Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

BÁO CÁO THỰC TẾ “CON ĐƯỜNG DI SẢN MIỀN TRUNG”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA VĂN HÓA - THÔNG TIN VÀ XÃ HỘI

BÁO CÁO THỰC TẾ
“CON ĐƯỜNG DI SẢN MIỀN TRUNG”

Sinh viên thực hiện
Mã số sinh viên
Lớp
Người hướng dẫn

: Vũ Thị Thảo
: 1405QLVA039
: ĐH QLVH 14A
: Ths. Trần Thị Phương Thúy
Ths. Nghiêm Xuân Mừng

Hà Nội, tháng 6 năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện báo cáo em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm
và giúp đỡ. Để hoàn thành bài báo cáo kiến tập này, em xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc tới giảng viên: Thạc sĩ Trần Thị Phương Thúy và Thạc sĩ Nghiêm Xuân
Mừng - người đã luôn quan tâm, chỉ bảo tận tình không chỉ về kiến thức mà còn
cả phong cách cũng như thái độ làm việc nghiêm túc, để em có thể hoàn thành
báo cáo một cách tốt nhất.
Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong Khoa
văn hóa - thông tin và xã hội đã tạo điều kiện cho chúng em đi thực tế tìm hiểu
để qua đó chúng em tiếp thu được nhiều thông tin hữu ích và kiến thức bổ ích,
giúp chúng em trang bị cho mình những kĩ năng và kiến thức thực tế.


Với kiến thức còn hạn chế, báo cáo không thể tránh được những thiếu sót
nhất định. Em rất mong nhận được ý kiến góp của thầy cô để bài báo cáo được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 24 tháng 06 năm 2017
Sinh viên

Vũ Thị Thảo


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
PHẦN 1: LỊCH TRÌNH THỰC TẾ...................................................................1
PHẦN 2: KHẢO SÁT, MÔ TẢ, ĐÁNH GIÁ CÁC DI TÍCH TRONG
CHUYẾN ĐI THỰC TẾ.....................................................................................2
2.1. Mô tả di tích.............................................................................................2
2.1.1. Hội An...................................................................................................2
2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.........................................................2
2.1.1.2. Mô tả về Hội An.................................................................................3
2.1.2. Đại Nội..................................................................................................8
2.1.2.1. Lịch sử hình thành..............................................................................8
2.1.2.2. Mô tả Đại Nội....................................................................................9
2.1.3. Lăng Khải Định...................................................................................14
2.1.3.1. Lịch sử hình thành............................................................................14
2.1.3.2. Mô tả lăng Khải Định.......................................................................15
2.2. Thực trạng các di tích.............................................................................16
2.2.1. Hội An.................................................................................................16
2.2.2. Đại Nội................................................................................................17
2.2.3. Lăng Khải Định...................................................................................18
2.3. Công tác quản lý và phát huy giá trị di tích...........................................18

2.3.1. Hội An.................................................................................................18
2.3.2. Đại Nội và lăng Khải Định.................................................................19
2.4. Đề xuất giải pháp...................................................................................21
2.4.1. Giải pháp chung..................................................................................21
2.4.2. Giải pháp riêng....................................................................................23
2.5. Cảm nhận về chuyến đi khảo sát thực tế................................................24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................26
PHỤ LỤC...........................................................................................................27


PHẦN 1:
LỊCH TRÌNH THỰC TẾ
- Thời gian: Từ ngày 27/05/2017 đến ngày 01/06/2017
- Địa điểm: Đà Nẵng – Quảng Nam – Hội An – Huế
- Lịch trình cụ thể:
Thời gian
27/06/2017
28/06/2017
29/06/2017

30/06/2017
31/06/2017
01/06/2017

Nội dung chi tiết
- Tối: 8 giờ 30 xuất phát ở Hà Nội vào Đà Nẵng
- Chiều:
+ Tham quan Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng
+ Tắm biển
- Sáng: Giao lưu với Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

cơ sở Miền Trung
- Chiều: Tham quan làng đá Ngũ Hành Sơn
- Tối: Đi Hội An
- Sáng: Đi chùa Linh Ứng
- Chiều: Về Huế thăm lăng Khải Định
- Tối: Đi thuyền rồng nghe ca Huế trên sông Hương
- Sáng: Tham quan Đại Nội
- Chiều: Đi chùa Thiên Mụ
- Sáng: Đi Thành cổ Quảng Trị
- Trưa: Viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

PHẦN 2:
KHẢO SÁT, MÔ TẢ, ĐÁNH GIÁ CÁC DI TÍCH TRONG CHUYẾN ĐI
THỰC TẾ
2.1. Mô tả di tích
2.1.1. Hội An
2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng
đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng
1


khoảng 30 km về phía Nam.
Nhờ những yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội An từng là một thương
cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc
và phương Tây trong suốt thế kỷ XVII và XVIII. Trước thời kỳ này, nơi đây
cũng từng có những dấu tích của thương cảng Chăm Pa hay được nhắc đến cùng
con đường tơ lụa trên biển, nhưng đến trước thế kỷ XV họ dần dần di cư vào
phía trong và ngày nay đa phần là người Việt sinh sống tại đây.
Sông Thu Bồn là một trong những dòng sông lớn chảy qua tỉnh Quảng

Nam, trước đây sông rất rộng, tàu thuyền của các thương gia nước ngoài đi
thẳng từ Cửa Đại vào trong rất gần. Vào cuối thế kỷ XIX, giao thông đường
thủy ở đây không còn thuận tiện bởi quá hẹp do phù sa bồi đắp, cảng thị Hội An
dần suy thoái và mất đi, nhường chỗ cho thương cảng thuyền máy ở cửa Hà ở
Đà nẵng bây giờ. Hội An chấm dứt thời kỳ thương cảng, khi đó Hội An như một
thành phố ngủ quên, ngủ một giấc rất sâu mà không ai biết đến.
Trước đây, Chúa Nguyễn đã có rất nhiều công lao đối với xứ Đàng Trong,
Chúa đã vào đây và phát triển dựa vào thương mại, giao lưu buôn bán với nước
ngoài. Chúa Nguyễn có rất nhiều chính sách trong việc phát triển thương mại
đặc biệt cho phép thương gia nước ngoài ở lại Việt Nam, Hội An thời kỳ đó vô
cùng tấp nập thể khá rõ qua câu thơ:
“Tơ cau thuốc lá đầy ghe
Hội An buôn bán tiếng nghe xa gần”.
Thời bấy giờ, thương gia Nhật Bản và Trung Quốc tới đây buôn bán nhiều
nhất và họ chủ yếu đi theo đường biển. Chính vì thế, nơi đây được gọi với cái
tên “Thương cảng thuyền buồm Hội An”. Trước đây họ chỉ sinh sống trên
thuyền trong thời gian buôn bán khoảng ba đến năm tháng nhưng sau khi được
Chúa Nguyễn hạ lệnh cho phép thương gia nước ngoài ở lại nước ta thì họ dần
dần định cư và xây dựng nhà cửa, đường xá, các công trình,… Người Trung
Quốc đến Hội An từ rất sớm, khi đó Hội An còn là một thương cảng của xứ
Đàng Trong vô cùng phát triển. Thương cảng Hội An được hình thành từ cuối
thế kỷ XV và nằm ngay khu vực đối diện Chùa Cầu. Khi đó không chỉ có cộng
2


đồng người Trung Quốc mà còn có cộng đồng người Nhật, Ấn Độ, Tây Ban
Nha, Bồ Đào Nha, Pháp,… họ đến Hội An và mở hội chợ từ bốn đến sáu tháng.
Sau một thời gian làm ăn như vậy một số thương gia người Nhật và người Trung
Quốc nhận thấy nhu cầu thu mua các mặt hàng trái mùa ngày càng cao, bởi vậy
họ xin phép Chúa Nguyễn được định cư lại Hội An. Chúa Nguyễn lúc bấy giờ

muốn phát triển xứ Đàng Trong Việt Nam nên phải dựa vào thương mại và đã
cho phép một số thương gia người Nhật và người Trung quốc tái định cư ở Hội
An. Họ được phép xây dựng nhà cửa, thành lập phát triển các khu phố riêng và
sống theo phong tục tập quán của mình. Trong quá trình đó họ cho xây dựng rất
nhiều công trình phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cũng như tín ngưỡng của họ.
Đến thời Ngô Đình Diệm, ông bắt buộc người Trung Quốc định cư tại đây
phải nhập quốc tịch Việt Nam và kể từ đó người Trung Quốc được gọi là người
Hoa. Ngày nay ở Hội An, các công trình của người Hoa vẫn còn được lưu giữ lại
tương đối nguyên vẹn như: Hội Quán Quảng Đông, chùa,… Đối với người Nhật,
công trình tiêu biểu nhất của họ để lại là cầu Nhật Bản.
Hội An may mắn không bị tàn phá trong hai cuộc chiến tranh và tránh
được quá trình đô thị hóa ồ ạt cuối thế kỷ XX. Bắt đầu từ thập niên 1980, những
giá trị kiến trúc và văn hóa của phố cổ Hội An dần được giới học giả và cả du
khách chú ý, khiến nơi đây trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn của
Việt Nam.
2.1.1.2. Mô tả về Hội An
Trong chuyến khảo sát thực tế vừa qua, chúng tôi được tham quan ba di
tích của Hội An đó là: Hội Quán Quảng Đông; nhà cổ Đức An và Chùa Cầu.
Hội Quán Quảng Đông [A1;Tr27]
Đây là một trong năm công trình Hội Quán của người Hoa, là công trình
tín ngưỡng cộng đồng, đồng thời cũng là nơi để hội tụ và giúp đỡ nhau khi họ
gặp khó khăn nơi đất khách quê người. Hội Quán được xem như một cái đình
làng, nhà thờ tộc, từ đường, hội đồng hương,… nhưng chức năng chính dùng để
thờ cúng và họ chỉ hội họp trong những ngày lễ tết và cùng nhau ăn một bữa
cơm tại đây.
3


Quan Thánh Đế Quân là một vị thánh được thờ tại Hội Quán Quảng
Đông, người ta tôn ông đến bậc Thánh và thờ ông không phải dưới danh nghĩa

của một vị tướng quân mà họ thờ giá trị đạo đức của con người ông chính là
lòng trung kính nghĩa tín. Xưa kia người ta quan niệm làm ăn buôn bán phải đặt
chữ “tín” lên hàng đầu thì mới sinh ra tài lộc. Họ coi ông như một vị quan tòa vì
trước đây trong làm ăn buôn bán không có hợp đồng như bây giờ, bởi vậy khi
phát sinh những mâu thuẫn hoặc tranh chấp họ sẽ đến đây thắp nhang và thề nếu
như làm trái lời thề trước mặt ông sẽ bị ông trừng phạt. Công trình này có ý
nghĩa vô cùng sâu sắc, bởi vậy trong một số gia đình họ cũng thờ ông và đặt bàn
thờ ông cao hơn bàn thờ gia tiên. Ở Hội An có hai nơi lớn thờ ông đó chính là
Hội Quán Quảng Đông và chùa Ông.
Về quy mô và kiến trúc thì các Hội Quán tương đương và gần giống nhau.
Kiến trúc là bốn dãy nhà khép kín lại với nhau và chừa một khoảng không ngay
chính giữa người ta gọi đó là giếng trời- nơi đón nắng, đón gió, không khí cho
toàn bộ ngôi nhà và người ta quan niệm lộc chính là khoảng không chính giữa
do trời ban xuống. Trong Hội Quán có hai dãy nhà ở hai bên gọi là nhà tả, hữu
có đắp nổi hai chữ “phúc” và “thọ”.
Bên trong có ba gian thờ, gian chính giữa thờ ngài Quan Thánh Đế Quân,
bên trái thờ thần tài và bên phải thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu. Người Hoa thường
hay gọi Thiên Hậu Thánh Mẫu là Má Tổ, bà được xem như một vị thần cứu nạn
trên biển của cộng đồng người Hoa. Phía dưới bà có hai bức tượng nhỏ, đây là
hai vị thần giúp việc cho bà là Thiên Lý Nhãn và Thuận Phong Nhĩ (hai vị thần
có tài nghe xa trông rộng) giúp bà sớm phát hiện những người sắp gặp tai ương
trên biển để cứu giúp. Chính vì thế, thuyền của người Hoa bao giờ cũng có một
gian thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu. Trước gian thờ Quan Thánh Đế Quân có thờ hai
con ngưạ đó là Bạch Mã và Xích Thố. Để thể hiện lòng trung thành với chủ sau
khi ngài bị giặc giết hai con ngựa đã bị bắt và nhịn ăn trong suốt ba ngày và chết
theo chủ, bởi vậy người Hoa đã thờ chúng ở đây để thể hiện sự tôn kính đối với
lòng trung thành của nó.
Ngoài chức năng thờ những vị thần thì họ còn thờ tổ tiên của cộng đồng
4



người Hoa. Ngoài ra, nơi đây còn thờ trầm hương, tơ tằm, gốm sứ, yến xào. Họ
thờ những thứ đó ở đây như một vị thần xua đi tà khí xấu để đem đến bình an
may mắn cho nhân dân.
Phía sau là hậu hoa viên gồm có cửu long chân châu và ngũ đại dương.
Đây là biểu tượng của người Quảng Đông.
Ở hai bên cổng vào của Hội Quán bao giờ cũng có hai bàn thờ môn thần
(tức là thần giữ cửa) và Hội Quán Quảng Đông cũng thờ hai vị thần này.
Nhà cổ Đức An [A2;Tr27]
Nhà cổ Đức An là nơi ghi dấu quá trình hoạt động của Tổ chức Hội Việt
Nam cách mạng thanh niên ở Hội An cũng như tỉnh Quảng Nam và gắn liền với
người chiến sĩ cách mạng Cao Hồng Lãnh. Nhà cổ Đức An là nhà cổ của tư nhân
và trong khu phố này có hơn 1000 ngôi nhà cổ như vậy. Nhà ở đây được chia
thành hai loại đó là nhà thờ tộc và nhà buôn nhà phố. Nhà thờ tộc thường nằm
trong hẻm nhỏ, trên nền đất cao và có tường rào bao quanh còn nhà buôn nhà
phố thì hướng ra phố để thuận tiện cho buôn bán. Nhà cổ ở Hội An thường có
những cái tên riêng, 80% là nhà cổ của tư nhân và thường mang biển số màu
xanh, còn nhà cổ thuộc nhà nước thì mang biển số màu đỏ.
Trước cửa nhà thường treo những câu đối và nhà cổ nơi đây thường có
mắt cửa. Công dụng của mắt cửa là gắn cánh cửa và khoang cửa, sau này người
ta hình tượng hóa ví nó như gương bát quái mà người Việt ta thường sử dụng để
trừ tà ma. Người ta quan niệm rằng vạn vật hữu linh, cái gì cũng có linh hồn mà
đặc biệt là ngôi nhà- nơi họ sống cả đời trong đó và gắn với vận mệnh của cuộc
đời nên phải có linh hồn của nó và chính đôi mắt ấy sẽ dõi theo họ trên mọi
bước đường đời. Ở Hội An có hơn 20 loại mắt cửa như: hình xoáy âm dương,
hình bát quái, chữ thọ, chữ phúc,… các loại hình mắt cửa này chỉ duy nhất tìm
thấy ở Hội An. Trước cửa nhà thường treo những tấm vải đỏ bởi theo quan niệm
của người Trung Quốc, màu đỏ và màu vàng ánh kim thể hiện cho sự may mắn,
người Hoa rất thích màu này do đó họ treo những tấm vải điều trước cửa để cầu
mong may mắn vào nhà và xua đi những tà khí xấu. Thường thì họ hay treo vào

những dịp lễ tết là chính nhưng nhà cổ Đức An mỗi ngày đón rất nhiều du khách
5


cho nên ngày nào cũng là ngày lễ tết, bởi vậy họ treo thường xuyên và chỉ thay
mới vào những dịp lễ tết. Cũng giống như Hội Quán, ở tại nhà riêng họ không
thờ những khóm lớn mà chỉ thắp nhang ở hai bên cửa thờ môn thần.
Nhà cổ Đức An có tuổi đời khoảng 200 năm và được xây dựng theo lối
kiến trúc: nhà rất dài, hẹp về bề ngang, nhiều gian. Những gian phía trước là nơi
để buôn bán và thờ cúng tổ tiên cũng như để tiếp khách. Các gian phía sau dùng
để sinh hoạt gia đình, trước đây các gian này còn là nơi để lưu giữ và gia công
hàng hóa cũng như sinh hoạt cá nhân. Khoảng không gian chính giữa mở ra để
lấy ánh sáng, không khí, cho toàn bộ ngôi nhà và được họ gọi là giếng trời.
Người ta quan niệm đây là nơi đón linh khí của trời đất cho nên vào mùng 1
hoặc 15 chủ nhà thường bày lễ ra đây để cúng. Vào những ngôi nhà có kiến trúc
kiểu như vậy ta sẽ cảm thấy mát về mùa hè và ấm về mùa đông bởi có nhiều yếu
tố kết hợp mà phải kể đến chính là khoảng không giếng trời và hệ thống mái
ngói âm dương. Các trụ cột của ngôi nhà hầu hết được đặt trên một tảng đá vì
khu vực này thường xảy ra thiên tai lũ lụt, người ta kê như vậy để khi nước vào
nhà từ ba đến bốn ngày cũng không ảnh hưởng đến chất lượng của trụ cột và
không bị mục. Trước kia, gạch dùng để lát nền là gạch Bát Tràng nhưng vì nó
tồn tại rất lâu rồi nên hiện nay một số chỗ đã bị hư hỏng và phải thay thế bằng
loại gạch khác. Kiến trúc cửa nhà cổ ở Hội An rất thấp bởi thời xưa quan niệm
rằng: khi kiệu quan đi ngang qua nhà người dân không thể ngồi từ phía trong
nhìn thẳng ra kiệu quan.

6


Chùa Cầu [A3;Tr28]

Chùa Cầu là biểu tượng của Hội An, đây là công trình có tuổi đời lớn
nhất, trải qua 400 năm lịch sử, được xây dựng từ thế kỷ XVII và được bảo tồn
nguyên vẹn cho đến ngày nay. Chùa Cầu là sự kết hợp hai công trình của người
Nhật và người Hoa, kiến trúc cầu do người Nhật thiết kế và bỏ tiền ra xây, bên
trong có ngôi miếu nhỏ do người Hoa bỏ tiền ra xây nhưng người xây dựng
Chùa Cầu chính là người dân bản địa.
Cầu được xây theo kiến trúc cầu có mái bởi vậy nó được gọi là “thượng
gia hạ kiểu” trên là nhà dưới là cầu. Móng cầu sử dụng vật liệu chính là đá vôi
và kết dính bằng mật mía nhưng rất chắc chắn. Nơi đây có thờ hai cặp tượng,
phía Đông thờ một cặp tượng Tuất, phía Tây thờ một cặp tượng Thân nhằm ngụ
ý muốn đánh dấu năm khởi đầu và năm hoàn thành cây cầu. Năm xây dựng
chính xác không được tìm thấy ở bất cứ tài liệu nào nên người ta tương truyền
rằng cầu được xây trong vòng ba năm (năm Thân, năm Dậu, năm Tuất) và xây
theo phương pháp thủ công. Người Nhật xây cầu và đặt các tượng thờ ở đây để
bảo vệ cho công trình của họ cũng như bảo hộ cho người dân Nhật Bản sống ở
đây. Người dân Hội An đã tôn con vật ấy làm thần gọi là Tiên Cẩu và ngày ngày
thắp nhang cho các ngài.
Cái tên đầu tiên người ta đặt cho công trình này là cầu Nhật Bản bởi công
trình này do các thương gia người Nhật bỏ tiền ra xây. Mặc dù có tên là cầu
Nhật Bản nhưng người dân Hội An ít khi sử dụng mà đặt cho nó một cái tên mới
rất dân gian là Chùa Cầu bởi phía trong có ngôi miếu nhỏ thờ thần trị thủy vì
khu vực Hội An thường xảy ra thiên tai lũ lụt và người ta tương truyền do thủy
quái gây ra vì thế phải xây miếu thờ thần. Mặc dù miếu thờ thần nhưng họ lại
luôn gọi là chùa bởi người dân nơi đây quan niệm rằng nơi nào thắp nhang thờ
tự đều gọi là chùa tuy bên trong không thờ Phật.
Miếu này được xây dựng sau công trình cầu khoảng năm mươi đến sáu
mươi năm nhưng người ta vẫn gọi là Chùa Cầu chứ không gọi là Cầu Chùa bởi
đối với người dân nơi đây tín ngưỡng luôn luôn đặt lên hàng đầu, chính vì thế
công trình này được gọi là Chùa Cầu.
7



Đối với người dân nơi đây công trình này rất linh thiêng và vị thần được
thờ trong chùa có ý nghĩa vô cùng to lớn, đem lại bình an cho nơi đây. Bởi vậy,
khi người ta đi đâu xa hoặc có chuyện gì khó khăn trong cuộc sống họ đều đến
đây cầu nguyện.
2.1.2. Đại Nội
2.1.2.1. Lịch sử hình thành
Từ thời các chúa Nguyễn, Huế đã từng được chọn làm thủ phủ xứ Đàng
Trong. Từ năm 1635 đến năm 1687 Nguyễn Phúc Lan, Nguyễn Phúc Tần dựng
phủ ở Kim Long, đến thời Nguyễn Phúc Thái, Nguyễn Phúc Khoát đã dời phủ
về Phú Xuân trong những năm 1687-1712 và 1739-1774. Đến thời Tây Sơn,
Huế vẫn được vua Quang Trung chọn làm thành kinh đô cho vương quốc của
ông. Năm 1802, khi Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi hoàng đế, mở đầu cho vương
triều Nguyễn kéo dài suốt 143 năm, một lần nữa lại chọn Huế làm nơi đóng đô.
Kinh thành huế được xây dựng theo kiến trúc Vauban. Kinh thành Huế có
3 vòng thành lần lượt là Kinh thành, Hoàng thành và Tử Cấm Thành. Ngay sau
khi lên ngôi, Gia Long đã tiến hành khảo sát chọn vị trí xây thành mới, cuối
cùng ông đã chọn vùng đất rộng bên bờ bắc sông Hương gồm phần đất của các
làng Phú Xuân, Vạn Xuân, Diễn Phái, An Vân, An Hoà, An Mỹ, An Bảo, Thế
Lại cùng một phần của hai con sông Bạch Yến và Kim Long làm nơi xây thành.
Về mặt phong thuỷ, tiền án của kinh thành là núi Ngự Bình cao hơn 100 mét,
đỉnh bằng phẳng, dáng đẹp, cân phân nằm giữa vùng đồng bằng như một bức
bình phong thiên nhiên che chắn trước kinh thành. Hai bên là Cồn Hến và Cồn
Dã Viên làm tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ (rồng xanh bên trái, hổ trắng bên
phải) làm thế rồng chầu hổ phục tỏ ý tôn trọng vương quyền. Minh đường thủy
tụ là khúc sông Hương rộng, nằm dài giữa hai cồn cong như một cánh cung
mang lại sinh khí cho đô thành. Kinh thành Huế được đích thân Gia Long chọn
vị trí và cắm mốc, tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi công xây dựng từ năm
1805 và hoàn chình vào năm 1833 dưới triều vua Minh Mạng. Trong lịch sử Việt

Nam thời cận đại, công trình xây dựng Kinh Thành Huế có lẽ là công trình đồ
sộ, quy mô nhất với hàng vạn lượt người tham gia thi công, hàng triệu mét khối
8


đất đá, với một khối lượng công việc khổng lồ đào hào, lấp sông, di dân, dời mộ,
đắp thành,... kéo dài trong suốt 30 năm dưới hai triều vua.
2.1.2.2. Mô tả Đại Nội
Đây là trung tâm chính chị hành chính của triều Nguyễn và là nơi ăn ở của
hoàng gia. Được xây dựng hoàn chỉnh vào năm 1833, Đại Nội có mặt bằng gần
như vuông mỗi bề khoảng 600m. Hoàng thành xung quanh xây dựng bằng gạch
cao hơn 4m, dày 1,05m, bên ngoài có hệ thống hồ bao bọc gọi là Kim Thủy Hồ.
Hoàng Thành có 4 cửa ra vào nằm theo bốn hướng Đông Tây Nam Bắc được bố
trí rất chặt chẽ: Cửa Hiển Nhân nằm bên trái là cửa dành cho nam giới là quan
lại ra vào, cửa bên phải dành cho nữ giới từ nữ tì cho đến hoàng quý phi, cửa
Hòa Bình ở phía sau và Ngọ Môn ở phía trước là cửa dành cho vua đi và đoàn
ngự đạo. Khu vực Hoàng Thành có tổng diện tích gần 38 ha với hơn 147 công
trình lớn nhỏ.
Mặt bằng Đại Nội chia ra nhiều khu vực và chức năng khác nhau. Từ Ngọ
Môn qua cầu Trung Đạo trên hồ Thái Dịch đến điện Thái Hòa nằm trên trục thần
đạo là nơi cử hành các đại lễ. Góc Đông Nam của Đại Nội là khu vực Triệu
Miếu thờ Nguyễn Kim và Thái Miếu thờ các chúa Nguyễn. Phía sau là phủ Nội
Vụ, nơi làm kho cất giữ đồ quý, nằm ở góc Đông Bắc Hoàng thành là Điện
Khâm Văn và vườn Cơ Hạ, nơi ở và học tập, chơi đùa của các hoàng tử và
hoàng nữ trước khi xuất phủ. Nằm ở Tây Nam Hoàng Thành có Hưng Miếu thờ
Nguyễn Phúc Luân, thân phụ của Gia Long, Thế Miếu thờ các vua nhà Nguyễn.
Phía sau Hưng Miếu còn có điện Phụng Tiên cũng là nơi thờ các vua Nguyễn
nhưng dành cho các bà trong nội cung cúng tế. Tiếp đó là cung Diên Thọ và
cung Trường Sanh là nơi ở của Hoàng Thái Hậu và Thái Hoàng Thái Hậu.
Tử Cấm Thành là khu vực quan trọng nhất của Đại Nội có mặt bằng cũng

gần như vuông, mỗi cạnh khoảng 300m, thành cao 3,5m dày 1m, là nơi làm việc
của nhà vua, triều đình và sinh hoạt của hoàng gia. Đại cung môn là cửa chính
của Tử Cấm Thành dẫn Vào Điện Cần Chánh nơi vua làm việc và họp thường
triều, bàn chuyện quốc sự với đình thần. Hai bên có những công trình như Tả
Vu, Hữu Vu, Văn Minh Điện,… là những nơi làm việc của bá quan văn võ.
9


Sau Điện Cần Chánh là bức bình phong giới hạn ngăn cách nội ngoại Tử
Cấm Thành. Sau bức bình phong là thế giới riêng của nhà vua với Điện Càn
Thành dùng làm nơi vua ở, Cung Khôn Thái dành cho hoàng hậu, Lục Viện là
khu vực dành cho phi tần, mỹ nữ. Ngoài ra còn có nhà hát Duyệt Thị Đường, nơi
vua đọc sách Thái Bình Lâu, nhà bếp Thượng thiện Đường, nơi chăm sóc sức
khỏe của nhà vua là Thái Y Viện, lầu Kiến Trung xây dựng sau này dành làm nơi
ở của các vua Khải Định, Bảo Đại, vườn Thượng Uyển Thiệu Phương,…
Ngọ Môn [A4;Tr28]
Ngọ Môn là cửa chính của hoàng thành nhìn về hướng Nam, được xây
dựng năm 1833 dưới thời Minh Mạng thay cho Nam Khuyết đài dưới thời vua
Gia Long. Nhiều nhà nghiên cứu giải thích rằng ngọ là giờ “Ngọ” là lúc mặt trời
lên cao nhất thiên đỉnh. Vua là bậc chí tôn nên ví với mặt trời khi đúng ngọ.
Nhưng có ý kiến của nhà nghiên cứu cho rằng căn cứ trên la bàn của địa lý
phong thủy Đông phương thì hướng Nam thuộc hướng Ngọ trên trục “Tý Ngọ”
là trục Bắc Nam. Vì vậy Ngọ Môn là cổng phía Nam, hiểu theo ý nghĩa không
gian chứ không phải theo nghĩa thời gian.
Ngọ Môn có hai phần gồm phần nền đài phía dưới và phần lầu bên trên,
được xây bằng đá và gạch vồ, dưới mỗi cánh cửa có xà đúc bằng đồng lá phẳng.
Ngọ Môn có năm cửa ra vào: ba cửa chính diện thì cửa giữa dành cho vua đi, hai
cửa hai bên dành cho bá quan văn võ theo hầu trong đoàn Ngự đạo. Ở trong lòng
mỗi cánh chữ U còn trổ một lối đi như đường hầm xuyên suốt từ trong ra ngoài
gọi là tả hữu dịch môn dành cho lính tráng và voi ngựa theo hầu. Ngày trước

Ngọ Môn chỉ mở cửa để vua ra vào khi có đoàn Ngự đạo theo hầu như lễ tế Nam
Giao, tiếp kiến xứ thần nước ngoài còn thì thường xuyên đóng cửa. Phía trước
Ngọ Môn, gần đường cái, hai bên có dựng hai tấm bia “Khuynh cái hạ mã” ai đi
ngang qua phải xuống ngựa và nghiêng nón, đến thời Khải Định bãi bỏ.
Trên Ngọ Môn có lầu Ngũ Phụng, lầu chính ba gian hai trái, sơn son thếp
vàng, hai bên có hai dực lâu, tả chuông hữu trống. Trên lầu có tầng gác, hai bên
gác là nơi dành cho Hoàng Thái Hậu với Hoàng Hậu ngồi xem lễ. Lầu Ngũ
Phụng là một trăm cây cột tượng trưng cho trăm họ và chín bộ mái lợp mái ngói
10


Hoàng lưu ly và Thanh lưu ly. Sự tính toán tài tình và điêu luyện của các nhà
kiến trúc đương thời làm cho kiến trúc Ngọ Môn đạt tỉ lệ vàng. Giữa lầu đặt ngự
tọa, là nơi nhà vua đến ngự mỗi lần tổ chức lễ duyệt binh, lễ Ban sóc, lễ Truyền
Lô. Và cũng chính nơi này vào ngày 30/08/1945, vị vua cuối cùng của triều
Nguyễn là Bảo Đại đã thoái vị, kết thúc 143 năm tồn tại của triều đại phong kiến
nhà Nguyễn và hàng nghìn năm chế độ quân chủ Việt Nam.
Điện Thái Hòa [A5;Tr29]
Từ Ngọ Môn nhìn vào qua cầu Trung Đạo, sân Đại triều là điện Thái Hòa,
ngôi điện lớn nhất và quan trọng nhất trong Hoàng thành dùng để tổ chức lễ thiết
đại triều hàng tháng vào ngày mùng 1 và 15 âm lịch. Mỗi lần thiết triều, tất cả bá
quan văn võ, hưng hào và bà con bên ngoại của nhà vua đều xếp theo thứ tự
ngoài sân Đại triều (từ nhất phẩm đến cửu phẩm) theo nguyên tắc tả văn, hữu
võ. Vua ngự trên ngai vàng ở chính điện Thái Hòa, hai bên nội điện là các hoàng
thân và các quan đầu triều.
Điện Thái Hòa còn là nơi tổ chức lễ đăng quang vua mới lên ngôi, các lễ
sinh nhật, lễ vạn thọ của nhà vua. Ngôi điện uy nghi này cũng là nơi nhà vua
tiếp sứ bộ nước ngoài.
“Điện Thái Hòa được xây dựng vào năm 1806 dưới thời Gia Long nhưng
được dịch chuyển đến vị trí hiện nay vào năm 1833 dưới triều Minh Mạng. Điện

Thái Hòa là ngôi điện tiêu biểu của kiến trúc cung đình Huế, được xây dựng
theo kiểu nhà kép, còn gọi là “trùng thiềm điệp ốc” (nhà nối liền nhau, mái
chồng lên nhau). Mái sau của nhà trước nối với mái trước của nhà sau bằng mái
vỏ cua hay còn gọi là “trần thừa lưu”. Bên trên trần có máng xối bằng đồng
hứng nước của hai mái nhà này rồi chảy xuống mái hạ hai bên có hai miệng
rồng đắp nổi. Giữa hai tầng mái trên là dải cổ diêm chạy quanh bốn mặt tòa nhà,
trang trí theo lối nhất thi, nhất họa (một bài thơ, một bức tranh) nhằm mục đích
nâng cao tòa nhà kép và làm đẹp ngôi điện hơn.” [TL4;Tr26]
Trong nội thất điện Thái Hòa có đến 80 cây cột gỗ lim sơn son thếp vàng
lông lẫy, trên nền điện lát hoa càng làm cho ngôi điện uy nghi, tráng lệ. Các liên
ba, đố bản chạm khắc 297 bài thơ với nội dung ca ngợi thiên nhiên, đất nước, ca
11


ngợi vương triều, niềm vui ngày vui. Bài thơ đặt ở chính giữa, dưới bức hoành
phi có 3 chữ Hán “Thái Hòa điện” khẳng định lịch sử, truyền thống, chủ quyền
của đất nước:
“Văn hiến thiên niên quốc
Xa thư vạn lý đồ
Hồng Bàng khai tịch hậu
Nam phục nhất Đường Ngu”.
Trung tâm điện ở gian giữa là nơi đặt ngai vàng của nhà vua, hiện nay vẫn
còn nguyên bản. Trải qua 13 đời vua, chiếc ngai vàng này là nhân chứng về
những bước thịnh suy của triều đại như sự trang giành quyền lực trong hoàng
gia. Bên trên ngai vàng Là chiếc bửu tán thếp vàng chạm lộng hình chín con
rồng. Bửu tán này được tu sửa vào thời Khải Định với bàn tay người thợ tài hoa
bậc thầy Nguyễn Văn Khả. Ngôi điện này xứng đáng là bộ mặt quốc gia dưới
thời nhà Nguyễn.
Thế Miếu-Hiển Lâm Các-Cửu Đỉnh
Thế Miếu là một khu vực nằm ở góc Tây Nam của hoàng thành gồm

nhiều công trình kiến trúc giá trị và có ý nghĩa quan trọng trong Đại Nội, tiêu
biểu là Thế Miếu, Hiển Lâm Các và Cửu Đỉnh.
Năm 1821, sau khi vua Gia Long mất, vua Minh Mạng xây dựng Thế
Miếu để thờ vua cha nhưng cũng là để thờ các nhà vua Nguyễn sau này. Vì vậy,
nhà vua đã chọn mặt bằng kiến trúc rất rộng với diện tích 1500m2. Thế Miếu
cũng xây theo kiểu nhà kép “trùng lương trùng thiềm”, nhà trước có 11 gian, nhà
sau có 9 gian. Thế Miếu thờ vua Gia Long và các vua Nguyễn kế vị nhưng thật
ra chỉ dành cho các vua sắp mất vẫn còn tại vị, còn những vị vua bị phế đế như
Dục Đức, Hiệp Hòa hay xuất đế như Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân thì không
được thờ ở đây. Vì vậy, triều Nguyễn có 13 đời vua nhưng đến năm 1954, Thế
Miếu chỉ có 7 án thờ của các vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức,
Kiến phúc, Đồng Khánh, Khải Định. Sự sắp xếp các án thờ ở trong này cũng
được bố trí theo tôn ti trật tự truyền thống Phương Đông với nguyên tắc tả chiêu
hữu mục. Gian chính giữa là vị trí quan trọng nhất thờ vị vua đầu triều Gia
12


Long, gian tả thứ nhất thờ vua Minh Mạng, gian hữu thứ nhất thờ vua Thiệu Trị,
gian tả thứ hai thờ vua Tự Đức,…
Ba vị vua Hàm Nghi, Thành Thái và Duy Tân chống Pháp, bị pháp đưa đi
đầy biệt xứ, là những vị vua xuất đế nên không được thờ ở ngôi miếu này. Mãi
đến năm 1958, ba án thờ của ba vị vua yêu nước này mới được Nguyễn Phước
Tộc đưa vào thờ ở Thế Miếu. Sau này, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đưa
di ảnh các vua vào thờ giúp du khách hiểu thêm về chân dung một số vị vua
triều Nguyễn.
Hiển Lâm Các nằm trong khu vực Thế Miếu và xây cùng một lần với ngôi
điện thờ các vua Nguyễn vào các năm 1821 đến năm 1822. Đây được xem như
một đài kỷ niệm ghi nhớ công trạng các vua nhà Nguyễn và các triều thần.
“Hiển Lâm Các là một tòa nhà ba tầng gồm 24 cột gỗ, trong đó có bốn cột
cao nhất ở gian giữa cao gần 13m làm xương sống cho tòa nhà. Để tòa nhà cao

này đứng vững với thời gian, những người thợ tài hoa thuở trước đã khéo léo
trong thiết kế một hệ thống kết cấu cột kèo giằng néo với nhau, kết chặt các cấu
kiện gỗ với các đinh sắt dài gia cố. Những người thợ đã xử lý thông minh trong
thiết kế mặt ngang, mặt dọc chịu đựng được lực tác động từ bất cứ hướng nào
nên giữ yên được thế đứng trong một vùng chịu nhiều bão mạnh như Huế, ngay
các cơn bão có cường độ mạnh như các cơn bão vào các năm 1904, năm 1985.”
[TL4;Tr26]
Tầng một của Hiển Lâm Các có ba gian, hai trái, ba mặt ngoài xây vách
bằng gạch để bao che nội thất và gia cố thêm hàng cột thấp. Ngay trên cửa giữa
treo bức hoành phi lớn có ba chữ “Hiển Lâm Các”, khung chạm hình chín con
rồng trong mây sơn thếp vàng, có một chiếc cầu thang để lên tầng trên với các
hình trang trí chữ “thọ”, chữ “vạn” trong các ô hộc dưới thành tay vịn.
Tầng thứ hai có ba gian, hai mặt trước sau dựng cửa lá sách, xung quanh
bên ngoài là một hệ thống lan can bằng gỗ với những hàng trau chuốt tỉ mỉ,
những con-xơn chạm trổ công phu vừa có giá trị kết cấu, vừa để trang trí. Ngày
trước, nơi đây đặt một sập Ngự và thư án.
Tầng hai lên tầng ba cũng bằng một cầu thang gỗ. Tầng này nhỏ hơn, chỉ
13


có một gian, mặt trước và mặt sau dựng những cửa lá sách. Trên nóc tầng ba cao
16,23m, nổi bật lên giữa các bộ mái lợp ngói vàng lưu ly là hình bầu rượu bằng
pháp lam vàng đặt trên án mây pháp lam ngũ sắc.
Hiển Lâm Các là một kiến trúc có giá trị về kỹ thuật và nghệ thuật. Tòa
nhà cao nhưng cân đối, hài hòa xứng đáng với chức năng biểu tượng là một đài
kỷ niệm của hoàng triều.
Cửu Đỉnh là chín cái đỉnh bằng đồng được đúc dưới thời vua Minh Mạng
vào các năm 1835 đến 1837 do những người thợ thủ công ở phường đúc Huế
thực hiện. Những nghệ nhân đúc lên các đỉnh này từ làng nghề đúc nổi tiếng ở
Thanh Hóa và Bắc Ninh vào đây từ thời các chúa Nguyễn.

“Chúa đúc vạc, vua đúc đỉnh” thời chúa Nguyễn ở Đàng Trong, sau
những trận chiến với quân đội Đàng Ngoài hoặc các chiến công khác, nhà chúa
thường tập chung những chiến lợi phẩm bằng đồng cho đúc thành những chiếc
vạc để kỉ niệm chiến thắng cũng như tượng trưng cho uy quyền của nhà chúa và
sự bền vững của triều đại trong khu vực kinh thành đến Đại Nội còn lại nhiều
chiếc vạc đồng mà tiêu biểu là hai vạc đồng đặt ở sân Điện Cần Chánh. Cùng
với trụ đồng, nghê đồng, súng đồng, vạc đồng là những tác phẩm đúc đồng có
giá trị. Tuy nhiên, đỉnh cao của nghệ thuật và kĩ thuật đúc đồng là cửu đỉnh đặt
trong sân Thế Miếu.
2.1.3. Lăng Khải Định [A6;Tr29]
2.1.3.1. Lịch sử hình thành
Vua Khải Định tên thật là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, sinh năm 1885. Sau khi
vua cha là Đồng Khánh qua đời, Bửu Đảo mới 3 tuổi nên chưa lên nối ngôi
được. Đến năm 1916 lúc cả Thành Thái và Duy Tân bị Pháp đưa đi đày ở đảo
Réunion thì Bửu Đảo được bước lên ngai vàng, niên hiệu là Khải Định. Lúc đó
nhà vua đã 31 tuổi. Khải Định là vua cuối cùng của triều Nguyễn và là người
cuối cùng nghĩ đến chuyện xây lăng cho mình để làm chốn vĩnh hằng khi trở về
bên kia thế giới. Làm vua được một năm, năm 1917 nhà vua ra chỉ dụ xây dựng
trường nữ Đồng Khánh. Dù là vị vua bù nhìn, nhà vua vẫn tiếp tục tiến hành
những công việc mà các triều đại trước đã làm đó là ngự giá ra Bắc mở khoa thi
14


hương (năm 1918), năm sau mở khoa thi hội cuối cùng ở kinh đô Huế (năm
1919) cùng lễ truyền lô xướng tên 7 vị tiến sĩ cuối cùng của chế độ khoa bảng
phong kiến.
“Cũng trong thời gian không lâu sau khi lên ngôi, nhà vua đã cho các thầy
địa tìm vị trí đất tốt để xây lăng. Núi Châu Chữ thuộc làng Châu Chữ huyện
Hương Thủy được chọn làm nơi xây cất lăng mộ. Ngọn núi không cao nhưng
nằm ở vị trí rất đẹp, hai bên có núi Chóp Vung chầu vào làm thế “tả Thanh

Long” và Kim Sơn làm thế “hữu Bạch Hổ”, khe Châu Ê chảy qua phía trước làm
yếu tố “Minh Đường”. Bằng lòng với thế đất đã chọn, cuối năm 1920 nhà vua
cho khởi công xây dựng lăng và giao cho Tiền quân Đô thống phủ Lê Văn Bá
chỉ huy, tập trung nhân lực và vật lực cùng với các nghệ nhân giỏi trên khắp đất
nước như Nguyễn Văn Khả, Phan Văn Tánh. Nhà vua cho người sang Pháp mua
sắt thép, xi măng, ngói ác đoa,… rồi sang Trung Quốc, sang Nhật mua đồ sứ,
thủy tinh màu để trang trí trong nội thất cung điện.” [TL5;Tr26]
Sau khi tổ chức lễ Tứ tuần đại khánh năm 1924 thì một năm sau nhà vua
mất, việc xây lăng đang còn dang dở. Công trình tiếp tục xây dựng đến năm
1931 thì hoàn thành, trải qua 11 năm.
2.1.3.2. Mô tả lăng Khải Định
Lăng Khải Định có diện tích nhỏ hơn nhiều so với 6 lăng trước nhưng
việc xây lăng lại tốn rất nhiều thời gian và hao tổn tiền của của đất nước. Về mặt
kiến trúc thì lăng Khải Định là điểm giao thoa nhiều dòng kiến trúc Âu Á, là sự
kết hợp giữa cái cũ và cái mới. Trong đó, cái mới, cái lạ được đẩy lên đỉnh điểm
tạo sự khác biệt với các lăng vua khác. Được xây dựng trên xườn núi cao leo lên
một 127 bậc cấp, cũng tượng đá, nhà bia nhưng đã mang dấu ấn kiến trúc hiện
đại. “Nhà bia là sự kết hợp hài hòa với sự biến thể trong kiến trúc gô-tích và rôman của Châu Âu với cột trụ bát giác, vòm cuốn,… Hai bên là cột trụ biểu với
dạng tu-pa của nhà phật. Đặc biệt là La thành bao quanh không làm gạch hoặc
đá ốp nữa mà là hàng rào bên ngoài giống như nhà thờ Ki tô giáo.” [TL5;Tr26]
Lên hết 127 bậc cấp, bước vào cung Thiên Định ấn tượng đầu tiên khi
nhìn lên cao là 3 bức bích họa “Cửu long ẩn vân” do nghệ nhân Phan Văn Tánh
15


vẽ. Đây là bức họa Việt Nam lớn nhất được trang trí trên trần bê tông ba gian
nhà giữa trong cung Thiên Định. Với sự sắp xếp và phối màu sắc hài hòa, ba bức
tranh đến nay vẫn còn như mới và sống động. Bốn bức tường của điện Khải
Thành là bốn bức tranh Tứ thời Xuân Hạ Thu Đông với mai, liên, cúc, liễu như
sự xoay vần, luân chuyển của vũ trụ không ngừng. Bức tranh “cây ngô đồng”,

với chim phượng hoàng tung cánh, bộ Bát bửu Ngũ phúc và bức tranh chim sẻ
đậu cành trúc đối xứng nhau như thể hiện ước mơ sự giàu sang phú quý, người
quân tử với phẩm chất cao đẹp và ước mơ thời thái bình thịnh trị. Ngoài ra hai
bên còn nhiều bức phù điêu sành sứ trang trí những hình ảnh từ cung đình đến
dân gian rất sống động và mềm mại: chiếc đồng hồ, cây đèn dầu và nhiều đồ vật
khác đến từ dân gian. Chính giữa cung Thiên Định là bàn thờ vua, không còn
làm bằng sơn son thếp vàng nữa mà làm bằng xi măng, sắt và ghép sành sứ. Bên
trên là bức ảnh của nhà vua với kỹ thuật nhiếp ảnh mới. Bên trong chính tẩm là
bức tượng vua bằng đồng được đúc từ bên Pháp, bên trên có một chiếc bửu tán
là một khối bê tông nặng hơn một tấn đúc bằng xi măng và khảm sành sứ. Tuy
nhiên, bàn tay nghệ nhân Nguyễn Văn Khả và một số nghệ nhân khác đã biến
khối bê tông này trở nên mềm mại, nhẹ nhàng, thanh thoát. Dưới bức tượng
đồng là một phần mộ của nhà vua thi hài của nhà vua được đưa theo hướng
đường toại đạo từ sau lưng nhà bia khoảng 30m. So với tất cả lăng của các vua
tiền nhiệm khác, thi hài nhà vua thật sự nằm ở đâu vẫn còn nhiều nghi vấn nhằm
tránh sự trả thù, riêng đối với vua Khải Định thì vị trí đặt thi hài là rõ ràng. Sau
bức tượng đồng là hình ảnh mặt trời lặn. Vua được ví như mặt trời, mặt trời lặn
biểu thị nhà vua đã băng hà.
Bên trong cùng là khám thờ với bài vị của nhà vua (khu vực này du khách
chưa được phép vào), trên các bức vách trong này chỉ trang trí toàn chữ Vạn và
chữ Thọ cách điệu bằng nhiều hình ảnh khác nhau.
2.2. Thực trạng các di tích
2.2.1. Hội An
 Chùa Cầu:
Kết cấu khung bao gồm hệ cột, giằng và vì kèo cơ bản còn đủ khả năng
16


chống đỡ trong điều kiện bình thường và chịu được tải trọng bản thân kết cấu,
những nét tinh xảo trong từng viên ngói vẫn còn như xưa. Dù đã qua nhiều lần

sửa chữa nhưng phần thượng bộ của cầu hầu như vẫn còn nguyên, chưa chịu sự
tác động nhiều của con người.
Tuy nhiên, có nhiều bộ phận kết cấu bị rạn nứt, mục, các mối nối, liên kết
bị cong vênh, nhả mộng và không đảm bảo chắc chắn. Mối mọt cũng cắn hỏng
nhiều lớp gỗ. Một số mối nối giữa các trụ cột và kèo của Chùa Cầu bị nứt toác,
bên trong chánh điện của chùa nhiều vị trí đã bị bong tróc mặt sàn.
 Nhà cổ Đức An:
Trải qua hàng trăm năm tồn tại, nhà cổ Đức An đang có dấu hiệu xuống
cấp, một số gạch lát nền đã bị hư hỏng và phải thay thế bằng loại gạch khác.
 Hội Quán Quảng Đông:
Hiện tại, di tích còn được bảo tồn khá nguyên vẹn và không có dấu hiệu bị
xuống cấp.
2.2.2. Đại Nội
Theo thống kê khoảng 70% công trình đã hư hỏng hoàn toàn, còn lại 30%
công trình được gia cố và phục hồi. Hiện nay, cổng thành rất kiên cố và vững
chắc chưa phải trùng tu, sửa chữa lần nào nhưng tầng 2 của Ngọ Môn (nơi vua
Bảo Đại đọc bản Chiếu thoái vị vào ngày 30/08/1945) có dấu hiệu hư hỏng và
đang được trùng tu. Tất cả các ngôi nhà ở hậu cung và Tử Cấm Thành đã bị phá
hỏng do chiến tranh và thiên tai nhưng hiện nay công trình này đang nằm trong
dự án phục hồi di tích và sẽ được hoàn thành trong một vài năm tới. Điện Cần
Chánh bị hư hỏng nặng và đã bị phá bỏ, hiện tại chỉ còn nền đất.
Phần lớn các công trình ở đây đều làm bằng gỗ nên không chịu nổi với
thời gian, đặc biệt là thời tiết khắc nghiệt ở Huế, lại thêm các cuộc chiến tranh
tàn phá nặng nề nên một số công trình đã hư hỏng nặng hoặc sụp đổ hoàn toàn.
Đặc trưng của Huế là mưa nhiều, độ ẩm không khí cao nên đã tạo điều
kiện cho các loại rêu, tảo phát triển mạnh. Quần thể di tích Huế với bề dày lịch
sử hàng trăm năm không nằm ngoài tác động tiêu cực này và đang đứng trước
thực trạng bị rêu phong hóa các công trình kiến trúc cổ và các lối đi, ảnh hưởng
17



trực tiếp đến khách du lịch và cảnh quan.
2.2.3. Lăng Khải Định
Lăng vua Khải Định là một trong những lăng tẩm Huế đến giờ vẫn giữ
được vẻ hào nhoáng như xưa. Lăng được “chăm sóc” với một chế độ rất đặc biệt
và có hơn 10 nhân viên phục vụ. Những sân hiên, bậc thềm được quét dọn
thường xuyên.
Tuy nhiên, nhà bia của lăng có những chỗ bị vẽ bậy, ban quản lý chưa có
những biện pháp triệt để nhằm ngăn chặn và xử lý điều này. Mặt khác, phía
trong của lăng có chỗ đã đặt biển cấm chụp ảnh nhưng du khách vẫn tự do chụp
hình bởi không có người giám sát chặt chẽ.
Điều đáng buồn hơn cả, vào dịp mùng 2 tháng 9 khi ban quản lý di tích
mở cửu tự do cho du khách tham quan thì một số người đã thản nhiên leo trèo,
sờ vào hiện vật nhưng không có nhân viên bảo vệ nào của lăng có mặt để ngăn
chặn các hành vi vô ý thức, thiếu văn hóa của một số du khách. Trong khi đó,
các thợ ảnh trong lăng cũng “tiếp tay” cho người tham quan bằng cách hướng
dẫn cho khách tháo dây bảo vệ ghế, chỉ dẫn khách tham quan ngồi lên ghế để
chụp ảnh.
2.3. Công tác quản lý và phát huy giá trị di tích
2.3.1. Hội An
Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An là đơn vị quản lý, bảo
tồn, tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hóa Hội An. Ủy ban nhân dân
thành phố Hội An đã có những chủ trương, chính sách cho chủ sở hữu nhà cổ
vay vốn theo đề án của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam từ nguồn ngân sách
Tỉnh để đầu tư tu bổ, trùng tu khẩn cấp với thời hạn vay và hoàn trả trong vòng
ba năm, lãi suất 0%. Đề án tu bổ khẩn cấp di tích phố cổ của Ủy ban nhân dân
tỉnh Quảng Nam được triển khai từ năm 2004, đến nay đã có 30 nhà cổ được
trùng tu, nâng cấp.
Hằng năm, trước mùa mưa bão, Hội An lại thực hiện các biện pháp bảo vệ
nhà cổ, không để xảy ra sự cố đáng tiếc.

Công trình Chùa Cầu đã trải qua bảy lần trùng tu, lần gần đây nhất vào
18


năm 1986 nhưng chỉ trùng tu từ mặt sàn gỗ trở lên đến mái ngói, phần móng cầu
vẫn bảo tồn nguyên vẹn chưa gia cố lần nào nhưng vẫn bị xuống cấp nghiêm
trọng và dễ có nguy cơ sập bất cứ lúc nào. Hiện nay, trung tâm quản lý bảo tồn
di sản văn hóa Hội An đang nghiên cứu để tìm ra giải pháp tối ưu để khắc phục
sự xuống cấp nhưng vẫn giữ được nét nguyên bản của cây cầu.
2.3.2. Đại Nội và lăng Khải Định.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế là cơ quan quản lý, bảo tồn và phát
huy giá trị của hai di tích này.
Các công trình tiêu biểu của Đại Nội sau thời gian hư hỏng, sụp đổ đã hồi
sinh như Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, Hiển Lâm Các, cụm di tích Thế Miếu, cung
Diên Thọ, Duyệt Thị Đường, cung Trường Sanh, hệ thống Trường lang (Tử Cấm
Thành),… Sau quá trình thám sát, khai quật khảo cổ học và thực hiện trùng tu
các hạng mục đúng nguyên trạng, vào cuối tháng 3 năm 2015, di tích Duyệt Thị
Đường, nhà hát được xây dựng vào năm 1826 dưới triều vua Minh Mạng để vua
chúa, những người trong hoàng tộc thưởng thức nghệ thuật, đã được mở cửa trở
lại và là nơi biểu diễn nhã nhạc, múa, tuồng cung đình phục vụ du khách.
Cơ sở hạ tầng và cảnh quan thiên nhiên, sân vườn của di tích đã được tôn
tạo, đẩy lùi không gian hoang phế, từng bước trả lại diện mạo, dáng vẻ huy
hoàng, đích thực ban đầu cho di tích. Cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao
thông, sân vườn, cây xanh, cảnh quan, điện chiếu sáng tại các di tích cũng đã
được đầu tư nâng cấp.
Các di tích chưa trùng tu hầu hết đều được bảo quản cấp thiết bằng các
biện pháp kỹ thuật, để tránh xuống cấp, bảo tồn và kéo dài tuổi thọ, bảo quản
cấp thiết bằng các biện pháp chống dột, chống sập, chống mối mọt, chống cây
cỏ xâm thực, gia cố và thay thế các bộ phận bị lão hóa, nhờ vậy mà trong điều
kiện thiên tai khắc nghiệt, các di tích vẫn được bảo tồn và kéo dài tuổi thọ. Đi

đôi với việc bảo quản cấp thiết, nhiều công trình di tích và cơ sở hạ tầng đã được
tu bổ từng phần hoặc tu bổ hoàn nguyên. Tổng kinh phí tu bổ trong giai đoạn
năm 1996 đến năm 2009 chiếm trên 400 tỉ đồng từ nguồn ngân sách Trung
ương, địa phương và tài trợ quốc tế.
19


Trung tâm đã huy động một lực lượng chuyên gia, nghệ nhân, thợ thủ
công giỏi nhất của Huế và cả nước, trong đó có cả chuyên gia nước ngoài, kết
hợp với những công nghệ hiện đại nhất để tiến hành trùng tu Ngọ Môn. Một
trong những giải pháp được xem là tối ưu nhất theo công nghệ trùng tu hiện nay
của thế giới đã được Huế áp dụng. Đó là công nghệ “hạ giải toàn phần” của
Nhật Bản, một quốc gia có kinh nghiệm trùng tu các kiến trúc cổ, đặc biệt là loại
hình kiến trúc gỗ giống như ở kiến trúc cung đình Huế. Nhờ công nghệ này, các
chuyên gia đã tháo dỡ toàn bộ các cấu kiện cần trùng tu xuống để có thể thăm
khám, kiểm tra toàn phần, nhằm đưa ra các biện pháp xử lý triệt để những hư hại
tiềm ẩn ở tầng sâu bên trong các cấu kiện.
Để phục vụ đắc lực cho công tác phục hồi và trùng tu di tích, các ngành
nghề thủ công truyền thống phục vụ cho công tác tu bổ đã được phục hồi.
Xưởng sản xuất vật liệu truyền thống của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế
(nay là Công ty Cổ phần Tu bổ Di tích Huế) đã đầu tư nghiên cứu phục hồi các
vật liệu truyền thống để phục vụ cho công tác trùng tu như gạch Bát Tràng, gạch
vồ, gạch hoa trang trí, ngói thanh lưu ly và hoàng lưu ly. Các ngành nghề khác
như: sơn thếp, nề ngoã, hội họa, lắp ghép sành sứ, mộc, sản xuất pháp lam, đúc
đồng truyền thống và các nghệ nhân nghề thủ công của địa phương cũng đã
được hỗ trợ, tạo điều kiện để phục hồi và phát triển theo định hướng bảo tồn,
mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.
Song song với công tác trùng tu di tích, công tác nghiên cứu khoa học,
sưu tập cổ vật, trưng bày triển lãm,… cũng được chú trọng để làm hồi sinh “linh
hồn” của di sản. Nhiều bài bản Nhã nhạc cung đình, Tuồng cung đình, lễ hội

cung đình đã được nghiên cứu phục hồi.
Năm 2012, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã sản xuất hơn 60.000
cây hoa, gần 10.000 chậu hoa, với trên 15 chủng loại hoa đảm bảo duy trì các
sân vườn chính trong khu vực Đại Nội. Đồng thời xây dựng kế hoạch cắt tỉa,
uốn sửa, chăm sóc tốt cho hơn 5.000 cây kiểng, bonsai các loại, trong đó tập
trung chăm sóc các chủng loại cây kiểng có giá trị phù hợp với di tích. Hệ thống
cây xanh trên di tích được tiến hành kiểm tra thường xuyên để có các biện pháp
20


xử lý cắt tỉa, tạo tán, không để xảy ra hiện tượng cây xanh gãy đổ.
Tình trạng di tích bị xâm lấn đã từng diễn ra, bởi vậy Trung tâm Bảo tồn
Di tích Cố đô Huế đã thực hiện biện pháp phân vùng, cắm mốc để xác định khu
vực bảo vệ, nhằm ngăn chặn việc tiếp tục xâm hại hệ thống di tích. Hiện tại, các
di tích đã được cắm mốc (bao gồm việc định vị, đo nối, cắm cọc tiêu) để khoanh
vùng bảo vệ gồm Hoàng Thành. Đến năm 2008, Trung tâm đã cơ bản hoàn tất
công tác dựng pano quy hoạch khoanh vùng bảo vệ di tích và hiện đang tiếp tục
định vị, xác định tọa độ phục vụ công tác cắm mốc khoanh vùng bảo vệ di tích,
tiếp tục lập hồ sơ điều chỉnh khu vực khoanh vùng bảo vệ một số khu di tích
đảm bảo phù hợp với quy hoạch chung và các quy định hiện hành.
2.4. Đề xuất giải pháp
2.4.1. Giải pháp chung
- Nhà nước cần có các văn bản chỉ đạo các trung tâm nghiên cứu, cơ quan
chuyên môn để tìm ra các phương hướng, giải pháp nhằm phục vụ cho việc bảo
tồn, trùng tu di tích sao cho vẫn giữ nguyên được các giá trị di sản. Bên cạnh đó,
cần có các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn gửi đến các di tích để nâng cao công tác
quản lý và phát huy giá trị di tích. Thường xuyên mở các lớp đào tạo, nâng cao
trình độ chuyên môn cho các cán bộ quản lý di tích.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc giữ gìn, bảo
tồn và phát huy giá trị di sản. Đặc biệt, đối với các khu di tích đặt biển cấm chụp

ảnh như điện Thái Hòa, lăng Khải Định cần tuyên truyền sâu rộng cho du khách
biết lý do tại sao cấm chụp ảnh ở nơi đây. Từ đó, họ có ý thức hơn trong việc
bảo tồn di sản văn hóa.
- Đội ngũ cán bộ quản lý di tích cần nâng cao trình độ, trau dồi kiến thức
về chuyên môn, nghiệp vụ để công tác quản lý được thực hiện một cách tốt nhất.
- Trong hoạt động thiết kế tu bổ di tích:
+ Các di tích phải tuân thủ quy định của pháp luật về di sản văn hóa, về
xây dựng và các quy định pháp luật khác có liên quan.
+ Thiết kế tu bổ di tích được lập trên cơ sở kết quả khảo sát, tư liệu liên
quan trực tiếp, gián tiếp đến di tích và phải tuân thủ nội dung dự án tu bổ di tích
21


đã được phê duyệt.
+ Ưu tiên sử dụng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ truyền thống đã được
sử dụng trong di tích. Trong trường hợp giải pháp kỹ thuật, công nghệ truyền
thống không đáp ứng yêu cầu về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích thì được áp
dụng giải pháp kỹ thuật, công nghệ hiện đại phù hợp, đã kiểm nghiệm trong thực
tế và không làm ảnh hưởng đến đặc điểm, giá trị của di tích.
+ Thiết kế tu bổ di tích được tiếp tục thực hiện trong quá trình thi công tu
bổ di tích nhằm kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với những phát sinh, phát hiện
mới về di tích.
+ Ưu tiên bảo quản, gia cố, gia cường di tích trước khi áp dụng phương án
tu bổ, phục hồi di tích.
+ Thường xuyên tham vấn ý kiến nhân chứng lịch sử, chuyên gia, nghệ
nhân trong suốt quá trình thiết kế tu bổ di tích.
- Trong hoạt động thi công tu bổ di tích:
+ Tuân thủ thiết kế tu bổ di tích đã được phê duyệt, quy định về quản lý
chất lượng, tiến độ, khối lượng thi công, an toàn lao động và các quy định pháp
luật có liên quan trong quá trình thi công tu bổ di tích.

+ Ưu tiên sử dụng phương pháp thi công truyền thống, chú trọng bảo tồn
các yếu tố gốc cấu thành di tích, bảo vệ cấu kiện trong suốt quá trình thi công tu
bổ di tích.
+ Khi có những phát sinh, phát hiện mới về di tích khác với thiết kế tu bổ
di tích đã được phê duyệt, đơn vị thi công và đơn vị tư vấn giám sát phải kịp
thời thông báo với chủ đầu tư dự án tu bổ di tích. Trong trường hợp điều chỉnh
thiết kế tu bổ di tích, chủ đầu tư dự án tu bổ di tích phải xem xét điều chỉnh thời
gian thi công tu bổ di tích để đảm bảo chất lượng công trình.
+ Hoạt động thi công tu bổ di tích được thực hiện dưới sự giám sát của
cộng đồng dân cư nơi có di tích và tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực
theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về di sản văn hóa.
+ Thường xuyên tham vấn ý kiến nhân chứng lịch sử, chuyên gia, nghệ
nhân trong suốt quá trình thi công tu bổ di tích.
22


×