được xây dựng trên triền núi Châu Chữ, có núi Chóp Vung và
Kim Sơn lần lượt nằm bên tả và hữu, có khe Châu Ê chảy từ trái qua phải gọi là
“thủy tụ” và “minh đường”. Lăng có hình khối chữ nhật với 127 bậc tam cấp và

Cung Thiên Định là trọng tâm. Vật liệu để xây dựng lăng bao gồm sắt, thép, xi
măng, ngói Ardoise… được Vua Khải Định mua từ Pháp và để trang trí nội thất
ông cho mua đồ sành sứ, thủy tinh màu… tận Trung Hoa và Nhật Bản để phục
vụ công trình.
Kiến trúc của Lăng Khải Định không tuân theo tôn chỉ một trường phái
kiến trúc nhất định nào, mà là một sự kết hợp táo bạo nhiều trường phái kiến
trúc từ Ấn Độ giáo, Phật giáo, Gothique đến Roman… đã để lại dấu ấn trên
những công trình cụ thể, những cổng trụ hình tháp ảnh hưởng từ kiến trúc Ấn
Ðộ; trụ biểu dạng stoupa của nhà Phật; hàng rào như những cây Thánh giá
khẳng khiu; nhà bia với những hàng cột bát giác và vòm cửa theo lối Roman
biến thể. Sự kết hợp đó thể hiện rõ nét về những ảnh hưởng mang tính chất thời
cuộc đến tư tưởng của Vua Khải Định, khi nền văn hóa Đông - Tây có sự giao
thoa trong thời điểm giao thời của lịch sử. Có lẽ chính vì vậy mà lăng Khải Định
có cái lạ, có phần ngông nghênh, phô trương và độc đáo so với các công trình
kiến trúc truyền thống của Việt Nam…
Công trình kiến trúc chính của lăng Khải Định chính là cung Thiên Định.
Cung Thiên Ðịnh ở vị trí cao nhất gồm 5 phần liền nhau: hai bên là Tả, Hữu
Trực Phòng dành cho lính hộ lăng; phía trước là Ðiện Khải Thành, nơi có án thờ
và chân dung Khải Ðịnh; chính giữa là bửu tán, pho tượng nhà vua bằng đồng
đúc với tỷ lệ 1/1 và mộ phần ở phía dưới; trong cùng là khám thờ bài vị của vua
khi quá cố. Toàn bộ nội thất của ba gian giữa trong cung Thiên Ðịnh đều được
trang trí những phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh. Ðó là những bộ tranh
tứ quý, bát bửu, ngũ phúc, bộ khay trà, vương miện... Những vật liệu cứng, biệt
lập, qua bàn tay vàng khéo léo của các nghệ nhân đã trở thành những tác phẩm
10


nghệ thuật mềm mại, sống động và vô cùng rực rỡ. Ðặc biệt chiếc bửu tán bên
trên pho tượng đồng trong chính tẩm với những đường lượn mềm mại, thanh
thoát khiến người xem có cảm giác nó được làm bằng nhung lụa, có thể xao

động trước gió mà quên đi rằng nó đích thực là một khối bê tông cốt thép nặng
gần một tấn.
Người chịu trách nhiệm chính trong việc kiến tạo những tuyệt tác nghệ
thuật trong lăng Khải Ðịnh là nghệ nhân Phan Văn Tánh, tác giả của ba bức bích
họa “Cửu long ẩn vân” lớn vào bậc nhất Việt Nam. Ba tấm phù điêu này được
trang trí trên trần của 3 gian nhà giữa trong cung Thiên Định. Theo đánh giá của
những nhà chuyên môn thì lăng Khải Định thực sự là biểu tượng đỉnh cao của
nghệ thuật tạo hình sành sứ và thủy tinh.
Ba bức tranh trên ba tầng nhà từ xưa đến giờ chưa một lần nào được tô
sửa lại cả nhưng vẫn nguyên như mới. Tuy nhiên, ở đây có một điều đặc biệt
hơn là dù lăng xây dựng đã hơn 80 năm nhưng không hề có nhện bám trên ba
tầng nhà nơi có bức vẽ "Cửu long ẩn vân". Mặc dù chung quanh điện có rất
nhiều mạng nhện. Cho đến bây giờ người ta vẫn chưa lý giải được lý do tại sao?
Ngay cả màu sắc của bức tranh này, hay ngày xưa ông Phan Văn Tánh đã sử
dụng loại thuốc gì trên nước sơn mà trên ba trần nhà không có nhện bám? Hiện
nay, công trình hội họa này vẫn là sự ngạc nhiên cho những nhà nghiên cứu mỹ
thuật và họ vẫn chưa tìm được lời giải đáp.
Trong cung Thiên Định có hai bức tượng Vua Khải Định. Một bức đúc tại
Việt Nam vua mặc đồ binh sĩ Pháp. Một bức vua mặc long bào đúc tại Pháp.
Bức tượng Vua Khải Định, được đúc khi nhà vua sang Pháp. Tượng vua được
đúc bằng đồng do hai nghệ nhân người Pháp thực hiện và đưa về Việt Nam bằng
tàu thủy và nghệ nhân Huế dát vàng mười. Muốn dát vàng phải trải qua 42 công
đoạn. Bức tượng được hoàn thành vào năm 1920, tỉ lệ 1/1.
Khi hoàn thành bức tượng, người Pháp đã nhận xét: "Người vua gầy, cao
tầm thước, khuôn mặt vua hơi gầy dài vàng, nhìn không có sức sống, nên khi
vua ngồi trên ngai vàng thấy ngài lọt thỏm”.
Hiện nay dưới chỗ đặt bức tượng sâu 9m là nơi chôn cất thi hài của nhà
11



vua. Một điều đặc biệt là trên ngai vàng của nhà vua có một lọng che được làm
bằng xi măng cốt thép trọng lượng trên 1 tấn nhưng trông rất mềm mại, có cảm
giác như những cơn gió thổi có thể làm lọng che khẽ khàng lay động. Người
thiết kế cũng chính là ông Phan Văn Tánh, người vẽ bức “Cửu long ẩn vân”.
Với 11 năm xây dựng cùng sự đầu tư nguyên vật liệu hết sức kỹ lưỡng,
Ứng Lăng được xem là một trong những công trình lăng tẩm tốn kém nhất thời
đó. Tuy nhiên sự tốn kém và công phu này đã hình thành một công trình kiến
trúc khá đặc sắc, mà bất cứ ai đến thăm cũng không khỏi trầm trồ.
Ở một phương diện nào đó, sự đầu tư thái quá của Vua Khải Định vào
công trình lăng tẩm của ông khiến người đời chê trách, nhưng nhìn vào giá trị
nghệ thuật kiến trúc, lẫn trang trí nội thất còn nằm nguyên vẹn ở từng cái cột,
hàng rào, nhà bia, hay những bức khám sành sứ tinh tế, những bức phù điêu kết
hợp sành sứ thủy tinh khá sắc sảo… người ta cũng phải thán phục thay, bởi
chính cá tính ngạo nghễ của ông đã góp phần làm cho Ứng Lăng trở nên lạ và
khá độc đáo trong lịch sử xây dựng lăng tẩm của các Vua triều Nguyễn.
2.2.2.2. Lăng Khải Định- tuyệt tác mỹ thuật
Sự khác biệt lớn nhất của Lăng Khải Định với các lăng tẩm khác ở Huế
chính là những công trình mang dấu ấn của nhiều trường phái kiến trúc khác
nhau, đặc biệt là kiến trúc phương Tây đã chen lấn vào dòng nghệ thuật kiến
trúc cổ truyền của dân tộc. Có lẽ chính vì vậy mà Lăng Khải Định có cái lạ, có
phần ngông nghênh, phô trương và độc đáo so với các công trình kiến trúc
truyền thống của Việt Nam. Trong lăng hiện có 2 pho tượng bằng đồng tạc hình
nhà vua: một pho tượng ngồi trên ngai vàng và một pho tượng đứng. Sự có mặt
của tượng vua trong lăng cũng là sự khác biệt so với các lăng khác.
Nhìn từ xa, Lăng Khải Định giống như một tòa lâu đài ở châu âu, có hình
khối chữ nhật với 127 bậc tam cấp và Cung Thiên Định là trọng tâm. Các vật
liệu truyền thống gỗ, đá, gạch, vôi chỉ chiếm một lượng nhỏ mà chủ yếu là
những vật liệu phải nhập từ nước ngoài, như: sắt, thép, xi măng, ngói ác - đoa
mua từ Pháp; sành, sứ, vỏ chai, thủy tinh phải mua từ Trung Quốc, Nhật Bản.
Theo đánh giá của những nhà chuyên môn thì Lăng Khải Định thực sự là biểu

12


tượng đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình sành, sứ và thủy tinh. Lăng được xem là
một trong những công trình lăng tẩm tốn kém nhất thời đó. Tuy nhiên, sự tốn
kém và công phu đã hình thành một công trình kiến trúc đặc sắc mà bất cứ ai
đến thăm cũng phải trầm trồ thán phục. Dựa trên các yếu tố phong thủy như: tiền
án, hậu chẩm, hổ phục, rồng chầu, minh đường, thủy tụ đã tạo cho Lăng Khải
Định một ngoại cảnh thiên nhiên hùng vĩ và tráng lệ. Song giá trị nghệ thuật cao
nhất của lăng chính là phần trang trí nội thất cung Thiên Định - công trình kiến
trúc chính của lăng.
Cuốn sách “Lăng tẩm Huế - một kỳ quan” có viết: Về mặt hội họa, ở các
mặt tường và trần của tả, hữu trực phòng, các nghệ nhân xưa đã dùng màu xanh
sẫm vẽ lên xi măng để giả cẩm thạch trông giống như thật. Những bức họa long
vân trên trần 3 phòng giữa của cung được các họa sỹ Việt Nam hiện đại công
nhận là những bức họa hoành tráng có giá trị mỹ thuật cao nhất của nền hội họa
nước nhà.
Về nghệ thuật ghép mảnh lên tường, những bàn tay vàng của các nghệ
nhân đã dùng hàng vạn mẩu sành, sứ, thủy tinh đủ màu để đắp nổi thành hàng
nghìn hình ảnh cung đình và dân gian sinh động, như: các bộ tranh tứ thời, ngũ
phúc, bát bửu, bộ khay trà, mâm ngũ quả, ngọn đèn dầu hỏa, những chiếc đồng
hồ... Mọi hình ảnh tuy được kết cấu bằng vật liệu cứng nhưng nhờ sự tạo hình
khéo léo nên trông rất thanh nhã, mềm mại, long lanh.
Theo lời thuyết minh của hướng dẫn viên Đinh Thị Cẩm Vân, bằng những
đường cong uốn lượn của chiếc bưu tán che trên ngự tọa đã tạo cho người xem
ảo giác nhẹ nhàng, có thể lay động trước một cơn gió thoảng. Trên các bức
tường được trang trí chủ đạo hình cây cối, hoa lá, các thú vật như đang chạy
nhảy trên sườn đồi, đồng cỏ, những đôi chim đang bay lượn... tạo cho du khách
một không gian sống động, sắc màu chứ không có cảm giác lạnh lẽo, sợ hãi của
khu lăng mộ.

Ngoài những chữ phúc, ở đây còn trang trí hàng trăm chữ thọ và vạn thọ
được cách điệu bằng các hình tròn, vuông, chữ nhật, hình cái lư, đèn lồng. Theo
quan niệm của vua Nguyễn, lăng tẩm không chỉ là chỗ chôn cất người chết mà
13


còn là nơi họ sống muôn thuở ở thế giới bên kia. Sau lưng ngai vàng vua Khải
Định ngồi có mô hình mặt trời đang lặn, biểu thị nhà vua băng hà.
Với tượng đồng, bia đá, cung Thiên Định giống như một viện bảo tàng
với ngoại cảnh thiên nhiên bao la, hùng vĩ. Lăng Khải Định là một tác phẩm mỹ
thuật tinh xảo, đồ sộ. Nó phản ánh khá rõ nét phong cách sống thích chưng diện
của vua Khải Định lúc sinh thời. Chính vì vẻ đẹp đó mà hệ thống lăng tẩm Huế
nói chung và Lăng Khải Định nói riêng có sức hút mạnh mẽ với du khách. Theo
các hướng dẫn viên du lịch, nơi đây ngày nào cũng có khách đến thăm, đặc biệt
vào dịp lễ, tết lượng khách lên tới hàng nghìn người mỗi ngày.
2.2.3. Công tác quản lý, bảo tồn Lăng Khải Định
Công tác quản lý tại Lăng Khải Định cần được chú trọng bởi thời gian qua
đặc biệt trong dịp lễ, Lăng Khải Định đã mở cửa miễn phí cho du khách tự do
vào cửa. Lợi dụng việc ban quan lý bảo tồn cố đô Huế mở cửa tự do để du khách
gần xa tham quan Lăng khải Định miễn phí trong dịp Lễ quốc khánh, nhiều
khách tham quan cũng “tự do” leo trèo lên những hiện vật trong khu Lăng khải
Định. Trong khi đó, các thợ ảnh trong lăng cũng “tiếp tay” cho người tham quan
bằng cách hướng dẫn cho khách tháo dây bảo vệ ghế, chỉ dẫn khách tham quan
ngồi lên ghế để chụp ảnh... Các thợ ảnh là những người được ban quan lý bảo
tồn cố đô Huế cho phép hành nghề tại Lăng, lẽ ra chính họ phải là người có ý
thức tự hào và bảo vệ di tích mang giá trị văn hóa thế giới, thì chỉ vì cái lại cá
nhân, các thợ ảnh đã giúp cho du khách xâm hại di tích, trong khi làm thiệt hại
đến di sản văn hóa thế giới.
Không chỉ có thế, tại chốn tôn nghiêm này, nhiều người còn bắt gặp cảnh
khách tham quan nằm, ngồi la liệt, leo trèo lên các pho tượng. Điều đáng nói,

trong khi du khách thản nhiên leo trèo, sờ vào hiện vật, thì không có nhân viên
bảo vệ nào của Lăng có mặt để ngăn chặn các hành vi vô ý thức, thiếu văn hóa
của một số du khách.
Để xảy ra việc như vậy trách nhiệm phần lớn thuộc về ban quan lý khu
14


bảo tồn cố đô Huế. Ban Quan lý di tích cố đô Huế cần kiểm tra, đôn đốc, chấn
chỉnh và tăng cường công tác bảo vệ các di sản văn hóa của nhân loại. Hy vọng,
đây cũng là kinh nghiệm chung cho các ban quản lý di tích lịch sử văn hóa khác
trên cả nước trong việc bảo tồn, giữ gìn cho muôn đời sau các giá trị văn hóa và
lịch sử của đất nước và thế giới, đồng thời nâng cao nhận thức, trách nhiệm của
mỗi công dân.
2.3. Phố cổ Hội An- di sản văn hóa thế giới
2.3.1. Giới thiệu chung về Phố cổ Hội An
Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng
đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng
khoảng 30 km về phía Nam. Nhờ những yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội
An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn
Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ 17 và 18. Trước thời kỳ
này, nơi đây cũng từng có những dấu tích của thương cảng Chăm Pa hay được
nhắc đến cùng con đường tơ lụa trên biển. Thế kỷ 19, do giao thông đường thủy
ở đây không còn thuận tiện, cảng thị Hội An dần suy thoái, nhường chỗ cho Đà
Nẵng khi đó đang được người Pháp xây dựng. Hội An may mắn không bị tàn
phá trong hai cuộc chiến tranh và tránh được quá trình đô thị hóa ồ ạt cuối thế kỷ
20. Bắt đầu từ thập niên 1980, những giá trị kiến trúc và văn hóa của phố cổ Hội
An dần được giới học giả và cả du khách chú ý, khiến nơi đây trở thành một
trong những điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam.
Đô thị cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền
thống ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo. Phần lớn những

ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế
kỷ 19, phần bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp. Nằm xen kẽ giữa các ngôi nhà
phố, những công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng minh chứng cho quá trình
hình thành, phát triển và cả suy tàn của đô thị. Hội An cũng là vùng đất ghi
nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa. Các hội quán, đền miếu mang
dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà phố truyền thống của người
Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp. Bên cạnh những giá trị
15


văn hóa qua các công trình kiến trúc, Hội An còn lưu giữ một nền văn hóa phi
vật thể đa dạng và phong phú. Cuộc sống thường nhật của cư dân phố cổ với
những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn
hóa vẫn đang được bảo tồn và phát triển. Hội An được xem như một bảo tàng
sống về kiến trúc và lối sống đô thị.
Với những giá trị nổi bật, tại kỳ họp lần thứ 23 cuối năm 1999 (ngày 4
tháng 12), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO)
đã công nhận đô thị cổ Hội An là một di sản văn hóa thế giới, dựa trên hai tiêu
chí:
-

Hội An là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua các thời

-

kỳ trong một thương cảng quốc tế.
Hội An là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn
một cách hoàn hảo.
2.3.2. Hiện trạng của Phố cổ Hội An
2.3.2.1. Kiến trúc truyền thống Phố cổ Hội An

Kiểu nhà ở phổ biến nhất ở Hội An chính là những ngôi nhà phố một hoặc
hai tầng với đặc trưng chiều ngang hẹp, chiều sâu rất dài tạo nên kiểu nhà hình
ống. Những vật liệu chính dùng để xây dựng nhà ở đây đều có sức chịu lực và
độ bền cao do đặc điểm khí hậu khắc nghiệt và bão lụt hàng năm của vùng này.
Thông thường, các ngôi nhà có kết cấu kiểu nhà khung gỗ, hai bên có
tường gạch ngăn cách. Khuôn viên trung bình của các ngôi nhà có chiều ngang
khoảng 4 đến 8 mét, chiều sâu khoảng 10 đến 40 mét, biến thiên theo từng tuyến
phố. Bố cục mặt bằng phổ biến của những ngôi nhà ở đây gồm: vỉa hè, hiên, nhà
chính, nhà phụ, hiên, nhà cầu và sân trong, hiên, nhà sau ba gian, vườn sau.
Thực chất, nhà phố ở Hội An bao gồm nhiều nếp nhà bố trí theo chiều sâu và
cấu thành không gian kiến trúc gồm 3 phần: không gian buôn bán, không gian
sinh hoạt và không gian thờ cúng. Cách phân chia này phù hợp với mặt bằng hẹp
và kết hợp nhiều công năng của ngôi nhà. Có thể nhận thấy đây là một sản phẩm
kiến trúc mang tính văn hóa khu vực.
Những ngôi nhà ở Hội An hầu hết được làm theo dạng hai mái, đa số nhà
chính và nhà phụ không chung một mái mà là hai nếp mái kế tiếp nhau. Rất ít
16


trường hợp mái nhà chính phủ lên cả phần nhà phụ. Ngược lại, đa số nhà cầu
được lợp theo kiểu bốn mái. Trên mặt bằng tổng thể thì nhà trước, nhà cầu và
nhà sau được lợp bằng những mái riêng biệt. Ngói ở Hội An là loại ngói làm từ
đất, mỏng, nung thô, mang hình vuông, mỗi cạnh khoảng 22 cm và có dạng hơi
cong. Khi lợp, đầu tiên người ta xếp một hàng ngói ngửa lên và sau đó tiếp tới
một hàng ngói úp xuống. Cách lợp này được gọi là kiểu lợp ngói âm dương. Khi
lợp xong mái, các viên ngói được cố định bằng vữa, tạo thành những dải ngói
nhô lên dọc xuôi theo mái, khiến toàn bộ mái toát nên một vẻ cứng cáp, mạnh
mẽ. Ở trên đỉnh mái, phần nóc mái được xây cao lên hình chữ nhật như một cái
hộp, cũng có một số trường hợp hai bên tường hồi cũng được xây cao hẳn làm
cho toàn bộ tổng thể dường như bị mất cân đối. Hình thức và cách trang trí của

tường hồi luôn gây một ấn tượng mạnh và là yếu tố tạo ra giá trị rất riêng của
phố cổ Hội An.
2.3.2.2. Thực trạng hoạt động du lịch Phố cổ Hội An
Trong những năm qua, được sự quan tâm của các bộ, ngành Trung ương,
chính quyền Hội An cố gắng tập trung mọi nguồn lực tài chính, kêu gọi sự đầu
tư trong và ngoài nước để có nguồn kinh phí hỗ trợ người dân trong công tác tu
bổ các di tích (người dân, tổ chức là sở hữu các di tích khi triển khai tu bổ các
di tích được nhà nước hỗ trợ từ 40 -75% kinh phí tùy thuộc vào giá trị kiến trúc
của di tích đó). Tuy nhiên, đôi khi kinh phí từ nhiều nguồn dù sẵn có, thì công
tác tổ chức tu bổ chưa chắc đã được thực hiện. Vấn đề về quyền sở hữu, quyền
sử dụng cũng đã gây không ít khó khăn cho chính quyền và cả người dân hiện
đang sống tại di tích.
Vật liệu truyền thống phục vụ cho công tác công tác tu bổ cũng là khó
khăn không thể không kể đến. Yếu tố về tính chân xác đòi hỏi tuân thủ cả trong
nguyên vật liệu sử dụng tu bổ. Để tu bổ một di tích, số lượng lớn ngói, gạch, gỗ,
vôi vữa truyền thống được cần đến. Hiện nay, trên địa bàn địa phương, gạch,
ngói (ngói cong đất nung truyền thống) không đảm bảo về số lượng, chất lượng
và cả về kích thước vật liệu. Ngói sử dụng trong tu bổ thường có kích thước là
17


16 x 16 x 0,7 (cm), trong khi đó ngói cũ thường có kích thước và độ dày lớn
hơn. Nguyên liệu để sản xuất ngói là đất sét bị khan hiếm và pha lẫn cát và
nhiều tạp chất, do đó viên ngói thành phẩm sau khi nung thường có độ cong
không đồng đều, chất lượng thấp, thậm chí một số lượng lớn ngói tự phân hủy
chỉ sau từ 2 - 3 năm sử dụng. Nguồn gỗ để phục vụ cho tu bổ cũng bị khan hiếm
do cấm khai thác rừng, và gỗ tu bổ di tích ở Hội An thường là gỗ kiền kiền
Quảng Nam. Vữa vôi truyền thống do không còn sản xuất nên được thay thế
bằng vữa ba-ta (pha trộn giữa xi măng, cát và vôi bột hiện có bán sẵn trên thị
trường), do đó công tác trát vữa, lợp mái ngói âm dương bằng vữa vôi với vật

liệu được pha trộn như đã nói, cho dù được ủ kỹ trước khi sử dụng nhưng thực
tế vẫn không đảm bảo cho công tác tu bổ, đó là yêu cầu về độ dẻo kết dính, sự
co giãn vật liệu (giữa vữa vôi và ngói đối với hệ mái)không đồng đều trong quá
trình sử dụng dẫn đến hiện tượng co nhót, ngày càng xuất hiện nhiều vết nứt, hở,
kéo theo là sự thấm dột máimái vào mùa mưa dẫn đến sự nhanh xuống cấp.
Kinh nghiệm, chuyên môn của đội ngũ thợ thi công tu bổ, đội ngũ cán bộ kỹ
thuật quản lý trùng tu vẫn còn nhiều hạn chế. Nhận thức, hiểu biết về giá trị di
tích chưa đủ cũng là tác nhân gây trở ngại, khó khăn cho công tác tu bổ, thậm
chí làm sai lệch giá trị di tích sau khi tu bổ gây ảnh hưởng lớn tới giá trị di tích
tại Hội An.
Những khó khăn thực tại là vậy, nhưng những thách thức mà công tác bảo
tồn ở Hội An đã, đang và sẽ đối mặt cũng là một áp lực lớn cho chính quyền địa
phương, đặc biệt là sự quản lý từ các nhà quản lý văn hóa tại di tích văn hóa Hội
An.
Lũ lụt xảy ra hằng năm với tầng suất ngày càng cao, tình trạng biến đổi
khí hậu đã ảnh hưởng trực tiếp đến các di tích ở Hội An. Mực nước biển dâng,
vấn đề xả đập của các nhà máy thủy điện ở thượng lưu sông Thu Bồn vào mùa
mưa lũ khiến cho mực nước hạ lưu sông Thu Bồn lên nhanh, gây lụt đã ảnh
hưởng rất lớn đến các di tích tại phố cổ.

18


Du lịch phát triển mạnh đem lại nguồn thu đáng kể cho nguồn ngân sách
địa phương, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, lượng
khách đến tham quan Hội An nhiều và tập trung hầu hết tại khu phố cổ (với diện
tích chỉ hơn 0,6 km2) cộng với người dân bản địa dẫn đến tình trạng cơ sở hạ
tầng quá tải. Các loại hình kinh doanh dịch vụ phục vụ du lịch phát triển mạnh,
kéo theo diện tích dành cho kinh doanh tăng lên.
2.3.3. Công tác quản lý, bảo tồn di sản văn hóa thế giới- Phố cổ Hội

An
2.3.3.1. Cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển
Phát triển là quy luật vận động khách quan, là một nhu cầu tất yếu của
cuộc sống. Bảo tồn và phát triển là hai nhiệm vụ song hành, đồng thời cũng là áp
lực lớn mà chính quyền và nhân dân Hội An quan tâm. Hạt nhân cấu thành đô
thị cổ Hội An chính là cácgiá trị kiến trúc đô thị cổ và đười sống sinh hoạt
thường nhật của cộng đồng dân cư.
Do đó cần bảo tồn và phát triển cả những vẻ đẹp cổ kính, rêu phong của di
sản cũng như nét ứng xử thân thiện, hiếu khách, chuẩn mực văn hóa riêng có của
người Hội An. Kết hợp bảo tồn tốt kiến trúc đô thị cổ; giữ gìn lối sống truyền
thống; đáp ứng cuộc sống hiện tại và ngăn chặn biến dạng di tích trong phố cổ
Hội An.
Để giải quyết được các vấn đề này nhất thiết phải có sự tham gia tích cực
của các nhà quản lý, các nhà chuyên môn, nhất là phát huy ý thức tự giác của
cộng đồng dân cư–những chủ nhân trực tiếp của di sản. Đảm bảo cho công tác
trùng tu, tôn tạo di tích thường xuyên. Phát triển du lịch Hội An theo định hướng
chiến lược: Bảo tồn di sản vững chắc và phát huy du lịch bền vững. Bảo tồn tối
đa những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể vốn có. Đồng thời, giải quyết hài
hoà mối quan hệ giữa nhiệm vụ bảo tồn di sản với lợi ích mang lại từ việc khai
thác, phát huy giá trị của di sản thông qua hoạt động du lịch - dịch vụ. Phát huy
các lợi thế của du lịch Hội An: du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch làng
nghề gắn với nghỉ dưỡng, giải trí, hội nghị, hội thảo...
2.3.3.2. Chú trọng đến công tác quản lý của các cấp chính quyền, sự
19


hợp tác của cộng đồng
Trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy di sản văn hoá Hội An, cần
làm tốt vai trò gắn kết giữa các cấp chính quyền, nhà khoa học, các cơ quan
chuyên môn, cơ quan nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, các chủ nhân

của di sản, di tích, chủ doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh... trong việc ưu tiên tối
đa cho bảo tồn di sản và phát triển du lịch ở Hội An. Mọi chính sách đưa ra để
thực hiện trong thời gian tới đều phải vì lợi ích của cả cộng đồng, đáp ứng tối ưu
các nhu cầu dân sinh của cư dân, gắn với phát huy giá trị di sản văn hóa để phát
triển du lịch, nâng cao thu nhập, đời sống của nhân dân... Ngoài ra, cần tổ chức
nhiều cuộc hội thảo, triển khai thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học
mang tầm quốc gia và quốc tế để nhằm tìm ra những giải pháp tối ưu nhất cho
việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy di sản bền vững.
Để chủ động hội nhập và phát triển du lịch Hội An trong bối cảnh toàn
cầu hóa, chính quyền, các doanh nghiệp và toàn thể nhân dân Hội An cần nhận
thức những khó khăn, thách thức trong thời kỳ mới. Thành phố cần đầu tư phát
triển du lịch bền vững với các định hướng phù hợp. Chủ động quy hoạch, xây
dựng các chính sách quảng bá du lịch lâu dài, đảm bảo môi trường kinh doanh
lành mạnh. Đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ đồng thời ngăn
ngừa các tác động xấu đến môi trường tự nhiên, xã hội. Tất cả nhằm xây dựng
một hình ảnh, thương hiệu Hội An đặc trưng.
2.3.3.3. Đầu tư ưu tiên hỗ trợ tối đa cho phát triển du lịch Hội An
Để phục vụ tốt cho hoạt động du lịch, Hội An cần chú trọng đến các yếu
tố hạ tầng đô thị, môi trường cảnh quan, nhân lực, các chương trình quảng bá du
lịch....
Cần đầu tư kiện toàn cơ sở hạ tầng: xây dựng hạ tầng đô thị, phát triển hạ
tầng khu vực nông thôn, biển đảo, xúc tiến nhanh các dự án hạ tầng mang tính
đột phá.Thành phố cần phải huy động tốt các nguồn lực để có thể đầu tư hệ
thống cơ sở hạ tầng kinh tế, hạ tầng dân sinh xã hội phù hợp với vai trò của một
thành phố/đô thị sinh thái – văn hóa – du lịch. Đồng thời, nâng cao ý thức bảo vệ
cảnh quan môi trường.
20


Về công tác đào tạo nguồn nhân lực, thành phố cần quan tâm hơn nữa đến

công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ. Nhất là các
chuyên viên khảo cổ, kiến trúc, lịch sử… để nghiên cứu và kịp thời xử lý các di
tích văn hóa, lịch sử của địa phương, nghiên cứu toàn diện Hội An. Đồng thời,
cần đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng, chuyên nghiệp để tham gia hoạt động
du lịch: các quản trị doanh nghiệp du lịch, hướng dẫn viên, lễ tân… nhất là trong
quá trình đô thị hóa, hội nhập và phát triển mạnh của thành phố hiện nay.
Khắc phục những hạn chế, thiết sót và xem xét mở rộng thêm nhiều
chương trình nghệ thuật, không gian mới phục vụ cho hoạt động du lịch. Qua
đó, nhằm giúp cho các chương trình: “Tái hiện đêm phố cổ Hội An đầu thế kỷ
20”, “Phố dành cho người đi bộ và xe không động cơ”, các lễ hội… ngày càng
trở thành những thương hiệu độc đáo riêng của Hội An. Các đề xuất khác nhằm
nâng cao chất lượng các chương trình, hoạt động phục vụ du lịch. Đối với đêm
phố cổ Hội An, cần: xây dựng thêm địa điểm gửi xe; kiên quyết không cho xe
đạp điện, xe máy điện lưu thông trong khu phố cổ. Ngoài ra, hệ thống các lồng
đèn, bảng hiệu, tranh ảnh… treo trên các tuyến phố phải phù hợp mỹ quan đô
thị. Cư dân phố cổ cần có ửng xử văn minh, khéo léo. Các dịch vụ ăn uống, mua
sắm cần nâng cao chất lượng phục vụ du khách…
2.4. Thành cổ Quảng Trị
2.4.1. Giới thiệu chung về Thành cổ Quảng Trị
Cách bờ sông Thạch Hãn 500m về phía Nam và chỉ cách Quốc lộ 1A 2
Km về phía Đông, di tích Thành cổ Quảng Trị được bảo tồn ngay trung tâm thị
xã Quảng Trị anh hùng (khu phố 4, phường 2). Có thể nói, đây là điểm đến tiêu
biểu nhất cho vùng đất du lịch được mệnh danh là “miền hồi tưởng” tỉnh Quảng
Trị, với những địa danh lịch sử: đảo Cồn Cỏ, sông Bến Hải - cầu Hiền Lương,
Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, Khe Sanh - Đường 9 Nam Lào...
Hơn hai thế kỷ trước, Thành cổ Quảng Trị là thành lũy quân sự của nhà
Nguyễn. Thành Quảng Trị xây dựng từ đầu đời vua Gia Long (1802), nguyên
gốc được đắp bằng đất theo dạng hình vuông, đến năm Minh Mạng thứ 18
(1837) mới xây bằng gạch. Đây là nơi để vua ngự mỗi khi đi tuần thú, nơi làm lễ
21



thăng quan cho các đại quan cấp tỉnh và tổ chức các tiết lễ khác trong năm. Suốt
gần 140 năm (1809-1945) dưới thời nhà Nguyễn, Thành cổ Quảng Trị là trung
tâm kinh tế, chính trị, quân sự của tỉnh Quảng Trị và là thành lũy quân sự để bảo
vệ kinh đô Huế ở phía Bắc. Tuy nhiên, đến thời Pháp thuộc, dinh lũy này được
thực dân Pháp xây dựng thành nhà lao. Từ năm 1929-1972, nhà lao Quảng Trị là
nơi giam cầm hàng ngàn sĩ phu yêu nước, chiến sĩ Cộng sản và cả những người
dân vô tội.
Trong lửa đạn khốc liệt ấy, Thành cổ Quảng Trị với chu vi hơn 2.160m là
“túi bom” của kẻ thù. Chúng huy động tối đa lực lượng, phương tiện để chiếm
bằng được Thành cổ vì đây là địa bàn chiến lược, có thể tạo sức nặng mặc cả với
ta tại Hội nghị Paris. Không thể thống kê hết số bom đạn dội xuống mảnh đất
này.
Máu của chiến sĩ và đồng bào ta đã đổ xuống, tô thắm cho trang sử vẻ
vang của dân tộc, để xanh ngời cỏ non Thành cổ hôm nay. Di tích Thành cổ hôm
nay chỉ là một gian nhà truyền thống, những quả pháo nằm rải rác chung quanh
một nấm mồ khổng lồ mang tính biểu tượng. Trong lòng nó chỉ vỏn vẹn cây
súng và bộ quân phục giản đơn của người lính nhưng chất chứa biết bao suy
tưởng. Đến Thành cổ, thắp một nén hương ở mảnh đất thiêng liêng ấy, chưa bao
giờ bạn sẽ cảm nhận giai điệu bi tráng của hành khúc “Hồn tử sĩ” vang lên với
nhiều cung bậc cảm xúc đến vậy.
2.4.2. Hiện trạng Thành cổ Quảng Trị
Với ý nghĩa và tầm vóc chiến công đã được đúc kết bằng xương máu của
hàng vạn chiến sĩ cả nước và quân dân Quảng Trị anh hùng, cũng như để bảo tồn
một công trình kiến trúc cổ, Thành cổ Quảng Trị cùng với các di tích liên quan
được Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ VH,TT&DL) xếp hạng di tích Quốc gia
theo Quyết định số 235/VH-QĐ ngày 12/12/1986; Ngày 09 tháng 12 năm 2013
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định Số 2383/QĐ-TTg xếp hạng di
tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện

81 ngày đêm năm 1972. Thành cổ nằm ở vị trí trung tâm của toàn cụm di tích ở
phía Nam tỉnh Quảng Trị như: Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn, Dinh Ái Tử
22


thời Chúa Nguyễn Hoàng, Sân bay căn cứ Ái Tử thời Mỹ - ngụy, Nhà thờ La
Vang, Chùa Sắc Tứ... Đó là chưa kể đến các địa điểm in đậm dấu ấn trận đánh
81 ngày đêm (Ngã ba cầu Ga, bến sông Thạch Hãn, Trường Bồ Đề, Nhà thờ Tri
Bưu, Long Hưng, chốt Long Quang) đều rất gần Thành Cổ.
Đến với Thành cổ Quảng Trị hôm nay không chỉ nhìn lại dấu vết của một
số đoạn thành, lao xá, các cổng tiền, hậu, hữu, tả mà là một bảo tàng sống về ý
chí và sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong thời đại
mới. Mỗi tấc đất nơi đây thấm đẩm máu xương của biết bao người con yêu quý
trên mọi miền Tổ quốc vì một lý tưởng cao đẹp đó là độc lập dân tộc, thống nhất
Tổ quốc. Chính vì vậy, Thành cổ trở thành mảnh đất thiêng, nơi hội tụ tình cảm
của chiến sĩ, đồng bào cả nước. Nhiều năm qua Ban liên lạc Cựu chiến binh các
đơn vị từng tham gia chiến đấu trên mặt trận Quảng Trị đã hành hương và tổ
chức nhiều cuộc họp mặt kỷ niệm quy mô lớn; Lễ hội tri ân tháng 7 được nhiều
người quan tâm, được bạn bè trong nước và quốc tế chờ đón, trở thành lễ hội
cách mạng để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng nhân dân và du khách khi đến Quảng
Trị. Đặc biệt, hàng chục vạn lượt khách viếng thăm Thành cổ mỗi năm đã thể
hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”, tôn vinh, tưởng nhớ
những người đã chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Đây là dịp
quảng bá trên thông tin đại chúng để đồng bào cả nước biết thêm nhiều về cuộc
chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ và thị xã Quảng Trị năm 1972, cũng
như góp phần quan trọng vào công tác nghiên cứu lịch sử, giáo dục cho thế hệ
trẻ hôm nay tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc vào sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ đất nước trong thời đại mới.
So với hệ thống di tích lịch sử trên địa bàn thì hoạt động khai thác du
lịch đưa khách đến hành hương, tham quan, học tập nghiên cứu di tích Thành cổ

đã thực sự phát triển, chiếm hơn 50% tỷ trọng khách du lịch toàn tỉnh. Mặc dù
không bán vé vào di tích nhưng có hàng trăm ngàn lượt khách đến Thành cổ
hàng năm và từ đó toả đi đến khắp các di tích khác, đến các trung tâm mua sắm,
lưu trú nghỉ dưỡng đã mang lại một nguồn thu nhập cho hoạt động dịch vụ du
lịch, cho cộng đồng xã hội góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế, xã
23


hội của thị xã Quảng Trị nói riêng và cả tỉnh nói chung.
2.4.3. Công tác quản lý, bảo tồn di tích Thành cổ Quảng Trị
- Khẩn trương triển khai việc phục hồi, trùng tu, tôn tạo: Gắn việc bảo
tồn, phát huy giá trị di tích với quy hoạch các công trình, thiết chế văn hoá, cơ
sở dịch vụ lớn trên địa bàn thị xã Quảng Trị và các khu vực lân cận. Ngoài việc
bảo vệ các yếu tố gốc của di tích, cần đẩy nhanh tiến độ một số công trình là
những điểm nhấn trong di tích như đầu tư xây dựng một Nhà Bảo tàng có kiến
trúc truyền thống, không gian trưng bày, nâng tầm một Bảo tàng Thành cổ đẹp
về hình thức, phong phú, đa dạng về nội dung, cũng cần đưa thêm các thủ pháp
nghệ thuật mang tính biểu cảm cao kết hợp các giải pháp trưng bày, giới thiệu và
tái hiện lại hình ảnh chiến trường bằng các phương pháp hiện đại, tạo ra một hệ
thống cho phép người xem có cái nhìn trực quan và toàn diện về sự khốc liệt của
chiến tranh, khí phách anh hùng của những người chiến sỹ cách mạng nhằm tôn
vinh chiến thắng và tăng hơn nữa giá trị cho di tích để Thành cổ mãi mãi là địa
chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng cho các thế hệ muôn đời.
- Công tác sưu tầm hiện vật, di vật liệt sỹ: Để lịch sử không bị lãng quên
và để giáo dục truyền thống cho các thế hệ hôm nay và mai sau tiếp tục tiến
hành sưu tầm tư liệu, ảnh tư liệu, hiện vật bổ sung cho nội dung trưng bày trong
đó cần lưu ý chủ đề hết sức quan trọng đó là “sự đóng góp của quân và dân
Quảng Trị” nay vẫn còn thiếu trong không gian trưng bày. Ngoài ra, cần tăng
cường phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan như: Sở Lao động, Thương
binh và Xã hội, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị tìm kiếm các di vật liệt sỹ

trong các cuộc khai quật hài cốt liệt sỹ trên địa bàn cùng hàng trăm di vật liệt sỹ
hết sức quý giá đang còn lưu giữ cần được bổ sung cho nội dung trưng bày
nhằm đáp ứng nhu cầu thăm viếng, tưởng niệm hơn một vạn anh hùng liệt sỹ đã
hy sinh cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và chiêm nghiệm về một thời
khắc bi hùng của lịch sử.
- Quy hoạch hoạt động du lịch, khai thác phát huy giá trị hệ thống di tích
Thành cổ: Từ những lợi thế, điều kiện thuận lợi về mặt tự nhiên và xã hội của
một di sản văn hoá tiêu biểu trong hệ thống di tích cách mạng kháng chiến
24


Quảng Trị, hoạt động văn hoá - du lịch di tích Thành cổ luôn gắn kết chặt chẽ,
mật thiết và có ý nghĩa lớn trong chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương một cách bền vững. Cuộc chiến đấu 81 ngày đêm chống phản
kích bảo vệ Thành cổ và thị xã Quảng Trị diễn ra trên một không gian rộng lớn
bao gồm thị xã Quảng Trị và vùng ven thuộc các xã của huyện Hải Lăng và
Triệu Phong. Chính vì vậy, không chỉ với một quần thể di tích trong lòng đô thị
mà bao quanh nó là những địa danh đã in đậm dấu ấn của một thời chiến tranh
khốc liệt và ngày nay đang dần trở thành những điểm du lịch đầy tiềm năng.
Nếu đầu tư đúng hướng thì triển vọng du lịch dành cho cụm di tích Thành cổ sẽ
góp phần tạo ra động lực mới củng cố vị thế văn hoá - du lịch cho tỉnh Quảng
Trị.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá về di tích: Đẩy mạnh công
tác tuyên truyền giới thiệu di tích một cách chủ động ở trong nước và ngoài
nước. Đồng thời, phối kết hợp các đơn vị hoạt động lữ hành tổ chức tốt tour –
tuyến tương xứng với tầm vóc, giá trị của hệ thống di tích. Tăng cường thời
lượng thông tin về di tích trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát hành
bản đồ tập gấp, ấn phẩm về lịch sử các di tích. Các hoạt động trên đã trở thành
một nhu cầu không thể thiếu được cho phát triển ngành du lịch.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng dịch vụ: Dịch vụ bảo tàng bao gồm các quầy bán

hàng lưu niệm, ăn uống, giải trí... được coi là một phần không thể thiếu được
trong thiết chế bảo tàng nhằm phục vụ khách tham quan, du lịch. Thông qua đó,
khách tham quan có được những hàng lưu niệm về điểm tham quan trong
chuyến du lịch của mình, được hiểu thêm về văn hoá, phong tục tập quán, ẩm
thực của địa phương; giải quyết được những nhu cầu cấp thiết của khách trong
thời gian lưu lại và là một cách tốt nhất giữ khách ở lại lâu hơn để hưởng thụ hết
những gì mà di tích có. Cần phải tạo ra dịch vụ mang thương hiệu riêng cho mỗi
điểm di tích và dịch vụ này không chỉ nhắm đến hiệu quả kinh tế mà chủ yếu
phải nhắm đến việc quảng bá di tích làm sao cho các đối tượng công chúng
trong nước cũng như nước ngoài biết về di tích và đến với di tích ngày càng
nhiều hơn.
25


×