TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA VĂN HÓA - THÔNG TIN VÀ XÃ HỘI
BÁO CÁO THỰC TẾ
“CON ĐƯỜNG DI SẢN MIỀN TRUNG”
Sinh viên thực hiện : Nghiêm Thị Thu Thúy
Mã số sinh viên
: 1405QLVA046
Lớp
: ĐH QLVH 14A
Người hướng dẫn
: Ths. Trần Thị Phương Thúy
Ths. Nghiêm Xuân Mừng
Hà Nội, tháng 6 năm 2017
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................1
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................2
PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG.............................................................................5
CHƯƠNG I: MỘT SỐ NÉT VỀ CÁC ĐỊA ĐIỂM ĐÃ THĂM QUAN TẠI
MIỀN TRUNG.....................................................................................................5
1.1 Một số nét vể Đà Nẵng.............................................................................5
1.1.1 Bảo tàng điêu khắc Chămpa..................................................................5
1.2.3 Chùa Linh Ứng - bán đảo Sơn Trà........................................................6
1.1.4 Chợ Hàn.................................................................................................7
1.2 Quảng Nam...............................................................................................8
1.2.1 Trường Đại học Nội Vụ cơ sở miền Trung............................................8
1.2.2 Phố cổ Hội An.......................................................................................8
1.2 Một số nét về Huế.....................................................................................9
1.2.1 Đại Nội Huế (Hoàng Thành và Tử Cấm Thành).................................11
1.2.2 Lăng Khải Định...................................................................................12
1.2.3 Chùa Thiên Mụ (Chùa Linh Mụ).........................................................13
1.4 Một số nét về Quảng Bình......................................................................14
1.5 Một số nét về Quảng Trị.........................................................................15
PHẦN II: KHẢO SÁT THỰC TẾ TẠI CÁC ĐỊA DANH TẠI MIỀN
TRUNG...............................................................................................................16
2.1 Di sản văn hóa vật thể............................................................................16
2.1.1 Di tích lịch sử - văn hóa.......................................................................16
2.1.2 Di tích lịch sử cách mạng....................................................................19
2.1.3 Danh thắng...........................................................................................19
2.1.4 Kiến trúc - nghệ thuật..........................................................................20
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ, ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ CỦA BẢN THÂN
TRONG CHUYẾN ĐI THỰC TẾ...................................................................22
3.1 Đánh giá..................................................................................................22
3.2 Đề xuất, kiến nghị...................................................................................22
KẾT LUẬN........................................................................................................24
HÌNH ẢNH THAM KHẢO..............................................................................25
LỜI NÓI ĐẦU
Thật may mắn và vinh dự cho bản thân tôi khi trở thành sinh viên của
trường Đại học Nội Vụ, và đặc biệt hơn nữa là một trong những thành viên của
Khoa Văn hóa-Thông tin và xã hội, được các thầy cô trong trường nói chung và
các thầy cô trong khoa nói riêng đã tạo mọi điều kiện để tôi có thể học tập, rèn
luyện bản thân ngày càng tốt hơn, tích lũy được nhiều kiến thức và kỹ năng hơn.
Ngày 27 tháng 05 năm 2017 vừa qua, Khoa VHTT&XH đã tạo điều kiện
cho tập thể lớp chúng tôi có cơ hội đi thực tế, tham quan một số điểm di tích lịch
sử, danh thắng và một số địa điểm nổi tiếng khác tại khu vực miền Trung trong
thời gian 06 ngày từ 27/05 - 1/06/2017. Chuyến tham quan thực tế đã kết thúc
nhưng nó đã để lại trong tôi rất nhiều cảm giác bồi hồi xúc động cõ lẽ cả cuộc
đời này tập thể lớp chúng tôi cũng không bao giờ có lần thứ hai được tham quan
dọc khắp miền Trung cùng nhau như vậy. Chuyến tham quan này đã cung cấp
cho tôi được lượng tri thức rất lớn để phục vụ cho nghành học của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô trong khoa đã tổ chức cho
sinh viên chúng tôi một chuyến đi bổ ích và lý thú. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm
ơn đến cố vấn học tập là cô giáo Trần Phương Thúy đã đồng hành, quan tâm,
giúp đỡ cho chúng tôi. Tôi rất mong nhận được những ý kiến, nhận xét của thầy
để bài thu hoạch của tôi được hoàn thiện hơn.
Dưới đây tôi xin trình bày những điểm mà chúng tôi đến trong chuyến
thực tế này, qua đây tôi cũng xin bày tỏ những cảm xúc của bản thân mình về
chuyến đi lần này, từ đó có thể rút lại một số những kinh nghiệm cho các bạn
khóa sau.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
SINH VIÊN
Nghiêm Thị Thu Thúy
1
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
NHẬT KÝ CỦA CHUYẾN ĐI THỰC TẾ
(27/05/2017 - 1/06/2017)
Sinh viên: Nghiêm Thị Thuy Thúy
Lớp: Đại Học Quản lý văn hóa 14A
* Nhật ký chuyến đi
STT
1
Thời gian
27/05/2017
Lịch trình
- Tập trung tại cổng
Nhận xét
Khi lên xe, tôi
trường điểm danh
cảm thấy hào
- Xuất phát từ Hà Nội
hứng, náo nức và
nhận thấy đây là
một chuyến đi
đáng nhớ và hứa
hẹn sẽ có nhiều
2
28/05/2017
- Ăn trưa tại Đà Nẵng
kỷ niệm đẹp .
Được tham quan,
- Nhận phòng, nghỉ ngơi khám phá giúp
- Tập trung ở cửa khách
tôi bổ sung hiểu
sạn đi thăm Bảo tàng
biết thêm về dân
Chămpa
tộc Chăm, cảnh
- Tập trung tại cổng Bảo
quan và ẩm thực
tàng Chămpa để đi ra bãi tại Đà Nẵng.
biển Mỹ Khê
- Về khách sạn.
3
29/05/2017
- Ăn tối
- Ăn sáng tại khách sạn
Chuyến tham
- Đến giao lưu với Phân
quan, giao lưu
hiệu trường Đại học nội
giúp sinh viên
vụ tại Quảng Nam
của 2 cơ sở gần
- Cùng ăn trưa với các
giũ, gắn kết với
bạn trong trường
2
nhau hơn.
Ghi chú
trường Đại học Nội vụ
Choáng ngợp
tại Quảng Nam
trước khung cảnh
- Lên xe về khách sạn
thơ mộng của
- Tham quan làng đá
Hội An.
- Đi Hội An và tự túc ăn
tối tại Hội An
- Lên xe về Đà Nẵng
- Nghỉ ngơi và đi tự do
tham quan thành phố
4
30/05/2017
…!
- Chùa Linh Ứng
Ngắm nhìn vẻ
- Thành Cổ Quảng Trị
đẹp toàn cảnh
- Lăng Khải Định
của bán đảo Sơn
Trà từ trên cao.
Tận mắt chiêm
ngưỡng các di
tích, nét văn hóa,
lịch sử hào hùng
5
31/05/2017
- Đại nội Kinh Thành
của dân tộc.
Khám phá nét
Huế
đẹp và mộng mơ
- Chùa Thiên Mụ
của Huế, tích lũy
thêm kiến thức về
lịch sử văn hóa
6
01/06/2017
- Viếng thăm Mộ Đại
Việt Nam.
Ghi nhớ công lao
tướng Võ Nguyên Gíap
của Bác Giasp và
- Về Hà Nội
bên cạnh đó
ngưỡng mộ tinh
thần chiến đấu
3
của các chị thanh
niên xung phong
đã hy sinh khi
tuổi đời còn trẻ.
Trở về Hà Nội
trong sự nuối tiếc
và cũng đầy ắp
kỷ niệm.
4
PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ NÉT VỀ CÁC ĐỊA ĐIỂM ĐÃ THĂM QUAN TẠI
MIỀN TRUNG
1.1 Một số nét vể Đà Nẵng.
Đà Nẵng là một thành phố thuộc trung ương từ năm 1997, nằm trong
vùng Nam Trung Bộ, Việt Nam, là trung tâm lớn về kinh tế, chính trị, văn hoá,
xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế chuyên sâu của khu
vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Đà Nẵng là một trong 5 thành phố
trực thuộc Trung ương ở Việt Nam.
Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung độ đất nước, phía bắc giáp tỉnh Thừa
Thiên – Huế, phía tây và nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông.
Địa hình thành phố Đà Nẵng khá đa dạng: phía bắc là đèo Hải Vân hùng vĩ,
vùng núi cao thuộc huyện Hòa Vang (phía tây bắc của tỉnh) với núi Mang
1.708m, núi Bà Nà 1.487m. Phía đông là bán đảo Sơn Trà hoang sơ và một loạt
các bãi tắm biển đẹp trải dài từ bán đảo Sơn Trà đến bãi biển Non Nước. Phía
nam có núi Ngũ Hành Sơn. Ngoài khơi có quần đảo Hoàng Sa với ngư trường
rộng lớn
1.1.1 Bảo tàng điêu khắc Chămpa
Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chăm Đà Nẵng là bảo tàng trưng bày hiện
vật Chăm quy mô nhất ở Việt Nam, trực thuộc Bảo tàng Đà Nẵng. Đây là bảo
tàng do người Pháp xây dựng, chuyên sưu tập, cất giữ và trưng bày các di vật về
nghệ thuật điêu khắc của vương quốc Chăm Pa tìm thấy ở các tháp, thành
lũy Chăm tại các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ từ Hà Tĩnh tới Bình Thuận và
các tỉnh Tây Nguyên
Tọa lạc ở 2 tuyến phố đẹp nhất nhì thành phố Đà Nẵng, đường 2/9 và
Trưng Nữ Vương, Bảo tàng điêu khắc Chăm được khởi công xây dựng tháng 7
năm 1915 với sự giúp sức của những nhà bác học người Pháp của trường Viễn
Đông Bác Cổ. Bảo tàng khánh thành năm 1919, trải qua nhiều đợt tu bổ, hoàn
thiện để có diện mạo như hôm nay.
Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng sở hữu gần 2.000 hiện vật lớn nhỏ,
5
trong đó có gần 500 hiện vật đang trưng bày bên trong nhà Bảo tàng, số còn lại
rải rác trong khuôn viên và đang cất giữ.
Bước vào khuôn viên bảo tàng, với kiến trúc Gothic ảnh hưởng đậm nét
từ kiến trúc Pháp, hài hòa với không gian nơi những khóm hoa sứ đang tỏa
hương dịu mát, mang đến một trải nghiệm khác biệt.
Cách bày biện trong bảo tàng chủ yếu phân theo khu vực các gian tương
ứng với các khu vực địa lý nơi chúng được phát hiện gồm phòng Mỹ Sơn, Trà
Kiệu, Đồng Dương, Tháp Mẫn và các hành lang Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng
Ngãi, Kon Tum, Quảng Bình và Bình Định. Cách phân chia này khiến khách
tinh ý sẽ nhận ra nét đặc trưng, dấu ấn về kiến trúc Chăm đặc trưng của mỗi địa
phương, do ảnh hưởng của văn hóa và lối sống đặc trưng.
Dạo bước qua từng hành lang Quảng Nam, Quảng Bình hay gian phòng
Mỹ Sơn, thấy tận mắt những tạo tác khắc họa thần Shiva, Brahma, đài thờ Mỹ
Sơn tinh xảo đến từng chi tiết, thầm ngưỡng mộ sức sáng tạo tài hoa của nghệ
nhân xưa. Hình ảnh các linh vật, các vị thần Ấn Độ giáo hay cảnh sinh hoạt đời
thường được chạm khắc công phu đến bây giờ vẫn rất tinh xảo. Bao thế kỷ trôi
qua, vật đổi sao dời, các chứng tích cho một vương triều vẫn kiêu hãnh tồn tại
thách thức cùng thời gian như thế
Phần lớn tác phẩm điêu khắc hiện có tại bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà
Nẵng là những tác phẩm nguyên bản trên 3 chất liệu chính là sa thạch, đất nung
và đồng, nhiều nhất là sa thạch, niên đại từ thế kỷ VII đến thế kỷ XV đa dạng về
phong cách nghệ thuật, hình khối, chạm khắc...
1.2.3 Chùa Linh Ứng - bán đảo Sơn Trà.
Chùa Linh Ứng Sơn Trà được xtôi là cõi Phật giữa chốn trần gian. Chùa
nằm trên đỉnh núi thuộc Bãi Bụt, bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng (nhiều người gọi là
Chùa Linh Ứng Bãi Bụt hoặc là Chùa Linh Ứng Sơn Trà - vì Đà Nẵng có đến 3
Chùa Linh Ứng) hướng nhìn ra biển Đông, một bên là đảo Cù lao Chàm, phía
bên kia là ngọn Hải Vân phía còn lại là dòng sông Hàn yên ả đang đổ về cửa
biển.
Chùa Linh Ứng Bãi Bụt được khởi công xây dựng từ tháng 07/2004 và
6
khánh thành ngày 30/07/2010; đến nay chùa vẫn còn tiếp tục xây dựng thêm
nhiều hạng mục.
Chùa ở độ cao 693 mét so với mực nước biển, với diện tích 20 héc ta, trên
địa hình một bên núi, một bên biển. Chùa Linh Ứng Bãi Bụt là một quần thể
nhiều hạng mục gồm chánh điện, nhà tổ, giảng đường, tăng đường và thư viện...
Ngoài việc được biết đến như một ngôi chùa đẹp, lớn và… trẻ nhất trong
3 ngôi “Linh Ứng Tự” ở Đà Nẵng, Chùa Linh Ứng Bãi Bụt còn được biết đến
bỡi nơi có tượng Phật Quan Thế Âm cao nhất Việt Nam. Chúng ta có thể nhìn
thấy tượng phật từ xa, vào buổi đêm nhìn tượng phật tọa lạc trên cao với những
ánh sáng lấp lánh có thể nói đây là một kiệt tác.
1.1.4 Chợ Hàn
Chợ Hàn là một chợ mua sắm lớn ở trung tâm thành phố Đà Nẵng, gần
cầu quay Sông Hàn, bốn mặt tiếp giáp với bốn đường: Hùng Vương, Trần Phú,
Trần Hưng Đạo và đường Bạch Đằng. Khách đến du lịch Đà Nẵng, hầu như ai
cũng ghé chợ Hàn để mua sắm. Chợ Hàn ra đời vào những năm 1940 của thế kỷ
20 từ một khu giao thương buôn bán tự phát của một nhóm người.
Chợ Hàn bày bán khá đa dạng và phong phú với các chủng loại hàng hóa,
từ giày dép, quần áo, vải vóc, túi xách đến các đồ lưu niệm, quà tặng… đặc
biệt chợ Hàn nổi tiếng với các thực phẩm hải sản tươi sống, trái cây tươi và các
đặc sản của Đà Nẵng như những gian hàng mắm, hàng khô du khách thường
thích mua về làm quà, những đặc sản rất đặc trưng và gần gũi của người dân Đà
Nẵng. Ở các nước phát triển như Anh, Pháp, Đức, Mỹ… chợ đối với họ là một
quá khứ, lịch sử mà thay vào đó là những siêu thị với những công trình thật
khang trang, đồ sộ không còn chứa đựng những nét đặc trưng của Văn hóa
phương Tây.
Nhờ có vị trí đẹp và mang phong cách người dân Đà Nẵng, chợ Hàn đã
phát huy được khả năng và thế mạnh của mình, không chỉ là một ngôi chợ với
các hoạt động mua bán mà còn là điểm thu hút khách du lịch tham quan khi đến
thành phố Đà Nẵng.
7
1.2 Quảng Nam
Quảng Nam, hay gọi âm địa phương là "Quảng Nôm", là một tỉnh thuộc
vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam. Tên gọi Quảng Nam có nghĩa là mở
rộng về phương Nam. Quảng Nam là vùng đất giàu truyền thống văn hóa với hai
di sản văn hóa thế giới là phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn. Quảng Nam còn
là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi sản sinh ra nhiều người con ưu tú cho đất
nước. Với diện tích 10,440 km2 và dân số trên 1.4 triệu người (2014), Quảng
Nam đứng thứ 6 về diện tích, thứ 19 về dân số trong số 63 tỉnh, thành phố của
Việt Nam. Mật độ dân số trung bình là 140 người/km2 (đứng thứ 45/63) so với
271 người/km2 của cả nước.
1.2.1 Trường Đại học Nội Vụ cơ sở miền Trung
Ngôi trường thuộc tỉnh Quảng Nam các thành phố Đà Nẵng hơn chục cây
số, bắt đầu bước vào trường từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, ngôi trường
rất rộng và đẹp, khuôn viên sạch sẽ, được sự tiếp đón rất nhiệt tình của thầy bí
thư, một số cán bộ và đặc biệt là những bạn sinh viên cùng nghàn với mình rất
thân thiện và dễ mến, chúng tôi được thăm quan hội trường, các phòng lớp học
rồi thư viện, đi dạo xung quanh trường không khi vô cùng trong lành và thoáng
đãng. Đặc biệt hơn nữa là màn giao lưu sinh viên giữa hai cơ sở với những tiết
mục đặc sắc , thú vị và rộn tiếng cười , những tiết mục đó giống như những
món ăn tinh thần xua tan cái mệt mỏi sau cuộc hành trình từ Bắc Vô Trung của
chúng tôi , giúp chúng tôi có những tiếng cười sảng khoái , giải trí !
1.2.2 Phố cổ Hội An
Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng
đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng
khoảng 30 km về phía Nam. Nhờ những yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội
An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền
buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ 17 và 18. Trước
thời kỳ này, nơi đây cũng từng có những dấu tích của thương cảng Chăm Pa hay
được nhắc đến cùng con đường tơ lụa trên biển. Thế kỷ 19, do giao thông đường
thủy ở đây không còn thuận tiện, cảng thị Hội An dần suy thoái, nhường chỗ cho
8
Đà Nẵng khi đó đang được người Pháp xây dựng. Hội An may mắn không bị tàn
phá trong hai cuộc chiến tranh và tránh được quá trình đô thị hóa ồ ạt cuối thế kỷ
20. Bắt đầu từ thập niên 1980, những giá trị kiến trúc và văn hóa của phố cổ Hội
An dần được giới học giả và cả du khách chú ý, khiến nơi đây trở thành một
trong những điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam.
Đô thị cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền
thống ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo. Phần lớn những
ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế
kỷ 19, phần bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp. Nằm xen kẽ giữa các ngôi nhà
phố, những công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng minh chứng cho quá trình
hình thành, phát triển và cả suy tàn của đô thị. Hội An cũng là vùng đất ghi
nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa. Các hội quán, đền miếu mang
dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà phố truyền thống của người
Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp. Bên cạnh những giá trị
văn hóa qua các công trình kiến trúc, Hội An còn lưu giữ một nền văn hóa phi
vật thể đa dạng và phong phú. Cuộc sống thường nhật của cư dân phố cổ với
những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn
hóa vẫn đang được bảo tồn và phát triển. Hội An được xtôi như một bảo tàng
sống về kiến trúc và lối sống đô thị.
1.2 Một số nét về Huế
Huế nằm ở dải đất hẹp của miền Trung Việt Nam và là thành phố tỉnh lỵ
của Thừa Thiên - Huế. Thành phố Huế nằm ở toạ độ địa lý 16-16,80 vĩ Bắc và
107,8-108,20 kinh Đông. phía Bắc và phía Tây giáp thị xã Hương Trà, phía Nam
giáp thị xã Hương Thuỷ, phía Đông giáp thị xã Hương Thuỷ và huyện Phú Vang.
Tọa lạc hai bên bờ dòng sông Hương, về phía Bắc đèo Hải Vân, cách Đà Nẵng
112 km, cách biển Thuận An 14 km, cách sân bay quốc tế Phú Bài 14 km và
cách Cảng nước sâu Chân Mây 50 km. Là nơi tiếp giáp giữa hai vùng khí hậu
Nam - Bắc. Trong các khu vườn của xứ Huế đều có hoa trái của hai miền Nam Bắc.
Trong gần 400 năm (1558-1945), Huế đã từng là thủ phủ của các chúa
9
Nguyễn ở xứ Đàng Trong (năm 1306). Là kinh đô của triều đại Tây Sơn, rồi đến
kinh quốc triều Nguyễn. Cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ trong lòng những
di sản văn hoá vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí
tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam. Suốt mấy thế kỷ qua, bao nhiêu tinh hoa
của cả nước được chắt lọc hội tụ về đây hun đúc cho một nền văn hoá đậm đà
bản sắc để hoàn chỉnh thành một bức tranh thiên nhiên tuyệt vời với sông núi
hữu tình thơ mộng.
Trên nền tảng vật chất và tinh thần đã được hình thành ở Huế từ đầu thế
kỷ XIV, các chúa Nguyễn (thế kỷ XVI-XVIII), triều đại Tây Sơn (cuối thế kỷ
XVIII) và các vua Nguyễn (1802-1945) đã tiếp tục phát huy và gây dựng ở vùng
Huế một tài sản văn hoá vô giá. Tiêu biểu nhất là Quần thể di tích của Cố đô
Huế đã được UNESCO ghi vào danh mục Di sản Văn hoá Thế giới của
UNESCO.
Nằm giữa lòng thành phố Huế, bên bờ Bắc của sông Hương chảy xuyên
qua từ Tây sang Đông. Ba toà thành đó là Kinh thành Huế , Hoàng thành Huế ,
Tử cấm thành Huế lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên
suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của
sự kết hợp hài hoà nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt
trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự
nhiên đến mức người ta mặc nhiên xtôi đó là những bộ phận của Kinh thành
Huế - đó là núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Hến…
Xa xa về phía Tây Kinh thành, nằm hai bên bờ sông Hương, lăng tẩm của
các vua Nguyễn được xtôi là những thành tựu của nền kiến trúc cảnh vật hoá.
Lăng vua, đôi khi lại là một cõi thiên đường tạo ra cho chủ nhân hưởng thú tiêu
dao lúc còn sống, rồi sau đó mới trở thành cõi vĩnh hằng khi bước vào thế giới
bên kia. Hàm nghĩa như vậy nên kiến trúc lăng tẩm ở đây mang một phong thái
hoàn toàn riêng biệt ở Việt Nam.
Bên cạnh thành quách, cung điện, lăng tẩm nguy nga tráng lệ, Huế còn
lưu giữ trong lòng bao nhiêu công trình kiến trúc độc đáo gắn liền với thể chế
của hoàng quyền mà cách phối trí của các khoảng không gian đã tiến đến đỉnh
10
cao của sự hài hoà trong bố cục
Ngoài kiểu kiến trúc quyến rũ, kinh đô Huế còn có nét đặc trưng văn hóa
ở con người Huế từ xưa và nay đều một phong thái thanh tao, cao nhã nhưng rất
đằm thắm nhẹ nhàng, Cái phong thái cao nhã ấy nó ẩn hiện ngay từ tiếng “dạ,
thưa” mềm mại từ cái dáng đi nhẹ nhàng uyển chuyến trong chiếc áo dài tím
thướt tha, để giờ đây Huế như một viên ngọc tím huyền ảo mà ai cũng biết tới.
Con người xứ Huế rất thân thiện mến khách và nhiệt tình. Ở Huế còn có những
món ăn cay mang đậm chất huế
Nói đến Huế người ta không chỉ nhắc đến những đặc trưng điển hình về
một vùng đất nên thơ của dòng sông Hương - núi Ngự, kiến trúc nhà - vườn, về
một vùng đất huyền thoại tâm linh của chùa chiền - lăng tẩm, một vùng đất của
sự tinh tế, khéo léo về văn hoá lối sống, một vùng đất mang dấu tích lịch sử của
quần thể di tích cố đô...mà ngoài ra còn nhắc đến con người xứ Huế từ xưa và
nay đều mang một phong thái thanh tao, cao nhã nhưng rất đằm thắm nhẹ nhàng,
những món ăn cay mang đậm chất Huế và những đặc tính điển hình về vai trò
của dòng họ và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của cư dân nơi đây, nhà nào cũng có
ít nhất là một ban thờ đặt trước hoặc bên cạnh nhà, ở mỗi gốc cây to bên đường
đều có ban thờ…
““Sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Digan
phóng khoáng và man dại". "Sông Hương khi về đồng bằng đã thay đổi tính
cách, sông như đi chế ngự bản năng của người con gái để mang một sắc đẹp dịu
dàng và trí tuệ trở thành phù sa của một vùng văn hoá xứ sở…”
(Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng phủ Ngọc Tường)
1.2.1 Đại Nội Huế (Hoàng Thành và Tử Cấm Thành)
Hoàng Thành là vòng thành thứ hai bên trong Kinh thành Huế, có chức
năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên
nhà Nguyễn và bảo vệ Tử Cấm Thành - nơi dành riêng cho vua và hoàng gia.
Người ta thường gọi chung Hoàng Thành và Tử Cấm Thành là Đại Nội.
Hoàng Thành Huế được khởi công xây dựng năm 1804 thời vua Gia Long
và hoàn chỉnh năm 1833 thời Minh Mạng. Hoàng Thành Huế là trung tâm sinh
11
hoạt quan trọng nhất của triều đình và gia đình các vị vua nhà Nguyễn (1802 –
1945). Thành có 4 cửa bao gồm: Ngọ Môn ( Nam ); Hòa Bình ( Bắc ); Hiền
Nhơn (Đông) và Chương Đức (Tây). Các cầu và hồ được đào chung quanh phía
ngoài thành có tên là Kim Thủy.
Hoàng Thành rộng 40 ha, gồm có 150 công trình, với kiến trúc nghệ thuật
cung đình và vườn hào độc đáo đã được khởi công xây dựng vào khoảng hơn
hai thế kỷ trước, được quy hoạch thành nhiều khu vực theo các chức năng :
Hành lễ, thờ phụng và các buổi sinh hoạt của triều đình v.v…
Tại đây có trưng bày một số trang phục như áo Long bào của Vua, áo của
Hoàng Thái Hậu, trang phục của Hoàng Tử và của công chúa v.v…
Tử Cấm Thành thuộc quần thể di tích cố đô Huế là trung tâm sinh hoạt
hằng ngày của vua và hoàng gia triều Nguyễn. Tử Cấm thành có vị trí sau lưng
điện Thái Hòa, được khởi xây năm Gia Long thứ 3 (1804) gọi là Cung thành và
các vua triều Nguyễn xây dựng thêm. Đến năm vua Minh Mạng thứ 3 (1822),
vua đổi tên là Tử Cấm thành, nghĩa là thành cấm màu tía. Theo nghĩa hán tự,
chữ Tử có nghĩa là màu tím, lấy ý theo thần thoại: Tử Vi Viên ở trên trời là nơi ở
của Trời, Vua là con Trời nên nơi ở của Vua cũng gọi là Tử, Cấm Thành là khu
thành cấm dân thường ra vào. Trong Tử Cấm thành có khoảng 50 công trình
kiến trúc với quy mô lớn nhỏ khác nhau được phân chia làm nhiều khu vực, tổng
số công trình đó biến động qua các thời kỳ lịch sử.
1.2.2 Lăng Khải Định
Trong số các lăng triều Nguyễn, lăng Khải Định hay còn gọi Ứng Lăng là
công trình duy nhất có lối kiến trúc pha trộn giữa Đông và Tây. Đây là nơi yên
nghỉ của vua Khải Định, vị hoàng đế thứ 12 của triều Nguyễn. Lăng tọa lạc trên
núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê), thuộc xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy,
cách thành phố Huế khoảng 10km về phía Tây Nam.
Tuy có kích thước khiêm tốn hơn so với lăng của các vua tiền nhiệm
nhưng lăng được xây dựng tỉ mỉ, kỳ công nên tốn nhiều thời gian cũng như kinh
phí hơn các lăng khác (từ năm 1920 - 1930).
Điểm nổi bật của lăng Khải Định là sự pha trộn giữa nhiều trường
12
phái kiến trúc khác nhau như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman, Gothique… Đặc
biệt, lăng Khải Định nổi tiếng với 3 bức bích họa “cửu long ẩn vân” tuyệt đẹp
được trang trí trên trần của 3 gian nhà giữa trong cung Thiên Định.
Lăng khởi công năm 1920 và kéo dài trong 11 năm mới hoàn tất. Tiền
quân Đô thống phủ Lê Văn Bá là người chỉ huy với sự trưng tập nhiều thợ nghề
và nghệ nhân nổi tiếng khắp cả nước như Phan Văn Tánh, Nguyễn Văn Khả, Ký
Duyệt, Cửu Sừng... Để có kinh phí xây dựng lăng, vua Khải Định đã xin chính
phủ bảo hộ cho phép ông tăng thuế điền 30% trên cả nước và lấy số tiền đó để
làm lăng. Hành động này của Khải Định đã bị lịch sử lên án gay gắt.
1.2.3 Chùa Thiên Mụ (Chùa Linh Mụ)
Huế vốn là nơi quy tụ nhiều di tích thắng cảnh, nhiều ngôi chùa cổ kính
của Việt Nam. Nhưng ngôi chùa xưa nhất có lẽ phải kể đến chùa Thiên Mụ - nơi
có sự tích ra đời gắn liền với bước chân mở đường của vị chúa Nguyễn đầu tiên
của xứ Đàng Trong.
Chùa Thiên Mụ là một danh lam cổ kính tiêu biểu của xứ Huế, nằm ngay
bên cạnh dòng sông Hương và là ngôi chùa cổ nhất, kiến trúc đồ sộ nhất và cũng
là ngôi chùa đẹp nhất của xứ Huế. Vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, cảnh nước của
dòng sông Hương Giang duyên dáng đã mang lại cho chính bản thân tôi hay tất
cả những ai đã từng đến với xứ Huế mộng mơ một cảm giác thật bất ngờ và xao
xuyến khi được bước chân đến một nơi có vẻ đẹp hoàn mỹ, không gian yên tĩnh,
kỷ ảo đẹp như trong truyện cổ tích đến như thế. Chắc sẽ không có một ai khi đã
đặt chân đên nơi đay mà có thể quên được khung cảnh của không gian trăm
năm, thanh tịnh và thơ mộng, thiên nhiên hòa quyện hài hòa với kiến trúc đến
mức hoàn chỉnh như những cung bậc của thi ca. Với kiến trúc uy nghiêm cổ
kính, với cảnh trí thánh thoát lên thơ, là một bài thơ Thiền lồng lộng giữa không
gian mây nước, giữa khói sương, giữa mênh mang dâu bể và lòng người. Nó là
bức tranh thủy mặc thuộc phái Sumiye, Nhật Bản mà nét chấm phá tuy giản
phác nhưng lung linh, ảo diệu, vượt thời gian và đi vào vĩnh cửu. Nó là bài kinh
vô ngôn, tuy không nói một chữ, mà đã làm lắng đọng trăm ngàn xôn xao của
cuộc thế và gợi nhắc vô biên cho con người hướng đến điều chân-thiện-mỹ…
13
Chùa Thiên Mụ có thể xtôi là một danh lam thắng cảnh tuyệt vời của đất nước.
Chùa Thiên Mụ là ngôi chùa đã có lịch sử hơn 400 năm tuổi và được xây
dựng trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, thuộc địa phận xã Hương Long cách
trung tâm Thành phố Huế 5km về phía Tây. Chùa Thiên Mụ được xây dựng năm
Tân Sửu (1601) đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng – vị chúa Nguyễn đàu tiên ở Đàng
Trong.
Đến năm 1825, vua Minh Mạng cho tu sử nhiều hơn, mang đạm dấu ấn
kiến trúc lăng tẩm và cung đình.
Năm 1844, vua Thiệu Trị cho xây tháp Phước Duyên 7 tầng, cao 21,24m
mỗi tầng thờ một đức Như Lai, tầng trên cùng thờ đức Thế Tôn. Trước tháp, xây
dựng đình Hương Nguyện có kiến trúc ba gian bằng gỗ tinh xảo. Hai bên đình
được dựng hai nhà bia để vua khắc lời ghi kiến thúc tháp Phước Duyên và đình
Hương Nguyện cùng nhiều bài thơ của nhà vua. Qua sửa chữa, làm cho cảnh
chùa rất khác với quy mô cũ. Tuy nhiên, Chúa đã cố gắng tổng hòa các mẫu kiến
trúc thời đại trước.
1.4 Một số nét về Quảng Bình
Quảng Bình (các tên gọi cũ khu vực này gồm: Lâm Bình, Tiên Bình, Tây
Bình, Tân Bình) là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam.
Quảng Bình nằm ở nơi hẹp nhất theo chiều Đông-Tây của dải đất hình chữ S của
Việt Nam (40,3 km theo đường ngắn nhất tính từ biên giới Lào ra biển Đông).
Tỉnh này giáp Hà Tĩnh về phía bắc với dãy Hoành Sơn là ranh giới tự nhiên;
giáp Quảng Trị về phía nam; giáp Biển Đông về phía đông; phía tây là tỉnh
Khăm Muộn và tây nam là tỉnh Savannakhet của Lào với dãy Trường Sơn là
biên giới tự nhiên.
*Viếng thăm mộ đại tướng Võ Nguyên Giáp:
Võ Nguyên Giáp (25 tháng 8 năm 1911 – 4 tháng 10 năm 2013), còn được
gọi là tướng Giáp hoặc anh Văn, là một nhà chỉ huy quân sự và chính trị gia Việt
Nam. Ông là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt
Nam, cũng là người chỉ huy đầu tiên Quân đội Nhân dân Việt Nam, là một trong
những người góp công thành lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được chính phủ
14
Việt Nam đánh giá là "người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí
Minh", là chỉ huy chính trong các chiến dịch và chiến thắng chính trong Chiến
tranh Đông Dương (1946–1954) đánh bại Thực dân Pháp, Chiến tranh Việt Nam
(1960–1975) chống Mỹ, thống nhất đất nước và Chiến tranh biên giới ViệtTrung (1979)[cần dẫn nguồn] chống quân Trung Quốc tấn công biên giới phía
Bắc.
Hiện nay Bác Võ Nguyên Giáp đang được an táng tại Vũng Chùa – Đảo
Yến (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình), hàng ngày luôn có
người đến thăm mộ Bác, đặc biệt là vào các dịp lễ tết trọng đại.
1.5 Một số nét về Quảng Trị
Quảng Trị là một tỉnh ven biển thuộc vùng cực Bắc Trung Bộ Việt Nam.
Đây là tỉnh có Khu phi quân sự vĩ tuyến 17, là giới tuyến chia cắt hai miền Bắc Nam Việt Nam, do đó cũng là một chiến trường ác liệt nhất trong suốt 20 năm
của cuộc Chiến tranh Việt Nam (1954 - 1975).
*Thành cổ Quảng Trị
Thành cổ Quảng Trị hoặc Cổ thành Quảng Trị là một di tích quốc gia đặc
biệt của Việt Nam được xếp hạng đợt 4, tọa lạc ở trung tâm thị xã Quảng Trị,
tỉnh Quảng Trị.
Thành cổ Quảng Trị còn nổi tiếng là nơi diễn ra trận chiến 81 ngày đêm
giữa lực lượng của Quân đội Nhân dân Việt Nam với Quân lực Việt Nam Cộng
hòa có sự yểm trợ tối đa của hỏa lực của quân đội Mỹ. Đây là một trận đánh hao
tổn về sức người và của cho cả hai bên. Hiện nay tại bảo tàng Thành cổ Quảng
Trị vẫn còn có nhưng di vật, và những bức thư bộ đội gửi vĩnh biệt gia đình
trong thời gian xảy ra trận đánh này. Thành cổ Quảng Trị được xếp vào danh
mục những di tích quốc gia và là điểm thu hút hấp dẫn khách tham quan Việt
Nam và khách du lịch quốc tế.
15
PHẦN II:
KHẢO SÁT THỰC TẾ TẠI CÁC ĐỊA DANH TẠI MIỀN TRUNG
2.1 Di sản văn hóa vật thể.
2.1.1 Di tích lịch sử - văn hóa
* Mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Từ trước năm 2013, Vũng Chùa - Đảo Yến vẫn còn là một địa danh khá
xa lạ, ít người đến, cho đến khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp chọn nơi này làm
nơi yên nghỉ cuối cùng, Vũng Chùa trở thành một trong những điểm đến mơ ước
của nhiều người.
Mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp do các chiến sĩ Đồn biên phòng Ròn (Bộ
đội biên phòng Quảng Bình) ngày đêm canh giữ, phục vụ khách về bày tỏ lòng
thành kính, tri ân. Một điều lưu ý với du khách, thường đường xa để tiện lợi di
chuyển trên đường, khách hay mặc quần áo ngắn (váy, quần soóc, lửng…), trước
khi vào viếng mộ, mọi người được nghe về nội quy phải mặc trang phục trang
nghiêm (quần dài), nếu không chấp hành sẽ không được vào viếng.
Khi xuống xe để đi lên viếng bác mà tôi cảm thấy khung cảnh ở đây tĩnh
lặng làm sao không kém phần nghiêm trang trong đó, khung cảnh xung quanh
đường đi chủ yếu là không gian xanh, phía bên tay phải là nhìn ra đảo yến trông
rất đẹp, phía bên tay trái là một quả đồi. Ngôi mộ của bác được đặt ở tư thế rất
đẹo đầu tựa núi người hướng ra ngoài biển. Từng người xếp hàng đi viếng bác
rất ngay ngắn, mỗi người đều được cần hương để viếng bác, để tỏ lòng biết ơn
những công lao to lớn của bác.
* Lăng Khải Định
Lăng Khải Định thuộc xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy tỉnh Thừa
Thiên Huế, nằm cách thành phố Huế 10km. Để ghé thăm nơi này, bạn có thể đi
bằng đường bộ hoặc đi thuyền trên sông Hương. Ban đầu bạn sẽ không khỏi
choáng ngợp khi đứng trước một công trình mà tổng thể của nó là một khối nổi
hình chữ nhật vươn cao tới 127 bậc, bạn sẽ có cảm giác như mình đang đứng ở
những công trình thành quách Châu Âu mà đã được xtôi trong các chương trình
du lịch trên truyền hình
16
Ra đời trong sự giao thoa văn hóa Đông Tây, những công trình trong lăng
Khải Định đều mang những nét kiến trúc châu Âu thế kỷ 19. Bạn sẽ ít thấy các
vật liệu truyền thống của dân tộc như gỗ, đá, gạch, vôi mà thay vào đó là những
cánh cửa sắt, những cây thánh giá khẳng khiu, những viên gạch caro ngói, hệ
thống đèn điện…
Công trình kiến trúc chính của lăng Khải Định chính là cung Thiên Định.
Đây là công trình nằm ở vị trí cao nhất và được xây dựng tinh xảo, công phu
nhất. Toàn bộ nội thất trong cung đều được trang trí những phù điêu ghép bằng
sành, sứ và thủy tinh.
Và người chịu trách nhiệm chính trong việc kiến tạo những tuyệt tác nghệ
thuật trong lăng Khải Định là nghệ nhân Phan Văn Tánh, tác giả của 3 bức bích
họa “Cửu long ẩn vân” lớn nhất Việt Nam. Ba tấm phù điêu này được trang trí
trên trần của 3 gian nhà giữa trong cung Thiên Định. Theo đánh giá của những
nhà chuyên môn thì lăng Khải Định thực sự là biểu tượng đỉnh cao của nghệ
thuật tạo hình sành sứ và thủy tinh
So với các công trình lăng tẩm ở Huế thì lăng Khải Định có diện tích khá
nhỏ nhưng thời gian để hoàn thành công trình này lại lâu nhất, lên tới 11 năm và
tốn nhiều công sức tiền của nhất.
* Kinh đô Huế
Huế từ xa xưa đã được các chúa Nguyễn chọn làm thủ phủ của xứ "Đàng
Trong" và chính thức trở thành kinh đô dưới triều Tây Sơn. Trong gần 4 thế kỷ,
Huế đã trở thành một quần thể di tích kiến trúc và thắng cảnh vĩ đại. Hiện nay,
Kinh Thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô
Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.
Quan sát, nhìn từ xa Kinh Thành Huế trông thật đồ sộ, từ thời các chúa
Nguyễn, Huế đã từng được chọn làm thủ phủ xứ Đàng Trong: Năm 1635-1687
Nguyễn Phúc Lan, Nguyễn Phúc Tần dựng phủ ở Kim Long, đến thời Nguyễn
Phúc Thái, Nguyễn Phúc Khoát đã dời phủ về Phú Xuân trong những năm 16871712, 1739-1774. Đén thời Tây Sơn, Huế vẫn được vua Quang Trung chọn làm
thành kinh đô cho vương quốc của ông. Năm 1802, khi Nguyễn Phúc Ánh lên
17
ngôi hoàng đế, mở đầu cho vương triều Nguyễn kéo dài suốt 143 năm, mọt lần
nữa lại chọn Huế làm nơi đóng đô.
Huế là trung tâm sinh hoạt văn hóa quan trọng nhất của triều đình và gia
tộc các vị vua nhà Nguyễn, Kinh thành Huế là một biểu tượng và niềm tự hào
của người dân Huế.
Trước mắt chúng tôi là Kinh thành sừng sững, hiên ngang. Thành được
chia làm 2 phần: Phần bên trong Hoàng thành và các di tích trong kinh thành.
- Các di tích trong kinh thành:
+ Kỳ Đài
+ Trường Quốc Tử Gíam
+ Điện Long An
+ Bảo tàng mỹ thuật Cung đình Huế
+ Đình Phú Xuân
+ Hồ Tịnh
+ Tàng thư lâu
+ Viện Cơ Mật - Tam Tòa
+ Đàn Xã Tắc
+ Cửu vị thần công
Được sự giúp đỡ và nhiệt tình của chị hướng dẫn viên mà chúng tôi được
biết và hiểu hơn về Kinh thành Huế, nhưng do thời gian không cho phép và thời
tiết không ủng hộ, nên chúng tôi không thể đặt chân lên toàn bộ Kinh thành mà
chỉ có thể đi được một vòng thành, kịp tận mắt chiêm ngưỡng và tái hiện lại
cuộc sống của cha ông, một thời anh hùng.
Ngọ Môn và hồ Thanh Hà đã tô điểm và làm cho Kinh thành Huế đã vững
chắc lại thêm chắc chắn và lộng lẫy hơn.
Kiến trúc của Kinh thành thật khiến người ta kinh ngạc bởi sự kết hợp hài
hòa về phong thủy. Điều đấy cũng chứng tỏ rằng tầm nhìn xa trông rộng và sự
tài giỏi của chúa Nguyễn. Nhà Nguyễn đã để lại những công trình to lớn về
thành quách, lăng tẩm, đền chùa cho đời sau.
18
2.1.2 Di tích lịch sử cách mạng
* Thành cổ Quảng Trị
Thành cổ Quảng Trị còn nổi tiếng là nơi diễn ra trận chiến 81 ngày đêm
giữa lực lượng của Quân đội Nhân dân Việt Nam với Quân lực Việt Nam Cộng
hòa có sự yểm trợ tối đa của hỏa lực của quân đội Mỹ. Đây là một trận đánh hao
tổn về sức người và của cho cả hai bên. Hiện nay tại bảo tàng Thành cổ Quảng
Trị vẫn còn có nhưng di vật, và những bức thư bộ đội gửi vĩnh biệt gia đình
trong thời gian xảy ra trận đánh này.
Thành Cổ Quảng Trị được xây dựng từ thời vua Gia Long và đến thời vua
Minh Mạng mới hoàn thiện, kéo dài gần 28 năm (1809-1837), Thành lúc đầu
được đắp bằng đất, đến năm 1837 vua Minh Mạng cho xây lại bằng gạch.
Khuôn viên Thành có dạng hình vuông với chu vi tường thành dài 2160m, thành
cao 3m, dưới chân dày 13,5m, đỉnh dày 0,72m. Bên ngoài thành có hệ thống hào
rộng bao quanh. Bốn góc thành là 4 pháo đài cao nhô hẳn ra ngoài. Thành có 4
cửa: Tiền, Hậu, Tả, Hữu Xây vòm cuốn, rộng 3,4m, phía trên có vọng lâu, mái
cong, lợp ngói, cả 4 cửa đều nằm chính giữa 4 mặt Thành.
2.1.3 Danh thắng
* Bãi biển Mỹ Khê
Tạp chí kinh tế hàng đầu của Mỹ Forbes đã bình chọn bãi biển Mỹ Khê là
một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất hành tinh. Có thể nói, bãi biển Mỹ Khê đã
đáp ứng đầy đủ các tiêu chí bình chọn cơ bản của Forbes, như: Bãi biển Mỹ Khê
thuận tiện về giao thông, bãi biển mở miễn phí cho tất cả du khách, Bãi Biển có
bờ cát dài và phẳng, ánh nắng và mức sóng phù hợp cho việc chơi các môn thể
thao, có khả năng đảm bảo an toàn cho du khách, có các khu nghỉ dưỡng hạng
sang, các biệt thự đạt tiêu chuẩn quốc tế...
Bãi biển Mỹ Khê nổi tiếng với cát trắng mịn, sóng biển ôn hòa, nước ấm
quanh năm, cùng hàng dừa thơ mộng, đẹp tuyệt vời bao quanh. Khách du lịch có
thể tắm biển gần như suốt năm, nhưng thích hợp nhất là mùa hè, khoảng từ
tháng 5 đến tháng 8 dương lịch. Chưa kể, do bờ biển không sâu, khách sẽ
có cảm giác yên tâm vừa bơi lội vừa thư thái ngắm ngọn Ngũ Hành Sơn hùng vĩ
19
và đảo Cù Lao Chàm ở phía xa Hội An.
Khi hoàng hôn buông xuống, Mỹ Khê khoác lên mình một tấm áo mới
mang màu sắc trầm lặng hơn, tĩnh mịch hơn, không gian của thời khắc giao hòa
giữa ngày và đêm dường như đặc quánh và vô tình khiến cho lòng người lữ
khách có cảm giác bị chùng xuống bất chợt.
Đến Đà Nẵng tôi có cơ hội đi dạo trên bờ biển này, không gian thật đẹp,
được nghe những tiếng sóng xô vào bờ cát, chánh xa cuộc sống xô bồ bên ngoài
để thư giãn dọc bên bờ biển, rồi cùng các bạn xây lâu đài cát.
2.1.4 Kiến trúc - nghệ thuật
* Phố cổ Hội An
Đến Quảng Nam chúng ta không thể không đi đến Hội An không chỉ hấp
dẫn du khách bằng những kiến trúc cổ kính của các ngôi nhà san xát vách nhau,
mà còn bởi nhũng món ăn rất ngon và nổi tiếng như: Cao Lầu, mì Quảng, bánh
mỳ bà Phượng...đến đây tôi có thể tham quan một số ngôi nhà cổ, đi ngắm
những ngôi nhà cổ kính, có thể nói phố cổ đẹp nhất về đêm, buổi tối rất nhiều
khách du lịch nước ngoài đến tham quan, chụp ảnh cùng với những chiếc đèn
lồng ngoài cửa hàng, trgong các khu phố được nhuộm nhiều màu sắc khác nhau
boeri những chiếc đèn lồng trông rất đẹp. đến đây tôi có thể tham gia được rất
nhiều trò chơi bổ ích như là đi cầu khỉ...
* Chùa Linh Ứng
Đến thăm chùa Linh Ứng, du khách thập phương còn có dịp tham quan
bức tranh toàn cảnh của một đô thị đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Từ chùa
phóng tầm mắt về phía biển sẽ thấy bao quanh bởi một màu xanh bát ngát biển
trời, bờ cát dài trắng mịn chạy vòng cung theo con đường dưới chân núi lấp lánh
dưới cái nắng dịu của vùng bán đảo.
Bước chân xuống xe tôi được đi tham quan xung quanh chùa, được ngắm
những pho tượng phật cao và to rất đẹp với nhưxng đường nét rất tinh xảo
Sau khi leo lên hết những bậc đá trên con đường dẫn vào chùa, bước qua
cổng chính, ngay trên lối vào chính điện, nằm giữa trung tâm của khoảng sân
rộng với những hàng cây cảnh đẹp mắt là tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni,
20
bên phải là Quan Thế Âm Bồ tát, và bên trái là Tam Tạng Phật, bốn vị Thần
Long Hộ Pháp cùng 18 vị La Hán được sắp xếp hai hàng bảo vệ cho chính điện.
Phía bên trái là tượng Phật Quan Thế Âm cao 67m, đường kính tòa sen 35m
được xtôi là cao nhất Việt Nam.
21
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ, ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ CỦA BẢN THÂN
TRONG CHUYẾN ĐI THỰC TẾ
3.1 Đánh giá
Chuyến tham quan này đã cung cấp một lượng kiến thức rất lớn trong
quá trình học tập của mình, nhằm tạo nên sự hiểu biết cũng như cách khai thác
thông tin một cách có hiệu quả, mặc dù có sự trang bị kĩ lưỡng về mặt kiến thức
nhưng đi vào thực tế còn nhiều bỡ ngỡ, nhiều điểm đến tạo cho tôi những bất
ngờ khi lui tới.
Việc áp dụng các kiến thức, lý thuyết vào điền dã cũng còn nhiều lúng
túng do lần đàu cọ sát. Nhưng được sự chỉ bảo tận tình của thầy cô tôi đã khám
phá, tìm hiểu thêm được rất nhiều thứ. Theo bản thân nhận thấy việc tổ chức cho
sinh viên đi điền dã là việc rất thực tết và quan trọng.
3.2 Đề xuất, kiến nghị
Dưới đây là một số đề xuất, kiến nghị của tôi đối với nhà trường.
- Nhà trường cần tăng cường tổ chức các chuyến đi thực tế cho sinh viên
để sinh viên có thể tiếp cận cũng như tìm hiểu các tri thức để vận dụng vào môn
học kết hợp học đi đôi với hành..
- Giao cho sinh viên các đề tài mang tính cấp thiết để chúng tôi tự đánh
giá vấn đề và đưa ra hướng giải quyết dưới sự hướng dẫn của các giảng viên.
- Tăng cường khảo sát thực tế theo nhóm nhều hơn nữa, qua đó có thể tự
học hỏi lẫn nhau và cùng giải quyết các vấn đề chưa biết hay còn nhiều bất cập.
Đề xuất, kiến nghị đối với công tác quản lý ở địa điểm thực tế
Mỗi nơi đều có cơ chế và cách thức quản lí riêng, và đặc biệt mỗi loại
hình văn hóa cũng lại có cách thức quản lí theo cách riêng. Các địa danh mà
chúng tôi tham quan đều là những địa danh nổi tiếng, chính vì thế nên rất được
đầu tư và quan tâmThời gian tìm hiểu các địa danh và văn hóa trong hành trình
dài hơn 800 km trong vòng gần một tuần tôi xin phép đưa ra một số ý kiến như:
- Trùng tu các di tích trên cơ sở giữ được nguyên giá trị cho các đi tích đấy
- Cần có chính sách văn hóa phù hợp và đúng đắn cho mỗi một loại hình
văn hóa. Nâng cao chất lượng người cán bộ văn hóa. Làm sao để thu hút được
22
khách tham quan tới các điểm di tích, khu du lịch. Một điều đáng buồn trong
quá trình thực tế mà tôi nhận thấy là, trong dòng người đến chiêm ngưỡng, khám
phá văn hóa thì người Việt chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với khách nước ngoài: Bảo tàng
chămpa, Đại Nội Kinh thành Huế…
- Tuyên truyền, phổ biến, phát huy hơn nữa tinh thần học hỏi và tham
quan của người Việt Nam thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
- Đầu tư kinh pí cho các hoạt động dịch vụ văn hóa trong các di tích.
- Tiếp tục xây dựng các chính sách văn hóa, khuyến khích mọi người cùng
chung tay xây dựng.
- Mở các lớp dạy nghề ca, múa nhạc truyền thống cho những người quan
tâm và đam mê.
23