Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Giải pháp phát triển mô hình bancassurance tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THỊ THẢO HIỀN

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH BANCASSURANCE TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2016


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THỊ THẢO HIỀN

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH BANCASSURANCE TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60340102



Quyết định giao đề tài:

1066/QĐ-ĐHNT ngày 16/11/2015

Quyết định thành lập hội đồng:
Ngày bảo vệ:
Người hướng dẫn khoa học:
TS. TRẦN ĐÌNH CHẤT
Chủ tịch Hội Đồng
Khoa sau đại học

KHÁNH HÒA - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Giải pháp phát triển mô hình
Bancassurance tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh
Khánh Hòa” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố
trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này.
Nha Trang, ngày 03 tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thảo Hiền

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý phòng

ban trường Đại học Nha Trang, nhất là quý thầy, cô khoa Kinh tế và khoa Sau đại học
đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được hoàn thành đề tài. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận
tình của TS. Trần Đình Chất đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài. Qua đây, tôi xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này.
Mặc dù tôi đã cố gắng dành thời gian nghiên cứu, tìm hiểu cơ sở lý luận và thực
tiễn để hoàn thành luận văn nhưng do trình độ kiến thức và thời gian có hạn, những
thiếu sót và khiếm khuyết là không thể tránh khỏi. Kính mong nhận được sự chỉ bảo,
góp ý tận tình của các thầy, cô giáo và các chuyên gia trong lĩnh vực.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp
đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nha Trang, ngày 03 tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thảo Hiền

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................x
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................................xi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ........................................................................................... xii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN BANCASSURANCE TẠI NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI.................................................................................................6
1.1. Tổng quan về Bancassurance ...................................................................................6
1.1.1. Khái niệm Bancassurance......................................................................................6
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Bancassurance.............................................7
1.1.3. Các mô hình Bancassurance ..................................................................................8
1.1.4. Các sản phẩm Bancassurance ..............................................................................12
1.1.5. Lợi ích của mô hình Bancassurance ....................................................................13
1.2. Phát triển mô hình Bancassurance tại các Ngân hàng thương mại ........................16
1.2.1. Khái niệm sự phát triển mô hình Bancassurance
 ..............................................16
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của mô hình Bancassurance tại ngân hàng
thương mại.....................................................................................................................17
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển mô hình Bancassurance tại ngân hàng
thương mại.....................................................................................................................20
1.3. Kinh nghiệm phát triển mô hình Bancassurrance của một số ngân hàng ..............26
1.3.1. Kinh nghiệm của một số ngân hàng trên thế giới................................................26
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ....................................................................29
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ................................................................................................30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH BANCASSURANCE TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH
KHÁNH HÒA ..................................................................................................................31
2.1. Giới thiệu Agribank – chi nhánh Khánh Hòa.........................................................31
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ..........................................................................31

v


2.1.2. Cơ cấu tổ chức .....................................................................................................32
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Khánh Hòa...................................33
2.2. Thực trạng phát triển mô hình Bancassurance tại Agribank Khánh Hòa...............34
2.2.1. Mô hình Bancassurance đang triển khai..............................................................34

2.2.2. Phân tích tình hình phát triển Bancassurance tại Agribank Khánh Hòa .............39
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển mô hình Bancassurance tại Agribank –
Chi nhánh Khánh Hòa ...................................................................................................53
2.3. Đánh giá về sự phát triển mô hình Bancassurance tại Agribank Khánh Hòa ........65
2.3.1. Những kết quả đạt được ......................................................................................65
2.3.2. Những tồn tại cần khắc phục ...............................................................................66
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại...........................................................................67
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................68
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH BANCASSURANCE TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM –
CHI NHÁNH KHÁNH HÒA .....................................................................................69
3.1. Giải pháp phát triển Bancassurance của Agribank – chi nhánh Khánh Hòa..........69
3.1.1. Định hướng phát triển mô hình Bancassurance ..................................................69
3.1.2. Hàm ý giải pháp phát triển mô hình Bancassurance tại Agribank Khánh Hòa...69
3.2. Giải pháp tổng thể ..................................................................................................70
3.2.1. Giải pháp tổng thể về chiến lược của mô hình Bancassurance ...........................70
3.2.2. Giải pháp từ phía Agribank .................................................................................79
3.2.3. Giải pháp từ phía công ty ABIC Khánh Hòa ......................................................84
3.3. Một số kiến nghị nhằm phát triển mô hình Bancassurance tại ngân hàng thương mại .... 90
3.3.1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước ......................................................90
3.3.2. Kiến nghị đối với NHNN&PTNT Việt Nam ......................................................92
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................................93
KẾT LUẬN ...................................................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................96

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ABIC


: Công ty Cổ phần Bảo hiểm NHNN&PTNT Việt Nam

ACB

: Ngân hàng TMCP Á Châu

Agribank

: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

ATM

: Máy rút tiền tự động (Automated Teller Machine)

BATD

: Bảo an tín dụng

BH

: Bảo hiểm

BIC

: Tổng công ty CP Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển VN

BIDV

: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam


BHNT

: Bảo hiểm Nhân thọ

BHPNT

: Bảo hiểm Phi nhân thọ

CLDV

: Chất lượng dịch vụ

CNTT

: Công nghệ thông tin

CTBH

: Công ty bảo hiểm

DNBH

: Doanh nghiệp bảo hiểm

DT

: Doanh thu

EXIMBANK


: Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

GDP

: Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product)

HĐBH

: Hợp đồng bảo hiểm

HH

: Hoa hồng

HSBC

: Tập đoàn Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải
(Hongkong and Shanghai Banking Corporation)

LNTT

: Lợi nhuận trước thuế

MIC

: Tổng công ty Cổ Phần Bảo Hiểm Quân đội

NHNN


: Ngân hàng Nhà nước

vii


NHNN&PTNT

: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

NHTM

: Ngân hàng thương mại

NHTMCP

: Ngân hàng thương mại cổ phần

POS

: Máy chấp nhận thẻ

PTI

: Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện

Sacombank

: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

SMS


: Dịch vụ tin nhắn ngắn (Short Message Services)

SPDV

: Sản phẩm dịch vụ

TCTD

: Tổ chức tín dụng

Techcombank

: Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

TGĐ

: Tổng giám đốc

UBND

: Uỷ Ban Nhân Dân

VAMC

: Công ty TNHH MTV Quản lý Tài sản của các Tổ chức tín dụng
Việt Nam (Viet Nam Asset Management Company)

Vietcombank


: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Vietinbank

: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

WTO

: Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các sản phẩm kết hợp ...................................................................................13
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Khánh Hòa (2013 – 2015) ...........33
Bảng 2.2. Các sản phẩm Bancassurance đang được triển khai tại Agribank – chi nhánh
Khánh Hòa .....................................................................................................................41
Bảng 2.3. Doanh thu Bancassurance tại Agribank Khánh Hòa (2013 – 2015).............44
Bảng 2.4. Tốc độ tăng trưởng doanh thu Bancassurance (2013 – 2015) ......................45
Bảng 2.5. Hoa hồng Bancassurance (2013 – 20115) ....................................................47
Bảng 2.6. Tỷ suất lợi nhuận Bancassurance giai đoạn 2013 – 2015 .............................48
Bảng 2.7. Số lượng khách hàng Bancassurance (2013 – 2015) ....................................48
Bảng 2.8. Tiềm năng sản phẩm Bảo An tín dụng..........................................................49
Bảng 2.9. Phân loại khoản vay với sản phẩm Bảo an tín dụng .....................................50
Bảng 2.10. Thị phần Bancassurance của các NHTM NN tại Khánh Hòa.....................50
Bảng 2.11. Tỷ trọng sử dụng dịch vụ Bancassurance ...................................................51
Bảng 2.12. Số lượng chi nhánh, PGD Bancassurance ..................................................52
Bảng 3.1. Nhóm các sản phẩm Bancassurance .............................................................74


ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mô hình thỏa thuận phân phối.........................................................................8
Hình 1.2. Mô hình liên kết chiến lược.............................................................................9
Hình 1.3. Mô hình liên doanh..........................................................................................9
Hình 1.4. Mô hình Tập đoàn tài chính sở hữu cả Ngân hàng và Bảo hiểm ..................10
Hình 1.5. Mô hình công ty mẹ – công ty con ................................................................11
Hình 1.6. Mức độ kết hợp của các mô hình Bancassurance..........................................11
Hình 1.7. Lợi ích của Ngân hàng khi tham gia Bancassurance.....................................14
Hình 1.8. Bancassurance với khách hàng......................................................................15
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại Agribank – Chi nhánh Khánh Hòa.........................32
Hình 2.2. Mô hình Bancassurance của Agribank (ABIC).............................................35
Hình 2.3. Mô hình kênh phân phối tổng đại lý Bancassurance tại Agribank................38
Hình 3.1. Sự phối hợp giữa nhân viên AGRIBANK và nhân viên ABIC trong mô hình
Tổng Đại lý Bancassurance ...........................................................................................71
Hình 3.2. Quy trình tác nghiệp phân phối sản phẩm của mô hình Bancassurance .......76

x


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Doanh thu Bancassurance tại Agribank Khánh Hòa (2013 – 2015).........44
Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng doanh thu Bancassurance ...........................................................46
Biểu đồ 2.3. Tốc độ tăng trưởng doanh thu Bancassurance ..........................................46
Biểu đồ 2.4. Hoa hồng Bancassurance (2013 – 2015) ..................................................47
Biểu đồ 2.5. Số lượng khách hàng Bancassurance (2013 – 2015) ................................48
Biểu đồ 2.6. Doanh thu Bancassurance của các NHTM NN tại Khánh Hòa ................50
Biểu đồ 2.7. Tỷ trọng sử dụng dịch vụ Bancassurance .................................................51

Biểu đồ 2.8. Số lượng chi nhánh và PGD tính đến 31/12/2015 ....................................52

xi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Chủ đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu
Thực trạng hiện nay của các ngân hàng, nguồn thu chủ yếu đến từ hoạt động tín
dụng. Tuy nhiên, những năm gần dây do tình hình kinh tế khó khăn, hoạt động này đã
đang gặp không ít những vấn đề như nợ xấu, tăng trưởng tín dụng giảm dẫn đến nguồn
thu của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Chính vì vậy, các ngân hàng tăng
cường nguồn thu từ dịch vụ thông qua việc tham gia các hoạt động bán chéo sản phẩm.
Một trong số đó là sự liên kết của ngân hàng với các công ty bảo hiểm để cung cấp các
sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng của mình, gọi là Bancassurance.
Phát triển mô hình Bancassurance được xem là một trong những giải pháp để
tăng nguồn thu từ dịch vụ của các ngân hàng. Không nằm ngoài xu hướng phát triển
chung này, Agribank Khánh Hòa cũng cần tìm nguồn thu tiềm năng khác cho mình. Vì
vậy, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp phát triển mô hình Bancassurance tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – chi nhánh Khánh Hòa”.
Nhằm đánh giá đúng thực trạng về sự phát triển của mô hình Bancassurance tại
Agribank Khánh Hòa, đề tài tập trung phân tích thực trạng phát triển và phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của mô hình Bancassurance của Agribank Khánh Hòa.
Từ đó, hàm ý đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hơn nữa mô hình Bancassurance tại
Agribank Khánh Hòa.
2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp định tính: phân tích, so sánh, tổng hợp để có các
nhìn tổng quan về sự phát triển của mô hình Bancassurance tại Agribank – chi nhánh
Khánh Hòa. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng phương pháp định lượng thông qua điều
tra khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển Bancassurance tại Agribank
Khánh Hòa. Việc khảo sát được thực hiện nhằm tổng hợp và phân tích những ý kiến

của các cán bộ Agribank Khánh Hòa trực tiếp tham gia tư vấn và bán sản phẩm bảo
hiểm cho khách hàng. Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS qua các phân tích:
Kiểm tra độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố, phân tích hồi quy về các nhân tố
chính ảnh hưởng đến sự phát triển của mô hình Bancassurance tại Agribank – Chi
nhánh Khánh Hòa.

xii


3. Các kết quả nghiên cứu đã đạt được
Điểm đóng góp nổi bật của luận văn là phân tích mô hình Bancassurance dựa
trên quan điểm của ngân hàng chứ không phải quan điểm của công ty bảo hiểm như
những nghiên cứu trước. Qua đó làm rõ hơn vai trò của Bancassurance trong hoạt
động ngân hàng thông qua việc Khái quát thực trạng quá trình triển khai mô hình
Bancassurance; Phân tích và chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của mô
hình Bancassurance tại Agribank Khánh Hòa. Trên cơ sở đó, luận văn đã đưa ra những
giải pháp cụ thể để phát triển Bancassurance trở thành một trong những hoạt động chủ
lực mang lại lợi nhuận cho Agribank Khánh Hòa trong lương lai.
4. Kết luận và khuyến nghị
Bancassurance là một hoạt động mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng và công ty
bảo hiểm, hứa hẹn sẽ mang lại những nguồn lợi nhuận lớn, cùng với sự phát triển kinh
tế xã hội. Tuy nhiên, so với nhiều nước trên thế giới cũng như trong khu vực thì sự
phát triển Bancassurance của Việt Nam vẫn chỉ mới ở giai đoạn đầu. Thực tế tại Việt
Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng, Bancassurance còn rất nhiều tiềm năng, các
hình thức kết hợp giữa NHTM và DNBH ở nước ta còn rất hạn chế, doanh thu khai
thác chưa tương xứng với tiềm lực vốn có. Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng
Bancassurace tại Agribank Khánh Hòa, giúp cho các nhà cung cấp dịch vụ này có
được cái nhìn toàn diện hơn, hi vọng góp phần đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển của mô
hình Bancassurance trong thời gian tới.
Để mô hình Bancassurance phát triển, cả hai ngành Bảo hiểm và Ngân hàng cần

sớm nhận thức về Bancassurance để có thể đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của
mình với những giải pháp cụ thể như phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao.
Đồng thời, nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm trên thị trường, nghiên cứu xây dựng
các sản phẩm bảo hiểm, sản phẩm tài chính và sản phẩm bảo hiểm tài chính kết hợp
phù hợp với nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Ngân hàng cũng cần rà soát,
cải tiến thủ tục bồi thường để tạo thuận lợi cho khách hàng đồng thời đảm bảo tuân thủ
chặt chẽ các quy định của nhà nước và hạn chế đến mức thấp nhất khả năng trục lợi
bảo hiểm.
5. Từ khóa: “Phát triển mô hình Bancassurance”

xiii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế giới đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển của nền kinh tế tri
thức gắn liền với cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã tạo ra một khối lượng hàng
hóa và dịch vụ khổng lồ. Ngày nay tính chất cạnh tranh của kinh tế thị trường không
còn gay gắt như trước kia, nền kinh tế chuyển sang xu thế hợp tác để cùng tồn tại và
phát triển. Hợp tác để tăng lợi nhuận, giảm rủi ro cho tất cả các bên bằng nhiều cách
như đa dạng hóa sản phẩm hay tạo ra những sản phẩm tiện ích nhất cho khách hàng.
Không nằm ngoài xu thế này, việc hợp tác trên thị trường tài chính cũng diễn ra mạnh
mẽ. Một loại hình hợp tác đang được phát triển một cách rầm rộ giữa một bên là các
NHTM và một bên là các DNBH để cho ra đời một loại hình kinh doanh mới được gọi
là Bancassurance. Ở các nước phát triển, loại hình này không còn mới mẻ nhưng ở
Việt Nam đây là mô hình còn ở dạng tiềm năng và hứa hẹn sẽ mang lại nhiều bước
tiến vượt bậc.
Với Agribank, tuy chỉ mới chỉ khai thác được 30% thị trường khách hàng của
mình, nhưng trên cơ sở kết quả đạt được, Agribank đặt mục tiêu trở thành mô hình
Bancassurance số một Việt Nam. Kế hoạch phấn đấu đến năm 2020 khai thác được

80% thị trường tiềm năng của Agribank, với hầu hết các chi nhánh Agribanktrở thành
đại lý hoạt động thường xuyên và chuyên nghiệp; bên cạnh đó có thể thiết kế được
nhiều sản phẩm đặc thù, tích hợp với sản phẩm ngân hàng để cung cấp cho khu vực
nông nghiệp, nông thôn.
Trên cơ sở đó, qua hơn 8 năm triển khai kênh Bancassurance, Agribank Khánh
Hòa đã gặt hái được những thành công nhất định nhưng vẫn chưa thật sự khai thác hết
tiềm năng của kênh này. Không có nhiều sản phẩm chủ lực ngoài “Bảo an tín dụng”,
các sản phẩm hỗn hợp vẫn còn thiếu và chưa đa dạng trong việc đáp ứng nhu cầu của
khách hàng. Việc tìm hiểu nhu cầu và ý kiến đóng góp từ khách hàng là hết sức quan
trọng trong việc hoàn thiện và phát triển Bancassurance tại ngân hàng. Vì vậy, với
tiềm năng và lợi íchtừ Bancassurance mang lại cùng với mục đích phát triển mô hình
này tại Agribank Khánh Hòa, tác giả đã chọn đề tài: “Giải pháp phát triển mô hình
Bancassurance tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh
Khánh Hòa” cho luận văn thạc sĩ của mình.
1


2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích, đánh giá thực trạng mô hình Bancassurance tại Agribank Khánh Hòa,
từ đó đề ra các giải pháp nhằm phát triển mô hình này.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá thực trạng mô hình Bancassurance tại Agribank Khánh Hòa.
Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển mô hình Bancassurance tại
Agribank – chi nhánh Khánh Hòa.
Hàm ý các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển mô hình Bancassurance tại
Agribank – chi nhánh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Mô hình Bancassurance tại Agribank – chi nhánh Khánh Hòa

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của mô hình Bancassurance tại Agribank
– chi nhánh Khánh Hòa.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Mô hình Bancassurance tại Agribank Khánh Hòa.
3.3. Thời gian nghiên cứu: từ năm 2013 đến năm 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp định tính
Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu, so sánh và đánh giá.
5. Tình hình nghiên cứu
5.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài như cho thấy cái nhìn tổng quan về
Bancassurance tại các thị trường bảo hiểm khác nhau trên thế giới. Các vấn đề liên
quan đến mô hình Bancassurance của các Ngân hàng và các Tập đoàn tài chính, vấn đề
phát triển sản phẩm Bancassurance tại các quốc gia, việc lựa chọn đối tác và thị trường
mục tiêu của Bancassurance, vấn đề phát triển kênh phân phối hiệu quả và những lợi
ích thu được từ việc phát triển mô hình này.

2


Steven I Davis (2007), Bancassurance: The Lessons of Global Experience in
Banking and Insurance Collaboration. Rút ra những kinh nghiệm và những bài học từ
những tập đoàn tài chính – ngân hàng lớn trên thế giới, từ Châu Âu, Châu Mỹ cũng
như các khu vực mới nổi ở Châu Á.
Mark Teunissen (2008), Bancassurance: Tapping into the Banking Strength. Tác
giả đề cập đến Bancassurance như tất yếu của sự phát triển trong lĩnh vực tài chính
ngân hàng, tuy mỗi nơi trên thế giới là khác nhau nhưng thực tế là nó đang mang lại
nhiều lợi ích và dự kiến tăng trưởng trong tương lai.
Franco Fiordelisi and Ornella Ricci (2011), Bancassurance in Europe. Nghiên
cứu trên cho thấy Bancassurance phát triển mạnh mẽ và rộng khắp ở Châu Âu từ rất
sớm trong đó yếu tố môi trường pháp lý là đặc biệt quan trọng trong việc mở rộng hệ
thống và là nhân tố ảnh hưởng đến mô hình Bancassurance tại quốc gia cụ thể.

Zhian Chen, Jianzhong Tan (2011), Does bancassurance add value for banks? –
Evidence from mergers and acquisitions between European banks and insurance
companies. Nghiên cứu toàn diện đầu tiên về rủi ro và lợi ích về sự kết hợp Ngân hàng
– Bảo hiểm thông qua M&A tại thị trường tài chính Châu Âu. Rủi ro là không thể
tránh khỏi nhưng Bancassurance chính là kênh mang lại nhiều lợi ích cho cả ngân
hàng và bảo hiểm.
Joji Rajan (2013), Bancassurance: A Comparative Study on Customer
Satisfaction Towards Public and Private Sector Banks in Pathanamthitta DistrictKerala. Nghiên cứu so sánh mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ
Bancassurance giữa các ngân hàng khu vực công và tư nhân ở Ấn Độ.
5.2. Các nghiên cứu trong nước
Các nghiên cứu đề cập đến các lý thuyết chung về Bancasurance liên quan đến
mô hình, sản phẩm, kênh phân phối. Các nghiên cứu đều đưa ra các khái niệm chung
về Bancasurance nhưng chưa nghiên cứu nào tổng kết lại hay xây dựng được một khái
niệm thống nhất về Bancasurance.
Đỗ Minh Hoàng (2009), Áp dụng mô hình Bancasurance vào Agribank. Tác giả
đề cập một phần đến việc phát triển hệ thống phân phối sản phẩm tại ABIC nhưng
chưa đề cập chi tiết đến sản phẩm và đặc thù của sản phẩm bảo hiểm vi mô. Các đề
xuất trong đề tài cũng chỉ dừng lại ở định hướng phát triển kênh phân phối chứ chưa
đưa ra phương án cụ thể.
3


Nguyễn Thị Tường Vy (2012), Phát triển dịch vụ Bancassurrance tại NHTMCP
Kỹ Thương Đà Nẵng. Nghiên cứu này nói đến việc phát triển dịch vụ Bancassuracne
trong bối cảnh toàn thị trường Việt Nam và thế giới nhưng lại chưa hoàn toàn tập trung
vào đối tượng cụ thể là phát triển dịch vụ Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Kỹ
thương Đà Nẵng.
Trần Thị Tường Vân (2013), Phát triển Bancassurance tại Ngân hàng thương
mại cổ phần ngoại thương Việt Nam. Tác giả đã phân tích thực trạng và đề ra các giải
pháp cụ thể nhằm phát triển các sản phẩm Bancassurance tại Vietcombank tuy nhiên

những giải pháp chỉ mang tính chung chung.
Lê Thị Hương Giang (2014), Phát triển dịch vụ Bancassurance tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Đề tài đưa ra cái nhìn tổng quan về
Bancassurance tại Việt Nam, nhưng lại không tập trung khai thác đối tượng chính là
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Dù tác giả nêu được thực trạng phát
triển Bancassurance và giải pháp phát triển dịch vụ nhưng chủ yếu vẫn là các vấn đề ở
tầm quốc gia chứ chưa tập trung hoàn toàn vào BIDV.
Nguyễn Hồng Hạnh (2015), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử
dụng dịch vụ bảo hiểm liên kết ngân hàng (Bancassurance) của khách hàng cá nhân
tại Tp. Hồ Chí Minh. Đề tài đã tổng kết cơ sở lý thuyết về Bancassurance, đánh giá sự
khác biệt về ý định sử dụng dịch vụ bảo hiểm liên kết ngân hàng của khách hàng cá
nhân tại TP. HCM với các nhóm giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn và nghề nghiệp.
Nhìn chung hầu hết các đề tài hoặc tập trung vào nghiên cứu mô hình Bancassurance
của một ngân hàng đơn lẻ chứ không có cái nhìn toàn diện về Bancasurance chung của
toàn bộ thị trường. Hoặc có nghiên cứu thì mới dừng ở việc đánh giá thực tế triển khai
bảo hiểm tín dụng tại ngân hàng nhưng không có các đánh giá về tiềm năng phát triển
của thị trường cũng như các công tác liên quan như hoạt động phát triển kênh phân
phối, phát triển sản phẩm.
6. Ý nghĩa của luận văn
6.1. Về mặt lý luận
Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về Bancassurance và các mô hình Bancassurance
tại Ngân hàng thương mại.
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của mô hình Bancassurance
tại Ngân hàng thương mại.
4


6.2. Về mặt thực tiễn
Khái quát thực trạng quá trình triển khai mô hình Bancassurance tại Agribank
Khánh Hòa thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Phân tích và chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của mô hình
Bancassurance tại Agribank Khánh Hòa.
Đa dạng hóa các sản phẩm ngân hàng thông qua việc phát triển mô hình
Bancassurance tại Agribank Khánh Hòa. Qua đó, từng bước củng cố và hoàn thiện mô
hình nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, bảng biểu, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn
được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về phát triển Bancassurance tại Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng phát triển Bancassurance tại Agribank – chi nhánh Khánh Hòa.
Chương 3: Hàm ý giải pháp phát triển mô hình Bancassurance tại Agribank – chi
nhánh Khánh Hòa.

5


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN BANCASSURANCE TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về Bancassurance
1.1.1. Khái niệm Bancassurance
Bancassurance (Banc + Assurance) là một thuật ngữ tiếng Pháp dùng để chỉ việc
bán sản phẩm bảo hiểm thông qua mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch của ngân
hàng. Tuy nhiên do sự khác nhau về môi trường kinh tế xã hội, mức độ phát triển dịch
vụ, mức độ liên kết, khung pháp lý và tập quán thương mại cũng như thói quen tiêu
dùng dẫn đến những khác biệt trong việc tiếp nhận và hiểu biết về Bancassurance, theo
đó cũng có nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau về Bancassurance như sau:
Theo Swiss RE (1992), Bancassurance có thể được mô tả như là một chiến lược
mà các ngân hàng hay công ty bảo hiểm sử dụng với mục tiêu hoạt động hợp nhất dịch
vụ ở mức độ nhất định trên thị trường tài chính.
Munich Re (2001) – một trong năm công ty tái bảo hiểm hàng đầu thế giới:

Bancassurance là việc phân phối các dịch vụ và sản phẩm ngân hàng và bảo hiểm
thông qua một kênh phân phối chung đến cùng một cơ sở khách hàng.
Theo Swiss Re (2007) – một trong những doanh nghiệp tái Bảo hiểm lớn nhất thế
giới: Bancassurance là một chiến lược của các ngân hàng và các DNBH nhằm khai
thác với phương thức ít nhiều tích hợp thị trường các dịch vụ tài chính. Khái niệm này
được Swiss Re và tác giả đưa ra dưới góc độ nghiên cứu về chiến lược kinh doanh.
Bancassurance là một hệ thống trong đó ngân hàng làm đại lý bán hàng cho công
ty bảo hiểm (cả bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ) nhằm kiếm một khoản thu nhập
khác ngoài lãi suất. (Shah H. A., Salim M., 2011)
Bancassurance là quá trình sử dụng các mối quan hệ khách hàng của một ngân
hàng để bán các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ (BHNT) và bảo hiểm phi nhân thọ
(BHPNT) và nó đang nổi lên như một kênh hiệu quả để phát triển hoạt động bảo hiểm.
(World Bank, 2012).
Từ các định nghĩa trên, có thể hiểu một cách đơn giản nhất Bancassurance là việc
các Ngân hàng tham gia cung cấp các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng của mình.
Việc tham gia của ngân hàng được phân theo nhiều cấp độ khác nhau tùy thuộc vào
hình thức Bancassurance.
6


1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Bancassurance
Đầu những năm 1970 tại Pháp, Ngân hàng Crédit Lyonnais mua lại Tập đoàn
Médicales de France và thành lập Công ty bảo hiểm nhân thọ Assurances du Crédit
Mutuel (ACM) và Công ty bảo hiểm hỗn hợp (bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ) Vie
et IARD. Năm 1974, ACM và Vie et IARD chính thức đi vào hoạt động, tự bảo hiểm
cho các khoản nợ tín dụng từ khách hàng của mình. Sự thành lập của hai tổ chức này
được xem là tiền thân của Bancassurance mà cho đến 15 năm sau đó mới thực sự bùng
nổ và phát triển. Năm 1993, Crédit Lyonnais ký thỏa thuận với Union des Assurances
Fédérales độc quyền bán sản phẩm bảo hiểm nhân thọ qua mạng lưới của mình.
Trong khi đó tại Tây Ban Nha, vào đầu những năm 1980, Ngân hàng Banco De

Bilbao đã mua lại phần lớn cổ phần của EUROSEGUROS SA, một công ty bảo hiểm
và tái bảo hiểm. Ban đầu các ngân hàng chỉ nắm quyền kiểm soát trên phương diện tài
chính vì luật lúc bấy giờ không cho phép các ngân hàng tham gia vào các hoạt động
bảo hiểm. Đến 1991 luật này được bãi bỏ và sau đó các công ty hàng đầu của Tây Ban
Nha về Bancassurance đã kiểm soát 1/3 thị trường bảo hiểm nhân thọ lúc bấy giờ.
Đến lúc này, rất nhiều Ngân hàng và DNBH trên khắp Châu Âu nhanh chóng
bước vào cuộc đua. Tại Bỉ, một trong các tập đoàn bảo hiểm hàng đầu là AG đã liên
kết với Générale de Banque thành lập công ty BHNT Alpha Life vào 1989. Một năm
sau đó lại Hà Lan, AMEV N.V. bắt đầu hợp tác với VSB.
Ở Châu Á, Bancassurance thu hút sự chú ý của các Ngân hàng Hàn Quốc vào
năm 2003. Còn tại Thái Lan, Fortis ký hợp đồng với tập đoàn Muang Thai để cung cấp
các sản phẩm bảo hiểm và nắm giữ 25% cổ phần của Muang Thai sau đó.
Bancassurance cũng dần phát triển ở nhiều nước Châu Á khác như Trung Quốc, Nhật
Bản, Ấn Độ, Singapore, Malaysia,...
Như vậy, Bancassurance chính thức xuất hiện đầu tiên tại Pháp vào những năm
70 của thế kỷ 20, sau đó phát triển mạnh mẽ ở châu Âu (Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan,
Bỉ) và Mỹ. Đến những năm đầu tiên của thế kỷ 21, ở châu Á, Bancassurance cũng đã
hình thành và đang phát triển tại các nước như Malaysia, Singapore, Thái Lan, Hồng
Kông, Trung Quốc... và trở thành kênh phân phối chính cho các sản phẩm bảo hiểm
nhân thọ và ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với việc phân phối các sản phẩm
bảo hiểm phi nhân thọ.
7


1.1.3. Các mô hình Bancassurance
Trong thực tế, chiến lược Bancassurance vô cùng đa dạng nên không có một mô
hình nào xem là tiêu chuẩn hay tốt nhất cho các bên tham gia. Căn cứ vào mức độ hợp
tác giữa Ngân hàng và Bảo hiểm, Bancassurance có bốn hình thức cơ bản sau: Thỏa
thuận phân phối; liên kết chiến lược; liên doanh vàtập đoàn dịch vụ tài chính.
1.1.3.1. Mô hình thỏa thuận phân phối

Đây là hình thức đơn giản và phổ biến nhất, được thực hiện giữa ngân hàng và
bảo hiểm có mối quan hệ hoàn toàn độc lập với nhau, trong đó ngân hàng đóng vai trò
là một kênh phân phối của DNBH. Trong mô hình này, ngân hàng đóng vai trò là đại
lý hoặc bên môi giới của DNBH. Một ngân hàng có thể liên kết với nhiều DNBH, và
ngược lại, một DNBH cũng có thể liên kết với nhiều ngân hàng.
Ngân hàng

Bảo hiểm
1

Bảo hiểm
2

Bảo hiểm

Bảo hiểm
3

Ngân hàng
1

Ngân hàng
2

Ngân hàng
3

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Hình 1.1. Mô hình thỏa thuận phân phối
Ưu điểm: Cả ngân hàng và DNBH chỉ cần đầu tư rất ít, tiết kiệm chi phí quản lý,

chi phí giao dịch, chi phí văn phòng, … do tận dụng mạng lưới và nguồn khách hàng
của nhau. Hình thức này được các ngân hàng áp dụng nhiều với các DNBH do ngân
hàng thường không muốn tập trung quá nhiều các nguồn lực với chi phí cơ hội cao.
Nhược điểm: Ngân hàng và DNBH sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh nếu liên kết
thỏa thuận phân phối sản phẩm giữa đôi bên không đạt hiệu quả. Đồng thời, sản phẩm
của các DNBH với ngân hàng thường trùng lặp với nhau.
1.1.3.2. Liên kết chiến lược
Liên kết chiến lược thực chất là mô hình thỏa phân phối tuy nhiên mức độ kết
hợp của ngân hàng và bảo hiểm cao hơn và chặt chẽ hơn trong việc cung cấp sản
phẩm. Cơ sở khách hàng có thể được chia sẻ giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm.
8


Trong mô hình này, ngân hàng chỉ liên kết với một doanh nghiệp bảo hiểm; Ngân hàng
đầu tư vào công ty bảo hiểm nắm giữ cổ phần tại công ty bảo hiểm để nhận thêm lợi
nhuận từ công ty bảo hiểm ngoài số tiền hoa hồng.

BẢO HIỂM

NGÂN HÀNG

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Hình 1.2. Mô hình liên kết chiến lược
Ưu điểm: Cả ngân hàng và công ty bảo hiểm đều được lợi do sử dụng uy tín,
thương hiệu của nhau, hỗ trợ cho nhau trong việc tìm kiếm khách hàng và tận dụng
nguồn khách hàng tiềm năng hiện có.
Nhược điểm: Hoạt động theo mô hình liên kết, nếu phía công ty bảo hiểm có vấn
đề về thương hiệu, uy tín, quản lý… sẽ ảnh hưởng đến dịch vụ, sản phẩm của ngân
hàng và ngược lại. Ngân hàng cần phải có nguồn vốn đủ lớn để mua một phần hay
toàn bộ công ty bảo hiểm.

1.1.3.3. Mô hình liên doanh
Ngân hàng và công ty bảo hiểm liên doanh thành lập công ty bảo hiểm mới. Theo
đó, ngân hàng và công ty bảo hiểm sẽ cùng sở hữu về sản phẩm và khách hàng, cùng
chia sẻ cơ sở dữ liệu khách hàng. Cấp độ này đòi hỏi phải có sự cam kết mạnh mẽ và
lâu dài từ hai phía về chiến lược phân phối sản phẩm, về cơ sở vật chất,… Đây là hình
thức được các nhà bảo hiểm quốc tế ưa thích do có lợi thế về mức độ cam kết và kiểm
soát hoạt động.

NGÂN HÀNG

CÔNG TY LIÊN
DOANH BẢO HIỂM

BẢOHIỂM

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Hình 1.3. Mô hình liên doanh
Trên thực tế, mô hình liên doanh Bancassurance thường là sự kết hợp giữa các
ngân hàng nội địa và các công ty bảo hiểm lớn trên thế giới để thành lập công ty liên
doanh bảo hiểm mới tại quốc gia đó.
9


Ưu điểm: Mô hình liên doanh giữa một công ty bảo hểm lớn trên thế giới và một
ngân hàng nội địa được coi là khác hoàn hảo. Về yêu cầu kỹ thuật trong bảo hiểm,
phía đối tác bảo hiểm nước ngoài có thể đáp ứng được những yêu cầu khắt khe nhất.
Trong khi đó, ngân hàng trong nước có thế cung cấp cho liên doanh một khối lượng
khách hàng tiềm năng rất lớn qua giao dịch với ngân hàng.
Nhược điểm: Mô hình này đòi hỏi ngân hàng phải bỏ ra một lượng vốn nhất định
trong liên doanh, khó khăn trong việc cân bằng quyền quản lý và đóng góp các nguồn

lực trong dài hạn. Từ đó có thể phát sinh mâu thuẫn khi Ngân hàng và Công ty bảo
hiểm không có sự thống nhất về các khoản đóng góp, quyền lợi và chiến lược phát
triển kinh doanh. Bên cạnh đó, một số sản phẩm của các doanh nghiệp bảo hiểm có
nhiều điểm tương đồng với các sản phẩm của ngân hàng đã tạo ra sự cạnh tranh trực
tiếp với các ngân hàng liên doanh nên nguồn chia sẻ dữ liệu khách hàng sẽ bị hạn chế.
1.1.3.4. Mô hình tập đoàn tài chính – Mô hình sở hữu đơn nhất
Theo mô hình này, Ngân hàng và DNBH cùng nằm trong một tập đoàn tài chính
hoặc sở hữu lẫn nhau. Với mô hình này Ngân hàng có thể sở hữu một DNBH hoặc
DNBH cũng có thể sở hữu một Ngân hàng (mô hình Công ty Mẹ – Công ty Con) hoặc
Tập đoàn tài chính sở hữu cả Ngân hàng và DNBH (Ngân hàng hoặc Bảo hiểm là
Công ty thành viên của Tập đoàn). Ta có thể khái quát mô hình hợp tác giữa Ngân
hàng và Bảo hiểm của Mô hình Sở hữu đơn nhất như sau:
(1) Ngân hàng và Bảo hiểm cùng nằm trong một Tập đoàn tài chính

Tập đoàn
Tài chính

Ngân hàng

Công ty
Bảo hiểm

Công ty
Tài chính

Công ty
Chứng khoán

Khác


(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Hình 1.4. Mô hình Tập đoàn tài chính sở hữu cả Ngân hàng và Bảo hiểm

10


(2) Ngân hàng và Bảo hiểm sở hữu lẫn nhau

NGÂN HÀNG

BẢO HIỂM
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Hình 1.5. Mô hình công ty mẹ – công ty con
Ưu điểm: Nhất quán trong chiến lược kinh doanh của công ty bảo hiểm với
chiến lược kinh doanh chung của tập đoàn, giảm áp lực cạnh tranh trong sản phẩm của
ngân hàng và công ty bảo hiểm đồng thời tăng sự chia sẻ thông tin giữa hai bên, loại
bỏ rủi ro cho các bên nhằm cung cấp đầy đủ và đa dạng các gói sản phẩm dịch vụ tài
chính. Bên cạnh đó, sự đồng nhất trong văn hóa kinh doanh, lợi thế trong việc sử dụng
uy tín, thương hiệu và nguồn lực của cả hai bên là cơ sở vững chắc để thúc đẩy phát
triển tập đoàn.
Nhược điểm: Hiện tượng độc quyền nhóm, tức là khách hàng khi sử dụng dịch vụ
của ngân hàng thường phải sử dụng sản phẩm từ công ty bảo hiểm con. Thương hiệu
của ngân hàng mẹ và công ty bảo hiểm con gắn liền với nhau, do đó chỉ cần một trong
hai bên có thông tin xấu sẽ ảnh hưởng đến cả hai phía. Nguy cơ rò rĩ thông tin tăng lên
khi lượng thông tin khách hàng được chia sẻ nhiều giữa các bên.
Dựa vào mức độ kết hợp giữa Ngân hàng và Bảo hiểm, các chuyên gia đã tổng
hợp các mô hình Bancassurance theo mức độ kết hợp từ thấp đến cao như sau:

Thấp


Thỏa thuận phân
phối

Đơn giản

Công ty liên
doanh

Phức tạp
Sở hữu bởi NH và
(Liên minh chiến lược)
CTBH

Tập đoàn dịch vụ tài
chính

NH thành lập
CTBH hoặc
ngược lại

NH và CTBH
cùng thuộc Tập
đoàn tài chính

(Nguồn: Limra, 2006)
Hình 1.6. Mức độ kết hợp của các mô hình Bancassurance
11

Cao



1.1.4. Các sản phẩm Bancassurance
1.1.4.1. Phân loại theo kỹ thuật bảo hiểm
Bao gồm các sản phẩm bảo hiểm có tính thương mại với hai nhóm sản phẩm cơ
bản đó là sản phẩm Bancassurance nhân thọ và sản phẩm Bancassurance phi nhân thọ.
 Sản phẩm Bancassurance nhân thọ
Các sản phẩm bảo hiểm này bảo hiểm tính mạng hoặc tuổi thọ của con người
nhằm bù đắp cho người được bảo hiểm một khoản tiền khi hết thời hạn bảo hiểm hoặc
khi người được bảo hiểm bị chết hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn. Sản phẩm này
có thể chia thành nhiều loại như: Bảo hiểm trọn đời; Bảo hiểm sinh kỳ; Bảo hiểm tử
kỳ; Bảo hiểm hỗn hợp; Bảo hiểm trả tiền định kỳ; Bảo hiểm liên kết đầu tư; Bảo hiểm
hưu trí…
 Sản phẩm Bancassurance phi nhân thọ
Các sản phẩm bảo hiểm này bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp
vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ. Sản phẩm này có thể chia thành
nhiều loại như: Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại; Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển
đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt và đường hàng không; Bảo hiểm
hàng không; Bảo hiểm xe cơ giới; Bảo hiểm cháy, nổ; Bảo hiểm thân tàu và trách
nhiệm dân sự của chủ tàu; Bảo hiểm trách nhiệm; Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài
chính; Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh; Bảo hiểm nông nghiệp,…
1.1.4.2. Phân loại đặc điểm sản phẩm bảo hiểm
Các sản phẩm Bancassurance được phát triểntheo sự phát triển của xã hội để phù
hợp với các nhu cầu và điều kiện thực tế của thị trường, có thể được phân thành 02
nhóm: sản phẩm truyền thống và sản phẩm tích hợp với sản phẩm ngân hàng.
 Sản phẩm bảo hiểm truyền thống
Đây là những sản phẩm bảo hiểm thông thường của công ty bảo hiểm, được bán
tại ngân hàng thông qua những cam kết hoặc thỏa thuận hợp tác đại lý giữa ngân hàng
và công ty bảo hiểm. Ở đây không có sự kết hợp giữa sản phẩm bảo hiểm và sản phẩm
ngân hàng. Ví dụ: bảo hiểm khách du lịch, bảo hiểm tai nạn cá nhân, bảo hiểm nhà,…


12


×