Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

BÁO CÁO THỰC TẾ Ở CÁC ĐỊA ĐIỂM ĐÃ THĂM QUAN TẠI MIỀN TRUNG.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.5 KB, 28 trang )

MỤC LỤC


LỜI NÓI ĐẦU
Nhằm nâng cao nhận thức, giúp sinh viên tiếp cận thực tế và có điều kiện
kiểm nghiệm lý thuyết đã được học trên giảng đường. Đồng thời nâng cao chất
lượng đào tạo chuyên ngành Quản lý văn hóa, phát triển các kỹ năng chuyên
môn cho sinh viên. Em cảm thấy rất may mắn và vinh dự khi trở thành sinh viên
của trường Đại học Nội Vụ, và đặc biệt hơn nữa là một trong những thành viên
của Khoa Văn hóa - Thông tin và xã hội, được các thầy cô trong trường nói
chung và các thầy cô trong khoa nói riêng đã tạo mọi điều kiện để em có thể học
tập, rèn luyện bản thân một cách tốt nhất.
Ngày 27 tháng 05 năm 2017 vừa qua, Khoa VHTT&XH đã tạo điều kiện
cho tập thể lớp CĐ. QLVH15A chúng em có cơ hội đi thực tế, tham quan một số
điểm di tích lịch sử, danh thắng và một số địa điểm nổi tiếng khác tại khu vực
miền Trung trong thời gian 06 ngày từ 27/05/2017 - 1/06/2017. Chuyến tham
quan thực tế này đã kết thúc nhưng nó đã để lại trong em rất nhiều cảm giác bồi
hồi xúc động, có lẽ đây là lần đi ý nghĩa nhất đối với tập thể lớp chúng em.
Em xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô trong khoa đã tổ chức cho
chúng em một chuyến đi bổ ích và lý thú. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến
cô Trần Thị Phương Thúy và thầy Nghiêm Xuân Mừng đã đồng hành, quan tâm,
giúp đỡ cho chúng em trong suốt chuyến đi. Em rất mong nhận được những ý
kiến, nhận xét của thầy cô để bài thu hoạch của em được hoàn thiện hơn.
Sau chuyến đi, mỗi sinh viên đều có những cảm nhận và nhận xét riêng,
bản thân em cũng vậy. Em viết báo cáo để tổng kết lại những gì thu hoạch được
trong chuyến đi, từ đó có thể rút ra một số những kinh nghiệm cho các bạn khóa
sau.
Em xin chân thành cảm ơn!
SINH VIÊN

Nguyễn Thị Lệ



2


PHẦN I: NHẬT KÝ CỦA CHUYẾN ĐI THỰC TẾ MIỀN TRUNG
(27/05/2017 - 1/06/2017).
Sinh viên: Nguyễn Thị Lệ
Lớp: CĐ. QLVH15A
* Nhật ký chuyến đi.
Ngày

Thời gian

Lịch trình

27/05/2017

Chiều tối thứ 7
20h05

- Tập trung điểm danh tại cổng
trường.
- Xuất phát từ Hà Nội.

28/05/2017

11h30
13h30
14h30


- Ăn trưa tại Đà Nẵng.
- Nhận phòng, nghỉ ngơi.
- Tập trung ở cửa khách sạn đi thăm
Bảo tàng Champa
- Tập trung tại cổng Bảo tàng Chapa
để đi ra bãi biển Mỹ Khê
- Về khách sạn.
- Ăn tối tại chân cầu Rồng.

16h00
18h00
19h30
29/05/2017

7h30
8h00

- Vệ sinh, ăn sáng tại khách sạn.
- Lên xe và đến giao lưu với Phân
hiệu trường Đại học nội vụ tại Quảng
Nam.
- Ăn trưa tại nhà hàng gần trường,
giao lưu văn hóa ẩm thực và ca nhạc
cùng các thầy cô và các bạn sinh viên
phân hiệu Quảng Nam.
- Lên xe về khách sạn và nghỉ ngơi.
- Tham quan làng đá
- Xuất phát đi Hội An và tự túc ăn tối
tại Hội An.
- Lên xe về Đà Nẵng.

- Thời gian tự do.

11h30

13h30
15h00
16h30
19h30
20h15

3


30/05/2017

7h30

- Ăn sáng tại khách sạn.
Sau đó đến chùa Linh Ứng và đi chợ
Hàn.
- Ăn cơm tại nhà hàng. Sau đó quay
về Huế
- Trên đường về Huế ghé thăm Lăng
Khải Định
- Đi nghe hát trên sông Hương.
- Thời gian tự do.

8h30
11h30
16h30

20h30
31/05/2017

7h30

- Đi ăn bún bò Huế. Sau đó đi Đại nội
Huế.
- Ăn trưa tại nhà Hàng.
- Đi chùa Thiên Mụ.
- Đi ăn chè Hẻm. Sau đó đi chợ đêm
gần cầu Trường Tiền.

11h30
15h00
20h00

01/06/2017

5h30

- Sáng: Từ Huế trở về Quảng Trị thăm
Thành Cổ Quảng Trị.
- Ăn cơm tại nhà hàng.
- Viếng thăm mộ Bác Võ Nguyên
Giáp.
- Về đến Hà Nội. Kết thức hành
trình.

11h30
14h30

22h00

PHẦN II: KẾT QUẢ TÌM HIỂU TRONG CHUYẾN ĐI KHẢO SÁT
THỰC TẾ Ở CÁC ĐỊA ĐIỂM ĐÃ THĂM QUAN TẠI MIỀN TRUNG.
1.

Bảo tàng điêu khắc Chămpa.

1.1.

Một số nét về Đà Nẵng.
Đà Nẵng là một trong 20 thành phố sạch nhất thế giới. Nằm ở vùng Nam

Trung Bộ, Đà Nẵng có cả núi, đồng bằng và biển. Đà Nẵng nằm giữa ba di sản
thế giới: Cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn, xa hơn chút nữa là
4


Vườn Quốc Gia Phong Nha - Kẻ Bàng tại Quảng Bình. Nơi có nhiều danh thắng
tuyệt đẹp say lòng du khách như Ngũ Hành Sơn, Bà Nà, bán đảo Sơn Trà, đèo
Hải Vân, sông Hàn thơ mộng, cầu quay sông Hàn - niềm tự hào của thành phố,
và biển Mỹ Khê đẹp nhất hành tinh. Hàng năm, Đà Nẵng tổ chức Lễ hội pháo
hoa thu hút rất nhiều du khách trong nước và nước ngoài đến tham dự.
Một thành phố Đà Nắng với đầy đủ các yếu tố thu hút khách du lịch, với
cảnh quan thiên nhiên đa dạng, phong phú từ hang động đến sông nước, biển
lớn; với môi trường sống sôi động nhưng người dân nơi đây vẫn thân thiện, hiếu
khách. Đà Nẵng ngày càng hoàn thiện mình trở thành một nơi đáng để chúng ta
đến với nó.
1.2. Tìm hiểu Bảo tàng điêu khắc Chămpa.
1.2.1. Xếp hạng

Ngày 16-11-2011, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch ra quyết định xếp hạng
I trong hệ thống các bảo tàng Việt Nam. Đây là bảo tàng thứ 12 trong tổng số
119 bảo tàng của cả nước được xếp hạng I.
1.2.2. Hiện trạng di tích.
Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, là một đơn vị độc lập với Bảo tàng
Đà Nẵng, trực thuộc Sở Văn hóa thể thao và du lịch thành phố Đà Nẵng. Bảo
tàng đã khẳng định vai trò và những đóng góp của mình trong công tác bảo tồn
và phát huy các giá trị di sản văn hóa.
Nằm tại số 2, đường 2-9, TP. Đà Nẵng, Bảo tàng điêu khắc Chăm gần sát
bên bờ sông Hàn tới nay đã gần trăm năm tuổi. Nhìn ngắm những bảo vật Chăm
còn lưu lại ở bảo tàng, khách tham quan như thấy lại quá khứ của một nền văn
hiến mà khả năng sáng tạo nghệ thuật ở một trình độ rất cao. Mỗi hiện vật đều
chứa trong mình một thế giới tâm linh giàu có, các biểu tượng tôn giáo khác
nhau.
Ban đầu Bảo tàng điêu khắc Chăm có tên gọi Cổ viện Chàm. Công trình
có quy mô 1 tầng, đối xứng, mái bằng mang phong cách cổ điển châu Âu với
những khoảng trống giữa hai trụ trên mặt đứng. Kiến trúc công trình toát lên vẻ
uy nghiêm mà vẫn nhẹ nhàng, thanh thoát, hòa quyện với thiên nhiên.
5


Sự kết hợp đặc sắc giữa những đầu trụ mái được cách điệu theo hình thức
tháp Chăm khá nhuần nhuyễn và khéo léo tạo nên nét kiến trúc rất riêng của tòa
cổ viện.
Mặc dù qua hai lần trùng tu, mở rộng, Bảo tàng điêu khắc Chăm cho đến
nay hầu như vẫn giữ nguyên được phong cách kiến trúc ban đầu. Tại tầng 1 của
khu nhà mới này hiện đang trưng bày những hiện vật trước đó còn để trong kho
và một số hiện vật sưu tầm được sau năm 1975. Tầng 2 trưng bày về văn hóa
Chăm đương đại bao gồm sưu tập về trang phục, nhạc cụ và hình ảnh lễ hội của
đồng bào dân tộc Chăm.

Hiện vật được phân loại để trưng bày theo nguồn gốc địa điểm nơi chúng
được phát hiện hoặc khai quật trên không gian 1000 m2. Đó là những khu vực
trưng bày: Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Đồng Dương, Tháp Mẫm và các hành lang
(Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Quảng Bình và Bình Định).
Một số hiện vật trưng bày ngoài sân, vườn và hơn 1200 hiện vật hiện đang lưu
giữ trong kho. Hầu hết các tác phẩm điêu khắc hiện có tại bảo tàng là những tác
phẩm nguyên bản trên 3 chất liệu chính là sa thạch, đất nung và đồng.
Hiện tại, Bảo tàng điêu khắc Chăm còn lưu giữ ba hiện vật gốc độc bản
đặc biệt. Đó là Đài thờ Mỹ Sơn E1 (có niên đại khoảng thế kỷ VII – VIII, tiêu
biểu cho loại hình đài thờ tại Khu di tích Chămpa ở Mỹ Sơn), Đài thờ Trà Kiệu
(có niên đại vào khoảng thế kỷ thứ VI – VII, tiêu biểu cho sự tồn tại của một khu
kinh thành và thờ tự của Chămpa cách đây hơn 1.000 năm) và Tượng Bồ tát
Tara (đây là pho tượng bằng đồng, niên đại thế kỷ IX tiêu biểu cho tín ngưỡng
thờ Bồ tát tại Phật viện Đông Dương; đặc biệt, pho tượng này là hiện vật khảo
cổ trong quá trình khai quật Phật viện lớn nhất của Vương quốc Chămpa cổ). Cả
ba hiện vật này còn khá nguyên vẹn và mang đầy đủ những dấu ấn đặc sắc của
văn hóa điêu khắc Chăm. Ba hiện vật này đang chờ phê chuẩn để được công
nhận là Bảo vật quốc gia.
Mặc dù có các hiện vật hầu như đã bị hủy hoại hoàn toàn bởi thời gian và
chiến tranh, nhưng những hiện vật trưng bày ở đây cho ta hình dung phần nào sự
nguy nga, tráng lệ của các cư dân Champa. Đến với Bảo tàng Điêu khắc Chăm,
6


ta còn có dịp chiêm ngưỡng các bảo vật của quốc gia, các kiệt tác nghệ thuật
trong không gian linh thiêng và cùng đón nhận những điều tốt đẹp, may mắn ẩn
chứa trong hình tượng của từng tác phẩm.
1.2.3. Công tác quản lý tại bảo tàng.
- Đã có sự quan tâm của các cơ quan Nhà nước về phát huy giá trị của bảo
tàng thông qua các đề án, tổ chức các chương trình:

+ Đề án Quy hoạch hệ thống các bảo tàng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
đến năm 2020.
+ Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm phong phú: Hội thảo khoa học "Khai
quật khảo cổ và Phương án bảo tồn di tích Phong Lệ”; "Trưng bày tư liệu ảnh Lễ
hội Văn hóa Chăm Ninh Thuận” của tác giả Trương Văn Ẩn; "Trưng bày Di sản
Văn hóa Chăm” tại trường Đại học sư phạm Đà Nẵng.
+ Trưng bày hiện vật mới: 100 hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng Điêu
khắc Chăm (Đà Nẵng), trong đó nhiều hiện vật lần đầu tiên ra mắt đã bổ sung
cái nhìn toàn cảnh hơn về văn hóa Champa trên dải đất miền Trung Việt Nam.
- Đã có những chính sách phù hợp nhằm thu hút khách tham quan thông
qua các ưu đãi: giá vé, hướng dẫn viên,...
- Nguồn nhân lực ngày càng được đẩy mạnh phát triển thông qua các
thông báo tuyển dụng.
- Ứng dụng các thành tựu khoa học và phương tiện kỹ thuật bảo quản lâu
dài hiện vật theo chất liệu: đóng tủ kính cho một số hiện vật, có máy thông
gió,...
2. Chùa Thiên Mụ.
2.1. Một số nét về Huế.
Nhắc đến Huế người ta thường nghĩ ngay đến các cung điện, đền đài
mang hơi thở cổ xưa một thời vua chúa huy hoàng. Không chỉ thế, nét dịu dàng
thư thái và cuộc sống chậm rãi nơi đây cũng được nhiều người yêu thích.
Tọa lạc hai bên bờ sông Hương, thành phố Huế là di sản văn hóa thế giới
thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế. Huế sở hữu những di tích lịch sử có giá trị cao
nằm trong Quần thể di tích Cố Đô Huế như Kinh Thành Huế, Lăng Minh Mạng,
7


Lăng Gia Long, Chùa Thiên Mụ, Văn Miếu và Trường Quốc Học. Du lịch Huế
cũng là chiêm ngưỡng các thắng cảnh như núi Ngự Bình, bãi biển Thuận An, bãi
biển Lăng Cô và phá Tam Giang. Nhã nhạc cung đình là một trong những nét

văn hóa đặc sắc của Huế. Mỗi 2 năm thành phố tổ chức Festival Huế thu hút
đông đảo khách du lịch.
Thành phố có năm danh hiệu UNESCO ở Việt Nam: Quần thể Di tích Cố
đô

Huế (1993), Nhã

nhạc

cung

đình

Huế (2003), Mộc

bản

triều

Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014) và Hệ thống thơ văn trên kiến
trúc cung đình Huế (2016).
2.2. Tìm hiểu về chùa Thiên Mụ.
2.2.1. Xếp hạng.
Là một trong quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là di sản văn
hoá thế giới ngày 11-12-1993. Di tích cấp quốc gia Quyết định số
1964QÐ/VHTT ngày 27-8-1996.
Chùa Thiên Mụ nắm giữ hai kỷ lục Việt Nam là ngôi chùa có tấm bia thời
Lê Trung Hưng lớn nhất và Tháp bát giác cổ cao nhất chùa. Ngoài ra, chùa cũng
được xếp hạng vào danh sách 20 thắng cảnh của đất Thần Kinh và là điểm đến
không thể thiếu trong các tour du lịch Huế.

2.2.2. Tìm hiểu về chùa Thiên Mụ.
Tọa lạc trên đồi Hà Khê thuộc tả ngạn sông Hương, cách trung tâm
thành phố Huế khoảng 5km về phía Tây tại xã Hương Long. Chùa Thiên Mụ là
một điểm đến tâm linh nổi tiếng của xứ Huế.
Thuộc loại hình Di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật. Được xây dựng từ
những năm 1.600 và được bảo tồn qua nhiều lần, chùa Thiên Mụ thu hút nhiều
du khách bởi vẻ nguy nga tráng lệ nhưng cũng không kém phần thanh tịnh, nên
thơ.
Là ngôi chùa được xây dựng sớm nhất ở thành phố Huế. Lịch sử kể rằng,
khi vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa kiêm Trấn thủ Quảng Nam, chúa Nguyễn
Hoàng - vị chúa Nguyễn đầu tiên của Đàng Trong đã đích thân đi xem xét địa
thế để chuẩn bị cho cơ đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dòng họ
8


Nguyễn. Trong một lần cưỡi ngựa dọc bờ sông Hương ngược lên đầu nguồn,
chúa Nguyễn Hoàng bắt gặp một ngọn đồi nhỏ bên dòng sông Hương tên là Hà
Khê. Nhận thấy thế đất giống như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại nên
năm 1601, chúa đã cho xây dựng một ngôi chùa trên đồi, quay mặt ra sông
Hương và đặt tên là Thiên Mụ.
Cũng trong thời gian này, người dân địa phương kể rằng thường thấy một
bà lão mặt áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi và nói với mọi người rằng: Rồi đây
sẽ có một vị chân chúa đến xây chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch cho nước
Nam hùng mạnh. Chính vì thế, việc chúa Nguyễn Hoàng xây dựng chùa như bắt
nhịp với lòng dân nên chúa rất được người dân ủng hộ.
Năm 1862, vì mong có con nối dõi, vua Tự Đức - vị vua thứ 4 của triều
Nguyễn đã đổi tên chùa thành Linh Mụ, có nghĩa là Bà mụ linh thiêng vì sợ tên
Thiên Mụ phạm đến Trời (Thiên có nghĩa là Trời). Tuy nhiên, sau năm 1869,
người dân được sử dụng cả hai tên Thiên Mụ và Linh Mụ để gọi ngôi chùa.
Dưới các đời chúa Nguyễn, chùa Thiên Mụ Huế đã trải qua nhiều lần tu

sửa lớn. Trong đó, nổi bật là cuộc trùng tu mở rộng quy mô dưới thời chúa
Nguyễn Phúc Chu (1691-1725). Ngoài ra, Quốc chúa (tên gọi khác của chúa
Nguyễn Phúc Chu) còn cho đúc Đại Hồng Minh - một chiếc chuông lớn đường
kính 1,4m, cao 2,50m, nặng 2052kg vào năm 1710, trên chuông có khắc một bài
minh. Đến năm 1714, Quốc chúa tiếp tục đại trùng tu hàng loạt công trình kiến
trúc quy mô như điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng
Kinh... Chúa cũng đích thân viết bài văn, khắc vào bia đá lớn nói về việc xây
dựng các công trình kiến trúc ở chùa. Đặc biệt, chúa Nguyễn Phúc Chu còn cho
người sang Trung Quốc mua hơn 1.000 bộ kinh Phật đưa về đặt tại lầu Tàng
Kinh, ca tụng triết lý nhà Phật và ghi rõ sự tích về Hòa thượng Thạch Liêm người có công lớn trong việc giúp chúa Nguyễn chấn hưng Phật giáo ở Đàng
Trong.
Năm 1788, triều Tây Sơn chọn chùa làm nơi đặt đàn Tế Đất. Dưới thời
vua Thiệu Trị, vào khoảng năm 1844, chùa Thiên Mụ được xây dựng thêm một
ngôi tháp bát giác có tên là Từ Nhân, sau đổi thành Phước Duyên. Tháp được
9


xây ở trước chùa có chiều cao 21m, gồm 7 tầng và mỗi tầng đều có thờ tượng
Phật, riêng tầng trên cùng có một pho tượng Phật bằng vàng. Đây là kiến trúc
gắn liền với chùa Thiên Mụ. Ngoài ra, vua Thiệu Trị còn cho xây dựng đình
Hương Nguyện phía trước tháp. Trên nóc đình có đặt Pháp luân - bánh xe Phật
pháp - biểu tượng của đạo Phật. Nhưng năm 1904, đình đã bị sụp đổ bởi một
trần bão lớn. Đến năm 1907, vua Thành Thái cho xây dựng lại chùa nhưng quy
mô không còn lớn như trước.
Khuôn viên chùa được chia làm hai khu vực: Khu vực trước cửa Nghi
Môn gồm có các công trình kiến trúc: Bến thuyền có 24 bậc tam cấp lên xuống,
cổng tam quan là bốn trụ biểu xây sát đường cái, từ cổng tam quan bước lên 15
bậc tam cấp là đình Hương Nguyện (nay chỉ còn lại nền đất và bộ móng xây
bằng đá thanh) sau đình Hương Nguyện là tháp Phước Duyên xây bằng gạch vồ
bảy tầng cao vòi vọi, hai bên đình Hương Nguyện có hai lầu bia hình tứ giác

(dựng thời Thiệu Trị), lui về phía trong có hai lầu hình lục giác một lầu để bia và
một lầu để chuông (dựng thời Nguyễn Phúc Chu). Đây là những công trình có
tính chất lưu niệm (bia, tháp). Khu vực phía trong cửa Nghi Môn gồm các điện
Đại Hùng, điện Địa Tạng, điện Quan âm, nhà Trai, nhà Khách, vườn hoa, phía
sau cùng là vườn thông tĩnh mịch.
Một điều đặc biệt ở chùa là có 2 chiếc chuông được lưu giữ. Trong đó một
chiếc chuông không bao giờ đánh được, đúc từ thời chúa Nguyễn Phúc Chu năm
Canh Dần (1710) nay đặt ở bên phải tháp Phước Duyên mang ý nghĩa như một
pháp khí của chùa, giúp mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Còn một chiếc là
nguồn gốc của tiếng chuông chùa, đúc vào thời vua Gia Long (1815) được đặt ở
gác chuông nằm bên trái cổng chùa dẫn vào điện Đại Hùng phía trong. Theo trụ
trì Thích Tri Tự thì từ xưa đến nay, chuông chùa mỗi ngày được đánh hai lần,
vào 3 giờ 30 và 19 giờ 30. Đánh đủ 108 tiếng chuông trong vòng 60 phút liên
tục.
Hiện nay, chùa Thiên Mụ nắm giữ hai kỷ lục Việt Nam là ngôi chùa có
tấm bia thời Lê Trung Hưng lớn nhất và Tháp bát giác cổ cao nhất chùa. Ngoài
ra, chùa cũng được xếp hạng vào danh sách 20 thắng cảnh của đất Thần Kinh và
10


là điểm đến không thể thiếu trong các tour du lịch Huế.
2.2.3. Công tác quản lý tại khu di tích chùa Thiên Mụ.
- Nhà nước đã có sự quan tâm trong công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị
văn hóa đối với chùa Thiên Mụ:
+ Quyết định 1057/QĐ-UBND về việc Phê duyệt kế hoạch quản lý Quần
thể Di tích Cố đô Huế giai đoạn 2015-2020, định hướng đến 2030. Trong đó có
đề cập đến việc hoàn thiện khung pháp chế và thể chế quản lý khu di tích chùa
Thiên Mụ.
- Đã có sự hợp tác với nước ngòa để phát triển văn hóa của Cố đô Huế:
Dự án "Quy hoạch chi tiết hai bờ sông Hương và dự án thí điểm" dưới sự hớp

tác của tỉnh Thừa Thiên Huế và Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc. Nhằm thiết
lập và tôn tạo, tạo được các sân chơi hấp dẫn, cuốn hút mọi người và du khách.
- Người dân đã có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường cũng như có
tinh thần tiếp thu giá trị văn hóa thông qua hành động: không vất rác bừa bãi,
không xuất hiện chèo kéo khách mua hàng,... có ý thức khi vào trong chùa:
không gây mất trật tự,...
- Kiểm kê khoa học, xây dựng danh mục và quản lý bằng máy vi tính đối
với cổ vật.
- Xây dựng Phòng hoá nghiệm bảo quản gỗ và các vật liệu khác (vữa
truyền thống, sơn truyền thống, bảo quản chống mối mọt, nấm, côn trùng, bảo
quản kim loại, bảo tồn cây cổ thụ,...).
3. Thành cổ Quảng Trị.
3.1. Một số nét về Quảng Trị.
Quảng Trị giáp Quảng Bình ở phía Bắc, Thừa Thiên – Huế ở phía Nam,
nước bạn Lào ở phía Tây và biển Đông ở phía Đông. Trải qua nhiều giai đoạn
lịch sử, con người trên mảnh đất này với truyền thống lao động, cần cù, chịu
khó, truyền thống đấu tranh anh dũng kiên cường đã làm nên những kỳ tích hào
hùng, để lại nhiều di tích lịch sử vô giá.
Tỉnh Quảng Trị có nhiều lợi thế để khai thác du lịch. Về mặt lịch sử, nơi
11


đây từng là trung tâm nối giữa hai miền Nam, Bắc của Việt Nam, trong suốt thời
gian diễn ra cuộc Chiến tranh Việt Nam, vùng đất này bị tàn phá dữ dội bởi bom
đạn của Hoa Kỳ, cũng như những cuộc đụng độ khốc liệt giữa các bên tham
chiến. Chính vì điều kiện lịch sử đặc thù như vậy, ngày nay Quảng Trị đã trở
thành một địa điểm có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch. Về mặt tự
nhiên, nơi đây cũng có nhiều thắng cảnh đẹp như các bãi biển, sông suối, rừng
nguyên sinh và các địa danh khác.
Quảng Trị có rất nhiều địa danh, di tích lịch sử cách mạng và bãi tắm nổi

tiếng: Địa đạo Vịnh Mốc, Nhà tù Lao Bảo, Trằm Trà Lộc, Nhà thờ Long
Hưng,...
3.2. Tìm hiểu về Thành cổ Quảng Trị.
3.2.1. Xếp hạng.
Ngày 09 tháng 12 năm 2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
định Số 2383/QĐ-TTg xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Di tích lịch sử Thành
cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972 ( gồm
8 di tích thuộc Thị xã Quảng Trị, huyện Hải Lăng và huyện Triệu Phong).
3.2.2. Tìm hiểu về Thành cổ Quảng Trị.
Thành cổ Quảng Trị nằm ở trung tâm thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị,
cách quốc lộ 1A 2km về phía Bắc, cách dòng sông Thạch Hãn 500m về phía
đông.
Theo sách “Đại Nam nhất thống chí” (Quốc sử quán Triều Nguyễn), toà
thành Quảng Trị được xây dựng từ đầu thời vua Gia Long nhà Nguyễn, ở địa
phận huyện Đăng Xương; năm thứ 8 dời đắp ở địa phận xã Thạch Hãn, huyện
Hải Lăng. Năm Minh Mạng thứ 4, đắp bằng đất; đến năm Minh Mạng thứ 8
(năm 1827) thì được xây bằng gạch. Đây chính là toà thành còn lại những dấu
tích cho đến ngày nay. Trong lịch sử thời phong kiến, thành Quảng Trị là là
trung tâm chính trị, kinh tế, quân sự của tỉnh Quảng Trị, là tiền đồn quân
sự quan trọng bảo vệ kinh đô Phú Xuân - Huế từ phía Bắc.
Đây là mảnh đất của 38 năm về trước, là mảnh đất của một chiến trường
khốc liệt đầy máu và lửa. Bằng cuộc chiến đấu anh dũng kiên cường của quân
12


và dân ta chống trả những đợt phản kích tái chiếm của địch trong suốt 81 ngày
đêm năm 1972 để bảo vệ Thành Cổ và Thị xã Quảng Trị. Sự kiện lịch sử đó đã
góp một phần quan trọng vào thắng lợi trên bàn hội nghị Pari tạo đà cho công
cuộc giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Để làm nên trang lịch sử ấy
hàng ngàn chiến sỹ đã anh dũng chiến đấu và vĩnh viễn nằm lại nơi đây. Các anh

hi sinh nhưng hình hài các anh không còn nguyên vẹn nữa, máu và xương thịt
của các anh đã hoà vào lòng đất cho non sông đất nước có ngày độc lập, nhân
dân được ấm no hạnh phúc.
Đến với Thành Cổ Quảng Trị, không những đến với một di tích lịch sử mà
chúng ta còn đến với một nghĩa trang, một nghĩa trang không có nấm mồ. Khác
với nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn, nghĩa trang liệt sỹ Đường 9 hay các nghĩa
trang khác nơi liệt sỹ nào có mộ cho dù biết tên hay chưa biết tên. Nhưng khi
đến với Thành Cổ Quảng Trị các anh chỉ có một ngôi mộ tập thể chung, một
nấm mồ chung. Tại đây có 2 nấm mồ chung đó là Thành cổ Quảng Trị và dòng
sông Thạch Hãn.
“Đài tưởng niệm trung tâm” là biểu tượng của nấm mồ chung, của ngôi
mộ tập thể đó. Đài tưởng niệm được mô hình hoá thành nấm mộ chung: dưới
chân nấm mồ được đắp theo hình bát giác tượng trưng cho bát quái, bốn lối bậc
cấp đi lên tượng trưng cho tứ tượng, tầng mà đoàn dâng hương là tầng lưỡng
nghi. Bên trên là mái đình Việt cách điệu, trên mái đình là bình thái cực. Theo
quan niệm triết lý phương Đông thì thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ
tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái vận hành sinh vạn vật làm vũ trụ phát
triển không ngừng.
Ngôi mộ tập thể này được thiết kế theo quan niệm triết lý âm dương mang
ý nghĩa sâu sắc là để siêu thoát cho linh hồn những người đã khuất. Nơi đoàn
chúng ta đang đứng gọi là tầng lưỡng nghi, gồm hai nữa âm và dương: nữa bên
nước là nữa âm, nữa bên nền đỏ là nữa dương. Người ta quan niệm rằng trong
cuộc sống này âm dương luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau như: giữa trời
và đất, giữa ngày và đêm, giữa người sống và người chết đó là hình thái âm
dương. Và âm dương không bao giờ hoạt động độc lập mà bao giờ trong âm
13


cũng có dương và trong dương cũng có âm, âm dương luôn hoà quyện vào nhau.
Ngay nữa phần âm người ta cho làm một cây đèn màu đỏ tượng trưng cho phần

dương trong âm. Đèn này có chiều cao 8,1m tượng trưng cho 81 ngày đêm và
được ví như “Đèn thiên mệnh” với chức năng thiêng liêng là chuyển tải linh hồn
các chiến sỹ giải phóng quân từ cỏi âm về cỏi vĩnh hằng. Trên đỉnh của cây thiên
mệnh có ngọn lửa mang ý nghĩa là ánh hào quang của cuộc chiến 81 ngày đêm
quyết tử cho tổ quốc quyết sinh trên chiến trường Quảng Trị. Giữa cây thiên
mệnh người ta làm ba áng mây tượng trưng cho tam tài: Thiên - Địa - Nhân với
ý nghĩa là cầu nối giữa trời, đất và con người. Theo phong tục của người Á
Đông chúng ta thường hay cúng cơm cho người đã khuất vì vậy trên cây đèn
người ta đắp 3 bát cơm để tượng trưng cho ý nghĩa đó.
Nữa phần dương còn lại được lát bằng nền gạch đỏ là màu của sự sống sự
sinh sôi nảy nở. Trên phần dương có một lỗ tròn tượng trưng cho phần âm trong
dương, phần âm trong dương này thông vào lòng nấm mồ. Lòng nấm mồ rỗng
có 2 trục đường chính giao nhau về tứ phương, về mặt tâm linh thì đây là nơi hội
tụ linh hồn của các chiến sỹ tứ phương về nấm mồ chung này. Ở chính giữa là
nơi đặt hành trang người lính: Một chiếc mủ tai bèo, một đôi dép cao su, một bi
đông nước, một khẩu súng AK và một chiếc ba lô. Giản dị và thân thương mà
các anh đã làm nên lịch sử.
Ở giữa hai phần âm và dương có đặt một lư hương để cho mọi người khi
đến Thành Cổ thắp một nén hương với lòng thành tâm cầu nguyện mong rằng
linh hồn các anh sẽ từ cõi âm theo đèn thiên mệnh siêu thoát về cõi vĩnh hằng và
sẽ thanh thản nơi chín suối.
Phía bên ngoài tầng lưỡng nghi còn có 81 bức phù điêu là 81 tờ lịch ghi
lại từng ngày một của cuộc chiến 81 ngày đêm tại Thành Cổ Quảng Trị từ ngày
28/06/1972 - 16/09/1972 theo chiều ngược kim đồng hồ.
Do hàng ngàn chiến sỹ ta cho đến hôm nay vẫn còn nằm dưới mảnh đất
này, vì thế mà các công trình dưới thời nhà Nguyễn sẽ không còn được phục
dựng lại nữa. Thành Cổ được xây dựng thành một công viên văn hoá, tưởng
niệm và tri ân tôn vinh những người đã vĩnh viễn nằm nơi lại đây.
14



Tôi rất ấn tượng khi được nghe hướng dẫn viên nơi đây kể về lời nhắn
nhủ của cựu chiến binh Phạm Đình Lân từ Hà Nội về thăm lại chiến trường xưa
thông qua khổ thơ trong đó có đọan thơ làm tôi rất xúc động:
“Nhẹ bước chân và nói khẻ thôi
Thành Cổ rộng sao đồng đội tôi nằm chật
Mỗi tấc đất là một cuộc đời có thật
Cho tôi hôm nay đến nghẹn ngào”.
Để hiểu rõ hơn về lịch sử Thành cổ Quảng Trị, hướng dẫn viên đã dẫn
đoàn chúng tôi đến thăm quan tại nhà bảo tàng. Nhà bảo tàng là công trình được
xây dựng mới hoàn toàn và được đưa vào phục vụ khách tham quan từ năm
2002. Với diện tích khoảng 360 m2, nhà bảo tàng gồm có 2 tầng dùng để trưng
bày các bức ảnh và hiện vật chiến tranh.
Tầng 1 là gian khánh tiết, đây là gian trưng bày những hình ảnh về Thành
Cổ Quảng Trị trong cuộc chiến 81 ngày đêm mùa hè 1972. Với bức ảnh về
Thành cổ cũng như về tinh thần lạc quan của các chiến sĩ. Khi sự sống và cái
chết đang gần kề gang tấc, vẫn còn đó “nụ cười thách thức bom đạn” của những
chiến sĩ giải phóng quân dưới chân Thành Cổ, không những nụ cười của những
anh lính giải phóng quân mà còn có “nụ cười của ông lão ngư dân Triệu Phong”
ngày đêm đưa bộ đội sang sông Thạch Hãn. Không biết bao chuyến đò mổi
ngày, bao nhiêu anh lính được ông đưa vào chi viện cho Thành Cổ Quảng Trị.
Tầng 2 được trưng bày theo 8 mảng sau: Mảng 1là Thành Cổ và thị xã Quảng
Trị trước cuộc chiến 81 ngày đêm, mảng 2 là các căn cứ quân sự, mảng 3 là
chiến dịch giải phóng Quảng Trị đầu năm 1972, mảng 4 là Thành Cổ và Thị xã
Quảng Trị trong 81 ngày đêm khốc liệt, mảng 5 là một số hình ảnh sau khi hiệp
định Pari được ký kết, mảng 6 là đặt trụ sở chính phủ CMLTCHMN Việt Nam ở
Cam Lộ, mảng 7 là thị xã Quảng Trị sau ngày đất nước được thống nhất và cuối
cùng là mảng thứ 8 được sử dụng để trưng bày các di vật liệt sỹ và một số hoạt
động tri ân.
Sông Thạch Hãn cách phía Tây Thành Cổ khoảng 300m. Trong 81 ngày

đêm của cuộc chiến, đây là đường tiếp tế nhân lực, vật lực duy nhất cho mặt trận
15


thị xã và Thành Cổ Quảng Trị. Để cắt đứt tuyến đường tiếp tế đó, địch tăng
cường ném bom bắn phá, rất nhiều chiến sỹ của ta đã hi sinh trên sông, sông
Thạch Hãn mùa hè năm 1972 thực sự là một dòng sông máu. Sau ngày đất nước
được giái phóng, với truyền thống uống nước nhớ nguồn, hàng năm cứ đến ngày
30/4, 27/7, 22/12 nhân dân Quảng Trị đều tổ chức thắp nến, thả hoa trên sông
Thạch Hãn để tưởng nhớ, tri ân những chiến sỹ đã ngả xuống trên dòng sông và
đây đã trở thành lễ hội truyền thống.
3.2.3. Công tác quản lý tại Thành cổ Quảng Trị.
Có sự quan tâm của Nhà nước và Chính quyền địa phương:
- Ngày 23-3, UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, Dự án “Bảo tồn, tôn tạo
Khu di tích lịch sử Thành Cổ Quảng Trị” (giai đoạn 2) có vốn đầu tư gần 200 tỷ
đồng, được triển khai từ năm 2009-2015.
- Ngày 5/6/2017, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Quảng Trị đã tổ chức hội
thảo khoa học về di tích lịch sử Thành Cổ Quảng Trị.
- Khẩn trương triển khai việc phục hồi, trùng tu, tôn tạo: Gắn việc bảo
tồn, phát huy giá trị di tích với quy hoạch các công trình, thiết chế văn hoá, cơ
sở dịch vụ lớn trên địa bàn thị xã Quảng Trị và các khu vực lân cận. Trưng bày,
giới thiệu và tái hiện lại hình ảnh chiến trường bằng các phương pháp hiện đại,
tạo ra một hệ thống cho phép người xem có cái nhìn trực quan và toàn diện về
sự khốc liệt của chiến tranh, khí phách anh hùng của những người chiến sỹ cách
mạng nhằm tôn vinh chiến thắng và tăng hơn nữa giá trị cho di tích để Thành cổ
mãi mãi là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng cho các thế hệ
muôn đời.
- Công tác sưu tầm hiện vật, di vật liệt sỹ: tăng cường phối hợp với các cơ
quan, đơn vị liên quan như: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Chỉ huy
Quân sự tỉnh Quảng Trị tìm kiếm các di vật liệt sỹ trong các cuộc khai quật hài

cốt liệt sỹ trên địa bàn.
- Quy hoạch hoạt động du lịch, khai thác phát huy giá trị hệ thống di tích
Thành cổ: Từ những lợi thế, điều kiện thuận lợi về mặt tự nhiên và xã hội của
một di sản văn hoá tiêu biểu trong hệ thống di tích cách mạng kháng chiến
16


Quảng Trị, hoạt động văn hoá - du lịch di tích Thành cổ luôn gắn kết chặt chẽ,
mật thiết và có ý nghĩa lớn trong chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương một cách bền vững.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá về di tích: Đẩy mạnh công
tác tuyên truyền giới thiệu di tích một cách chủ động ở trong nước và ngoài
nước. Đồng thời, phối kết hợp các đơn vị hoạt động lữ hành tổ chức tốt tour tuyến tương xứng với tầm vóc, giá trị của hệ thống di tích.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng dịch vụ: Dịch vụ bảo tàng bao gồm các quầy bán
hàng lưu niệm, ăn uống, giải trí... được coi là một phần không thể thiếu được
trong thiết chế bảo tàng nhằm phục vụ khách tham quan, du lịch.
4. Khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
4.1. Một số nét về Quảng Bình.
Là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Là nơi hẹp
nhất theo chiều Đông - Tây của dải đất hình chữ S của Việt Nam. Phía Bắc giáp
Hà Tĩnh, phía Nam giáp Quảng Trị, phía Đông giáp biển, phía tây giáp Lào.
Nơi đây được mệnh danh là “vương quốc hang động” với hơn 300 hang
động lớn nhỏ khác nhau có thể kể đến: Hang Sơn Đoòng, Hang Én, Động Thiên
Đường, Động Phong Nha, Động Tiên Sơn, Suối nước Moọc, Zipline Sông Chày
- Hang Tối,… Không những thế Quảng Bình còn có những bãi biển hoang sơ
đến lạ thường: Biển Nhật Lệ, Biển Đá Nhảy, Vũng Chùa - Đảo Yến. Và quan
trọng hơn hết Quảng Bình cũng có những điểm du lịch tâm linh: Mộ Đại Tướng
Võ Nguyên Giáp, di tích Hang Tám Cô, nhà lưu niệm Đại Tướng, chùa Hoằng
Phúc cổ nhất miền Trung với niên đại hơn 700 năm tuổi. Đồi cát Quang Phú trải
dài bên bờ biển Nhật Lệ nên thơ.

4.2. Tìm hiểu về khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
4.2.1. Xếp hạng.
- Thuộc khu du lịch sinh thái.
4.2.2. Tìm hiểu về khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng đầu tiên, Bí thư Quân ủy đầu tiên, Tổng Tư lệnh
17


Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên và duy nhất cho đến nay; người Cộng sản
kiên trung, mẫu mực, một thiên tài quân sự đã hiến trọn đời mình cho sự nghiệp
cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc, đã từ trần hồi 18 giờ 09 phút, ngày 04
tháng 10 năm 2013 (tức ngày 30 tháng 8 năm Quý Tỵ), tại Bệnh viện Trung
ương Quân đội 108; hưởng thọ 103 tuổi.
Nhằm bày tỏ tình cảm yêu mến, kính trọng của tuổi trẻ đối với Đại tướng
Võ Nguyên Giáp, Bác Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911, tại làng An Xá, xã
Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Ông xuất thân trong một gia đình
nho giáo, với cụ thân sinh là ông Võ Quang Khiêm – một nhà nho đức độ, và mẹ
là bà Nguyễn Thị Kiên. Gia đình 7 anh chị em, nhưng người anh cả và chị cả
mất sớm nên còn lại năm, 3 người con gái và 2 người con trai là Võ Nguyên
Giáp và Võ Thuần Nho, sau này là Thứ trưởng Bộ Giáo dục. Gia đình cụ
Nghiêm thuộc diện nghèo trong làng, quanh năm phải vay nợ nặng lãi của các
nhà giàu như nhà Khóa Uy, một Hoa kiều giàu có ở làng Tuy Lộc kề bên. Võ
Nguyên Giáp đã có lần theo mẹ chèo thuyền chở thóc đi trả nợ.
Tuy còn nhỏ tuổi, nhưng những câu chuyện đêm đêm mẹ kể cho cậu nghe
về tướng quân Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương, kêu
gọi các sĩ phu và dân chúng đứng lên chống Pháp bảo vệ non sông, còn cha nói
về phong trào đánh Pháp qua bài vè “Thất thủ kinh đô” đầy cảm động, đã gieo
vào lòng cậu bé những ấn tượng không bao giờ phai mờ, góp phần nuôi dưỡng ý
chí cho sự nghiệp cách mạng sau này.

Cha ông là một nhà Nho nên dạy dỗ con cái rất nghiêm cẩn trong sinh
hoạt gia đình và học hành, giữ gìn nề nếp gia phong của đạo Khổng. Võ Nguyên
Giáp học chữ Nho không nhiều nhưng những đạo lý học được trong các sách
của Thánh hiền Nho gia, đặc biệt là Ấu học tân thư, đã có ảnh hưởng sâu sắc
trong cả cuộc đời ông.
Quần thể danh thắng này gắn liền với rất nhiều truyền thuyết dân gian,
như việc người dân vùng này không dám chặt cây chò trắng, vì đây là loại cây
tương truyền được long vương dùng xây thủy cung dưới biển. Mà long vương
từng nổi sóng lớn giúp dân nhấn chìm chiến thuyền của quân Chiêm khi đến
18


quấy phá dân làng thời Đại Việt. Dân gian còn truyền miệng chuyện năm vua Lê
Thánh Tông xuất thủy quân đánh Chiêm Thành, đã dừng lại nơi đây lập đàn xin
thần linh phù hộ thắng giặc và chúng sinh an lành. Sau đại thắng, vua lại trở về
lập đàn cáo cùng trời đất tại đây.
Nằm dưới chân dãy Hoành Sơn, thuộc thôn Thọ Sơn, huyện Quảng
Trạch, tỉnh Quảng Bình, cách Đèo Ngang (ranh giới giữa hai tỉnh Quảng Bình
và Hà Tĩnh) khoảng 6km về hướng Đông Nam, cách Quốc Lộ 1A khoảng 3km
(có bảng hướng dẫn rẽ vào), là Vũng Chùa - Đảo Yến. Nơi đây có địa thế cong
hình cánh quạt, được bao bọc bởi ba đảo: Hòn La, Hòn Gió, Hòn Nồm (hay còn
gọi là Đảo Yến).
Vũng Chùa - Đảo Yến nằm cách Đèo Ngang (ranh giới giữa 2 tỉnh Quảng
Bình và Hà Tĩnh) khoảng 7 km. Người dân địa phương từ lâu vẫn gọi đây là thế
đất rồng cuộn hổ ngồi, nơi dãy Hoành Sơn đâm từ dãy Trường Sơn ra biển lớn.
Địa điểm an táng Đại tướng là lưng chừng triền núi phía Nam mũi Rồng, cách
ngọn mũi Rồng khoảng 1km. Theo anh Phan Ngọc Trang - một người dân địa
phương, trong khuôn viên được chọn an táng Đại tướng đã xây dựng các tháp
thiết kế như kiểu tháp chuông ở các khu tưởng niệm, có một quả chuông bằng
đồng, một căn nhà kiểu văn phòng, rộng chừng 50m2 xây lên từ vài năm trước.

Bên trong hàng rào là vài con đường đất sỏi và từ trước tới nay chưa có hoạt
động gì, nên người dân địa phương không biết để làm gì. Đường từ Quốc lộ 1
vào địa điểm này hiện là đang được tích cực thi công và sẽ hoàn thành trước
ngày 12-10-2013.
Nơi an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp nằm ở độ cao 110m lưng núi
Vũng Chùa. Huyệt đất quay về hướng Nam. Về phía Bắc núi Vũng Chùa dựa
vào dãy núi lớn cao trên 700m. Phía Tây, núi Sú kéo dài như một tay ngai, cao
136m, phía đông, như con hổ lớn ở vị trí Bạch Hổ, dãy Mũi Rồng như một cánh
tay dài như một con rồng lớn chạy ra biển ở vị trí Thanh Long. Từ trên huyệt mộ
nhìn xuống sẽ thấu cả một vùng biển rộng, có dòng hải lưu chảy từ hướng Tây
sang phía Mũi Rồng. Qua khoảng biển rộng khoảng 400m là đảo Yến, gồm hai
ngọn như chiếc bình phong chắn gió ở vị trí Chu Tước.
19


Nhằm tôn tạo cảnh quan khu mộ Đại tướng, 13.000 cây thông và dừa
Thanh Hóa được trồng phủ xanh núi Thọ Sơn và dọc theo con đường nhựa ven
biển dẫn vào khu mộ. Gần mộ đại tướng có tháp chuông với quả chuông đồng in
bốn chữ lớn “Vũng Chùa Hồng Chung”. Dọc con đường vào viếng mộ Đại
tướng có 103 bậc thang bằng gỗ, 103 cây hoa mai và 103 cây hoa ban Điện Biên
tượng trưng cho 103 tuổi của Đại tướng
Mảnh đất dự kiến để chôn cất Đại tướng có hình vuông, cân đối, hơi
phình như một gò nhỏ, hướng về phía Nam theo câu: “Thánh nhân Nam diện nhi
thính thiên hạ”. Đó chính là thế đất “Yến sào” có chỗ dựa Huyền Vũ là đỉnh cao
trên 400m về phía Bắc.
Nơi chôn cất Đại tướng Võ Nguyên Giáp là huyệt đại cát, ứng vào câu
“tất phát khoa giáp, định rất phát đinh tài lưỡng vượng, phú quý miên trường,
mọi người đều kính phục”. Với những chiến công vì dân vì nước, huyệt mộ đại
cát, Đại tướng sẽ là một thiên tướng trấn giữ phía Đông ngăn trừ mọi ma quỷ âm
mưu xâm lấn làm hại dân Việt, công đức kéo dài vạn vạn năm.

Từ trước năm 2013, Vũng Chùa - Đảo Yến vẫn còn là một địa danh khá
xa lạ, ít người đến, cho đến khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp chọn nơi này làm
nơi yên nghỉ cuối cùng, Vũng Chùa trở thành một trong những điểm đến mơ ước
của nhiều người.
4.2.3. Công tác quản lý của khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
- Ngày 11-9-2015, UBND tỉnh Quảng Bình đã phê duyệt dự án xây dựng
các công trình phụ trợ tại Khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
- Từ trước năm 2013, Vũng Chùa - Đảo Yến vẫn còn là một địa danh khá
xa lạ, ít người đến, cho đến khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp chọn nơi này làm
nơi yên nghỉ cuối cùng, Vũng Chùa trở thành một trong những điểm đến mơ ước
của nhiều người.
- Khu mộ Đại tướng được Tiểu đội 1 thuộc Đội cảnh vệ đồn biên phòng
184 (Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình) thay phiên nhau canh gác 24/24 giờ.
Lực lượng cảnh vệ được chia làm 3 điểm chốt: một điểm tiếp nhận, ghi chép đón
khách; một điểm theo dõi, hướng dẫn khách vào viếng và một điểm hướng dẫn
20


thắp hương tại mộ Đại tướng.
- Ngày càng được nâng cấp, các tuyến đường đang được thi công để thuận
tiện cho du khách đến viếng thăm: tuyến đường xe buyt, bãi đỗ xe,...

21


PHẦN III: ĐÁNH GIÁ, ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ CỦA BẢN THÂN
TRONG CHUYẾN ĐI THỰC TẾ.
1. Nhận xét về chuyến đi thực tế.
1.1. Mục tiêu đã đạt được.
-


Chuyến đi đã cung cấp những tri thức nhằm nâng cao kiến thức thực tế về lĩnh
vực du lịch và đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành Quản lý văn

-

hóa.
Giúp sinh viên có những kỹ năng quan sát đồng thời thông qua chuyến đi, các
sinh viên đều có thêm nhiều kỷ niệm đẹp, có một không gian kết hợp giữa học

-

và vui chơi.
Các thầy cô trong đoàn đều quan tâm, chăm sóc đến các sinh viên. Giải đáp

-

những thắc mắc của sinh viên trong suốt chuyến đi một cách tận tình, chi tiết.
Các địa điểm thăm quan được lựa chọn kỹ lưỡng.
Giúp sinh viên có thể thưởng thức văn hóa ẩm thực của mỗi vùng nơi mà đoàn

-

dừng chân.
Đảm bảo cho sinh viên có nơi lưu trú, nghỉ dưỡng tốt sau những địa điểm thăm

-

quan.
Tại mỗi địa điểm du lịch đều dành thời gian cho các bạn sinh viên mua quà lưu

niệm, nhưng đặc sản nổi tiếng tại các của hàng, khu chợ nổi tiếng.
1.2. Một số vấn đề trong chuyến đi.

-

Do muốn tham quan được nhiều di sản nên thời gian dừng lại tại mỗi điểm dừng
chân đều tương đối gấp gáp, thời gian còn lại cho sinh viên tự do không đủ để
sinh viên có thể thăm quan và thưởng thức hết các đặc sản tại điểm dừng chân

-

đó.
Do điều kiện thời tiết và phải di chuyển nhiều địa điểm nên nhiều sinh viên không
thich ứng kịp dãn đến mệt mỏi, làm giảm khả năng tiếp thu kiến thức.
2. Một số giải pháp chung.
Em mạng dạn xin được đề xuất một số giải pháp của mình dựa trên 2 tiêu chí:

22


2.1. Về phía Nhà trường.
-

Nhà tường cần đổi mới chương trình, phương pháp đào tạo: tăng cường thời

-

lượng thực hành, thực tế; nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên.
Tăng cường liên kết, hợp tác giữa nhà trường với quốc tế hoặc các doanh
nghiệp, tạo điều kiện cho sinh viên cọ xát và trải nghiệm thực tế cũng như mở

rộng cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên sau khi ra trường.
2.2. Về phía các khu du lịch.

-

Hoàn thiện các cơ chế, chính sách phù hợp nhằm thu hút các nhà đầu tư: hỗ trợ

-

chi phí, bảo tồn di tích,...
Xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch: phát triển thương

-

mại, cơ sở hạ tầng đón khách du lịch.
Xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù: các dịch vụ văn hóa, thể thao kết hợp
với hoạt động nghỉ dưỡng, tạo thực phẩm đực biệt phục vụ du lịch ( đặc sản

-

vùng miền).
Đẩy mạng tuyên truyền, quảng bá về khu du lịch: nâng cao thời lượng phát sóng

-

trên truyền hình, tổ chức các hoat động thu hút du khách,...
Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào du lịch: cư dân địa
phương tự quản lý di sản (Hội An),....

23



KẾT LUẬN
Là một sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp, nhằm nâng cao thêm kiến thức thực
tế về lĩnh vực du lịch và đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành
Quản lý văn hóa, chuyến đi này trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết.
Đặc biệt thông qua chuyến đi này, em còn có cơ hội được tiếp xúc với các
bạn sinh viên phân hiệu cơ sở Quảng Nam. Được các bạn nhiệt tình đón tiếp,
được giao lưu văn hóa, được trao đổi kiến thức với nhau. Không nhàm chán mà
rất sôi nổi, không có cảm giác như mình đang đứng trên một mảnh đất xa lạ, bỡ
ngỡ.
Được đi dọc theo dải miền đất miền Trung, được đến những địa điểm nổi
tiếng: Bảo tàng Chăm - Đà Nẵng, Trường Đại học Nội Vụ cơ sở Quảng Nam,
Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng, Hội An - Quảng Nam, chùa Linh Ứng - Đà Nẵng,
Lăng Khải Định - Huế, Đại Nội kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ - Huế, Thành
cổ Quảng Trị, Khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Quảng Bình hay tại các khu
chợ Hàn,...
Em mong các chuyến đi thực tế ngày càng được mở rộng, quy mô hơn
nữa. Em mong trong quãng thời gian còn lại ở trường mình có thể được đi đến
nhiều nơi, được trải nghiệm cảm giác hòa mình vào cuộc sống của cư dân nơi
mình đến.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng trong quá trình không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô để bài
báo cáo của em có thể hoàn thiện hơn cũng như từ đó rút ra kinh nghiệm cho lần
làm bài sau.
Em xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu đó!

24



PHỤ LỤC:

Bảo tàng Điêu khắc Chămpa.

Hình tượng thiếu nữ Apsara trong văn hóa Chămpa.

25


×